Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện cư kuin tỉnh Đăk lăk năm 2012 và hiệu quả sau một năm can thiệp cộng đồng trên đồng bào dân tộc Ê Đê

Dinh dưỡng là một yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe

con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 60 tháng

tuổi, giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới quá

trình phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ, làm cho trẻ dễ mắc các bệnh

nhiễm khuẩn nặng và có nguy cơ dẫn tới tử vong[8]. Về lâu dài, tình trạng suy dinh

dưỡng (SDD) trẻ em còn ảnh hưởng chất lượng giống nòi của một dân tộc: đó là trí

tuệ thấp kém do giảm chỉ số thông minh; thu nhập thấp vì năng suất lao động kém do

giảm thể lực; kinh tế tổn thất do phải điều trị những bệnh liên quan. [66]

SDD là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu các

chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và chất béo. Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế

thế giới (WHO), qua phân tích các trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các

nước đang phát triển có tới 54% liên quan tới SDD (1995), và thậm chí đến 60%

(2004). Cũng theo WHO (2007) có khoảng 500 triệu trẻ em bị SDD ở các nước

đang phát triển, gây tử vong đến 10 triệu ca mỗi năm [41],[52]. Hiện nay SDD vẫn

đang là một trong số các vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc

gia trên thế giới, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển

pdf 142 trang dienloan 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện cư kuin tỉnh Đăk lăk năm 2012 và hiệu quả sau một năm can thiệp cộng đồng trên đồng bào dân tộc Ê Đê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện cư kuin tỉnh Đăk lăk năm 2012 và hiệu quả sau một năm can thiệp cộng đồng trên đồng bào dân tộc Ê Đê

Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện cư kuin tỉnh Đăk lăk năm 2012 và hiệu quả sau một năm can thiệp cộng đồng trên đồng bào dân tộc Ê Đê
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dinh dưỡng là một yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe 
con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 60 tháng 
tuổi, giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới quá 
trình phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ, làm cho trẻ dễ mắc các bệnh 
nhiễm khuẩn nặng và có nguy cơ dẫn tới tử vong[8]. Về lâu dài, tình trạng suy dinh 
dưỡng (SDD) trẻ em còn ảnh hưởng chất lượng giống nòi của một dân tộc: đó là trí 
tuệ thấp kém do giảm chỉ số thông minh; thu nhập thấp vì năng suất lao động kém do 
giảm thể lực; kinh tế tổn thất do phải điều trị những bệnh liên quan. [66] 
SDD là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu các 
chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và chất béo. Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế 
thế giới (WHO), qua phân tích các trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các 
nước đang phát triển có tới 54% liên quan tới SDD (1995), và thậm chí đến 60% 
(2004). Cũng theo WHO (2007) có khoảng 500 triệu trẻ em bị SDD ở các nước 
đang phát triển, gây tử vong đến 10 triệu ca mỗi năm [41],[52]. Hiện nay SDD vẫn 
đang là một trong số các vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc 
gia trên thế giới, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển. 
Ở Việt Nam, với chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của cả nước sau một 
thời gian dài ảnh hưởng của chiến tranh, yếu tố con người luôn được chính phủ cho 
là nhân tố được coi trọng hàng đầu. Do đó, trong suốt những năm qua, ngành Y tế 
đã và đang chú trọng triển khai các hoạt động phòng chống, làm giảm tỉ lệ SDD ở 
đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Sau nhiều năm với những nỗ lực của chương trình 
phòng chống SDD, chúng ta đã hạ thấp tỉ lệ này đến mức đáng kể. Thực vậy, nếu 
vào năm 1999 tỉ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi của cả nước là 36,7% tới 
năm 2005 là 25,2%, năm 2009 là 18,9% và năm 2011 là 16,5%[10],[12]. Tuy 
nhiên, những năm gần đây lại xuất hiện sự không đồng đều về tình trạng SDD giữa 
các vùng miền: năm 2012, tỉ lệ SDD nhẹ cân của đồng bằng sông Hồng là 11,8%, 
Đông Nam bộ là 11,3% thì ở Trung du và miền núi phía Bắc là 20,9% và Tây 
Nguyên là 25%; Tỉ lệ SDD thấp còi ở đồng bằng sông Hồng là 21,9%, Đông Nam 
bộ là 20,7% thì ở Trung du và miền núi phía Bắc là 31,9% và Tây Nguyên là 
37,8%[4]. 
2 
Ở Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng là vùng có tốc độ phát triển kinh 
tế khá nhanh so với các vùng khác trong nước, song tỉ lệ SDD trẻ em vẫn luôn đứng 
đầu trong toàn quốc. Năm 2009, trong khi tỉ lệ SDD nhẹ cân trẻ em dưới 5 tuổi của cả 
nước là 18,9% thì khu vực Tây Nguyên là 28,8%, riêng tỉnh Đắc Lăk 28,4%. Năm 
2011, cả nước là 16,5% thì Tây Nguyên là 25,9% và Đăk Lăk là 25,5% [48],[49] . 
Tỉ lệ này so với mục tiêu y tế quốc gia “Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỉ lệ SDD ở 
tất cả các tỉnh trong nước xuống ngưỡng 30%” thì con số trên đã ghi nhận sự cố 
gắng của ngành Y tế tỉnh. Nhưng thực chất tỉ lệ này còn giảm chậm, và so với mặt 
bằng chung của cả nước là còn khá cao. Một số nghiên cứu ở Tây Nguyên về vấn 
đề này đã cho thấy có một sự khác biệt khá lớn giữa tỉ lệ SDD của trẻ em dân tộc 
Kinh và trẻ em dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của Hà Văn Hùng ở Đăk Nông năm 
2011, tỉ lệ SDD trẻ em nhẹ cân, thấp còi, gầy còm ở dân tộc M’Nông lần lượt là: 
36,3%, 42,0% và 7,9% [21]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh ở một số xã thuộc 
huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 2010 cũng cho thấy: tỉ lệ SDD nhẹ cân ở dân 
tộc Kinh là 24,9% trong khi đó ở dân tộc thiểu số là 40,9% [37]. Từ những dẫn liệu 
trên, giả thuyết đặt ra là phải chăng tình trạng SDD trẻ em ở Tây Nguyên còn cao 
là phụ thuộc ở nhóm các dân tộc thiểu số này? Vậy, cộng đồng các dân tộc thiểu số 
ở Tây nguyên có những yếu tố ảnh hưởng gì khác với những cộng đồng khác? 
Cư Kuin là một huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 19 km về phía Đông 
Nam. Huyện có thành phần, cơ cấu về dân số, khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện phát 
triển kinh tế khá đặc trưng cho tỉnh Đăk Lăk: gồm 32,15% là dân tộc thiểu số (chủ yếu 
là đồng bào Ê Đê). Người dân ở đây sống chính bằng nghề nông: trồng cà phê, tiêu, 
điều, một số ít trồng ca cao và lúa nước, tỉ lệ hộ nghèo (theo qui định năm 2011) 
