Luận án Thực trạng cung ứng thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và hiệu quả can thiệp tại hai huyện vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
Thuốc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân. Cùng với sự chuyển dịch về mô hình bệnh tật và sự tiến bộ
trong khoa học kỹ thuật, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng mặt hàng
thuốc cũng như chi phí tiền thuốc hàng năm trên thế giới tăng lên nhanh chóng
[56]. Mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam phát triển khá mạnh và rộng
khắp trên toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa giúp cho
người dân có thể tiếp cận được thuốc một cách dễ dàng [7]. Số lượng các cơ sở
bán lẻ cũng có sự gia tăng nhanh chóng từ 36.958 cơ sở (năm 2006) lên 39.172
cơ sở bán lẻ (năm 2011) và 41.135 cơ sở bán lẻ năm 2014 [16]. Tuy nhiên, sự
phân bố và quy mô của các cơ sở bán lẻ này không giống nhau giữa các khu
vực, giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời, hệ thống bán lẻ thuốc còn tồn tại
nhiều bất cập: tình trạng bán các thuốc phải kê đơn mà không có đơn là phổ
biến, tỷ lệ bán thuốc không có đơn ở thành thị là 88%, ở nông thôn là 91% [28].
Bên cạnh đó, tỷ lệ người bán thuốc có tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho
khách hàng còn thấp: 72,7% thuốc được mua không đơn và chỉ 52,8% người
bán thuốc có tư vấn về sử dụng thuốc cho người mua thuốc [39]. Kiến thức và
thực hành của người bán lẻ thuốc còn hạn chế trong cả tư vấn, hướng dẫn khách
hàng cách dùng thuốc hợp lý [49], [50].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng cung ứng thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và hiệu quả can thiệp tại hai huyện vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*----------------- HOÀNG THU THỦY THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN VÙNG NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*----------------- HOÀNG THU THỦY THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN VÙNG NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ MÃ SỐ: 62 72 01 64 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Quang Cường 2. PGS.TS. Hồ Thị Minh Lý HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Luận án này sử dụng một phần số liệu của dự án “Nghiên cứu Y tế tư nhân” của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Trong dự án này, tôi là thư ký kỹ thuật và nghiên cứu viên chính, trực tiếp tham gia toàn bộ quá trình nghiên cứu từ đầu đến khi kết thúc bao gồm: xây dựng đề cương, công cụ, điều tra trước can thiệp tham gia tất cả các hoạt động can thiệp, đánh giá can thiệp, giám sát nhập số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo. Tôi đã được Ban lãnh đạo Viện, Chủ nhiệm dự án và các thành viên thực hiện dự án đồng ý cho sử dụng số liệu. Tôi cam đoan số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thu Thuỷ LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và các Quí Thầy Cô đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới GS.TS. Lê Quang Cường và PGS.TS Hồ Thị Minh Lý, những người thầy đã kiên nhẫn bên cạnh tôi, hỗ trợ động viên tôi nỗ lực trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Thị Mai Oanh – Viện trưởng và Ban lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Lãnh đạo các Khoa/Phòng, các Anh/Chị/Em nghiên cứu viên/chuyên viên của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, những người đã đồng hành, sát cánh cũng tôi, giúp đỡ hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, cùng tôi vượt qua những khó khăn. Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Phòng Quản lý hành nghề Y Dược tư nhân, Phòng nghiệp vụ Dược, Sở Y tế và Phòng Y tế Kim Thành và Gia Lộc, các đơn vị y tế trên địa bàn, tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và khách hàng đã đồng ý tham gia trong nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ sự kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc tới Bố Mẹ tôi, Bố Mẹ chồng tôi, những đấng sinh thành và nuôi dưỡng chúng tôi, luôn giúp đỡ động viên tôi hàng ngày. Cuối cùng tôi xin được gửi tấm lòng cảm ơn và tình yêu thương tới chồng và hai con yêu quí của tôi, nguồn động viên, động lực và sẻ chia để giúp tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ iv ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. Đại cương về thực hành nhà thuốc tốt .............................................. 