Luận án Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn

Ung thư đại tràng (UTĐT) là một trong những bệnh ung thư phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong còn cao ở nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính, có trên một triệu ba trăm nghìn người mắc và gần bảy trăm nghìn người chết vì ung thư đại trực tràng mỗi năm trên toàn thế giới [1]. Tại Việt Nam, UTĐT là bệnh có tỉ lệ mắc cao đối với cả hai giới và cũng là gánh nặng về chi phí điều trị với tỉ lệ tử vong vẫn còn cao [2].

Trước đây, trong bệnh học UTĐT có 4 yếu tố chính liên quan đến cơ chế bệnh sinh đã được thừa nhận đó là: (i) các viêm nhiễm đại tràng mạn tính, (ii) chế độ ăn nhiều thịt, chất béo, sử dụng nhiều rượu, thuốc lá., (iii) phơi nhiễm với độc hại từ môi trường và (iv) yếu tố gen. Nhưng yếu tố nào dẫn đến đột biến gen cũng như các yếu tố nguy cơ tác động như thế nào để phát sinh ung thư thì chưa được giải thích đầy đủ. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nghiên cứu về cơ chế tác động và hậu quả của gốc tự do, cũng như tình trạng stress oxy hóa đối với cơ thể đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết đầy đủ hơn về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong UTĐT. Có mối liên quan chặt chẽ giữa stress oxy hóa với UTĐT và trong cơ thể các gốc tự do chứa oxy là một yếu tố bệnh lý có liên quan đến quá trình khởi đầu và tiến triển của UTĐT [3].

 

docx 165 trang dienloan 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn

Luận án Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
	========
PHẠM MẠNH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG MALONDIALDEHYDE Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
	========
PHẠM MẠNH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG MALONDIALDEHYDE Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN 
 Chuyên ngành : Ngoại tiêu hóa
Mã số : 9 72 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Xuyên
 2. PGS. TS. Trịnh Hồng Thái
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả 
Phạm Mạnh Cường
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Ung thư đại tràng và phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư đại tràng
3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư đại tràng
3
1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh của ung thư đại tràng
3
1.1.3. Điều trị phẫu thuật triệt căn ung thư đại tràng
6
1.2. Stress oxy hóa và vai trò stress oxy hóa trong ung thư đại tràng
15
1.2.1. Khái niệm về Gốc tự do và Stress oxy hóa
15
1.2.2. Cơ chế phát sinh các gốc tự do - ROS trong cơ thể
17
1.2.3. Hệ thống chống oxy hóa của cơ thể
19
1.2.4. Nguyên nhân và Cơ chế bệnh sinh ung thư đại tràng
20
1.2.5. Vai trò stress oxy hóa trong ung thư đại tràng
22
1.3. Vai trò Stress oxy hóa trong tái phát ung thư đại tràng sau mổ
24
1.4. Chỉ thị sinh học đánh giá tình trạng stress oxy hóa trong phẫu thuật
30
1.4.1. Chỉ thị sinh học đánh giá tình trạng stress oxy hóa
30
1.4.2. Chỉ thị sinh học đánh giá tình trạng stress oxy hóa trong phẫu thuật
33
1.4.3. Chỉ thị sinh học MDA và phương pháp xác định MDA
34
1.5. Các nghiên cứu về Malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng trên thế giới và trong nước
37
1.5.1. Các nghiên cứu đánh giá Malondialdehyde ở bệnh nhân ung thư đại tràng 
37
1.5.2. Các nghiên cứu đánh giá Malondialdehyde sau phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư đại tràng
38
1.5.3. Các nghiên cứu trong nước
40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
41
2.1. Đối tượng nghiên cứu
41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 
41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
41
2.1.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
42
2.2. Phương pháp nghiên cứu
42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
42
2.2.2. Cỡ mẫu
42
2.2.3. Phương pháp phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư đại tràng
43
2.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng MDA
46
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 
53
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
58
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.
