Luận án Nghiên cứu tác dụng của phương pháp đạic trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 0,3 - 0,5% dân số bị bệnh lý về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp và cột sống. Ở Mỹ, 80% số người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp và cột sống. Ở Pháp, thoái hóa khớp và cột sống chiếm 28,6% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, căn bệnh thoái hóa này chiếm gần 17,41% số bệnh về xương khớp, trong đó 2/3 là thoái hóa cột sống (cột sống thắt lưng: 31,12%, đốt sống cổ: 13,96%) [1], [2].

Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là bệnh phổ biến, là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ (CSC) và đứng hàng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hóa cột sống [3].

Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng và phức tạp bởi vì có nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng nằm kế cận và vì CSC là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và luôn phải chịu một trọng lực thường xuyên. Tuy nhẹ nhưng nó phải chịu co cơ thường xuyên, liên tục của các cơ vùng cổ gáy vì vậy sẽ tạo nên một áp lực đặc biệt trên đĩa đệm, làm đĩa đệm dễ bị tổn thương. Cùng với quá trình lão hóa, tình trạng chịu quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Đây là một bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi lao động, từ 30 tuổi trở lên, tăng dần theo lứa tuổi làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động [4].

Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng phong phú, đa dạng, thoái hóa cột sống cổ lại càng khởi phát ở độ tuổi lao động. Thoái hóa cột sống cổ liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp như ngồi làm việc phải cúi cổ lâu, hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ nên tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ ngày càng tăng. Thoái hóa cột sống cổ tác động sâu sắc đến sản xuất, kinh tế, xã hội và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học [4].

Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1% [5]. Ở các Trung tâm Chuyên khoa Thần kinh, chứng đau vùng cổ vai có thể chiếm tới 18,2% cơ cấu các bệnh điều trị nội trú [6].

Hiện nay có đến 90-95% số bệnh nhân có thể điều trị nội khoa thành công, trong đó có châm cứu, 5-10% có chỉ định phẫu thuật.

Vì vậy, nghiên cứu điều trị và dự phòng thoái hóa cột sống cổ ngày càng tăng ở Việt nam là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, châm cứu, điều trị lý liệu và phục hồi chức năng.

Điều trị bệnh lý CSC với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi tình trạng đau, tránh đau kéo dài trở thành đau mạn tính [7], Y học phương Đông đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt, trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả trong điều trị các chứng đau [8],[9].

Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp Đại trường châm điều trị đau và phục hồi chức năng vận động cột sống cổ. Để làm sáng tỏ các giá trị khoa học của phương pháp Đại trường châm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá” nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ.

2. Đánh giá tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi chức năng vận động.

3. Đánh giá tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi chức năng vận động thông qua một số chỉ số sinh lý, hoá sinh.

 

doc 183 trang dienloan 9140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tác dụng của phương pháp đạic trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác dụng của phương pháp đạic trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá

Luận án Nghiên cứu tác dụng của phương pháp đạic trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
ĐẶNG THỊ HOÀNG TUYÊN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
 CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẠI TRƯỜNG CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐAU VÀ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ DO THOÁI HOÁ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
ĐẶNG THỊ HOÀNG TUYÊN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
 CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẠI TRƯỜNG CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐAU VÀ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ DO THOÁI HOÁ
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 9720113
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGHIÊM HỮU THÀNH
2. GS.TS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm huấn luyện và Đào tạo viện Y học cổ truyền Quân đội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận án.
Tập thể cán bộ, nhân viên Bộ môn Sinh lý Học viện Quân Y đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận án.
Các khoa phòng: khoa Khám bệnh, khoa Nhi, khoa Xét nghiệm, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nghiêm Hữu Thành, GS.TS Nguyễn Văn Chương là những người thầy dành nhiều thời gian, tâm sức, trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
GS. Nguyễn Tài Thu, GS.TS Đỗ Công Huỳnh, GS.TS Nguyễn Nhược Kim, GS.TS Hoàng Bảo Châu, PGS.TS Nguyễn Bá Quang, PGS.TS Phạm Xuân Phong, PGS.TS Nguyễn Minh Hà, PGS.TS Phạm Viết Dự, PGS.TS Phan Anh Tuấn, PGS.TS Vũ Thường Sơn, PGS.TS Phạm Văn Trịnh, TS Nguyễn Viết Thái là những người thầy của lớp lớp thế hệ học trò, đã trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Các Thầy - Các Cô trong Hội đồng chấm luận án đã chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong thời gian qua.
