Luận án Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012 - 2016)
Môi trường trong trại giam là một môi trường có đặc thù riêng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Cộng đồng phạm nhân sống có rất nhiều điểm khác biệt so với bất cứ cộng đồng nào ngoài xã hội, các phạm nhân thường nhập viện với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là những bệnh mạn tính, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phạm nhân là nhóm đối tượng tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ như nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn hay xăm mình,. Ngoài ra, các phạm nhân trong các trại giam thường phải sống chung trong môi trường trại giam nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên càng cao hơn so với cộng đồng.
Tại Việt Nam, tình trạng mắc lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C. của các phạm nhân chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng và một phạm nhân có thể mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc [1]. Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao, tình trạng kháng thuốc của các bệnh nhân nhiễm lao đang là một vấn đề nổi lên trong nhiều năm trở lại đây với tỷ lệ lao kháng thuốc là 55,5-64%, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,7-17,4% [1], [2], [3], [4]. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam tại Bắc Kạn, Hòa Bình, Tuyên Quang là 16,3%, tỷ lệ phạm nhân mắc HBV, HCV lần lượt là 9,7% và 40,6% [5].
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần chẩn đoán cho các phạm nhân có tiền sử bệnh lao và một số triệu chứng lâm sàng hoặc các phạm nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp để phát hiện sớm các trường hợp bệnh [6]. Việc chẩn đoán và theo dõi các phạm nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị mà còn giúp quản lý, theo dõi, dự phòng bệnh cho phạm nhân tốt hơn. Tại Mỹ, việc sàng lọc sớm HCV có thể ngăn chặn 5.500 đến 12.700 ca nhiễm HCV mới ở phạm nhân [7]. Không chỉ ngăn ngừa lây nhiễm bệnh giữa các phạm nhân, các biện pháp dự phòng còn bảo vệ các nhân viên trước nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình công tác tiếp xúc với các phạm nhân đã mắc bệnh.
Có thể thấy nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các phạm nhân trong các trại giam là rất lớn. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu chi tiết về thực trạng cơ cấu bệnh chung, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao trong trại giam và đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả, từ đó có thể dự phòng phơi nhiễm cho các phạm nhân chưa mắc bệnh và cả cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của phạm nhân trong các trại giam, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)” được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012 - 2016)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN SỸ THANH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP (2012-2016) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2021BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN SỸ THANH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP (2012-2016) Chuyên ngành: Quản lý Y tế Mã số: 9.72.08.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Phạm Quang Cử 2. PGS.TS. Phạm Văn Thao HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả trong luận án là trung thực và chỉ được công bố một phần trong 03 bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Nguyễn Sỹ Thanh LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và Cục Y tế - Bộ Công an, tôi đã được tham gia học tập nghiên cứu sinh tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy hướng dẫn, cơ sở đào tạo và các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Chỉ huy tham mưu quân y, Phòng Sau đại học và các phòng, ban của Học viện Quân y. