Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt giáp tích l5 và tác dụng của điện châm huyệt này trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Đau cột sống thắt lưng còn gọi là đau thắt lưng hay đau lưng vùng thấp (Low back pain) là hội chứng đau khu trú từ vùng ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên) [1]; đây là một hội chứng bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu thống kê cho thấy khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và có khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính. [1].

Theo báo cáo của The Lancet (2010) về gánh nặng bệnh lý toàn cầu (GBD) thì đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hạn chế hoạt động và làm việc, là gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [2]. Nghiên cứu của tổ chức Biên niên sử bệnh thấp khớp (Annals of the Rheumatic Disease - ARD) năm 2010 ước tính toàn cầu có khoảng 9,4% dân số bị đau vùng thắt lưng. Trong đó tỷ lệ nam giới (10,1%) cao hơn ở nữ giới (8,7%) (với CI: 95%) và gặp nhiều nhất ở tuổi 80 [3].

Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là nguyên nhân thường gặp gây ra đau CSTL, trong đó thoát hóa đốt sống L5 là chủ yếu do phải ghánh chịu toàn bộ trọng lực phần trên cơ thể [4].

 

doc 161 trang dienloan 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt giáp tích l5 và tác dụng của điện châm huyệt này trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt giáp tích l5 và tác dụng của điện châm huyệt này trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt giáp tích l5 và tác dụng của điện châm huyệt này trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
PHÙNG VĂN TÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYỆT GIÁP TÍCH L5 VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT NÀY TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
PHÙNG VĂN TÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYỆT GIÁP TÍCH L5 VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT NÀY TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62720201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh
2. PGS.TS. Nguyễn Bá Quang
HÀ NỘI – 2018LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án này tôi luôn nhận được nhiều sự dạy dỗ, giúp đỡ và động viên của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám đốc, Phòng đào tạo Sau đại học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Châm Cứu trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, PGS.TS. Nguyễn Bá Quang người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, cho tôi nhiều kiến thức, chỉ bảo những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Thúc Hạnh – Trưởng phòng Sau Đại học, người Thầy đã dạy bảo, giúp đỡ động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
 Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các quý Thầy Cô trong Hội đồng đã giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi luôn ghi nhớ sự giúp đỡ tận tình của Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng KHTH và các Y.Bác sỹ Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
 Cuối cùng, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn vô bờ tôi xin gửi đến gia đình và toàn thể người thân, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong công tác và học tập để tôi có được sự trưởng thành như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2018
Phùng Văn Tân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phùng Văn Tân, nghiên cứu sinh khóa 1 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh và PGS.TS. Nguyễn Bá Quang;
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam;
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Nghiên cứu sinh
Phùng Văn Tân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BN
:
Bệnh nhân
CS
:
Cột sống
CSTL
:
Cột sống thắt lưng
ĐTL
:
Đau thắt lưng
KC
:
Khoảng cách
L
:
Đốt sống thắt lưng
n
:
Số lượng bệnh nhân
NC
:
Nghiên cứu
NP
:
Nghiệm pháp
RMQ
:
Roland Morris Question
S
:
Đốt sống cùng
T0
:
Trước điều trị
T1
:
Ngày điều trị thứ 1
T4
:
Ngày điều trị thứ 4
T7
:
Ngày điều trị thứ 7
THCS
:
Thoái hóa cột sống
THCSTL
:
Thoái hóa cột sống thắt lưng
TL
:
Thắt lưng
VAS
:
Visual Analogue Scale
YHCT
:
Y học cổ truyền
YHHĐ
:
Y học hiện đại
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. 	Khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L5 đến vị trí huyệt Giáp tích L5 (mm) được xác định bằng đồng thân thốn và bằng máy dò huyệt Neurometer	59
Bảng 3.2. 	Hình dáng, diện tích trên da huyệt Giáp tích L5 (mm2)	61
Bảng 3.3. 	Nhiệt độ trên da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 ở nam giới theo nhóm lứa tuổi	62
Bảng 3.4. 	Nhiệt độ trên da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 ở nữ giới theo nhóm lứa tuổi	63
Bảng 3.5. 	Nhiệt độ trên da (0C) ngoài huyệt Giáp tích L5 ở nam giới theo nhóm lứa tuổi	63
Bảng 3.6. 	Nhiệt độ trên da (0C) ngoài huyệt Giáp tích L5 ở nữ giới theo nhóm lứa tuổi.	64
Bảng 3.7. 	Nhiệt độ trên da (0C) trong và ngoài huyệt Giáp tích L5 theo các nhóm lứa tuổi và theo giới	64