59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
61
3.1. Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu và kết quả sớm sau phẫu thuật
61
3.1.1. Tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể
61
3.1.2. Các xét nghiệm máu trước mổ
62
3.1.3. Giải phẫu bệnh sau mổ
63
3.1.4. Phẫu thuật triệt căn
67
3.1.5. Kết quả sớm sau phẫu thuật triệt căn
69
3.2. Kết quả hàm lượng MDA ở bệnh nhân ung thư đại tràng được điều trị phẫu thuật triệt căn
70
3.2.1. Hàm lượng MDA ở mô ung thư, mô lành đại tràng và hồng cầu máu ngoại vi
70
3.2.2. Phân tích hàm lượng MDA mô bệnh theo một số yếu tố lâm sàng và bệnh học
72
3.2.3. Phân tích hàm lượng MDA hồng cầu máu ngoại vi trước mổ theo một số yếu tố lâm sàng và bệnh học
76
3.3. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu ở bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật triệt căn
79
3.3.1. Hàm lượng MDA hồng cầu theo các thời điểm trước và sau mổ
80
3.3.2. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu sau mổ theo đặc điểm phẫu thuật 
81
3.3.3. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu sau mổ liên quan đến kết quả sớm sau phẫu thuật
87
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
93
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu và kết quả sớm sau phẫu thuật triệt căn
93
4.1.1. Tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể
93
4.1.2. Các chỉ số xét nghiệm máu
94
4.1.3. Giải phẫu bệnh sau mổ
96
4.1.4. Phẫu thuật triệt căn
99
4.1.5. Kết quả sớm sau phẫu thuật triệt căn
101
4.2. Đặc điểm hàm lượng MDA trước mổ ở bệnh nhân ung thư đại tràng được điều trị phẫu thuật triệt căn
102
4.2.1. So sánh giá trị MDA tại mô bệnh, mô lành và hồng cầu máu ngoại vi
102
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng MDA ở mô bệnh và MDA ở hồng cầu máu ngoại vi
105
4.3. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu ở bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật triệt căn
112
4.3.1. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu trước và sau phẫu thuật 
112
4.3.2. Liên quan của đặc điểm phẫu thuật đến sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu sau mổ
114
4.3.3. Sự thay đổi hàm lượng MDA hồng cầu sau mổ liên quan đến kết quả sớm sau phẫu thuật triệt căn
118
KẾT LUẬN
123
KIẾN NGHỊ
125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Phụ lục 4: Kết quả xét nghiệm MDA ở mô khối u, mô lành đại tràng và hồng cầu máu ngoại vi nhóm nghiên cứu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
4-HNE
4 - hydroxinonenal 
2
8-OHdG
8-hydroxy-2' -deoxyguanosine	
3
APC
Adenomatous Polyposis Coli
4
AJCC
American Joint Committee on Cancer (Ủy ban về ung thư Mỹ)
5
ASCO
American Society of Clinical Oncology (Hội Ung thư lâm sàng Mỹ)
6
BMI 
Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
7
BN
Bệnh nhân
8
CEA
Cacino Embryonic Antigen (kháng nguyên ung thư bào thai)
9
CME & CVL 
Complete Mesocolic Excision with Central Vascular Ligation (cắt hoàn chỉnh mạc treo đại tràng với thắt mạch máu trung tâm)
10
CIMP
CpG island methylator phenotype
11
CIN
Chromosomal Instability (Mất ổn định về nhiễm sắc thể)
12
Cox
Cyclooxygenase
13
CS
Cộng sự
14
DNA
Deoxyribonucleic Acid
15
d-ROM 
derivatives reactive oxygen metabolites
16
ĐT
Đại tràng
17
ECM
Extracellular matrix (mạng lưới ngoại bào)
18
ESMO
European Society for Medical Oncology (Hiệp hội ung thư Châu Âu)
19
ESR
Electron spin resonance (quang phổ cộng hưởng điện tử spin)
20
FAP
Familial Adenomatous Polyposis (đa polyp tuyến gia đình)
21
HPLC
High performance liquid chromatography (sắc kí lỏng hiệu năng cao)
22
MDA
Malondialdehyde
23
MSI
Microsatellite instability (không ổn định vi chuỗi DNA) 
24
Nox 
NADPH oxidase (nicotinamide adenine dinucleotide phosphate oxidase)
25
OSI
Oxidative stress index (chỉ số stress oxy hóa)
26
RNA
Ribonucleic acid
27
ROS
Reactive oxigen species (Các dạng oxy phản ứng)
28
TBA 
Thiobarbituric acid
29
TBARS 
Thiobarbituric acid reactive substances (chất TBA phản ứng)
30
TNM
Tumor-Node-Metastasis (Khối u - Hạch di căn - Di căn xa)
31
TOS
Total oxidant status (tổng số chất oxy hóa)
32
TGNVSM 
Thời gian nằm viện sau mổ
33
TGPT 
Thời gian phẫu thuật
34
TGTT
Thời gian trung tiện
35
UTĐT
Ung thư đại tràng
36
VEGF
Vascular endothelial growth factor (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu)
37
WHO
World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
38
XO 
Xanhthine oxidase
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Phân loại độ xâm lấn T theo AJCC 7th và 8th
4
1.2.
