Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp

Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) là một trong những

bệnh hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng

xấu tới sức khỏe sinh sản, lao động và chất lượng cuộc sống của phụ

nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 50% phụ nữ độ

tuổi sinh đẻ bị VNĐSD, tập trung ở các nước đang phát triển. Tại

Việt Nam, tỉ lệ VNĐSD chiếm tương đối cao, dao động từ 40 – 80%,

theo từng nghiên cứu. Đáng chú ý là tỉ lệ này tăng cao ở vùng nông

thôn như ở vùng nông thôn chiêm trũng Hà Nam (58,39%); vùng

nông thôn đồng bằng Hải Dương (52,0%). Ở nước ta, chương trình

phòng chống bệnh VNĐSD đã được thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả

của chương trình chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn miền

núi, vùng sâu vùng xa. Phụ nữ nông thôn có nguy cơ cao mắc bệnh

VNĐSD do những yếu tố bất lợi về điều kiện vệ sinh, điều kiện lao

động, mức sống, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và kiến thức, thái độ,

thực hành về phòng chống bệnh.

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, đời sống của người dân

ở mức trung bình; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn gặp

nhiều khó khăn. Chính vì thế mà tỉ lệ VNĐSD ở phụ nữ có thể cao.

Nên chăng cần có những giải pháp phòng chống VNĐSD dành cho phụ

nữ nông thôn hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng

bệnh VNĐSD của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền núi tỉnh

Thái Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố nguy cơ nào tác động đến tỉ lệ

bệnh VNĐSD ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ? Giải pháp nào để phòng

chống bệnh VNĐSD cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền

núi Thái Nguyên hiệu quả?

