Luận án Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một khu vực ven biển hải phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp

Ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm toàn cầu, đặc biệt ở các

nước đang phát triển và khu vực ven biển do ảnh hưởng của quá trình phát

triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công cộng như y tế, du lịch và

thương mại. Theo báo cáo năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong

năm 2012 toàn cầu có 12,6 triệu trường hợp tử vong (23%) do liên quan ô

nhiễm môi trường [1]. Trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, kim loại

nặng là yếu tố ngày càng được quan tâm nghiên cứu vì đây là chất độc, có khả

năng tích lũy sinh học, tồn tại bền vững, không phân hủy và có thể gây rủi ro

sinh thái. Con người phơi nhiễm với kim loại nặng qua không khí, nguồn

nước, thực phẩm hoặc từ hoạt động công nghiệp [2, 3]. Thảm hoạ Minamata

do ô nhiễm thuỷ ngân hữu cơ tại vịnh Chisso, Nhật Bản là bằng chứng kinh

điển về ô nhiễm nước ven biển với nhiều hậu quả nghiêm trọng tới hệ sinh

thái và sức khoẻ người dân khu vực này đồng thời tiêu tốn chi phí lớn của

chính phủ quốc gia này nhằm xử lý môi trường cũng như chăm sóc sức khoẻ

nạn nhân [4].

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm kim loại nặng

trong nước, rau và thuỷ hải sản ở một số khu vực của nước ta. Nguyễn Thị

Thu Hiền (2016), Testuro Agusa (2014) đã phát hiện Cd và Pb là chất ô

nhiễm chính trong trầm tích bề mặt, lưu vực sông Hồng [5, 6] trong khi As,

Cr và Hg cao hơn giới hạn cho phép ở đồng bằng sông Cửu Long [7]. Nguyễn

Thị Kim Phượng (2013) đã phát hiện kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb) trong mô

sò ở ven bờ Cần Giờ và Lê Quang Dũng (2013) tìm thấy hàm lượng cao ở hàu

đá, vẹm xanh ở khu ven biển Đồ Sơn-Đình Vũ [8, 9].

pdf 168 trang dienloan 9160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một khu vực ven biển hải phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một khu vực ven biển hải phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp

