Luận án Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ

Suy thận mạn tính là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận tiết niệu mạn tính và các bệnh khác ngoài thận như tăng huyết áp, đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn tính ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt nam do sự gia tăng các bệnh lý gây tổn thương nhu mô thận [112], [126]. Bệnh nhân suy thận mạn tính cần được điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu hoặc ghép thận khi mức lọc cầu thận < 15="" ml/phút.="">

Canxi hoá mạch máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính là một quá trình diễn biến âm thầm, bắt đầu bằng quá trình suy chức năng nội mạc mạch máu, vữa xơ thành mạch máu, chuyển dạng tế bào từ tế bào cơ trơn (thành phần chủ yếu thành mạch máu) thành tế bào trung mô, có khả năng hình thành xương. Quá trình chuyển dạng tế bào này được sự tác động của các cytokine sinh ra trong quá trình chết theo chương trình của tế bào (apoptosis), các yếu tố nguy cơ như tăng ure, canxi, phospho, vitamin D hoạt động, homocysteine. Osteoprotegerin (OPG) là một protein tham gia vào quá trình chuyển hoá xương, có vai trò điều chỉnh canxi hoá mạch máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy OPG thường tăng lên ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính và liên quan đến canxi hoá mạch máu, cũng như là yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn có nồng độ OPG cao, với bệnh nhân ghép thận nồng độ OPG sẽ giảm [33], [72], [85]. Xơ vữa và canxi hoá mạch máu là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn tính đặc biệt những bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ [50], [128]. Có nhiều yếu tố liên quan đến xơ vữa và canxi hoá mạch máu bao gồm: rối loại lipid máu, rối loạn chuyển hoá canxi, phospho liên quan đến hormon tuyến cận giáp (Parathyroid hormone - PTH) và cường chức năng tuyến cận giáp. Bên cạnh đó hiện tượng viêm hệ thống là yếu tố tham gia và thúc đẩy cơ chế bệnh sinh của canxi hoá mạch máu [70], [110].

 Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ gây canxi hoá mạch máu bao gồm tuổi cao, đái tháo đường, tăng canxi, phospho, tăng PTH, chế độ ăn nhiều canxi, viêm mạn tính và đặc biệt thời gian lọc máu kéo dài. Khi động mạch bị canxi hoá gây hiện tượng hẹp lòng động mạch, mạch dễ bóc tách [40], [62], [110]. Tử vong ở người bệnh lọc máu chu kỳ thường do các biến cố tim mạch bao gồm: nhồi máu cơ tim do xơ vữa hẹp tắc động mạch vành, đột quỵ não do vỡ hoặc hẹp tắc động mạch não.Để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh lọc máu chu kỳ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch, cũng như hạn chế biến cố tim mạch là một vấn đề quan trọng cần quan tâm, hiểu rõ.

 Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về biến đổi một số chỉ số hình thái, huyết động của ĐM cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn tính chưa lọc máu, tuy nhiên nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ osteoprotegerin, hormone tuyến cận giáp trong huyết tương với tổn thương ĐM cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan với tổn thương động mạch cảnh còn chưa có nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ” nhằm các mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu xác định nồng độ của OPG, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh cũng như mối liên quan giữa OPG, PTH với tổn thương ĐM cảnh với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Từ kết quả của đề tài góp phần làm rõ mối liên quan giữa nồng độ OPG, PTH huyết tương với một số thay đổi hình thái, huyết động của ĐM cảnh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

 

doc 153 trang dienloan 9160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ

Luận án Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC HUẾ
=======***=======
NCS NGUYỄN MINH TUẤN 
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ OSTEOPROTEGERIN, PARATHYROID HORMONE HUYẾT TƯƠNG, TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ
NGÀNH: NỘI KHOA
Mã số: 9 72 01 07
Người hướng dẫn khoa học: 
HDC: GS TS VÕ TAM 
HDP: PGS TS LÊ VIỆT THẮNG 
HUẾ - 2019
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Giám hiệu Trường Đại học y dược Huế, Ban Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu sinh tại Đại học Huế.
Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Phòng đào tạo sau đại học - Trường Đại học y dược Huế, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện luận án này.
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học y dược Huế, Trưởng Khoa Nội thận - cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Huế đã tận tình hướng dẫn tôi, góp ý những vấn đề liên quan đến luận án ngay từ khi bắt đầu tiến hành đến khi kết thúc.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Việt Thắng ,Học viên Quân y đã tận tình hướng dẫn tôi rất nhiều, góp ý những vấn đề nhỏ có liên quan đến luận án.
Các bác sĩ, nhân viên trong Khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy , Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo Thành phố Hồ Chí Minh ; Các bác sĩ, nhân viên trong Khoa Thăm dò chức năng bệnh viên Chợ Rẫy.
Các bác sĩ, nhân viên trong Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tất cả các thầy cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, cán bộ thuộc Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu sinh.
Tất cả những người đi trước đã để lại cho tôi nguồn tài liệu tham khảo có giá trị giúp cho tôi hoàn thành luận án này.