Phân loại di căn hạch N theo AJCC 7th và 8th
	4
1.3.
Phân loại di căn xa M theo AJCC 7th và 8th
	4
1.4. 
So sánh giai đoạn bệnh theo AJCC 7th, AJCC 8th và Dukes
5
1.5.
Một số dạng ROS trong cơ thể
16
1.6.
Một số phương pháp định lượng MDA 
36
2.1. 
Danh mục hóa chất sử dụng
52
2.2. 
Danh mục thiết bị sử dụng
52
3.1.
Tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể nhóm nghiên cứu
61
3.2.
Các chỉ tiêu xét nghiệm máu của nhóm nghiên cứu
62
3.3.
Giải phẫu bệnh đại thể của nhóm nghiên cứu
63
3.4.
Giải phẫu bệnh vi thể của nhóm nghiên cứu
64
3.5.
Số lượng hạch thu được theo một số yếu tố
65
3.6.
Liên quan tỉ số bạch cầu với vị trí u và u xâm lấn xung quanh
66
3.7.
Đặc điểm phẫu thuật triệt căn được thực hiện
67
3.8.
Độ dài đoạn đại tràng cắt bỏ theo kiểu cắt đại tràng
68
3.9.
Liên quan thời gian phẫu thuật và đặc điểm phẫu thuật
68
3.10.
Tai biến - biến chứng, tử vong sau mổ 
69
3.11.
Một số kết quả sớm sau phẫu thuật 
69
3.12.
Hàm lượng MDA ở mô ung thư, mô lành và ở hồng cầu 
70
3.13.
Tương quan giữa hàm lượng MDA mô lành, MDA mô bệnh và MDA hồng cầu trước mổ
71
3.14.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo nhóm tuổi
72
3.15.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo giới
72
3.16.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo tình trạng thiếu máu
73
3.17.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo tỉ số bạch cầu máu ngoại vi
73
3.18.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo nồng độ CEA trước mổ
74
3.19.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo giai đoạn bệnh
74
3.20.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo kích thước khối u.
75
3.21.
Hàm lượng MDA mô bệnh theo vị trí u
75
3.22.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo nhóm tuổi
76
3.23.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo giới
76
3.24.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo tình trạng thiếu máu
77
3.25.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo tỉ số bạch cầu 
77
3.26.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo nồng độ CEA
78
3.27.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo giai đoạn bệnh
78
3.28.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo kích thước khối u
79
3.29.
Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo vị trí u
79
3.30.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm 
80
3.31.
So sánh ghép cặp hàm lượng MDA hồng cầu theo các thời điểm 
80
3.32.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo cách phẫu thuật
81
3.33.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu ở nhóm mổ nội soi tại các thời điểm 
82
3.34.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu ở nhóm mổ mở tại các thời điểm
82
3.35.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo thời gian phẫu thuật 
83
3.36.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu ở nhóm có thời gian phẫu thuật dưới 130 phút tại các thời điểm
84
3.37.
So sánh MDA hồng cầu trong nhóm có thời gian phẫu thuật trên 130 phút tại các thời điểm
84
3.38.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo mức độ phẫu thuật
85
3.39.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu ở nhóm không mở rộng phẫu thuật tại các thời điểm
86
3.40.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo thời gian trung tiện
87
3.41.
So sánh ghép cặp các thời điểm giá trị MDA hồng cầu ở nhóm có thời gian trung tiện dưới 72 giờ
87
3.42.
So sánh ghép cặp các thời điểm MDA hồng cầu ở nhóm có thời gian trung tiện trên 72 giờ
88
3.43.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo số ngày sốt sau mổ
89
3.44.
So sánh ghép cặp các thời điểm MDA hồng cầu ở nhóm có số ngày sốt sau mổ dưới 3 ngày
89
3.45.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu giữa các thời điểm ở nhóm có số ngày sốt sau mổ trên 3 ngày
90
3.46.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo thời gian nằm viện
91
3.47.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu giữa các thời điểm ở nhóm có thời gian nằm viện dưới 10 ngày
91
3.48.
So sánh ghép cặp MDA hồng cầu giữa các thời điểm trong nhóm có thời gian nằm viện trên 10 ngày
92
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang 
3.1.
Tỉ lệ theo giới
	61
3.2.
Tương quan giữa độ dài bệnh phẩm và số lượng hạch
66
3.3.
So sánh hàm lượng MDA mô lành và mô bệnh
70
3.4.
Tương quan giữa hàm lượng MDA mô lành và mô bệnh
71
3.5.