chiếm 21%. Tỉ lệ SDD và những yếu tố ảnh hưởng đến SDD của trẻ em của huyện Cư 
Kuin có tương đương với các vùng khác của Tây Nguyên hay không? Đồng bào dân 
tộc thiểu số của huyện Cư Kuin mà chủ yếu là dân tộc Ê Đê có những yếu tố đặc thù 
nào ảnh hưởng đến SDD trẻ em khác với dân tộc Kinh? Và bằng giải pháp can thiệp 
nào để có hiệu quả? Trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề 
tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Cư 
Kuin tỉnh Đăk Lăk năm 2012 và hiệu quả sau 1 năm can thiệp cộng đồng trên đồng 
bào dân tộc Ê Đê”. 
3 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk 
năm 2012. 
2. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của 
huyện này. 
3. Xác định một số yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc 
Ê Đê ở Tây Nguyên. 
4. Đánh giá hiệu quả sau 1 năm can thiệp cộng đồng với sự tham gia của cộng đồng 
cho dân tộc Ê Đê (dân tộc bản địa của Tây Nguyên). 
4 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1 Suy dinh dƣỡng 
1.1.1 Khái niệm về suy dinh dƣỡng 
Theo nghĩa hẹp, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể chậm phát triển do thiếu 
dinh dưỡng, gây giảm năng lượng. Tất cả các chất dinh dưỡng đều có thể thiếu nhưng 
phổ biến nhất là thiếu protein và năng lượng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác 
nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em 
[40],[41]. 
1.1.2 Các biểu hiện về thiếu dinh dƣỡng 
1.2.1.1 Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng: 
Thiếu protein- năng lượng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn 
không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn. 
Khi suy dinh dưỡng nặng, biểu hiện các hình thái lâm sàng sau: [3][57]. 
 Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus): thường gặp nhất. Đó là hậu quả 
của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm hoặc do trẻ 
ăn bổ sung không hợp lý. 
  Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): ít gặp hơn thể teo đét, thường là 
do chế độ ăn quá nghèo protid nhưng tạm đủ các chất glucid. 
Ngoài ra có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor khi trẻ có biểu 
hiện gầy đét nhưng có phù. 
1.2.1.2 Thiếu vi chất dinh dưỡng: 
Thiếu vitamin A: là một trong những bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em 
vì nó gây ra những tổn thương ở mắt mà hậu quả có thể dẫn tới mù, đồng thời thiếu 
vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong. 
Thiếu iod: là một vấn đề lớn hiện nay của nhân loại, là nạn đói ''tiềm ẩn'' có ý 
nghĩa toàn cầu [8],[16]. Chính vì vậy, ở nhiều diễn đàn quốc tế, người ta đã đề ra mục 
tiêu và kêu gọi các quốc gia tích cực hành động để loại trừ ''nạn đói dấu mặt''. Theo 
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có hơn 100 quốc gia có rối loạn thiếu 
iod, khoảng 1,5 tỷ người sống trong vùng thiếu hụt iod hoặc có nguy cơ bị rối loạn do 
5 
thiếu hụt iod. Trong đó có hơn 100 triệu người bị chứng ''đần độn'' do thiếu iod. Việt 
Nam nằm trong vùng thiếu hụt iod [1]. 
Ngoài ra, ngày nay người ta đã biết cơ thể của trẻ em và người lớn ở nhiều 
nước trên thế giới bị thiếu kẽm, vấn đề này được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng 
quan trọng. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thai nghén, cân nặng sơ sinh và làm cho 
cơ thể trẻ em kém phát triển, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng tỉ lệ 
mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm phổi, sốt rét. [1],[15] 
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù cũng đươc ghi nhận 
rải rác ở một số địa phương vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, 
bệnh xảy ra trong những điều kiện nhất định (sau lũ lụt, lúa bị ngập lâu trong nước, 
dùng gạo xay sát quá kỹ, giai đoạn giáp hạt). Thời gian gần đây ít được ghi nhận, mặc 
dù ở một số địa phương, bệnh viêm đa dây thần kinh không rõ nguyên nhân có một số 
triệu chứng tương tự thiếu vitamin B1 đang được tìm hiểu. [45] 
1.1.2.3 Thiếu máu dinh dưỡng 
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin 
trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng 
cần thiết cho quá trình tạo máu vì bất cứ lý do gì. 
Thiếu máu là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng phổ 
biến nhất ở các nước đang phát triển. Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất 
là phụ nữ có thai và trẻ em. Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tăng 
trưởng, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh.[63],[64] [67]. 
1.2 Chẩn đoán suy dinh dƣỡng protein năng lƣợng 
1.2.1 Các phƣơng pháp đánh giá suy dinh dƣỡng trên lâm sàng. 
