Luận án Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III
Lệch lạc khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một
cung hàm hoặc giữa hai hàm. Tác giả Edward H. Angle đã phân lệch lạc khớp
cắn thành ba loại chính là I, II và III. Trên thế giới, tỷ lệ lệch lạc khớp cắn
chiếm tỷ lệ cao, trên 50%. Tại các nước châu Mỹ, châu Á tỷ lệ này có thể lên
đến hơn 70% [1],[2],[3],[4]. Theo nghiên cứu của Hoàng Việt Hải và cộng sự
năm 2011, tỷ lệ lệch lạc khớp cắn ở người Việt Nam lứa tuổi 18 – 25 là
89,6%, trong đó nguyên nhân do lệch lạc xương hàm chiếm phần lớn [5].
Trong các loại lệch lạc khớp cắn trên, lệch lạc khớp cắn loại III ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống như sang chấn khớp cắn,
giảm chức năng ăn nhai, tạo điều kiện các bệnh răng miệng phát triển, ảnh
hưởng thẩm mỹ khuôn mặt và gây ra các vấn đề về tâm lý. Lệch lạc khớp cắn
loại III thường kèm theo bất thường về xương hàm, răng, xương ổ răng, khớp
thái dương hàm [6],[7],[8]. Điều trị lệch lạc khớp cắn loại III răng và xương
hàm là rất cần thiết, giúp cải thiện về thẩm mỹ và tăng chức năng ăn nhai, nâng
cao sức khỏe răng miệng, hệ thống khớp thái dương hàm, nâng cao chất lượng
cuộc sống [9],[10],[11]. Tuy nhiên, điều trị lệch lạc khớp cắn và xương hàm
vẫn là một thử thách đối với các bác sĩ chỉnh nha và phẫu thuật viên. Tuỳ thời
điểm can thiệp, nguyên nhân của lệch lạc khớp cắn mà có phương pháp điều trị
khác nhau. Những bệnh nhân trẻ được chẩn đoán sớm lệch lạc khớp cắn có thể
được điều trị chỉnh nha để điều chỉnh sự bất thường của xương hàm [12],[13]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG MINH Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Thầy cô hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương 2. PGS.TS. Lê Văn Sơn HÀ NỘI - 2021 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Thầy PGS. TS. Lê Văn Sơn, Cô PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Phương, thầy cô với kiến thức chuyên môn sâu rộng và tấm lòng nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và đã cho tôi những ý kiến vô cùng quý báu về chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Trương Mạnh Dũng, Thầy PGS.TS. Tống Minh Sơn, Thầy PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc, Thầy TS. Đặng Triệu Hùng đã luôn quan tâm, giúp đỡ, và truyền thụ cho tôi kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề, cùng với phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Phòng Đào tạo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Bệnh lý Miệng và Phẫu thuật Hàm Mặt đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. Trịnh Đình Hải -Nguyên giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, PGS. TS. Phạm Hoàng Tuấn - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Hồng Hà - Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Hồng Ngọc đã tạo điều kiện cho tôi được học tập học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân đã hợp tác trong quá trình nghiên cứu để có được số liệu trong luận văn. Tôi xin gửi những tình cảm tình yêu thương nhất tới đại gia đình của tôi. Tình thương yêu của cha mẹ, của vợ và các con, cùng với người thân trong đại gia đình, những người đã luôn ở bên tôi, để tôi vững bước trong sự nghiệp, khoa học. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Hoàng Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, nghiên cứu sinh khóa 35, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Thầy PGS.TS. Lê Văn Sơn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Người viết cam đoan Nguyễn Hoàng Minh CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CLCS : Chất lượng cuộc sống KHX : Kết hợp xương PT : Phẫu thuật XHD : Xương hàm dưới XHT : Xương hàm trên CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH BSSO (bilateral sagittal split osteotomy): phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới 2 bên LFI (Le Fort I): Phẫu thuật mở xương Lefort I hàm trên OQLQ (Orthognathic Quality of Life Questionnaire): Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Giải phẫu xương hàm trên - xương hàm dưới, các cấu trúc liên quan ... 4 1.1.1. Xương hàm trên .............................................................................. 