Luận án Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai châu, Kim bôi tỉnh Hòa bình (2013 - 2015)
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 ước tính vẫn còn 2,4 tỷ người, tương đương với 1/3 dân số thế giới thiếu khả năng tiếp cận với điều kiện vệ sinh được cải thiện; và 946 triệu người vẫn thực hành đi tiêu bừa bãi (chiếm 13% dân số thế giới); 90% trong số đó sống ở khu vực nông thôn, tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á [1], [2]. Cũng chỉ có khoảng 45% dân số tại các nước có thu nhập trung bình và thấp sống trong cộng đồng có mức bao phủ nhà tiêu đạt 75% trở lên và 24% dân số sống trong cộng đồng với mức bao phủ nhà tiêu trên 95% [3].
Điều kiện vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, góp phần làm gia tăng bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, giun sán đặc biệt là ở trẻ em, đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Ngược lại, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc sống văn minh. Ước tính mỗi 1 USD đầu tư để đáp ứng mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nước và vệ sinh ở các nước đang phát triển sẽ mang lại ít nhất từ 5-12 USD. Đóng góp chính cho lợi ích kinh tế là tiết kiệm thời gian liên quan đến việc tiếp cận tốt hơn các dịch vụ vệ sinh và nước (chiếm 80%), bên cạnh đó là việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do ít bệnh tật hơn và ngăn ngừa tử vong [4]. Nhận thức được tầm quan trọng việc của đảm bảo nhà tiêu hợp vệ sinh, từ năm 2013 Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 19/11 hàng năm là Ngày nhà tiêu thế giới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai châu, Kim bôi tỉnh Hòa bình (2013 - 2015)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y DƯƠNG CHÍ NAM THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TIẾP THỊ XÃ HỘI TẠI HUYỆN MAI CHÂU, KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH (2013-2015) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y DƯƠNG CHÍ NAM THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TIẾP THỊ XÃ HỘI TẠI HUYỆN MAI CHÂU, KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH (2013-2015) Chuyên ngành : Quản lý y tế Mã số : 9 72 08 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Châu 2. PGS.TS. Trần Đắc Phu HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Dương Chí Nam MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các sơ đồ Danh mục các ảnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá) CHCs Community Health Clubs (Câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng) CHTI Cửa hàng tiện ích CLTS Community-Led Total Sanitation (Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ) DALYs Disability Adjusted Life Years (Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HGĐ Hộ gia đình HVS Hợp vệ sinh PAOT Participatory Action Oriented Training (Giáo dục hành động) PHAST Participatory Hygiene and Sanitation Transformation (Giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân có sự tham gia của cộng đồng) PVS Phỏng vấn sâu SCT Sau can thiệp SD&BQ Sử dụng và bảo quản SL Số lượng TCT Trước can thiệp TC, CĐ, ĐH Trung cấp, Cao đẳng, Đại học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLN Thảo luận nhóm TTVS Tiếp thị vệ sinh TTYT Trung tâm y tế TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) VSMT Vệ sinh môi trường WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XD Xây dựng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Bảng phân tích SWOT trong thực trạng quản lý an toàn phân người và khuynh hướng tiếp cận chuỗi cung cầu vệ sinh môi trường 36 2.1 Số lượng thôn được lựa chọn phỏng vấn 40 2.2 Số lượng hộ gia đình được điều tra tại mỗi xã 42 2.3 Đối tượng và cỡ mẫu phỏng vấn sâu 43 2.4 Đối tượng và cỡ mẫu thảo luận nhóm 44 2.5 Tên và số lượng bộ công cụ nghiên cứu 47 3.