pdf 27 trang dienloan 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
--------------------------------- 
NÔNG THỊ THU TRANG 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
 VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI Ở PHỤ NỮ 
NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN 
VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP 
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế 
Mã số: 62 72 01 64 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA 
THÁI NGUYÊN – 2015 
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH 
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. ĐÀM KHẢI HOÀN 
 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HINH 
Phản biện 1: . .......................................................... 
Phản biện 2: ........................................................... 
Phản biện 3: . .......................................................... 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng 
 chấm Luận án cấp Đại học 
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN 
Vào hồi ......giờ......ngày.....tháng ......năm 2015 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
Thƣ viện Quốc gia 
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên 
Thƣ viện Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) là một trong những 
bệnh hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng 
xấu tới sức khỏe sinh sản, lao động và chất lượng cuộc sống của phụ 
nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 50% phụ nữ độ 
tuổi sinh đẻ bị VNĐSD, tập trung ở các nước đang phát triển. Tại 
Việt Nam, tỉ lệ VNĐSD chiếm tương đối cao, dao động từ 40 – 80%, 
theo từng nghiên cứu. Đáng chú ý là tỉ lệ này tăng cao ở vùng nông 
thôn như ở vùng nông thôn chiêm trũng Hà Nam (58,39%); vùng 
nông thôn đồng bằng Hải Dương (52,0%). Ở nước ta, chương trình 
phòng chống bệnh VNĐSD đã được thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả 
của chương trình chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn miền 
núi, vùng sâu vùng xa. Phụ nữ nông thôn có nguy cơ cao mắc bệnh 
VNĐSD do những yếu tố bất lợi về điều kiện vệ sinh, điều kiện lao 
động, mức sống, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và kiến thức, thái độ, 
thực hành về phòng chống bệnh. 
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, đời sống của người dân 
ở mức trung bình; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn gặp 
nhiều khó khăn. Chính vì thế mà tỉ lệ VNĐSD ở phụ nữ có thể cao. 
Nên chăng cần có những giải pháp phòng chống VNĐSD dành cho phụ 
nữ nông thôn hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng 
bệnh VNĐSD của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền núi tỉnh 
Thái Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố nguy cơ nào tác động đến tỉ lệ 
bệnh VNĐSD ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ? Giải pháp nào để phòng 
chống bệnh VNĐSD cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền 
núi Thái Nguyên hiệu quả? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng 
tôi thực hiện đề tài với các mục tiêu: 
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục 
dưới của phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng tỉnh Thái 
Nguyên năm 2012. 
2 
2. Xác định một số yếu tố viêm nhiễm đường sinh dục dưới của 
phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên. 
3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp phòng chống viêm 
nhiễm đường sinh dục của phụ nữ nông thôn xã Thành Công, huyện 
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp. 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
1) Là nghiên cứu khá toàn diện về bệnh VNĐSD của người 
phụ nữ nông thôn miền núi. Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh là 35,4%; Tỉ 
lệ mắc bệnh cao tập trung vào nhóm phụ nữ lứa tuổi 25 – 34; người 
dân tộc Nùng, Kinh, Tày; phụ nữ làm ruộng; phụ nữ nghèo và ở 
vùng thấp của Thái Nguyên. 
2) Đã xác định được 12 yếu tố nguy cơ của bệnh VNĐSD ở 
người phụ nữ nông thôn miền núi Thái Nguyên đó là: Thực hành 
phòng chống bệnh chưa tốt; Nguồn nước chưa sạch; Kiến thức phòng 
chống bệnh chưa tốt; Không đi khám phụ khoa định kỳ; Nghèo đói; 
Không được tư vấn phòng chống bệnh; Thái độ phòng chống bệnh 
chưa tốt; Nhà tắm không vệ sinh; Phụ nữ làm ruộng; Phụ nữ người 
Kinh; Phụ nữ trình độ học vấn thấp; Gia đình đông con. 
3) Mô hình Huy động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh 
viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn xã Thành Công 