Bảng 3.8. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da tại huyệt Giáp tích L5 ở nam giới các nhóm lứa tuổi.	65
Bảng 3.9. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da tại huyệt Giáp tích L5 ở nữ giới các nhóm lứa tuổi.	66
Bảng 3.10. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da ngoài huyệt Giáp tích L5 ở nam giới các nhóm lứa tuổi	66
Bảng 3.11. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da ngoài huyệt Giáp tích L5 ở nữ giới các nhóm lứa tuổi	67
Bảng 3.12. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da trong và ngoài huyệt Giáp tích L5 theo giới và theo các nhóm lứa tuổi	67
Bảng 3.13. 	Nhiệt độ trên da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 trên người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống ở nam giới theo nhóm lứa tuổi.	68
Bảng 3.14. 	Nhiệt độ trên da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 trên người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống ở nữ giới theo nhóm lứa tuổi.	69
Bảng 3.15. 	Nhiệt độ trên da (0C) trong huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo các nhóm lứa tuổi và theo giới	69
Bảng 3.16. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da tại huyệt Giáp tích L5 trên người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống ở nam giới các nhóm lứa tuổi	70
Bảng 3.17. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da tại huyệt Giáp tích L5 trên người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống ở nữ giới các nhóm lứa tuổi.	70
Bảng 3.18. 	Cường độ dòng điện (μA) qua da trong huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo các nhóm lứa tuổi và theo giới	70
Bảng 3.19. 	Đặc điểm nhiệt độ da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp, so sánh với người bình thường tuổi 30-60	71
Bảng 3.20. 	Đặc điểm cường độ dòng điện qua da (μA) tại huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp so sánh với người bình thường tuổi 30-60	72
Bảng 3.21. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi	73
Bảng 3.22. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính	73
Bảng 3.23. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp	74
Bảng 3.24. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm đau	75
Bảng 3.25. 	Đặc điểm phim chụp X quang cột sống thắt lưng	76
Bảng 3.26. 	Đặc điểm một số chỉ số xét nghiệm máu của người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp.	77
Bảng 3.27. 	Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS	78
Bảng 3.28. 	Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị	79
Bảng 3.29. 	Sự cải thiện chức năng sinh hoạt của người bệnh sau điều trị theo bảng câu hỏi RMQ	81
Bảng 3.30. 	Sự cải thiện mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị	82
Bảng 3.31. 	Sự cải thiện tầm vận động gấp qua từng thời điểm điều trị	83
Bảng 3.32. 	Sự cải thiện tầm vận động duỗi qua từng thời điểm điều trị	84
Bảng 3.33. 	Biến đổi nhiệt độ da (0C) tại huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp dưới tác dụng của điện châm	86
Bảng 3.34. 	Biến đổi cường độ dòng điện qua da (μA) tại huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp dưới tác dụng của điện châm	86
Bảng 3.35. 	Sự biến đổi mạch, huyết áp, nhịp thở ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp được điều trị bằng điện châm	87
Bảng 3.36. Sự biến đổi hàm lượng β-endorphin(ng/l) trong máu người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp dưới tác dụng của điện châm.	88
Bảng 3.37. Sự biến đổi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure, creatinin, AST, ALT trong máu người bệnh đa u thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp dưới tác dụng của điện châm.	89
Bảng 3.38. Kết quả điều trị	90
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: 	Mối tương quan giữa chiều cao cơ thể và khoảng cách xác định huyệt	60
Biểu đồ 3.2: 	Phân bố bệnh theo tiền sử đau thắt lưng	74
Biểu đồ 3.3: 	Đánh giá Sự thay đổi của mức độ đau sau điều trị theo VAS	77
Biểu đồ 3.4:	Sự cải thiện điểm RMQ của các nhóm nghiên cứu	80
Biểu đồ 3.5: 	Đánh giá hiệu quả giảm đau sau điều trị theo NP Schober	82
Biểu đồ 3.6: 	Độ chênh trung bình tầm vận động gấp qua từng thời điểm điều trị	84
Biểu đồ 3.7: 	Độ chênh trung bình tầm vận động duỗi qua từng thời điểm điều trị	85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Cột sống thắt lưng	22
Hình 1.2. 	Đốt sống thắt lưng và đĩa đệm	24
Hình 1.3. 	Thoái hóa cột sống	31
Hình 2.1. 	Máy Thermo- Finer type N-1	43
Hình 2.2. 	Máy Neurometer type RB-65	44
Hình 2.3. 	Máy điện châm M8	46
Hình 2.4. 	Thước đo độ đau VAS	47
Hình 2.5. 	Máy đo ngưỡng đau Analgesy-Metter	49
Hình 2.6. 	Thước đo tầm vận động khớp	51
Hình 2.7. 	Máy monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở	53
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau cột sống thắt lưng còn gọi là đau thắt lưng hay đau lưng vùng thấp (Low back pain) là hội chứng đau khu trú từ vùng ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên) [1]; đây là một hội chứng bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu thống kê cho thấy khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và có khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính. [1].
