Luận án Tình trạng nhạy cảm ngcà răng ở thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị bằng một số thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà

Nhạy cảm ngà là cơn đau nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà bị lộ

khi gặp các kích thích ngoại lai như: kích thích nhiệt, thổi hơi, cọ xát, thẩm

thấu hay hoá học mà không do bệnh lý hoặc khiếm khuyết răng miệng nào

khác và ở răng bình thường thì mức kích thích đó không đủ gây đau (ADHA,

2001). Ngày nay, theo sau tỉ lệ bệnh sâu răng giảm và kiểm soát tốt bệnh viêm

quanh răng, thì những vấn đề gây khó chịu đến sức khỏe răng miệng như

nhạy cảm ngà đang là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Răng Hàm Mặt [1],

[2]. Mặc dù vậy, nhưng phần lớn bệnh nhân không điều trị do không cho rằng

nhạy cảm ngà là một vấn đề sức khỏe quan trọng, bỏ qua các triệu chứng nhạy

cảm ngà. Mặt khác theo tuyên ngôn Alma Alta 1978 và WHO đã định nghĩa:

"Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể xác, tinh thần, và xã hội

chứ không phải là không có bệnh hay tật”. Nhạy cảm ngà không ảnh hưởng

toàn thân trầm trọng, không đưa đến các biến chứng nguy hại cho sức khoẻ

con người, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, đến sự thoải

mái về thể chất, tinh thần, xã hội của cá nhân và cộng đồng. Nhạy cảm ngà

không được điều trị có thể dẫn đến các thay đổi về hành vi để tránh đau như

bỏ qua hay né tránh việc vệ sinh răng miệng, không tuân thủ sự hướng dẫn

chăm sóc răng miệng và e ngại đi khám răng miệng, dẫn đến tình trạng tăng

nguy cơ mắc thêm vấn đề răng miệng khác [3].

pdf 125 trang dienloan 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tình trạng nhạy cảm ngcà răng ở thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị bằng một số thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tình trạng nhạy cảm ngcà răng ở thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị bằng một số thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà

Luận án Tình trạng nhạy cảm ngcà răng ở thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị bằng một số thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà
1 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhạy cảm ngà là cơn đau nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà bị lộ 
khi gặp các kích thích ngoại lai như: kích thích nhiệt, thổi hơi, cọ xát, thẩm 
thấu hay hoá học mà không do bệnh lý hoặc khiếm khuyết răng miệng nào 
khác và ở răng bình thường thì mức kích thích đó không đủ gây đau (ADHA, 
2001). Ngày nay, theo sau tỉ lệ bệnh sâu răng giảm và kiểm soát tốt bệnh viêm 
quanh răng, thì những vấn đề gây khó chịu đến sức khỏe răng miệng như 
nhạy cảm ngà đang là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Răng Hàm Mặt [1], 
[2]. Mặc dù vậy, nhưng phần lớn bệnh nhân không điều trị do không cho rằng 
nhạy cảm ngà là một vấn đề sức khỏe quan trọng, bỏ qua các triệu chứng nhạy 
cảm ngà. Mặt khác theo tuyên ngôn Alma Alta 1978 và WHO đã định nghĩa: 
"Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể xác, tinh thần, và xã hội 
chứ không phải là không có bệnh hay tật”. Nhạy cảm ngà không ảnh hưởng 
toàn thân trầm trọng, không đưa đến các biến chứng nguy hại cho sức khoẻ 
con người, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, đến sự thoải 
mái về thể chất, tinh thần, xã hội của cá nhân và cộng đồng. Nhạy cảm ngà 
không được điều trị có thể dẫn đến các thay đổi về hành vi để tránh đau như 
bỏ qua hay né tránh việc vệ sinh răng miệng, không tuân thủ sự hướng dẫn 
chăm sóc răng miệng và e ngại đi khám răng miệng, dẫn đến tình trạng tăng 
nguy cơ mắc thêm vấn đề răng miệng khác [3]. 
Theo y văn trên thế giới và trong nước, nhạy cảm ngà liên quan rất nhiều 
đến sang thương vùng cổ răng và tình trạng tụt lợi. Ngược lại, tụt lợi và mất 
men răng vùng cổ, lộ ngà, hở xê-măng chân răng đều có góp phần vào sự phổ 
biến của tình trạng nhạy cảm ngà [4]. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều 
phương pháp chẩn đoán nhạy cảm ngà, việc lựa chọn một hoặc nhiều phương 
pháp tùy thuộc vào đặc điểm nhạy cảm ngà của từng quốc gia, mục tiêu 
nghiên cứu, hiệu quả sử dụng cũng như quy mô của cơ sở điều trị [5],[6]. 
2 
Nhiều biện pháp điều trị nhạy cảm ngà được nghiên cứu và áp dụng trên lâm 
sàng. Cách điều trị từ đơn giản là tự dùng sản phẩm tại nhà nhằm bít kín các 
ống ngà hoặc ngăn ngừa sự dẫn truyền thần kinh, ngăn được đáp ứng đau đến 
điều trị phức tạp là thủ thuật, phẫu thuật tại phòng khám chuyên sâu RHM. 
Trên thế giới đã có các nghiên cứu cơ bản, các thử nghiệm lâm sàng, 
khảo sát dịch tễ học tình trạng sức khỏe răng miệng, đánh giá các yếu tố nguy 
cơ, nhu cầu và yêu cầu điều trị cũng là những hướng nghiên cứu được chú 
trọng, trong đó có tình trạng nhạy cảm ngà răng, các yếu tố nguy cơ, khả năng 
dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà đang rất được quan tâm [6]. 
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà đã được 
thực hiện, như Nguyễn Thị Từ Uyên khảo sát trên sinh viên Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh [7], Tống Minh Sơn khảo sát trên cán bộ, công nhân 
công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh [8], và trên nhân 
viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội [9]. Kết quả các nghiên cứu đã cho 
thấy nhạy cảm ngà răng là một tình trạng phổ biến và cần được quan tâm. Tuy 
nhiên, các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện trên một nhóm đối tượng 
đặc thù riêng, chưa đại diện được cho cộng đồng, việc dự phòng và điều trị 
nhạy cảm ngà bằng thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà chưa được phân tích 
sâu cùng với việc xây dựng qui trình cụ thể để bệnh nhân có thể áp dụng dễ 
dàng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu như sau: 
1. Mô tả tình trạng, tỷ lệ nhạy cảm ngà và một số yếu tố nguy cơ ở 
thành phố Hồ Chí Minh (nội thành và ngoại thành) từ 6/2013 – 11/2015. 
2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng của bốn loại thuốc 
đánh răng chống nhạy cảm ngà. 
3 
Chương 1: TỔNG QUAN 
1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà, dịch tễ học, phân bố nhạy cảm ngà, tình 
hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam. 
1.1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà 
Nhạy cảm ngà hay tình trạng ngà nhạy cảm quá mức được mô tả lâm 
sàng là một đáp ứng vượt mức thông thường trước tác nhân kích thích không 
gây hại và thỏa mọi tiêu chuẩn của triệu chứng đau thực sự. Tuy nhiên, khi 