4 1.1.2. Xương hàm dưới ............................................................................. 6 1.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn..................................................................... 8 1.2.1. Phân loại khớp cắn theo Angle ....................................................... 8 1.2.2. Lệch lạc khớp cắn loại III ............................................................. 10 1.3. Các phương pháp đánh giá khuôn mặt ................................................. 13 1.3.1. Đo trực tiếp trên lâm sàng ............................................................. 13 1.3.2. Đo trên ảnh chụp ........................................................................... 13 1.3.3. Phân tích phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số ....................................... 14 1.4. Quan điểm khuôn mặt hài hòa .............................................................. 15 1.5. Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm .................................. 17 1.5.1. Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên ................... 17 1.5.2. Phương pháp phẫu thuật chỉnh xương hàm dưới .......................... 19 1.5.3. Biến chứng của phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ...................... 24 1.5.4. Tái phát sau phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ............................ 25 1.6. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả phẫu thuật, sự hài lòng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III phẫu thuật chỉnh hình xương hàm .......................................................................... 25 1.6.1. Trên thế giới .................................................................................. 25 1.6.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 28 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa ..................................................................... 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 31 2.2.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 31 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 31 2.2.4. Khám bệnh nhân trước phẫu thuật ................................................ 31 2.2.5. Chẩn đoán, lập kế hoạch phẫu thuật ............................................. 41 2.2.6. Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt: ........................................ 43 2.2.7. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân ........................................... 49 2.2.8. Đánh giá sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam và sự hài lòng của bệnh nhân ...................... 52 2.3. Xử lý số liệu và hạn chế sai số .............................................................. 56 2.4. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 56 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 58 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ................................ 58 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 58 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 62 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ................................................ 65 3.2.1. Đánh giá biến chứng theo thời gian .............................................. 65 3.2.2. Hiệu quả sau phẫu thuật 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng ..................... 66 3.3. Đánh giá sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam và sự hài lòng của bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm .................. 83 3.3.1. Sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam trong nhóm đối tượng nghiên cứu 18 - 25 tuổi ..... 83 3.3.2. Sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật .................................... 99 3.3.3. Mối liên quan giữa hài hòa xương và mức độ hài lòng sau phẫu thuật nhóm đối tượng 18 - 25 tuổi ................................................ 103 3.3.4. Mối liên quan giữa hài hòa răng và mức độ hài lòng sau phẫu thuật nhóm đối tượng 18 - 25 tuổi ................................................ 104 3.3.5. Mối liên quan giữa hài hòa mô mềm và mức độ hài lòng sau phẫu thuật nhóm đối tượng 18 - 25 tuổi ....................................... 