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS. Phạm Quang Cử và PGS.TS. Phạm Văn Thao là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Y tế - Bộ Công an, Ban giám thị Trại giam Vĩnh Quang, Ban giám thị Trại giam Cây Cầy, Ban giám thị Trại giam Sông Cái, cùng các đồng chí, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và toàn thể người thân trong gia đình đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn!. Nghiên cứu sinh Nguyễn Sỹ Thanh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 3 1.2. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam 4 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình hình bệnh của phạm nhân trong các trại giam 14 1.4. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe của các phạm nhân trong trại giam 20 1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 33 2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 38 2.3.4. Hoạt động can thiệp của nghiên cứu 42 2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 45 2.3.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 48 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 52 2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu 53 2.5. Sai số và cách khống chế sai số 54 2.6. Đạo đức nghiên cứu 55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015 56 3.1.1. Thông tin chung của phạm nhân tham gia nghiên cứu 56 3.1.2. Thực trạng bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam năm 2015 57 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam năm 2014 - 2015 64 3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016 74 3.2.1. Sự cải thiện về môi trường tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 74 3.2.2. Sự thay đổi về kiến thức và thực hành liên quan đến một số bệnh của phạm nhân tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 80 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 90 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015 90 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016 107 4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và hạn chế của đề tài 112 KẾT LUẬN 115 KIẾN NGHỊ 117 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ AFB Acid fast Bacillus (Vi khuẩn kháng cồn kháng acid) AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) ARV Antiretroviral (Thuốc kháng Retro vi rút) BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) BYT Bộ Y tế CBYT Cán bộ y tế CD4 Tế bào Lympho CD4 ĐLC Độ lệch chuẩn HBsAg Kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBV Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B) HCV Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C) HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) LTBI Treatment of latent tuberculosis infection (Điều trị nhiễm lao tiềm ẩn) QHTD Quan hệ tình dục TCMT Tiêm chích ma túy TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TSCKTM Tổng số cầu khuẩn tan máu TSNM Tổng số nấm mốc TSVKHK Tổng số vi khuẩn hiếu khí VGB Viêm gan B VGC Viêm gan C XQ X quang WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tỷ lệ phạm nhân nhiễm HIV tại các trại giam trên thế giới 6 1.2. Tỷ lệ mắc lao tại các trại giam trên thế giới 8 1.3. Tỷ lệ nhiễm HBV tại các trại giam trên thế giới 9 1.4. Tỷ lệ nhiễm HCV tại các trại giam trên thế giới 11 2.1. Cỡ mẫu tại các trại giam trong nghiên cứu 35 2.2. Biến số nghiên cứu 38 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá môi trường vi sinh trong nghiên cứu 46 2.4. Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành của phạm nhân 47 2.5. Sai số và cách khống chế sai số 54 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 56 3.2. Kết quả xét nghiệm HBV, HCV, HIV và lao của phạm nhân tại 3 trại giam 63 3.3. Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại 03 trại giam 64 3.4. Kết quả đo kiểm độ ẩm tại 03 trại giam 64 3.5. Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động không khí tại 3 trại giam 65 3.6. Kết quả đo kiểm ánh sáng tại 03 trại giam 65 3.7. Kết quả đo kiểm tiếng ồn chung tại 03 trại giam 66 3.8. Kết quả đo kiểm khí CO2 tại 03 trại giam 66 3.9. Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí tại 03 trại giam 67 3.10. Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong không khí tại 03 trại giam 68 3.11. Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí tại 03 trại giam 69 3.12. Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí tại 03 trại giam 69 3.13. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan B của phạm nhân tại 03 trại giam 70 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan C của phạm nhân tại 03 trại giam 71 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng HIV/AIDS của phạm nhân tại 03 trại giam 72 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng lao của phạm nhân tại 03 trại giam 73 3.17. Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 74 3.18. Kết quả đo kiểm độ ẩm tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 75 3.19. Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động của không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 75 3.20. Kết quả đo kiểm ánh sáng tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 76 3.21. Kết quả đo tiếng ồn chung tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 76 3.22. Kết quả đo kiểm CO2 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 77 3.23. Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 77 3.24. Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 78 3.25. Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 78 3.26. Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 79 3.27. Tỷ lệ phạm nhân nhận được thông tin truyền thông tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp 80 3.28. Các nguồn thông tin được phạm nhân tiếp cận tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp 81 3.29. Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh viêm gan B, viêm gan C của phạm nhân sau can thiệp 82 3.30. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, viêm gan C theo tình trạng mắc bệnh viêm gan B trước và sau can thiệp 83 3.31. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, viêm gan C theo tình trạng bệnh viêm gan C trước và sau can thiệp 83 3.32. Hiệu quả cải thiện thực hành bệnh viêm gan B, viêm gan C của phạm nhân trước và sau can thiệp 84 3.33. Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về viêm gan B, viêm gan C theo tình trạng bệnh viêm gan B, viêm gan C trước và sau can thiệp 84 3.34. Hiệu quả cải thiện kiến thức về HIV của phạm nhân trước và sau can thiệp 85 3.35. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về HIV theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp 86 3.36. Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống HIV của phạm nhân trước và sau can thiệp 86 3.37. Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng phòng chống HIV theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp 86 3.38. Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh lao của phạm nhân trước và sau can thiệp 87 3.39. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh lao theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp 88 3.40. Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống lao của phạm nhân trước và sau can thiệp 88 3.41. Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống lao theo tình trạng bệnh trước và sau can thiệp 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Tình hình bệnh của phạm nhân theo kết quả tổng hợp số liệu điều trị tại bệnh xá năm 2015 của 03 trại giam 57 3.2. Tỷ lệ % một số bệnh không truyền nhiễm của phạm nhân trong trại giam 58 3.3. Tỷ lệ % một số bệnh truyền nhiễm của phạm nhân trong trại giam 59 3.4. Phân loại sức khỏe của phạm nhân trong lần khám gần nhất 59 3.5. Tình hình bệnh của phạm nhân trong lần khám gần nhất 60 3.6. Tỷ lệ % các bệnh không truyền nhiễm của phạm nhân trong lần khám