Theo báo cáo của The Lancet (2010) về gánh nặng bệnh lý toàn cầu (GBD) thì đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hạn chế hoạt động và làm việc, là gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [2]. Nghiên cứu của tổ chức Biên niên sử bệnh thấp khớp (Annals of the Rheumatic Disease - ARD) năm 2010 ước tính toàn cầu có khoảng 9,4% dân số bị đau vùng thắt lưng. Trong đó tỷ lệ nam giới (10,1%) cao hơn ở nữ giới (8,7%) (với CI: 95%) và gặp nhiều nhất ở tuổi 80 [3].
Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là nguyên nhân thường gặp gây ra đau CSTL, trong đó thoát hóa đốt sống L5 là chủ yếu do phải ghánh chịu toàn bộ trọng lực phần trên cơ thể [4].
Hiện nay, điều trị hội chứng đau cột sống thắt lưng có rất nhiều phương pháp theo Y học hiện đại và theo Y học cổ truyền. Phương pháp Y học hiện đại thường dùng ngoại khoa can thiệp, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, thuốc giảm đau, phương pháp Y học cổ truyền có thể dùng thuốc đông dược để điều trị và và dùng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như điện châm, thủy châm, hỏa châm, nhĩ châm, hoa mai châm, cứu.... Trong đó điện châm là một phương pháp thường được lựa chọn vì nó kiểm soát được triệu chứng đau, trên cơ sở khoa học là điện châm kích thích tự cơ thể sản xuất ra Endorphin, Acetylcholine, Serotonin có tác dụng giảm đau mạnh và rất an toàn [4].
Huyệt Giáp tích L5 (L5-S1) nằm ở đường chính giữa cột sống dưới mỏm gai sau đốt sống L5 đo ngang ra hai bên 0,5 thốn [5], là huyệt ngoài đường kinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng khi châm phối hợp với các huyệt khác để điều trị đau thắt lưng do THCS thấy có hiệu quả rất tốt.
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập về đặc điểm vị trí, đặc điểm sinh lý, đặc điểm bệnh lý của huyệt Giáp tích L5 và cơ chế tác dụng giảm đau, cũng như ảnh hưởng như thế nào đến các hệ thống cơ quan trong cơ thể khi châm huyệt này. 
Để góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm của huyệt Giáp tích L5 ở người bình thường cũng như ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống và tìm ra một số bằng chứng khoa học về hiệu quả của điện châm huyệt Giáp tích L5, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Giáp tích L5 và tác dụng của điện châm huyệt này trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống”, với 3 mục tiêu:
1. 	Xác định một số đặc điểm diện tích bề mặt da, nhiệt độ trên da và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt Giáp tích L5 ở người bình thường tuổi từ 18 – 60.
2. 	Xác định sự biến đổi một số đặc điểm huyệt Giáp tích L5 ở người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp theo y học cổ truyền.
3. Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thể hàn thấp theo y học cổ truyền bằng điện châm huyệt Giáp tích L5 kết hợp phác đồ điều trị của Bộ y tế (Quy trình số 24).
