Luận án Nghiên cứu vai trò của fdg pet / ct trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là tổn thương bệnh lý ác tính của các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng vòm mũi họng. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nước ta và một số nước vùng Nam Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Tại Việt Nam, UTVMH là một trong 8 bệnh ung thư thường gặp và cũng là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ [54].

Nguyên nhân gây bệnh UTVMH cho đến nay vẫn chưa khẳng định được. Các yếu tố nguy cơ là nhiễm virus Epstein - Barr (EBV), yếu tố di truyền và môi trường sống (thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ăn dưa muối, ô nhiễm không khí, môi trường.).

Chẩn đoán bệnh UTVMH thường dựa trên khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán giải phẫu bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể bỏ sót hạch di căn, các tổn thương di căn xa. Kỹ thuật chụp FDG PET/CT toàn thân cho hình ảnh chuyển hóa của khối u (hình ảnh PET) kết hợp hình ảnh cấu trúc (hình ảnh CT), do đó có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao (96%, 94% và 95% [40]) trong chẩn đoán ung thư vòm mũi họng, giúp chẩn đoán chính xác hơn giai đoạn bệnh, từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị ung thư vòm mũi họng chủ yếu là xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời. Trong xạ trị, việc xác định đúng thể tích chiếu xạ là bước rất quan trọng. Thông thường việc xác định thể tích chiếu xạ được thực hiện trên hình ảnh CT mô phỏng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trên hình CT xác định ranh giới u thường gặp khó khăn, do đó xác định thể tích chiếu xạ không chính xác. Gần đây một trong những ứng dụng của hình ảnh FDG PET/CT là dùng để mô phỏng xác định thể tích chiếu xạ. Hình ảnh FDG PET/CT mô phỏng giúp xác định thể tích khối u chính xác hơn, từ đó lập kế hoạch xạ trị đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, hạn chế các biến chứng do xạ trị [56].

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu nào về đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh và sử dụng hình ảnh FDG PET/CT mô phỏng cho lập kế hoạch xạ trị bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cúu vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng” nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và đặc điểm hấp thu FDG ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.

2. Đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong mô phỏng lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.

 

doc 138 trang dienloan 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu vai trò của fdg pet / ct trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu vai trò của fdg pet / ct trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng

Luận án Nghiên cứu vai trò của fdg pet / ct trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
TRẦN HẢI BÌNH
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA FDG PET/CT
TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN 
VÀ MÔ PHỎNG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
TRẦN HẢI BÌNH
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA FDG PET/CT
TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN 
VÀ MÔ PHỎNG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Chuyên ngành	: Y học hạt nhân
Mã số	: 62 72 03 10
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
 Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. MAI TRỌNG KHOA
PGS.TS. NGUYỄN DANH THANH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án
 Trần Hải Bình
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan
Lời cảm ơn 
Mục lục
Danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng 
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
 Phần viết đầy đủ
1
BTV
Biological target volume (Thể tích đích sinh học)
2
CT
Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính)
3
CTV
Clinical target volume (Thể tích lâm sàng)
4
EBV
Virus Epstein – Barr
5
FDG
Fluoro-deoxy-glucose
6
GTV
Gross tumor volume (Thể tích khối u thô)
7
IMRT
Intensive Modulated Radiation Therapy (Xạ trị điều biến liều)
8
MRI
Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ)
9
NPC
Nasopharyngeal cancer (Ung thư vòm mũi họng)
10
PET
Positron Emission Tomography (Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron)
11
PTV