Luận án Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một khu vực ven biển hải phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HẢI PHÒNG 
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC 
thùc tr¹ng « nhiÔm mét sè kim lo¹i nÆng 
trong m«i tr-êng n-íc, thùc phÈm, 
søc kháe d©n c- ë mét khu vùc ven biÓn 
h¶i phßng vµ thö nghiÖm gi¶i ph¸p can thiÖp 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
HẢI PHÒNG - 2020 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HẢI PHÒNG 
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC 
thùc tr¹ng « nhiÔm mét sè kim lo¹i nÆng 
trong m«i tr-êng n-íc, thùc phÈm, 
søc kháe d©n c- ë mét khu vùc ven biÓn 
h¶i phßng vµ thö nghiÖm gi¶i ph¸p can thiÖp 
Chuyên ngành : Y tế công cộng 
Mã số : 62720301 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS.TS. Hồ Anh Sơn 
 2. PGS.TS. Phạm Văn Hán 
HẢI PHÒNG - 2020 
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sử dụng một phần số liệu tại 
khu vực Hải Phòng của đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm 
một số yếu tố hóa học, sinh học trong môi trường đến sức khỏe cộng đồng 
vùng ven biển, hải đảo miền Bắc và đề xuất giải pháp can thiệp” (Mã số: 
KC10.06/16-20) do Trường Đại học Y Dược Hải Phòng chủ trì và GS.TS. 
Phạm Văn Thức là chủ nhiệm đề tài. 
Một số kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành 
với sự đồng ý của đồng tác giả phù hợp với các quy định hiện hành. Các số 
liệu, thông tin tham khảo chứng minh và so sánh từ các nguồn khác đã được 
trích dẫn theo đúng quy định. 
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong luận án là do tôi thực hiện, 
trung thực và chính xác. 
Hải Phòng, ngày 20 tháng 8 năm 2020 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Minh Ngọc 
 ii 
LỜI CÁM ƠN 
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, 
hỗ trợ, tạo điều kiện của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và 
người thân trong gia đình. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại 
học, Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe môi trường- Khoa Y tế công cộng, 
Phòng Quản lý khoa học; giảng viên, cán bộ các Khoa/Phòng, Trung tâm của 
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng luôn hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong 
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Hán, 
PGS.TS. Hồ Anh Sơn, những người thầy giúp tôi lựa chọn, định hướng, trực tiếp 
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận án này. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban chủ nhiệm đề tài KC10.06/16-20, các 
thành viên tham gia đề tài, đặc biệt GS.TS. Phạm Văn Thức- chủ nhiệm đề tài, 
PGS.TS. Nguyễn Văn Ba, TS. Nguyễn Văn Chuyên cùng các cán bộ, giảng viên, kỹ 
thuật viên của Viện Quân y 103, Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự, Bộ môn Vệ 
sinh Quân đội, Học viện Quân y; Lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa Huyện Thủy 
Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, lãnh đạo, cán bộ y tế và nhân dân xã 
Tam Hưng và thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; sinh viên đa 
khoa, y học dự phòng và các đồng nghiệp trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã 
tích cực hỗ trợ, ủng hộ và phối hợp với cán bộ điều tra trong quá trình thu thập số 
liệu thực địa. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã luôn động 
viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Xin chân 
thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án. 
Xin trân trọng cám ơn! 
Hải Phòng, ngày 20 tháng 8 năm 2020 
Tác giả 
Nguyễn Thị Minh Ngọc 
 iii 
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT 
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 
1. ADD/ADI 
Average daily dose/ Acceptable Daily Intake 
(Liều tiêu thụ trung bình hàng ngày) 
2. ALA Axít Delta-aminolevulinic dehydratase 
3. BW Body weight (trọng lượng cơ thể) 
4. CSF Cancer slope factor (Yếu tố độ dốc ung thư) 
5. DMA Dimethylarsinic 
6. ED Exposure dose (Liều phơi nhiễm) 
7. 
EDI, EWI, 
EMI 
Lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày, hàng tuần 
hoặc hàng tháng 
8. EF Exposed frequency (Tần suất phơi nhiễm) 
9. 
GHCP 
HI 
Giới hạn cho phép 