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HUYỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM – ĐIỆN CHÂM
1.1.1. Quan niệm của Y học cổ truyền về huyệt
1.1.1.1. Khái niệm về huyệt
Huyệt là nơi tập trung thần khí, nơi phản ánh chức năng của tạng phủ kinh lạc. Huyệt cũng là cửa ngõ tà khí lục dâm xâm nhập vào cơ thể, vì vậy nó phản ánh tình trạng bệnh lý của kinh mạch. Từ huyệt vị có thể phát hiện ra trạng thái bệnh lý của tạng phủ để chẩn đoán bệnh, cũng như từ huyệt vị có thể điều khí để chữa bệnh. Huyệt được phân bố khắp mặt ngoài cơ thể, nó có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể [6], [7], [8], [9].
1.1.1.2. Phân loại huyệt
Trên cơ thể có ba loại huyệt chính: Huyệt nằm trên đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh và A thị huyệt. Trên 12 kinh chính có những huyệt chủ yếu là: 12 huyệt nguyên, 13 huyệt lạc, 12 huyệt bối du, 12 huyệt mộ, 66 ngũ du huyệt, 12 huyệt khích, 8 huyệt hội, 8 giao hội huyệt.
* Huyệt Nguyên
Đại diện cho đường kinh là nơi khí huyết tập trung nhiều nhất so với vùng huyệt khác. Các huyệt này nằm ở ngay hoặc gần cổ tay, cổ chân, mỗi kinh chính có một huyệt Nguyên [10], [11].
Huyệt Nguyên có quan hệ mật thiết với Tam tiêu. Tác động vào đó có thể thúc đẩy chức năng của các cơ quan, điều hoà hoạt động nội tạng. Vì thế đối với bệnh của ngũ tạng lục phủ đều lấy huyệt Nguyên của chúng để điều trị. Huyệt Nguyên có tác dụng chữa các chứng hư hay thực của tạng phủ thuộc kinh mạch của huyệt. Ngoài ra qua huyệt Nguyên có thể chẩn đoán được bệnh của tạng phủ và kinh lạc [12],[13].
* Huyệt Lạc
Là huyệt liên lạc giữa một kinh âm với một kinh dương biểu lý.
Huyệt Lạc dùng để trị bệnh ngay tại đường kinh có huyệt đó, vừa có tác dụng chữa bệnh đường kinh có quan hệ biểu lý. Ngoài ra có thể dùng phối hợp với huyệt Nguyên của bản kinh để tăng tác dụng chữa bệnh [12],[13].
* Huyệt Du
Tất cả các huyệt này đều nằm trên kinh túc Thái dương Bàng quang. Các huyệt này đều mang tên tạng phủ tương ứng, trừ huyệt Du của Tâm bào được gọi là Quyết âm du.
Châm vào huyệt Du có tác dụng rất lớn đến những hoạt động của tạng phủ tương ứng. Ngoài ra có thể dựa vào phản ứng không bình thường của huyệt Du để chẩn đoán bệnh ở tạng phủ [12],[13].
* Huyệt Mộ
Là nơi khí của tạng phủ tụ lại trên vùng bụng ngực. Khi tạng phủ có bệnh, tại vùng huyệt Mộ tương ứng thường xuất hiện những phản ứng không bình thường.
Có thể dùng huyệt mộ để điều chỉnh hoạt động quá hưng phấn hoặc quá ức chế của tạng phủ. Qua những phản ứng bất thường của huyệt Mộ có thể chẩn đoán được bệnh ở tạng phủ tương ứng [12],[13].
* Huyệt Khích
Là nơi kinh khí tụ lại, nằm sâu trong khe gân xương. Mỗi kinh chính có một huyệt Khích, ngoài ra các mạch Âm duy, Dương duy, Âm kiểu, Dương kiểu, cũng có một huyệt Khích. Tổng cộng có mười sáu huyệt Khích. 
Thường dùng huyệt Khích để điều trị những chứng bệnh cấp của các kinh hoặc các tạng phủ của kinh đó. Huyệt Khích cũng có thể dùng để chẩn đoán những chứng bệnh cấp tính của tạng phủ mà đường kinh mang tên [12].