So sánh hàm lượng MDA hồng cầu theo các thời điểm
81
3.6.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo cách phẫu thuật
83
3.7.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo thời gian phẫu thuật
85
3.8.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo mức độ phẫu thuật
86
3.9.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo thời gian trung tiện
88
3.10.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo số ngày sốt sau mổ
90
3.11.
Hàm lượng MDA hồng cầu tại các thời điểm theo số ngày nằm viện sau mổ
92
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang 
1.1 .
Độ xâm lấn T của ung thư đại tràng theo AJCC 7th và 8th
5
1.2.
Nguyên tắc phẫu thuật D1, D2, D3 với (A) áp dụng cho UTĐT phải và (B) áp dụng cho UTĐT trái theo Nhật Bản
	9
1.3.
Phác đồ nạo vét hạch đối với UTĐT cho giai đoạn 0-III theo hướng dẫn của Hội ung thư đại trực tràng Nhật Bản.
10
1.4 .
Các phương pháp cắt đoạn đại tràng theo từng vị trí khối u 
12
1.5 .
Nguồn tế bào của các gốc tự do
17
1.6.
Sự hình thành ROS trong quá trình thực bào
18
1.7 .
Tỷ lệ của từng loại UTĐT theo đặc điểm biến đổi gen
21
1.8.
ROS do phẫu thuật ảnh hưởng đến xâm lấn, di căn ung thư
28
1.9.
Các sản phẩm của quá trình oxy hóa các phân tử sinh học
31
1.10.
Công thức cấu tạo của MDA
35
2.1.
Sơ đồ phản ứng giữa MDA và TBA
46
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng (UTĐT) là một trong những bệnh ung thư phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong còn cao ở nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính, có trên một triệu ba trăm nghìn người mắc và gần bảy trăm nghìn người chết vì ung thư đại trực tràng mỗi năm trên toàn thế giới [1]. Tại Việt Nam, UTĐT là bệnh có tỉ lệ mắc cao đối với cả hai giới và cũng là gánh nặng về chi phí điều trị với tỉ lệ tử vong vẫn còn cao [2].
Trước đây, trong bệnh học UTĐT có 4 yếu tố chính liên quan đến cơ chế bệnh sinh đã được thừa nhận đó là: (i) các viêm nhiễm đại tràng mạn tính, (ii) chế độ ăn nhiều thịt, chất béo, sử dụng nhiều rượu, thuốc lá..., (iii) phơi nhiễm với độc hại từ môi trường và (iv) yếu tố gen. Nhưng yếu tố nào dẫn đến đột biến gen cũng như các yếu tố nguy cơ tác động như thế nào để phát sinh ung thư thì chưa được giải thích đầy đủ. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nghiên cứu về cơ chế tác động và hậu quả của gốc tự do, cũng như tình trạng stress oxy hóa đối với cơ thể đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết đầy đủ hơn về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong UTĐT. Có mối liên quan chặt chẽ giữa stress oxy hóa với UTĐT và trong cơ thể các gốc tự do chứa oxy là một yếu tố bệnh lý có liên quan đến quá trình khởi đầu và tiến triển của UTĐT [3]. 
Cho tới nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp cơ bản để điều trị UTĐT. Trong đó, phẫu thuật triệt căn là phẫu thuật được thực hiện với mục đích chữa bệnh, loại bỏ các mô ung thư bao gồm các hoạt động: cắt bỏ khối u ở đại tràng, nạo vét triệt để hệ thống hạch mạc treo và cắt bỏ tổ chức di căn nếu có [4]. Tuy nhiên, mặc dù đã được tiến hành phẫu thuật triệt căn hay trước mổ kiểm tra không có di căn xa, vẫn có một tỉ lệ lên tới 25 - 40% bệnh nhân UTĐT xuất hiện tái phát tại chỗ hoặc di căn sau mổ [5],[6]. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến tăng tỉ lệ tái phát sau mổ, ngoài những yếu tố như: giai đoạn bệnh, khối u có biến chứng tắc ruột, thủng, nồng độ CEA cao, đặc điểm đột biến gen, kỹ thuật mổ thì kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng stress oxy hóa và sự xuất hiện các gốc tự do chứa oxy, được sinh ra trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ UTĐT, cũng có vai trò quan trọng trong tái phát và di căn sau mổ [7],[8]. 
Do đó, việc tìm hiểu sự thay đổi tình trạng stress oxy hóa sau phẫu thuật hiện nay đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâ ... su S., Frunza T., Bilavschi K., et al. (2018). Histopathology report on colon cancer specimens; measuring surgical quality, an increasing stress for surgeons. Journal of Mind and Medical Sciences, 5(1): 75-81.