3 1.2. Thực trạng hoạt động và thực hành nhà thuốc tốt .......................... 15 1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .................................................... 33 1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu ..................................................... 36 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 37 2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 38 2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 39 2.4. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 40 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu .................... 40 2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................... 45 2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................ 49 2.8. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ........................................... 52 2.9. Các hoạt động can thiệp .................................................................. 54 2.10. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 59 2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................... 60 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 62 3.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012 62 3.2. Kiến thức, thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc ........................... 74 3.3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện việc thực hiện một số tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân ........................ 81 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................ 90 4.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012 90 4.2. Kiến thức và thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc ........................... 97 4.3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ một số tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân .............................. 104 4.4. Về những hạn chế của nghiên cứu ................................................ 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 124 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 135 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ Y tế CCHN Chứng chỉ hành nghề CME Đào tạo liên tục y khoa CSBLT Cơ sở bán lẻ thuốc CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu FIP (International Pharmaceutical Federation) Hiệp hội Dược quốc tế GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm nội địa GMP Thực hành sản xuất thuốc tốt GLP Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt GSP Thực hành bảo quản thuốc tốt GDP Thực hành phân phối thuốc tốt GPP Thực hành nhà thuốc tốt GPs Chuỗi tiêu chuẩn thực hành tốt KCB Khám chữa bệnh KS Kháng sinh NGO Tổ chức phi chính phủ NBL Người bán lẻ NC Nghiên cứu OTC Thuốc không kê đơn PP Phương pháp PVS Phỏng vấn sâu QĐ Quyết định QGYTX Quốc gia y tế xã TCT Trước can thiệp TT Thông tư TYT Trạm y tế TLN Thảo luận nhóm SCT Sau can thiệp SL Số lượng UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc USD Đồng đôla Mỹ WHO Tổ chức Y tế thế giới YTCS Y tế cơ sở ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mô hình can thiệp tăng cường cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý tại cộng đồng ................................................................................................... 19 Bảng 1.2. Một số thông tin hành chính và cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................................... 35 Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản về 2 huyện nghiên cứu ........................... 39 Bảng 2.2. Số lượng cơ sở bán lẻ được chọn tham gia nghiên cứu .................. 41 Bảng 2.3. Số lượng khách hàng được chọn tham gia nghiên cứu .................. 42 Bảng 2.4. Các nhóm chỉ số chính trong nghiên cứu định lượng ..................... 47 Bảng 2.5. Tổng hợp các kỹ thuật thu thập thông tin trong nghiên cứu .......... 53 Bảng 3.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân theo loại hình tại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 62 Bảng 3.2. Thông tin chung về người phụ trách chuyên môn của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân ............................................................................................... 