105 3.3.6. Kết quả chung sau phẫu thuật 12 tháng ...................................... 106 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 107 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm .............................. 107 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................... 107 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................... 109 4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm .............................................. 111 4.2.1. Đánh giá biến chứng theo thời gian ............................................ 111 4.2.2. Hiệu quả sau phẫu thuật 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng ................... 115 4.3. Đánh giá sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam và sự hài lòng của bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ................ 129 4.3.1. Sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam trong nhóm đối tượng nghiên cứu 18 - 25 tuổi ... 129 4.3.2. Sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật .................................. 136 4.3.3. Mối liên quan giữa sự hài lòng và hài hòa xương, răng và mô mềm sau phẫu thuật nhóm đối tượng 18 - 25 tuổi ........................ 146 4.3.4. Kết quả chung sau phẫu thuật và ứng dụng của luận án ............. 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 152 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc điểm khớp cắn loại III và loại III giả .................................. 10 Bảng 2.1: Tên và định nghĩa các điểm mô cứng ......................................... 33 Bảng 2.2: Tên và định nghĩa các điểm mô mềm ......................................... 34 Bảng 2.3: Các mặt phẳng, đường ................................................................ 35 Bảng 2.4: Các góc về tương quan xương và tương quan răng theo chiều trước sau ...................................................................................... 36 Bảng 2.5: Các chỉ số đo khoảng cách theo chiều đứng về xương và răng ... 36 Bảng 2.6: Các chỉ số đo khoảng cách trước sau về xương.......................... 37 Bảng 2.7: Các chỉ số khoảng cách trước sau về răng .................................. 37 Bảng 2.8: Các chỉ số khoảng cách trước sau và góc mô mềm .................... 38 Bảng 2.9: Chỉ số xương sau phẫu thuật ....................................................... 51 Bảng 2.10: Chỉ số răng sau phẫu thuật .......................................................... 51 Bảng 2.11: Chỉ số mô mềm sau phẫu thuật ................................................... 52 Bảng 2.12: Chỉ số khuôn mặt hài hòa người Kinh Việt Nam nhóm tuổi 18 - 25 trên phim sọ mặt nghiêng từ xa kỹ thuật số ........................ 53 Bảng 2.13: Phân loại kết quả chung, tiêu chuẩn đánh giá ............................. 55 Bảng 3.1: Độ tuổi trung bình ....................................................................... 58 Bảng 3.2: Độ cắn trùm................................................................................. 61 Bảng 3.3: Độ cắn chìa ................................................................................. 61 Bảng 3.4: Chỉ số xương trên phim sọ mặt nghiêng theo giới ..................... 62 Bảng 3.5: Chỉ số răng trên phim sọ mặt nghiêng theo giới ............................. 63 Bảng 3.6: Chỉ số mô mềm trên phim sọ mặt nghiêng theo giới .................. 64 Bảng 3.7: Sự thay đổi chỉ số xương sau phẫu thuật 1 tháng so với trước phẫu thuật .................................................................................... 66 Bảng 3.8: Sự thay đổi chỉ số răng sau phẫu thuật 1 tháng so với trước phẫu thuật .................................................................................... 67 Bảng 3.9: Sự thay đổi chỉ số mô mềm sau phẫu thuật 1 tháng so với trước phẫu thuật .................................................................................... 68 Bảng 3.10: Sự thay đổi chỉ số xương sau phẫu thuật 6 tháng so với sau phẫu thuật 1 tháng ....................................................................... 69 Bảng 3.11: Sự thay đổi chỉ số răng sau phẫu thuật 6 tháng so với sau phẫu thuật 1 tháng ................................................................................ 