Planning target volume (Thể tích lập kế hoạch điều trị)
12
SUV
Standardized Uptake Value (Giá trị hấp thu chuẩn)
13
UCNT
Undifferentiated nasopharyngeal cancer (Ung thư biểu mô không biệt hóa)
14
UTVMH
Ung thư vòm mũi họng
15
YHHN
Y học hạt nhân
16
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Phân loại giai đoạn bệnh ung thư vòm mũi họng (AJCC-2010)	13
1.2. 	Độ chính xác của FDG PET và PET/CT so sánh với CT và MRI trong phát hiện di căn hạch cổ	23
1.3. 	Xác định các thể tích xạ trị	28
1.4. 	Các nghiên cứu đánh giá vai trò của FDG - PET và PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị	31
2.1. 	Phân độ các biến chứng sớm	44
2.2. 	Phân độ các biến chứng muộn	45
3.1. 	Tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu	48
3.2. 	Lý do vào viện	49
3.3. 	Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh	49
3.4. 	Đặc điểm về đại thể	50
3.5. 	Đặc điểm vi thể	51
3.6. 	Kết quả chẩn đoán hạch cổ, xâm lấn xương	52
3.7. 	Kết quả chẩn đoán giai đoạn u (T) trước PET/CT	52
3.8. 	Kết quả chẩn đoán hạch cổ (N) trước PET/CT	53
3.9. 	Kết quả chẩn đoán di căn xa (M) trước PET/CT	53
3.10. 	Phân loại giai đoạn bệnh trước PET/CT	54
3.11. 	Vị trí u vòm	54
3.12. 	Kích thước u vòm	55
3.13. 	Tỷ lệ phát hiện hạch cổ, tổn thương xâm lấn xương của PET/CT	55
3.14. 	Vị trí hạch cổ	56
3.15. 	Kích thước hạch cổ	57
3.16. 	Khả năng phát hiện hạch cổ của PET/CT và CT/MRI	57
3.17. 	Sự phù hợp chẩn đoán hạch cổ giữa PET/CT và CT/MRI	58
3.18. 	Số lượng hạch phát hiện trên PET/CT ở 27 bệnh nhân có hạch (-) trên CT hoặc MRI	59
3.19. 	Vị trí hạch phát hiện trên FDG PET/CT ở 27 bệnh nhân có hạch (-) trên CT hoặc MRI	59
3.20. 	Thay đổi kết quả chẩn đoán u xâm lấn (T) sau chụp PET/CT	60
3.21. 	So sánh khả năng phát hiện tổn thương xâm lấn xương nền sọ của PET/CT và CT/MRI	61
3.22. 	Thay đổi kết quả chẩn đoán hạch cổ (N) sau chụp PET/CT	61
3.23. 	Thay đổi kết quả chẩn đoán di căn xa (M) sau chụp PET/CT	63
3.24. 	Thay đổi phân giai đoạn sau chụp PET/CT	64
3.25. 	Giá trị hấp thu FDG (SUVmax) theo vị trí u vòm nguyên phát	67
3.26. 	Giá trị SUVmax theo kích thước u	68
3.27. 	Giá trị SUVmax của u theo giai đoạn T sau PET/CT	68
3.28. 	Giá trị SUVmax của u ở bệnh nhân có hạch và không có hạch	69
3.29. 	Giá trị SUVmax của u theo phân nhóm hạch thượng đòn	69
3.30. 	Giá trị SUVmax của u ở bệnh nhân có số hạch khác nhau	69
3.31. 	Giá trị SUVmax của u nhóm có di căn và không di căn xa	70
3.32. 	Giá trị SUVmax của u theo giai đoạn bệnh	70
3.33. 	Giá trị SUVmax của hạch theo vị trí hạch	70
3.34. 	Giá trị SUVmax theo kích thước hạch	71
3.35. 	Giá trị SUVmax của hạch ở BN có di căn xa và không di căn xa	71
3.36. 	Thể tích xạ trị trước và sau chụp PET/CT	72
3.37. 	Kết quả tăng/giảm thể tích xạ trị	73
3.38. 	Liều hấp thụ tại u và đáp ứng sau điều trị	73
3.39. 	Liều hấp thụ tại u và một số mô lành xung quanh	74
3.40. 	Một số biến chứng sớm do xạ trị	74
3.41. 	Một số biến chứng muộn do xạ trị 	75
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi	48
3.2. 	Số lượng hạch trên mỗi bệnh nhân	56
3.3. 	Thay đổi chẩn đoán u xâm lấn (T) sau chụp PET/CT	60
3.4. 	Thay đổi chẩn đoán hạch (N) sau chụp PET/CT	62
3.5. 	Thay đổi phân giai đoạn trước và sau PET/CT	65
3.6. 	Tương quan giữa SUVmax với kích thước u.	68
3.7. 	Tương quan giữa SUVmax với kích thước hạch	71
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Vị trí u vòm mũi họng	3
1.2. 	Hình ảnh u vòm mũi họng	6
1.3. 	Phân chia các nhóm hạch vùng cổ	7
1.4. 	Hình ảnh u vòm mũi họng trên CT	8
1.5. 	Hình ảnh u vòm mũi họng và hạch cổ trên MRI	9
1.6. 	Hình ảnh PET toàn thân của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng	10
1.7. 	Mô bệnh học ung thư biểu mô không biệt hóa vòm mũi họng	12
1.8. 	Nguyên lý cơ bản của ghi hình PET	16
1.9. 	Bộ phận ghi nhận tín hiệu (detetor) trong PET	16
1.10. 	Cyclotron để sản xuất đồng vị phóng xạ phát positron	17
1.11. 	Máy PET/CT	18
1.12. 	Hình ảnh PET/CT u vòm	18
1.13. 	Cơ chế tập trung 18FDG cao trong tế bào ung thư	20
1.14. 	Hình PET/CT phát hiện tổn thương di căn xương đa ổ	26
1.15. 	Xác định thể tích BTV trên hình ảnh PET/CT mô phỏng	29
1.16. 	Hình ảnh lập kế hoạch xạ trị điều biến liều	30
2.1. 	Máy PET/CT Biograph 6	36
2.2. 	Cố định vùng đầu cổ bệnh nhân bằng mặt nạ dẻo	37
2.3. 	PET/CT mô phỏng với hệ thống định vị laser 3 chiều	38
2.4. 	Xác định thể tích GTV trên hình CT và BTV trên hình PET/CT	40