huyện Phổ Yên Thái Nguyên là mô hình dễ xây dựng, thực tiễn và 
được chấp nhận. Hiệu quả mô hình sau 2 năm can thiệp: Ở xã can 
thiệp: tỉ lệ kiến thức tốt tăng thêm 66,0%, thái độ tốt tăng thêm 
28,0%, và thực hành tốt tăng thêm 43,0% (p < 0,05). Tỉ lệ phụ nữ 
được sử dụng nguồn nước và nhà tắm hợp vệ sinh ở xã can thiệp tăng 
thêm 22,5% và 24,0%, theo thứ tự (p < 0,05). Sau can thiệp, tỉ lệ hài 
lòng khi đến khám chữa bệnh và được tư vấn tăng thêm 22,5% và 
43,0%; theo thứ tự, (p < 0,05). Tỉ lệ phụ nữ mắc VNĐSD tại xã can 
thiệp đã giảm xuống còn 12,5% so với trước can thiệp là 35,5% (p < 
0,05). Trong khi ở xã đối chứng, sự thay đổi không đáng kể. 
3 
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án dài 114 trang, bao gồm: Đặt vấn đề 02 trang; Chương 
1. Tổng quan: 26 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: 26 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 35 trang; Chương 4. 
Bàn luận: 22 trang; Kết luận: 02 trang, Khuyến nghị: 01 trang. 
Kết quả luận án được trình bày trong 25 bảng, 12 hình và 05 
hộp thoại. Luận án sử dụng 120 tài liệu tham khảo trong đó có 70 
tiếng Việt và 50 tiếng Anh. 
MỘT SỐ PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục ở phụ nƣ̃ 
1.2.1. VNĐSD ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ trên thế giới. VNĐSD là 
một trong những bệnh hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ trên khắp 
thế giới. Theo WHO, có khoảng 50% phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế 
giới bị VNĐSD, tập trung ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ hiện mắc 
cao nhất tập trung ở các Quốc gia thuộc châu Phi, Nam châu Á; tỉ lệ 
bệnh ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ thấp nhất. 
1.2.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi 
sinh đẻ tại Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu ở Việt Nam cho tỉ 
lệ VNĐSD dao động từ 40% đến 80% tùy vùng, điều đó chứng minh 
rằng cần có những tác động tích cực hơn để làm giảm tỉ lệ VNĐSD. 
Bên cạnh đó, những nghiên cứu mang tính chuyên biệt hay đặc thù 
cho phụ nữ nông thôn miền núi còn ít được đề cập tới. 
1.3. Một số yếu tố nguy cơ viêm nhiễm đƣờng sinh dục ở phụ nữ 
1.3.1. Hành vi sức khỏe người phụ nữ. Nghiên cứu của Zhang X. J. 
và cộng sự (cs) (2009) cho thấy hành vi vệ sinh bộ phận sinh dục 
trước khi quan hệ tình dục với chồng có liên quan với bệnh VNĐSD 
(OR= 1,021; 95% CI: 1,005 - 1,037), tương tự với một số nghiên cứu 
khác Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy yếu tố nguy cơ 
4 
của VNĐSD chủ yếu là do tập quán, thói quen vệ sinh sinh dục, vệ 
sinh phụ nữ không hợp lý, sự hiểu biết về bệnh VNĐSD còn hạn chế: 
nghiên cứu của Lâm Đức Tâm (2011), của Cấn Thị Hải Hà (2014)... 
1.3.2. Yếu tố môi trường và xã hội . Các điều kiện đảm bảo cho vệ 
sinh như nước sạch, nhà tắm, có liên quan đến VNĐSD. Nghiên cứu 
của Zhang X. J. và cs (2009), Jespers và cs (2014) đều cho thấy yếu 
tố nguy cơ này. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và 
Võ Văn Thắng (2009), nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa (2009), của 
Phạm Thu Xanh (2014) đều cho rằng sử dụng nguồn nước không hợp 
vệ sinh hoặc không có nhà tắm riêng, vệ sinh có nguy cơ mắc 
VNĐSD. 
1.3.3. Yếu tố về hệ thống y tế. Nghiên cứu ở 7 vùng sinh thái khác 
nhau trên cả nước cho thấy việc tư vấn các bệnh VNĐSD được thực 
hiện tại 14/24 cơ sở y tế nhưng chỉ có 10/14 cơ sở y tế có khả năng 
chẩn đoán và điều trị bệnh VNĐSD. Dịch vụ kế hoạch hóa gia 
đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) không tổ chức thường 
xuyên tại trạm y tế xã mà tổ chức theo chiến dịch; cũng là yếu tố ảnh 
hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ tại cộng đồng. 
1.3.4. Yếu tố nhân khẩu học và một số yếu tố khác. Bao gồm các 
yếu tố nhân khẩu học như tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn; và 
các yếu tố về sản khoa như số lần sinh, hay tiền sử nạo hút, tiền sử 
mắc các bệnh VNĐSDD... đều có liên quan chặt chẽ với VNĐSD 
1.4. Mô hình phòng chống viêm nhiễm đƣờng sinh dục 
1.4.1. Một số mô hình phòng chống VNĐSD trên thế giới 
1) Nghiên cứu của Aggarwal A. K. và cs (2004) tiến hành 
truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tại cộng đồng về phòng 
chống VNĐSD và HIV/AIDS đã nâng cao kiến thức và sự tiếp cận 
dịch vụ y tế rõ rệt sau can thiệp. 
2) Nghiên cứu của Esere M. O. (2008) bằng cách TTGDSK về 
sức khỏe sinh sản tại trường học đã nâng cao kiến thức, thái độ và cải 
thiện hành vi nguy cơ trong nhóm can thiệp rõ rệt. 