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 62 3.2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 62 3.3 Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu 63 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 63 3.5 Thông tin nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu 64 3.6 Thông tin điều kiện kinh tế hộ gia đình 64 3.7 Thông tin về các tiện nghi trong hộ gia đình 65 3.8 Cơ cấu nhà tiêu của hộ gia đình có sở hữu nhà tiêu riêng 66 3.9 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng tại hộ gia đình có nhà tiêu 68 3.10 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình có nhà tiêu 69 3.11 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình có nhà tiêu 71 3.12 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 71 3.13 Mối liên quan giữa dân tộc của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 72 3.14 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 72 3.15 Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 73 3.16 Mối liên quan giữa thói quen sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 73 3.17 Mối liên quan giữa sự sẵn có thợ xây với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 74 3.18 Mối liên quan giữa sự sẵn có cửa hàng bán thiết bị vệ sinh với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 74 3.19 Mối liên quan giữa đặc điểm địa lý, địa hình với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 75 3.20 Mối liên quan giữa tâm lý trông chờ của người dân với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 75 3.21 Mối liên quan giữa truyền thông, vận động với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 76 3.22 Danh sách và chi phí sản phẩm, vật liệu để xây nhà tiêu tại các cửa hàng bán lẻ 80 3.23 Chi phí các loại nhà tiêu 81 3.24 Các sản phẩm tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 85 3.25 Kết quả thúc đẩy tạo chuỗi cung cầu nhà tiêu hợp vệ sinh 86 3.26 Danh sách các cửa hàng tiện ích được thành lập trong thời gian can thiệp 88 3.27 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về những bệnh do tiếp xúc phân người gây ra 90 3.28 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về những bệnh có thể tránh được khi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 91 3.29 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về hiểu biết các loại nhà tiêu 91 3.30 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về hiểu biết các loại nhà tiêu hợp vệ sinh 92 3.31 Hiệu quả thay đổi sở thích của người dân về lựa chọn nhà tiêu 92 3.32 Hiệu quả thay đổi về quyết định lựa chọn của người dân về lựa chọn nhà tiêu 93 3.33 Hiệu quả thay đổi về độ bao phủ nhà tiêu trước và sau can thiệp 94 3.34 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu trước và sau can thiệp 94 3.35 Hiệu quả thay đổi về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng và bảo quản trước và sau can thiệp 95 3.36 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng 96 3.37 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản 96 3.38 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng, bảo quản và sử dụng 97 4.1 So sánh kết quả tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh qua các nghiên cứu 102 4.2 Các điều kiện cần thiết để làm nên một cửa hàng tiện ích thành công 124 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Thực trạng nhà tiêu hiện có tại hộ gia đình 65 3.2 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về xây dựng tại hộ gia đình 67 3.3 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình 69 3.4 Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình 70 3.5 Số hàng bán của cửa hàng tiện ích trong thời gian can thiệp 89 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Sơ đồ đường lây truyền bệnh từ phân người 7 2.1 Các giải pháp phát triển mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích 52 2.2 Tiêu chuẩn phân loại và đánh giá nhà tiêu đạt hợp vệ sinh 56 2.3 Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu 61 DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang 1 Hình ảnh nhà tiêu cầu 192 2 Hình ảnh nhà tiêu hố đào đơn giản 192 3 Hình ảnh nhà tiêu một ngăn 193 4 Hình ảnh nhà tiêu hai ngăn 194 5 Hình ảnh bệ xí bệt của nhà tiêu thấm dội 195 6 Hình ảnh nhà tiêu tự hoại 196 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 ước tính vẫn còn 2,4 tỷ người, tương đương với 1/3 dân số thế giới thiếu khả năng tiếp cận với điều kiện vệ sinh được cải thiện; và 946 triệu người vẫn thực hành đi tiêu bừa bãi (chiếm 13% dân số thế giới); 90% trong số đó sống ở khu vực nông thôn, tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á [1], [2]. Cũng chỉ có khoảng 45% dân số tại các nước có thu nhập trung bình và thấp sống trong cộng đồng có mức bao phủ nhà tiêu đạt 75% trở lên và 24% dân số sống trong cộng đồng với mức bao phủ nhà tiêu trên 95% [3]. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, góp phần làm gia tăng bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, giun sán đặc biệt là ở trẻ em, đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Ngược lại, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc sống văn minh. Ước tính mỗi 1 USD đầu tư để đáp ứng mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nước và vệ sinh ở các nước đang phát triển sẽ mang lại ít nhất từ 5-12 USD. Đóng góp chính cho lợi ích kinh tế là tiết kiệm thời gian liên quan đến việc tiếp cận tốt hơn các dịch vụ vệ sinh và nước (chiếm 80%), bên cạnh đó là việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do ít bệnh tật hơn và ngăn ngừa tử vong [4]. Nhận thức được tầm quan trọng việc của đảm bảo nhà tiêu hợp vệ sinh, từ năm 2013 Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 19/11 hàng năm là Ngày nhà tiêu thế giới. Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều chương trình và dự án của Chính phủ cũng như tài trợ từ các tổ chức và cá nhân nhằm gia tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh khu vực nông thôn. Mặc dù kết quả đánh giá đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của các giải pháp can thiệp tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn những tồn tại nhất định, đặc biệt là khó khăn trong việc duy trì bền vững và nhân rộng mô hình. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2015 mới chỉ đạt 65%, tương đương với khoảng 20 triệu người dân nông thôn chưa tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh và 5 triệu người vẫn còn tình trạng phóng uế bừa bãi [5]. Tiếp thị xã hội ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong thực hành y tế công cộng như tiếp thị xã hội về tiêm chủng mở rộng, tiếp thị xã hội bao cao su,v.v... Phương pháp này dựa trên nguyên lý cơ bản của tiếp thị thương mại, tác động đến cộng đồng cụ thể là các nhóm đối tượng đích nhằm thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho sức khỏe nói riêng và cho xã hội nói chung. Hay nói khác là mang đến cho người dân “sản phẩm sức khoẻ” phù hợp, thoả mãn nhu cầu của chính họ [6]. Trong giai đoạn từ 2003-2006, một số hoạt động tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh nông thôn đã được thí điểm tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam và bước đầu đã cho thấy đây là một cách tiếp cận hiệu quả, bền vững nhằm tăng độ bao phủ tiếp cận vệ sinh nông thôn [7]. Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở Tây Bắc Việt Nam, có nhiều dân tộc sinh sống và tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (khoảng 50% vào năm 2013) [8]. Mặc dù trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã triển khai các can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh nhưng chủ yếu tập trung ở hoạt động tuyên truyền, vận động, và/hoặc hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng nhà tiêu mà chưa can thiệp toàn diện vào nhóm cung ứng dịch vụ vệ sinh đặc biệt là nhóm thợ xây dựng và cửa hàng bán vật liệu/cấu kiện vệ sinh. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh? Giải pháp can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh có vai trò như thế nào trong việc tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hòa Bình? Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai Châu, Kim Bôi tỉnh Hoà Bình (2013-2015)” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng huyện Mai Châu và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2014. 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng huyện Mai Châu và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2015. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Ảnh hưởng của phân người tới môi trường, kinh tế, xã hội, sức khoẻ 1.1.1. Ảnh hưởng của phân người tới môi trường, kinh tế và xã hội Đại tiện là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người. Trung bình số lượng phân được thải ra ngoài là khoảng 29g/người/ngày đối với phân khô và 128g/người/ngày đối với phân ướt, trẻ em từ 1-4 tuổi là 85g/người/ngày [9]. Nhìn chung, các quan điểm thường chấp nhận rằng ở người lớn số lần đại tiện dao động giữa tối thiểu ba lần mỗi tuần đến tối đa ba lần mỗi ngày [10]. Với trẻ em dưới 2 tuổi và khoẻ mạnh thì số lần đại tiện trung bình từ 1-2 lần/ngày [11]. Quản lý phân người không tốt sẽ gây ra các hậu quả xấu đến môi trường. Sản phẩm bài tiết của người có thể làm ô nhiễm các nguồn nước ngầm, nước mặt như hồ, sông. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào nước thải và thực hành xử lý nước thải, yếu tố khí hậu, dân số và mật độ dân cư [12]. Một phân tích tổng hợp ở 31 tỉnh của Trung Quốc cho thấy trong năm 2014, lượng nitơ thải ra từ phân người ở khu vực nông thôn là 2.118 triệu kg mỗi năm (1.219-31.409) cao hơn so với ở khu vực thành thị là 1.485 triệu kg (626-2.495) [13]. Phân người là một trong những thành phần thiết yếu của dòng chảy vật chất và năng lượng của hệ sinh thái. Đưa chúng ra khỏi chu kỳ tự nhiên, hoặc vận chuyển đến môi trường không phù hợp ở dạng hóa học không phù hợp gây ra nhiều vấn đề môi trường trong thời gian dài và làm đảo lộn chu trình tự nhiên của carbon, nitơ, phốt pho và nước [14]. Một nghiên cứu tại 108 quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy 109 kg phốt pho, nitơ và BOD (Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) được thải vào môi trường do các chất thải bài tiết của con người (phân và nước tiểu). Trong khi đó, với điều kiện như hiện tại chỉ có thể loại bỏ được khoảng 22% BOD, 11% nitơ, 17% phốt pho và 35% Coliforms [15]. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam mất khoảng 9 tỷ USD mỗi năm vì vệ sinh kém (dựa trên giá năm 2005). Tương đương với khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội, thay đổi từ 1,3% ở Việt Nam, 1,5% ở Philippines, 2,3% ở Indonesia, 7,2% ở Campuchia. Tác động kinh tế hàng năm là xấp xỉ 6,3 tỷ USD ở Indonesia, 1,4 tỷ USD ở Philippines, 780 triệu USD ở Việt Nam và 450 USD triệu ở Campuchia [16]. Năm 2006, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã mất khoảng 193 triệu USD do ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh kém, tương đương khoảng 5,6% GDP [17]. Tại Bangladesh, chỉ tính riêng chi phí điều trị cho bệnh tiêu chảy trong năm 2015 đã lên 72,02 triệu USD, tương đương với khoảng 4,58% GDP [18]. Tại Việt Nam, thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém gây ra hàng năm lên tới 780 triệu USD, tương đương 9,26 USD/người và 1,3% GDP [5]. Ngược lại, điều kiện vệ sinh được cải thiện cùng với sử dụng nước an toàn và thực hành vệ sinh cá nhân tốt là yếu tố cơ bản cho sức khỏe và cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, cải thiện cung cấp nước và vệ sinh cũng sẽ mang lại sự thoải mái, an toàn, địa vị, sự tự hào và tiện lợi đồng thời có tác động lớn hơn đến môi trường sống [19]. Theo tài liệu tổng quan về vệ sinh quốc tế năm 2008, cải thiện vệ sinh là bước