2.5. 	Lập kế hoạch xạ trị trên hình ảnh PET/CT mô phỏng	40
2.6. 	Máy xạ trị gia tốc Primus M5052	41
2.7. 	Bệnh nhân được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc	42
3.1. 	U sùi thành vòm qua nội soi tai mũi họng	50
3.2. 	Hình ảnh mô bệnh học ung thư biểu mô không biệt hoá.	51
3.3. 	Hình ảnh PET/CT: khối u vòm thành vòm phải	55
3.4. 	PET/CT phát hiện hạch di căn vùng cổ phải.	58
3.5. 	PET/CT phát hiện tổn thương xâm lấn xương nền sọ	61
3.6. 	PET/CT phát hiện hạch di căn vùng cổ trái	62
3.7. 	PET/CT phát hiện hạch nhóm thượng đòn bên phải.	63
3.8. 	PET/CT phát hiện tổn thương di căn xa vào xương.	64
3.9. 	PET/CT thay đổi giai đoạn bệnh	66
3.10.	Hình ảnh PET/CT khối u vòm	67
3.11. 	Vẽ GTV trên hình CT và BTV trên hình PET/CT	72
4.1. 	Hạch di căn hố thượng đòn trái	83
4.2. 	PET/CT phát hiện tổn thương u thành vòm trái xâm lấn xương.	85
4.3. 	PET/CT phát hiện tổn thương di căn đốt sống L4.	87
4.4. 	Hình ảnh tổn thương xương trên CT và PET/CT	87
4.5. 	PET/CT phát hiện tổn thương di căn vùng cổ hai bên	89
4.6. 	Hình ảnh PET/CT khối u vòm trên 2 bệnh nhân	91
4.7.	Hình ảnh kế hoạch xạ trị 3D và các đường đồng liều	99
4.8. 	Hình ảnh kế hoạch xạ trị IMRT và các đường đồng liều	99
4.9. 	Hình ảnh không gian ba chiều	100
4.10. 	Hình ảnh PET toàn thân trước và sau điều trị	101
4.11. 	Hình ảnh PET toàn thân trước và sau điều trị.	103
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là tổn thương bệnh lý ác tính của các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng vòm mũi họng. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nước ta và một số nước vùng Nam Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... Tại Việt Nam, UTVMH là một trong 8 bệnh ung thư thường gặp và cũng là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ [54].
Nguyên nhân gây bệnh UTVMH cho đến nay vẫn chưa khẳng định được. Các yếu tố nguy cơ là nhiễm virus Epstein - Barr (EBV), yếu tố di truyền và môi trường sống (thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ăn dưa muối, ô nhiễm không khí, môi trường...). 
Chẩn đoán bệnh UTVMH thường dựa trên khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán giải phẫu bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể bỏ sót hạch di căn, các tổn thương di căn xa. Kỹ thuật chụp FDG PET/CT toàn thân cho hình ảnh chuyển hóa của khối u (hình ảnh PET) kết hợp hình ảnh cấu trúc (hình ảnh CT), do đó có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao (96%, 94% và 95% [40]) trong chẩn đoán ung thư vòm mũi họng, giúp chẩn đoán chính xác hơn giai đoạn bệnh, từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn. 
Phương pháp điều trị ung thư vòm mũi họng chủ yếu là xạ trị hoặc hóa xạ trị đồng thời. Trong xạ trị, việc xác định đúng thể tích chiếu xạ là bước rất quan trọng. Thông thường việc xác định thể tích chiếu xạ được thực hiện trên hình ảnh CT mô phỏng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trên hình CT xác định ranh giới u thường gặp khó khăn, do đó xác định thể tích chiếu xạ không chính xác. Gần đây một trong những ứng dụng của hình ảnh FDG PET/CT là dùng để mô phỏng xác định thể tích chiếu xạ. Hình ảnh FDG PET/CT mô phỏng giúp xác định thể tích khối u chính xác hơn, từ đó lập kế hoạch xạ trị đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, hạn chế các biến chứng do xạ trị [56]. 
Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu nào về đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh và sử dụng hình ảnh FDG PET/CT mô phỏng cho lập kế hoạch xạ trị bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cúu vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng” nhằm mục tiêu:
Đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và đặc điểm hấp thu FDG ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.
Đánh giá vai trò của FDG PET/CT trong mô phỏng lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
1.1.1. Dịch tễ học, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Ung thư vòm mũi họng (nasopharyngeal carcinoma: NPC) là loại ung thư hay gặp nhất trong các ung thư vùng đầu mặt cổ. Theo GLOBCAN 2012, tại Việt Nam ung thư vòm mũi họng đứng hàng thứ 5 ở nam giới với tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là 7,7/100.000 dân và hàng thứ 10 ở nữ giới với tỷ lệ 3,4/100.000 dân. Mỗi năm có hơn 5000 trường hợp ung thư vòm mũi họng mới mắc và hơn một nửa số đó tử vong vì căn bệnh này [54].