gần nhất 61 3.7. Tỷ lệ % các bệnh truyền nhiễm của phạm nhân trong lần khám gần nhất 62 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 37 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường trong trại giam là một môi trường có đặc thù riêng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Cộng đồng phạm nhân sống có rất nhiều điểm khác biệt so với bất cứ cộng đồng nào ngoài xã hội, các phạm nhân thường nhập viện với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là những bệnh mạn tính, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phạm nhân là nhóm đối tượng tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ như nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn hay xăm mình,... Ngoài ra, các phạm nhân trong các trại giam thường phải sống chung trong môi trường trại giam nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên càng cao hơn so với cộng đồng. Tại Việt Nam, tình trạng mắc lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C... của các phạm nhân chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng và một phạm nhân có thể mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc [1]. Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao, tình trạng kháng thuốc của các bệnh nhân nhiễm lao đang là một vấn đề nổi lên trong nhiều năm trở lại đây với tỷ lệ lao kháng thuốc là 55,5-64%, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,7-17,4% [1], [2], [3], [4]. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam tại Bắc Kạn, Hòa Bình, Tuyên Quang là 16,3%, tỷ lệ phạm nhân mắc HBV, HCV lần lượt là 9,7% và 40,6% [5]. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần chẩn đoán cho các phạm nhân có tiền sử bệnh lao và một số triệu chứng lâm sàng hoặc các phạm nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp để phát hiện sớm các trường hợp bệnh [6]. Việc chẩn đoán và theo dõi các phạm nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị mà còn giúp quản lý, theo dõi, dự phòng bệnh cho phạm nhân tốt hơn. Tại Mỹ, việc sàng lọc sớm HCV có thể ngăn chặn 5.500 đến 12.700 ca nhiễm HCV mới ở phạm nhân [7]. Không chỉ ngăn ngừa lây nhiễm bệnh giữa các phạm nhân, các biện pháp dự phòng còn bảo vệ các nhân viên trước nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình công tác tiếp xúc với các phạm nhân đã mắc bệnh. Có thể thấy nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các phạm nhân trong các trại giam là rất lớn. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu chi tiết về thực trạng cơ cấu bệnh chung, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao trong trại giam và đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả, từ đó có thể dự phòng phơi nhiễm cho các phạm nhân chưa mắc bệnh và cả cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của phạm nhân trong các trại giam, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)” được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về sức khỏe Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc thương tật” [8]. 1.1.2. Khái niệm về bệnh Bệnh là tình trạng bất thường ảnh hưởng đến cơ thể của một sinh vật, thường được hiểu là một tình trạng liên quan với các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể. Nó có thể được gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, như bệnh truyền nhiễm, hoặc có thể được gây ra bởi rối loạn chức năng bên trong, như các bệnh tự miễn dịch. Nghĩa rộng hơn, bệnh bao gồm các thương tích, khuyết tật, rối loạn, hội chứng, nhiễm trùng, triệu chứng cô lập, hành vi lệch lạc, và các biến thể không điển hình của cấu trúc và chức năng [9]. 1.1.3. Khái niệm về trại giam Theo Nghị định 113/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2008 về quy chế trại giam: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân” [10]. 