Tất cả các bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Những đồng nghiệp thân thương đã chia sẻ ngọt bùi và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Những người thân trong gia đình: Mẹ và em đã giúp đỡ, động viên chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Lời cuối cùng, xin cảm ơn người Vợ thương yêu đã không quản gian khổ, giúp đỡ và chia sẻ với tôi lúc thuận lợi cũng như khó khăn để tôi có thể hoàn thành tốt công việc.
Huế, tháng 04 năm 2020
Nguyễn Minh Tuấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT	CỤM TỪ THAY THẾ
BMI
Body mass index
BSA
Body surface area
CRP
C-reactive protein
Dd
Đường kính lòng mạch thì tâm trương
ĐKĐM
Đường kính động mạch
ĐM
Động mạch
ĐMC
Động mạch chủ
Ds
Đường kính lòng mạch thì tâm thu
ĐTĐ
Đái tháo đường
EDV
End diastolic Velocity
HA
Huyết áp
HDL-C
High density lipoprotein Cholesterol
HST
Huyết sắc tố
IMT
Intima Media Thickness
IU
International unit
KDIGO
Kidney Disease Improving Global Outcomes
LDL-C
Low density lipoprotein Cholesterol
MLCT
Mức lọc cầu thận
OPG
Osteoprotegerin
PSV
Peak Systolic Velocity
PTH
Parathyroid hormone
RAA
Renin-Angiotensin Aldosterol
RANK
Receptor activator of NF-KB
RI
Resistant index
RLLP
Rối loạn Lipid
STM
Suy thận mạn
STMT
Suy thận mạn tính
THA
Tăng huyết áp
TM
Tĩnh mạch
VCTM
Viêm cầu thận mạn
VTBTM
Viêm thận bể thận mạn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU	3
1.1. Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối	3
1.1.1. Khái niệm về bệnh thận mạn tính và suy thận mạn tính	3
1.1.2. Thận nhân tạo chu kỳ và một số biến chứng tim mạch	4
1.2. Các dấu ấn đánh giá rối loạn sinh học ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ	8
1.2.1. Vai trò các dấu ấn sinh học đánh giá một số rối loạn bệnh nhân lọc máu chu kỳ	8
1.2.2. Biến đổi nồng độ parathyroid hormone, Osteoprotegerin huyết tương và quá trình xơ vữa mạch máu	10
1.2.3. Đặc điểm tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ	19
1.2.4. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ	25
1.3. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến PTH, OPG huyết tương và tổn thương ĐM cảnh	28
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài	28
1.3.2. Nghiên cứu trong nước	34
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	37
2.1. Đối tượng nghiên cứu	37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng	37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng	37
2.2. Phương pháp	38
2.2.1. Nội dung nghiên cứu	38
2.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu	47
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu	50
2.2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:	50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU	52
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	52
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH, NỒNG ĐỘ OPG, PTH HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU	55
3.2.1. Đặc điểm tổn thương ĐM cảnh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	55
3.2.2. Đặc điểm nồng độ OPG, PTH huyết tương ở đối tượng nghiên cứu	60
3.2.3. Liên quan nồng độ OPG, PTH huyết tương với một số đặc điểm tổn thương ĐMC ở đối tượng nghiên cứu	61
3.3. LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH, NỒNG ĐỘ OPG, PTH HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN	65
3.3.1. Liên quan với tuổi	66
3.3.2. Liên quan với giới	67
3.3.3. Liên quan với thừa cân và béo phì	69
3.3.4. Liên quan với đái tháo đường	71
3.3.5. Liên quan với tăng huyết áp	72
3.3.6. Liên quan với rối loạn lipid máu	74
3.3.7. Liên quan với giảm albumin máu	75
3.3.8. Liên quan với thời gian lọc máu	78
 3.3.9 Liên quan với chức năng thận tồn dư	84
3.3.10. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố tiên lượng xơ vữa ĐMC	85
Chương 4 BÀN LUẬN	89
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	89
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH, NỒNG ĐỘ OPG, PTH HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU	94
4.2.1. Đặc điểm tổn thương ĐMC ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	94
4.2.2. Đặc điểm nồng độ OPG, PTH huyết tương ở đối tượng nghiên cứu	101
 4.2.3.Liên quan nồng độ OPG, PTH huyết tương với đặc điểm tổn thương ĐMC ở đối tượng nghiên cứu	107
4.3. LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH, NỒNG ĐỘ OPG, PTH HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN	110
4.3.1. Liên quan với tuổi và giới	111
4.3.2. Liên quan với thừa cân và béo phì	112
4.3.3. Liên quan với đái tháo đường	112
4.3.4. Liên quan với tăng huyết áp và rối loạn lipid máu	113
4.3.5. Liên quan với giảm albumin máu	115
4.3.6. Liên quan với thời gian lọc máu	116
4.3.7. Liên quan với chức năng thận tồn dư	117
4.3.8. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố tiên lượng xơ vữa ĐMC, tăng PTH, và tăng OPG huyết tương	118
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI	119
KẾT LUẬN	120
1. Đặc điểm tổn thương ĐM cảnh, nồng độ PTH, OPG huyết tương ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	120
2. Liên quan tổn thương động mạch cảnh, nồng độ PTH, OPG huyết tương với một số đặc điểm bệnh nhân	120
KIẾN NGHỊ	122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn tính là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận tiết niệu mạn tính và các bệnh khác ngoài thận như tăng huyết áp, đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn tính ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt nam do sự gia tăng các bệnh lý gây tổn thương nhu mô thận [112], [126]. Bệnh nhân suy thận mạn tính cần được điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu hoặc ghép thận khi mức lọc cầu thận < 15 ml/phút. 