Bản Luận án này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và đồng nghiệp để bản luận án được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Đặng Thị Hoàng Tuyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Thị Hoàng Tuyên, nghiên cứu sinh khóa 3 Viện Y học Cổ truyền Quân đội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn là PGS.TS. Nghiêm Hữu Thành và GS.TS. Nguyễn Văn Chương.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận, kiểm tra số liệu và chấp thuận của cơ sở đào tạo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan
Đặng Thị Hoàng Tuyên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSC:
Cột sống cổ
D1: 
Ngày điều trị thứ nhất
D7:
Ngày điều trị thứ 7
D0:
Ngày trước điều trị
ĐSC:
Đốt sống cổ
NPQ:
Northwich Pack Neck Pain Questionaire
THCSC:
Thoái hóa cột sống cổ
VAS:
Visual analogue scale
TVĐ:
Tầm vận động
WHO:
Tổ chức Y tế thế giới
YHCT:
Y học cổ truyền
YHHĐ:
Y học hiện đại
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. 	Đánh giá mức độ đau và cho điểm 	48
Bảng 2.2. 	Ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày bằng (NPQ) 	50
Bảng 2.3. 	Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý 	 52
Bảng 2.4. 	Đánh giá kết quả điều trị chung 	52
Bảng 3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo giới 	61
Bảng 3.2. 	Phân bố bệnh nhân theo một số đặc điểm đau 	63
Bảng 3.3. 	Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau trước điều trị 	64
Bảng 3.4. 	Phân bố mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS 	65
Bảng 3.5. 	Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế tầm vận động trước điều trị. 	66
Bảng 3.6. 	Phân bố bệnh nhân theo mức độ ảnh hưởng đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày đánh giá bằng (NPQ) trước điều trị. 	67
Bảng 3.7. 	Phân bố bệnh nhân theo hình ảnh phim chụp Xquang. 	68
Bảng 3.8. 	Phân bố bệnh nhân theo đánh giá chung 	69
Bảng 3.9. 	Sự biến đổi giá trị trung bình tầm vận động cột sống cổ 	71
Bảng 3.10. 	Mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ tại thời điểm D1 	71
Bảng 3.11. 	Mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ tại thời điểm D7 	72
Bảng 3.12. 	Mức độ cải thiện ảnh hưởng đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày đánh giá bằng (NPQ) tại thời điểm sau điều trị lần 1. 	73
Bảng 3.13. 	Mức độ cải thiện ảnh hưởng đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày đánh giá bằng (NPQ) tại thời điểm sau 7 lần điều trị. 	74
Bảng 3.14. 	Sự biến đổi giá trị trung bình ảnh hưởng đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày đánh giá bằng (NPQ). 	75
Bảng 3.15. 	Đánh giá chung tại thời điểm D1 	76
Bảng 3.16. 	Kết quả điều trị chung tại thời điểm D7 	76
Bảng 3.17. 	Giá trị trung bình kết quả điều trị chung 	77
Bảng 3.18. 	Sự biến đổi tần số mạch tại các thời điểm nghiên cứu 	78
Bảng 3.19. 	Sự biến đổi huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu	 79
Bảng 3.20. 	Sự biến đổi nhịp thở tại các thời điểm nghiên cứu 	80
Bảng 3.21. 	Sự biến đổi các chỉ số huyết học	 81
Bảng 3.22. 	Sự biến đổi của ngưỡng đau 	 82
Bảng 3.23. 	Sự biến đổi của Cường độ điện cơ cơ sở	. 83
Bảng 3.24. 	Sự biến đổi của cường độ điện co cơ tối đa	 84
Bảng 3.25. 	Sự biến đổi của tổng năng lượng tạo ra trong quá trình co cơ 	85
Bảng 3.26. 	Sự biến đổi của thời gian từ khi co cơ đến khi cơ co tối đa 	86
Bảng 3.27. 	Sự thay đổi hàm lượng β- endorphin (pg/ml) trong máu 	87
Bảng 3.28. 	Sự thay đổi hàm lượng Adrenalin trong máu 	88
Bảng 3.29. 	Sự thay đổi hàm lượng Noradrenalin trong máu 	89
Bảng 3.30. 	Tác dụng không mong muốn 	90
Bảng 3.31. 	Theo dõi tái phát đau sau điều trị 1 ngày và sau 7 ngày theo mức độ đau	 91
Bảng 3.32. 	Theo dõi tái phát đau sau điều trị 6 tháng và 12 tháng theo mức độ đau	 92
Bảng 3.33. 	Theo dõi tái phát đau sau điều trị 6 tháng và 12 tháng theo mức độ ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày đánh giá bằng (NPQ)	 93
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo tuổi 	60
Biểu đồ 3.2. 	Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 	61
Biểu đồ 3.3. 	Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 	62
Biểu đồ 3.4. 	Sự thay đổi của mức độ đau theo thang điểm VAS 	70
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. 	Các đốt sống cổ 	 3
Hình 1.2. 	Nhân nhày, vòng sợi đĩa đệm 	 4
Hình 1.3. 	Bề mặt của đốt sống cổ, tủy sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống 	 6
Hình 1.4. 	Các động tác của cột sống cổ: cúi, ngửa, nghiêng, xoay 	 7
Hình 1.5. 	Hình ảnh một đĩa đệm bình thường (bên trái) và một đĩa đệm bị thoái hoá (bên phải)	 8
Hình 1.6. 	Hình ảnh X-quang THCSC 	10
Hình 1.7. 	Kim châm 	15
Hình 1.8. 	Máy điện châm M8 	17
Hình 1.9. 	Hệ thần kinh tự chủ 	 21
Hình 1.10. 	Sơ đồ tuần hành khí của 12 kinh chính 	 23
Hình 2.1. 	Thước đo độ đau VAS 	 48
Hình 2.2. 	Máy đo ngưỡng đau Analgesia meter 	 49
Hình 2.3. 	Thước đo tầm vận động khớp 	 51
Hình 2.4: 	Máy monitor theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở	 53
Hình 2.5. 	Hệ thống Powerlab của hãng A/D Instrument (Úc) 	55
Hình 2.6. 	Máy xét nghiệm sinh hóa Chemix- 180 Sysmex Japan (Nhật).	 57
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 0,3 - 0,5% dân số bị bệnh lý về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp và cột sống. Ở Mỹ, 80% số người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp và cột sống. Ở Pháp, thoái hóa khớp và cột sống chiếm 28,6% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, căn bệnh thoái hóa này chiếm gần 17,41% số bệnh về xương khớp, trong đó 2/3 là thoái hóa cột sống (cột sống thắt lưng: 31,12%, đốt sống cổ: 13,96%) [1], [2].
Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là bệnh phổ biến, là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ (CSC) và đứng hàng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hóa cột sống [3].
Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng và phức tạp bởi vì có nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng nằm kế cận và vì CSC là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và luôn phải chịu một trọng lực thường xuyên. Tuy nhẹ nhưng nó phải chịu co cơ thường xuyên, liên tục của các cơ vùng cổ gáy vì vậy sẽ tạo nên một áp lực đặc biệt trên đĩa đệm, làm đĩa đệm dễ bị tổn thương. Cùng với quá trình lão hóa, tình trạng chịu quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Đây là một bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi lao động, từ 30 tuổi trở lên, tăng dần theo lứa tuổi làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động [4].
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng phong phú, đa dạng, thoái hóa cột sống cổ lại càng khởi phát ở độ tuổi lao động. Thoái hóa cột sống cổ liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp như ngồi làm việc phải cúi cổ lâu, hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ nên tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ ngày càng tăng. Thoái hóa cột sống cổ tác động sâu sắc đến sản xuất, kinh tế, xã hội và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học [4].
Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1% [5]. Ở các Trung tâm Chuyên khoa Thần kinh, chứng đau vùng cổ vai có thể chiếm tới 18,2% cơ cấu các bệnh điều trị nội trú [6].
Hiện nay có đến 90-95% số bệnh nhân có thể điều trị nội khoa thành công, trong đó có châm cứu, 5-10% có chỉ định phẫu thuật. 
Vì vậy, nghiên cứu điều trị và dự phòng thoái hóa cột sống cổ ngày càng tăng ở Việt nam là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, châm cứu, điều trị lý liệu và phục hồi chức năng.
Điều trị bệnh lý CSC với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi tình trạng đau, tránh đau kéo dài trở thành đau mạn tính [7], Y học phương Đông đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt, trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả trong điều trị các chứng đau [8],[9].
Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp Đại trường châm điều trị đau và phục hồi chức năng vận động cột sống cổ. Để làm sáng tỏ các giá trị khoa học của phương pháp Đại trường châm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột sống cổ do thoái hoá” nhằm các mục tiêu sau:
1. 	Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ.
2. 	Đánh giá tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi chức năng vận động.
3. 	Đánh giá tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi chức năng vận động thông qua một số chỉ số sinh lý, hoá sinh. 
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1.1. Thoái hóa cột sống cổ theo y học hiện đại
1.1.1.1. Giải phẫu chức năng cột sống cổ
* Đặc điểm chung cột sống cổ (hình 1.1)
	- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống và 5 đĩa đệm gồm đốt sống cổ trên trên C1 (Đốt Đội), C2 (Đốt Trục), đốt sống cổ dưới (C3 - C7).
	- Cột sống cổ là trụ cột chính để giữ và vận động đầu [10], [11].
Củ trước
Mỏm ngang
Hình 1.1. Các đốt sống cổ [10]
* Đĩa đệm cột sống cổ
Đĩa đệm (nằm trong khoang gian đốt) gồm nhân nhầy vòng sợi và 
mâm sụn.
	+ Nhân nhầy nằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi ở phía sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhóm sulphat có tác dụng hút và ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuếch tán ra ngoài (nên nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, cao nhất lúc mới sinh (trên 90%) và giảm dần theo tuổi). Do đó nhân nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống. 
	+ Vòng sợi bao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược vào nhau theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của đĩa đệm. Các lá sợi ngoại vi xếp sát nhau và thâm nhập vào phần vỏ xương của đốt sống; các lá sợi trung tâm được xếp lỏng dần vòng quanh nhân nhày.
	+ Mâm sụn là hai tấm sụn trong được cấu tạo bằng hợp chất sụn hyaline. Mâm sụn gắn chặt vào phần trung tâm của mặt trên và mặt dưới của hai thân đốt sống liền kề. Mặt kia của mâm sụn gắn vào nhân nhầy và vòng sợi. Mâm sụn có các lỗ nhỏ giống như lỗ sàng có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm (theo kiểu khuếch tán) và bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm vi khuẩn từ xương đi tới.