muốn mô tả một dấu hiệu lâm sàng tương tự, việc sử dụng thuật ngữ: “Quá 
cảm ngà” hay “Nhạy cảm ngà quá mức” vẫn là một vấn đề đang được đặt ra. 
Mặc dù có quan niệm cho rằng tình trạng nhạy cảm ngà quá mức thực sự có 
thể do viêm tủy và cho triệu chứng đau dai dẳng thay vì kiểu đau chói tức thì 
của nhạy cảm ngà quá mức thông thường, nhưng hai kiểu đau này có nguồn 
gốc hoàn toàn khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có thông tin chứng minh 
nhạy cảm ngà thông thường được gây ra do bệnh lý tủy [10]. 
Thuật ngữ “nhạy cảm ngà” được xem là thích hợp vì chưa có bằng 
chứng cho thấy tình trạng của ngà “nhạy cảm quá mức” khác với ngà lành 
mạnh hay phản ứng tủy khi kích thích tại vùng ngà là một đáp ứng bình 
thường. Tuy nhiên, không hẳn tất cả những vùng lộ ngà đều nhạy cảm, vì thế 
cả hai thuật ngữ đều có thể được xem là phù hợp. Trong đó “nhạy cảm ngà 
quá mức” đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua và được các bác sĩ lâm 
sàng xem như là một thuật ngữ riêng khi nói đến tình trạng này. Hơn nữa, 
định nghĩa này cũng được sửa đổi và thông qua trong hội thảo quốc tế về 
nhạy cảm ngà quá mức năm 1983 như sau: “Nhạy cảm ngà quá mức có đặc 
điểm là cơn đau nhói thật nhanh tại vùng ngà lộ dưới tác động của dạng kích 
thích như áp lực, nhiệt, luồng hơi, cọ xát hoặc hóa chất mà không gây ra bởi 
sự khiếm khuyết ngà hay một loại bệnh lý nào của răng”. Đến 2003, Hội đồng 
4 
cố vấn chuyên ngành nha chu Canada đề nghị dùng từ “Bệnh - Pathology” 
thay cho “Bệnh lý - Disease” trong định nghĩa về nhạy cảm ngà [2]. Y văn 
cũng đã từng đề cập đến tình trạng nhạy cảm hay nhạy cảm ngà quá mức xê-
măng của răng; song các bằng chứng cho thấy lớp xê-măng sẽ nhanh chóng 
mất đi để lại vùng ngà lộ. Do vậy tình trạng ngà nhạy cảm quá mức có thể 
xuất hiện ở mọi nơi trên răng, trong đó, phần từ cổ răng đến bề mặt chân 
răng là phần thường bị tác động nhất. 
Hình 1.1. Tụt lợi và mòn cổ răng gây nhạy cảm ngà [11]. 
 4.0 KV * 4.00K 8.0 KV * 8.00 K 
Hình 1.2. Hình ảnh ống ngà mở dưới kính hiển vi điện tử quét 
với độ phóng đại 4000 và 8000 lần [12]. 
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học 
Nhạy cảm ngà là một tình trạng phổ biến, khảo sát dịch tễ của Bartold, 
2006 về tình trạng nhạy cảm ngà trên thế giới từ 1964 đến 2003 cho thấy tỷ lệ 
nhạy cảm ngà chiếm từ 4 -74% dân số [6]. Tỷ lệ này tùy thuộc vào mẫu 
5 
nghiên cứu và phương pháp khảo sát là bảng câu hỏi hay khám lâm sàng 
(Bảng 1.1). Ở bệnh nhân bị viêm quanh răng, tỷ lệ nhạy cảm ngà thường cao 
hơn, ở mức 60 - 98% [10],[13]. Mặc dù vậy, phần lớn bệnh nhân không điều 
trị do không cho rằng nhạy cảm ngà là vấn đề sức khỏe quan trọng [14]. Đặc 
biệt cần lưu ý nữa là tỷ lệ nhạy cảm ngà được xác định theo định nghĩa thấp 
hơn nhiều so với tỷ lệ người than phiền có răng nhạy cảm; bên cạnh đó, lại có 
một số lượng người có nhạy cảm ngà thực sự bị bỏ qua không được phát hiện. 
Bảng 1.1. Các nghiên cứu dịch tễ về nhạy cảm ngà [6] 
Tác giả Nước Nơi thực hiện Dạng NC n Tỷ lệ 
Jensen, 1964 
Graf-Glase, 1977 
Flynn et al., 1992 
Orchardson-Collins,1987 
Fisher et al., 1992 
Murray-Roberts, 1994 
Murray-Roberts, 1994 
Murray-Roberts, 1994 
Murray-Roberts, 1994 
Murray-Roberts, 1994 
Murray-Roberts, 1994 
Chabanski et al., 1997 
Irwin-McCusker, 1997 
Liu et al., 1998 
Rees, 2000 
Taani-Awartani, 2002 
Clayton et al., 2002 
Rees-Addy, 2002 
Rees et al., 2003 
USA 
Switzerland 
UK 
UK 
Brazil 
Indonesia 
USA 
Japan 
France 
Germany 
Australia 
UK 
UK 
Taiwan 
UK 
Saudi Arabia 
UK 
UK 
Hong Kong 
Trường ĐH 
Khu thực hành 
Trường ĐH 
Trường ĐH 
Trường ĐH 
Không nêu 
Không nêu 
Không nêu 
Không nêu 
Không nêu 
Không nêu 
Trường ĐH 
Khu thực hành 
Trường ĐH 
Khu thực hành 
Trường ĐH 
Hàng không 
Khu thực hành 
Bệnh viện 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Bảng câu hỏi 
Bảng câu hỏi 
Bảng câu hỏi 
Bảng câu hỏi 
Bảng câu hỏi 
Bảng câu hỏi 
Khám lâm sàng 
Bảng câu hỏi 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
Bảng câu hỏi 
Khám lâm sàng 
Khám lâm sàng 
3000 
351 
369 
109 
635 
1000 
1000 
1000 
1000 
1000 
1000 
51 
250 
780 
3593 
295 
228 
4841 
226 
30 
15 
18 
74 
17 
27 
18 
16 
14 
13 
13 
73 
57 
32 
4 
42-60 
50 
4,1 
67,6 
1.1.3. Phân bố nhạy cảm ngà 
Nhạy cảm ngà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 30 đến 40 tuổi. 
Sau lứa tuổi này, tỷ lệ nhạy cảm ngà lại thấp hơn, có thể do sự hình thành ngà 