Canxi hoá mạch máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính là một quá trình diễn biến âm thầm, bắt đầu bằng quá trình suy chức năng nội mạc mạch máu, vữa xơ thành mạch máu, chuyển dạng tế bào từ tế bào cơ trơn (thành phần chủ yếu thành mạch máu) thành tế bào trung mô, có khả năng hình thành xương. Quá trình chuyển dạng tế bào này được sự tác động của các cytokine sinh ra trong quá trình chết theo chương trình của tế bào (apoptosis), các yếu tố nguy cơ như tăng ure, canxi, phospho, vitamin D hoạt động, homocysteine... Osteoprotegerin (OPG) là một protein tham gia vào quá trình chuyển hoá xương, có vai trò điều chỉnh canxi hoá mạch máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy OPG thường tăng lên ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính và liên quan đến canxi hoá mạch máu, cũng như là yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn có nồng độ OPG cao, với bệnh nhân ghép thận nồng độ OPG sẽ giảm [33], [72], [85]. Xơ vữa và canxi hoá mạch máu là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn tính đặc biệt những bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ [50], [128]. Có nhiều yếu tố liên quan đến xơ vữa và canxi hoá mạch máu bao gồm: rối loại lipid máu, rối loạn chuyển hoá canxi, phospho liên quan đến hormon tuyến cận giáp (Parathyroid hormone - PTH) và cường chức năng tuyến cận giáp. Bên cạnh đó hiện tượng viêm hệ thống là yếu tố tham gia và thúc đẩy cơ chế bệnh sinh của canxi hoá mạch máu [70], [110]. 
 Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ gây canxi hoá mạch máu bao gồm tuổi cao, đái tháo đường, tăng canxi, phospho, tăng PTH, chế độ ăn nhiều canxi, viêm mạn tính và đặc biệt thời gian lọc máu kéo dài. Khi động mạch bị canxi hoá gây hiện tượng hẹp lòng động mạch, mạch dễ bóc tách [40], [62], [110]. Tử vong ở người bệnh lọc máu chu kỳ thường do các biến cố tim mạch bao gồm: nhồi máu cơ tim do xơ vữa hẹp tắc động mạch vành, đột quỵ não do vỡ hoặc hẹp tắc động mạch não...Để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh lọc máu chu kỳ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch, cũng như hạn chế biến cố tim mạch là một vấn đề quan trọng cần quan tâm, hiểu rõ. 
 Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về biến đổi một số chỉ số hình thái, huyết động của ĐM cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn tính chưa lọc máu, tuy nhiên nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ osteoprotegerin, hormone tuyến cận giáp trong huyết tương với tổn thương ĐM cảnh ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan với tổn thương động mạch cảnh còn chưa có nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ” nhằm các mục tiêu sau: 
Mục tiêu tổng quát: 
Nghiên cứu xác định nồng độ của OPG, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cảnh cũng như mối liên quan giữa OPG, PTH với tổn thương ĐM cảnh với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Từ kết quả của đề tài góp phần làm rõ mối liên quan giữa nồng độ OPG, PTH huyết tương với một số thay đổi hình thái, huyết động của ĐM cảnh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 
Mục tiêu cụ thể: 
Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone, một số chỉ số hình thái và huyết động của động mạch cảnh bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ. 
Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương, một số chỉ số hình thái và huyết động của động mạch cảnh với một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng thận nhân tạo
1.1.1. Khái niệm về bệnh thận mạn tính và suy thận mạn tính
* Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD):
Theo KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) của Hội thận học Hoa Kỳ - 2012 [65], bệnh thận được coi là mạn tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
Tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và chức năng thận. Những rối loạn này có thể làm giảm hoặc không làm giảm mức lọc cầu thận (MLCT), được thể hiện ở các tổn thương về mô bệnh học, biến đổi về sinh hóa máu, nước tiểu hoặc hình thái của thận qua chẩn đoán hình ảnh.
Mức lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate - GFR) giảm < 60 ml/phút/1.73 m2 liên tục trên 3 tháng, có thể có tổn thương cấu trúc thận đi kèm hoặc không.
* Suy thận mạn tính (Chronic Renal Failure – CRF): là một Hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của xơ hóa các nephron chức năng, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóa các cơ quan trong cơ thể.