Hình 1.2. Nhân nhày, vòng sợi đĩa đệm [4]
Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm
	+ Thần kinh đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác và được gọi là dây quặt ngược Luschka, khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau.
	+ Mạch máu nuôi đĩa đệm chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi (trong nhân nhầy không có mạch máu). Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuếch tán, những sợi và tổ chức liên kết của đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng mạch máu tới lúc 2 tuổi. 
Chức năng của đĩa đệm là nối các đốt sống, phục vụ cho khả năng vận động của các đốt sống kế cận, và của toàn bộ cột sống, chức năng chống đỡ cho trọng lượng của đầu và giảm sóc chấn động [4], [12], [13].
* Dây chằng
Trong các loại dây chằng quan trọng nhất là dây chằng dọc.
 Dây chằng dọc trước: phủ mặt trước thân đốt sống, kéo dài từ mặt trước xương cùng đến lồi củ trước đốt sống C1và đến lỗ chẩm lớn. Nó ngăn cản sự ưỡn quá mức của cột sống.
 Dây chằng dọc sau: phủ mặt sau thân đốt sống, chạy trong ống sống, từ nền xương chẩm đến mặt sau xương cùng, nó ngăn cản sự gấp quá mức của cột sống. Dây chằng dọc sau được phân bố nhiều tận cùng thụ thể đau nên nó rất nhạy cảm với đau.
 Dây chằng vàng là tổ chức sợi đàn hồi màu vàng phủ phần sau của ống sống, bám từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của các cung đốt sống liền kề và tạo thành thành sau của ống sống. Dây chằng vàng có khả năng đàn hồi mạnh và rất bền vững để duy trì đường cong sinh lý của cột sống và giúp cho cột sống duỗi thẳng sau khi cúi.
Dây chằng liên gai và dây chằng trên gai: dây chằng liên gai nối các mỏm gai với nhau, dây chằng trên gai là dây mỏng chạy qua các đỉnh mỏm gai, góp phần gia cố phần sau của đoạn vận động cột sống khi đứng thẳng và khi gấp cột sống tối đa [4], [12], [13].
* Tủy sống cổ
Nằm trong ống sống, đường kính trung bình của tủy sống cổ là 1cm. Đường kính này to ra ở phình tủy cổ (C5, D1). Các rễ từ C5 đến D1 tạo nên đám rối thần kinh cánh tay chi phối cho toàn bộ chi tr ... ương: .
Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: 
Chẩn đoán nguyên nhân:.
Chẩn đoán bệnh danh: 
ĐIỀU TRỊ
1. Pháp điều trị:....
2. Điện châm các huyệt:....
.....
...........................................................................................................................
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
5.1.Mức độ đau theo thang điểm VAS
Điểm VAS
Mức độ đau 
Mức điểm nghiên cứu
Ngày điều trị 
D0
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
Điểm VAS= 0
Không đau
0
1 - < 3
Đau ít
1
3 - < 6
Đau vừa
2
6 - < 9
Đau nhiều
3
9 - 10
Đau không chịu nổi
4
5.2.Ngưỡng đau
Thời điểm
Trước điều trị
Sau điều trị
lần 1
Sau điều trị
lần 7
Ngưỡng đau (g/s)
Hệ số giảm đau K
5.3. Theo dõi triệu chứng trong quá trình điều trị
Các triệu chứng
Trước điều trị
Diễn biến của 7 ngày điều trị
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
Đau
Hạn chế vận động
5.4. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt bằng bộ câu hỏi đau gáy cổ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire- NPQ)
Nội dung
câu hỏi
Tình trạng
Thang điểm
D0
D1
D7
Cường độ đau
Không đau
0
Đau ít
1
Đau trung bình
2
Đau nhiều
3
Đau không chịu nổi
4
Đau và giấc ngủ
Ngủ bình thường
0
Đôi khi đau bị ảnh hưởng
1
Thường xuyên
2
Ngủ dưới 5 giờ do đau
3
Ngủ dưới 2 giờ do đau
4
Dị cảm về đêm
Không có
0
Đôi khi
1
Thường xuyên
2
Ngủ dưới 5 giờ do tê hoặc dị cảm
3
Ngủ dưới 2 giờ do tê hoặc dị cảm
4
Thời gian kéo dài triệu chứng
Cổ và tay bình thường suốt ngày
0
Có triệu chứng dưới 1 giờ
1
Xuất hiện và mất đi trong vòng 1-4h
2
Triệu chứng kéo dài trên 4 giờ
3
Triệu chứng kéo dài suốt ngày
4
Mang xách đồ vật
Có thể xách nặng không đau thêm
0
Có thể xách nặng nhưng đau thêm
1
Có thể xách nặng vừa phải
2
Chỉ xách được vật nhẹ
3
Không mang xách được đồ vật
4
Nội dung
câu hỏi
Tình trạng
Thang điểm
D0
D1
D7
Đọc hoặc xem ti vi
Bình thường
0
Làm được nếu tư thế thoải mái
1
Làm được nhưng gây đau thêm
2
Làm thời gian ít hơn do đau
3
Không làm được do đau
4
Làm việc/việc nhà
Bình thường
0
Làm được nhưng đau thêm
1
Làm ½ thời gian bình thường
2
Làm khoảng 1/4 thời gian bình thường
3
Hoàn toàn không làm được công việc
4
Hoạt động xã hội
Bình thường
0
Bình thường nhưng đau thêm
1
Hạn chế nhưng có thể ra ngoài
2
Chỉ làm được ở nhà
3
Hoàn toàn không làm được do đau
4
Tổng điểm:
