Mã mạng trên một số cấu trúc đại số

Mã mạng (network coding) là một kỹ thuật mạng, trong đó, dữ liệu

truyền được mã hoá và giải mã để tăng lưu lượng mạng, giảm độ trễ và làm cho

mạng ổn định hơn. Kỹ thuật mã mạng sử dụng phép toán học nào đó tác động lên dữ

liệu với mục đích làm giảm thiểu số phiên truyền dẫn giữa nút nguồn và nút đích, tuy

nhiên, nó sẽ đòi hỏi các nút trung gian và các nút đầu cuối phải xử lý nhiều hơn. Bài

báo này trình bày ý tưởng xây dựng mã mạng dựng dựa trên một số cấu trúc đại số

thông dụng như: các nhóm cộng trên đường cong elliptic; trên vành số  p; vành đa

thức, các nhóm nhân trên trường GF p ( ); trường đa thức.

pdf 8 trang dienloan 18200
Bạn đang xem tài liệu "Mã mạng trên một số cấu trúc đại số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mã mạng trên một số cấu trúc đại số

Mã mạng trên một số cấu trúc đại số
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 125
 MÃ MẠNG TRÊN MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐẠI SỐ 
Phạm Long Âu1, Nguyễn Bình2, 
Ngô Đức Thiện2,*, Nguyễn Lê Cường3 
Tóm tắt: Mã mạng (network coding) là một kỹ thuật mạng, trong đó, dữ liệu 
truyền được mã hoá và giải mã để tăng lưu lượng mạng, giảm độ trễ và làm cho 
mạng ổn định hơn. Kỹ thuật mã mạng sử dụng phép toán học nào đó tác động lên dữ 
liệu với mục đích làm giảm thiểu số phiên truyền dẫn giữa nút nguồn và nút đích, tuy 
nhiên, nó sẽ đòi hỏi các nút trung gian và các nút đầu cuối phải xử lý nhiều hơn. Bài 
báo này trình bày ý tưởng xây dựng mã mạng dựng dựa trên một số cấu trúc đại số 
thông dụng như: các nhóm cộng trên đường cong elliptic; trên vành số ;p vành đa 
thức, các nhóm nhân trên trường ( )GF p ; trường đa thức. 
Từ khóa: Mã mạng, Vô tuyến hợp tác, Vành số, Vành đa thức, Trường hữu hạn, Đường cong elliptic. 
 1. MỞ ĐẦU 
Năm 2000 một nhánh nghiên cứu rất thú vị được ra đời và càng lúc càng thu 
hút nhiều nhà nghiên cứu từ lý thuyết thông tin mã hóa đến mạng máy tính. Hướng 
nghiên cứu mới này là mã mạng (network coding). Khởi đầu từ bài báo của các tác 
giả R. Ahlswede, N. Cai, S. Y. Li & R. Young, “Network information flow” (IEEE. 
Trans on vol IT- 46, No. 4, pp 1204 - 1216, Jul 2000), cho đến nay mã mạng đã 
được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong truyền thông vô 
tuyến, truyền thông multicast [3], truyền thông unicast [4], truyền thông broadcast 
[5], mạng phân phối nội dung (CDN) [6], mạng cảm biến không dây [7], hệ thống 
truyền video trực tuyến qua mạng ngang hàng P2P [9], hay hệ thống LTE [8],... 
Mã mạng là một kỹ thuật toán học được sử dụng để nâng cao chất lượng, hiệu 
suất và khả năng mở rộng của mạng, cũng như khả năng chống lại các cuộc tấn 
công và nghe trộm. Thay vì chỉ đơn giản chuyển tiếp các gói thông tin nhận được 
như cách truyền thống, trong kỹ thuật mã mạng các nút của mạng sẽ kết hợp nhiều 
gói tin nhận được với nhau và tạo ra các gói mới để truyền. Kỹ thuật này đem lại 