Brown H. G., Luckasevic T. M., Medich D. S., et al. (2004). Efficacy of manual dissection of lymph nodes in colon cancer resections. Modern Pathology, 17(4): 402-406.
West N. P., Hohenberger W., Weber K., et al. (2009). Complete mesocolic excision with central vascular ligation produces an oncologically superior specimen compared with standard surgery for carcinoma of the colon. Journal of clinical oncology, 28(2): 272-278.
Lavy R., Madjar-Markovitz H., Hershkovitz Y., et al. (2015). Influence of colectomy type and resected specimen length on number of harvested lymph nodes. International Journal of Surgery, 24: 91-94.
Stracci F., Bianconi F., Leite S., et al. (2016). Linking surgical specimen length and examined lymph nodes in colorectal cancer patients. European Journal of Surgical Oncology, 42(2): 260-265.
Văn Tần, Trần Vĩnh Hưng, Dương Thanh Hải (2014). Nội soi so với mổ mở ung thư đại tràng. Y Học TP Hồ Chí Minh, 18(1): 49-51.
Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Xuyên, Trần Văn Phơi (2014). Kết quả điều trị triệt căn ung thư đại tràng trên bệnh nhân có thiếu máu tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Y học Việt Nam, 421(1): 4-8.
Margaritelis N. V., Veskoukis A. S., Paschalis V., et al. (2015). Blood reflects tissue oxidative stress: a systematic review. Biomarkers, 20(2): 97-108.
Dumlu E. G., Tokaç M., Bozkurt B., et al. (2014). Correlation between the serum and tissue levels of oxidative stress markers and the extent of inflammation in acute appendicitis. Clinics, 69(10): 677-682.
Cui H., Kong Y., Zhang H. (2012). Oxidative stress, mitochondrial dysfunction, and aging. Journal of signal transduction, 2012: 1-13.
Rizvi S. I., Jha R., Maurya P. K. (2006). Erythrocyte plasma membrane redox system in human aging. Rejuvenation Research, 9(4): 470-474.
Gil L., Siems W., Mazurek B., et al. (2006). Age-associated analysis of oxidative stress parameters in human plasma and erythrocytes. Free radical research, 40(5): 495-505.
Gönenç A., Özkan Y., Torun M., et al. (2001). Plasma malondialdehyde (MDA) levels in breast and lung cancer patients. Journal of clinical pharmacy and therapeutics, 26(2): 141-144.
Sailaja M. V., Sharan S. M., Rajendhra C., et al (2015). Role of Oxidative Stress on Age and Gender. International Journal of Integrative Medical Sciences, 2(2): 61-69.
Brunelli E., Domanico F., La Russa D., et al. (2014). Sex differences in oxidative stress biomarkers. Current drug targets, 15(8): 811-815.
Hakim I. A., Harris R., Garland L., et al. (2012). Gender difference in systemic oxidative stress and antioxidant capacity in current and former heavy smokers. Cancer Epidemiology and Prevention Biomarkers, 21(12): 2193-2200.
Murphy G., Devesa S. S., Cross A. J., et al. (2011). Sex disparities in colorectal cancer incidence by anatomic subsite, race and age. International journal of cancer, 128(7): 1668-1675.
Kurtoglu E., Ugur A., Baltaci A. K., et al. (2003). Effect of iron supplementation on oxidative stress and antioxidant status in iron-deficiency anemia. Biological Trace Element Research, 96(1-3): 117-123.
Macciò A., Madeddu C., Gramignano G., et al. (2015). The role of inflammation, iron, and nutritional status in cancer-related anemia: results of a large, prospective, observational study. Haematologica, 100(1): 124-132.
Mantovani A., Allavena P., Sica A., et al. (2008). Cancer-related inflammation.", Nature, 454(7203): 436-442.
Kotani K., Sakane N. (2012). White blood cells, neutrophils, and reactive oxygen metabolites among asymptomatic subjects. International journal of preventive medicine, 3(6): 428-432.
Eraldemir F., Musul M., Duman A., et al. (2016). The relationship between neutrophil/lymphocyte and platelet/lymphocyte ratios with oxidative stress in active Crohn’s disease patients. Hippokratia, 20(4): 368-273.
Mizuguchi S., Izumi N., Tsukioka T., et al. (2018). Neutrophil-lymphocyte ratio predicts recurrence in patients with resected stage 1 non-small cell lung cancer. Journal of cardiothoracic surgery, 13(1): 78-84.
Bitla A. R., Reddy E. P., Sambasivaih K., et al. (2011). Evaluation of Plasma Malondialdehyde as a Biomarker in Patients with Carcinoma of stomach. Biomedical Research, 22 (1): 63-68.