5.5. Tầm vận động cột sống cổ.
Động tác
Đánh giá
Trước điều trị
Sau điều trị
lần 1
Sau điều trị
lần 7
Gấp
Kết quả
Điểm
Duỗi
Kết quả
Điểm
Nghiêng phải
Kết quả
Điểm
Nghiêng trái
Kết quả
Điểm
Xoay phải
Kết quả
Điểm
Xoay trái
Kết quả
Điểm
Tổng điểm
5.6. Các chỉ số sinh lý:
Thời điểm
Chỉ số
Trước điều trị
Sau điều trị
lần 1
Sau điều trị
lần 7
Mạch
Huyết áp
Tối đa
Tối thiểu
Nhịp thở
5.7. Các chỉ số Điện cơ:
Baseline (mV)
Peak (mV)
PeakArea (mV.s)
Time to Peak (ms)
D0
D1
D7
D0
D1
D7
D0
D1
D7
D0
D1
D7
5.8. Các chỉ số huyết học:
Thời điểm
Chỉ số
Trước điều trị
Sau điều trị
lần 7
Hồng cầu (T/l)
Bạch cầu (G/l)
Tiểu cầu (G/l)
5.9. Các chỉ số hoá sinh:
Thời điểm
Chỉ số
Trước điều trị
Sau điều trị
lần 1
Sau điều trị
lần 7
β-endorphin (pg/ml)
Adrenalin (pg/ml)
Noradrenalin (pg/ml)
5.10. Kết quả điều trị chung:
Phân loại
Điểm
Đánh giá
Mức độ đau (VAS)
Tầm vận động
Ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt
Kết quả điều trị
Tốt
0-14
Không đau
Đau ít
Không hạn chế
Hạn chế ít
Không ảnh hưởng/ nhẹ
Khá 
15-29
Đau vừa
Hạn chế trung bình
Ảnh hưởng trung bình
Trung bình
30-44
Đau nhiều
Hạn chế nhiều
Ảnh hưởng nhiều
Kém
45-60
Đau không chịu nổi
Hạn chế rất nhiều
Ảnh hưởng rất nhiều
5.11. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị:
- Choáng:
có
c
Không
c
- Đau đầu:
Có 
c
không
c
- Hoa mắt:
có
c
Không
c
-Chóng mặt:
có
c
Không
c
- Chảy máu:
có
c
Không
c
- Tụ máu:
có
c
Không
c
-Nhiễmtrùng:
có
c
Không
c
-Buồn nôn:
có
c
Không
c
BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ
PHỤ LỤC IV
BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA
THEO DÕI LÂM SÀNG BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ
Dùng cho đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của phương pháp Đại trường châm trong điều trị chứng đau và phục hồi vận động cột cống cổ do thoái hóa”
Nhóm nghiên cứu £
Nhóm Chứng£
Số vào viện....
Mã bệnh quốc tế
THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên:..........TuổiNam c Nữ c
Địa chỉ:....
Điện thoại liên hệ:..
Nghề nghiệp:...........................
Ngày vào viện:....Ngày ra viện...............................
Lý do vào viện:...