đầu tiên tạo ra môi trường cho việc ... g cấp dịch vụ cho HGĐ không? Nếu có, thường giới thiệu loại nào? Tại sao? Đánh giá như thế nào về nhu cầu xây dựng nhà tiêu của người dân trên địa bàn? Có những khó khăn gì khiến cho người dân không xây nhà tiêu? Đã tham gia lớp đào tạo về kỹ thuật xây dựng nhà tiêu HVS hoặc tiếp thị nào chưa? Nếu có thì học ở đâu? Nếu chưa thì có muốn được tập huấn không? Tại sao? Trung ương và địa phương đã có những chính sách hoặc quyết định gì hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh? Nếu chưa có vì sao? Nếu đã có thì hiệu quả của các chính sách/quyết định đó như thế nào? Có dự án/chương trình nào khuyến khích hỗ trợ việc tăng tỷ lệ nhà tiêu HVS không? Nếu có, xin hãy kể tên. Có chính sách nào của trung ương và địa phương hỗ trợ và khuyến khích việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu HVS không? Đã bao giờ phối hợp với các đơn vị cung cấp sản phẩm chưa? (Nếu có) thì đã phối hợp để làm gì? Việc kết hợp để vận động nhiều gia đình xây nhà tiêu hơn có cần thiết không? Tại sao? Để phát triển thị trường vệ sinh tại địa phương nên phải làm gì? Mong muốn ở chính quyền, ban ngành, đoàn thể để thị trường vệ sinh phát triển và tăng được tỷ lệ HGD sử dụng nhà tiêu HVS? Trân trọng cảm ơn! 3.5. Khung hướng dẫn PVS/TLN HGĐ có nhà tiêu HVS I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Tỉnh, huyện, xã, thôn II. Nội dung Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu/nhà tiêu HVS? Loại nhà tiêu đang sử dụng tại hộ gia đình? Thời gian xây nhà tiêu hiện nay? Ai xây cho/thuê ai xây? Tiền xây nhà tiêu từ đâu? Ai vận động gia đình xây nhà tiêu lúc đó? Việc xây nhà tiêu đó có những thuận lợi và khó khăn gì? Trong thời gian tới gia đình có nhu cầu cải tạo/xây mới nhà tiêu không? Nếu không, tại sao? Nếu có, loại nhà tiêu muốn cải tạo/xây mới? Tại sao? Giá để cải tạo/xây dựng là bao nhiêu thì phù hợp? Loại vật liệu nào muốn dùng để xây dựng (tấm lợp, gạch, sắt thép, xi măng, loại cấu kiện vệ sinh nào)? Việc xây dựng nhà tiêu tại các hộ gia đình gặp những thuận lợi và khó khăn gì? (sẵn có cửa hàng cung cấp VLXD, thợ xây, các chính sách, điều kiện địa lý, kinh tế, thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân,.)? Tại sao? Tại địa phương hiện có những hoạt động tiếp thị vệ sinh (quảng bá, giới thiệu vật liệu xây dựng, cấu kiện vệ sinh) gì? Ai thực hiện việc tiếp thị đó (người bán hàng, thợ xây hoặc các chương trình/dự án, tên chương trình dự án)? Những hoạt động tiếp thị vệ sinh đó có cần thiết không? Tại sao? Làm thế nào để những gia đình chưa có nhà tiêu HVS có nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu? Trân trọng cảm ơn! 3.6. Khung hướng dẫn PVS/TLN HGĐ chưa có nhà tiêu/có NT chưa HVS I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Tỉnh, huyện, xã, thôn II. Nội dung Ảnh hưởng của việc phóng uế bừa bãi đến sức khỏe, giáo dục, môi trường, xã hội, kinh tế và du lịch,? Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu/nhà tiêu HVS? Đã có ai nói về việc cần phải xây nhà vệ sinh cho gia đình chưa? Nếu có, họ là ai? Lý do nào khiến gia đình hiện vẫn chưa có nhà tiêu? Gia đình thường đi vệ sinh ở đâu? Đã bao giờ được nghe nói đến hoạt động tiếp thị vệ sinh (quảng bá, giới thiệu vật liệu xây dựng, cấu kiện vệ sinh) chưa? Nếu có, đã được nghe nói đến những thông tin gì? Từ ai? Gia đình có nhu cầu xây dựng nhà tiêu không? Nếu không, tại sao? Nếu có, loại nhà tiêu muốn xây dựng? Tại sao? Giá để xây dựng là bao nhiêu thì phù hợp? Gia đình có sẵn tiền mặt để chi trả cho việc xây dựng nhà tiêu hay không? Nếu đi vay thì lấy tiền từ đâu để trả nợ? Việc xây dựng nhà tiêu tại các hộ gia đình gặp những thuận lợi và khó khăn gì? (sẵn có cửa hàng cung cấp VLXD, thợ xây, các chính sách, điều kiện địa lý, kinh tế, thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân,.)