Khẩu cái mềm
 U vòm mũi họng
Vòm mũi
 Khẩu cái cứng
Hình 1.1. Vị trí u vòm mũi họng
* Nguồn: theo Moo Y.H. (2015) [78]
Trên thế giới bệnh hay gặp ở miền Nam Trung Quốc, Nam Á, Bắc Phi, đang có xu hướng tăng dần tại các nước trong Đông Nam Á, ít gặp hơn ở châu Âu và châu Mỹ. Theo GLOBOCAN 2012, toàn thế giới có 86.691 trường hợp mắc mới ung thư vòm, 50.831 trường hợp tử vong vì căn bệnh này trong năm 2012 [54]. 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm mũi họng đến hiện nay vẫn chưa thể khẳng định được. Có 3 yếu tố nguy cơ chính: 
Virus Epstein Barr (EBV): nhiều nghiên cứu đã thấy có mối liên quan giữa UTVMH với EBV. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nghiêm Đức Thuận, Nguyễn Đình Phúc cho thấy gen EBV có mặt ở 96% các trường hợp UTVMH loại ung thư biểu mô không biệt hoá (undifferentiated carcinoma of the nasopharyngeal type: UCNT) [20], [23], [24], [25], [26]. Một số tác giả cho rằng EBV có vai trò quan trọng trong mô hình nghiên cứu virus sinh ung thư và các xét nghiệm đánh giá sự có mặt của EBV có một giá trị nhất định trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi bệnh nhân UTVMH trong và sau điều trị [34], [39], [44], [91], [99]. Ngày nay, bằng nhiều kỹ thuật hiện đại trong miễn dịch học và sinh học phân tử, người ta thấy sự có mặt của EBV trong các bệnh nhân UTVMH loại ung thư biểu mô không biệt hóa, đó là EBV typ A (typ 1) với các gen EBNA 1, LMP 1-2 [6], [7].
Yếu tố di truyền: có trường hợp nhiều người trong một gia đình bị mắc bệnh UTVMH. Bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch nhiều tác giả thấy sự có mặt của p53 và bcl2 ở các bệnh nhân UTVMH loại UCNT [42], [86], [111]. Ngoài ra, còn nhiều dấu ấn sinh học khác nói lên vai trò di truyền của tế bào biểu mô UTVMH đang được nghiên cứu.
Yếu tố môi trường sống: các thói quen như hút thuốc lá, uống rượu, ăn dưa muối, đồ ăn mốc, sự ô nhiễm không khí, môi trường là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh. 
1.1.2. Chẩn đoán ung thư vòm mũi họng
1.1.2.1. Triệu chứng cơ năng
Giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh rất mờ nhạt, kín đáo và dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác; khi các triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Phần lớn các bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đã có di căn hạch vùng, di căn xa [2]. 
Bệnh thường được biểu hiện bằng 5 triệu chứng kinh điển mà nhiều tác giả đã mô tả như sau [1], [2] với chú ý là những triệu chứng này thường xuất hiện ở cùng một bên cơ thể:
+ Ù tai.
+ Đau đầu âm ỉ, không thành cơn và đau nửa đầu.
+ Ngạt mũi không thường xuyên, thỉnh thoảng khịt khạc dịch nhày lẫn máu.
+ Nổi hạch góc hàm (hạch Kuttner - là hạch chính nhận bạch huyết từ vòm và thường gặp di căn sớm nhất). 
+ Liệt các dây thần kinh sọ não: tùy theo mức độ lan rộng và xâm lấn của khối u mà gây tổn thương các dây thần kinh sọ. Ban đầu có thể chỉ tổn thương một hoặc hai dây thần kinh (V, VI thường bị tổn thương sớm nhất), đến giai đoạn muộn hơn có thể tổn thương nhiều dây tạo nên các hội chứng thần kinh như: hội chứng khe bướm (liệt dây III, IV, V, VI); hội chứng đá bướm (Jacod): liệt dây II, III, IV, V, VI (tê bì mặt một bên kèm lồi mắt, mờ mắt, sụp mi); hội chứng xoang tĩnh mạch hang: liệt dây III, IV, V, VI và đẩy lồi mắt; hội chứng Grademigo - Launois: liệt nhánh mặt dây V và VI; hội chứng đỉnh hố mắt: liệt dây II, III, IV, V, VI; hội chứng lỗ rách sau (Vernet): liệt dây IX, X, XI; hội chứng lồi cầu lỗ rách sau (Collet - Sicart): liệt dây IX, X, XI, XII và thần kinh giao cảm cổ; hội chứng Garcin: liệt 12 dây thần sinh sọ và thường ở cùng bên với u (trong trường hợp giai đoạn quá muộn).
1.1.2.2. Thăm khám và các kỹ thuật cận lâm sàng chẩn đoán ung thư vòm
+ Soi vòm mũi họng gián tiếp qua gương Hopkin (qua đường miệng): đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng ở các tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng do hầu hết các cơ sở y tế đều có hệ thống máy nội soi tai mũi họng.
+ Nội soi vòm mũi họng bằng ống nội soi cứng: là phương pháp phổ biến ở các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, là phương pháp tốt nhất giúp đánh giá tổn thương trên đại thể (hình 1.2). Qua nội soi giúp nhìn thấy u trực tiếp và dễ dàng sinh thiết u kể cả những vùng khó lấy mảnh sinh thiết như góc trần và thành bên vòm.