thứ phát và ngà sửa chữa; một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ lệ người 
mắc chứng nhạy cảm ngà cao nhất ở lứa tuổi 20 đến 30, lớn tuổi 30 sẽ giảm 
6 
dần và tăng lại ở lứa tuổi 50 [15],[16]. Trong nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhạy 
cảm ngà ở nữ cao hơn ở nam, nhưng khác biệt không có ý nghĩa [17],[18]. 
Phân bố nhạy cảm ngà trên răng cũng thay đổi tùy theo nghiên cứu và 
dân số nghiên cứu, với các kiểu hình phân bố bệnh khác nhau. Nhiều nghiên 
cứu cho thấy nhạy cảm ngà thường gặp nhất ở nhóm răng hàm nhỏ và răng 
hàm lớn thứ nhất, ít gặp nhất ở nhóm răng cửa và răng hàm lớn thứ hai hàm 
trên. Bên cạnh đó, nghiên cứu lại ghi nhận nhạy cảm ngà thường gặp nhất ở 
răng nanh và các răng hàm nhỏ [4],[13],[15],[17],[18],[19],[20]. 
Trên 90% vị trí nhạy cảm ngà là ở vùng cổ răng mặt ngoài [18]. Nhạy 
cảm ngà thường biểu hiện tại một vùng ngà răng bị lộ do mất lớp men răng 
hoặc xê-măng che phủ và tụt lợi. Chải răng được cho là nguyên nhân gây tụt 
lợi nhiều hơn là làm mòn men răng. Không phải cứ ngà bị lộ là có nhạy cảm 
[21]. Nhạy cảm xảy ra khi lớp mùn ngà hay nút ống ngà bị mất đi, các ống 
ngà bị mở. Đối với vai trò của mảng bám răng, còn có những kết luận trái 
ngược: Một số tác giả cho rằng mảng bám răng không là một yếu tố có ý 
nghĩa đối với nhạy cảm ngà; bệnh nhân nhạy cảm thường có kiểm soát mảng 
bám tốt [22]. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tích tụ mảng 
bám có thể là một yếu tố góp phần làm mất khoáng bề mặt răng và làm lộ các 
ống ngà mở [23]. Nhạy cảm ngà gặp nhiều hơn ở bệnh nhân bị viêm quanh 
răng, đặc biệt sau khi điều trị cạo cao răng, cạo láng mặt chân răng hoặc phẫu 
thuật nha chu [13],[24]. Tuy nhiên, đa số trường hợp, nhạy cảm chỉ tồn tại 
trong khoảng thời gian ngắn bởi vì những ống ngà này nhanh chóng được che 
lấp bởi canxi và phốt-phát của nước bọt hay bởi mảng bám răng. Nhạy cảm 
ngà cũng có thể xảy ra sau tẩy trắng răng hay trám răng [25],[26]. 
1.1.4. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà trên thế giới và tại Việt nam 
1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà trên thế giới 
7 
Để khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà về mặt dịch tễ học, hầu hết các tác 
giả trên thế giới đều sử dụng bảng câu hỏi. Tỉ lệ phần trăm nhạy cảm ngà dao 
động trong mức 2,8% - 68%. Phần lớn các nghiên cứu đều ghi nhận đau do 
lạnh là kích thích phổ biến nhất trong nhạy cảm ngà, tiếp theo kích thích 
chua. Nghiên cứu in vivo đã cho thấy nước ép trái cây như cam, táo và sữa 
chua có thể làm hòa tan lớp mùn ngà gây nên sự nhạy cảm nhanh chóng và 
thường xuyên khi bị kích thích chua [27]. Tuy nhiên, tác giả Rees và Addy lại 
cho rằng nóng là kích thích phổ biến thứ hai. Sự khác biệt này có liên quan 
đến chế độ ăn dựa trên cơ sở sự khác biệt về chủng tộc, nền kinh tế, văn hóa 
và xã hội. Nhìn chung, những nghiên cứu khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà 
chỉ bằng bảng câu hỏi cho kết quả cao hơn và không đáng tin cậy bằng các 
nghiên cứu lâm sàng như nghiên cứu của Ye, 2012 ở người Trung Quốc 
trưởng thành cho thấy trong 2120 đối tượng tham gia nghiên cứu có 804 
người (37,9%) than phiền về những triệu chứng của nhạy cảm ngà trong bảng 
câu hỏi nhưng chỉ có 723 người (723/804) đáp ứng với thử nghiệm lâm sàng 
bằng phương pháp kích thích luồng hơi [28]. Tương tự như vậy, kết quả 
nghiên cứu của Que, 2010 cũng cho thấy tỉ lệ phần trăm nhạy cảm ngà được 
ghi nhận trong bảng câu hỏi 41,7% và 25,5% khi thử nghiệm lâm sàng [29]. 
Chính vì vậy, một số tác giả đề nghị sử dụng kết hợp bảng câu hỏi cùng với 
các phương pháp đánh giá lâm sàng (gồm chủ yếu là sử dụng ít nhất 2 
phương pháp kích thích để đánh giá) nhằm xác định chính xác tỉ lệ nhạy 
cảm ngà thật sự. Các đối tượng nếu ghi nhận có nhạy cảm ngà qua trả lời 
bảng câu hỏi sẽ được tiếp tục đánh giá trên lâm sàng. 
1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà tại Việt nam 
Năm 2010, Nguyễn Thị Từ Uyên thực hiện khảo sát trên 500 sinh viên 
Đại học Y Dược TP HCM tuổi từ 18 - 28, kết quả cho thấy khi đánh giá tình 
trạng nhạy cảm ngà đối với hai loại kích thích là sử dụng thám trâm và thổi 
8 
hơi: 48% có biểu hiện nhạy cảm với một trong hai hoặc cả hai loại kích thích, 
trong đó phổ biến nhất gặp ở nhóm răng hàm nhỏ [7]. Sau đó, Đoàn Hồ Điệp, 
2012 tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà răng trên 100 đối tượng tuổi từ 18 - 28 có 
nhu cầu tẩy trắng răng tại nhà, có sức khỏe toàn thân và răng miệng khỏe 
mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân không có nhạy cảm ngà 
trong điều kiện không kích thích, tỷ lệ bệnh nhân có nhạy cảm ngà với kích 
thích luồng hơi hoặc kích thích lạnh là 47% (2% nhạy cảm với kích thích 
luồng hơi, 45% nhạy cảm với kích thích lạnh), tất cả các trường hợp nhạy 
cảm đều ở mức độ nhẹ (mức độ 1) [3]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhạy cảm 
ngà ở răng cửa cao hơn một cách có ý nghĩa so với răng nanh, không có khác 
biệt về tỷ lệ và mức độ nhạy cảm giữa bên phải và bên trái, tỷ lệ nhạy cảm 
ngà ở nữ cao hơn ở nam, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
Trong một điều tra khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà trên 2392 cán bộ, 
công nhân công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tống 
Minh Sơn, 2012 ghi nhận tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07%, nam mắc nhiều 
hơn nữ, lứa tuổi trên 40 có tỷ lệ mắc cao nhất (50,23%), tổn thương chủ yếu 
là mòn cổ răng (70%), và vị trí răng hay gặp là nhóm răng hàm nhỏ, đặc biệt 
là răng hàm nhỏ thứ nhất (31,78%) [8]. Đến 2013, Tống Minh Sơn khảo sát 
tiếp tình trạng nhạy cảm ngà răng trên 155 nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân 
thọ tại Hà Nội đã ghi nhận tỷ lệ người có nhạy cảm ngà răng là 47,29%, 
thường gặp ở nữ (90,05%) cao hơn so với ở nam (25,49%), tổn thương mòn 
cổ răng chiếm tỷ lệ cao nhất (71,15%), tiếp theo là mòn mặt nhai (23,08%), 
và mòn rìa cắn (5,77%), 74,52% tổn thương mòn răng ở mức độ 2, kỹ thuật 
chải răng ngang và việc sử dụng thức ăn chua có mối liên quan thuận với tỷ lệ 
người có nhạy cảm ngà răng [9]. 
Gần đây tại Việt nam số lượng báo cáo về tỉ lệ hiện mắc nhạy cảm ngà 
liên tục gia tăng và nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng cao. Chính vì 
9 
vậy, việc chẩn đoán chính xác tình trạng nhạy cảm ngà để có hướng điều trị 
nhằm cải thiện tình trạng ê buốt, khó chịu cho bệnh nhân là vấn đề mà các 
chuyên gia Răng Hàm Mặt rất quan tâm. Các phương pháp chẩn đoán nhạy 
cảm ngà cũng được nghiên cứu sao cho việc đánh giá nhạy cảm ngà  ... chỉnh hơn về 
phương pháp chăm sóc răng miệng (4) Nên được can thiệp chăm sóc răng 
miệng, lấy cao răng, cạo láng mặt chân răng, thực hiện phục hồi một cách 
đúng kỹ thuật bởi bác sĩ. 
 MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
LỜI CẢM ƠN 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
MỤC LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
DANH MỤC HÌNH 
DANH MỤC SƠ ĐỒ 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 
1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà, dịch tễ học, phân bố nhạy cảm ngà, tình 
hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam .............................................. 3 
1.1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà ................................................................... 3 
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học ......................................................................... 5 
1.1.3. Phân bố nhạy cảm ngà ...................................................................... 5 
1.1.4. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà trên thế giới và tại Việt nam... 6 
1.2. Cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân, yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà và 
một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhạy cảm ngà ..................................... 9 
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................... 9 
1.2.2. Nguyên nhân gây ra nhạy cảm ngà ................................................... 12 
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhạy cảm ngà răng .............. 16 
1.2.4. Các yếu tố khởi phát gây ra nhạy cảm ngà ..................................... 17 
1.3. Một số phương pháp và thang điểm đánh giá nhạy cảm ngà ............ 18 
1.3.1. Một số phương pháp đánh giá nhạy cảm ngà răng trên lâm sàng .. 18 
1.3.2. Một số thang điểm đánh giá nhạy cảm ngà răng ............................. 25 
1.4. Cơ chế, tác nhân làm giảm nhạy cảm ngà và một số phương pháp 
kiểm soát, dự phòng, điều trị nhạy cảm ngà ............................................... 29 
 1.4.1. Cơ chế làm giảm nhạy cảm ngà ....................................................... 29 
1.4.2. Một số tác nhân làm giảm nhạy cảm ngà ........................................ 30 