LÂM SÀNG
Tây y:
* Thời gian đau: 6 -11 tháng c
12 tháng c
* Đặc điểm của đau: đau chói c ; Bỏng rát c ; đau nhức c; đau âm ỉ c
Như điện giật c ; Giá buốt c ; Như kim châm c ;Như kiến bò c
* Đau có lan hay không: 	Có c 	Không c
* Đau có khu trú rõ không: 	Có c	Không c
* Vị trí đau:
Đau vùng chẩm c ;	Đau tại cột sống cổ c ;	Đau lan ra vai c
Đau xuống cánh tay c ;	Đau xuống cẳng tay c ;	Đau xuống ngón tay c
* Hoàn cảnh xuất hiện đau: Đột ngột sau sang chấn c ; Từ từ tăng dần c
* Tiến triển: 	Thành đợt c Liên tục c
* Đau hay tái phát: 	Có c ;	Không c
* Đau tăng khi: Nghỉ ngơi c ;	Ho,hắt hơi c ;	Ban ngày c ;
Ban đêm c ;	Thay đổi thời tiết c ;	 Khi nằm c ; 
Khi đứng, đi lại c; Cúi c ; Ngửa c; Nghiêng c ;Xoay c
* Điều trị đau:	Chưa c ;	Đã uống thuốc giảm đau c ;	Khác c
* Triệu chứng kèm theo:Yếu, liệt chi trên c; Đau sưng khớp c ;	
 	Mệt mỏi c ; Sút cân c ; 	 Sốt c
* Các bệnh khác kèm theo:
* Khám hội chứng cột sống:
Điểm đau cột sống	:	Không c	Có c
Điểm đau cạnh sống:	Không c	Có c
Cong vẹo cột sống: 	Không c	Có c
Co cứng cơ, tăng trương lực cơ cạnh sống:	Không c	Có c
Hạn chế vận động cột sống cổ	:	Không c	Có c
* Các nghiệm pháp phát hiện tổn thương rễ và dây thần kinh:
- Dấu hiệu Spurling:
-Không c
Có c
- Dấu hiệu “chuông bấm”:
-Không c
Có c
- Nghiệm pháp kéo giãn cổ:
-Không c
Có c
- Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ:
-Không c
Có c
- Dấu hiệu Lhermitte:
-Không c
Có c
2.2. Y học cổ truyền:
Thấn sắc: Sắc nhuận c ; Không nhuận c ;Tỉnh c
Giọng nói: to,rõ c ;	Nhỏ, yếu c
Chất lưỡi: Đỏ c ;	Hồng c ;	Bệu c
Rêu lưỡi: Trắng c ;	Mỏng c ;	Vàng c ;	Dày c
Sợ lạnh:	 Có c	Không c
Thích xoa bóp: Có c	Không c
Thích chườm ấm: có c Không c
Ngủ: Sâu c ;	Khó c ;	Dễ c ; Hay ngủ mê c
Ăn uống: Thích ấm c ;	Thích mát c ;	Bình thường c
Tiểu tiện: Trắng c ;	Trong c ;	Vàng c ;	Đỏ c
Đại tiện: Táo c ;	Lỏng c ;	Bình thường c
Chân tay: Ấm c ;	Lạnh c
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
. Mức độ đau theo thang điểm VAS.
Điểm VAS
Mức độ đau 
Mức điểm nghiên cứu
Thời gian theo dõi
6 tháng
12 tháng
Điểm VAS= 0
Không đau
0
1 - < 3
Đau ít
1
3 - < 6
Đau vừa
2
6 - < 9
Rất đau
3
9 - 10
Đau không chịu nổi
4
Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt bằng bộ câu hỏi đau gáy cổ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire -NPQ)
Nội dung câu hỏi
Tình trạng
Thang điểm
6 tháng
12 tháng
Cường độ đau
Không đau
0
Đau ít
1
Đau trung bình
2
Đau nhiều
3
Đau không chịu nổi
4
Đau và giấc ngủ
Ngủ bình thường
0
Đôi khi đau bị ảnh hưởng
1
Thường xuyên
2
Ngủ dưới 5 giờ do đau
3
Ngủ dưới 2 giờ do đau
4
Dị cảm về đêm
Không có
0
Đôi khi
1
Thường xuyên
2
Ngủ dưới 5 giờ do tê hoặc dị cảm
3
Ngủ dưới 2 giờ do tê hoặc dị cảm
4
Thời gian kéo dài triệu chứng
Cổ và tay bình thường suốt ngày
0
Có triệu chứng dưới 1 giờ
1
Xuất hiện và mất đi trong vòng 1-4h
2
Triệu chứng kéo dài trên 4 giờ
3
Triệu chứng kéo dài suốt ngày
4
Nội dung câu hỏi
Tình trạng
Thang điểm
6 tháng
12 tháng
Mang xách đồ vật
Có thể xách nặng không đau thêm
0
Có thể xách nặng nhưng đau thêm
1
Có thể xách nặng vừa phải
2
Chỉ xách được vật nhẹ
3
Không mang xách được đồ vật
4
Đọc hoặc xem tivi
Bình thường
0
Làm được nếu tư thế thoải mái
1
Làm được nhưng gây đau thêm
2
Làm thời gian ít hơn do đau
3
Không làm được do đau
4
Làmviệc/việc nhà
Bình thường
0
Làm được nhưng đau thêm
1
Làm ½ thời gian bình thường
2
Làm khoảng 1/4 thời gian bình thường
3
Hoàn toàn không làm được công việc
4
Hoạt động xã hội
Bình thường
0
Bình thường nhưng đau thêm
1
Hạn chế nhưng có thể ra ngoài
2
Chỉ làm được ở nhà
3
Hoàn toàn không làm được do đau
4
Tổng điểm:
XÁC NHẬN CỦA BỆNH NHÂN
 BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ
PHỤ LỤC V
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Họ và tên:.
Tuổi:.
Địa chỉ:
Điện thoại liên hệ:..
Sau khi được cán bộ nghiên cứu thông báo về mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và các thông tin chi tiết của nghiên cứu liên quan đến đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Tôi đồng ý tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Tôi xin tuân thủ các quy định của nghiên cứu.