? Tại sao? Tại địa phương hiện có những hoạt động tiếp thị vệ sinh (quảng bá, giới thiệu vật liệu xây dựng, cấu kiện vệ sinh) gì? Ai thực hiện việc tiếp thị đó (người bán hàng, thợ xây hoặc các chương trình/dự án, tên chương trình dự án)? Những hoạt động tiếp thị vệ sinh đó có cần thiết không? Tại sao? Làm thế nào để những gia đình chưa có nhà tiêu HVS có nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu? Trân trọng cảm ơn! Phụ lục 4: Khung hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cuối kỳ 4.1. Khung hướng dẫn PVS lãnh đạo TYTDP tỉnh/TTYT huyện/TYT xã I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Nơi công tác, vị trí công tác Người phỏng vấn, ngày phỏng vấn. II. Nội dung Đặc điểm chính về tình hình nhà tiêu và các bệnh liên quan của địa phương? Sự thay đổi trong thời gian gần đây? Tại sao? Mô tả quá trình triển khai thực hiện dự án tại địa phương? Các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông mà dự án đã triển khai áp dụng tại địa phương? Hình thức truyền thông nào có hiệu quả nhất? Tại sao? Hoạt động tiếp thị vệ sinh tại địa phương được triển khai như thế nào? Những điểm yếu và điểm mạnh của hoạt động tiếp thị vệ sinh đã triển khai tại địa phương? Hiệu quả? Kết quả chính đã đạt được qua các hoạt động can thiệp của dự án? Chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm đối tượng đích như thế nào sau can thiệp? Đánh giá chung về hiệu quả dự án? Hiệu quả cụ thể của dự án được thể hiện như thế nào? Bài học kinh nghiệm? Những khó khăn, trở ngại khi triển khai thực hiện dự án là gì? Các biện pháp khắc phục đã thực hiện? Anh/chị đánh giá về tính bền vững của các hoạt động can thiệp của dự án? Các đề xuất và khuyến nghị của anh/chị để duy trì các hoạt động can thiệp của dự án? Trân trọng cảm ơn! 4.2. Khung hướng dẫn thảo luận nhóm cán bộ xã, thôn I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Nơi công tác, vị trí công tác Người phỏng vấn, ngày phỏng vấn. II. Nội dung Quá trình triển khai thực hiện dự án tại địa phương? Các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông mà dự án đã triển khai áp dụng tại địa phương? Hình thức truyền thông nào có hiệu quả nhất? Tại sao? Hoạt động tiếp thị vệ sinh tại địa phương được triển khai như thế nào? Những điểm yếu và điểm mạnh của hoạt động tiếp thị vệ sinh đã triển khai tại địa phương? Hiệu quả? Kết quả chính đã đạt được qua các hoạt động can thiệp của dự án? Chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm đối tượng đích như thế nào sau can thiệp? Đánh giá chung về hiệu quả dự án? Hiệu quả cụ thể của dự án được thể hiện như thế nào? Bài học kinh nghiệm? Những khó khăn, trở ngại khi triển khai thực hiện dự án là gì? Các biện pháp khắc phục đã thực hiện? Tính bền vững của các hoạt động can thiệp của dự án? Các đề xuất và khuyến nghị để duy trì các hoạt động can thiệp của dự án? Trân trọng cảm ơn! 4.3. Khung hướng dẫn PVS/TLN đơn vị cung cấp sản phẩm I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Đơn vị công tác, chức vụ II. Nội dung Các hoạt động hỗ trợ của dự án? Mô tả cụ thể? Hoạt động tiếp thị vệ sinh đã tham gia trong 2 năm qua? Nếu không, tại sao? Nếu có, bao gồm những hoạt động gì? Sự phối hợp giữa các đơn vị/cá nhân cung cấp sản phẩm trong chuỗi cung ứng vệ sinh với nhau và với các các đơn vị cung cấp dịch vụ trong cung ứng? Đánh giá về các hoạt động phối hợp này? Đánh giá về vai trò của các đơn vị/cá nhân cung cấp sản phẩm trong chuỗi cung ứng vệ sinh? Ví dụ cụ thể? Những khó khăn, trở ngại khi triển khai thực hiện hoạt động tiếp thị vệ sinh là gì? Các biện pháp khắc phục đã thực hiện? Đánh giá về tính bền vững của các hoạt động can thiệp của dự án? Các đề xuất và khuyến nghị để duy trì các hoạt động can thiệp của dự án? Trân trọng cảm ơn! 4.4. Khung hướng dẫn PVS/TLN đơn vị cung cấp dịch vụ I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Đơn vị công tác, chức vụ II. Nội dung Các hoạt động hỗ trợ của dự án? Mô tả cụ thể? Hoạt động tiếp thị