1.4.3. Một số phương pháp kiểm soát, dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà 
 ............................................................................................................ 33 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 42 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 42 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu điều tra cộng đồng ...................................... 42 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ................................... 42 
2.2. Cỡ mẫu. ................................................................................................... 44 
2.2.1. Cỡ mẫu của nghiên cứu điều tra cộng đồng ................................... 44 
2.2.2. Cỡ mẫu của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ................................ 45 
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 46 
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra cộng đồng ................................. 46 
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sang .............................. 49 
2.4. Thời gian – Địa điểm nghiên cứu. ........................................................ 57 
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. ..................................... 57 
Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................... 60 
3.1. Kết quả nghiên cứu cộng đồng .............................................................. 60 
3.1.1. Tỷ lệ và mức độ nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại nội 
thành và ngoại thành TP HCM ................................................................. 60 
3.1.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................. 63 
3.1.3. Các yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà răng ........................................ 64 
3.1.4. Tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà trên các răng ................................. 65 
3.1.5. Một số yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan ..................................... 66 
3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ........................................... 74 
3.2.1. Mức độ nhạy cảm ngà với kích thích cọ xát và kích thích luồng hơi 
của bốn nhóm tại 5 thời điểm nghiên cứu ................................................. 75 
3.2.2. So sánh mức độ nhạy cảm ngà của bốn nhóm tại 5 thời điểm nghiên 
cứu với kích thích cọ xát và kích thích luồng hơi ..................................... 77 
 3.2.3. Hiệu quả giảm nhạy cảm ngà với kích thích cọ xát và kích thích 
luồng hơi của bốn nhóm qua 5 thời điểm nghiên cứu .............................. 80 
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 89 
4.1. Bàn luận về nghiên cứu cộng đồng ....................................................... 89 
4.1.1. Bàn luận về tỷ lệ nhạy cảm ngà răng .............................................. 89 
4.1.2. Bàn luận về mức độ nhạy cảm ngà răng ......................................... 90 
4.1.3. Bàn luận về đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................... 92 
4.1.4. Bàn luận về các yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà răng ..................... 94 
4.1.5. Bàn luận về sự phân bố nhạy cảm ngà trên các răng ...................... 95 
4.1.6. Bàn luận về một số yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan ................. 98 
4.2. Bàn luận về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng .................................. 107 
4.2.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu .......................................... 107 
4.2.2. Bàn luận về mức độ nhạy cảm ngà ............................................... 112 
4.2.3. Bàn luận về chỉ số hiệu quả giảm nhạy cảm ngà qua chỉ số Yeaple 
(cường độ lực cọ xát gây khởi phát nhạy cảm ngà) và chỉ số VAS (mức độ 
nhạy càm ngà) ......................................................................................... 113 
4.2.4. Bàn luận về Hiệu quả điều trị của 4 loại kem đánh răng qua số răng 
được cải thiện sau khi can thiệp .............................................................. 114 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 118 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
PHỤ LỤC 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
 DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Các nghiên cứu dịch tễ về nhạy cảm ngà ..................................... 5 