1.1.4. Khái niệm phạm nhân Điều 1 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ và sau này là Nghị định 113/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ đã nêu rõ: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đa ... ều lựa chọn) Tiêm truyền Châm cứu Chữa răng, nhổ răng Xăm mắt, môi Làm móng tay, chân Phẫu thuật Khác (ghi rõ)... 1 2 3 4 5 6 7 C517 Anh có thường xuyên đề nghị cán bộ y tế sử dụng cho mình dụng cụ riêng khi đi khám chữa bệnh không? Có Không 1 2 C518 Anh có bị mắc bệnh viêm gan B không? Có Không Không biết 1 2 3 C519 Anh đã bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng với người khác chưa? Đã từng Chưa bao giờ Không nhớ/Không trả lời 1 2 99 C520 Anh đã bao giờ dùng chung dao cạo râu với người khác chưa? Đã từng Chưa bao giờ Không nhớ/Không trả lời 1 2 99 C521 Anh đã tiêm phòng vắc xin viêm gan B chưa? Đã tiêm Chưa tiêm 1 2 C522 Anh đã tiêm phòng mấy mũi vắc xin viêm gan B? Một mũi Hai mũi Từ ba mũi trở lên Không nhớ 1 2 3 99 C523 Anh có khuyên người thân, bạn bè đi tiêm phòng vắc xin viêm gan B không? Có Không 1 2 PHẦN 6: THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ BỆNH LAO CÂU HỎI NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI MÃ HOÁ CHUYỂN CÂU C601 Theo anh nguyên nhân gây bệnh lao là gì? Do di truyền Do trực khuẩn lao Do lao động nặng nhọc Khác Không biết 1 2 3 4 99 C602 Theo anh đường lây truyền bệnh lao là gì? Đường hô hấp Đường ăn uống Đường tiếp xúc da Đường khác Không biết 1 2 3 4 99 C603 Theo anh người mắc bệnh lao cần ho khạc đờm vào đâu? Vao lon, cốc, lọcó nắp đậy Vào các chỗ để rác trong nhà Vào bụi cây quanh nhà Anh/ Chị Tự nhiên bất cứ chỗ nào 1 2 3 4 C604 Theo anh đờm của người mắc bệnh lao cần xử lý như thế nào? Không cần xử lý Đổ chung với rác ra xung quanh nhà Chôn hoặc đốt Không biết 1 2 3 99 C605 Theo anh việc giao tiếp của bệnh lao với những người xung quanh như thế nào? Giao tiếp tự nhiên bình thường Nên hạn chế giao tiếp như che miệng, khẩu trang, ăn riêng Không giao tiếp Không biết 1 2 3 99 C606 Theo anh người mắc HIV có dễ bị nhiễm lao nhanh hơn không? Có Không Không biết, không trả lời 1 2 99 C607 Thông thường ở giai đoạn nào của người nhiễm HIV sẽ dễ bị nhiễm lao? Giai đoạn sơ nhiễm Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng Giai đoạn bệnh lý hạch kéo dài Giai đoạn chuyển sang AIDS Không biết/ không trả lời 1 2 3 4 99 C608 Làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ khỏi bị bệnh lao? Không có cách nào Tiêm ngừa BCG cho trẻ Ăn kiêng Hạn chế lao động Không biết 1 2 3 4 99 C609 Theo anh những dấu hiệu nào là biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lao? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) Ho khạc kéo dài trên 2-3 tuần Sốt nhẹ về chiều, sụt cân, kém ăn Ho ra máu, đau ngực, khó thở 1, 2, 3 đều đúng Không biết 1 2 3 4 99 C610 Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao, theo anh cần làm gì? Không cần làm gì Đi khám tại các cơ sở ý tế Tự mua thuốc tại nhà Không biết 1 2 3 99 C611 Theo anh bệnh lao có thể điều trị khỏi không? Có Không 1 2 C612 Theo anh, anh có nguy cơ nhiễm lao hay không? Nguy cơ cao Nguy cơ thấp Không có nguy cơ Không biết 1 2 3 99 C613 Tại sao anh nghĩ rằng mình có nguy cơ nhiễm lao? Gia đình có người mắc bệnh Lao Hàng xóm có người mắc bệnh lao Ho khạc kéo dài trên 2- 3 tuần Sốt nhẹ về chiều, sụt cân, kém ăn Ho ra máu, đau ngực, khó thở Lý do khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 6 C616 Anh đã bao giờ làm xét nghiệm lao chưa? Có Không Không biết, không trả lời 1 2 99 C618 Lần đó, anh đã làm xét nghiệm ở đâu? Trung tâm y tế dự phòng Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện tỉnh/ huyện Trung tâm 06/ Công trường 06 Trung tâm phòng, chống lao Trại giam, trại tạm giam Khác (ghi rõ).. Không biết/ không trả lời 1 2 3 4 5 6 7 99 C620 Anh đã từng tiêm phòng lao chưa? Đã từng Chưa từng 1 2 C621 Anh có nghe ai nói về bệnh lao phổi và cách phòng chống không? Có Không 1 2 C622 Anh nghe từ đâu về bệnh lao phổi và cách phòng chống? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) Đoàn thể, bạn bè, người thân Sách, báo, tivi, truyền thanh Cán bộ y tế 1 2 3 PHẦN 7: PHẦN CAN THIỆP DÀNH CHO NGƯỜI KHÔNG NHIỄM HIV/ VGB/ VGC, LAO CÂU HỎI NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI MÃ HOÁ CHUYỂN CÂU C701 Khu vực phòng giam anh đang ở có người bị nhiễm HIV/ VGB/ VGC, lao hay không? Có Không 1 2 C702 Nếu có thì những người này được xử lý như thế nào? Cách ly Không xử lý gì 1 2 C703 Anh có được thông báo về tình trạng nhiễm bệnh của những người này không? Có Không 1 2 C704 Anh có được truyền thông kiến thức liên quan đến phòng tránh lây nhiễm không? Có Không 1 2 C705 Nếu có thì thông qua ai/ phương tiện nào? Cán bộ trại Loa đài Tờ rơi Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 PHẦN 8: PHẦN CAN THIỆP DÀNH CHO NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/ VGB/ VGC, LAO CÂU HỎI NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI MÃ HOÁ CHUYỂN CÂU E801 Anh phát hiện mình bị lây nhiễm từ khi nào? Trước khi vào trại Sau khi vào trại 1 2 E802 Từ đâu anh biết mình bị lây nhiễm? Kết quả xét nghiệm Khám sàng lọc 1 2 E803 Anh có thông báo tình trạng lây nhiễm của mình cho cán bộ trại không? Có Không 1 2 E804 Anh có được truyền thông kiến thức liên quan đến phòng tránh lây nhiễm không? Có Không 1 2 E805 Nếu có thì thông qua ai/ phương tiện nào? Cán bộ trại Loa đài Tờ rơi Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 E806 Anh có được cách ly và tư vấn cách phòng tránh cho các bạn tù khác không? Có Không 1 2 E807 Anh có được hưởng chăm sóc y tế không? Cấp phát thuốc Khám định kỳ Tư vấn Không có gì Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 XÁC NHẬN CỦA TRẠI GIÁM SÁT VIÊN ĐIỀU TRA VIÊN PHỤ LỤC 2 ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA PHẠM NHÂN * PHẦN I: KIẾN THỨC Câu hỏi Nội dung Trả lời Đáp án và cách chấm Điểm tối đa Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B, C C501 Theo anh bệnh viêm gan B, C là do nguyên nhân gì gây ra? Vi khuẩn Ký sinh trùng Vi rút Nấm Di truyền Côn trùng Hoá chất Không biết/Không trả lời Chấm 1 điểm nếu chọn 3 1 Kiến thức về đường lây truyền bệnh viêm gan B, C C504 Bệnh viêm gan B, C có thể lây theo con đường nào? Qua ăn uống mất vệ sinh Dùng chung bát đũa Mẹ truyền sang con Qua châm cứu, truyền máu Qua muỗi truyền Qua bàn chải răng, dao cạo râu Quan hệ tình dục không an toàn Dùng chung bơm kim tiêm Giao tiếp thông thường Dùng chung dụng cụ xăm môi, cắt tỉa móng tay, chân, xăm trổ, bấm lỗ tai Khác (ghi rõ) Không biết/Không trả lời Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm Các phương án đúng là: 3, 4, 6, 7, 8, 10 6 Kiến thức về triệu chứng bệnh viêm gan B, C C502 Anh có biết người bị bệnh viêm gan B,C thường có những biểu hiện nào sau đây? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 1. Ỉa chảy 2. Nôn 3. Vàng mắt 4. Vàng da 5. Mệt mỏi 6. Chán ăn 7. Sốt 8. Đau bụng 9. Nước tiếu sẫm màu 99. Không biết/Không trả lời Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm Các phương án đúng là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 9 Kiến thức về các phòng tránh bệnh viêm gan B, C C509 Anh cho biết để phòng tránh được viêm gan B, C chúng ta phải làm gì? (câu hỏi nhiều lựa chọn) 1. Không dùng chung bát đũa 2. Ăn chín, uống sôi 3. Truyền máu an toàn 4. Tiêm phòng Vacxin cho trẻ sau khi sinh trong 24 giờ đầu 5. Không dùng chung bơm kim tiêm 6. Không dùng chung bàn chải đánh răng, không dùng chung dao cạo râu 7. Quan hệ tình dục an toàn 8. Không dùng chung dụng cụ xăm mắt, môi, cắt móng tay, chân, xăm trổ 9. Tiêm Vacxin phòng viêm gan 99. Không biết/Không trả lời Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm Các phương án đúng là: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 7 Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh HIV C400 Anh đã bao giờ nghe nói về HIV/AIDS chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng Chấm 1 điểm nếu chọn 1 1 Kiến thức về đường lây truyền gây bệnh HIV C402.4 Muỗi hay các côn trùng khác đốt/ cắn có thể lây truyền HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm. Các phương án đúng là: C402d: 2 C402e: 2 C402f: 1 1 C402.5 Ăn chung với người nhiễm HIV có thể lây HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết 1 C402.6 Dùng chung bơm kim tiêm chích làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết 1 Kiến thức về triệu chứng bệnh HIV C402.3 Một người trông khoẻ mạnh có thể đã nhiễm HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết Phương án đúng: 1 1 Kiến thức về các phòng tránh bệnh HIV C402.1 Nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ giảm nếu quan hệ tình dục chung thuỷ với một bạn tình không nhiễm HIV và bạn tình đó cũng không có bạn tình khác. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm Các phương án đúng là: C402a: 1 C402b: 1 C402g: 2 1 C402.2 Luôn sử dụng BCS đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết 1 C402.7 Rửa sạch bơm kim tiêm giữa các lần tiêm chích chung làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 99. Không biết 1 Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh lao C601 Theo anh nguyên nhân gây bệnh lao là gì? 1. Do di truyền 2. Do trực khuẩn lao 3. Do lao động nặng nhọc 4. Khác 99. Không biết Phương án đúng: 2 1 Kiến thức về đường lây truyền gây bệnh lao C602 Theo anh đường lây truyền bệnh lao là gì? 1. Đường hô hấp 2. Đường ăn uống 3. Đường tiếp xúc da 4. Đường khác 99. Không biết Phương án đúng: 1 1 Kiến thức về triệu chứng bệnh lao C609 Theo anh những dấu hiệu nào là biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lao? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 1. Ho khạc kéo dài trên 2 - 3 tuần 2. Sốt nhẹ về chiều, sụt cân, kém ăn 3. Ho ra máu, đau ngực, khó thở 4. Đáp án 1, 2, 3 đều đúng 99. Không biết Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm. Các phương án đúng là: 1, 2, 3, 4 4 Kiến thức về các phòng tránh bệnh lao C603 Theo anh người mắc bệnh lao cần ho khạc đờm vào đâu? 1. Vào lon, cốc, lọcó nắp đậy 2. Vào các chỗ để rác trong nhà 3. Vào bụi cây quanh nhà Anh/Chị 4. Tự nhiên bất cứ chỗ nào Mỗi lựa chọn đúng cho 1 điểm. Các phương án đúng là: C603: 1 C604: 3 C605: 2 C608: 2 1 C604 Theo anh đờm của người mắc bệnh lao cần xử lý như thế nào? 1. Không cần xử lý 2. Đổ chung với rác ra xung quanh nhà 3. Chôn hoặc đốt 4. Không biết 1 C605 Theo anh việc giao tiếp của bệnh lao với những người xung quanh nên như thế nào? 1. Giao tiếp tự nhiên bình thường 2. Nên hạn chế giao tiếp như che miệng, khẩu trang, ăn riêng 3. Không giao tiếp 99. Không biết 1 C608 Làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ khỏi bị bệnh lao? 1. Không có cách nào 2. Tiêm ngừa BCG cho trẻ 3. Ăn kiêng 4. Hạn chế lao động 5. Không biết 1 * PHẦN II: THỰC HÀNH Câu hỏi Nội dung Trả lời Đáp án Điểm Thực hành phòng tránh HIV C206 Trong 3 tháng ở trại vừa qua: Anh có sử dụng bơm kim tiêm người khác vừa sử dụng không? 1. Có 2. Không Chọn 2 1 C214 Anh có xăm trổ không? 1. Có 2. Không Chọn 2 ở câu C214 hoặc chọn 1 câu C214 đồng thời chọn 2 ở câu C216 1 C 216 Khi xăm trổ anh có dùng chung dụng cụ xăm trổ không? 1. Có 2. Không 99. Không biết C304 Trước khi vào trại 3 tháng: Anh đã từng quan hệ tình dục qua đường hậu môn bao giờ chưa? 1. Đã từng 2. Chưa 99. Không nhớ/Không trả lời Chọn 2 ở câu C304; Hoặc chọn 1 câu C304 và chọn 1 ở câu C305 1 C305 Nếu có: Anh đã sử dụng BCS như thế nào? 1. Tất cả các lần 2. Đa số các lần 3. Khoảng một nửa số lần 4. Thỉnh thoảng 5. Không bao giờ C306 Trong thời gian ở trại: Anh có QHTD đường hậu môn không? 1. Có 2. Không Chọn 2 ở câu C306; Hoặc chọn 1 câu C304 và chọn 1 ở câu C307 1 C307 Nếu có: Anh đã sử dụng BCS như thế nào? 1. Tất cả các lần 2. Đa số các lần 3. Khoảng một nửa số lần 4. Thỉnh thoảng 5. Không bao giờ C409 Anh đã bao giờ làm xét nghiệm HIV chưa? 1. Có 2. Không 99. Không biết/không trả lời Chọn đáp án 1. 