U vòm
Lỗ tai phải
Hình 1.2. Hình ảnh u vòm mũi họng (trong nội soi tai mũi họng)
* Nguồn: theo Moo Y.H. (2015) [78]
+ Khám hạch cổ di căn: hạch thường gặp nhất là vị trí góc hàm (hạch Kuttner), có thể một bên hoặc hai bên, mật độ chắc, nhẵn, ban đầu hạch nhỏ di động, sau hạch lớn, nhiều hạch dính vào nhau tạo thành khối to chiếm toàn bộ máng cảnh, có thể lan xuống hạch thượng đòn. 
Sơ đồ phân chia c ... 5), pp.1419-1424.
Hung GU, Wu IS, Lee HS, et al. (2011), “Primary tumor volume measured by FDG PET and CT in nasopharyngeal carcinoma”, Clin Nucl Med, 36, pp.447-451.
Huang B, Chan T, Kwong DL, et al. (2012), “Nasopharyngeal carcinoma: investigation of Intratumor Heterogenelty with FDG PET/CT”, American Journal of Roentgenology, 199, pp.169-174.
Huang B, Wong Ch, Lai V, et al. (2014), “Prognostic Value of 18F-FDG PET-CT in Nasopharyngeal Carcinoma: is Dynamic scanning helpful?”, BioMed Research International, 2015, Article ID 582614.
Kam MK, Leung SF, Zee B, et al. (2007), “Prospective randomized study of intensitymodulated radiotherapy on salivary gland function in early-stage nasopharyngeal carcinoma patients”, J Clin Oncol, 25, pp. 4873–4879.
Kim MR, Roh JL, Kim JS, et al. (2007), “Utility of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography in the preoperative staging of squamous cell carcinoma of the oropharynx”, European Journal of Surgical Oncology, 33(5), pp. 633–638.
King AD, Ma BB, Yau YY, et al. (2008), “The impact of 18F-FDG PET/CT on assessment of nasopharyngeal carcinoma in diagnosis”, Br J Radiol, 81(964), pp.291-298.
Koshy M, Paulino AC, Howell R, et al. (2005), “F-18 FDG PET-CT fusion in radiotherapy treatment planning for head and neck cancer”, Head and neck cancer, 27(6), pp. 494-502.
Lee SW, Nam SY, Im KC, et al. (2008), “Prediction of prog- nosis using standardized uptake value of 2-[(18)F] fluoro-2-deoxy-d-glucose positron emission tomog- raphy for nasopharyngeal carcinomas”, Radiother Oncol, 87, pp.211–216.
Lin XP, Zhao C, Chen MY, et al. (2008), “Role of 18F-FDG PET/CT in diagnosis and staging of nasopharyngeal cancer”, Ai Zheng, 27(9), pp.974-978.
Lin Q, Yang R, Sun L, et al. (2012), “Biological response of nasopharyngeal carcinoma to radiation therapy: a pilot study using serial 18F-FDG PET/CT scans”, Cancer Invest, 30(7), pp.528-536.
Liu FY, Lin CY, Chang JT, et al. (2007), “18F-FDG PET can replace conventional work-up in primary M staging of nonkeratinizing nasopharyngeal carcinoma”, Journal of Nuclear Medicine, 48(10), pp.1614–1619.
Liu T, Xu W, Yan WL, et al (2007), “FDG-PET, CT, MRI for diagnosis of local residual or reccurent nasopharyngeal carcinoma, which one is the best? A systematic review”, Radiother Oncol, 85, pp.237-335.
Lee NY (2013), Target Volume Delineation and Field Setup: A practical guide for conformal and Intensity-Modulated Radiation Therapy, Nasopharyngeal carcinoma, Springer, America, pp.1-10.
Max L, Marc H, Herve R, et al. (2010), “Positron Emission Tomography with 18 F FDG improves staging and patient management in patients with head and neck squamous cell carcinoma: A multicenter prospective study”, Journal of Clinical Oncology, 28(7), pp.1190-1195.
MacManus M, Nestle U, Rosenzweig KE, et al. (2009), “Use of PET and PET/CT for radiation therapy planning: IAEA expert report 2006-2007”, Radiother Oncol, 1(1), pp.85-84.
Menda Y, Graham MM (2005), “Update of F18-FDG/positron emission tomography and positron emission tomography/computed tomography imaging of squamoushead and neck cancers”, Semin Nucl Med, 35, pp.214-219.
Moo YH (2015), “The insidious cancer of Chinese Male: Nasopharyngeal carcinoma (NPC)”, 
Mould RF, Tai THP (2002), “Nasopharyngeal carinomma: treatments and outcomes in the 20th century”, The british of Radiology, 75, pp. 307-309.
NCCN Guidelines, version 1.2015: Head and Neck cancers. https://www.nccn.org/professionals/physician_gls/f_guidelines_nojava.asp.
Ng SH, Chan SC, Yen TC, et al. (2009), “Staging of untreated nasopharyngeal carcinoma with PET/CT: comparison with conventional imaging work up”, Eur J Nucl Med Mol Imaging, 36(1), pp.12-22.
Ng SH, Yen TC, Liao CT, et al. (2005), “18F-FDG PET and CT/MRI in oral cavity squamous cell carcinoma: a prospective study of 124 patients with histologic correlation”, Journal of Nuclear Medicine, 46(7), pp.1136–1143.