63 Bảng 3.3. Thông tin chung về người bán lẻ thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân ................................................................................................................. 63 Bảng 3.4. Thông tin chung về khách hàng mua thuốc .................................... 64 Bảng 3.5. Tiến độ đạt GPP của các cơ sở bán lẻ tại địa bàn nghiên cứu năm 2012 ................................................................................................................. 64 Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của người bán lẻ thuốc ................................ 65 Bảng 3.7. Thực trạng đạt một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế của các các cơ sở bán lẻ tại địa bàn nghiên cứu năm 2012 ................................................ 68 Bảng 3.8. Thực trạng đạt tiêu chuẩn diện tích của các cơ sở bán lẻ ............... 68 Bảng 3.9. Thực trạng đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường của các cơ sở bán lẻ thuốc ............................................................................... 69 Bảng 3.10. Thực trạng đạt tiêu chuẩn thiết bị bảo quản thuốc ....................... 69 Bảng 3.11. Tỷ lệ một số trang thiết bị cơ bản của các cơ sở bán lẻ thuốc ...... 70 iii Bảng 3.12. Tỷ lệ bảng hiệu đúng quy định của các cơ sở bán lẻ thuốc .......... 70 Bảng 3.13. Sự tuân thủ về sắp xếp vào bảo quản thuốc .................................. 72 Bảng 3.14. Một số thông tin về công tác quản lý hành nghề Dược tư nhân trên địa bàn hai huyện nghiên cứu .......................................................................... 72 Bảng 3.15. Tỷ lệ người bán lẻ trả lời đúng các thuốc phải kê đơn ................. 74 Bảng 3.16. Kiến thức về việc ghi nhãn thuốc khi ra lẻ ................................... 76 Bảng 3.17. Số lượng và loại hình cơ sở bán lẻ tại thời điểm sau can thiệp .... 81 Bảng 3.18. Số lượng và loại hình cơ sở đạt GPP ............................................ 81 Bảng 3.19. Trình độ chuyên môn của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở đạt GPP ......................................................................................................................... 82 Bảng 3.20. Thông tin chung của khách hàng mua thuốc ................................ 82 Bảng 3.21. Thay đổi về tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất và VSMT ............. 83 Bảng 3.22. Thay đổi về tuân thủ các tiêu chuẩn về trang thiết bị ................... 83 Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với tuân thủ tiêu chuẩn thực hành ghi nhãn khi ra lẻ ............................................................................................................ 84 Bảng 3.24. Thay đổi về tuân thủ thực hành sắp xếp bảo quản thuốc ............. 85 Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức của người bán lẻ về các nội dung cần tư vấn cho khách hàng ..................................................................... 87 Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp lên thực hành tư vấn của người bán lẻ cho khách hàng mua thuốc ............................................................................................... 87 iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tự cập nhật nâng cao kiến thức của người bán lẻ qua các nguồn thông tin................................................................................................ 66 Biểu đồ 3.2. Nguồn tra cứu thông tin thuốc của người bán lẻ ........................ 67 Biểu đồ 3.3. Tuân thủ về hồ sơ sổ sách của cơ sở bán lẻ ................................ 71 Biểu đồ 3.4. Thực hành bán thuốc kê đơn của các cơ sở bán lẻ ..................... 75 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thuốc ra lẻ không được ghi nhãn phù hợp ......................... 77 Biểu đồ 3.6. Kiến thức về các nội dung tư vấn cho khách hàng ..................... 78 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người bán lẻ tư vấn đúng về thời điểm uống thuốc so với bữa ăn ..................................................................................................................... 