* Huyệt Ngũ du
Mỗi kinh chính có năm huyệt từ đầu mút các chi tới khuỷu tay và đầu gối, đại diện cho sự vận hành kinh khí của từng kinh chính. Huyệt Ngũ du được phân bố theo t ... n Hưởng, Khóa luận Bác sỹ y khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
64
Nguyễn Quốc An Vinh (2016). Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp với từ trường trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
65
申仪(2016).针灸腰段华佗夹脊穴治疗腰椎间盘突出症术后复发的临床研究.中国医学创新.2016,13(1):120-123
Thân Nghi (2016). Nghiên cứu lâm sàng châm cứu huyệt Giáp tích vùng thắt lưng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tái phát sau phẫu thuật. Y học Sáng tạo Trung quốc . 2016, 13 (1) : 120 - 123.
66
Nguyễn Quang Quyền (1993). Bài giảng giải phẫu cột sống. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
67
Hồ Hữu Lương (2006). Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr. 78- 88.
68
Nguyễn Quang Quyền (2007). Bài giảng giải phẫu học tập II. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr.22- 23.
69
White A.P, Arnold P.M., Norvell D.C., et al (2011), Pharmacologic management of chronic low back pain: synthesis of the evidence, Spine (Phila Pa 1976); 36(21 Suppl): 131-43.
70
Tomita S., Arphorn S., Muto T. et al. (2010), Prevalence and riks factors of low back pain among Thai va Myanmar Magrant seafood prossesing factory worker in Samut Sakorn province, Thailan, Industrial Health, 48, 283-291.
71
Lưu Thị Thu Hà (2012). Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy Luyện thép Thái Nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Thái Nguyên.
72
Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014). Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tr 191 – 197.
73
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 152-162.
74
Vũ Thị Thanh Thủy (2012). Đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa (hông). Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 75-87.
75
White A.P, Arnold P.M., Norvell D.C., et al (2011). Pharmacologic management of chronic low back pain: synthesis of the evidence, Spine (Phila Pa 1976); 36(21 Suppl): 131-43.
76
Mooney (1989), Evaluating low back disorder in the primary care office, The Journal of musculoskeletal medicine: 18-32.
77
Trần Quốc Bảo (2011). Bệnh học nội khoa y học cổ truyền - Giáo trình sau Đại học. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Hà Nội 
78
Nguyễn Bá Quang – Nghiêm Hữu Thành (2017). Giáo trình châm cứu đào tạo sau đại hoc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
79
Nguyễn Bá Quang – Nghiêm Hữu Thành (2017). Giáo trình châm cứu đào tạo định hướng chuyên khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
80
Nguyễn Thị Như Ngọc (2012). Hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân kết hợp ngâm chân bằng thuốc y học cổ truyền, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
81
Ngô Quyết Chiến - Trần Quốc Bảo (2013). Y học Cổ truyền. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
82
Bộ y tế (2008). Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền - Quy trình số 24. Nhà xuất bản y học.
83
Ngô Đình Xuân (2002). Tầm hoạt động cột sống thắt lưng ở người trưởng thành bình thường và một số đối tượng bệnh lý vùng thắt lưng, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
84
Nguyễn Văn Tư (1998). Nghiên cứu đặc điểm huyệt Tam âm giao và tác dụng của điện châm huyệt này lên một số chỉ số sinh lý, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội
85
Trần Phương Đông (2001). Nghiên cứu đặc điểm sinh lý huyệt Phong trì và ảnh hưởng của điện châm huyệt này lên điện não đồ và điện tâm đồ, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội
86
Kwok G., Cohen M., Cosic I. (1998). Mapping acupuncture points using multi channel device. Australas-Phys-Eng- Sci-Med, 21(2), 68-72.
87
Hồ Thị Tâm (2013). Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
88
Vũ Thường Sơn (2005). Nghiên cứu điện châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông, Tạp chí Y học thực hành, số 8/2005, tr. 10-12.
89
Trần Ngọc Ân (2002). Đau thắt lưng. Bệnh thấp khớp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr. 374 - 395.
90
Vũ Quang Bích (2001). Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng. Nhà xuất bản Y học: tr. 11.
91
Frymoyer JW, Gunnar BJ. Andersson (1991). "Clinical calssification", Occupational low back pain, Mosby Year Book Inc, Printed in USA, pp: 11 – 27
92
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Thoái hóa khớp. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: tr.138-151.
93
Hoàng Văn Dũng (2011). Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Tổng hội Y Dược học - Hội thấp khớp học Việt Nam, Nha Trang tháng 7/2011: tr. 56- 59.