Hazard index (Chỉ số tác động) 
10. HQ Hazard quotient (Thương số nguy cơ) 
11. CR Cancer Risk (Nguy cơ gây ung thư) 
12. KLN Kim loại nặng 
13. Min Minimum (giá trị nhỏ nhất) 
14. Max Maximum (giá trị lớn nhất) 
15. MMA Monomethylarsonic (Axit monomethylarsonic) 
16. 
n 
QCVN 
Số lượng 
Quy chuẩn Việt Nam 
17. RfD Reference dose (Liều tham khảo) 
18. TB Trung bình 
19. TCCP Tiêu chuẩn cho phép 
20. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 
21. THCS Trung học cơ sở 
22. THPT Trung học phổ thông 
23. USEPA 
United State Environmental Protection Agency 
(Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) 
24. WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) 
 iv 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i 
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................ iii 
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii 
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 
1.1 Ô nhiễm một số yếu tố kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm 
khu vực ven biển ......................................................................................... 3 
1.1.1 Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường......................................... 3 
1.1.2 Kim loại nặng, nguồn gốc, chuyển hóa trong tự nhiên và ảnh hưởng 
của chúng đến sức khỏe .................................................................... 4 
1.1.3 Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước, thực phẩm trên thế 
giới và Việt Nam ............................................................................... 8 
1.2 Cơ cấu bệnh tật và nguy cơ phơi nhiễm KLN ở cư dân vùng ven biển.... 14 
1.2.1 Một số khái niệm ............................................................................ 14 
1.2.2 Cơ cấu bệnh tật khu vực ven biển trên thế giới và Việt Nam ......... 15 
1.2.3 Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng nước, rau và thủy sản 
nhiễm kim loại nặng ........................................................................ 21 
1.3 Giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước ...................................... 27 
1.3.1 Trên thế giới .................................................................................... 27 
1.3.2 Tại Việt Nam ................................................................................... 32 
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 37 
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 37 
2.1.1 Môi trường ...................................................................................... 37 
2.1.2 Thực phẩm ...................................................................................... 37 
 v 
2.1.3 Người dân ........................................................................................ 37 
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................. 38 
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 38 
2.2.2 Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 38 
2.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 38 
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn......................... 38 
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ................................................... 39 
2.3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 45 
2.4 Sai số và cách khống chế sai số ................................................................ 59 
2.5 Xử lý số liệu .............................................................................................. 60 
2.6 Đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 61 
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 63 
3.1 Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm 
ở khu vực ven biển huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2017-2018 .......... 63 
3.1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ........................... 63 
3.1.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước ............................................. 63 
3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong rau ở khu vực nghiên cứu ............ 64 
3.1.4. Hàm lượng kim loại nặng trong thủy sản nuôi trồng ...................... 67 