Bảng 1.2. Bảng tóm tắt các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. .......... 12 
Bảng 1.3. Thang đo Schiff .......................................................................... 27 
Bảng 1.4. Thang đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ Yeaple Probe 28 
Bảng 1.5. Thang mô tả nhạy cảm ngà kết hợp Orchardson và Collin, 1987
 ..................................................................................................... 28 
Bảng 1.6. Chiến lược điều trị NCN với các tác nhân chống nhạy cảm ngà .. 31 
Bảng 1.7. Bảng tóm tắt các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các loại KĐR 
chứa hoạt chất chống nhạy cảm ngà ........................................... 33 
Bảng 1.8. Tóm tắt quy trình khám, chẩn đoán, dự phòng và điều trị NCN .... 41 
Bảng 2.1. Tóm tắt thang điểm mô tả mức độ nhạy cảm ngà kết hợp ......... 54 
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở nam và nữ ........................................ 60 
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở các nhóm tuổi .................................. 60 
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo các nhóm trình độ học vấn ... 61 
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo nhóm nghề nghiệp (%) ......... 61 
Bảng 3.5. Tần số và tỷ lệ phần trăm các biến số của mẫu nghiên cứu ....... 63 
Bảng 3.6. Số răng còn tồn tại trên hai hàm của toàn bộ mẫu nghiên cứu ... 64 
Bảng 3.7. Mô tả tỷ lệ về một số thói quen ăn uống và dinh dưỡng (n; %) . 69 
Bảng 3.8. Mô tả tỷ lệ về một số thói quen vệ sinh răng miệng (n; %) ....... 70 
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến khám và điều trị răng miệng. ........ 72 
Bảng 3.10. Kết quả phân tích một số yếu tố liên quan nhiều với nhạy cảm 
ngà theo mô hình hồi quy logistic............................................... 73 
Bảng 3.11. Tóm tắt cỡ mẫu nghiên cứu theo từng thời điểm nghiên cứu ..... 74 
Bảng 3.12. Trung bình điểm số cường độ lực cọ xát và trung bình mức độ 
nhạy cảm ngà của 4 nhóm tại 5 thời điểm .................................. 75 
Bảng 3.13. Số răng được cải thiện ở 4 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm 
 đối với kích thích cọ xát (Số răng, %) ........................................ 84 
Bảng 3.14. Số răng được cải thiện ở 4 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm 
 đối với kích thích luồng hơi (Số răng, %). .................................. 85 
Bảng 3.15. Hiệu quả điều trị giữa các nhóm nghiên cứu qua các thời điểm 
 đối với kích thích cọ xát (Số răng, %). ....................................... 86 
 Bảng 3.16. Hiệu quả điều trị giữa các nhóm nghiên cứu qua các thời điểm 
 đối với kích thích luồng hơi (Số răng, %). ................................. 87 
Bảng 4.1. Tóm tắt tình hình nghiên cứu tỷ lệ nhạy cảm ngà ...................... 89 
Bảng 4.2. Các nghiên cứu về yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà .................... 94 
Bảng 4.3. Bảng tóm tắt các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các loại kem 
đánh răng chứa hoạt chất chống nhạy cảm ngà ........................ 111 
Bảng 4.4. Hiệu quả điều trị của 4 nhóm nghiên cứu đối với kích thích cọ 
xát và luồng hơi sau 8 tuần so với trước khi thử nghiệm (Số răng, 
%) .............................................................................................. 115 
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các mức độ nhạy cảm ngà răng ở TPHCM (%). .............. 61 
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà răng. ......................... 63 
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà ở răng hàm trên và hàm dưới ....... 64 
Biểu đồ 3.4. Số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi ................... 65 
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ 2 hàng cột về phân bố tỷ lệ mòn cổ răng (cột đỏ - phía 
trước) và co lợi (cột màu đen - phía sau) ở các răng (%) .......... 66 
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ 2 hàng cột về phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà ở các răng 
không tụt lợi (cột màu đen-phía trước) và các răng có tụt lợi (cột 
màu đỏ - phía sau) ..................................................................... 66 
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ 2 hàng cột về phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà ở các răng 
không mòn cổ răng (cột màu đen-phía trước) và các răng có 
