Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư
Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên Học thuyết kinh lạc thông qua việc kích thích những “Huyệt vị”, có mối liên hệ mật thiết với các tạng phủ bên trong cơ thể, sẽ làm giải phóng những hóa chất nội sinh có tác dụng nhất định giúp điều chỉnh những rối loạn của cơ thể. Nhưng nghiên cứu sâu về đặc điểm từng loại huyệt rất ít tác giả đề cập và việc sử dụng 1 số huyệt đặc biệt vẫn phải dựa vào những kinh nghiệm của người xưa mà chưa có những luận giải cụ thể [1].
Theo “Tứ tổng huyệt ca” trong Châm cứu đại toàn có câu: "Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi điều trị các bệnh lý cột sống lưng và chi dưới thì cần phải sử dụng huyệt Ủy trung, bởi vì huyệt Ủy trung là huyệt hợp (ký hiệu quốc tế là UB40) theo ngũ hành đại diện cho Thổ của kinh Túc thái dương bàng quang – là đường kinh đi từ mắt lên đỉnh đầu xuống lưng, sau đó đi xuống chi dưới và có quan hệ biểu lý với tạng thận chủ trị bệnh lý vùng eo lưng [1].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THÁI SƠN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYỆT ỦY TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT NÀY ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN YÊU CƯỚC THỐNG THỂ THẬN HƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THÁI SƠN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYỆT ỦY TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT NÀY ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN YÊU CƯỚC THỐNG THỂ THẬN HƯ Chuyên nghành: Y học cổ truyền Mã số: 62720201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ QUANG 2. PGS.TS. LÊ ĐÌNH TÙNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Y học Cổ truyền, Bộ môn Sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận án. Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, các khoa phòng của Bệnh viện Châm cứu TW và Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh đã cổ vũ, tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi hoàn thành khóa học. Labo Trung tâm Sinh-Y-Dược quân sự, Bộ môn Sinh lý học-Học viện Quân Y đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập, nghiên cứu. Phó Giáo sư, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ Nguyễn Bá Quang, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương; PGS.TS. Lê Đình Tùng, Trưởng Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà Nội là những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn vô cùng tận tình, chu đáo, đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Quí Thầy đã trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành, giúp đỡ tôi sửa chữa thiếu sót trong luận án, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Các Thầy, Cô Khoa Y học Cổ truyền và Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội với những kinh nghiệm, lòng nhiệt tình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án. Các Nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở và cấp Trường đã cho tôi những góp ý sâu sắc để tôi hoàn thiện bản luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu. Cuối cùng con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố mẹ, gia đình và người thân đã luôn bên cạnh, khuyến khích con trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi để vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Vũ Thái Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Thái Sơn, nghiên cứu sinh khóa 32 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Nguyễn Bá Quang và PGS.TS. Lê Đình Tùng. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Vũ Thái Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN C : Bệnh nhân : Chứng CLS : Cận lâm sàng CSTL : Cột sống thắt lưng D0 : Trước điều trị D1 D4 : Ngày điều trị thứ 1 : Ngày điều trị thứ 4 D7 L n : Ngày điều trị thứ 7 : Đốt sống thắt lưng : Cỡ mẫu NC : Nghiên cứu RLCG : Rối loạn cảm giác RLVĐ : Rối loạn vận động RLPXGX S : Rối loạn phản xạ gân xương : Đốt sống cùng TKHT TVĐ : Thần kinh hông to : Tầm vận động VAS : Visual Analog Scale YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Khoảng cách (mm) từ huyệt Ủy trung được xác định mốc YHCT đến vị trí huyệt được xác định bằng máy Neurometer 56 Bảng 3.2. Diện tích huyệt Ủy trung 57 Bảng 3.3. Nhiệt độ da (0C) trong và ngoài huyệt Ủy trung ở các nhóm tuổi 58 Bảng 3.4. Cường độ dòng điện (mA) qua da trong và ngoài huyệt Ủy trung ở các nhóm tuổi 59 Bảng 3.5. Đặc điểm nhiệt độ da (0C) tại huyệt Ủy trung ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư so sánh với người bình thường 60 Bảng 3.6. Cường độ dòng điện qua da (mA) vùng huyệt Ủy trung ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư so sánh với người bình thường 61 Bảng 3.7. Sự thay đổi nhiệt độ da (0C) tại huyệt Ủy trung ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư dưới tác dụng của điện châm 62 Bảng 3.8. Sự thay đổi cường độ dòng điện qua da (mA) vùng huyệt Ủy trung ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư dưới tác dụng của điện châm. 63 Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo giới 63 Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 64 Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 64 Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động 65 Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí rễ thần kinh bị chèn ép 65 Bảng 3.14. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh của YHCT 66 Bảng 3.15. Phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị 66 Bảng 3.16. Phân loại mức độ giãn CSTL trước điều trị 67 Bảng 3.17. Phân loại nghiệm pháp Lasègue trước điều trị 67 Bảng 3.18. Đánh giá một số triệu chứng lâm sàng trước điều trị 68 Bảng 3.19. Phân loại tầm vận động CSTL trước điều trị 68 Bảng 3.20. Đánh giá chức năng hoạt động CSTL trước điều trị 69 Bảng 3.21. Đặc điểm phim X-quang CSTL 69 Bảng 3.22. Bảng phân loại về mức độ giảm đau sau 4 ngày điều trị 71 Bảng 3.23. Bảng phân loại về mức độ giảm đau sau 7 ngày điều trị 72 Bảng 3.24. Bảng phân loại mức độ giãn cột sống thắt lưng sau 4 ngày điều trị 73 Bảng 3.25. Bảng phân loại mức độ giãn cột sống thắt lưng sau 7 ngày điều trị 74 Bảng 3.26. Bảng phân loại sự cải thiện góc Lasègue sau 4 ngày điều trị 76 Bảng 3.27. Phân loại mức độ cải thiện góc Lasègue sau 7 ngày điều trị 76 Bảng 3.28. Phân loại mức độ cải thiện chức năng hoạt động CSTL Owestry Disability sau 4 ngày điều trị 84 Bảng 3.29. Phân loại mức độ cải thiện chức năng hoạt động CSTL Owestry Disability sau 7 ngày điều trị 85 Bảng 3.30. Mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau 4 ngày điều trị 86 Bảng 3.31. Mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau 7 ngày điều trị 87 Bảng 3.32. Kết quả điều trị chung sau 4 ngày điều trị 88 Bảng 3.33. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày điều trị 89 Bảng 3.34. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm theo thể thận âm hư 90 Bảng 3.35. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm theo thể thận dương hư 91 Bảng 3.36. So sánh kết quả điều trị giữa thể thận âm hư và thể thận dương hư của nhóm NC 92 Bảng 3.37. Sự biến đổi các chỉ số sinh tồn 93 Bảng 3.38. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị 94 Bảng 3.39. Sự biến đổi hàm lượng beta-endorphin trong máu bệnh nhân 2 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm điều trị 95 Bảng 3.40. Mối tương quan giữa ngưỡng đau và hàm lượng beta-endorphin qua các thời điểm điều trị 96 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh hiệu quả giảm đau tại các thời điểm điều trị. 70 Biểu đồ 3.2. So sánh độ giãn CSTL tại các thời điểm điều trị. 72 Biểu đồ 3.3. So sánh hiệu suất cải thiện mức độ chèn ép rễ tại các thời điểm điều trị 75 Biểu đồ 3.4. So sánh hiệu suất cải thiện mức độ chèn ép rễ tại các thời điểm điều trị. 77 Biểu đồ 3.5. So sánh hiệu suất cải thiện mức độ ngửa cột sống tại các thời điểm điều trị. 78 Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu suất cải thiện mức độ nghiêng cột sống tại các thời điểm điều trị. 79 Biểu đồ 3.7. So sánh hiệu suất cải thiện mức độ xoay cột sống tại các thời điểm điều trị. 81 Biểu đồ 3.8. So sánh hiệu suất cải thiện điểm Owestry Disability tại các thời điểm điều trị. 83 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống vô cảm của não và tủy sống 21 Hình 1.2. Đám rối thần kinh thắt lưng 24 Hình 1.3. Đường đi và chi phối cảm giác của thần kinh hông to 25 Hình 2.1. Máy Neurometer type RB-65 42 Hình 2.2. Máy Thermo - Finer type N-1 43 Hình 2.3. Máy điện châm M8 45 Hình 2.4. Máy đo ngưỡng đau 47 Hình 2.5. Thước đo độ đau VAS 48 Hình 2.6. Thước đo tầm vận động khớp 51 ĐẶT VẤN ĐỀ Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên Học thuyết kinh lạc thông qua việc kích thích những “Huyệt vị”, có mối liên hệ mật thiết với các tạng phủ bên trong cơ thể, sẽ làm giải phóng những hóa chất nội sinh có tác dụng nhất định giúp điều chỉnh những rối loạn của cơ thể. Nhưng nghiên cứu sâu về đặc điểm từng loại huyệt rất ít tác giả đề cập và việc sử dụng 1 số huyệt đặc biệt vẫn phải dựa vào những kinh nghiệm của người xưa mà chưa có những luận giải cụ thể [1]. Theo “Tứ tổng huyệt ca” trong Châm cứu đại toàn có câu: "Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi điều trị các bệnh lý cột sống lưng và chi dưới thì cần phải sử dụng huyệt Ủy trung, bởi vì huyệt Ủy trung là huyệt hợp (ký hiệu quốc tế là UB40) theo ngũ hành đại diện cho Thổ của kinh Túc thái dương bàng quang – là đường kinh đi từ mắt lên đỉnh đầu xuống lưng, sau đó đi xuống chi dưới và có quan hệ biểu lý với tạng thận chủ trị bệnh lý vùng eo lưng [1]. Chứng yêu cước thống của YHCT tương đương với bệnh lý đau dây thần kinh hông to của YHHĐ - một bệnh lý về thần kinh rất thường gặp trên lâm sàng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không điều trị triệt để. Phần lớn các trường hợp đau thần kinh hông to có thể chữa khỏi bằng nội khoa bảo tồn, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu. Trong thực tiễn lâm sàng điều trị bệnh yêu cước thống bằng châm cứu, chúng tôi thường gặp nhất là yêu cước thống thể thận hư và thường dùng huyệt Ủy trung để điều trị và thấy có hiệu quả rất tốt, nhưng cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học huyệt Ủy trung, những thay đổi đặc điểm này trên người bệnh và khi có tác động điện châm vào huyệt. Vì thế, để làm sáng tỏ vấn đề này và khẳng định hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị yêu cước thống thể thận hư, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư”. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này nhằm: Tìm hiểu hình dáng, diện tích của huyệt Ủy trung trên bề mặt da, cường độ dòng điện qua da và nhiệt độ da vùng huyệt trên người trưởng thành bình thường. So sánh cường độ dòng điện, nhiệt độ da vùng huyệt Ủy trung giữa bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư và người trưởng thành bình thường. Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Ủy trung lên các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quan niệm của y học cổ truyền và các nghiên cứu của y học hiện đại về huyệt vị Theo tài liệu xưa của Y học cổ truyền, “Huyệt” là nơi ra vào lưu hành của thần khí, không phải là da, gân, xương. “Huyệt” là nơi mạch khí phát ra, là nơi khí của tạng phủ xuất ra ở 12 kinh mạch và là khí phủ. Người xưa dùng nhiều danh từ khác nhau để gọi tên của nơi hội tụ khí huyết của tạng phủ kinh lạc. Trong sách “Châm cứu giáp kinh” của Hoàng Phủ Mật thì huyệt được gọi là “Khổng huyệt” nghĩa là cái lỗ trống không. Ngoài ra còn nhiều sách dùng danh từ “Thâu huyệt”, “Khí huyệt”, “Du huyệt” [1]. Trên cơ thể có ba loại huyệt chính: Huyệt nằm trên đường kinh (kinh huyệt), huyệt nằm ngoài đường kinh (kỳ huyệt) và A thị huyệt. Trên 12 kinh chính có những huyệt chủ yếu là: 12 huyệt nguyên, 12 huyệt lạc, 12 huyệt bối du, 12 huyệt mộ, 60 ngũ du huyệt, 12 huyệt khích, 8 huyệt hội, 8 giao hội huyệt [1]. 1.1.1. Vai trò và tác dụng của huyệt Sách Tố Vấn viết "Người ta có 12 khớp lớn, 365 khe nhỏ chưa kể huyệt của 12 kinh mạch, đều là nơi vệ khí lưu hành. Đó cũng là nơi tà khí vào cơ thể và lưu lại, phải dùng châm, cứu để đuổi tà khí đi”. Như vậy, huyệt vừa là nơi thần khí lưu hành xuất nhập, vừa là nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể, vừa là nơi dùng kim hay mồi ngải tác động vào đó để đuổi tà khí ra ngoài [2],[3],[4],[5]. - Về sinh lý: Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt là nơi thần khí vận hành qua lại vào ra, nơi tạng phủ kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nhất, góp phần duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường [3]. - Về bệnh lý: Huyệt cũng là cửa ngõ xâm nhập của tà khí lục dâm. Khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì tà khí qua các huyệt này vào gây bệnh cho các đường lạc, nếu bệnh tiến triển nặng hơn tà khí sẽ từ kinh vào sâu trong tạng phủ [3]. - Về chẩn đoán: Khi tạng phủ bị bệnh, có thể có những thay đổi bệnh lý phản ánh ra ở huyệt như đau nhức, hoặc ấn vào đau, hoặc hình thái huyệt bị thay đổi...Thay đổi này là tín hiệu giúp các nhà lâm sàng có thêm tư liệu để quyết định chẩn đoán bệnh [3]. - Về phòng và điều trị bệnh: Huyệt là nơi tiếp nhận những kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt một lượng kích thích thích hợp có thể điều hòa được khí, khí hòa thì huyết hòa, khi huyết hòa thì tuần hoàn của huyết trong mạch mới thuận lợi, được chuyển đi để nuôi dưỡng cơ thể, lấy lại thăng bằng âm dương, nghĩa là làm ổn định những rối loạn bệnh lý, lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể [3]. Theo các sách châm cứu chủ yếu thì trên mười bốn kinh mạch chính có 361 tên huyệt, cộng cả hai bên trái phải thì tổng số huyệt vị là 670, bao gồm: - 52 huyệt chỉ có ở giữa (huyệt đơn). - 309 huyệt (309 x 2= 618) có ở hai bên (huyệt kép). - Về số huyệt ngoài kinh và huyệt mới có tổng số là 48 huyệt [6]. Những huyệt trên kinh có tính chất, vị trí, tác dụng, gần giống nhau, được xếp thành từng nhóm và có tên gọi chung. 1.1.1.1. Huyệt Nguyên Đại diện cho đường kinh là nơi khí huyết tập trung nhiều nhất so với vùng huyệt khác. Các huyệt này nằm ở ngay hoặc gần cổ tay, cổ chân, mỗi kinh chính có một huyệt Nguyên [7],[8]. Huyệt Nguyên có quan hệ mật thiết với Tam tiêu. Tác động vào đó có thể thúc đẩy chức năng của các cơ quan, điều hoà hoạt động nội tạng. Vì thế đối với bệnh của ngũ tạng lục phủ đều lấy huyệt Nguyên của chúng để điều trị. Huyệt Nguyên có tác dụng chữa các chứng hư hay thực của tạng phủ thuộc kinh mạch của huyệt. Ngoài ra qua huyệt Nguyên có thể chẩn đoán được bệnh của tạng phủ và kinh lạc [9],[10]. 1.1.1.2. Huyệt Lạc Là huyệt liên lạc giữa một kinh âm với một kinh dương biểu lý . Huyệt Lạc dùng để trị bệnh ngay tại đường kinh có huyệt đó, vừa có tác dụng chữa bệnh đường kinh có quan hệ biểu lý. Ngoài ra có thể dùng phối hợp với huyệt Nguyên của bản kinh để tăng tác dụng chữa bệnh [9],[10]. 