Bảng 1.1 Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính theo Hội thận học Hoa Kỳ năm 2012
Giai đoạn
Đặc điểm
MLCT (ml/phút/1,73 m2)
1
Thận có tổn thương với MLCT bình thường hoặc tăng
90 - 130
2
Chức năng thận giảm nhẹ
60 - 89
3a
Chức năng thận giảm nhẹ đến trung bình
45 - 59
3b
Chức năng thận giảm trung bình đến nặng
30 - 44
4
Chức năng thận giảm nặng
15 - 29
5
Chức năng thận giảm rất nặng
< 15 
 Khái niệm bệnh thận mạn tính đã bao hàm cả suy thận mạn. Suy thận mạn tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 (MLCT < 60 ml/phút).
 * Bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease - ESRD): hay bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn. Suy thận mạn giai đoạn cuối tương ứng với bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (mức lọc cầu thận < 15 ml/phút hoặc bệnh nhân lọc máu) [65]
1.1.2. Thận nhân tạo chu kỳ và một số biến chứng tim mạch 
1.1.2.1. Thận nhân tạo chu kỳ
Điều trị bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng thận nhân tạo chu kỳ là một phương pháp điều trị phổ biến. Tất cả các bệnh nhân có MLCT < 15 ml/phút đều có thể áp dụng phương pháp này. 
Thận nhân tạo chu kỳ (Lọc máu ngoài cơ thể) là quá trình lọc máu diễn ra ở ngoài cơ thể bằng máy lọc máu để lấy ra khỏi máu các sản phẩm cặn bã và nước dư thừa, dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuếch tán và siêu lọc [24], [28]. Để tiến hành lọc máu ngoài cơ thể, người ta phải thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể gồm đường dẫn máu ra khỏi cơ thể đến bộ lọc (đường động mạch), máu qua bộ lọc nhân tạo, đường dẫn máu từ bộ lọc trở lại cơ thể (đường tĩnh mạch)
Với các bệnh nhân lọc máu chu kỳ, mỗi tuần cần lọc 12 giờ, thường chia làm 3 buổi, mỗi buổi lọc 4 giờ, màng lọc high flux. Phương pháp lọc máu chỉ thay thế được một phần chức năng đào thải các sản phẩm cặn của chuyển hoá, nước dư thừa và lập lại cân bằng điện giải, cân bằng kiềm toan, không thay thế được cho các chức năng nội tiết của thận. Do đó vẫn phải kết hợp với phương pháp điều trị bảo tồn. Lọc máu bằng kỹ thuật thận nhân tạo được áp dụng rộng rãi trên các bệnh nhân suy thận mạn tính, loại trừ khi bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng như: truỵ tim mạch, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng; đang trong tình trạng sốc; rối loạn đông máu - chảy máu
* Đánh giá hiệu quả lọc máu tốt qua lâm sàng:
Sự phục hồi lại sức khoẻ tối đa cho các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị lọc máu chu kỳ được coi là chất lượng lọc máu hay lọc máu tối ưu. Mục đích của lọc máu tối ưu là kéo dài tuổi thọ và mang lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối gần giống với người bình thường. Có thể chia làm 2 nhóm tiêu chuẩn của lọc máu tối ưu:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: đây được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, tuy nhiên đây lại là vấn đề khó đánh giá chính xác. Sự hồi phục lại cuộc sống gia đình, xã hội và nghề nghiệp cho bệnh nhân được coi là những tiêu chuẩn xác thực ... 8.
 Nishiura R, Fujimoto S, Sato Y, et al. (2009). “Elevated Osteoproteregin levels predict cardiovascular events in new hemodialysis patients”. Am J Nephro 29: 257-263.
 Nitta, K., Akiba, T., Uchida, K., et al (2004). Serum osteoprotegerin levels and the extent of vascular calcification in haemodialysis patients. Nephrology Dialysis Transplantation, 19(7), 1886-1889.
NKF/DOQI (2007), “Clinical Practice Guideline and Clinical Practice Recommendations for anemia in chronic kidney disease: 2007 update of hemoglobin target”, Am J Kidney Dis, 50, pp. 471-530.
NKF/KDIGO (2012), “KDIGO clinical practice guideline for glomerulonephritis”, Kidney International Supplement ; 139(2): 156-162, 200-208.
 NKF/KDOQI (2005), "Clinical practice guidelines for cardiovascular disease in dialysis patients", American Journal of Kidney Diseases, Vol 45, No 4, Suppl 3: pp S34-S36.
 Park J.H., Song J.S., Choi S.T. (2019), “Increased Carotid Intima-Media Thickness (IMT) in Hyperuricemic Individuals May Be Explained by Hyperhomocysteinemia Associated with Renal Dysfunction: a Cross-Sectional Study.”. J Korean Med Sci. 2019 Sep 30;34(37):e237.