mòn cổ răng (cột màu đỏ - phía sau) ......................................... 67 
Biểu đồ 3.8. Cường độ lực cọ xát gây khởi phát nhạy cảm ngà của bốn nhóm 
tại 5 thời điểm. ........................................................................... 75 
Biểu đồ 3.9. Mức độ nhạy cảm ngà theo thang VAS khi kích thích bằng 
luồng hơi ở bốn nhóm tại 5 thời điểm. ...................................... 77 
Biểu đồ 3.10. Hiệu quả tăng chỉ số Yeaple (cường độ lực cọ xát) của 4 nhóm tại 
các thời điểm (%). ....................................................................... 79 
Biểu đồ 3.11. Hiệu quả giảm chỉ số VAS (mức độ NCN) của 4 nhóm tại các 
thời điểm (%). ............................................................................ 80 
Biểu đồ 3.12. Tóm tắt cường độ lực cọ xát và mức nhạy cảm ngà ................ 81 
 DANH MỤC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu hiệu quả dự phòng và điều trị nhạy 
cảm ngà răng bằng các hoạt chất chống nhạy cảm ngà. ............... 58 
 DANH MỤC HÌNH 
Hình 1.1. Tụt lợi và mòn cổ răng gây nhạy cảm ngà ..................................... 4 
Hình 1.2. Hình ảnh ống ngà mở dưới kính hiển vi điện tử quét với độ phóng 
đại 4000 và 8000 lần ...................................................................... 4 
Hình 1.3. Các thuyết về sự dẫn truyền cảm giác của ngà răng ..................... 11 
Hình 1.4. Thuyết thủy động học Brannstrom và Astrom, 1963 ................... 11 
Hình 1.5. Tụt lợi khu trú và mất bám dính toàn bộ ..................................... 12 
Hình 1.6. Sự co kéo của phanh môi làm mô lợi di chuyển hơn bình thường 
 (giai đoạn sớm).............................................................................. 13 
Hình 1.7. Sự co kéo của phanh môi làm mô lợi di chuyển quá mức bình 
thường (giai đoạn tiến triển) ........................................................ 13 
Hình 1.8. Mòn răng răng .............................................................................. 14 
Hình 1.9. Mài mòn răng ............................................................................... 15 
Hình 1.10. Xói mòn răng (mòn hóa học) ........................................................... 15 
Hình 1.11. Tiêu cổ răng .................................................................................... 16 
Hình 1.12. Kích thích tác động gây nhạy cảm ngà (Orchardson R,2006) .... 18 
Hình 1.13. Phương pháp sử dụng thám trâm nha khoa . ................................ 19 
Hình 1.14. Thước đo nhạy cảm ngà VAS ...................................................... 25 
Hình 1.15. Phương thức hoạt động của tác nhân giảm nhạy cảm ngà theo 
thuyết thuỷ động học .................................................................... 29 
Hình 1.16. Bậc thang dự phòng nhạy cảm ngà dựa theo mô hình phân cấp 
 của Tổ chức Y tế thế giới .............................................................. 33 
Hình 1.17. Bề mặt ngà sau điều trị với Gluma .............................................. 36 
Hình 1.18. Bề mặt ngà sau khi áp KĐR chứa Natri monofluorophosphate .. 37 
Hình 1.19. Bề mặt ngà sau điều trị với Amorphous canxi phosphat (ACP) 38 
Hình 1.20. Bề mặt ngà sau điều trị với Strotium Acetate 8% ...................... 39 
Hình 2.1. Phương pháp sử dụng thám trâm nha khoa .................................. 46 
 Hình 2.2. Phương pháp kích thích bằng luồng hơi ....................................... 47 
Hình 2.3. Dụng cụ khám ............................................................................... 49 
Hình 2.4. Thám trâm điện tử Yeaple probe đo lực cọ xát ............................ 49 
Hình 2.5. Bàn chải lông mềm 0,01mm ......................................................... 49 
Hình 2.6. Đồng hồ đo thời gian chải răng .................................................... 50 
Hình 2.7. Mã hóa kem đánh răng chống nhạy cảm ngà khác nhau .............. 51 
,18,19,22,24,25,29,30,31,39,40,42,50,51,56,57,65,67,68,69,77,79,80,81,82,83,85,86,87,89,90,92,93,94,96,97,100,102,103,104,109,113, 
1-5,8-13,15,17,20,21,23,26-28,32-38,41,43-49,52-55,58-64,66,70-76,78,84,88,91,95,98,99,101,105-108,110-
112,11 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tinh_trang_nhay_cam_ngca_rang_o_thanh_pho_ho_chi_min.pdf
  • pdf01-04-05 BIA LUAN AN TS - l_i cam =oan s_a t_i 15-6.pdf
  • pdf02Lời cảm ơn.pdf
  • pdf011T+TAI LIEU THAM KHAO+ HINH sua toi 15-11.pdf
  • pdf013PHỤ LỤC.pdf
  • pdf014DANH_SACH_B_NH_NH_N_D_U_T_N.pdf
  • pdfCONG_TRINH_KHOA_HOC_CONG_BO-OK.pdf