94
Nguyễn Mai Hồng (2012). Thoái hóa cột sống. Chẩn đoán và điều trị
những bệnh cơ xương khớp thường gặp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 56-64.
95
Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ truyền tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 62, 320.
96
Szczudlik A, Lypka A (1983). Plasma immunoreactive beta-endorphin and enkephalin concentration in healthy subjects before and after electroacupunture, Acupunct Electrother Res, 8(2), 127-37.
97
Roland M., Morris R. (1983), A study of the natural history of back
pain. Part I: development of a reliable and sensitive measure of disability in low-back pain. Spine (Phila Pa 1976). 8(2): p. 141-4.
98
Martin Roland, Jeremy Fairbank, The Roland–Morris Disability Questionnaire and the Oswestry Disability Questionnaire, Spine volume 25, Number 24, p. 3115–3124.
99
Ekedahl KH1, Jönsson B, Frobell RB (2010 Aug). Validity of the fingertip-to-floor test and straight leg raising test in patients with acute and subacute low back pain: a comparison by sex and radicular pain. Arch Phys Med Rehabil. 91(8):1243-7. doi: 10.1016/j.apmr.2010.05.002.
100
Các bộ môn nội Trường Đại Học Y Hà Nội (2003). Nội khoa cơ sở. tập I, tr 434-435.
101
Nguyễn Tài Thu (1995). Châm cứu chữa bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
102
Nghiêm Hữu Thành (2011). Nghiên cứu cơ sở khoa học của điện châm trong điều trị một số chứng đau, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ
103
Vương Vĩnh Viêm, Lỗ Điêu Lân (2001). Yêu thống, Trung Y nội khoa. Nhà xuất bản Y học nhân dân, tr. 704- 713
104
Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyễn Tuất (1972). Dùng phương pháp châm cứu mới chữa 30 trường hợp đau lưng do cột sống, Tạp chí Đông y, số 118, 43-49.
105
Trường Đại học Y Hà Nội (2000). Sinh lý học tập 2. Nhà xuất bản Y
học. tr. 207.
106
Nguyễn Thị Thu Hiền (2013). Nghiên cứu nồng độ Beta-endophin, cortisol và catecholamine trước và sau điều trị laser kết hợp đại trường châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Học viện quân y
107
Trần Quốc Bình (2011). Đánh giá hiệu quả của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm trên bệnh nhân ĐTL thể thận dương hư. Tạp chí Y học thực hành. 751 (2): tr. 88- 92
108
Nguyễn Diên Hồng (2001). Ứng dụng laser – điện từ trường điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống, Tạp chí thông tin y học cổ truyền, số 102/2001
109
Trần Phương Đông (2009). Nghiên cứu tác dụng của điện châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ trong phẫu thuật bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 55-84
110
Nguyễn Châu Quỳnh (1994). Báo cáo hồi cứu điều trị đau lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam. 2: tr. 22-28
PHỤ LỤC 1
VỊ TRÍ CÁC HUYỆT ĐIỀU TRỊ VÀ LIÊN QUAN
GIẢI PHẪU, THẦN KINH
Tên huyệt
Vị trí
Liên quan giải phẫu, thần kinh
Tên quốc tế
Giáp tích
L5
(L5-S1)
Ở bờ dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng thứ 5 cách đường chính giữa đo sang ngang 2 bên 0,5 thốn
Giải phẫu: Dưới da là cân cơ lưng to. Dưới lớp cơ sâu là khối cơ gian-gai, cơ bán gai, cơ ngang-gai, cơ mông nhỏ, cơ đái chậu.
Thần kinh vận động là các nhánh của rễ thần kinh sống, đám rối thần kinh hông. 
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
EX
Yêu dương quan
Ở giữa, 2 đốt sống thắt lưng 4 và 5 (L4-L5)
Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cân khối cơ chung rãnh cột sống, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
GV3
Thận du
Ở hai bên xương sống, dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng 2 cách đường chính giữa ngang ra 1,5 thốn
Dưới da là cân ngực - thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu
Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối thắt lưng, nhánh của dây sống thắt lưng 2. 