Inokuma T., Haraguchi M., Fujita F., et al. (2009). Oxidative stress and tumor progression in colorectal cancer. Hepato-gastroenterology, 56(90): 343-347.
Wu R., Feng J., Yang Y., et al. (2017). Significance of serum total oxidant/antioxidant status in patients with colorectal cancer. PloS one, 12(1): 1-13.
Loupakis F., Yang D., Yau L., et al. (2015). Primary tumor location as a prognostic factor in metastatic colorectal cancer. Journal of the National Cancer Institute, 107(3): 1-9.
Bauer K. M., Hummon A. B., Buechler S. (2012). Right‐side and left‐side colon cancer follow different pathways to relapse. Molecular carcinogenesis, 51(5): 411-421.
Koźlik J., Przybyłowska J., Mikrut K., et al. (2015). Selected oxidative stress markers in gynecological laparoscopy. Videosurgery and Other Miniinvasive Techniques, 10(1): 92-100.
Ece I., Ozturk B., Yilmaz H., et al. (2017). The effect of single incision laparoscopic cholecystectomy on systemic oxidative stress: a prospective clinical trial. Annals of surgical treatment and research, 92(4): 179-183.
Johnson M. D., Walsh R. M. (2009). Current therapies to shorten postoperative ileus. Cleveland Clinic journal of medicine, 76(11): 641-648.
Rychter J., Clavé P. (2013). Intestinal inflammation in postoperative ileus: pathogenesis and therapeutic targets", Gut, 62(11): 1534-1535.
Keller D., Stein S. L. (2013). Facilitating return of bowel function after colorectal surgery: alvimopan and gum chewing. Clinics in colon and rectal surgery, 26(3): 186-190.
Zhuang C-L., Chen F-F., Lu J-X., et al. (2015). Impact of different surgical traumas on postoperative ileus in rats and the mechanisms involved. International journal of clinical and experimental medicine, 8(9): 16778-16786.
Narayan M., Medinilla S. P. (2013). Fever in the postoperative patient. Emergency medicine clinics of North America, 31(4): 1045-1058.
Walter E. J., Hanna-Jumma S., Carraretto M., et al. (2016). The pathophysiological basis and consequences of fever. Critical Care, 20(1): 200-209.
Gohil R., Rishi M., Tan B. H. (2014). Pre-operative serum albumin and neutrophil-lymphocyte ratio are associated with prolonged hospital stay following colorectal cancer surgery. British journal of medicine and medical research, 4(1): 481-487.
Kelly M., Sharp L., Dwane F. et al. (2012). Factors predicting hospital length-of-stay and readmission after colorectal resection: a population-based study of elective and emergency admissions. BMC health services research, 12(1): 77-88.
PHỤ LỤC 1
HỌC VIỆN QUÂN Y
BỆNH VIỆN QY 103
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: " Nghiên cứu tình trạng stress oxy hóa ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau điều trị phẫu thuật triệt căn " .
I./ PHẦN THÔNG TIN DÀNH CHO BỆNH NHÂN
Bạn đã được chẩn đoán bị ung thư đại tràng (UTĐT). Chúng tôi muốn yêu cầu bạn và các bệnh nhân khác mắc bệnh này tham gia vào một nghiên cứu. Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Không ai có thể ép buộc hoặc dụ dỗ bạn tham gia vào nghiên cứu. Xin vui lòng đọc kỹ thông tin dưới đây. Nếu bạn không đọc được, sẽ có người khác đọc cho bạn. Nếu bạn đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì bạn sẽ được yêu cầu ký tên hoặc làm dấu vào trang kế tiếp.
1. Thông tin giới thiệu và mục đích
UTĐT là bệnh lý có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, nếu không được điều trị hoặc phát hiện muộn thì bệnh sẽ nặng và dẫn tới tử vong. Trong thời gian gần đây nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối liên quan giữa UTĐT và stress oxy hóa, vì vậy nghiên cứu này của chúng tôi được thiết kế để tìm hiểu sự thay đổi tình trạng stress oxy hóa trước và sau khi phẫu thuật cắt khối u đại tràng nhằm tạo hiểu biết sâu hơn về bệnh UTĐT, làm cơ sở để có thể đề ra những phương pháp điều trị bệnh cho kết quả tốt hơn. Sẽ có khoảng hơn 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu này và thời gian tiến hành nghiên cứu khoảng 7-10 ngày (là khoảng thời gian bạn nằm điều trị tại khoa Ngoại Bụng - Bệnh viện 103) và những lần bạn tái khám và điều trị sau phẫu thuật.