3.2 Thực trạng cơ cấu bệnh tật và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe dân cư do 
thấm nhiễm kim loại nặng tại địa điểm nghiên cứu .................................. 69 
3.2.1 Thực trạng bệnh tật của người dân khu vực nghiên cứu ................ 69 
3.2.2 Hàm lượng kim loại nặng trong máu, nước tiểu của đối tượng 
nghiên cứu ....................................................................................... 72 
3.2.3 Mối liên quan giữa thâm nhiễm kim loại nặng và sức khoẻ của đối 
tượng nghiên cứu ............................................................................ 75 
3.2.4 Nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ do tiêu thụ thực phẩm và nước nhiễm 
kim loại nặng ................................................................................... 78 
 vi 
3.3 Kết quả thử nghiệm lọc kim loại nặng bằng than hoạt tính ...................... 85 
3.3.1 Kết quả thử nghiệm loại bỏ kim loại nặng tại phòng thí nghiệm ... 85 
3.3.2 Kết quả thử nghiệm loại bỏ kim loại nặng tại thực địa .................. 89 
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 91 
4.1 Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường khu vực ven 
biển Thủy Nguyên, Hải Phòng .................................................................. 91 
4.1.1 Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp .......................... 91 
4.1.2 Hàm lượng kim loại nặng trong nước ............................................. 93 
4.1.3 Hàm lượng kim loại nặng trong rau ở khu vực nghiên cứu ............ 95 
4.1.4 Hàm lượng kim loại nặng trong thủy sản ....................................... 97 
4.2 Thực trạng bệnh tật và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe dân cư liên quan đến 
thấm nhiễm kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu ................................. 102 
4.2.1. Thực trạng bệnh tật của người dân khu vực nghiên cứu .............. 102 
4.2.2. Hàm lượng kim loại nặng trong máu, nước tiểu của đối tượng 
nghiên cứu ..................................................................................... 104 
4.2.3. Mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân khu 
vực nghiên cứu .............................................................................. 106 
4.2.4. Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do tiêu thụ nước và thực phẩm nhiễm 
kim loại nặng ................................................................................. 107 
4.3 Kết quả loại bỏ kim loại nặng trong nước bằng than hoạt tính thầu dầu 112 
4.3.1 Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ................................ 112 
4.3.2 Kết quả thử nghiệm tại thực địa .................................................... 116 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 119 
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 120 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 vii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Phân bố lượt khám theo chương bệnh ở người dân trong 5 năm ... 18 
Bảng 1.2. Phân bố lượt khám theo chương bệnh ở Hải Phòng trong 5 năm ... 19 
Bảng 1.3. Phân bố tỷ lệ lượt khám theo chương bệng của người dân Thủy 
Nguyên trong 5 năm ................................................................... 20 
Bảng 1.4. Ưu nhược điểm của các kỹ thuật xử lý kim loại nặng ................ 29 
Bảng 2.1. Đặc tính độc học của các kim loại nặng nghiên cứu .................. 55 
Bảng 3.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ...................... 63 
Bảng 3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước bề mặt ............................ 63 
Bảng 3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nước giếng .............................. 64 
Bảng 3.4. Hàm lượng kim loại nặng trong rau ........................................... 64 
Bảng 3.5. Hàm lượng KLN trong rau theo nhóm ...................................... 65 
Bảng 3.6. Hàm lượng kim loại nặng từng loại rau .................................... 66 
Bảng 3.7. Hàm lượng KLN trong một số mẫu thủy sản nuôi ..................... 67 
Bảng 3.8. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................. 69 