1 Thực hành phòng tránh viêm gan B, viêm gan C C516 Trong 3 tháng qua anh có phải làm các thủ thuật nào dưới đây không? (Câu hỏi nhiều lựa chọn) 1. Tiêm truyền 2. Châm cứu 3. Chữa răng, nhổ răng 4. Xăm mắt, môi 5. Làm móng tay, chân 6. Phẫu thuật 8. Khác (ghi rõ) Không chọn phương án nào ở câu C516. Hoặc chọn 01 phương án câu C516 và chọn phương án 1 ở câu C517 1 C517 Anh có thường xuyên đề nghị cán bộ y tế sử dụng cho mình dụng cụ riêng khi đi khám chữa bệnh không? 1. Có 2. Không C519 Anh đã bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng với người khác chưa? 1. Đã từng 2. Chưa bao giờ 99. Không nhớ/Không trả lời Chọn phương án 2 1 C520 Anh đã bao giờ dùng chung dao cạo râu với người khác chưa? 1. Đã từng 2. Chưa bao giờ 99. Không nhớ/Không trả lời Chọn phương án 2 1 C521 Anh đã tiêm phòng vắc xin viêm gan B chưa? 1. Đã tiêm 2. Chưa tiêm Câu C521 chọn 1 đồng thời Câu C522 chọn 3 1 C522 Anh đã tiêm phòng mấy mũi vắc xin viêm gan B? 1 .Một mũi 2. Hai mũi 3. Từ ba mũi trở lên 99. Không nhớ C523 Anh có khuyên người thân, bạn bè đi tiêm phòng vắc xin viêm gan B không? 1. Có 2. Không Câu C523 chọn 1 1 Thực hành phòng tránh bệnh lao C616 Anh đã bao giờ làm xét nghiệm lao chưa? 1. Có 2. Không 99. Không biết, không trả lời Chọn 1 1 C620 Anh đã từng tiêm phòng lao chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng Chọn 1 1 PHỤ LỤC 3 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN THỨ CẤP VỀ SỨC KHỎE CỦA PHẠM NHÂN Trại giam:... Ngày thu thập số liệu: Phần 1: Tổng hợp số liệu về tình hình bệnh tật của phạm nhân - Tổng số khám tại bệnh xá: ... - Tổng số điều trị tại bệnh xá: : .. - Cơ cấu bệnh chung:... + Bệnh truyền nhiễm: .., trong đó: . HIV/AIDS: .% . Viêm gan: .% . Lao: .% . Tiêu chảy: .% . Sốt xuất huyết: .% . Viêm đường hô hấp trên cấp tính: .% . Khác (đau mắt đỏ, STDs): .% + Bệnh không truyền nhiễm: , trong đó: . Bệnh hô hấp mạn tính: .% . Bệnh tim mạch: .% . Ung thư: .% . Bệnh chuyển hóa: .% . Khác (RHM; TMH, CXK, ): .% Phần 2: Tổng hợp số liệu từ sổ khám sức khỏe của phạm nhân (thông tin của lần khám gần nhất) TT Họ tên Giới tính (1=nam; 2 = nữ) Tuổi Kết quả lầm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm gần nhất (1=có bệnh; 0=không bệnh) Phân loại sức khỏe (ghi rõ số phân loại) Bệnh tim mạch, HA Bệnh hô hấp mạn tính Bệnh về chuyển hóa Ung thư NCD khác (RHM; TMH, CXK, ) Lao Viêm gan B Viêm gan C HIV Tiêu chảy Sốt xuất huyết Viêm đường hô hấp trên cấp tính Bệnh lây nhiễm khác (đau mắt đỏ, STDs, XÁC NHẬN CỦA TRẠI GIAM NGƯỜI LẬP BẢNG PHỤ LỤC 4 CÁC VỊ TRÍ ĐO KIỂM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRẠI GIAM TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến hành đo kiểm môi trường tại 02 phân trại của 03 trại giam nghiên cứu Vĩnh Quang, Sông Cái và Cây Cầy. Vị trí các điểm đo được trình bày theo sơ đồ sau: Hình 1. Vị trí các điểm đo tại các Phân trại Hình 2. Vị trí các điểm đo tại bệnh xá 1 - Phân trại I Hình 3. Vị trí các điểm đo tại bệnh xá 1 - Phân trại II Các buồng giam phạm nhân giống nhau do cùng một thiết kế, mỗi phòng có diện tích khoảng 80m2 có gác xép, có nhà vệ sinh, mỗi phòng có 16 cửa sổ và một quạt thông gió. Phòng bệnh xá có quạt trần, cửa sổ, phòng thông thoáng. PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG (“Báo cáo kết quả thực hiện đánh giá môi trường tại các trại giam” của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường năm 2014 và năm 2016). PHỤ LỤC 6 BIÊN BẢN XÁC NHẬN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TẠI TRẠI GIAM VĨNH QUANG
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_mot_so_benh_thuong_gap_cua_pha.doc
- 2.Tom tat LA Tiếng Việt.doc
- 3. Tom tat LA tieng Anh.doc
- 4. Trang thong tin tieng Viet.doc
- 5. Trang thong tin tieng Anh.docx
- Phu luc 5 luan an.PDF
- Phu luc 6 luan an.PDF