79 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bán lẻ tư vấn đúng về cách uống thuốc .................. 79 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đạt trong thực hành xử trí một số tình huống khẩn cấp .... 80 Biểu đồ 3.10. Hiệu quả can thiệp lên thực hành bán thuốc theo đơn ............. 86 Biểu đồ 3.11. Mức độ hữu ích và đề xuất duy trì các hoạt động can thiệp .... 88 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Số lượng nhà thuốc bình quân trên 1,000 người ở các nước Châu Âu, năm 2005 ........................................................................................................... 8 Hình 1.2. Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc giai đoạn 2011-2014 .. 11 Hình 1.3. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ................................................ 34 Hình 1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu ..................................................... 36 Hình 2.1. Sơ đồ về mối liên hệ giữa mục tiêu nghiên cứu, các nhóm chỉ số, và kỹ thuật thu thập thông tin trong nghiên cứu .................................................. 45 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp ................................................ 59 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Cùng với sự chuyển dịch về mô hình bệnh tật và sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng mặt hàng thuốc cũng như chi phí tiền thuốc hàng năm trên thế giới tăng lên nhanh chóng [56]. Mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam phát triển khá mạnh và rộng khắp trên toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa giúp cho người dân có thể tiếp cận được thuốc một cách dễ dàng [7]. Số lượng các cơ sở bán lẻ cũng có sự gia tăng nhanh chóng từ 36.958 cơ sở (năm 2006) lên 39.172 cơ sở bán lẻ ( ... trên địa bàn huyện (TTYT, TYT xã) Phối hợp với Sở y tế trong thẩm định cơ sở mới Tăng cường cung cấp thông tin về văn bản pháp qui cho các cơ sở YDTN Phát triển giao ban, báo cáo Xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành (huy động vai trò của các ban ngành)? 2. Những sự thay đổi trong hoạt động quản lý của Phòng y tế nêu trên chịu tác động bởi những yếu tố nào? Do tác động từ các can thiệp của Dự án? Do yêu cầu của Sở y tế? Do yêu cầu của UBND huyện? Do Phòng nhận thấy quản lý YDTN là vấn đề cần thiết? 3. Trong thời gian tới, UBND huyện có định hướng gì đối với công tác quản lý hành nghề YDTN trên địa bàn không? Nếu có, đó là gì? Xác định quản lý YDTN là vấn đề ưu tiên của Sở? Xây dựng chiến lược quản lý? Định hướng về nhân sự tham gia quản lý? 4. Theo Anh/Chị, ý thức của người hành nghề về chấp hành các qui định nhà nước về hành nghề dược tư nhân có được nâng lên sau những hoạt động can thiệp trên địa bàn không? 5. Cụ thể sự thay đổi được thể hiện như thế nào? 159 Sự tuân thủ điều kiện hành nghề (có CC, có phép hoạt động). Sự tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất-TTB, nhân lực, về hoạt động chuyên môn. Sự tuân thủ về phạm vi hành nghề. Sự tham gia các hoạt động tập huấn, giao ban 6. Theo Anh/Chị, chất lượng dịch vụ của các cơ sở hành nghề YDTN có tăng lên so với trước khi có can thiệp không? Nêu cụ thể? Giảm bán thuốc cận hạn/quá hạn Bán thuốc theo đơn Ghi nhãn, ra lẻ 7. Theo Anh/Chị, các hoạt động can thiệp trực tiếp lên người bán lẻ tư nhân (giám sát nhắc nhở, tăng cường kiến thức, cung cấp thông tin) có tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý của UBND/Phòng y tế hơn so với trước không? Nêu cụ thể? Bên cạnh thuận lợi thì khó khăn đối với từng hoạt động can thiệp là gì? o Về chính sách o Về cơ chế phối hợp o Về nhân lực o Về nguồn lực o Về ý thức của người hành nghề Biện pháp khắc phục như thế nào? 8. Theo Anh/Chị việc tiếp tục duy trì các hoạt động can thiệp về YDTN khi không còn sự hỗ trợ của Dự án thì có thực hiện được hay không? Nếu có thì hoạt động nào (giám sát, báo cáo, giao ban, tập huấn) có thể duy trì được? Hình thức triển khai nên như thế nào? Nếu không thì UBND/Phòng y tế có giải pháp gì để quản lý tốt hơn hoạt động của các cơ sở hành nghề YDTN? 160 9. Xin Anh/Chị cho biết, từ góc độ thực hiện thì bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động can thiệp này là