Nishioka T, Shiga T, Shirato H, et al. (2002), “Image fusion between 18FDG-PET and MRI/CT for radiotherapy planning of oropharyngeal and nasopharyngeal carcinomas”, International Journal of Radiation Oncology Biology Physics, 53(4), pp.1051–1057.
Paulino AC, Koshy M, Howell R, et al. (2005), “Comparison of CT- and FDG-PET-defined gross tumor volume in intensity-modulated radiotherapy for head–and-neck cancer”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 61(5), pp.1385-1392.
Pow EH, Kwong DL, McMillan AS, et al. (2006), “Xerostomia and quality of life after intensity-modulated radiotherapy vs. conventional radiotherapy for early-stage nasopharyngeal carcinoma: initial report on a randomized controlled clinical trial”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 66, pp.981–991.
Preciado MV, Chabay PA, De Matteo EN, et al. (2002), “Epstein Barr virus assoc iated pediatric nasopharyngeal carcinoma: its correlation with p53 and bcl-2 expression”, Med Pediatr Oncol, 38(5), pp.345-348.
Purohit BS, Ailianou A, Dulguerov N, et al. (2014), “FDG PET/CT pitfalls in oncological head and neck imaging”, Insights Imaging, 5, pp.585-602
Ridge A, Mehra R, Lango N, et al. (2014), Cancer management, Head and Neck Tumors, published on Cancer Network.
Roh JL, Yeo NK, Kim JS, et al. (2007), “Utility of 2-[18F] fluoro-2-deoxy-d-glucose positron emission tomography and positron emission tomography/computed tomography imaging in the preoperative staging of head and neck squamous cell carcinoma”, Oral Oncology, 43(9), pp. 887–893.
Rothschild S, Studer G, Seifert B, et al. (2007), “PET/CT staging followed by intensity-modulated radiotherapy (IMRT) improves treatment outcome of locally advanced pharyngeal carcinoma: a matched-pair comparison”, Radiation Oncology, 2(1), pp.54-59.
Tang L, Chen Y, Guo S, et al. (2014), “The impact of plasma epstein-barr virus DNA and fibrinogen on nasopharyngeal carcinoma prognosis: an observational study”, British Journal of Cancer, 111, pp.1102-1111.
Schwartz DL, Ford E, Rajendran J, et al. (2005), “FDG-PET/CT imaging for preradiotherapy staging of head-and-neck squamous cell carcinoma”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 61(1), pp.129-136.
Schwartz DL, Rajendran J, Yueh B, et al. (2003), “Staging of head and neck squamous cell cancer with extended-field FDG-PET”, Archives of Otolaryngology, 129(11), pp.1173–1178.
Som PM, Curtin HD, Mancuso AA (2000), “Imaging-Based nodal Classification for Evaluation of Neck Metastatic Adenopathy”, American Journal of Roentgenology, 174, pp.837-844.
Xiaomin O, Zhongyi Y, Chaosu H (2014), “Review Use of 18F-FDG PET/CT in the Diagnosis, Staging, Response Assessment and Prognosis of Nasopharyngeal Carcinoma: an Updated Review”, Journal of Nasopharyngeal Carcinoma, 13, pp.67-73.
Simon SL, Sameer RK, Laurence CKH, et al. (2013), “Imaging in Nasopharyngeal Squamous Cell Carcinoma”, Mescape, Article 384425.
Trotti A, Colevas AD, Setser A, et al. (2003), “CTCAE v3.0: Development of a Comprehensive Grading System for the Adverse Effects of Cancer Treatment”, Seminar in Radiation Oncology, 13(3), pp.176-181.
Wahl RL, Jacene H, Kasamon Y, et al. (2009), “From RECIST to PERCIST: Evolving Considerations for PET response criteria in solid tumors”, J Nucl Med, 50(1), pp.122-150.
Wai Chan JY, Sze Wong ST (2013), “The Role of Plasma Epstein – Barr Virus DNA in Nasopharyngeal Carcinoma”, J Mol Biomark Diagn, 5(4), doi:10.4172/2155-9929.
Wang D, Schultz CJ, Jursinic PA, et al. (2006), “Initial experience of FDG-PET/CT guided IMRT of head and neck carcinoma”, International Journal of Radiation Oncology Biology Physics, 65(1), pp.143-151.
Wang J, Zheng J, Tang T, et al. (2015), “A randomized pilot trial comparing position emission tomography (PET)-guided dose escalation radiotherapy to conventional radiotherapy in chemoradiotherapy of locally advanced nasopharyngeal carcinoma”, PLoS ONE, 10(4), e0124018.
Wang GH (2007), “Clinical application of (18)f-FDG PET/CT in staging and treatment effectiveness monitoring of nasopharyngeal carcinoma”, Ai Zheng, 26(6), pp.638-642.
Wong K, Kwong D, Khong P, et al. (2014), “Delineation of Biological Tumor Volume from Positron Emission Tomography Images in Nasopharyngeal Carcinoma”, Journal of Biomedical Science and Engineering, 7, pp.857-865.
Wu H, Wang Q, Wang M, et al. (2011), “Preliminary study of 11C-Choline PET/CT for T staging of Locally advanced nasopharyngeal Carcinoma: comparison with 18F-FDG PET/CT”, J Nucl Med, 52, pp.341-346.