1.2.1.1 Thể phù KWASHIORKOR. 
Là hiện tượng trẻ bị SDD do ăn quá nhiều bột, gọi là “no giả tạo”. Trẻ được 
nuôi dưỡng bằng chế độ ăn mà khối lượng thức ăn tuy nhiều nhưng mất cân bằng về 
các chất, không thiếu hụt chất đường bột (glucid) nhưng lại thiếu chất béo (lipid) và 
đặc biệt là thiếu chất đạm (protid). Ở trẻ này lúc đầu không có hiện tượng sụt cân 
nhưng chủ yếu là xanh, cơ nhão (Sugar baby). 
 Nguyên nhân: 
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải ăn bằng cháo đặc hay bột đặc. 
6 
- Sau khi dứt sữa mẹ chế độ nuôi chủ yếu là bột. 
 Lâm sàng: 
- Cân nặng còn khoảng 60 đến 80%. 
- Trẻ phù từ chân tới mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm. Trong 
các trường hợp nặng gây tràn dịch các màng. 
- Cơ nhẽo, đôi khi che lấp do phù. 
- Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc. 
- Rối loạn sắc tố da: thường gặp ở nếp gấp cổ, nách, háng, khuỷu tay, khuỷu 
chân mông với đặc điểm: 
o Có thể là chấm hoặc nốt hoặc tập trung thành từng mảng to, nhỏ 
không đồng đều. 
o Thay đổi từ màu đỏ nâu  nâu  đen. 
o Đây là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do da thiếu dinh 
dưỡng bị khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét. 
- Tóc thưa, dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gẫy. 
- Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống, lỏng và có nhầy mỡ. 
- Gan to thoái hóa mỡ, loãng xương do thiếu Vitamin D, Can xi và có thể tổn 
thương nhiều cơ quan khác. [40],[41] 
1.2.1.2 Thể teo đét MARASMUS. 
Ở thể này trẻ bị SDD trầm trọng, đói thật sự, thiếu tất cả các chất dinh dưỡng: 
protid, glucid, lipid ở mức độ cao. Năng lượng hầu như không có, phải huy động toàn 
bộ chất dự trữ, và biểu hiện lâm sàng chính là mất hết lớp mỡ toàn thân. Thể này nếu 
điều chỉnh chế độ ăn kịp thời, giải quyết được nguyên nhân, trẻ sẽ nhanh chóng hồi 
phục, tiên lượng trước mắt tốt hơn thể phù. 
Nguyên nhân: 
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải nuôi bằng cháo loãng hay bột loãng 
thay sữa. 
- Trẻ được bú bằng sữa mẹ nhưng từ tháng thứ 6, không được ăn bổ sung 
hoặc ăn bổ sung nhưng không đúng cách, thiếu dinh dưỡng. 
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy mà mẹ bắt ăn kiêng. 
- Trẻ bị sốt kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng. 
7 
 Triệu chứng lâm sàng: 
- Cân nặng còn dưới 60 % (-4SD). 
- Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da 
bụng, mông, chi, má. 
- Cơ nhẽo làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ. 
- Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, hay quấy khóc, không chịu 
chơi. 
- Trẻ kém ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống. 
- Gan to hoặc bình thường. [40],[41] 
1.2.1.3 Thể phối hợp giữa KWASHIORKOR & MARASMUS. 
- Trọng lượng còn < 60 % (<- 4SD) 
- Trẻ phù nhưng cơ thể là gầy đét. 
- Kém ăn hay rối loạn tiêu hóa. 
- Các triệu chứng kèm theo trong SDD nặng là : 
 Thiếu máu. 
 Thiếu vitamin, đặc biệt vitamin A, làm cho trẻ khô mắt dễ mù vĩnh viễn. 
[40],[41] 
1.2.2 Các phƣơng pháp đánh giá suy dinh dƣỡng trẻ em trong cộng đồng 
1.2.2.1 Đánh giá các thể SDD . 
Để đánh giá , phân loại SDD trong cộng đồng, theo WHO nên sử dụng các chỉ 
số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), và cân 
nặng theo chiều cao (W/H)[38],[78]. 
Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, giới cụ 
thể của một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân vị (Percentile) hoặc giá 
trị độ lệch chuẩn SD (Standard Dervation). Sau đó, để nhận định các kết quả này, ta 
chọn một quần thể tham chiếu để so sánh. Thực tế đã có nhiều bằng chứng cho rằng 
trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì có thể đạt được các kích thước gần như 
nhau mà không phụ thuộc vào giống nòi. Chính vì vậy mà WHO khuyến nghị dùng 
quần thể tham khảo NCHS (National Center of Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận 
định tình trạng SDD của trẻ em. Điều này không có nghĩa đây là một quần thể đạt 
chuẩn mà chỉ là công cụ đối chiếu để lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc 
8 
tế. Cụ thể trong cộng đồng chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau: 
 Cân nặng theo tuổi (W/A): Là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Trẻ 
có W/A thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mãn tính hay cấp tính, 
trường hợp này còn được gọi là trẻ nhẹ cân (Underweight): thể nhẹ cân. 
 Chiều cao theo tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi phản ảnh sự tăng trưởng về 
chiều cao, H/A thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tích lũy. 