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp theo giới................. 70 
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh ở xã Tam Hưng và thị trấn Minh Đức theo 
chương bệnh trong 5 năm ........................................................... 71 
Bảng 3.11. Hàm lượng kim loại nặng trong máu và nước tiểu ..................... 72 
Bảng 3.12. Phân bố Asen thành phần trong nước tiểu .................................. 73 
Bảng 3.13. Phân bố hàm lượng Asen niệu theo giới ..................................... 73 
Bảng 3.14. Phân bố ALA niệu theo giới ....................................................... 74 
Bảng 3.15. Phân bố hàm lượng Pb máu theo giới ......................................... 74 
Bảng 3.16. Phân bố thâm nhiễm KLN theo giới ........................................... 74 
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh thường gặp với thâm 
nhiễm KLN ................................................................................. 75 
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số triệu chứng nhiễm độc với thấm 
nhiễm KLN ................................................................................. 76 
 viii 
Bảng 3.19. Phân bố chỉ số hoá sinh máu theo thấm nhiễm kim loại nặng ... 77 
Bảng 3.20. Liều ước lượng KLN đưa vào cơ thể qua đường uống/ngày ..... 78 
Bảng 3.21. Thương số nguy cơ HQ do tiêu thụ thực phẩm ở nam giới ........ 79 
Bảng 3.22. Thương số nguy cơ HQ do tiêu thụ thực phẩm ở nữ giới .......... 80 
Bảng 3.23. Chỉ số tác động (HI) do tiêu thụ thực phẩm nhiễm KLN theo giới ... 81 
Bảng 3.24. Nguy cơ ung thư ước tính do nước nhiễm Asen ......................... 82 
Bảng 3.25. Nguy cơ ung thư ước tính do nước nhiễm chì ............................ 83 
Bảng 3.26. Nguy cơ ung thư ước tính do nước nhiễm cadimi ...................... 83 
Bảng 3.27. Nguy cơ ung thư ước tính do nước nhiễm crom ......................... 84 
Bảng 3.28. Nguy cơ ung thư do tiêu thụ thủy sản nhiễm KLN theo  ... gì? 
 Đau đầu Động kinh 
 Mất ngủ Viêm đa dây, rễ thần kinh 
 Sa sút trí tuệ Tâm thần phân liệt 
 Parkinson Hội chứng tiền đình 
 Alzheimer Bệnh lý tâm thần kinh khác 
23. Trong 5 năm gần đây anh chị có mắc bệnh lý ung thư nào không? 
 Có Không 
24. Nếu có, thì là bệnh gì? 
 Ung thư phổi U não ác tính 
 Ung thư dạ dày Ung thư đại tràng 
 Ung thư gan Ung thư thận 
 Ung thư vòm họng Ung thư xương 
 Ung thư da Bệnh lý ung thư khác 
25. Trong 5 năm gần đây anh chị có mắc bệnh lý truyền nhiễm nào không? 
 Có Không 
26. Nếu có, thì là bệnh gì? 
 Nhiễm trùng- nhiễm độc ăn uống Bệnh do virus Rota 
 Lỵ trực khuẩn Bệnh tả 
 Lỵ amip Viêm gan virus A hoặc E 
 Thương hàn Bệnh bại liệt 
 Bệnh do brucella Bệnh Whitmore 
 Bệnh do Toxoplasma Bệnh lý truyền nhiễm khác 
27. Trong 5 năm gần đây anh chị có mắc bệnh lý do ký sinh trùng nào không? 
 Có Không 
28. Nếu có, thì là bệnh gì? 
 Bệnh giun đũa Bệnh sán lá gan 
 Bệnh giun móc Bệnh sán lá phổi 
 Bệnh giun tóc Bệnh sán lá ruột 
 Bệnh giun kim Bệnh sán dây lợn, dây bò 
 Bệnh giun chỉ Bệnh lý do ký sinh trùng khác 
 C. BIỂU HIỆN NHIỄM ĐỘC 
Anh/chị có thể cho biết, anh/chị có thường xuyên xuất hiện các triệu chứng sau đây 
không? 
29. Mệt mỏi 44. Buồn nôn, nôn 
30. Đau đầu 45. Tiêu chảy 
31. Hoa mắt, chóng mặt 46. Đau bụng 
32. Mất ngủ 47. Táo bón 
33. Ảo giác 48. Phân đen 
34. Run chân tay 49. Ngứa 
35. Tê tay chân 50. Vàng da 
36. Đau xương 51. Dày sừng 
37. Co giật 52. Rối loạn vận mạch 
38. Yếu cơ, liệt tay chân 53. Bệnh lý thai sản 
39. Rụng tóc 54. Biến đổi màu răng 
 40. Ngoài ra, anh chị có xuất hiện triệu chứng nào khác không? 
 PHỤ LỤC 2 
BỘ CÂU HỎI 
TÌM HIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM HOÁ CHẤT TỪ THỰC PHẨM 
Mã số hộ gia đình: 
Mã số đối tượng: 
1. Họ và tên người được phỏng vấn: 
2. Địa chỉ: 
3. Điện thoại: 
4. Ngày phỏng vấn: 
5. Họ và tên người phỏng vấn: 
THÔNG TIN CƠ BẢN 
STT 
THÔNG TIN CẦN TÌM HIỂU 
1. Giới tính người được phỏng vấn: Nam  Nữ  
2. Năm sinh của anh/chị: __________ 
3. Anh/chị học phổ thông đến lớp: _________ 
4. Sau khi học phổ thông, anh/chị tiếp tục học nâng cao 
1.Không  2.Trung cấp  3.Cao đẳng  4.Đại học  5.Sau đại học  
5. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị: __________________________________ 