một số lợi ích như tăng thông lượng, cải thiện độ tin cậy và tăng độ ổn định của 
mạng [10], [11]. 
Xét mô hình truyền tin giữa hai nút mạng là A và B trong hình 1. Nếu A và B 
cách xa nhau, việc truyền thông tin tin cậy rất khó thực hiện được, kể cả khi ta 
dùng mã kênh. 
Hình 1. Mô hình truyền tin giữa 2 nút. 
Trên thực tế, ta có thể đảm bảo việc truyền tin tin cậy giữa A và B người ta có 
thể dùng hệ thống vô tuyến hợp tác (cooperative radio - CR) [1], [2]. Hệ thống này 
cho phép cung cấp tốc độ truyền dẫn cao hơn trên hệ thống truy nhập vô tuyến 
cũng như khả năng tạo vùng phủ rộng hơn. 
Hệ thống CR sử dụng thêm một nút chuyển tiếp C (nằm giữa A và B), với quá 
trình truyền tin trải qua 4 pha như mô tả trong hình 2. 
A B 
a 
b 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
P. L. Âu, , N. L. Cường, “Mã mạng trên một số cấu trúc đại số.” 126 
Hình 2. Mô hình truyền tin vô tuyến hợp tác. 
Lưu ý: Các thông tin a (của A) cần truyền cho B và b (của B) cần truyền cho 
A được xem là các xâu bit (vector nhị phân n bit nằm trong không gian tuyến tính 
n chiều 
n
V ). 
Để tăng hiệu quả của hệ thống CR này mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cần thiết, 
vào năm 2000 Ahlswede [10] cùng một số nhà khoa học khác đã đưa ra ý tưởng 
dùng mã mạng như mô tả trong hình 3. 
Với mô hình này, quá trình truyền tin giữa A và B chỉ còn lại 3 pha sau (thay vì 
4 pha như thông thường). 
- pha 1: A phát bản tin a cho C. 
- pha 2: B phát bản tin b cho C. 
- pha 3: C nhận được ,a b và tạo ra c a b , sau đó, C phát quảng bá c cho A và B. 
+ A nhận được c và tạo ra bản tin cần nhận là b c a . 
+ B nhận được c và tạo ra bản tin cần nhận là a c b . 
Hình 3. Mô hình truyền tin sử dụng mã mạng. 
Nhận xét: 
Cách thức liên lạc này vẫn đảm bảo độ tin cậy cần thiết những hiệu quả cao 
hơn nhờ giảm được một pha liên lạc. 
C tạo ra thông tin quảng bá c a b (sử dụng phần che giấu dữ liệu dùng 
mặt nạ cộng nhưng không thực hiện với mục đích bảo mật). 
2. MÃ MẠNG TRÊN MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐẠI SỐ 
Dựa trên mô hình mã mạng như trong hình 3, trong phần này, chúng tôi đề xuất 
ý tưởng xây dựng mã mạng dựa trên một số cấu trúc đại số thông thường. 
2.1. Mã mạng trên đường cong elliptic 
Đường cong elliptic dạng Weierstrass trên 
p
 với p nguyên tố được mô tả bởi 
phương trình sau [12]: 
 2 3 mody x ax b p (1) 
Với *,
p
a b  (nhóm nhân trên 
p
 ). 
Chú ý: a và b ở đây là hệ số của đường cong elliptic trong biểu thức (1). 
a pha 1 
A B C 
pha 2 b 
pha 3 pha 3 
c a b 
b c a 
a c b 
a pha 1 
A B 
C 
pha 2 b 
b pha 3 pha 4 a 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 127
Điều kiện tồn tại nhóm cộng ( , )
p
E a b trên đường cong elliptic này là khi và chỉ 
khi thỏa mãn điều kiện của định thức như sau [12]. 
 3 2(4a 27 )mod 0b p (2) 
Nếu ta coi thông tin cần truyền là các điểm của nhóm cộng ( , )
p
E a b trên đường 
cong elliptic, thì ý tưởng thực hiện mã mạng ta có thể xây dựng một hệ thống CR 
như sau: 