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
UB23
Thứ liêu
Lỗ cùng 2
Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống lỗ cùng 2. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối thắt lưng cùng, nhánh của dây thần kinh cùng 2.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2
UB32
Hoàn khiêu
Nằm nghiêng một chân ở trên co, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp, bờ trên cơ sinh đôi trên.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh mông dưới và các nhánh của đám rối thần kinh cùng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
GB30
Ủy trung
Ở giữa nếp ngang giữa khoeo chân
Dưới da là chính giữa vùng ram khoeo, khe khớp gối
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2
UB 40
Dương
lăng tuyền
Ở dưới đầu gối 1 thốn, chỗ lõm phía dưới đầu trên xương mác
Dưới da là khe giữa cơ mác dài và cơ duỗi chung ngón chân.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn
thần kinh L5
GB 34
Côn lôn
Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Dưới da là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.
UB60
PHỤ LỤC 2
PHIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HUYỆT GIÁP TÍCH L5-S1
Họ tên người tình nguyện:.Năm sinh:  Giới: 
Địa chỉ: ...
Cân nặng =	 Chiều cao =	
Huyết áp =	 Mạch =	Nhiệt độ =	 Nhịp thở =
CHỈ SỐ
BÊN (T)
BÊN (P)
Hình dáng huyệt
Khoảng cách KC-MĐY
Diện tích huyệt
CHỈ SỐ
BÊN (T)
BÊN (P)
Tại huyệt
Ngoài huyệt
Tại huyệt
Ngoài huyệt
Cường độ dòng điện
Lần 1=
Lần 2=
Lần 3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
Nhiệt độ
1=
2=
3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
1=
2=
3=
TB =
Hà Nội, Ngày.....tháng.....năm 201
	Người thực hiện	 Người tình nguyện
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐAU CSTL
ROLAND MORIS LOW BACK PAIN QUESTIONARE (RMQ)
1. Tôi ở nhà hầu hết thời gian vì đau lưng. 
2.Vì đau lưng, tôi thay đổi vị trí thường xuyên để thoải mái. 
3. Tôi đi chậm hơn so với bình thường do đau lưng. 
4. Vì đau lưng, tôi không làm bất kỳ công việc mà tôi thường làm trong nhà. 
5. Vì đau lưng, tôi phải vịn lan can để leo cầu thang. 
6. Vì đau lưng, tôi nằm xuống để nghỉ ngơi thường xuyên hơn. 
7. Vì đau lưng, tôi phải giữ một cái gì đó để đứng lên dễ dàng. 
8. Vì đau lưng, tôi phải nhờ người khác giúp việc. 
9. Vì đau lưng, tôi mặc quần áo chậm hơn so với bình thường. 
10. Vì đau lưng, tôi chỉ đứng một thời gian ngắn. 
11. Vì đau lưng, tôi cố gắng không uốn cong hoặc quỳ xuống. 
12. Tôi cảm thấy khó khăn đứng dậy khỏi ghế vì đau lưng. 
13. Đau lưng gần như tất cả các thời gian. 
14. Tôi khó khăn để chuyển trên giường vì đau lưng. 
15. Tôi ăn không ngon miệng vì đau lưng. 
16. Tôi gặp khó khăn khi đi tất vì đau lưng. 
17. Vì đau lưng, tôi chỉ đi bộ khoảng cách ngắn. 
18. Tôi ngủ ít hơn vì đau lưng. 
19. Vì đau lưng, tôi mặc quần áo với sự giúp đỡ từ người khác. 
20. Tôi phải ngồi cho hầu hết các ngày bị đau lưng. 
21. Tôi tránh công việc nặng nhọc trong nhà vì đau lưng. 
22. Vì đau lưng, tôi cáu kỉnh và cư xử tồi tệ với người khác hơn bình thường. 
23. Vì đau lưng, tôi đi lên gác chậm hơn so với bình thường. 
24. Tôi nằm trên giường hầu hết thời gian vì đau lưng.
- Đánh giá: Mỗi câu hỏi 1 điểm
Số điểm của bệnh nhân sau điều trị/ số điểm bệnh nhân trước điều trị * 100%
PHỤ LỤC 4
Nhóm :
Mã bệnh án:
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
HÀNH CHÍNH
Họ và tên: TuổiGiới:.
Địa chỉ:..
Tính chất lao động: Lao động nặng Lao động nhẹ , Lao động trí óc 
Ngày vào viện: ..Ngày ra viện: ....
Lý do vào viện:..