6. Tổng số người trong hộ gia đình của anh/chị: _________người 
(Hộ gia đình: bao gồm những người sống cùng trong nhà và ăn chung trong vòng 3 
tháng qua) 
7. Số người dưới 6 tuổi trong gia đình: _______người 
8. Trung bình một tháng gia đình anh/chị thu nhập khoảng: 
_____________VND/tháng 
9. Loại hình nhà ở của anh/chị: 
1.Nhà thuê  2.Căn hộ  3.Một tầng  4.Hai tầng  
5.Ba tầng  6.Trên ba tầng  
10. Trung bình một tháng, tiền mua thực phẩm của hộ gia đình khoảng: 
___________VND/tháng 
11. Các đồ đạc có trong gia đình: 
1.Tivi  2.Tủ lạnh  3.Máy giặt  4.Xe máy  5.Ô tô  
 THÔNG TIN VỀ TẦN SUẤT SỬ DỤNG THỰC PHẨM 
STT THÔNG TIN CẦN TÌM HIỂU 
12. Loại nƣớc thường dùng cho việc ăn uống hằng ngày: 
1.Nước máy  2.Nước giếng  3.Nước mưa  4.Nước đóng chai  
13. Mức độ thường xuyên ăn cá biển của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
14. Trung bình một tuần, số lần (bữa) bạn ăn cá biển: __________ lần/tuần 
15. Những loại cá biển anh/chị thường ăn (kể tên khoảng 3 loại): 
___________ ___________ ___________ 
16. Loại cá biển anh/chị thường ăn nhất: _____________ 
17. Nơi anh chị mua cá biển: 
1.Chợ  2.Siêu thị  3.Tự nuôi, đánh bắt  
18. Mức độ thường xuyên ăn cá nƣớc ngọt của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
19. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn cá nƣớc ngọt: __________ lần/tuần 
20. Những loại cá nƣớc ngọt anh/chị thường ăn (kể tên khoảng 3 loại): 
___________ ___________ ___________ 
21. Loại cá nƣớc ngọt anh/chị thường ăn nhất: _____________ 
22. Nơi anh chị mua cá nƣớc ngọt: 
1.Chợ  2.Siêu thị  3.Tự nuôi, đánh bắt  
23. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn tôm:_________ lần/tuần 
24. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn cua, ốc, hến, sò:_________ lần/tuần 
25. Nơi anh chị mua tôm, cua, ốc, hến, sò: 
1.Chợ  2.Siêu thị  3.Tự nuôi, đánh bắt  
26. Mức độ thường xuyên ăn thịt của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
27. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn thịt lợn: __________ lần/tuần 
28. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn thịt gà: __________ lần/tuần 
29. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn thịt bò: __________ lần/tuần 
30. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn thịt vịt: __________ lần/tuần 
31. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn thịt ngan/ngỗng: __________ lần/tuần 
32. Những loại thịt khác mà anh/chị thường ăn:_________________________________ 
Số lần trong tuần: __________ lần/tuần 
 33. Mức độ thường xuyên ăn nội tạng động vật của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
34. Trung bình một tuần, số lần (bữa) anh/chị ăn nội tạng động vật: __________ lần/tuần 
35. Các loại nội tạng anh/chị thường ăn: 
1. Gan 2. Tim 3. Cật (thận) 4. Lòng non 5. Lòng già 6. Dạ dày 7. Phổi 8. Tiết canh 
36. Mức độ thường xuyên ăn rau xanh của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
37. Những loại rau xanh mà anh/chị thường ăn (kể tên khoảng 3 loại): 
___________ __________ ___________ 
38. Loại rau xanh anh/chị hay ăn nhất? ___________ 
39. Nơi anh chị mua rau xanh: 
1.Chợ  2.Siêu thị  3.Tự trồng  
40. Mức độ thường xuyên ăn trứng gà của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
41. Trung bình một tuần, số quả trứng gà anh/chị ăn (ví dụ tháng vừa qua):_____ 
quả/tuần 
42. Mức độ thường xuyên ăn trứng vịt của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
43. Trung bình một tuần, số quả trứng vịt anh/chị ăn (ví dụ tháng vừa qua):_____ 
quả/tuần 
44. Mức độ thường xuyên ăn trứng chim cút của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
45. Trung bình một tuần, số quả trứng chim cút anh/chị ăn:__________ quả/tuần 
46. Mức độ thường xuyên uống sữa của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
47. Trung bình một tuần, số cốc (ly) sữa anh/chị uống: __________ cốc/tuần 
48. Loại sữa anh/chị thường dùng: 1. Sữa tươi  2. Sữa đặc  3. Sữa bột  
49. Trung bình một tuần, số cốc sữa chua anh/chị ăn:_______ cốc/tuần 
50. Mức độ thường xuyên ăn bơ, phô mai của anh/chị (ví dụ tháng vừa qua): 
1.Không/Hiếm khi  2.Thỉnh thoảng  3.Thường xuyên  4.Hằng ngày  
51. Trung bình một tuần, số lần anh/chị ăn bơ, phô mai:_______ lần/tuần 