Trẻ có H/A thấp gọi là trẻ SDD cũ hay mãn tính (Past or chronic Protein Energy 
Malnutrition) hoặc trẻ bị còi cọc (Stunting): thể thấp còi. 
 Cân nặng theo chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh trọng 
lượng với cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫn tới 
mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng. Trẻ có W/H thấp gọi là 
trẻ SDD cấp (Current Protein Energy Malnutrition) hay gầy mòn (Wasting): thể gầy 
còm [38],[78]. 
 - Theo tác giả GOMEZ (1956) [43] [62] 
Bảng 1.1: Đánh giá tình trạng SDD trẻ em theo GOMEZ 
Thể suy dinh dƣỡng Đánh giá 
W/A H/A W/H 
≥ 80 % chuẩn 90 % chuẩn ≥ 70 % chuẩn Trẻ bình thường 
71-80 % chuẩn 86-90% chuẩn 71-80 % chuẩn Trẻ SDD nhẹ. 
61- 70 % chuẩn 81- 85% chuẩn 61-80% chuẩn Trẻ SDD vừa. 
 60 % chuẩn 80 % chuẩn 60 % chuẩn Trẻ SDD nặng. 
- Phân loại của WHO dựa vào độ lệch chuẩn năm 1982: [66] 
Thường lấy âm 2 lần độ lệch chuẩn (-2SD) chỉ số trung bình của quần thể tham 
khảo làm giới hạn ngưỡng. Khi số liệu điều tra thấp hơn -2SD so với giá trị của trẻ cùng 
tuổi, cùng giới thì gọi là SDD. Từ đó ta có thang phân độ SDD như sau: 
Bảng 1.2: Đánh giá tình trạng SDD trẻ em theo WHO năm 1982 
Thể suy dinh dƣỡng Đánh giá 
W/A H/A W/H 
Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD SDD độ I 
Từ < -3SD đến -4SD Từ < -3SD đến -4SD Từ < -3SD đến -4SD SDD độ II 
≤ - 4SD / / SDD độ III 
9 
- Phân loại SDD theo WHO năm 2007: [53] 
1/ Không SDD: CN/CC ≥ -2SD và vòng cánh tay ≥ 125 mm; 
2/ SDD vừa: CN/CC < -2SD, ≥ -3SD (70 – 80%) hoặc vòng cánh tay <125 mm, ≥ 
115mm và không phù; 
3/ SDD nặng: CN/CC < -3SD (<70%) hoặc vòng cá ...  Quảng Ninh năm 2008, Đề tài tốt nghiệp 
BSCKI, ĐHY Hải Phòng. 
2. Báo điện tử chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Kết quả điều tra, 
rà soát hộ nghèo, cận nghèo trong trên cả nước, Báo thông tin điện từ, truy cập ngày 
6/8/2014.  
3. Bộ lao động-thương binh xã hội (2014), Biểu đồ hộ nghèo các khu vực trong toàn quốc 
giai đoạn 2010-2013, Báo thông tin điện từ, truy cập ngày 6/8/2014, 
4. Bộ Y tế-Viện dinh dưỡng (2013), Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2012, Số liệu từ NIN – 
GSO. 
5. Bộ Y tế-Viện dinh dưỡng (2014), Số liệu thống kê tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các 
năm, Kết quả báo cáo giám sát dinh dưỡng năm 2013, WWW.nutrition.org.vn, truy 
cập ngày 6/8/2014. 
6. Bộ Y tế - Cục quản lý môi trường - Unicef (2011), Báo cáo mối liên quan giữa vệ sinh môi 
trường, nguồn nước, hộ gia đình và hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng 
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam, Báo cáo tổng kết của Cục Quản lý môi 
trường - Unicef, Hà Nội - 2011. 
7. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (1998), "Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng", Đầu 
tư cho dinh dưỡng trẻ em Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 7-15. 
8. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2002), "Dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật", "Nhu cầu dinh 
dưỡng", Dinh dưỡng lâm sàng, tr. 20 - 66, 373- 386. 
9. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2012), Báo cáo điều tra ban đầu dự án Alice & Thrive, tháng 
5-2012 
10. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng quốc gia (2011), Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 
2011, Số liệu từ NIN - GSO. 
11. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng quốc gia (2012), Tài liệu tập huấn dự án Alice & Thrive. 
12. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001 - 2010, NXB Hà Nội 
13. Trần Văn Điển & Nguyễn Ngọc Sáng (2008), Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ của 
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Núi Đồi - Kiến Thụy- Hải Phòng năm 2008, Đề 
tài tốt nghiệp BSCKI, trường ĐHY Hải Phòng. 
14. Lương Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Sơn & Nguyễn Minh Tuấn (2008), "Thực trạng suy dinh 
dưỡng thiếu calo protein ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã huyện Phú Lương tỉnh Thái 
Nguyên năm 2006", Y học thực hành, 608+609(5), tr. 75-77. 
138 
15. Phan Lê Thu Hằng & Lương Thanh Sơn (2004), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan 
tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây", Y học thực 
hành, 478(4), tr. 39-43. 
16. Haschke, F. (2014), 'Thiếu vi chất dinh dưỡng', Thiếu vi chất dinh dưỡng và kỷ niệm 1 
năm NNI Webside, Tài liệu cho thầy thuốc và nhân viên y tế. 
17. Cao Thị Hậu, Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa, Hoàng Kim Thanh, Phạm Thị Thúy Hòa & 
Trịnh Hồng Sơn (2007), Truyền thông thay đổi hành vi chăm sóc dinh dưỡng tại gia 