gì? Tổ chức triển khai Nội dung can thiệp Xin cảm ơn anh chị! 161 HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM (Người bán lẻ thuốc tư nhân) A. Thông tin chung: Thời gian: Ngày .././.. bắt đầu: . h.... Kết thúc:.....h......... Người chủ trì thảo luận:Thư ký:. Địa điểm thảo luận: ................................................................................. Thành phần tham dự: STT Họ và tên Ghi chú thông tin B. Nội dung trao đổi I. Thảo luận TCT 1. Thông tin về tình hình hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc a. Các hình thức kinh doanh bán lẻ thuốc tại địa phương? Mật độ các cơ sở bán lẻ thuốc? Khả năng tiếp cận của người dân đến các cơ sở bán lẻ thuốc như thế nào? Khách hàng đến mua thuốc chủ yếu là ai? (dân sống lân cận, người nghèo hay người có tiền, có hay không có thẻ BHYT) b. Các mặt hàng thuốc kinh doanh có đa dạng không? (thuốc ngoại, thuốc nội, thuốc thông thường, biệt dược) 2. Tình hình tuân thủ các quy định hiện hành a. Anh chị có nắm được các quy định hiện hành đối với hoạt độngbán lẻ thuốc không? Nếu có, anh chị nắm được thông tin này từ nguồn nào? b. Theo Anh chị, các cơ sở bán lẻ thuốc đã thực hiện tốt các quy định hiện hành đối với hoạt động của cơ sở mình chưa? Nếu có, cụ thể như thế nào? Nếu chưa, tại sao c. Trong việc thực hiện các quy định hiện hành, anh chị có gặp khó khăn, vướng mắc gì không? Nếu có, là những vướng mắc gì? Tại sao? 162 d. Anh chị có ý kiến như thế nào về việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành nhà thuốc tốt (GPP)? Anh chị có biết quy định về lộ trình thực hiện tiêu chuẩn GPP không? Theo anh chị lộ trình này có phù hợp không? Nếu không, tại sao? e. Trong số các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn, số các cơ sở đạt GPP có nhiều không? Đối với cơ sở bán lẻ, việc thực hiện GPP có những thuận lợi và khó khăn gì? Có lợi ích gì từ việc đạt GPP f. Có tồn tại các cơ sở bán lẻ thuốc không đăng ký không? Nếu có thuộc đối tượng nào? Lý do tại sao không đăng ký? 3. Tình hình bán thuốc theo đơn a. Trong số khách hàng đến mua thuốc tại cửa hàng, số người mua thuốc theo đơn có nhiều không?tỷ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm? Các thuốc mua theo đơn thường là thuốc gì?Cửa hàng có sẵn các mặt hàng thuốc này không? Tình trạng không có thuốc như đơn bác sỹ kê có nhiều không? Nếu có, thường là nhóm thuốc nào? b. Trong trường hợp khách hàng đến hỏi mua thuốc kê đơn thì anh chị xử lý thế nào? 4. Đảm bảo chất lượng thuốc a. Anh chị có chú trọng vấn đề chất lượng thuốc không? Cụ thể, để đảm bảo chất lượng thuốc bán tại cơ sở mình, anh chị đã có những biện pháp gì? (mua thuốc của những cơ sở uy tín, chú ý khâu kiểm nhập, điều kiện trang thiết bị bảo quản thuốc) b. Anh chị có gặp tình trạng thuốc hết hạn, cận hạn không? Nếu gặp, anh chị xử lý thế nào? Khách hàng có quan tâm đến hạn dùng khi mua thuốc không? 163 c. Anh chị có nhận được thông tin về thuốc đình chỉ lưu hành không? Nếu có, từ cơ quan nào? Khi nhận được thông báo anh chị thường xử lý như thế nào? d. Trong thực tế hành nghề, Anh chị có gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng thuốc cung ứng cho bệnh nhân không? Nếu có, là khó khăn gì? Tháo gỡ ra sao? 5. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý a. Khi bán thuốc, anh chị có quan tâm việc tư vấn cho khách hàng về sử dụng thuốc và những lưu ý khi sử dụng thuốc không? Anh chị có gặp khó khăn gì trong việc tư vấn cho khách hàng không? b. Việc thực hiện quy định về bao bì ra lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ như thế nào? Thông thường trên bao bì ra lẻ có ghi những thông tin gì? Có khó khăn gì trong việc thực hiện quy định này không? c. Trường hợp khách hàng đến cửa hàng phản ánh về tác dụng phụ hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc có nhiều không? Khi gặp trường hợp đó, anh chị xử lý như thế nào? d. Anh chị có thường được tập huấn không? Do ai tổ chức? Về nội dung gì? e. Để tăng chất lượng hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc của mình, Anh chị thấy có cần được đào tạo, nâng cao kiến thức về vấn đề gì? HÌnh thức tổ chức như thế nào? 6. Niêm yết giá thuốc a. Cơ sở bán lẻ có thực hiện quy định niêm yết giá thuốc đầy đủ không? Nếu không, tại sao? Có gặp vướng mắc gì