 Pateinakis, P., Papagianni, A., Douma, S., et al (2013). Associations of fetuin-A and osteoprotegerin with arterial stiffness and early atherosclerosis in chronic hemodialysis patients. BMC nephrology, 14(1), 122.
 Patel ML, Sachan R, Singh GP, et al. (2019). Assessment of subclinical atherosclerosis and endothelial dysfunction in chronic kidney disease by measurement of carotid intima media thickness and flow-mediated vasodilatation in North Indian population. J Family Med Prim Care. 2019 Apr;8(4):1447-1452. 
 Pencak, P., Czerwieńska, B., Ficek, R., et al (2013). Calcification of coronary arteries and abdominal aorta in relation to traditional and novel risk factors of atherosclerosis in hemodialysis patients. BMC nephrology, 14(1), 10.
 Price PA, June HH, Buckley JR, et al. (2001). “Osteoprotegerin inhibits artery calcification induced by warfarin and by vitamin D”. Arterioscler Thromb Vasc Biol 21: 1610-1616.
Ricardo, A. C., Flessner, M. F., Eckfeldt, J. H., et al. (2015). Prevalence and correlates of CKD in Hispanics/Latinos in the United States. Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 10(10), 1757-1766.
 Román-García P, Rodríguez-García M, Cabezas-Rodríguez I, et al. (2011). “Vascular calcification in patients with chronic kidney disease: types, clinical impact and pathogenesis”. Med Princ Pract 20: 203-212.
 Sayarlioglu, H., Acar, G., Sahin, M., et al (2013). Prevalence and risk factors of valvular calcification in hemodialysis patients. Iranian journal of kidney diseases, 7(2).
 Schlieper G, Brandenburg V, Djuric Z, et al. (2007). “Is there a correlation between C-reactive protein and calcification inhibitors with cardiovascular parameters and risk factors in hemodialysis patients?”. Dtsch Med Wochenschr 132: 1820-1824.
 Schoppet M, Al-Fakhri N, Franke FE, et al. (2004). “Localization of osteoprotegerin, tumor necrosis factor-related apoptosis-inducing ligand, and receptor activator of nuclear factor-kappaB ligand in Mönckeberg's sclerosis and atherosclerosis”. J Clin Endocrinol Metab 89: 4104-4112.
 Schoppet M, Kavurma MM, Hofbauer LC, et al. (2011). “Crystallizing nanoparticles derived from vascular smooth muscle cells contain the calcification inhibitor osteoprotegerin”. Biochem Biophys Res Commun 407: 103-107.
Scialla JJ, Kao WH, Crainiceanu C., et al. (2014). “Biomarker of Vascular Calcification and mortality in patients with ESRD”. Clin J Am Soc Nephrol 9: 745–755.
Scialla, J. J., Leonard, M. B., Townsend, R. R., et al (2011). Correlates of osteoprotegerin and association with aortic pulse wave velocity in patients with chronic kidney disease. Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 6(11), 2612-2619.
 Shanahan CM, Crouthamel MH, Kapustin A, et al. (2011), “Arterial Calcification in chronic Kidney Disease: Key roles for Calcium and phosphate”, Circ Res. 109(6):697-711. 
 Shoji T, Emoto M, Tsutomu T, et al (2002), "Advanced atherosclerosis in predialysis patients with chronic renal failure", Kidney International, 61, pp. 2187 - 2192.
 Shroff RC, Shah V, Hiorns MP, et al. 2008) “The circulating calcification inhibitors, fetuin-A and osteoprotegerin, but not matrix Gla protein, are associated with vascular stiffness and calcification in children on dialysis”. Nephrol Dial Transplant 23: 3263-3271.
 Sipahi S, Genc AB, Acikgoz SB, et al (2019). Relationship of salusin-alpha and salusin-beta levels with atherosclerosis in patients undergoing haemodialysis. Singapore Med J. 2019 Apr;60(4):210-215. 
 Speer G, Fekete BC, El Hadj Othmane T, et al. (2008). “Serum osteoprotegerin level, carotid-femoral pulse wave velocity and cardiovascular survival in haemodialysis patients”. Nephrol Dial Transplant 23: 3256-3262.
Stevens LA, Li S, Kurella Tamura M et al (2011), “Comparison of the CKD Epidemiology Collaboration (CKD-EPI) and Modification of Diet in Renal Disease (MDRD) study equations: risk factors for and complications of CKD and mortality in the Kidney Early Evaluation Program (KEEP)”, Am J Kidney Dis. 57(3 Suppl 2):S9-16.
Tang R, Wang R, Ao X, et al (2017). Plasma level of apelin and carotid atherosclerosis in maintenance hemodialysis patients. Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2017 Jun 28;42(6):617-622. 
 Tatar, E., Kircelli, F., Asci, G., et al (2011). Associations of triiodothyronine levels with carotid atherosclerosis and arterial stiffness in hemodialysis patients. Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 6(9), 2240-2246.
Thomas, R., Kanso, A., & Sedor, J. R. (2008). Chronic kidney disease and its complications. Primary care: Clinics in office practice, 35(2), 329-344.