52. Dầu (mỡ) ăn mà các anh chị thường dùng: 1. Dầu thực vật  2. Mỡ động vật  
 ĐỊNH LƢỢNG KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỘ GIA ĐÌNH 
STT THÔNG TIN CẦN TÌM HIỂU 
53. Những bữa ăn cá biển, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
54. Những bữa ăn cá nƣớc ngọt, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
55. Những bữa ăn tôm, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: _________gam/bữa 
56. Những bữa ăn cua, ốc, hến, sò, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
________gam/bữa 
57. Những bữa ăn thịt lợn, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
58. Những bữa ăn thịt gà, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
59. Những bữa ăn thịt bò, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
60. Những bữa ăn thịt vịt, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
61. Những bữa ăn thịt ngan/ngỗng, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_______gam/bữa 
62. Những bữa ăn nội tạng, cả gia đình anh chị ăn trung bình khoảng: 
_________gam/bữa 
63. Trung bình một ngày, cả gia đình anh chị ăn hết lượng gạo khoảng: 
________gam/ngày 
64. Trung bình một ngày, cả gia đình anh chị ăn hết lượng rau xanh 
khoảng:______gam (__bó) 
65. Trung bình một tháng, cả gia đình anh chị ăn hết lượng dầu (mỡ) ăn khoảng: 
______lít 
 3 BỮA ĂN TRONG NGÀY 
(Của đối tượng nghiên cứu) 
Trung bình một tuần (7 ngày), số bữa anh/chị ăn tại gia đình (tự nấu) và ăn ở bên ngoài 
(hàng quán, cơ quan, cơm hộp): 
 Nấu tại gia đình Ăn bên ngoài 
Sáng (7 bữa) ______bữa/tuần ______bữa/tuần 
Trƣa (7 bữa) ______bữa/tuần ______bữa/tuần 
Tối (7 bữa) ______bữa/tuần ______bữa/tuần 
LỊCH SỬ NƠI CƢ TRÚ 
66. Nơi sinh của anh/chị: 
67. Trước khi lập gia đình anh chị đã từng sống ở những đâu? Trong khoảng thời gian nào? 
68. Sau khi lập gia đình cho tới hiện nay anh chị đã sống ở những đâu? Trong khoảng thời 
gian nào? 
LỊCH SỬ NGHỀ NGHIỆP 
71. Anh/chị đã từng làm việc ở nơi đổ rác thải như lò đốt rác, nước thải, chứa rác và thu 
thập phế liệu kim loại không? 
 1. Có 2. Không 
 502. Anh/chị đã từng làm việc ở nhà máy không? 
 1. Có 2. Không 
503. Anh/chị đã từng phun chất hóa học để trừ sâu bệnh hay diệt cỏ không? 
 1. Có 2. Không 
Nếu có, thuốc gì? Trừ gì? 
504. Anh/chị đã từng làm ở nhà máy giấy không? 
 1. Có 2. Không 
Nếu có, thời gian, công việc thế nào? 
 PHỤ LỤC 3 
HƢỚNG DẪN LẤY MẪU NƢỚC TIỂU 
1. Dụng cụ: 
- Can đựng nước tiểu 24 giờ: Can nhựa thể tích 2 lít được ngâm rửa kỹ 
bằng xà phòng, tráng rửa bằng nước sạch để khô hoặc chai Lavie sạch 1,5 lít 
- Lọ lưu mẫu: Lọ nhựa thể tích 50 ml đã được ngâm rửa sạch, tráng bằng 
nước cất, dán nhãn ghi rõ họ tên, mã số và ngày lấy mẫu 
2. Cách thu mẫu nƣớc tiểu 24 giờ: 
- Thu tất cả các bãi nước tiểu thải ra trong vòng 24 giờ vào can đựng 
nước tiểu tính từ thời điểm đi bãi nước tiểu bỏ ra ngoài của ngày hôm trước 
tới đúng thời điểm đó của ngày hôm sau, yêu cầu đối tượng thu bãi cuối cùng 
vào can đựng mẫu 
- Trộn đều, đong thể tích nước tiểu 24 giờ (ghi lại thể tích) 
- Đổ vào lọ lưu mẫu khoảng 50 -100 ml nước tiểu, 
3. Vận chuyển mẫu và bảo quản 
- Mẫu được bảo quản 40C-80C trong suốt thời gian vận chuyển và chờ 
phân tích 
- Bảo quản, lưu mẫu ở -800 
 PHỤ LỤC 4 
XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH BỂ LỌC CHẬM 
LOẠI BỎ KLN TRONG NƢỚC BẰNG THAN HOẠT TÍNH 
1. Xây dựng và thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm 
Thử nghiệm với 02 loại than: 
* Than hoạt tính sọ dừa: mua sẵn trên thị trường. 
*Than hoạt tính cây thầu dầu: được sản xuất theo quy trình trong Phụ 
lục 5 
2. Đánh giá hiệu quả lọc quy trong phòng thí nghiệm bằng các mẫu giả 
định 
*Xây dựng mô hình thử nghiệm bể lọc chậm có than hoạt tính 
Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ bể lọc chậm (là loại công nghệ 
phổ biến ở khu vực nông thôn) kèm theo vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. 
Mô hình thử nghiệm bể lọc kim loại nặng bằng than hoạt tính, tham khảo từ 
nghiên cứu của Hà Xuân Sơn, 2015, có điều chỉnh thay đổi vật liệu lọc (than 
hoạt tính từ thầu dầu) như Hình dưới. 
Thử nghiệm đánh giá hiệu quả lọc As của các loại than hoạt tính khác 
nhau bằng cách thay lớp than hoạt tính giữa các lần thử nghiệm. Các lớp vật 