đình và cộng đồng, Dự án Dinh dưỡng Việt Nam - Hà Lan, NXB Thanh niên, tr. 41 - 
67. 
18. Phạm Văn Hoan & Kedtisack Boua Vanh (2006), "Thực trạng suy dinh dưỡng và một số 
yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội 2005", Y học 
thực hành, 555(10), tr. 58-62. 
19. Phạm Văn Hoan & Nguyễn Thị Phương (2009), "Thực trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi, 
kiến thức và thực hành nuôi con của BM xã Phú Linh, Sóc Sơn, Hà Nội năm 2008", 
Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 5(2), tr. 32-38. 
20. Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa, Phạm Ngọc Khái, Ninh Thị Nhung, Đặng Bích Thủy, Đặng 
Văn Nghiễn, et al. (2009), "Đánh giá cuối kỳ về hiệu quả của dự án dinh dưỡng Việt 
Nam - Hà Lan đối với việc nâng cao năng lực cán bộ", Tạp chí dinh dưỡng và thực 
phẩm, 5(3+4), tr. 55-59. 
21. Hà Văn Hùng (2012), Đánh giá tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi người M’ Nông và một 
số yếu tố liên quan tỉnh Đăk Nông, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 
22. Lê Thị Hương & Trần Thị Lụa (2011), "Sự thay đổi kiến thức, thực hành nuôi trẻ nhỏ của 
các bà mẹ vùng dân tộc thiểu số huyện Đăk Rông và Hướng Hóa tỉnh quảng Trị sau 1 
năm can thiệp", Tạp chí nghiên cứu Y học, 74(3), tr. 358-363. 
23. Phạm Ngọc Khái (2001), "Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố 
liên quan", Tạp chí y học thực hành, 394(2), tr. 11-13. 
24. Hà Huy Khôi (1998), Góp phần xây dựng đường lối dinh dưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất 
bản Y học Hà Nội, tr.21-46, 106-127, 187-206. 
25. Hà Huy Khôi (2008), "Các thành tố chính của chiến lược dinh dưỡng dự phòng các bệnh 
mạn tính ở Việt Nam ", Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 4(3+4), tr. 4-11. 
26. Trần Thị Tuyết Mai, Lê Thị Hợp & Vũ Hoàng Lan (2012), "Một số yếu tố liên quan đến 
tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 0-36 tháng tuổi tại các huyện đồng bằng ven biển tỉnh 
Khánh Hòa", Tạp chí nghiên cứu Y học, 80(3B), tr. 254-259. 
27. Trần Thúy Nga & Lê Danh Tuyên (2012), "Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và một số 
yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi", Tạp chí 
nghiên cứu Y học, 80(3B), tr. 228-234. 
28. Đặng Văn Nghiêm (2010), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7-15 tuổi vùng ven biển Thái 
Bình và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y 
Thái Bình. 
139 
29. Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt & Nguyễn Sơn Nam (2007), "Tìm hiểu tập quán nuôi con 
của bà mẹ dân tộc thiểu số ở Tây nguyê", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 3(4), tr. 
23-33. 
30. Đặng Oanh, Viên Chinh Chiến, Phạm Thọ Dược, Phan Văn Hải & Nguyễn Thị Mây và 
Cs (2013), "Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại một số khu tái định cư vùng 
di dân lòng hồ thủy điện ở khu vực Tây nguyên năm 2012", Y học thực hành- Kỷ yếu 
hội nghị khoa học viện trường tây nguyên-Khánh Hòa lần thứ IX, Bộ y tế xuất bản, 
tr.38 - 42. 
31. Phạm Văn Phong & Nguyễn Thị Ngọc Bé (2013), "Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu 
tố liên quan ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk 
Lăk", Y học thực hành, 897 + 898, tr.126 - 129. 
32. Phạm Văn Phú (2007), Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung dựa 
vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn Quảng Nam, Luận án tiến 
sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 
33. Sở Y tế Đăk Lăk (2012), 'Hiện trạng dinh dưỡng ở Đăk Lăk năm 2010', Hội thảo xây 
dựng các giải pháp phòng chống SDD trẻ em dưới năm tuổi, Sở y tế Đăk Lăk. 
34. Sở Y tế tỉnh Đăk Lăk (2012), 'Kế hoạch dinh dưỡng tại tỉnh Đăk Lăk', Hội thảo xây dựng 
các giải pháp phòng chống SDD trẻ em dưới năm tuổi, Sở tế Đăk Lăk. 
35. Huỳnh Thăng Sơn & Vũ Trọng Thiện (2001), "Khảo sát tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em 
dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Ninh Thuận", Y học TP. Hồ Chí Minh- 
chuyên đề YTCC, 5(PB4), tr. 92-95. 
36. Phou Sophal (2010), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thử nghiệm một 
giải pháp can thiệp cộng đồng tại Bắc Cạn, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y 
Hà Nội. 
37. Trần Thị Thanh & Nguyễn Minh Hiếu (2011), "Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố 
ảnh hưởng của trẻ em dưới 5 tuổi ở 1 số xã huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk năm 
2010", Tạp chí Y Dược 8, tr.30-33. 
38. Lê Thị Thêm (2006), "Một phần tư trẻ em thế giới thiếu cân trầm trọng", Dân số và phát 