 Hà Nội, ngày tháng năm
Người tham gia nghiên cứu 
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC VI
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NHÓM ĐẠI TRƯỜNG CHÂM
TT
Họ và tên
Số BA
Tuổi
Ngày vào
Ngày ra
Nam
Nữ
1
Nguyễn Thị H
2684
50
09/10/2013
17/10/2013
2
Vũ Hữu B
2869
59
23/10/2013
01/11/2013
3
Phạm Mỹ H
2892
36
24/10/2013
04/11/2013
4
Nguyễn Thị Liên K
3057
63
05/11/2013
15/11/2013
5
Mai Thị L
3189
54
14/11/2013
25/11/2013
6
Nguyễn Thị Tuyết M
3425
57
09/12/2013
17/12/2013
7
Phạm Trường S
3493
66
11/12/2013
24/12/2013
8
Nguyễn Thị Kim O
3565
56
20/12/2013
31/12/2013
9
Nguyễn Thị Ngọc T
3629
63
31/12/2013
15/01/2014
10
Nguyễn Thị N
914
50
14/04/2014
23/04/2014
11
Lê Thị Y
1073
42
24/04/2014
07/05/2014
12
Tạ Thị Kim Ng
1194
38
12/05/2014
21/05/2014
13
Hoàng Thị Lan A
1261
39
16/05/2014
27/05/2014
14
Lâm Thị L
1292
66
20/05/2014
29/05/2014
15
Hoàng Thị T
1310
72
21/05/2014
31/05/2014
16
Nguyễn Thị Mỹ D
603
52
06/06/2014
17/06/2014
17
Trịnh Thị Kim D
627
52
11/06/2014
20/06/2014
18
Trần Thị X
725
41
01/07/2014
09/07/2014
19
Nguyễn Ngọc L
857
54
24/07/2014
01/08/2014
20
Đỗ Thị Bích H
918
51
05/08/2014
15/08/2014
21
Chu Thị L
956
57
14/08/2014
25/08/2014
22
Phan Trắc Â
981
40
19/08/2014
28/08/2014
23
Lưu Thị M
1050
52
08/09/2014
17/09/2014
25
Nguyễn Thị H
1075
47
15/09/2014
25/09/2014
25
Phạm Thị H
2832
49
18/09/2014
26/09/2014
27
Phạm Thị L
2884
63
19/09/2014
29/09/2014
28
Hoàng Thị Thu Đ
2874
45
23/09/2014
02/10/2014
29
Nguyễn Thị P
1130
52
29/09/2014
08/10/2014
29
Đinh Văn P
2967
36
30/09/2014
09/10/2014
30
Nguyễn Thị Lương H
2981
44
30/09/2014
08/10/2014
31
Lê Thị T
2984
56
01/10/2014
13/10/2014
32
Bùi Thị H
2994
45
02/10/2014
09/10/2014
33
Nguyễn Hữu T
3015
56
06/10/2014
15/10/2014
34
Lưu Trung D
3019
46
06/10/2014
22/10/2014
35
Phạm Đình S
3039
69
07/10/2014
20/10/2014
36
Ngô Thị
3104
64
13/10/2014
21/10/2014
37
Nguyễn Văn T
3288
43
29/10/2014
07/11/2014
38
Nguyễn Thị H
3308
65
31/10/2014
12/11/2014
39
Nguyễn Thị N
3336
62
03/11/2014
12/11/2014
40
Đào Thị T
3362
50
04/11/2014
13/11/2014
41
Phạm Thị L
3407
47
07/11/2014
13/11/2014
42
Đinh Thị T
1369
57
21/11/2014
01/12/2014
43
Nguyễn Thị K
3559
65
24/11/2014
04/12/2014
44
Nguyễn Thị Thu Đ
3668
50
03/12/2014
12/12/2014
45
Lê Thúy M
1488
56
25/12/2014
05/01/2015
46
Nguyễn Tấn T
90
61
12/01/2015
21/01/2015
47
Nguyễn Chí H
101
52
13/01/2015
23/01/2015
48
Nguyễn Thị H
410
51
26/02/2015
06/03/2015
49
Nguyễn Thị H
449
55
02/03/2015
10/03/2015
50
Trần Thu H
533
48
09/03/2015
18/03/2015
51
Nguyễn Thu H
580
43
13/03/2015
19/03/2015
52
Lê Anh T
617
43
17/03/2015
26/03/2015
53
Nguyễn Cao D
638
43
19/03/2015
25/03/2015
54
Hoàng Tuấn A
643
53
19/03/2015
26/03/2015
55
Nguyễn Trọng Q
654
38
20/03/2015
31/03/2015
56
Nguyễn Đức V
670
67
20/03/2015
27/03/2015
57
Phạm Thị O
846
43
07/04/2015
16/04/2015
58
Phạm Thị Hồng H
861
62
07/04/2015
17/04/2015
59
Vũ Thị Ch
1030
36
21/04/2015
05/05/2015
60
Nguyễn Thị Th
1029
63
21/04/2015
05/05/2015
PHỤ LỤC VII
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NHÓM HÀO CHÂM
TT
Họ và tên
Số BA
Tuổi
Ngày vào
Ngày ra