5 
1.4.3. Mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức 
khỏe ở Việt Nam 
1) Mô hình huy động giáo viên cắm bản vào CSSK cộng đồng 
của Đàm Khải Hoàn và cs (2003) thực hiện truyền thông về SKSS 
cho cộng đồng thông qua học sinh và phụ huynh. Kết quả sau can 
thiệp có sự thay đổi rõ rệt về các chỉ số CSSK sinh sản. 
2) Mô hình truyền thông phòng chống một số bệnh LTQĐTD 
cho công nhân một số nhà máy may công nghiệp . Sau 01 năm can 
thiệp, kết quả có sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành về 
phòng chống bệnh VNĐSD. 
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng: Phụ nữ nông thôn, miền núi trong độ tuổi sinh đẻ 
(từ 15-49 tuổi), có chồng; Cán bộ Trung tâm y tế (TTYT) huyện, cán 
bộ trạm y tế (TYT) xã, nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), cộng tác 
viên dân số (CTVDS); Lãnh đạo chính quyền, ban ngành, các đoàn 
thể ở xã và thôn bản. 
2.1.2. Địa điểm: Khu vực nông thôn của 3 huyện miền núi: Đồng Hỷ 
(xã Văn Lăng và Linh Sơn), Phổ Yên (xã Thành Công – can thiệp và 
Phúc Thuận – đối chứng) và Võ Nhai (Lâu Thượng và Phú Thượng) 
tỉnh Thái Nguyên. 
2.1.3. Thời gian: Từ 01/2012 đến 30 /12 /2014. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế: Thiết kế theo mô hình Nghiên cứu kết hợp tiến trình 
giải thích. Nghiên cứu định lượng có 3 thiết kế nghiên cứu dịch tễ 
học: Mô tả cắt ngang, bệnh chứng và can thiệp cộng đồng trước sau 
có đối chứng. 
6 
2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu định lượng 
2.2.2.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả. Công thức tính cỡ mẫu cho 
một tỉ lệ, chọn p = 0,465 (tỉ lệ VNĐSD ở An Lão, Hải Phòng); chọn 
d = 0,04; thay số, làm tròn n = 1200 (mỗi huyện chọn 400). 
*Chọn mẫu xét nghiệm. Chọn các đối tượng mắc VNĐSD qua khám 
lâm sàng sàng lọc để khám phụ khoa, xét nghiệm soi tươi và nhuộm 
khí hư, thử pH âm đạo, Chlamydia test. 
2.2.2.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng. Công thức cỡ mẫu 
bệnh chứng với tỉ lệ phụ nữ có chồng 18 - 49 tuổi vùng biển, đảo 
không có nhà tắm trong nhóm bị VNĐSD chiếm 48,47% (p1 = 
0,4847) và p0 = 0,40 ở nghiên cứu trước. Thay vào, làm tròn n = 400. 
Chọn nhóm bệnh/chứng theo tỉ lệ 1:1, mỗi nhóm là 400 phụ nữ, chọn 
có sự tương đồng về tuổi và xã. 
2.2.2.3. Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp 
*Cỡ mẫu: Công thức cỡ mẫu can thiệp cộng đồng với p1 là tỉ lệ thực 
hành tốt về phòng bệnh VNĐSD theo kết quả trước là: 30%. p2: Tỉ lệ 
mong muốn đạt được, dự kiến là 70%. Thay số, làm tròn n = 200. 
*Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. 
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu định tính 
- Đối tượng phỏng vấn sâu: Giám đốc TTYT huyện; Thư ký 
chương trình CSSKSS của TTYT huyện, xã. 
- Đối tượng thảo luận nhóm: (i) Thảo luận nhóm với cán bộ 
lãnh đạo trong Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, trưởng các ban ngành và 
trạm trưởng TYT ở 3 xã thuộc 3 huyện (3 cuộc); (ii) 3 cuộc thảo luận 
nhóm với đại diện Trưởng xóm, NVYTTB và CTVDS; (iii) 3 cuộc 
thảo luận nhóm với đại diện phụ nữ bị bệnh VNĐSD. 
2.3. Nội dung can thiệp cộng đồng 
2.3.2. Mô hình can thiệp cộng đồng 
Tên mô hình là: Huy động cộng đồng tham gia phòng chống 
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn xã Thành 
Công huyện Phổ Yên Thái Nguyên 
7 
Qui trình xây dựng mô hình như sau: 
1) Xây dựng nguồn lực cho mô hình: Bao gồm thành lập và 
xây dựng nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo; Tập huấn các thành viên; Xây 
dựng cơ sở vật chất cho mô hình 
2) Thực hiện các hoạt động can thiệp cộng đồng như: TYT xã 
tăng cường quản lý, điều trị người bệnh, và giám sát các hoạt động 
truyền thông ở cộng đồng. Các ban ngành, tổ chức quần chúng tham 
gia TTGDSK về VNĐSD và vệ sinh môi trường. 
3) Giai đoạn đánh giá: theo các nhóm chỉ tiêu can thiệp về đào 
tạo; về tổ chức và về hiệu quả mô hình. 
2.4. Chỉ số nghiên cứu 
2.4.1. Phân nhóm biến số nghiên cứu 
* Nhóm biến số liên quan đến dịch tễ bệnh VNĐSD: Tỉ lệ phụ nữ 
bị mắc bệnh VNĐSD; Phân bố bệnh VNĐSD theo độ tuổi 
* Nhóm biến số nguy cơ gây VNĐSD: Độ tuổi, trình độ học vấn, 
dân tộc, thu nhập bình quân... 
* Nhóm biến số liên quan tới can thiệp cộng đồng 
 - Các chỉ số đầu vào: Kết quả tập huấn; Số cơ sở vật chất, trang 
thiết bị được huy động vào can thiệp; Kinh phí... 
- Các chỉ số hoạt động: Số tổ chức, thành viên tham gia truyền 
thông; số buổi, nội dung truyền thông; số bệnh nhân VNĐSD được 
quản lý tại TYT xã... 
- Các chỉ số đầu ra: Kiến thức, thái độ, thực hành. Mức độ hài 