 Uhlig K, Berns JS, Kestenbaum B et al (2010), “KDOQI US commentary on the 2009 KDIGO Clinical Practice Guideline for the Diagnosis, Evaluation, and Treatment of CKD-Mineral and Bone Disorder (CKD-MBD).”, Am J Kidney Dis. 55(5):773-99.
 van Husen M, Fischer AK, Klaassen I, et al. (2009). “Osteoprotegerin and receptor activator kappab ligand (RANKL) in pediatric chronic kidney disease”. Abstract/Bone 45 (2009) S59-S111.
Vik A, Mathiesen EB, Brox J, et al. (2010). Relation between serum osteoprotegerin and carotid intima media thickness in a general population - the Tromsø Study. J Thromb Haemost. 2010 Oct;8(10):2133-9. 
Wesseling-Perry K, Harkins GC, Wang HJ, et al (2010), “The calcemic response to continuous parathyroid hormone (PTH), (1-34) infusion in end-stage kidney disease varies according to bone turnover: a potential role for PTH (7-84)”, J Clin Endocrinol Metab. 95(6): 2772-80.
West, S. L., Lok, C. E., & Jamal, S. A. (2014). Osteoprotegerin and fractures in men and women with chronic kidney disease. Journal of bone and mineral metabolism, 32(4), 428-433.
WHO (2011), “Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anemia and assessment of severity”, Vitamin and mineral nutrition information system, pp:1-6.
Winther S, Christensen JH, Flyvbjerg A, et al (2013). “Osteoprotegerin and mortality in hemodialysis patients with cardiovascular disease” Clinical Nephrology, Vol. 80 – No. 3/2013 (161-167).
 Wright, J., & Hutchison, A. (2009). Cardiovascular disease in patients with chronic kidney disease. Vascular health and risk management, 5, 713.
 Wu, M., Rementer, C., & Giachelli, C. M. (2013). Vascular calcification: an update on mechanisms and challenges in treatment. Calcified tissue international, 93(4), 365-373.
Yilmaz MI, Siriopol D, Saglam M, et al (2016). “Osteoprotegerin in chronic kidney diseases: Association with vascular damage and cardiovascular events”. Calcif Tissue Int. 99(2):121-30. 
Yorifuji M, Kuragano T, Kawada S, et al (2018). Factors associated with serum magnesium and vascular stiffness in maintenance hemodialysispatients. Hemodial Int. 2018 Jul;22(3):342-350. 
 Zhou C, Wang F, Wang JW et al (2016), “Mineral and Bone Disorder and Its Association with Cardiovascular Parameters in Chinese Patients with Chronic Kidney Disease.”, Chin Med J (Engl). 129(19):2275-80.
 Zoungas S, Ristevski S, Lightfoot P, et al (2000), "Carotid artery intima media thickness is increased in chronic renal falure", Clinical Experimental and Pharmacology and Physiology, 27, pp. 639-641.
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
STT
Họ và tên
NS
Giới
1
Nguyễn Thị L.
1930
Nữ
2
Bạch Văn N.
1973
Nữ
3
Hồ Minh T.
1986
Nam
4
Bùi Thị Đ.
1953
Nữ
5
Nguyễn Thị Minh T.
1982
Nữ
6
Mai Thị Hồi T.
1975
Nữ
7
Võ Hoàng T.
1976
Nam
8
Trần T.
1960
Nam
9
Dương Phúc Th.
1973
Nam
10
Trần Minh Đ.
1988
Nam
11
Lục Cẩm T.
1966
Nam
12
Lê Trung T.
1985
Nam
13
Nguyễn Thị C.
1952
Nữ
14
Trương Thị H.
1969
Nữ
15
Nguyễn Thị Thanh C.
1972
Nữ
16
Trần Huy S.
1985
Nam
17
Lý Kim T.
1944
Nam
18
Võ Thị Y.
1955
Nữ
19
Trần Văn T.
1977
Nam
20
Lê Thị Thu N.
1980
Nữ
21
Trần Thị Ngọc H.
1960
Nữ
22
Lê Thị P.
1953
Nữ
23
Nguyễn Thanh H.
1979
Nam
24
Nguyễn Thị Như T.
1990
Nữ
25
Vũ Thị L.
1955
Nữ
26
Lê Văn T.
1936
Nam
27
Phạm Thị S.
1950
Nữ
28
Lê Thị E.
1952
Nam
29
Lê Từ M.
1961
Nam
30
Nguyễn Phong P.
1980
Nam
31
Nguyễn Thị T.
1934
Nữ
32
Nguyễn Văn H.
1947
Nam
33
Trương Trung H.
1979
Nam
34
Từ Thị C.
1956
Nữ
35
Võ Thị H.
1957
Nữ
36
Võ Thị H.
1957
Nữ
37
Phan Ngọc Quỳnh L.
1996
Nữ
38
Bùi Chí T.
1968
Nữ
39
Nguyễn Thị Thùy D.
1982
Nữ
40
Chế Văn C.