70 Bảng 3.12: Sự thay đổi chỉ số mô mềm sau phẫu thuật 6 tháng so với sau phẫu thuật 1 tháng ....................................................................... 71 Bảng 3.13: Sự thay đổi chỉ số xương sau phẫu thuật 12 tháng so với sau phẫu thuật 6 tháng và trước phẫu thuật ....................................... 72 Bảng 3.14: Sự thay đổi chỉ số răng sau phẫu thuật 12 tháng so với sau phẫu thuật 6 tháng và trước phẫu thuật ....................................... 74 Bảng 3.15: Sự thay đổi chỉ số mô mềm sau phẫu thuật 12 tháng so với sau phẫu thuật 6 tháng và trước phẫu thuật ....................................... 76 Bảng 3.16. So sánh chỉ số xương sau phẫu thuật 12 tháng so với chỉ số khuôn mặt hài hòa ....................................................................... 83 Bảng 3.17. So sánh chỉ số răng sau phẫu thuật 12 tháng so với chỉ số khuôn mặt hài hòa ....................................................................... 84 Bảng 3.18. So sánh chỉ số mô mềm sau phẫu thuật 12 tháng so với chỉ số khuôn mặt hài hòa ....................................................................... 85 Bảng 3.19. So sánh chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật 12 tháng ... 101 Bảng 4.1: Các nghiên cứu về hiệu quả phẫu thuật chỉnh hình xương điều trị l ... ân Vũ Mạnh C. Mã bệnh nhân: 52207) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật ẢNH TRONG MIỆNG (Bệnh nhân Vũ Mạnh C. Mã bệnh nhân: 52207) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật ẢNH BỆNH NHÂN MINH HỌA ẢNH NGOÀI MẶT (Bệnh nhân Nguyễn Việt T. Mã bệnh nhân: 18015811) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật ẢNH TRONG MIỆNG (Bệnh nhân Nguyễn Việt T. Mã số: 18015811) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật ẢNH BỆNH NHÂN MINH HỌA ẢNH NGOÀI MẶT (Bệnh nhân Nguyễn Ngọc H.. Mã bệnh nhân: 17070403) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật ẢNH TRONG MIỆNG (Bệnh nhân Nguyễn Ngọc H. Mã bệnh nhân: 17070403) Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH HÀM MẶT (OQLQ) Hãy khoan tròn vào mức độ ảnh hưởng tới bạn trong các câu hỏi sau: Nhóm 1: Cảm nhận bản thân về thẩm mỹ răng mặt 1. Tôi không tự tin với hàm răng của mình Mức độ: 0 1 2 3 4 2. Tôi không muốn nhìn thấy một phần bên khuôn mặt của mình Mức độ: 0 1 2 3 4 3. Tôi không thích bị chụp ảnh Mức độ: 0 1 2 3 4 4. Tôi không thích bị quay phim Mức độ: 0 1 2 3 4 5. Tôi không tự tin về khuôn mặt của mình. Mức độ: 0 1 2 3 4 Nhóm 2: Chức năng miệng 1. Tôi có vấn đề về cắn Mức độ: 0 1 2 3 4 2. Tôi có vấn đề về nhai Mức độ: 0 1 2 3 4 3. Có vài đồ ăn tôi phải tránh vì không nhai được Mức độ: 0 1 2 3 4 4. Tôi không thích ăn ở những nơi công cộng Mức độ: 0 1 2 3 4 5. Tôi cảm thấy đau ở mặt hoặc hàm Mức độ: 0 1 2 3 4 Nhóm 3: Nhận thức về thẩm mỹ răng mặt 1. Tôi mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu về khuôn mặt mình trước gương. Mức độ: 0 1 2 3 4 2. Tôi mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu về răng mình trước gương. Mức độ: 0 1 2 3 4 3. Tôi thường để ý răng của người khác Mức độ: 0 1 2 3 4 4. Tôi thường để ý khuôn mặt của người khác. Mức độ: 0 1 2 3 4 Nhóm 4: Sự hòa nhập xã hội 1. Tôi cố gắng che miệng khi tôi gặp ai đó lần đầu Mức độ: 0 1 2 3 4 2. Tôi cảm thấy lo lắng khi gặp ai đó lần đầu tiên Mức độ: 0 1 2 3 4 3. Tôi cảm thấy buồn phiền khi có ai đó nhận xét xấu về khuôn mặt của tôi. Mức độ: 0 1 2 3 4 4. Tôi thấy mất tự tin ở ngoài xã hội . Mức độ: 0 1 2 3 4 5. Tôi không thích cười khi tôi gặp ai đó. Mức độ: 0 1 2 3 4 6. Đôi khi tôi bị trầm cảm vì vẻ bề ngoài của mình. Mức độ: 0 1 2 3 4 7. Đôi lúc tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn chằm chằm vào mình. Mức độ: 0 1 2 3 4 8. Những nhận xét về vẻ bề ngoài của tôi thật sự làm tôi buồn phiền dù biết đó chỉ là nói đùa. Mức độ: 0 1 2 3 4 PHỤ LỤC KỸ THUẬT CHỤP ẢNH + Máy ảnh Nikon D700 full frame. + Tư thế đầu bệnh nhân: Bệnh nhân phải nhìn thẳng ra phía trước, thẳng đầu, thấy được 2 tai. Hình 1: Yêu cầu tư thế bệnh nhân Hình 2: Yêu cầu tư thế bệnh nhân + Xác định vị trí chuẩn của đầu trước khi chụp: Đường liên nhĩ: Đường ngang trên khuôn mặt, chạm vào điểm trên của cả 2 tai. Đường này phải