lòng về dịch vụ khám chữa bệnh; tư vấn tại TYT xã. Nguồn nước , nhà 
tắm. Số phụ nữ bị mắc bệnh VNĐSD. 
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin 
2.5.1. Phần định lượng. Phỏng vấn trực tiếp với phụ nữ có chồng, 
trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 - 49 ở các điểm nghiên cứu tại hộ gia 
8 
đình, kết hợp quan sát trực tiếp điều kiện môi trường sống, nhà ở và 
các công trình vệ sinh như giếng nước, nhà tắm của các hộ gia đình. 
Tại Trạm y tế xã: Tiến hành khám lâm sàng để phát hiện bệnh 
VNĐSD và xét nghiệm (soi tươi và nhuộm khí hư, thử pH âm đạo, 
Chlamydia test) cho các phụ nữ. 
2.5.2. Phần định tính. Tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với 
các cá nhân và nhóm liên quan ở các xã nghiên cứu. 
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu. Số liệu được nhập liệu bằng phần 
mềm Epidata 3.1; sau đó được xử lý theo các thuật toán thống kê 
bằng phần mềm SPSS 19.0. Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào chỉ 
số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). 
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu thử nghiệm 
cộng đồng; không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường, 
được cộng đồng chấp nhận. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng 
khoa học của Trường đại học Y Dược Thái Nguyên. 
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Dịch tễ học viêm nhiễm đƣờng sinh dục ở phụ nữ nông thôn 
miền núi Thái Nguyên 
3.1.1. Tỉ lệ bệnh. Tỉ lệ bệnh VNĐSD của phụ nữ nông thôn ở các 
điểm điều tra khá cao (35,4%). Căn nguyên bệnh hàng đầu là tạp 
khuẩn (43,3%); tiếp theo là VNĐSD do Candida 28,0% và thấp nhất 
là do trùng roi với 11,5%. 
3.1.2. Phân bố bệnh 
- Theo tuổi: Tỉ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi 25 - 34 cao nhất 
(43,6%), từ 35 - 49 tuổi (33,2%), thấp nhất là ≤ 24 tuổi (20,8%). 
- Theo trình độ học vấn: tỉ lệ mắc bệnh VNĐSD ở phụ nữ trình 
độ học vấn ≤ tiểu học chiếm cao nhất (43,2%), tiếp theo là trung học 
cơ sở (32,2%); thấp nhất là nhóm từ THPT trở lên (16,2%). 
9 
- Theo dân tộc: Tỉ lệ mắc bệnh VNĐSD ở phụ nữ người Nùng 
cao nhất (40,2%), tiếp theo là phụ nữ người Kinh (39,2%); tỉ lệ mắc ở 
phụ nữ người Dao và dân tộc khác thấp nhất (17,7%). 
 ... háp 
quản lý bệnh. 
- Mở lớp tập huấn cho CBYT xã kỹ năng truyền thông GDSK 
phòng chống bệnh, đặc biệt là kỹ năng tư vấn sức khỏe. 
16 
- Mở lớp tập huấn cho NVYTTB/CTVDS và Hội trưởng hội 
phụ nữ xóm về phương pháp, kỹ năng TTGDSK và nội dung phòng 
chống bệnh VNĐSD và quản lý sức khỏe tại nhà. 
- Mở lớp tập huấn cho NVYTTB/CTVDS số và Hội trưởng hội 
phụ nữ xóm về phương pháp, kỹ năng TT - GDSK về VSMT. 
- Mở lớp tập huấn cho trưởng các ban ngành đoàn thể tại xã, 
xóm về Vệ sinh môi trường (nguồn nước, nhà tiêu, nhà tắm). 
*Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi/giám sát và đánh giá 
để đo lường kết quả các hoạt động can thiệp 
3.3.1.2. Kế hoạch thực hiện mô hình can thiệp 
*Xây dựng nguồn lực cho mô hình: Đã thành lập Ban chỉ đạo 
dự phòng bệnh VNĐSD và hoạt động theo đúng kế hoạch. 
*Tập huấn cho các thành viên của mô hình: Theo các nhiệm 
vụ được giao trong mô hình nghiên cứu. 
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện năng lực cho cán bộ tham gia mô hình 
phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục trước và sau tập huấn 
Kỹ năng 
Trƣớc Sau p 
(test 2) SL % SL % 
Kỹ năng TT-GDSK phòng chống VNĐSD của ban chỉ đạo 
Khá, giỏi 5 33,3 12 80, <0,05 
Trung bình 10 67,7 3 20, 
Yếu 0 
Kỹ năng quản lý, điều trị VNĐSD của cán bộ TYT và NVYTTB 
Khá giỏi 5 16,7 24 80, <0,05 
Trung bình 15 50, 6 20, 
17 
Yếu 10 33,3 0 
Kỹ năng TT-GDSK phòng chống VNĐSD của cán bộ TYT và NVYTTB 
Khá giỏi 10 28,6 28 80, <0,05 
Trung bình 8 22,9 5 14,3 
Yếu 17 48,5 2 5,7 
Kỹ năng truyền thông phòng chống VNĐSD của cán bộ Hội phụ nữ 
xã, thôn/xóm 
Khá giỏi 0 19 63,3 <0,05 
Trung bình 10 33,3 7 23,4 
Yếu 20 67,7 4 13,3 
Có sự thay đổi rõ rệt sau tập huấn tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ yếu 
kém giảm về: Kỹ năng TT-GDSK phòng chống VNĐSD của BCĐ. 
Kỹ năng quản lý, điều trị VNĐSD của cán bộ TYT và NVYTTB. Kỹ 
năng về TT-GDSK phòng chống VNĐSD của cán bộ TYT và 
NVYTTB. Kỹ năng TT -GDSK phòng chống VNĐSD của cán bộ 
Hội phụ nữ xã và thôn xóm. 
*Cơ sở vật chất cho mô hình: Bao gồm 50 cuốn sách về phòng 
chống bệnh VNĐSD cho phụ nữ, 50 cuốn sách về vệ sinh môi 
trường, 50 cuốn sách về kỹ năng truyền thông và 1.000 tờ rơi liên 
quan đến truyền thông. 