liệu khác giữ nguyên trong các lần thử nghiệm. 
02 loại than hoạt tính được sử dụng đánh giá gồm: 
(1) Than hoạt tính sọ dừa 
(2) Than hoạt tính cây thầu dầu 
Hình 2. Mô hình thử nghiệm bể lọc KLN bằng than hoạt tính 
*Đánh giá hiệu quả lọc kim loại nặng của 2 loại than hoạt tính 
a. Pha chế dung dịch thử nghiệm 
- Axit nitric: Phần khối lượng không nhỏ hơn w(HNO3) = 65%, với tỷ 
trọng khoảng 1,4 g/ml. 
- Dung dịch gốc nguyên tố 
Sử dụng các dung dịch chất chuẩn một nguyên tố As, Cd, Pb, Cr bán sẵn 
trên thị trường, có nồng độ khối lượng r = 1000 mg/L (1000ppm) trong axit 
nitric loãng. 
- Dung dịch gốc đa nguyên tố pha loãng 
Các mức nồng độ của nguyên tố As, Cd, Pb, Cr trong dung dịch gốc đa 
nguyên tố pha loãng có thể được chọn tùy theo kiểu mẫu cần phân tích. 
Ví dụ: r(As) = 20 ppm, r(Cd), r(Pb) = 10 ppm. Dùng pipet lấy 2 ml As, 1 
ml Cd, Cr và Pb, tương ứng của từng dung dịch gốc cho vào bình định mức 
100 ml, thêm 1 ml axit nitric, thêm nước đến vạch và chuyển dung dịch sang 
bình thích hợp. 
- Dung dịch hiệu chuẩn đa nguyên tố 
Theo ví dụ nêu trên, dung dịch hiệu chuẩn đa nguyên tố 
chứa r =100 ppm As, r = 50 ppm Cd, Cr, Pb. Dùng pipet lấy 0,5 ml dung dịch 
gốc thủy ngân pha loãng và 0,5 ml dung dịch gốc đa nguyên tố pha loãng cho 
vào bình định mức 100 ml, thêm 1 ml axit nitric, thêm nước đến vạch và 
chuyển dung dịch sang bình thích hợp (bình PFA hoặc bình thạch anh). 
 - Dung dịch nội chuẩn 
Dung dịch nội chuẩn chứa Rodi và Luteti có nồng độ khối lượng r =1000 
ppm Sử dụng vàng để ổn định thủy ngân trong dung dịch và giảm hiệu ứng 
nhớ. Nồng độ của các chất nội chuẩn cần bao trùm dải khối lượng được sử 
dụng để xác định các nguyên tố. Nồng độ các chất này có trong dung dịch thử 
phải không đáng kể. 
- Dung dịch nội chuẩn pha loãng 
Nồng độ của dung dịch nội chuẩn pha loãng cần đủ cao để có cường độ 
tín hiệu đủ mạnh. Đối với dung dịch nội chuẩn r (Au, Rh, Lu) = 5 ppm, dùng 
pipet lấy 0,5 ml dung dịch nội chuẩn Au, Rh và Lu cho vào từng bình định 
mức 100 ml, thêm 1 ml axit nitric, thêm nước đến vạch và chuyển dung dịch 
sang bình thích hợp. 
- Dung dịch mẫu trắng 
Sử dụng dung dịch mẫu trắng chứa nước và cùng một lượng axit như 
trong dung dịch hiệu chuẩn. 
- Mẫu thử nghiệm: 
Dung dịch thử nghiệm được pha từ các dung dịch gốc đa nguyên tố với 
nồng độ theo tỉ lệ As: Pb: Cd: Cr là 1:1:5:0,3 với các mẫu được pha như Bảng 
2.3 như sau: 
Bảng 1. Bảng mẫu thử nghiệm với nồng độ kim loại nặng tƣơng ứng 
 Nồng độ (ppm) 
Mẫu đa nguyên tố 
As Pb Cd Cr 
Mẫu 1 0,1 0,2 0,5 1,0 
Mẫu 2 0,1 0,2 0,5 1,0 
Mẫu 3 0,5 1,0 2,5 5,0 
Mẫu 4 0,03 0,06 0,15 0,3 
Tổng thể tích dung dịch của các mẫu là 1000L. Các dung dịch mẫu thử 
được chứa trong các thùng và đậy kín tránh tiếp xúc không khí. 
 PHỤ LỤC 5 
QUY TRÌNH SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH TỪ CÂY THẦU DẦU 
- Lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu: lựa chọn cây thầu dầu đã trưởng 
thành. Thân cây thầu dầu được cắt thành các đoạn dài 30-50cm tùy kích thước 
lò đốt. 
- Các bước sản xuất than hoạt tính thầu dầu: 
+ Bước 1 (Đốt lò): Trong 2 ngày đầu (khoảng 48 giờ), đốt nóng lò đảm 
bảo nguyên liệu chắc chắn cháy chuyển sang bước 2; 
+ Bước 2 (Luyện than): Khoảng 5-6 ngày (quá trình than hóa và hoạt 
hóa), ngừng cung cấp nhiên liệu bên ngoài, đảm bảo nguyên liệu trong lò tự 
cháy yếm khí; cuối bước này, đảm bảo thời gian, nhiệt độ hoạt hóa than rồi 
chuyển sang ủ than; 
+ Bước 3 (Ủ than): Khoảng 2 ngày (48 giờ), đảm bảo lò kín, ngừng 
cấp oxi vào lò, nhiệt độ lò giảm dần; 
+ Bước 4 (Phun nước): Kết thúc ủ than, tiến hành tôi luyện than tăng 
độ cứng bằng việc phun một lượng nước phù hợp vào trong lò (2 đợt, m i đợt 
cách nhau 24 giờ); 
+ Bước 5 (Ra lò): 12 giờ sau bước 4, tiến hành ra lò, đưa than vào máy 
bẻ, sàng lọc, đóng gói. 
 PHỤ LỤC 6 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_trang_o_nhiem_mot_so_kim_loai_nang_trong_moi_tr.pdf
  • doc4. Thong tin dong gop moi cua LA_ NTMNgoc_DHYDHP.doc
  • pdf4. Thong tin dong gop moi cua LA_ TV.pdf
  • pdf5. Thong tin dong gop moi cua LA_TA.pdf
  • pdfTom tat LA tieng Anh_Nguyen Thi Minh Ngoc1.pdf
  • pdfTom tat LA tieng Viet_Nguyen Thi Minh Ngoc.pdf