CHUYÊN MÔN
Y học hiện đại
Bệnh sử
Thời gian đau: Từ 1 đến 2 ngày , Từ 3 đến 4 ngày Từ 5 đến 6 ngày 
Hoàn cảnh xuất hiện bệnh: Đau từ từ Đau đột ngột
Mức độ đau: Không đau , Đau ít , Đau trung bình Đau nhiều , Đau không chịu nổi 
Tính chất đau: Đau âm ỉ Đau từng cơn
Tần suất: Đau liên tục Đau không liên tục
Ảnh hưởng của vận động: Đau tăng Không đau tăng
Ảnh hưởng của thời tiết: Đau tăng Không đau tăng
Đã từng điều trị: Đã điều trị Chưa điều trị 
Tiền sử
Đau thắt lưng , THCS Thắt lưng 
Khác
Khám lâm sàng
 Thời điểm
Hội chứng CS
T0
T7
Có
Không
Có
Không
Thay đổi hình thể CS 
Điểm đau cạnh sống 
Hạn chế vận động CS 
Cơ quan bộ phận khác:..
.
.
.
.
Tình trạng bệnh nhân
T0
T1
T4
T7
Mức độ đau (VAS)
Ngưỡng đau (g/s)
Schober (cm)
Tầm vận động CSTL (độ)
- Gấp
- Duỗi
Mạch (lần/phút)
Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm trương (mmHg)
Đặc điểm huyệt Giáp tích L5
Thời điểm
Thông số
Bên phải
Bên trái
T0
T1
T7
T0
T1
T7
Nhiệt độ da (0C)
Cường độ dòng điện (μA)
Cận lâm sàng
XQ cột sống lưng: Gai xương 
 Hẹp khe khớp 
 Đặc xương dưới sụn 
 Cùng hóa L5 
 Biến dạng cột sống
 Khác.
	- Xét nghiệm máu:
 Nhóm
Chỉ số
Nhóm bệnh nghiên cứu
Nhóm bệnh chứng
To
T7
To
T7
Hồng cầu (T/l)
Bạch cầu (G/l)
Tiểu cầu(G/l)
Ure (mmol/l)
Creatinin (µmol/l)
AST(UI/l-37oC)
ALT(UI/l-37oC)
Chẩn đoán xác định:..
Y học cổ truyền
Tứ chẩn
 - Thần: Tỉnh c Chậm c Sắc: nhuận c Không nhuận c 
 - Chất lưỡi: Đỏ c Hồng c Nhợt c
 - Màu sắc rêu lưỡi: Trong c Trắng c Vàng c
 - Độ dày rêu lưỡi: Mỏng c Dày c
 - Tiểu tiện: Trong c Vàng c 
 - Đại tiện: Táo c Nát c Bình thường c
 - Ngủ: Bình thường c Rối loạn c
 - Ăn uống: Thích ấm c Thích mát c Bình thường c
- Mạch phù: Có c Không c Mạch trầm : Có c Không c 
- Mạch trì : Có c Không c Mạch sác : Có c Không c
- Mạch hoạt: Có c Không c Mạch khẩn : Có c Không c
- Mạch khác: Có c Không c
Thể bệnh: 
Chẩn đoán
Chẩn đoán bát cương
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc:.
Chẩn đoán nguyên nhân:..
Chẩn đoán bệnh danh:..
Theo dõi tác dụng không mong muốn
Không
Có
Vựng châm
Chảy máu
Nhiễm trùng tại chỗ châm
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Bác sỹ điều trị

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_huyet_giap_tich_l5_va_tac.doc
  • doc10-2018- TÂN - TRICH YEU-GIAI TRINH-THONG TIN TOM TAT TIENG VIET (1).doc
  • pdf10-2018- TÂN - TRICH YEU-GIAI TRINH-THONG TIN TOM TAT TIENG VIET (1).pdf
  • pdfLuận án - TÂN - 10-2018.pdf
  • docTính mới của Luận án - TÂN - 10-2018.doc
  • pdfTính mới của Luận án - TÂN - 10-2018.pdf
  • docTóm tắt = TIENG VIET 10-2018-TÂN.doc
  • pdfTóm tắt = TIENG VIET 10-2018-TÂN.pdf
  • docTóm tắt TIẾNG ANH - 10-2018-TÂN.doc
  • pdfTóm tắt TIẾNG ANH - 10-2018-TÂN.pdf