*Kinh phí: Huy động được 20 triệu để chi cho thực hiện mô 
hình nghiên cứu. Còn lại các hoạt động khác tại cộng đồng cơ bản là 
lồng ghép, không sử dụng kinh phí. 
3.3.1.3. Thực hiện các hoạt động can thiệp cộng đồng 
Theo đúng các kế hoạch can thiệp. Giám sát chặt chẽ có sử 
dụng bảng kiểm. 
18 
3.3.2. Hiệu quả các giải pháp can thiệp 
Bảng 3.17. So sánh sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ 
về phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở 2 xã nghiên cứu 
Thời điểm 
KAP 
Trƣớc CT 
(n = 200) 
Sau CT 
(n = 200) 
Chênh 
lệch 
(%) 
p 
SL % SL % 
Kiến 
thức tốt 
Xã can thiệp 39 19,5 171 85,5 66,0 < 0,05 
Xã đối chứng 39 19,5 47 23,5 4,0 > 0,05 
Thái độ 
tốt 
Xã can thiệp 136 68,0 192 96,0 28,0 < 0,05 
Xã đối chứng 131 65,5 142 71,0 5,5 > 0,05 
Thực 
hành tốt 
Xã can thiệp 41 20,5 127 63,5 43,0 < 0,05 
Xã đối chứng 39 19,5 43 21,5 2,0 > 0,05 
Sau can thiệp tại xã can thiệp: kiến thức tốt tăng thêm 66,0%, 
thái độ tốt tăng thêm 28,0%, và thực hành tốt tăng thêm 43,0%; có ý 
nghĩa thống kê. Trong khi đó ở các xã đối chứng, kiến thức, thái độ, 
thực hành của phụ nữ cũng tăng tương ứng là 4,0%; 5,5% và 2,0%; 
nhưng không có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, 
thực hành 
Hiệu quả đối với 
KAP 
CSHQ (%) HQCT 
(%) Xã can thiệp Xã đối chứng 
Kiến thức 338,5 20,5 317,9 
Thái độ 41,2 8,4 32,8 
Thực hành 209,8 10,3 199,5 
 Hiệu quả đối với kiến thức về dự phòng VNĐSD ở phụ nữ 
nông thôn miền núi là 317,9%, đối với thái độ là 32,8% và đối với 
thực hành là 199,5%. 
19 
Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng vệ sinh phòng 
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở 2 xã nghiên cứu 
Hiệu quả 
dự phòng bệnh 
CSHQ (%) HQCT 
(%) 
Xã can thiệp Xã đối chứng 
Nguồn nước 
Hợp vệ sinh 31,3 11,3 20,0 
Chưa hợp vệ sinh 80,4 27,6 52,8 
Nhà tắm 
Hợp vệ sinh 55,8 14,6 41,2 
Chưa hợp vệ sinh 42,1 11,7 30,4 
 Hiệu quả đối với nguồn nước hợp vệ sinh là 20,0% và nhà 
tắm hợp vệ sinh là 41,2%. 
Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp đối với chất lượng dịch vụ khám chữa 
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ ở 2 xã nghiên cứu 
Hiệu quả 
dự phòng bệnh 
CSHQ (%) 
HQCT (%) 
Xã can thiệp Xã đối chứng 
Số phụ nữ hài lòng khi đến KCB phụ khoa tại TYT 
Có 31,3 9,4 21,9 
Không 80,4 21,3 59,0 
Số phụ nữ được tư vấn về phòng chống VNĐSD 
Có 77,5 12,2 65,3 
Không 96,6 16,5 80,2 
Các giải pháp can thiệp đã đem lại hiệu quả đối với việc hài 
lòng khi khám chữa bệnh phụ khoa và được tư vấn là 21,9% và 
65,3%; theo thứ tự. 
20 
Bảng 3.25. Sự thay đổi tỉ lệ hiện mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh 
dục của phụ nữ ở 2 xã nghiên cứu 
 Thời điểm 
Xã 
Trƣớc CT 
(n = 200) 
Sau CT 
(n = 200) 
Chênh 
lệch 
(%) 
CSHQ 
SL % SL % 
Xã can thiệp 71 35,5 25 12,5 -23 64,8 
Xã đối chứng 69 34,5 61 30,5 -4 11,6 
p, HQCT pxã can thiệp 0,05; HQCT = 53,2 
Tỉ lệ phụ nữ mắc VNĐSD tại xã can thiệp ở thời điểm sau 
can thiệp đã giảm so với tỉ lệ tương ứng trước can thiệp (12,5% so 
với 35,5%; có ý nghĩa thống kê) trong khi tỉ lệ tương ứng ở địa bàn 
đối chứng cũng giảm từ 34,5% xuống còn 30,5%; không có ý nghĩa 
thống kê. Các giải pháp can thiệp có hiệu quả là 53,2%. 
 Kết quả định tính. Tại xã Thành Công, chúng tôi tiến hành 
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 34 đối tượng về hiệu quả mô hình 
can thiệp cộng đồng, đã thu được các ý kiến tập trung như sau: Sau 
can thiệp phụ nữ ở xã có hiểu biết tốt hơn về bệnh, biết giữ gìn vệ 
sinh cá nhân và phòng chống bệnh (31/34 ý kiến). Mô hình can thiệp 
của đề tài dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu cộng đồng nên được 
người dân ủng hộ nhất là phụ nữ và thanh niên (29/34 ý kiến). Khả 
năng duy trì mô hình nghiên cứu thuận lợi vì tính dễ dàng, phù hợp, 
không tốn kém (32/34 ý kiến). 
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đƣờng sinh dục của phụ nữ 
tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên 
4.1.1. Tỉ lệ bệnh: Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh VNDSD của phụ nữ 
Thái Nguyên là 35,4%. Kết quả như vậy là không cao vì khi so sánh 
với các kết quả khác chúng tôi thấy đa số đều cao hơn kết quả của 
21 
chúng tôi. Nghiên cứu của Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2006) 
ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tỉ lệ VNĐSD là 47,92%, của Lê 
Thanh Sơn, Trần Thị Trung Chiến ở Hà Tây (2005) là 64,45%... So 
với các kết quả trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cơ bản đều 
thấp hơn, có lẽ các nghiên cứu trên chủ yếu ở đồng bằng, đô thị, vùng 