triển, 5(62), tr. 29-30. 
39. Dương Thuần (2012), Tên các dân tộc thiểu số và địa bàn cư trú, Báo điện tử, truy cập 
ngày 6/8/2014,  
40. Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2009), "Bệnh suy dinh dưỡng", Nhi khoa 
chương trình đại học, tập1, tr.132-144. 
41. Trường Đại Học Y Hà Nội (2006), "Suy dinh dưỡng protein năng lượng", Bệnh học Nhi 
khoa, Tập I, tr.199-207. 
42. Nguyễn Thị Thanh Tuấn & Phạm Văn Phú (2010), "Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu 
tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã Hùng Mỹ, Xuân Quang, huyện Chiêm 
Hóa- Tuyên Quang", Tạp chí nghiên cứu Y học, 70(5), tr.12-16. 
140 
43. Trương Thông Tuần (2014), Khái quát dân tộc Ê Đê, Tài liệu online, truy cập ngày 
5/8/2014, 
quat-dan-toc-e-de-chuyende. 
44. Phạm Duy Tường (2008), Xây dựng mô hình can thiệp giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ và 
tạo nguồn thức ăn tại cộng đồng nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em 
dưới 5 tuổi tại các xã khó khăn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao tại Hà Nội, Báo cáo tóm 
tắt tổng kết đề tài của sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội năm 2008. 
45. Danh Tuyên, Nguyễn Công Khẩn, Từ Ngữ & Hà Huy Khôi (2000), "Tình hình và tiến 
triển của suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay", Thông tin Y dược, 8, tr. 5-8. 
46. Lê Hữu Uyển & Nguyễn Văn Tập (2009), "Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các 
yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi đồng bào dân tộc thiểu số huyện Như Thanh tỉnh 
Thanh Hóa", Tạp chí nghiên cứu Y học, 63(4), tr.116-121. 
47. Viện Dinh dưỡng- đơn vị công nghệ thông tin (2012), Số liệu SDD Trẻ em 2012, Số liệu 
từ NIN – GSO. 
48. Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế - Unicef (2012), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-
2010, Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010. 
49. Viện dinh dưỡng – Bộ y tế (2011), Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi, Số liệu từ 
NIN – GSO. 
50. Viện dinh dưỡng (2011), 'Các hoạt động chính của dự án Phòng chống SDD Trẻ em đã 
triển khai trong 10 năm qua ở Việt Nam', Báo điện tử, truy cập ngày 4/8/2014, 
https://www.viendinhduong.vn/news/vi/87/a/article.aspx. 
51. Viện nghiên cứu xã hội học (2012), Báo cáo điều tra ban đầu về dinh dưỡng trẻ em tại 11 
tỉnh Việt Nam, Dự án Alive & Thrive Việt nam. 
52. Viện nghiên cứu Y xã hội học (2012), Báo cáo Điều tra ban đầu tại Đà Nẵng, Dự án 
Alive & Thrive Việt Nam. 
53. Bùi Quang Vinh (2014), "Cập nhật xử trí tình trạng suy dinh dưỡng cấp nặng ở trẻ em", 
Cập nhật một số bệnh lý tiêu hóa nhi, Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh. 
54. WHO - Viện Dinh dưỡng - Unicef (1999), Tài liệu tập huấn phòng chống suy dinh dưỡng 
trẻ em dành cho giảng viên tuyến tỉnh, huyện. Hà Nội - năm 1999. 
B. TIẾNG ANH 
55. Am Shasmir Ahmed, Tahmeed Ahmedt, Roy S.K & Hosain N. A. (2012), "Determinants 
of Under Nutrition in Children under 2 years of age from Rural Bangladesh", Indian 
Pediatrics, pp. 110-118. 
56. Bain L. E., Awah P. K., Geraldine N., Kindong N. P., Sigal Y., Bernard N., et al. (2013), 
"Malnutrition in Sub-Saharan Africa: burden, causes and prospects", Pan Afr Med J, 
15, pp.120. 
57. Bhutia D. T. (2014), "Protein energy malnutrition in India: the plight of our under five 
children", J Family Med Prim Care, 3(1), pp. 63-67. 
141 
58. Gopi N. Ghosh and Meghendra Banerjee, Resource Persons, N. P. Y (2008), "Home 
Visits as an IEC Strategy for Nutrition Improvement of Children 6-24 Months", E-
Discussion Summary, Solution Exchange for the food and Nutrition Security 
Community. Solution Exchange for the Maternal and child Health Community, 
UNICEF, New Delhi. 
59. Janevic T, Petrovic O., Bjelic I & Kubera A (2010), Home Visits as an IEC Strategy for 
Nutrition Improvement of Children 6-24 Months, BMC Published 10.1186 (1471 - 
2458), pp. 10 - 509. 
60. Jing Zhang MD, Jun Shi Ph, John H Himes PhD, Yukai Du MD, Senbei Yang BS, 
Shuhua Shi BS, et al. (2011), "Home Visits as an IEC Strategy for Nutrition 
Improvement of Children 6-24 Months", Asia Pac J Clin Nutr, 20(4), pp. 548-592. 
61. Khor GL, Noor Safiza MN, Jamalludin AB, Jamaiyah H, Geeta A, Kee CC, et al. (2009), 
"Nutritional Status of Children below Five Years in Malaysia:Anthropometric 
Analyses from the Third National Health and Morbidity Survey III (NHMS, 2006)", 
Mal J Nutr, 15(2), pp. 121-136. 
62. Kusumaryati A. (1996), Principle of nutrition assesstment, anoi Version january 1996, 
pp. 26-39. 