1.1.1.3. Huyệt Du ở lưng Tất cả các huyệt này đều nằm trên kinh túc Thái dương Bàng quang. Các huyệt này đều mang tên tạng phủ tương ứng, trừ huyệt Du của Tâm bào được gọi là Quyết âm du. Châm vào huyệt Du có tác dụng rất lớn đến những hoạt động của tạng phủ tương ứng. Ngoài ra có thể dựa vào phản ứng không bình thường của huyệt Du để chẩn đoán bệnh ở tạng phủ [9],[10]. 1.1.1.4. Huyệ ... . Mo X., Li D., Pu Y., Xi G., Le X., Fu Z. (1993). Chinese studies on the mechanism for acupuncture stimulation of ovulation. J. Tradit. Clin. Med., 13 (2), 115-119. 67. Han S.H., Yoon S.H., Cho Y.W. (1999). Inhibitory effects of electroacupuncture on stress responses evoked by tooth-pulp stimulation in rats. Physiol and Behavior, 66(2), 217-222. 68. Arthur C. Guyton and John E. Hall - Textbook of Medical Physiology, 2008. 69. Bộ môn sinh lý học, Trường ĐH Y Hà Nội (1987). “Sinh lý đau”, Bài giảng chuyên đề sinh lý học (tập 1). Nhà xuất bản Y học, trang 138-153. 70. Vũ Anh Nhị (2003). Thần kinh học. Nhà xuất bản Y học. 71. Hoàng Bảo Châu (1993). Châm cứu học. Nhà xuất bản Y học. 72. Hoàng Bảo Châu (1981). Tác dụng và cơ chế tác dụng của châm tê, Thông tin Đông y, 3 – 4 (31). Tr 3 - 5. 73. Lê Quang Cường (1997). Các phương pháp điện sinh lý trong thăm khám hệ thần kinh ngoại biên. Nhà xuất bản Y học. 74. Chiu – YJ, Chi – A, Reid – IA (1997). Cardiovascular and endocrine effect of acupuncture in hypertnensive patiens. Clin – Exp – Hepertens, 19 (7), pp. 1047 – 1063. 75. Đỗ Công Huỳnh, Nguyễn Bá Quang (1998). Ảnh hưởng điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong, Khuyết bồn lên điện não và hàm lượng Catecholamin, Acetylcholin trong máu thỏ. Tạp chí sinh lý học 2 (1). Trang 21 – 28 76. Zhai, Chen H., Wang R., Hua X, Ding B, Jiang J (1994). Regulation on beta-Endorphin in tumor-bearing mice by moxibustion on Guanyan Point.Chen – Tzu – Yen – chin, 19 (1),pp.58 77. Hồ Ngọc Hồng (2003). Thăm dò hiệu quả giảm đau của phương pháp châm tê Hoa Đà giáp tích trên chứng đau thần kinh sau Zona, Luận văn chuyên khoa cấp II nghành Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM 78. Đỗ Hoàng Dũng (2010). Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn bằng điện mãng châm, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội. 79. Lê Trần Sơn Châu (2005). Khảo sát hiệu quả cuả phương pháp châm tê nhóm huyệt Hoa đà giáp tích đối với chứng đau do ung thư, Luận văn Thạc sĩ nghành Y học cổ cổ truyền. 80. Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội (1998). Bài giảng thần kinh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 108- 112. 81. Hồ Hữu Lương (2001). Khám lâm sàng hệ thần kinh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 103, 104, 164, 172. 82. Hồ Hữu Lương (2001). Đau dây thần kinh hông, Bệnh học thần kinh (Lâm sàng thần kinh tập II). Nhà xuất bản Y học, tr 75-82. 83. Maher C. G. (2004). Effective physical treatment for chronic low back pain, Orthop. Clin. North am. 35(1), pp. 57-64. 84. Allan H. Ropper và Ross D. Zafonte (2015). "Sciatica", Journal of Sciatica, New England 85. Bệnh viện Bạch mai (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Tr. 650-653. 86. Qiu X. H., Xie X. K., Liu X. N. (2010). Clinical observation on pricking blood along meridians combined with elctroacupuncture for treatment of prolapse of lumbar interverbral disc. Zhongguo Zhen Jui. 2010 Dec; 30(12):958-8. 87. Trần Thái Hà, Nguyễn Nhược Kim (2007). Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 56. 88. Nguyễn Tài Thu (2012). Châm cứu chữa bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 89. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Đau thần kinh tọa, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 199, 200. 90. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Tr. 152-162. 91. Bộ y tế (1998), Nạn kinh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.354 92. Nguyễn Công Tô (2008). Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng bằng đường mổ qua hai mảnh sống. Tạp chí ngoại khoa, số 3, tr. 19 – 24. 93. Phạm Ngọc Hải (2010). Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo kỹ thuật vi phẫu. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 368, tr. 41 – 46. 94. Phan Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Chương (2010). Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu. Tạp chí Y dược học Quân sự, số 2, Chuyên đề thần kinh học – Chào mừng 50 năm ngày truyền thống bộ môn Khoa Nội Thần kinh, Khoa đột quỵ, tập 35, tr.94 – 99. 95. Phạm Văn Minh, Hà Hồng Hà (2010). Nghiên cứu hiệu quả giảm đau của áo nẹp mềm trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Tạp chí nghiên cứu Y học, tháng 2, số 1, tập 66, tr. 79. 96. Phạm Tỵ (2009). Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật trong điều trị ngoại khoa thoát vị địa đệm cột sống thắt lưng. Tạp chí Y học Việt Nam, Tháng 7, số 1, tập 359, tr. 50 – 55. 97. Phạm Tỵ (2009). Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm theo kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Tạp chí Y học Việt nam, số 1, tập 362, tr.20 – 23. 98. Nguyễn Văn Chương (2009). Kết quả thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm qua da bằng Laser. Tạp chí Y dược học quân sự, số 4, tập 34, tr 43 – 53. 99. Vương Ngọc Kỳ, Lý Đồng Quân, Vu Chí Quốc (2007). Đánh giá tác dụng của thân thống trục ứ thang trong điều trị 100 ca thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tạp chí trường Đai học Trung dược Hắc Long Giang, Trung Quốc 100. Liu L., Liu L.G., Lu. M., Ran W.J. (2009). Obsservation on therapeutic effect of electroacupuncture combined with Chinese herbs for treatment of prolapse of lumbar intervertebral disc of yang deficiency and cold coagulation type. Zhongguo Zhen Jui. 2009 Aug; 29 (8): 626 -8. 101. Nguyễn Văn Hải (2007). Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 102. Lại Đoàn Hạnh (2008). Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp thủy châm, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 103. Chen W., Yang A.T, Dai M.T, Fu Q.L. (2009). Observation on therapeutic effect of electroacupuncture under continous traction for treatment of lumbar disc herniation. Zhongguo Zhen Jui 2009 Dec; 29 (12): 967 – 9. 104. Zou R., Xu Y., Zhang H. X. (2009). Evaluation on analgesic effect of electroacupuncture combined with acupoint-injection in treating lumbar intervertebral disc herniation. Zhonggou gu Shang. 2009 Oct; 22(10): 759 – 61. 105. Yang L. Y., Lu D. J., Li Y. H. (2009). Observation on therapeutic effect of fire – needle therapy on lumbar intervertebral disc herniation. Zhongguo Zhen Jui. 2009 Jun; 29(6): 449 -51. 106. Chen H.L., Qui X. H., Yan X.C. (2009). Observation on therapeutic effect of electroacupuncture plus blood – letting puncture at Weizhong (BL 40) on acute lumbar disc herniation. Zhongguo Zhen Jui. 2009 fer; 29 (2):123 – 5. 107. Lu L., Ke X. A., Mao X. D., Chen X.J., Wu F.C., Tong H. J. (2010). Clinical observation of ost – extension pulling massage in treating lumbar disc herniation. Zhongguo Gu Shang. 20101 Oct; 23(10): 790-1. 108. Nguyễn Quang Vinh (2012). Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp Shiatsu trong điều trị đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II , Trường Đại học Y Hà Nội. 109. Amor B, Rvel M, Dougados M (2000), Traitment des conflits discograd – iculaive par infection intradiscale daprotinine, Medicine et armies, pp. 751 – 754 110. Phạm Hữu Lợi (2003). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tại huyệt nguyên ở trẻ bình thường và bệnh nhi viêm não nhật bản, đánh giá hiệu quả phục hồi vận động bằng điện châm, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 111. Nguyễn Thị Thu Hương (2003). Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích (từ l3 - S1), Luận văn Thạc sỹ Y học trường đại học Y Hà Nội, thư viện Y Hà Nội. 112. Nguyễn Thị Thanh Tú (2005) . Đánh giá tác dụng giảm đau của cao dán thiên hương trên bệnh nhân đau thần kinh to, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà nội, Tr 5,6, 113. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013). Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh hông to bằng phương pháp cấy chỉ Catgut kết hợp với thuốc viên Didicera, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 114. Vũ Thái Sơn (2013). Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp châm tê hoa đà giáp tích trên hội chứng đau thần kinh tọa. Tập san Y học thực hành, số (7) 2013. 115. Triệu Trần Băng (2009). Đánh giá tác dụng hỗ trợ của Fastapain cream trong điều trị BN đau thần kinh hông to, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 116. Hồ Thị Tâm (2013). Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 117. Trần Thị Kiều Lan (2009). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 118. Lương Thị Dung (2008). Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 119. Cao Văn Vui (2017). Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm huyệt giáp tích L3 kết hợp huyệt thứ liêu trong điều trị đau thần kinh hông to, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y. 120. Nghiêm Hữu Thành (2011). Nghiên cứu cơ sở khoa học của điện châm trong điều trị một số chứng đau, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ. PHỤ LỤC 1 PHIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HUYỆT ỦY TRUNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BÌNH THƯỜNG Họ tên người tình nguyện: Năm sinh: Giới: Địa chỉ: Cân nặng = Chiều cao = Huyết áp = Mạch = Nhiệt độ = Nhịp thở = CHỈ SỐ CHÂN (T) CHÂN (P) Hình dáng huyệt Khoảng cách đo bằng tay và bằng máy dò huyệt Diện tích huyệt CHỈ SỐ CHÂN (T) CHÂN (P) Tại huyệt Ngoài huyệt Tại huyệt Ngoài huyệt Cường độ dòng điện Lần 1= Lần 2= Lần 3= TB = 1= 2= 3= TB = 1= 2= 3= TB = 1= 2= 3= TB = Nhiệt độ 1= 2= 3= TB = 1= 2= 3= TB = 1= 2= 3= TB = 1= 2= 3= TB = Hà Nội, Ngày.....tháng.....năm 201 Người thực hiện Người tình nguyện PHỤ LỤC 2 BỆNH ÁN YÊU CƯỚC THỐNG THỂ THẬN HƯ Nhóm ................... Số bệnh án: .. Họ tên bệnh nhân:Tuổi: Giới: Nam/Nữ Địa chỉ: Nghề nghiệp: Lý do vào viện: Bệnh sử: * Đặc điểm huyệt Ủy trung: Thông số D0 D4 D7 Nhiệt độ Cường độ dòng điện Khám YHHĐ: Rễ tổn thương L5 S1 BẢNG THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ LÂM SÀNG * Đánh giá chỉ số lâm sàng: Chỉ số theo dõi D0 D4 D7 VAS SHOBER LASÈGUE GẬP NGỬA NGHIÊNG XOAY OWESTRY DISABILITY VALLEIX ẤN CHUÔNG CO CƠ * Chỉ số khác: Chỉ số D0 D1 D7 MẠCH HATÂM THU HATÂM TRƯƠNG NHỊP THỞ NGƯỠNG ĐAU X-quang: KHÁM YHCT * Vọng: Tư thế bệnh nhân: Lưỡi: * Văn: Hơi thở: Tiếng nói: * Vấn: Thời gian bị bệnh: 6 tháng c Đau: Âm ỉ c Vừa c Nhiều c Liên tục c ,khác: Thiết: Mạch: Phù c Hoạt c Sác c Trì c Trầm c Vô lực c Hữu lực c Vị trí đường đi theo kinh đau: Kinh Bàng quang c Kinh Đởm c Thiện án c Cự án c , khác: *Chẩn đoán theo YHCT: Bát cương: Tạng phủ: Nguyên nhân: Thể bệnh: Hà Nội, ngày tháng năm 201 BS ĐIỀU TRỊ PHỤ LỤC 3 CHO ĐIỂM CÁC CHỈ SỐ LÂM SÀNG * Triệu chứng cơ năng đau TL: Số điểm đau tính theo thang điểm VAS + Hình tượng thứ nhất, từ 0 đến 2 điểm: Bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào. + Hình tượng thứ hai, từ 2 đến 4 điểm: Bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường + Hình tượng thứ ba, từ 4 đến 6 điểm: Bệnh nhân đau vừa, khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc có phản xạ kêu rên. + Hình tượng thứ tư, từ 6 đến 8 điểm: Bệnh nhân đau nhiều, đau liên tục, ngại vận động, luôn kêu rên. + Hình tượng thứ năm, từ 8 đến 10 điểm: rất đau, đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất. * Triệu chứng thực thể - Dấu hiệu Schober (cm) Schober ≥ 4 cm : 4 điểm. Schober ≥ 3 cm : 3 điểm. Schober ≥ 2 cm : 2 điểm. Schober <2 cm : 1 điểm. - NP Laseque (độ) Laseque ≥ 800 : 4 điểm Laseque ≥ 600 : 3 điểm Laseque ≥ 400 : 2 điểm Laseque <400 : 1 điểm -Tầm vận động CSTL: + Độ gấp : 4 điểm ≥ 700 3 điểm ≥ 600 2 điểm ≥ 400 1 điểm <400 + Độ ngửa 4 điểm ≥ 250 3 điểm ≥ 200 2 điểm ≥ 150 1 điểm <150 + Độ nghiêng chân bên đau: 4 điểm ≥ 300 3 điểm ≥ 250 2 điểm ≥ 200 1 điểm <200 + Độ xoay: 4 điểm ≥ 250 3 điểm ≥ 200 2 điểm ≥ 150 1 điểm <150 PHỤ LỤC 4 CHỨC NĂNG SINH HOẠT THEO OWESTRY DISABILITY Chỉ số Mức điểm D0 D4 D7 Phần I: Cường độ đau. Không đau.: 4đ Đau nhẹ.: 3đ Đau vừa phải: 2đ. Rất đau: 1đ Đau không chịu nổi: 0đ Phần II: Ngồi. Có thể ngồi trên ghế bao nhiêu lâu tuỳ thích mà không gây đau thêm.: 4đ Chỉ có thể ngồi khoảng 1 giờ vì đau.: 3đ Chỉ có thể ngồi khoảng 1/2 giờ vì đau: 2đ Chỉ có thể ngồi 25 phút vì đau: 1đ 5. Không thể ngồi được vì đau: 0đ Phần III: Đứng. Có thể đứng bao nhiêu lâu cũng được mà không gây đau thêm: 4đ Có thể đứng bao nhiêu lâu cũng được nhưng hơi gây đau thêm: 3đ Chỉ có thể đứng khoảng 1 giờ vì đau: 2đ Chỉ có thể đứng khoảng 1/2 giờ vì đau: 1đ Không thể ngồi được vì đau: 0đ Phần IV: Đi bộ. Có thể đi được một đoạn dài mà không gây đau thêm: 4đ Chỉ có thể đi được khoảng 1 km vì đau: 3đ Chỉ có thể đi được khoảng 1/2 km vì đau: 2đ Phải sử dụng gậy hoặc ba toong khi đi bộ: 1đ Không thể đi bộ được vì đau: 0đ Phần V: Nhấc đồ vật. Có thể nhấc vật nặng mà không gây đau thêm 4đ Có thể nhấc vật nặng mà hơi gây đau thêm: 3đ Chỉ có thể nhấc được vật nặng nếu vật đó để ở vị trí thuận lợi: như trên bàn: 2đ Chỉ nhấc được vật nhẹ: 1đ Không thể nhấc hoặc mang được bất kỳ đồ vật nào: 0đ Phần VI: Ngủ. Ngủ bình thường không bị thức giấc vì đau: 4đ Thỉnh thoảng bị thức giấc vì đau: 3đ Chỉ có thể ngủ được dưới 6 giờ vì đau: 2đ Chỉ có thể ngủ được dưới 4 giờ vì đau: 1đ Chỉ có thể ngủ được dưới 2 giờ vì đau: 0đ Phần VII: Vệ sinh cá nhân Có thể tự làm vệ sinh cá nhân bình thường mà không gây đau thêm: 4đ Có thể làm vệ sinh cá nhân bình thường nhưng hơi đau thêm: 3đ Phải làm chậm và cẩn thận vì đau khi làm vệ sinh cá nhân: 2đ Cần sự giúp đỡ của người khác trong việc tự làm vệ sinh cá nhân: 1đ Không thể tự mặc quần áo, tắm rửa rất khó khăn và phải ở trên giường: 0đ Phần VIII: Sở thích riêng. Vẫn có thể tham gia những sở thích riêng mà không gây đau hơn: 4đ Vẫn có thể tham gia được nhưng gây đau hơn 3đ Chỉ có thể tham gia được 1/2 thời gian so với trước đây: 2đ Chỉ có thể tham gia được 1/4 thời gian so với trước đây: 1đ Không thể tham gia được vì đau: 0đ Phần IX: Đời sống tình dục. Hoàn toàn bình thường mà không gây đau thêm: 4đ Bình thường nhưng hơi gây đau thêm: 3đ Không thể bình thường vì đau: 2đ Rất hạn chế vì đau: 1đ Gần như không có vì đau: 0đ Phần X: Đời sống xã hội. Tham gia hoạt động xã hội bình thường mà không gây đau thêm: 4đ Có thể tham gia hoạt động xã hội bình thường nhưng hơi gây đau thêm: 3đ Không thể tham gia hoạt động bình thường vì đau: 2đ Tham gia hoạt động hạn chế vì đau: 1đ Không thể tham gia các hoạt động xã hội vì đau: 0đ
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_huyet_uy_trung_va_anh_huo.doc
- THONG TIN KET LUAN MOI CUA LUAN AN (TV - EN).doc
- TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).doc
- TONG TAT LUAN AN (TIENG ANH).doc
- TRICH YEU LUAN AN.doc