thấp, còn của chúng tôi ở miền núi. 
4.2. Yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục 
4.2.1. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống 
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của đối tượng nghiên cứu 
4.2.1.1. Kiến thức phòng chống bệnh VNĐSD của đối tượng nghiên 
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ có kiến thức chung 
mức độ tốt về phòng chống bệnh VNĐSD chiếm 19,5%; chủ yếu là 
có kiến thức ở mức độ kém (58,6%). Kết quả này thấp hơn kết quả 
nghiên cứu của Trần Trọng Nghĩa (2011); Lưu Thị Kim Thanh 
(2012); Nguyễn Văn Học (2009) và Nguyễn Thị Kim Hoa (2010). 
4.2.1.2. Thái độ phòng chống bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên 
cứu. Kết quả thái độ tốt của chúng tôi chiếm tương đối cao (60,5%), 
tương đương với kết quả của Nguyễn Duy Ánh (2009), nhưng lại cao 
hơn kết quả của Nguyễn Văn Học (2011) với tỉ lệ phụ nữ có thái độ 
đạt là 38,2%. Thái độ phòng chống bệnh VNĐSD tốt là một trong 
những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện các hành vi phòng chống 
bệnh VNĐSD. 
4.2.1.3. Thực hành phòng chống bệnh VNĐSDD của đối tượng 
nghiên cứu. Tỉ lệ phụ nữ có thực hành chung mức độ tốt về phòng 
chống bệnh VNĐSD chiếm 20,0%, thấp hơn một chút so với với kết 
quả của Lưu Thị Kim Thanh (2012): 24,0%, của Trần Thị Lài (2011) 
là 25,7%, của Nguyễn Duy Ánh (2009) là 26,9%. Phụ nữ trong 
nghiên cứu của chúng tôi ở nông thôn miền núi, phần lớn làm ruộng 
và có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống; đây là những lý do 
khiến cho tỉ lệ phụ nữ thực hành phòng chống bệnh mức độ tốt thấp 
hơn so với các nghiên cứu khác. 
22 
4.2.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 
KAP trong việc phòng chống bệnh có liên quan đến khả năng 
mắc bệnh. Phụ nữ có KAP chưa tốt thì có nguy cơ mắc bệnh VNĐSD 
cao hơn nhóm phụ nữ còn lại là 6,2 lần (95% CI: 4,1 - 9,3); 3,2 lần 
(95% CI: 2,4 - 4,4) và 10,5 lần (95% CI: 6,7 - 16,5). Nghiên cứu của 
Lâm Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ (2011) tại Cần Thơ, của Đinh Thanh 
Huề, Lê Văn Tế (2004) tại Quảng Bình cũng rút ra kết luận về mối 
liên quan giữa KAP dự phòng bệnh với bệnh VNĐSD. 
4.3. Hiệu quả can thiệp. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình 
huy động cộng đồng can thiệp phòng chống VNĐSD với nòng cốt là 
hội phụ nữ tại xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 
Kết quả thu được từ các giải pháp được áp dụng trong mô hình 
nghiên cứu của chúng tôi mang lại hiệu quả cao. Sau can thiệp, các 
biện pháp can thiệp trong mô hình nghiên cứu đã nâng cao được hành 
vi của phụ nữ về phòng chống bệnh VNĐSD; nâng cao chất lượng và 
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cũng như giảm tỉ lệ VNĐSD tại địa 
bàn nghiên cứu. Đây chính là cơ sở cho các nhà quản lý, các nhà 
hoạch định chính sách và địa phương tham khảo và áp dụng, góp 
phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. 
Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình can thiệp được 
thực hiện tại địa phương: mô hình can thiệp được cộng đồng chấp 
nhận. Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chúng tôi nhận được sự 
đồng thuận của cán bộ lãnh đạo cộng đồng, của cán bộ y tế tuyến cơ 
sở, của các ban ngành đoàn thể và của chính phụ nữ trong độ tuổi 
sinh đẻ. Họ cho rằng, khi tham gia vào chương trình, đã nhận được 
những hiệu quả thiết thực là kiến thức, thực hành phòng chống 
VNĐSD được nâng cao. Bên cạnh đó là sự phù hợp, dễ thực hiện mà 
không tốn kém của mô hình đã thúc đẩy cộng đồng, đặc biệt là chị 
em phụ nữ đón nhận và tích cực tham gia. 
23 
KẾT LUẬN 
1) Dịch tễ học bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 
nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng: Tỉ lệ bệnh VNĐSD của 
phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng tại Thái Nguyên 
là 35,4%. Phân bố bệnh: Phụ nữ lứa tuổi 25 - 34 có tỉ lệ mắc cao nhất 
(43,6%); Phụ nữ người Nùng, Kinh, Tày có tỉ lệ người mắc bệnh cao 
(38 - 41%), phụ nữ làm ruộng cũng có tỉ lệ mắc cao (41,1%). Phụ nữ 
ở các hộ nghèo có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ ở vùng thấp của 
Thái Nguyên (trung du) có tỉ lệ mắc bệnh VNĐSD cao nhất (50,3%), 
thấp nhất là khu vực vùng cao (21,8%). 
2) Một số yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 
của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái 
Nguyên: Đã xác định được 12 yếu tố nguy cơ như sau: (1) Thực hành 
phòng chống bệnh chưa tốt (OR = 10,5, 95% CI: 6,7 - 16,5), (2) 