vệ sinh đã tham gia trong 2 năm qua? Nếu không, tại sao? Nếu có, bao gồm những hoạt động gì? Sự phối hợp giữa các đơn vị/cá nhân cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng vệ sinh với nhau và với các các đơn vị cung cấp sản phẩm trong cung ứng? Đánh giá về các hoạt động phối hợp này? Đánh giá về vai trò của các đơn vị/cá nhân cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng vệ sinh? Ví dụ cụ thể? Những khó khăn, trở ngại khi triển khai thực hiện hoạt động tiếp thị vệ sinh là gì? Các biện pháp khắc phục đã thực hiện? Đánh giá về tính bền vững của các hoạt động can thiệp của dự án? Các đề xuất và khuyến nghị để duy trì các hoạt động can thiệp của dự án? Trân trọng cảm ơn! 4.5. Khung hướng dẫn PVS/TLN HGĐ có nhà tiêu HVS I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Tỉnh, huyện, xã, thôn II. Nội dung Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu/nhà tiêu HVS? Loại nhà tiêu đang sử dụng tại hộ gia đình? Thời gian xây nhà tiêu hiện nay? Ai xây cho/thuê ai xây? Tiền xây nhà tiêu từ đâu? Ai vận động gia đình xây nhà tiêu lúc đó? Việc xây nhà tiêu đó có những thuận lợi và khó khăn gì? Tiếp cận với những hoạt động tiếp thị vệ sinh tại địa phương trong vòng 2 năm qua? Ai thực hiện việc tiếp thị đó? Nhận xét về sự cần thiết và hiệu quả của những hoạt động tiếp thị vệ sinh đó? Tại sao? Đề xuất giải pháp để những gia đình chưa có nhà tiêu HVS có nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu? Trân trọng cảm ơn! 4.6. Khung hướng dẫn PVS/TLN HGĐ chưa có nhà tiêu/có NT chưa HVS I. Thông tin chung Họ và tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn Tỉnh, huyện, xã, thôn II. Nội dung Ảnh hưởng của việc phóng uế bừa bãi đến sức khỏe, giáo dục, môi trường, xã hội, kinh tế và du lịch,? Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu/nhà tiêu HVS? Đã có ai nói về việc cần phải xây nhà vệ sinh cho gia đình chưa? Nếu có, họ là ai? Lý do nào khiến gia đình hiện vẫn chưa có nhà tiêu? Gia đình thường đi vệ sinh ở đâu? Tiếp cận với những hoạt động tiếp thị vệ sinh tại địa phương trong vòng 2 năm qua? Ai thực hiện việc tiếp thị đó? Nhận xét về sự cần thiết và hiệu quả của những hoạt động tiếp thị vệ sinh đó? Tại sao? Đề xuất giải pháp để những gia đình chưa có nhà tiêu HVS có nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu? Trân trọng cảm ơn! Phụ lục 5: Một số hình ảnh đặc trưng của nhà tiêu tại địa bàn nghiên cứu (trước khi can thiệp) Ảnh 1. Hình ảnh nhà tiêu cầu Người dân một số nơi thường đào một hố nông trong vườn, đặt hai tấm gỗ hoặc tre, bắc ngang qua hố để đi tiêu. Một số hộ dân còn đào hố dưới gốc cây hoặc xây hở. Có hộ còn sử dụng bạt để làm tường và mái. Điều đáng chú ý là các hộ trả lời phỏng vấn không coi đây là “nhà tiêu” mà chỉ là nơi đi tiêu (hố tiêu). Thường công trình này nằm rất xa nhà dân. Loại nhà tiêu này dễ gây ra ô nhiễm môi trường, nhất là khi mưa hoặc khi có động vật chui vào,v.v... Ảnh 2. Hình ảnh nhà tiêu hố đào đơn giản Một số HGĐ đào hoặc xây hố chìm dưới đất, được phủ lên bằng lá cây. Nếu là hố đào, khi hố đầy thì người dân sẽ vứt bỏ phần nắp hố và sẽ đổ đất lên. Nếu là hố xây bằng bê tông, người dân sẽ bỏ tấm bệ ra và xúc hết phân ra ngoài. Mặc dù nhà tiêu này rất hôi, nhưng người dân vẫn dùng vì giá rẻ và họ có thể tận dụng phân để bón ruộng. Ảnh 3. Hình ảnh nhà tiêu một ngăn Một số làm nhà tiêu một ngăn có bể chứa phân xây nổi trên mặt đất và có cửa lấy phân. Sàn nhà tiêu thường làm bằng tre hoặc gỗ. Nhà tiêu loại này có thể có đường dẫn nước tiểu hoặc không. Ở các nhà tiêu có đường dẫn nước tiểu, nước tiểu sẽ chảy vào một cái chum bằng đất nung để dùng tưới cây, hoặc được dẫn qua ống bương, tre dẫn vào một cái hố đào gần nhà tiêu. Hầu hết các nhà tiêu kiểu này rất khó lấy phân ra. Khi bể chứa phân đã đầy, người dân phải lấy xẻng xúc phân ra trước khi đem đi bón ruộng. Các điều tra viên khi quan sát nhà tiêu cho biết người dân