không? b. Mặt bằng giá thuốc bán lẻ như thế nào? có chênh lệch nhiều giữa các cơ sở không? Mức thặng dư bán lẻ thông thường dao động như thế nào? c. Xin anh, chị cho biết ý kiến về công tác quản lý nhà nước về giá thuốc hiện nay đã phù hợp, hiệu quả chưa? Nếu chưa, tại sao? Theo anh chị, việc quản 164 lý giá thuốc nên được thực hiện như thế nào và vai trò của Bộ Y tế nên như thế nào? 7. Khả năng tham gia của các cơ sở bán lẻ thuốc trong các hoạt động CSSK ban đầu tại cộng đồng a. Thực trạng tham gia của các cơ sở bán lẻ thuốc trong các hoạt động CSSK ban đầu tại cộng đồng: có không? Hình thức nào? kết quả đạt được như thế nào? b. Theo anh chị, ngoài việc bán thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc có thể tham gia các hoạt động CSSK ban đầu tại cộng đồng như thế nào? c. Những điều kiện cần thiết để các cơ sở bán lẻ thuốc có thể tham gia các hoạt động CSSK ban đầu tại cộng đồng d. Theo anh chị, để nâng cao chất lượng hoạt động bán lẻ thuốc cần chú trọng những vấn đề gì? Giải pháp cụ thể ra sao? II. Thảo luận SCT 1. Xin Anh/Chị cho biết các hoạt động quản lý hành nghề YDTN trên địa bàn từ 2013 tới nay có thay đổi so với thời điểm năm 2012 về trước không? Nếu có, cụ thể thay đổi như thế nào? 2. Anh chị có ý kiến như thế nào về việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) của cơ sở anh chị cũng như các cơ sở bán lẻ khác mà anh chị biết? Sự thay đổi so với thời điểm năm 2012 về trước? 3. Xin Anh/chị cho biết trong thời gian các hoạt động can thiệp diễn ra trên địa bàn huyện, Anh/Chị có được tham gia tập huấn chuyên môn không? 4. Theo Anh/chị, nội dung tập huấn có hữu ích không? Nếu có thì hữu ích ở góc độ nào? 5. Anh/chị có gặp khó khăn khi tham gia tập huấn không? 6. Theo Anh/Chị, các hoạt động can thiệp có tạo thuận lợi cho hoạt động của Anh/Chị hay không? Nêu cụ thể các điểm thuận lợi, bất cập? 165 7. Theo Anh/chị nên tiếp tục duy trì hoạt động tập huấn chuyên môn này không? 8. Nếu có, các anh chị có đề xuất gì để tăng hiệu quả hoạt động tập huấn không? Xin cảm ơn anh/chị! 166 PHỤ LỤC 3: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỖ TRỢ BẢNG KIỂM Giám sát hỗ trợ hoạt động hành nghề Dược tư nhân (Xây dựng dựa trên nội dung của Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Thông tư 02/2007/TT-BYT; Thông tư 46/2011/TT-BYT) Giới thiệu mục đích giám sát: Ngày ..//.., Ủy ban nhân dân huyện . ban hành Quyết định số .. phê duyệt “Kế hoạch kiểm tra, giám sát hành nghề y, dược tư nhân năm 2013”. Trên cơ sở đó, Phòng y tế triển khai hoạt động giám sát tới các cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân trên địa bàn huyện. Hoạt động giám sát sẽ được tiến hành thường xuyên nhằm cung cấp thông tin và nhắc nhở các cơ sở thực hiện các quy định khi tham gia hành nghề. Trong quá trình giám sát, các cơ sở hành nghề có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp, trao đổi thông tin và yêu cầu giải đáp thắc mắc (nếu có) với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Thời gian giám sát: ngày .....tháng .....năm 20... Thành phần tổ giám sát: 1.......................................................................................................................... 2. ..................................................................................................................... 3.......................................................................................................................... 4. Đại diện Trạm Y tế xã, TT:............................................................................. Cơ sở được giám sát: Tên cơ sở: ................................................................; Địa chỉ: ........................... Đại diện: ......................................................; Lần giám sát thứ: ...................... UBND HUYỆN KIM THÀNH PHÒNG Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 167 I. Kết quả giám sát (đánh dấu X vào ô CÓ/KHÔNG tương ứng; CÓ = 1 điểm, KHÔNG = 0 điểm) STT NỘI DUNG CÓ/ ĐẠT/ĐỦ KHÔNG CHÚ THÍCH GHI CHÚ 1 Thủ tục hành chính Bằng cấp chuyên môn Của chủ cơ sở. Hồ sơ của nhân sự khác Bằng cấp chuyên môn Dược phù hợp. Hợp đồng lao động. Chứng chỉ hành nghề Dược Của chủ cơ sở. Đăng ký kinh doanh Của chủ cơ sở. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Của chủ cơ sở. Thời gian hành nghề Là thời gian làm việc tại cơ sở (số giờ/ngày, số ngày/tuần) phù hợp với giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. 2 Cơ sở vật chất & vệ sinh môi trường Phòng, diện tích bảo đảm Diện tích khu trưng bày bảo quản tối thiểu 10m2 Có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc Có khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin với người bán lẻ. Đảm bảo trang thiết bị làm việc - Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ. Tủ, quầy, giá kệ tránh được các ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. - Tủ, quầy, giá kệ tránh được ánh sáng chiếu trực tiếp. - Nhiệt kế 168 STT NỘI DUNG CÓ/ ĐẠT/ĐỦ KHÔNG CHÚ THÍCH GHI CHÚ - Có ghi chép theo dõi nhiệt độ - Ẩm kế - Có ghi chép theo dõi độ ẩm - Quạt thông gió. - Hệ thống chiếu sáng. - Có dụng cụ ra lẻ (dụng cụ đếm thuốc). - Bao bì ra lẻ phù hợp (kín, tránh ẩm, có vị trí để ghi các thông tin về: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng) Bảng hiệu đúng quy định - Tên và địa chỉ của cơ sở bán lẻ. - Họ tên và trình độ chuyên môn của người chủ cơ sở bán lẻ. - Phạm vi kinh doanh: ghi đầy đủ theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. - Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, thời gian hoạt động, số điện thoại, fax (nếu có). Trang phục đúng quy định - Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh. Bảo đảm vệ sinh môi trường - Địa điểm cố định, riêng biệt; thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. 3 Chuyên môn Theo dõi mua thuốc, chứng từ Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn thuốc Hóa đơn mua hàng hợp lệ. 169 STT NỘI DUNG CÓ/ ĐẠT/ĐỦ KHÔNG CHÚ THÍCH GHI CHÚ Kiêm tra xem thuốc có được lưu hành hợp pháp không? (kiểm tra số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu của một số thuốc). Bảo quản thuốc đúng quy định Theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn. Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc Lưu ý đặc biệt với một số nhóm thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 15oC như alphachymotripsin, seratiopeptidasse. Sắp xếp thuốc đúng quy định Có khu vực riêng cho thuốc kê đơn (đối với quầy thuốc và nhà thuốc). Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý. Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn Niêm yết giá đúng quy định Thực hiện niêm yết giá thuốc đúng quy định và bán không cao hơn giá niêm yết. Sổ theo dõi bán thuốc theo đơn Kiểm tra. Thuốc quá hạn Kiểm tra Thực hiện bán thuốc theo đơn Hỏi và đối chiếu với số theo dõi bán thuốc theo đơn (nếu có). Phạm vi hành nghề đúng quy định Kiểm tra tùy theo loại hình kinh doanh thuốc: 1. Đại lý bán thuốc: được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các thuốc kê đơn) 170 STT NỘI DUNG CÓ/ ĐẠT/ĐỦ KHÔNG CHÚ THÍCH GHI CHÚ 2. Quầy thuốc: chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn. Quầy thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm. 3. Nhà thuốc: chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn. Nhà thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm; pha chế thuốc theo đơn. Thông tin trên bao bì bán lẻ thuốc Tên thuốc, dạng bào chế. Nồng độ, hàm lượng. Đường dùng, số lần đưa thuốc/ngày. Gói tất cả các loại thuốc chia theo từng lần uống 4 Tham gia hoạt động y tế tại địa phương Tham gia hoạt động giao ban Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ theo qui định Tham gia các lớp tập huấn Tham gia phòng chống dịch bệnh Tham gia các chương trình y tế tại địa phương TỔNG ĐIỂM (tối đa 50 điểm) 171 II. Kết luận III. Đề nghị IV. Ý kiến của cơ sở được giám sát Kết quả giám sát được ghi thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau và được xác nhận bởi đại diện tổ giám sát và cơ sở hành nghề và đại diện Trạm Y tế xã, thị trấn. Kết quả giám sát được giao cho mỗi bên giữ một bản làm cơ sở cho lần giám sát tiếp theo./. Đại diện cơ sở hành nghề (Ký, ghi rõ họ tên) Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Địa diện Trạm Y tế (Ký, ghi rõ họ tên) Đại diện tổ giám sát (Ký, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- luan_an_thuc_trang_cung_ung_thuoc_cua_cac_co_so_ban_le_thuoc.pdf
- Tóm tắt luận án Tiếng Anh - Hoàng Thu Thủy.pdf
- Tóm tắt luận án Tiếng Việt - Hoàng Thu Thủy.pdf