1983
Nam
41
Nguyễn Lê Đinh Bạch Y.
1977
Nữ
42
Lâm V.
1930
Nữ
43
Đỗ Cao T.
1993
Nam
44
Nguyễn Thị B.
1960
Nữ
45
Diệp Thiên V.
1962
Nam
46
Võ Ngọc H.
1985
Nữ
47
Nguyễn Thị U.
1968
Nữ
48
Trần Hoàng T.
1984
Nam
49
Đinh Văn D.
1953
Nam
50
Đinh Thị S.
1925
Nữ
51
Hầu Ngọc H.
1960
Nữ
52
Cao Văn C.
1928
Nam
53
Nguyễn Ngọc X.
1962
Nam
54
Đỗ Quốc D.
1962
Nữ
55
Huỳnh Thị Kim H.
1978
Nữ
56
Trần Hoàng T.
1985
Nữ
57
Đỗ Vũ Minh K.
2000
Nam
58
Đoàn Thị L.
1952
Nam
59
Lê Thị Bạch D.
1976
Nữ
60
Nguyễn Thành Thanh T.
1999
Nam
61
Dương Thị T.
1947
Nữ
62
Hoàng Ngọc B.
1979
Nữ
63
Nguyễn Văn N.
1955
Nam
64
Thái Văn N.
1939
Nam
65
Nguyễn Thị Ngọc H.
1976
Nữ
66
Hồ Viết Q.
1965
Nam
67
Nguyễn Hữu L.
1977
Nam
68
Huỳnh Công G.
1983
Nam
69
Ngạc Thị Liên H.
1963
Nữ
70
Nguyễn Thị Kim P.
1966
Nữ
71
Huỳnh Thị H.
1972
Nữ
72
Huỳnh Tấn M.
1996
Nam
73
Nguyễn Thị S.
1949
Nữ
74
Nguyễn Thị Ngọc D.
1965
Nữ
75
Huỳnh Thị B.
1962
Nam
76
Huỳnh Thị Thu H.
1971
Nam
77
Mai Thị Kim N.
1991
Nữ
78
Lê Minh H.
1966
Nam
79
Nguyễn Văn O.
1967
Nam
80
Ngô Thị N.
1930
Nam
81
Huỳnh Văn T.
1956
Nam
82
Khưu Y.
1960
Nữ
83
Nguyễn Thị Cẩm V.
1976
Nữ
84
Nguyễn Thị Thu H.
1980
Nữ
85
Nguyễn Thị O.
1953
Nữ
86
Lê Thị T.
1939
Nữ
87
Vy Văn T.
1957
Nam
88
Phạm Quốc V.
1978
Nam
89
Nguyễn Hữu V.
1970
Nam
90
Nguyễn Văn N.
1949
Nam
91
Nguyễn Kim P.
1968
Nữ
92
Võ Huỳnh Vũ P.
1977
Nam
93
Trần Thị U.
1959
Nữ
94
Tạ Quốc M.
1980
Nam
95
Phạm Nguyễn Phương L.
1965
Nữ
96
Lê Thị Ngọc H.
1963
Nữ
97
Trần Thị Tuyết H.
1984
Nữ
98
Lư Thị H.
1947
Nữ
99
Huỳnh Thị Thúy V.
1956
Nữ
100
Phạm Thị D.
1982
Nữ
101
Lâm Thị X.
1941
Nữ
102
Phạm Thị T.
1959
Nữ
103
Nguyễn Thuỳ D.
1985
Nữ
104
Nguyễn Duy T.
1987
Nam
105
Nguyễn Thị T.
1955
Nữ
106
Nguyễn Thị Thanh P.
1967
Nữ
107
Nguyễn Thị H.
1957
Nữ
108
Nguyễn Thị Thanh U.
1978
Nữ
109
Nguyễn Thị C.
1959
Nữ
110
Phạm Hữu K.
1973
Nam
111
Lê Thị Ngọc T.
1973
Nữ
112
Trần Thị Kim N.
1948
Nữ
113
Võ Thị Kim D.
1971
Nữ
114
Quách Thị B.
1983
Nữ
115
Trương Tái N.
1943
Nữ
116
Nguyễn Minh Y.
1957
Nam
117
Trần Thị H.
1959
Nữ
118
Trần lê H.
1942
Nam
119
Lưu Thị T.
1961
Nữ
120
Nguyễn Thị Ngọc Th.
1972
Nữ
121
Nguyễn Thị L.
1950
Nữ
122
Nguyễn Thị H.
1968
Nữ
123
Lê Thị T.
1958
Nữ
124
Trần Thị Bạch H.
1965
Nữ
125
Lê Thanh T.
1983
Nam
126
Nguyễn Tấn T.
1969
Nam
127
Nguyễn Thị Tuyết M.
1967
Nữ
128
Lý Chấn A.
1977
Nam
129
Nguyễn Thị M.
1954
Nữ
130
Lưu Văn C.
1970
Nam
131
Lê Thị T.