2. Mô tả cách thức tiến hành nghiên cứu. (quy trình nghiên cứu)
Sẽ có 2 mẫu bệnh phẩm của bạn được chúng tôi tiến hành xét nghiệm đánh giá tình trạng stress oxy hóa.
- Bệnh phẩm thứ nhất là mẫu mô đại tràng: Sau khi đoạn đại tràng có khối u của bạn được cắt bỏ, chúng tôi sẽ lấy một lượng nhỏ mô tại vị trí khối u và tại vị trí cách khối u 5-10 cm.
- Bệnh phẩm thứ hai là mẫu máu: Chúng tôi sẽ lấy tối đa là khoảng 8 ml máu của bạn vào 4 thời điểm trong đó có 1 thời điểm trước phẫu thuật và 3 thời điểm sau phẫu thuật, mỗi thời điểm sẽ lấy 2 ml máu tĩnh mạch. 
Các mẫu bệnh phẩm của bạn sẽ được chúng tôi mang đi phân tích các chỉ tiêu stress oxy hóa tại phòng Proteomics và Sinh học cấu trúc, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các mẫu xét nghiệm sẽ được dán nhãn bằng các mã số nghiên cứu duy nhất được cấp cho từng người để có thể nhận diện được mẫu. Chỉ có Nhóm nghiên cứu viên mới biết được mã số nhận diện và họ không thể tiết lộ danh tính của bạn với bất kỳ ai mà chưa được sự đồng ý của bạn. Kết quả xét nghiệm sẽ không được thông báo cho bạn hay bác sĩ điều trị của bạn biết để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà bạn nhận được trong thời gian nằm viện.
3. Các nguy cơ và bất tiện
Chúng tôi có thể cam đoan việc thực hiện những xét nghiệm này rất an toàn và chắc chắn bạn sẽ không có bất cứ rủi ro nào xảy ra khi tham gia vào nghiên cứu, ngoại trừ khi lấy máu bạn sẽ hơi đau, có nốt bầm tím trên da, tuy nhiên những cảm giác khó chịu này sẽ qua rất nhanh và hiếm khi bị nhiễm trùng tại vị trí lấy máu.
4. Những lợi ích mong đợi
Việc tham gia vào nghiên cứu này sẽ có thể chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho bạn nhưng giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về bệnh UTĐT, từ đó chúng tôi có thể điều trị bệnh này tốt hơn trong tương lai.
5. Chi phí
Bạn không phải trả tiền cho các xét nghiệm của nghiên cứu này, cũng như không nhận được bất kỳ khoản chi phí nào từ việc tham gia nghiên cứu này. 
6. Bồi thường tổn thương
Như chúng tôi đã nói việc tham gia nghiên cứu này rất an toàn nên sẽ không có bất kỳ tổn thương nào xảy ra với bạn, tuy nhiên nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quá trình lấy máu xét nghiệm hãy liên lạc ngay với chúng tôi.
Bác sĩ nghiên cứu: Phạm Mạnh Cường. Số điện thoại : 090.4460.790
7. Tham gia/ rút lui tự nguyện
	- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có thể rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào, do bất cứ lý do gì.
	- Quyết định tham gia hay không tham gia nghiên cứu đều không ảnh hưởng đến những quyết định điều trị mà bạn nhận được.
8. Một số vấn đề khác
	- Bạn sẽ được nhận 01 bản sao của phiếu chấp thuận.
II./ PHẦN ƯNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
	Tôi tên là: 
	Tôi đã đọc/ nghe đọc các nội dung trong phiếu chấp thuận và được giải đáp các các thắc mắc. 
	Tôi tự nguyện đồng ý để: bản thân  bố/ mẹ/ vợ/ chồng/ con tôi (Họ và tên: ..) tham gia vào nghiên cứu. 
	Tôi hiểu rằng bệnh nhân có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu ràng buộc gì và không bị ảnh hưởng đến việc chăm sóc y tế của bệnh nhân trong tương lai.
	Hà Nội, ngày .. tháng . năm 201
	(ký và ghi rõ họ tên)
 .
PHỤ LỤC 2
Số .........
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
Số bệnh án:........
Số lưu trữ: ........
Năm: .................
Họ tên:........... Tuổi.. Giới: 1€ Nam 
Nghề Nghiệp:.... 2€ Nữ
Địa chỉ: ...
Số điện thoại:.......................................................................................................................
 ........................................................................................................................
Ngày vào viện:  Ngày phẫu thuật.... Ngày ra viện:...........
Chiều cao: ............................ Cân nặng: ................................ Chỉ số BMI: .......................
Chẩn đoán:..................................
A. KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
1. Xét nghiệm máu
Nhóm máu: 1€ Nhóm O 2€ Nhóm A 3€ Nhóm B 4€ Nhóm AB
Số lượng HC:	.................. G/L	HST: ................. g/l
Thiếu máu:	1€ Có thiếu máu	2€ Không thiếu máu
Số lượng BC: ............ G/L Neutrophil: ............G/L Lymphocyte: .............G/L
2. Xét nghiệm sinh hóa
Nồng độ Albumin:	.................... g/L
Nồng độ CEA:	................... ng/mL
3. Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật:
Vị trí u (theo biên bản phẫu thuật): 
€ Đại tràng phải 
€ Đại tràng trái
1€ Manh tràng 	
2€ ĐT lên	
3€ ĐT góc gan
4€ ĐT Ngang
5€ ĐT góc lách 	
6€ ĐT xuống	
7€ ĐT sigma 
U xâm lấn tạng xung quanh:
	1€ Có xâm lấn	2€ Không xâm lấn
Kích thước U: 
	............... cm
Độ dài đoạn đại tràng cắt bỏ:
	... cm
Hình ảnh đại thể:
	1€ Sùi	2€ Loét	3€ Thâm nhiễm
Số lượng hạch nạo vét:
	 hạch
Hình thái tế bào khối u: 
	1€ UTBM tuyến	
	2€ UTBM tuyến nhầy
	3€ UTBM khác
Độ biệt hóa:
	1€ Cao	2€ Vừa	3€ Thấp
Độ xâm lấn:
	1€ T1	 2€ T2	3€ T3 4€ T4
Di căn hạch:
	1€ N0 Không có di căn hạch 	
	2€ N+ Có di căn hạch (số lượng hạch di căn .. )
Xếp loại giai đoạn bệnh theo TNM:
	1€ I	2€ II	3€ III	4€ IV	
	B. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN
1. Cách phẫu thuật:
	1€ Nội soi	2€ Mổ mở
2. Kiểu cắt đoạn ĐT:
	1€ cắt nửa đại tràng phải	2€ cắt đại tràng trái
	3€ cắt toàn bộ đại tràng 
3. Phạm vi phẫu thuật:
	1€ Không mở rộng phẫu thuật	2€ Có mở rộng phẫu thuật
4. Phục hồi tiêu hóa:
	1€ Nối lưu thông ngay 	2€ Làm hậu môn nhân tạo
5. Thời gian phẫu thuật:
	.. phút
	C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM STRESS OXY HÓA
1. Kết quả định lượng MDA ở mô:
	MDA mô ung thư: 	.. mg/kg 
	MDA mô lành:	.. mg/kg 
2. Kết quả định lượng MDA hồng cầu máu ngoại vi:
	Trước mổ:	.. µg/mg Protein
	Sau mổ 1 ngày	.. µg/mg Protein
	Sau mổ 3 ngày	.. µg/mg Protein
	Sau mổ 7 ngày	.. µg/mg Protein
	D. KẾT QUẢ SAU MỔ
1. Tử vong sau mổ 
	1€ có	2€ không
2. Tai biến trong mổ: 
	1€ Không tai biến	2€ Tổn thương niệu quản	3€ Tổn thương thận 	4€ Tổn thương tá tràng	5€ Tổn thương lách	6€ Tổn thương gan 
	7€ Tai biến khác:.............................
3. Biến chứng sau mổ: 
	1€ Chảy máu trong ổ bụng	2€ Chảy máu miệng nối 
	3€ Xì rò miệng nối	4€ apxe tồn dư trong ổ bụng	5€ Nhiễm trùng vết mổ	6€ Toác vết mổ 
	7€ Biến chứng khác: .............................................
4. Thời gian trung tiện: 
	............. giờ
5. Số ngày sốt sau mổ:
	... ngày
6. Ngày điều trị sau mổ: 
	.... ngày
7. Thời gian sống sau mổ: 
	.............tháng.
8. Tái phát sau mổ:
	1€ Không tái phát
	2€ Có tái phát 	€ Xâm lấn tại chỗ
	€ Di căn xa (Tạng: ..)
9. tình trạng hiện tại: 
 1€ còn sống	2€ tử vong.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_su_thay_doi_ham_luong_malondialdehyde_o_b.docx
  • docxCuong- LA toan van BV cap truong.docx
  • docCuong-T.Anh.Trang thong tin dong gop moi LA.doc
  • docCuong-T.Viet.Trang thong tin dong gop moi LA.doc
  • docxCuong-TTLA-TiengAnh cap truong.docx
  • docxCuong-TTLA-TiengViet cap truong.docx