song song với mặt phẳng sàn. Đường thẳng song song với mặt phẳng Frankfort: điểm trên tai đến góc mắt. Đường này phải song song với mặt phẳng sàn. Hình 3: Tư thế đầu + Chụp ảnh mặt thẳng, mặt nghiêng, mặt chếch 45 độ trước mổ: Đường từ bờ ngoài góc mắt đến đỉnh tai song song với mặt phẳng Frankfort. Vị trí đầu đối xứng. Toàn bộ đầu được hiển thị: từ đỉnh đầu đến chân cổ. Hình ảnh rõ ràng, tập trung PHỤ LỤC CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ PHẪU THUẬT - Máy khoan xương, máy cắt xương - Dụng cụ cố định xương: hệ thống nẹp vítmini 2.0 mm, chỉ thép không gỉ, kềm cắt nẹp, bẻ nẹp. - Bộ dụng cụ phẫu thuật: cho phần mềm, phần xương. - Dụng cụ chuyên biệt cho phẫu thuật chỉnh hình: cây banh với nhiều loại, kềm Kocher cong, cây banh lòng máng, dụng cụ tách xương, đục xương cong, thẳng, đục chân bướm với nhiều kích cỡ, đục vách mũi, đục chân bướm, kìm Rowe, móc xương, cao su cắn. Hình 1: Dụng cụ phẫu thuật Hình 2: Dụng cụ phẫu thuật chỉnh hình BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên nghiên cứu: “Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III”. Người soạn thảo: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh – Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật hàm mặt – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường Đại học Y Hà Nội Mã số đối tượng: . Tài liệu này được thông báo đầy đủ đến các đối tượng tham gia nghiên cứu, không có trang hay phần nào trong tài liệu này được bỏ qua. Những nội dung trong tài liệu này được giải thích rõ bằng miệng với các đối tượng tham gia nghiên cứu. 1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu: - Mục đích của nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu : + Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm tại Hà Nội. + Đánh giá sự phù hợp của kết quả điều trị với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam và sự hài lòng của nhóm bệnh nhân trên. - Khoảng thời gian dự kiến: Từ 10/2016 đến 10/2019 - Phương pháp tiến hành + Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn. + Phỏng vấn và khám bệnh nhân trước phẫu thuật. + Chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật. + Bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt. + Sau phẫu thuật bệnh nhân được chăm sóc và đánh giá kết quả sau các mốc thời gian xác định và dựa theo các bảng đánh giá. + Tất cả các dữ liệu được ghi chép và lưu lại theo mẫu bệnh án chung 2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu Bệnh nhân lệch lạc khớp cắn và xương hàm loại III đã hết tuổi trưởng thành, có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm tại Hà Nội. Bệnh nhân đã hoàn thành quá trình chỉnh nha chuẩn bị trước phẫu thuật: làm đều cung răng, dựng lại đúng trục răng, xóa bỏ bù trừ, làm phẳng đường cong Spee. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được gây mê phẫu thuật. 3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu. Bệnh nhân có những bất thường bẩm sinh nặng, dị dạng tầng mặt trên và tầng mặt giữa. Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn để được gây mê phẫu thuật, không đồng ý tham gia nghiên cứu, không tham gia theo dõi tái khám. 4. Ai sẽ là người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để chọn lọc bạn tham gia vào nghiên cứu này? Bác sĩ điều trị: Các phẫu thuật viên Bác sĩ tiến hành nghiên cứu: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh 5. Số người sẽ tham gia vào nghiên cứu. Dự kiến là 35 bệnh nhân 6. Miêu tả những rủi ro hoặc bất lợi có thể xảy ra - Tai biến liên quan đến phương pháp vô cảm: Tai biến do gây mê: + Bao gồm các tai biến dị ứng thuốc, suy hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch + Cách kiểm soát: bệnh nhân được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, Sp02 bằng monitor. Bác sĩ Gây mê và kíp Phẫu thuật phối hợp để đảm bảo phẫu thuật diễn ra an toàn. + Nếu xảy ra tai biến, hộp chống shock, các dụng cụ cần thiết đề cấp cứu đều sẵn sàng để xử trí kịp thời. - Tai biến liên quan đến quá trình phẫu thuật + Bao gồm: Chảy máu, chẻ xương xấu, đứt dây thần kinh, sai vị trí đầu lồi cầu. + Cách kiểm soát: Các phẫu thuật viên tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Việt Đức, có kinh nghiệm trong phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt thực hiện phẫu thuật an toàn. + Nếu xảy ra tai biến sẽ kíp phẫu thuật phối hợp xử lý, kiểm soát tai biến, đảm bảo phẫu thuật an toàn. - Tai biến trong 6 - 24h đầu sau phẫu thuật: + Bao gồm: Nghẽn tắc đường thở, sưng nề, chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng + Cách kiểm soát: bệnh nhân được theo dõi các dấu hiện sinh tồn, tình trạng toàn thân, tại chỗ sau mổ. Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phòng, thuốc chống phù nề, giảm đau tốt, được băng ép và dẫn lữu trong 24h đầu để hạn chế sưng nề, chảy máu, tụ máu. + Nếu xảy ra tai biến, phát hiện kịp thời, xử lý dựa vào mức độ tai biến, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa sớm. - Tai biến xuất hiện muộn: + Bao gồm: Rối loạn cảm giác thần kinh + Cách kiểm soát: Các phẫu thuật viên tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, bệnh viện Việt Đức, có kinh nghiệm trong phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt thực hiện phẫu thuật an toàn, không gây tổn thương thần kinh. + Nếu xảy ra tai biến, những rối loạn cảm giác mức độ nhẹ sẽ giảm dần theo thời gian và hết sau 6 – 12 tháng nên cần được theo dõi. Những trường hợp nặng sẽ phối hợp điều trị nội khoa hoặc hội chẩn ngoại khoa sớm. 7. Miêu tả lợi ích của đối tượng và cộng đồng từ nghiên cứu Cải thiện được thẩm mỹ và tăng chức năng ăn nhai, nâng cao sức khoẻ răng miệng, hệ thống khớp thái dương hàm và nâng cao chất lượng cuộc sống. 8. Những khoản nào được chi trả trong nghiên cứu Bệnh nhân sẽ tự chi trả toàn bộ các chi phí điều trị. 9. Công bố phương pháp hoặc cách điều trị thay thế Điều trị chỉnh nha bù trừ trong những trường hợp lệch lạc mức độ nhẹ hoặc phẫu thuật thì hai nếu phẫu thuật thì một chưa đạt được mục tiêu phẫu thuật. 10. Trình bày phương pháp lưu giữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng được đối tượng tham gia nghiên cứu. Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở bệnh nhân được điều trị đảm bảo các thông tin của bệnh nhân được giữ kín, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 11. Chỉ rõ rằng cơ quan quản lý có thể kiểm tra hồ sơ của đối tượng Các cơ quan quản lý nơi bệnh nhân được thực hiện điều trị 12. Vấn đề bồi thường/hoặc điều trị y tế nếu có thương tích xảy ra (ở đâu có thể có các thông tin khác) Nếu xảy ra tai biến trong quá trình điều trị, kíp phẫu thuật sẽ kịp thời xử trí, thông báo với Ban lãnh đạo Khoa, đảm bảo an toàn và quyền lợi của bệnh nhân. 13. Người để liên hệ khi có câu hỏi - Về nghiên cứu. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh – Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật Hàm mặt – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường Đại học Y Hà Nội - Về quyền của đối tượng nghiên cứu. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh – Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật Hàm mặt – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường Đại học Y Hà Nội - Trong trường hợp có thương tích liên quan đến nghiên cứu. Lãnh đạo khoa nơi bệnh nhân đang điều trị và Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh – Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật Hàm mặt – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường Đại học Y Hà Nội. Nêu rõ rằng sự tham gia là tình nguyện, không bị phạt nếu từ chối tham gia và đối tượng tham gia nghiên cứu có thể dừng tham gia vào bất kỳ thời điểm nào. Hà Nội, ngày . tháng năm Họ tên và chữ ký của nghiên cứu viên ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU (Áp dụng cho đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu cần phải bí mật danh tính) Tôi, Xác nhận rằng - Tôi đã đọc các thông tin đưa ra cho nghiên cứu lâm sàng .. tại: Phiên bản .., ngày //, . Trang), và tôi đã được các cán bộ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu này và các thủ tục đăng ký tình nguyện tham gia vào nghiên cứu. - Tôi đã có thời gian và cơ hội được cân nhắc tham gia vào nghiên cứu này. - Tôi hiểu rằng tôi có quyền được tiếp cận với các dữ liệu mà những người có trách nhiệm mô tả trong tờ thông tin. - Tôi hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào vì bất cứ lý do gì. Tôi đồng ý rằng các bác sỹ chăm sóc sức khỏe