Nam
Nữ
1
Trần Thanh H
2955
51
29/10/2013
09/11/2013
2
Nguyễn Văn N
2984
63
31/10/2013
09/11/2013
3
Nguyễn Thị Ngọc L
3383
52
03/12/2013
12/12/2013
4
Tô Thị Thiên N
3412
35
06/12/2013
13/12/2013
5
Nguyễn Chí T
3532
35
17/12/2013
27/12/2013
6
Hà Thị O
3589
39
24/12/2013
03/01/2014
7
Trần Thị B
931
65
15/04/2014
23/04/2014
8
Nguyễn Thị Lan A
1059
39
23/04/2014
02/05/2014
9
Trần Thị T
1106
52
05/05/2014
13/05/2014
10
Phạm Thị L
1120
59
05/05/2014
14/05/2014
11
Nguyễn Thị Thúy H
1214
36
13/05/2014
23/05/2014
12
Trịnh Thị Kim Đ
1222
43
13/05/2014
23/05/2014
13
Nguyễn Đình B
1267
58
15/05/2014
23/05/2014
14
Vũ Thị M
1276
55
19/05/2014
29/05/2014
15
Nguyễn Thị H
1362
67
27/05/2014
05/06/2014
16
Hoàng Thị D
607
46
09/06/2014
18/06/2014
17
Đỗ Thị Minh C
650
63
16/06/2014
25/06/2014
18
Quách Thị P
815
40
17/07/2014
25/07/2014
19
Trần Thị N
816
41
17/07/2014
24/07/2014
20
Tô Tuyết T
860
40
25/07/2014
02/08/2014
21
Nguyễn Thị Thu H
902
41
04/08/2014
12/08/2014
22
Trần Thị D
953
48
13/08/2014
22/08/2014
23
Nguyễn Thị P
1026
58
03/09/2014
12/09/2014
24
Nguyễn Thị L
1049
42
08/09/2014
16/09/2014
25
Nguyễn Thúy H
2774
50
12/09/2014
23/09/2014
26
Bùi Anh T
2787
35
15/09/2014
24/09/2014
27
Hồ Thị P
1078
51
16/09/2014
24/09/2014
28
Lê Thanh S
2826
44
17/09/2014
27/09/2014
29
Mai Thị T
2957
67
29/09/2014
09/10/2014
30
Dương Quốc Đ
2991
36
02/10/2014
11/10/2014
31
Nguyễn Thị H
3016
48
06/10/2014
14/10/2014
32
Lê Thu H
3020
51
06/10/2014
14/10/2014
33
Nguyễn Thái H
3088
52
09/10/2014
18/10/2014
34
Cao Thanh T
3115
53
13/10/2014
23/10/2014
35
Nguyễn Thị S
3129
65
14/10/2014
23/10/2014
36
Nguyễn Sỹ C
3258
55
27/10/2014
05/11/2014
37
Lê Thị Ái L
3263
49
27/10/2014
05/11/2014
38
Trần Thị H
1291
52
31/10/2014
07/11/2014
39
Phạm Tú U
1307
42
04/11/2014
13/11/2014
40
Nguyễn Duy H
1308
53
04/11/2014
11/11/2014
41
Bùi Minh C
3440
57
11/11/2014
24/11/2014
42
Nguyễn Thái Y
3461
62
13/11/2014
24/11/2014
43
Vũ Thị M
3482
60
17/11/2014
27/11/2014
44
Nguyễn Thị H
1394
48
26/11/2014
08/12/2014
45
Phan Văn G
3631
67
02/12/2014
11/12/2014
46
Nguyễn Thị C
3632
66
02/12/2014
10/12/2014
47
Nguyễn Chiến T
3635
60
02/12/2014
11/12/2014
48
Vũ Thị Kim L
1455
54
15/12/2014
23/12/2014
49
Đặng Thị L
1496
53
26/12/2014
07/01/2015
50
Trần Tiến T
64
42
08/01/2015
19/01/2015
51
Trần Thị Phương N
236
41
26/01/2015
04/02/2015
52
Hoàng Thị T
440
60
02/03/2015
11/03/2015
53
Phạm Văn H
520
55
09/03/2015
18/03/2015
54
Bàng Phương L
657
55
20/03/2015
31/03/2015
55
Nguyễn Đắc C
679
41
23/03/2015
31/03/2015
56
Nguyễn Hoàng A
718
43
25/03/2015
31/03/2015
57
Hà T
754
59
30/03/2015
08/04/2015
58
Trịnh Hữu B
769
40
30/03/2015
08/04/2015
59
Nguyễn Thị C
897
73
10/04/2015
21/04/2015
60
Dương Quang T
1050
55
24/04/2015
05/05/2015

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_tac_dung_cua_phuong_phap_daic_truong_cham.doc
  • docx2. TOM TAT TIENG ANH.docx
  • docx3. TOM TAT TIENG VIET.docx
  • docx4. TRICH YEU LUAN AN.docx
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ TUYÊN nộp 12-12-2017.docx
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN- TIẾNG ANH.docx