63. Land H.A. (2002), "Iron supplements: Scientific Issues concerning Efficacy and 
Implications for Research and Programes", J.Ntr, 132(813S - 819S). 
64. LANCET, T. (2010), "Executive Summary", Lancet’s Series on Maternal and Child 
Undernutrition. 
65. Liu A., Zhao L., Yu D. & Yu W (2008), "Study on malnutrition status and changing trend 
of children under 5 years old in China", Wei Sheng Yan Jiu, 37(3), pp. 324-326. 
66. Nakajima E., M. a. E. (2013), "Advocacy for Increased Nutrition Programming Good 
Practices lesson and key Messages", Southern Africa Trust, 6, pp. 1-7. 
67. Nestel P. (2002), "Anemia, iron deficiency, and iron deficciency anemia", Washington 
DC, INACG. 
68. Olack B, Burke H, Cosmas L, Bamrah S, Dooling K, Feikin DR, et al. (2011), 
"Nutritional status of under-five children living in an informal urban settlement in 
Nairobi, Kenya", J Health Popul Nutr, 29(4), pp. 357-363. 
69. Park SE, Kim S., Ouma C, Loha M, Wierzba TF & NS, B. (2012), "Community 
Management of Acute Malnutrition in the Developing World", Pediatr Gastroenterol 
Hepatol Nutr, 15(4), pp.210 - 219. 
70. Patil & Sudhir R. (2011), "Impact of IEC activity on Women's knowledge through health 
exhibition arranged on Women's day", National Journal of Community Medicine 2(2 
July-Sept 2011), pp. 260 - 264. 
71. Ruiz-Grosso & Loret de Mola C. & Miranda J. J. (2014), "Association between violence 
against women inflicted by the partner and chronic malnutrition in their children 
under five years old in Peru", Rev Peru Med Exp Salud Publica, 31(1), pp.16-23. 
142 
72. Salah E.O, Mahgoub, Maria Nnyepi. & Bandeke T. (2006), "Factor affecting prevalence 
of malnutrition among children under three years of age in Botswana", Africal 
Journal ò food argricalture Nutrition and development, 6(1), pp.1-15. 
73. Salma Shaikh, Shazia Memon, Imran Ahmed, Amna, Rabia Manzoor & Shaikh, S. 
(2014), "Impact of an IEC (Information, Education and Communication) intervention 
on key family practices of mothers related to child health in Jamshoro, Sindh", 
Creative Commons Attribution License, 30(3), pp. 611-618. 
74. Sanchez-Perez H. J., Hernan M. A., Rios-Gonzalez A., Arana-Cedeno M., Navarro A., 
Ford D., et al. (2007), "Malnutrition among children younger than 5 years-old in 
conflict zones of Chiapas, Mexico", Am J Public Health, 97(2), pp. 229-232. 
75. Sguassero Y, Bonotti AM, Carroli G. (2012), "Community-based supplementary feeding 
for promoting the growth of childrenunder five years of age in low and middle income 
countries.", Cochrane Database Syst Rev, 13(6). 
76. Shi L Z. J. (2011), "Recent evidence of the effectiveness of educational interventions for 
improving complementary feeding practices in developing countries", J Trop Pediatr, 
57(2), pp. 91-98. 
77. Staubli AF. & Davidsson L, e. a. (2001), "Prevalence of iron deficiency, with and without 
concurrent anemia, in population groups with high prevalence of malaria and other 
infections: a study in cute d lvoire", Am J Clin Nutr 2001, 74, pp. 776 - 782. 
78. Walter Wllitte, M. (1990), Nutrition Epidemiplogy, pp. 217. 
79. Zavoshy. R., Noroozi. M. & D, J. H. K. (2012), "Nutritional intervention on malnutrition 
in 3-6 years old rural children in Qazvin Province, Iran", Pak J Biol Sci, 15(7), pp. 
347-352. 
80. Zhao J., Chen S., Wan R., Lu T. & Wang Z (2013), "Status of malnutrition and its 
influencing factors in children under 5 years old in Guangnan District of Yunnan 
Province in 2009 - 2010", Wei Sheng Yan Jiu, 42(1), pp. 67-71. 
81. Glanz K., Rimer B.K. & Lewis F.M. (2002), Health Behavior and Health Education, 
Theory, Research and Practice, San Fransisco, pp. 52. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nhung_yeu_to_anh_huong_den_suy_dinh_duong_tre_em_duo.pdf
  • pdf01-bia luan an.pdf
  • pdf02-bia phu luan an.pdf
  • pdf03-LỜI CAM ĐOAN.pdf
  • pdf04-MỤC LỤC.pdf
  • pdf05-DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.pdf
  • pdf06-DANH MỤC CÁC BẢNG.pdf
  • pdf07-DANH MỤC HINH.pdf
  • pdf08-DANH MỤC BIEU DO.pdf
  • pdf09-DANH MỤC SO DO.pdf
  • pdfbia TOM TAT LUAN AN.pdf
  • pdfphu luc 1 - danh sach TE.pdf
  • pdfphu luc 2- phieu dieu tra DD.pdf
  • pdfphu luc 3-8- khung phong van sau.pdf
  • pdfphu luc 9 -khung thao luan nhóm.pdf
  • pdfphu luc 10 -NOI DUNG BAI I-song ngu (in 6 slide).pdf
  • pdfphu luc 11 -noi dung tap huan 2-song ngu (in 6 slide).pdf
  • pdfphu luc 12 -phu luc hinh anh.pdf
  • pdfphu luc 13- HINH ANH DINH DUONG.pdf
  • pdfTHÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG.4.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN - THANH.pdf