không trộn thêm chất gì vào phân hoặc đậy hố đi tiêu nên hầu hết các nhà tiêu này đều có mùi rất thối, có nhiều ruồi nhặng và côn trùng khác, đây là những loại nhà tiêu không HVS theo quy định của Bộ Y tế. Ảnh 4. Hình ảnh nhà tiêu hai ngăn Đa số các hộ phỏng vấn không biết xây dựng loại nhà tiêu này sao cho đảm bảo HVS. Hầu hết các loại nhà tiêu ủ phân hai ngăn quan sát đều được xây không đúng quy cách: không có ống thông hơi, phân rỉ ra từ cửa lấy phân, nước tiểu chảy vào bể chứa phân v.v. .. Người dân thường không hài lòng về loại nhà tiêu này. Các nhà tiêu hai ngăn thường thiếu nút đậy hố tiêu. Cửa lấy phân cũng không được làm cẩn thận, nhiều khi chỉ là một tấm gỗ, đá hoặc một mảng fibro xi măng được che tạm. Một số có ống thông hơi nhưng không được đặt đúng cách. Về việc sử dụng nhà tiêu, không có nhà tiêu hai ngăn nào đáp ứng được ít nhất 3 tiêu chí về sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS do Bộ Y tế quy định. Do hộ dân không đổ đủ tro vào hố tiêu sau mỗi lần đi tiêu, nước tiểu đọng lại trên mặt bệ và hố tiêu không đậy kín nên nhà tiêu có mùi rất hôi thối. Ảnh 5. Hình ảnh bệ xí bệt của nhà tiêu thấm dội Do bệ xí và bể thấm không được xây dựng đúng quy định cùng với việc sử dụng, bảo quản không tốt khiến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS ở vùng khảo sát tụt xuống rất thấp. Việc các hộ thay đổi cấu trúc bể thấm bằng cách xây kín phần tường và đáy bể biến bể thấm thành một bể chứa phân thông thường, sau đó họ lấy nước phân để bón ruộng cũng không khác gì việc sử dụng trực tiếp phân tươi. Điều này cũng cho thấy các thợ xây vẫn còn thiếu kỹ năng xây dựng, đồng thời các cán bộ y tế địa phương vẫn còn yếu khâu tuyên truyền, hướng dẫn. Ở Kim Bôi có một loại nhà tiêu rất phổ biến là loại nhà tiêu hố phân sầu. Hố tiêu (thường là bệ xí xổm) được nối thẳng đến bể chứa phân hở để hộ có thể dùng nước phân bón ruộng hàng ngày. Do bể chứa phân chỉ có một ngăn thay vì tối thiểu hai ngăn như thiết kế tiêu chuẩn, dẫn đến tình trạng phải lấy phân ra khi bể đầy có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Ảnh 6. Hình ảnh nhà tiêu tự hoại Loại nhà tiêu này vẫn còn khá mới mẻ ở rất nhiều thôn, đặc biệt là ở các thôn xa xôi hẻo lánh. Tất cả nhà tiêu tự hoại ở các xã đều có 2 hoặc 3 ngăn, nhưng không có ống thông hơi. Các hộ dân đều thích có nhà tiêu tự hoại vì yếu tố tiện lợi, đẹp, bền và HVS. Hầu hết các nhà tiêu tự hoại được quan sát đều sạch sẽ và không mùi. Điều này cho thấy người dân đã biết cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu, và người dân thường rất chú ý và coi trọng công trình mà họ đã bỏ ra khá nhiều tiền đầu tư. Hầu hết mọi người đều tin rằng giá thành xây nhà tiêu tự hoại phải trên 15 triệu đồng và họ không có đủ khả năng đầu tư. Ngoài ra, ở các xã khảo sát vẫn chưa có các dịch vụ hút bùn bể tự hoại đối với các HGĐ sử dụng loại nhà tiêu này. Phụ lục 6: Các sản phẩm truyền thông, tài liệu hướng dẫn Mẫu thiết kế logo riêng cho chương trình can thiệp Tài liệu tập huấn Các vật liệu truyền thông Áp phích tuyên truyền Mẫu tranh vẽ trên tường tuyên truyền cổ động Các hướng dẫn XD, SD&BQ nhà tiêu và công cụ hỗ trợ Danh mục sản phẩm nhà tiêu Bản đồ vệ sinh thôn Tờ hướng dẫn kỹ thuật XD nhà tiêu Tờ dán hướng dẫn sử dụng bảo quản nhà tiêu Hỗ trợ cửa hàng tiện ích về vệ sinh các mẫu thiết kế Logo cửa hàng tiện ích Biển quảng cáo cửa hàng tiện ích Khuôn đúc bi bê tông Tôn lá để cuốn khung đúc bi bê tông Phụ lục 7: Thư của Ngân hàng Thế giới đề nghị nhân rộng mô hình “Tiếp thị vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình”
File đính kèm:
- luan_an_thuc_trang_nha_tieu_hop_ve_sinh_cua_ho_gia_dinh_va_h.doc
- 2 Bia tom tat TV luan an Dương Chí Nam.docx
- 2 Tom tat TV luan an Dương Chí Nam.doc
- 3 Bia tom tat TA luan an Dương Chí Nam.docx
- 3 Tom tat luan an TA luan an Duong Chí Nam.doc
- 4 Trang thong tin đóng góp mới Luận án Duong Chi Nam.doc