1945
Nữ
132
Nguyễn Thị Kim A.
1957
Nữ
133
Lê Thị Yến L.
1968
Nữ
134
Nguyễn Thị Y.
1934
Nữ
135
Kim Văn B.
1986
Nam
136
Trần Thị T.
1954
Nữ
137
Nguyễn Tấn T.
1991
Nam
138
Phạm Ngọc N.
1956
Nam
139
Lê Minh M.
1934
Nam
140
Phạm Ngọc A.
1944
Nam
141
Nguyễn Phương T.
1982
Nam
142
Nguyễn Thanh Q.
1985
Nam
143
Lê Mộng T.
1979
Nữ
144
Nguyễn Văn H.
1984
Nam
145
Trần Thanh D.
1981
Nam
146
Lê Thị Mỹ N.
1979
Nữ
147
Vũ Thị T.
1969
Nữ
148
Đỗ Tiến L.
1948
Nam
149
Nguyễn Thị B.
1935
Nữ
150
Võ Thanh P.
1962
Nam
151
Đỗ Chí T.
1964
Nam
152
Trần Thị Thùy D.
1968
Nữ
153
Nguyễn Thị Kim T.
1965
Nữ
154
Nguyễn Minh G.
1973
Nam
155
Lê Kinh L.
1979
Nam
156
Phạm Văn H.
1976
Nam
157
Dương Toàn T.
1986
Nam
158
Phạm Thị L.
1974
Nữ
159
Phạm Nguyễn Phương H.
1984
Nữ
160
Ngô Hồng Thanh T.
1976
Nữ
161
Nguyễn Chí H.
1964
Nam
162
Ngô Diễm M.
1985
Nữ
163
Nguyễn Văn Đ.
1969
Nam
164
Nguyễn Trần Đ.
1971
Nam
165
Trương Thị Thanh V.
1970
Nữ
166
Bùi Thị Tố N.
1972
Nữ
167
Võ Thị Như Y.
1982
Nữ
168
Nguyễn Xuân H.
1985
Nam
169
Võ Thị Hồng Y.
1989
Nữ
170
Nguyễn Văn C.
1981
Nam
171
Hà Văn C.
1981
Nam
172
Trần Ngọc H.
1974
Nam
173
Lê Phước L.
1972
Nam
174
Lê Anh T.
1979
Nam
175
Trần Thanh X.
1980
Nam
176
Phạm Như L.
1980
Nữ
177
Trương Duy K.
1982
Nam
178
Huỳnh Thị Tuyết V.
1981
Nữ
179
Phạm Thị Kim O.
1982
Nữ
180
Hồ Minh T.
1983
Nam
181
Nguyễn Tấn H.
1982
Nam
182
Đoàn Thị Ngọc A.
1983
Nữ
183
Nguyễn Văn D.
1978
Nam
184
Phạm Thị Kim L.
1983
Nữ
185
Trần Thị Hoàng V.
1984
Nữ
186
Trần Thị Hồng C.
1983
Nữ
187
Võ Thị Thu D.
1982
Nữ
188
Nguyễn Lan H.
1983
Nữ
189
Phan Thị Bạch H.
1984
Nữ
190
Nguyễn Thị Thùy T.
1981
Nữ
191
Võ Văn T.
1982
Nam
192
Phan Cảnh C.
1985
Nam
193
Nguyễn Ngọc H.
1975
Nam
194
Lâm Văn M.
1991
Nam
195
Lê Thị C.
1990
Nữ
196
Phan Thị Thu H.
1993
Nữ
197
Nguyễn Thị Hồng D.
1993
Nữ
198
Ngô Thị P.
1968
Nữ
199
Phạm Văn C.
1964
Nam
200
Đàm Đức Phi T.
1988
Nam
BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CẢNH
STT
Họ tên
NS
Giới
Độ dày lớp nội trung mạc (IMT)
Xơ vữa (Có: 1, không: 0)
Đường kính ĐM
PSV
EDV
RI
1
2
BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
STT
Họ và Tên
NS
Giới
Thu thập số liệu
Đối tượng NC (bệnh 1, chứng 0)
Nguyên nhân STMT (Viêm cầu thận mạn: 1, viêm thận -bể thận: 2, ĐTĐ: 3, THA: 4, Bệnh thận đa nang: 5)
Thời gian lọc máu (tháng)
Huyết áp (THA:1, bình thường: 0)
BMI
Hemoglobin (g/L)
Ure
Creatinine
Protein
Albumin
Acid uric
Canxi
Phospho
Cholesterol
Triglycerid
LDL-C
HDL-C
Thể tích nước tiểu 24h
Độ dày lớp nội trung mạc (IMT)
Xơ vữa (Có: 1, không: 0)
Đường kính ĐM
PSV
EDV
RI
OPG
PTH

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_nong_do_osteoprotegerin_parathyroid_hormo.doc
  • docTóm tắt LA, Dr Tuấn CR.doc
  • docxTrang thông tin mới. Tuấn.docx