Xiang Z (2009), “PET/CT fusion in radiotherapy treatment planning for head and neck cancer”, Journal of Clinical Oncology, 27(15), e17046.
Xie P, Yue JB, Fu Z, et al. (2010), “Prognostic value of 18F-FDG PET/CT before and after radiotherapy for locally advanced nasopharyngeal carcinoma”, Ann Oncol, 21(5), pp.1078-1082.
Xie P, Yue JB, Zhao HX, et al. (2010), “Prognostic value of 18 F-FDG PET-CT metabolic index for nasopharyngeal carcinoma”, J Cancer Res Clin Oncol, 136(6), pp.883-889.
Xu A, Han F, Lu L, et al. (2012), “The role of pretreatment FDG standard uptake value in predicting for clinical outcome in locally-advanced nasopharyngeal carcinoma”, Chinese Journal of Radiation Oncology, 21(3), pp.209-213.
Yang Z, Shi Q, Zhang Y, et al. (2015), “Pretreatment 18F-FDG uptake heterogeneity can predict survival in patients with locally advanced nasopharyngeal carcinoma – a retrospective study”, Radiation Oncology, 10(4), pp.142-148.
Yen TC, Chang JT, Ng SH, et al. (2005), “The value of 18F-FDG PET in the detection of stage M0 carcinoma of the nasopharynx”, J Nucl Med, 46(3), pp.405-410.
Yip KW, Shi W, Pintilie M, et al. (2006), “Prognostic significance of the Epstein-Barr virus, p53, Bcl-2 and surviving in nasopharyngeal cancer”, Clin Cancer Res, 12(19), pp.5726-5732.
Zeng F, Cheng M (2014), “Review Clinical application value and progress of PET/CT in nasopharyngeal carcinoma”, Journal of Nasopharyngeal Carcinoma, 2, pp89-99.
Zinny M, Wildberger JE, Cremerius U, et al. (2002), “Combined image interpretation of computed tomography and hybrid PET in head and neck cancer”, Nuklearmedizin, 41, pp.14-21.
Zhang GY, Hu WH, Liu LZ, et al. (2006), “Comparison between PET/CT and MRI in diagnosing lymph node metastasis and N staging of nasopharyngeal carcinoma”, Zhonghua Zhong Liu Za Zhi, 28(5), pp.381-384.
Zhi L, Zong YS (2014), “Review of the histological of nasopharyngeal carcinoma”, J nasopharyn carcinoma, 1(15), e15.10.15383.
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU K VÒM
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ tên bệnh nhân: ..
2. Tuổi: ..
3. Giới: Nam/nữ..
4. Nghề nghiệp: ..
5. Địa chỉ: ..
6. Điện thoại: ..
7. Người thân để báo tin: ..
8. Ngày vào viện: ..
9. Ngày ra viện: ..
10. Tổng số ngày điều trị: ..
11. Mã số bệnh án: ..
12. Ngày chụp PET/CT: ..
13. Bác sỹ điều trị:..
14. Chẩn đoán lúc vào viện:..
II. LÂM SÀNG:
1. Lý do vào viện: ..
2. Triệu chứng: ..
3. Thời gian mắc bệnh ..
4. Tiền sử bản thân: ..
- Uống rượu..
- Hút thuốc lá..
- Hút thuốc lào / Nhai trầu..
- Bệnh kèm theo..
- Tiền sử gia đình (ai mắc ung thư) ..
5. Toàn thân:
Chiều cao: ..
Cân nặng: ..
Diện tích da: ..
Chỉ số Karnofsky: ..
Huyết áp lúc chụp PET/CT..
Đường huyết lúc chụp PET/CT..
III. CẬN LÂM SÀNG:
1. Xét nghiệm máu:
HC
TC
GPT
CEA
Hb
URE
BilTP
SCC
BC
CRE
BilTT
BCTT
GOT
2. Giải phẫu bệnh:
- Sinh thiết u vòm: ..
- Sinh thiết hạch: ..
3. Nội soi vòm: ..
4. Chẩn đoán hình ảnh:
- Kết quả CT vòm: ..
- Kết quả MRI vòm: ..
- Siêu âm cổ: ..
- Siêu âm ổ bụng: ..
- CT ngực/bụng..