chính sẽ được thông báo về việc tôi tham gia trong nghiên cứu này. Đánh dấu vào ô thích hợp (quyết định này sẽ không ảnh hưởng khả năng bạn tham gia vào nghiên cứu ): Tôi đồng ý tham gia trong nghiên cứu này Ký tên của người tham gia . Ngày / tháng / năm Nếu cần, * Ghi rõ họ tên và chữ ký của người làm chứng Ngày / tháng / năm Ghi rõ họ tên và chữ ký của người hướng dẫn Ngày / tháng / năm .. Có Không BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN ĐÚNG NGUYÊN TẮC VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Kính gửi: Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội Họ tên nghiên cứu sinh: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh Đơn vị công tác: Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu thuật Hàm mặt – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường Đại học Y Hà Nội Tên đề tài: Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III. Tên đơn vị chủ trì đề tài: Viện đào tạo răng hàm mặt – trường Đại học Y Hà Nội Tôi xin cam kết thực hiện theo đúng các nguyên tắc đạo đức đã được thể hiện trong đề cương nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm Ngƣời viết bản cam kết (Họ tên và chữ ký) 4,6, 64-170,172,174- BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và tên: Mã bệnh nhân:.. 2. Tuổi:............................................Giới: Nam Nữ 4. Địa chỉ:.. . 5. Số điện thoại:......... 6. Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật:. 7. Ngày vào viện... II. KHÁM LÂM SÀNG 1. Lý do đến khám:. 2. Bệnh sử toàn thân: 3. Khám chuyên khoa răng hàm mặt 3.1. Khám mặt ngoài trước phẫu thuật: a. Mặt thẳng: - Mặt: Cân xứng Lệch trái Lệch phải - Tầng mặt: Cân đối Không cân đối b. Mặt nghiêng - Kiểu mặt: Mặt lồi Mặt lõm Bình thường Mặt dài Mặt ngắn Trung bình c. Trong miệng: - Tương quan răng 6 Bên phải: Loại I Loại II Loại III Bên Trái Loại I Loại II Loại III - Tương quan răng 3: Bên phải: Loại I Loại II Loại III Bên Trái: Loại I Loại II Loại III - Ngược răng cửa Có (1 răng , 2 răng , 3 răng , 4 răng ) Không 3.2. Các chỉ số khớp cắn Chỉ số Trƣớc PT Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng Độ cắn chìa Độ cắn trùm Cắn chéo Khớp cắn R nanh Lồng múi tối đa 3.3. Các biến chứng sau phẫu thuật: Biến chứng Sau PT 1 tuần Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng Nghẽn tắc đường thở Chảy máu Tụ máu Nhiễm trùng Rối loạn cảm giác (tê bì) 4. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật: Nhóm câu hỏi Trƣớc PT Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng Sự hòa nhập xã hội Cảm nhận bản thân về thẩm mỹ răng mặt Chức năng miệng Nhận thức về thẩm mỹ răng mặt Tổng 5. Mức độ hài lòng bệnh nhân sau phẫu thuật: Mức độ: 1 2 3 4 5 6. Chỉ số đo trên phim sọ mặt nghiêng từ xa kỹ thuật số: 6.1. Chỉ số về xương: Chỉ số Trƣớc PT Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng SNA (độ) A - V (mm) SN - PP (độ) SNB (độ) B - V (mm) SN - MP (độ) Pg - V (mm) FH - NPg (độ) ANB (độ) Wits (mm) N - Me (mm) N - ANS (mm) ANS - Me (mm) Tỷ lệ N- ANS/N-Me 6.2. Chỉ số về răng: Chỉ số Trƣớc PT Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng U1 - SN (độ) U1 - NA (độ) Is - NA (mm) U1 - PP (độ) Is - V (mm) L1 - NB (độ) Ii - NB (mm) L1 - MP (độ) Ii - V (mm) FMIA (độ) U1 - L1 (độ) Độ cắn chìa (mm) Độ cắn trùm (mm) 6.3. Chỉ số mô mềm: Chỉ số Trƣớc PT Sau PT 1 tháng Sau PT 6 tháng Sau PT 12 tháng Ls - V (mm) Li - V (mm) Pg’ - V (mm) Li - E (mm) Ls - E (mm) Li - S (mm) Ls - S (mm) Cm - Sn - Ls (độ) Li - B' - Pg' (độ) Ns - Sn - Pg’ (độ) Gl’ - Sn - Pg’ (độ) Sn - Ls/Li - Pg’ (độ) Pn - Ns - Pg’ (độ) Pn - Ns - Sn (độ) Ns - Pn - Pg’ (độ) Góc Z (Ls-Pg’/FH) (độ)
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_su_phu_hop_voi_khuon_mat_hai_hoa_nguoi_vi.pdf
- 3. Thông tin Kết luận Mới của Luận Án (Tiếng Việt) - Nguyễn Hoàng Minh.docx
- 4. Thông tin Kết luận Mới của Luận Án (Tiếng Anh) - Nguyễn Hoàng Minh.docx
- 5. Trích Yếu Luận Án - Nguyễn Hoàng Minh.docx
- 6. Quyết Định Hội đồng đánh giá luận án cấp trường bản scan - Nguyễn Hoàng Minh.pdf
- 7. Công văn trường Đại học Y - Đăng tải luận án tiến sĩ Nguyễn Hoàng Minh.pdf
- Tóm tắt luận án 24 trang (Tiếng Anh) - Nguyễn Hoàng Minh.pdf
- Tóm tắt luận án 24 trang (Tiếng Việt) - Nguyễn Hoàng Minh.pdf