Nguồn nước chưa sạch (OR = 6,3, 95% CI: 4,4 – 9,0), (3) Kiến thức 
phòng chống bệnh chưa tốt (OR = 6,2, 95% CI: 4,1 – 9,3), (4) Không 
đi khám phụ khoa định kỳ (OR = 5,2, 95% CI: 3,7 – 7,4), (5) Nghèo 
đói, (6) Không được tư vấn phòng chống bệnh (OR = 3,3, 95% CI: 
2,4 - 4,5), (7) Thái độ phòng chống bệnh chưa tốt, (8) Nhà tắm không 
vệ sinh, (9) Phụ nữ làm ruộng, (10) Phụ nữ người Kinh, (11) Phụ nữ 
trình độ học vấn thấp, (12) Gia đình đông con. Những yếu tố nguy cơ 
này được cộng đồng tham gia thảo luận để lựa chọn ưu tiên và xây 
dựng giải pháp can thiệp. 
3) Hiệu quả giải pháp phòng chống VNĐSD của phụ nữ nông 
thôn xã Thành Công huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên sau 2 năm can 
thiệp: - Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của 
phụ nữ nông thôn về phòng chống bệnh là kiến thức: 317,9%, thái 
độ: 32,8%, thực hành là 199,5%. 
- Hiệu quả can thiệp đối với sử dụng nguồn nước sạch là 
20,0% và nhà tắm hợp vệ sinh là 41,2%. 
24 
- Hiệu quả can thiệp đối với chất lượng dịch vụ khám chữa 
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục là: mức độ hài lòng của phụ nữ đến 
khám chữa bệnh là 21,9%, tư vấn về phòng chống bệnh là 65,3%. 
- Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục bệnh 
viêm nhiễm đường sinh dục tại xã can thiệp ở thời điểm sau can thiệp 
đã giảm xuống còn 12,5% so với trước can thiệp là 35,5% (p< 0,05), 
hiệu quả can thiệp là 53,2%. 
- Các giải pháp can thiệp c ộng đồng phòng chống b ệnh viêm 
nhiễm đường sinh dục tiến hành ở xã Thành Công dễ làm, không tốn 
kém, người dân đồng tình ủng hộ và sẵn sàng tiếp tục duy trì. 
KHUYẾN NGHỊ 
1) Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên và Sở Y tế Thái Nguyên c ần 
tiếp tục tăng cường công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh 
VNĐSD, nhằm cung c ấp các kiến thức về CSSKSS, đặc biệt là kiến 
thức, thái độ, thực hành về vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ 
sinh khi quan hệ vợ chồng, khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh 
sớm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 
2) Đối với chính quyền địa phương ở Thái Nguyên : cần đẩy 
mạnh thực hiện chương trình nông thôn mới, chú ý cải thiện các công 
trình vệ sinh như nước sạch và nhà tắm hợp vệ sinh . Qua đó giúp cho 
người phụ nữ c ải thiện các điều kiện sinh hoạt, điều kiện chăm sóc 
sức khoẻ, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh 
viêm nhiễm đường sinh dục và tiếp tục phát huy mô hình 
3) Các giải pháp can thiệp và mô hình truyền thông Huy đ ộng 
cộng đồng phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ 
nông thôn xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã đem lại 
hiệu quả cao. Chính quyền địa phương; trung tâm y tế huyện; Sở y tế 
Thái Nguyên và các nhà hoạch định chính sách cần có những biện pháp 
thiết thực nhằm nhân rộng mô hình, đặc biệt là vùng nông thôn miền 
núi; qua đó nâng cao chất lượng CSSKSS cho phụ nữ miền núi. 
25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nông Thị Thu Trang, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đức Hinh 
(2015), “Dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ nông 
thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 
950, tr. 64-66. 
2. Nông Thị Thu Trang, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đức Hinh 
(2015), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh viêm 
nhiễm đường sinh dục của phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh 
đẻ có chồng tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 
950, tr. 103-105. 
3. Nông Thị Thu Trang, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đức Hinh 
(2015), “Hiệu quả một số giải pháp phòng chống viêm nhiễm 
đường sinh dục của phụ nữ nông thôn xã Thành Công, huyện Phổ 
Yên, tỉnh Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp”, Tạp chí Y học thực 
hành, số 953, tr. 92-94. 
4. Nông Thị Thu Trang, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Đức Hinh 
(2015), “Một số yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm đường sinh dục 
của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh 
Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 954, tr. 48-51. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_dich_te_hoc_viem_nhiem_du.pdf
  • jpgNCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015.JPG
  • pdfTom tat tieng Anh NCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015.pdf
  • docTrang thong tin LA NCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015.doc