5. Xạ hình xương: ..
6. Xạ hình thận chức năng: ..
IV. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN TRƯỚC CHỤP PET/CT:
Chẩn đoán giai đoạn
T
N
M
Giai đoạn I II III IVa IVb IVc
V. KẾT QUẢ CHỤP PET/CT:
1. U vòm:
- Vị trí: 
- Kích thước:
- Thể tích:
- SUV max:
- Mức độ xâm lấn:
2. Hạch di căn:
- Số lượng
- Vị trí:
- Kích thước
- SUV max
3. Di căn xa:
- Số lượng:
- Vị trí:
- Kích thước:
- SUV max:
4. Kết luận:
VI. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN SAU CHỤP PET/CT:
Chẩn đoán giai đoạn
T
N
M
Giai đoạn I II III IVa IVb IVc
VII. ĐIỀU TRỊ 
1. Xạ trị:
- Phác đồ:
- Thể tích xạ trị:
Nơi xác định các thể tích xạ trị:
GTV
CTV
PTV
Trên hình CT
Trên hình PET/CT
Kỹ thuật xạ trị
1- 3DCRT
2- IMRT
Đánh giá
Xạ trị:
Liều xạ trị (Gy)
Phương thức xạ
1- XT triệt căn
2- Hóa XT phối hợp
Tác dụng phụ
10
20
30
40
50
60
70
Ngày bắt đầu xạ
Ngày/tháng
Liều xạ u
Viêm da, niêm mạc 0 - 4 (*) 
Số trường chiếu u
Khô miệng0-3 (*)
Số phân đoạn trường chiếu
Cứng hàm 0-4 (*)
Phân liều
Khó nuốt 0-4 (*)
Liều xạ hạch
Buồn nôn 0-4 (*)
Số trường chiếu hạch
Nôn 0-4 (*)
Phân liều xạ hạch
Ù tai
Ghi chú: (*): 0- không; 1- độ 1; 2- độ 2; 3- độ 3; 4- độ 4
2. Hóa trị:
Đánh giá
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 4
Đợt 5
Đợt 6
Ngày/tháng
Hóa trị: 
Loại hóa trị: 
1-Tân bổ trợ 
2-Bổ trợ; 
3-Hóa xạ đồng thời; 
4-Hóa chất triệt căn đơn thuần 
5-Triệu chứng
Phác đồ
Số chu kỳ
Tác dụng phụ
Viêm da (*) 1-4
Khô miệng (*) 1-4
Viêm niêm mạc miệng (*) 1-4
Rụng tóc (*) 1-4
Đi ngoài (*) 1-4
Buồn nôn (*) 1-4
Nôn (*) 1-4
HC
Hb
BC
BCTT
TC
URE
CRE
GOT
GPT
BilTP
BilTT
Khác
Ghi chú: (*): 0- không; 1- độ 1; 2- độ 2; 3- độ 3; 4- độ 4
VIII. ĐÁNH GIÁ SAU ĐIỀU TRỊ:
ĐÁP ỨNG
1. Đáp ứng hoàn toàn
2. Đáp ứng 1 phần
3. Không đáp ứng
4. Bệnh tiến triển
IX. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
Khám lại
Lần 1
Lần2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Lần 6
Ngày/tháng
Thể trạng (1- tốt; 2- Trung bình; 3- Xấu)
Tại chỗ (1-Không còn u; 2- còn u) 
Vị trí u:
 Kích thước u:
5. Xâm lấn:
Hạch vùng (1- còn hạch; 2- không còn hạch)
Vị trí hạch
Kích thước hạch
Số lượng hạch 
Di căn xa (1- Không; 2- có)
Vị trí di căn
Ù tai
Nuốt khó (**) 1-4
Khàn tiếng (**) 1-4
Viêm niêm mạc miệng (**) 1-4
Đau họng (**) 1-4
Khó thở (**) 1-4
HC
Hb
BC
BCTT
TC
URE
CRE
GOT
GPT
BilTP
BilTT
Nội soi vòm
CT/MRI vòm
Xạ hình xương
Siêu âm vùng cổ
X-quang tim phổi
Siêu âm ổ bụng
PET/CT
Đường huyết trước chụp
Vị trí u
Kích thước khối
SUV max u
Di căn não
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn não
SUVmax di căn não
Di căn xương
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn xương
SUVmax di căn xương
Di căn gan
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn gan
SUVmax di căn gan
Di căn phổi 1- Không; 2- Có
Kích thước di căn phổi
SUVmax di căn phổi
Di căn tuyến thượng thận
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn tuyến thượng thận
SUVmax di căn tuyến thượng thận
Di căn phần mềm
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn phần mềm
SUVmax di căn phần mềm
Di căn hạch cổ
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn hạch cổ
SUVmax di căn hạch cổ
Di căn hạch trung thất
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn hạch trung thất
SUVmax di căn hạch trung thất
Di căn hạch ổ bụng
1- Không; 2- Có
Kích thước di căn hạch ổ bụng
SUVmax di căn hạch ổ bụng
1. Thêi gian t¸i ph¸t (th¸ng):
2. §iÒu trÞ t¸i ph¸t: 1. Cã  2. Kh«ng  3. BiÖn ph¸p: KQ:
3. Di c¨n: 1. Cã  2. Kh«ng  3. N¬i di c¨n:
4. §iÒu trÞ di c¨n: 1. Cã  2. Kh«ng 3. BiÖn ph¸p: KQ:
5. T×nh tr¹ng sèng chÕt: 1. Sèng  2. ChÕt  3. MÊt tin tøc hoµn toµn:
6. Ngày chết:
7. Thêi gian sèng thªm (th¸ng):

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_vai_tro_cua_fdg_petct_trong_chan_doan_gia.doc
  • docTHONG TIN KET LUAN MOI (T. ANH).doc
  • docTHONG TIN KET LUAN MOI (T. VIET).doc
  • docTOM TAT T.ANH (21-5).doc
  • docTOM TAT T.VIET (21-5).doc