Hình 4. Mã mạng dựa trên đường cong elliptic. 
Nhận xét: Vì ( , )
p
E a b là một nhóm cộng các điểm trên đường cong elliptic, nên 
với các điểm thông tin 
1
M và 
2
M , hai bên liên lạc A và B luôn có thể xác định 
được các điểm đối: 
1 2
; ( , )
p
M M E a b và như vậy chúng luôn có thể tính được 
các thông tin cần nhận. 
* Ví dụ 1: Chọn đường cong elliptic: 2 3 1mod17y x x 
Ta có: 1; 1; 17a b p . Xét điều kiện tồn tại: 
3 2 3 2(4a 27 )mod (4.1 27.1 )mod17 14 0b p 
thỏa mãn điều kiện (2). 
Nhóm cộng 
17
(1,1)E xây dựng từ phần tử sinh ( , ) (0,1)P x y P như sau [12]: 
17
(1,1) { (0,1),2 (13,1), 3 (4,16), 4 (9,12), 5 (16, 4), 6 (10,12), 7 (6, 6),
8 (15,12), 9 (11, 0),10 (15, 5),11 (6,11),12 (10, 5),13 (16,13),
14 (9, 5),15 (4,1),16 (13,16),17 (0,16),18 (0)}
E P P P P P P P
P P P P P P
P P P P P
Thông tin cần truyền giữa A và B là các điểm trên đường cong elliptic. Quá 
trình truyền tin giữa A và B sử dụng CR thực hiện như sau. 
- pha 1: A phát bản tin 
1
3 (4,16)M P cho C. 
- pha 2: B phát bản tin 
2
9 (11,0)M P cho C. 
- pha 3: C nhận được 
1 2
,M M và tạo ra: 
3 1 2
12 (10,5)M M M P , sau đó 
C phát quảng bá 
3
M cho A và B. 
+ A nhận được 
3
M và tạo ra bản tin cần nhận là: 
2 3 1
12 3 9 (11,0)M M M P P P 
1
( , )
p
M E a b 
 2
( , )
p
M E a b 
pha 3 pha 3 
3 1 2
M M M 
3
( ( , ))
p
M E a b 
pha 1 pha 2 
2 3 1
M M M 
A B C 
1 3 2
M M M 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
P. L. Âu, , N. L. Cường, “Mã mạng trên một số cấu trúc đại số.” 128 
+ B nhận được 
3
M và tạo ra bản tin cần nhận là: 
1 3 2
12 9 3 (4,16)M M M P P P 
Phép cộng các điểm trên đường cong elliptic được mô tả trong [12]. 
2.2. Mã mạng trên 
p
Tương tự, nếu ta coi thông tin cần truyền giữa A và B là các số nguyên nằm 
trong 
p
 thì ta có thể xây dựng được CR với ý tưởng mã mạng như sau: 
Hình 5. Mã mạng dựa trên 
p
 . 
Nhận xét: Vì 
p
 là nhóm cộng (theo modulop ) của các số nguyên ,a b nên A 
và B hoàn toàn xác định được a và b , và như vậy, A và B luôn có thể tính 
được thông tin cần nhận [13], [14]. 
* Ví dụ 2: Xét 
31
31 {0,1,2,..., 30}p  
- pha 1: A phát bản tin 13a cho C. 
- pha 2: B phát bản tin 25b cho C. 
- pha 3: C nhận được ,a b và tạo ra: ( )mod 31 (13 25)mod 31 7c a b , sau 
đó, C phát quảng bá c cho A và B. 
+ A nhận được 7c và tạo ra bản tin cần nhận là: 
( )mod (7 13)mod31 (7 18)mod31 25b c a p 
 Chú ý: 13mod 31 18mod 31  
+ B nhận được 7c và tạo ra bản tin cần nhận là: 
( )mod (7 25)mod31 (7 6)mod31 13a c b p 
 Chú ý: 25mod31 6mod31  
2.3. Mã mạng trên vành đa thức 
2
[ ] / 1nx x  
Nếu ta coi thông tin cần truyền giữa A và B là các đa thức ( )
a
f x và ( )
b
f x 
(
2
( ), ( ) [ ] / 1n
a b
f x f x x x  ), khi đó ta có thể tạo được CR sử dụng mã mạng như 
hình 6 dưới đây. 
Hình 6. Mã mạng dựa trên 
2
[ ] / 1nx x  . 

p
a pha 1 pha 2 
p
b 
pha 3 pha 3 
( )
p
c a b 
b c a 
A B C 
a c b 
( )
a
f x pha 1 pha 2 ( )
b
f x 
pha 3 pha 3 
( ) ( ) ( )
c a b
f x f x f x 
( ) ( ) ( )
b c a
f x f x f x 
A B C 
( ) ( ) ( )
a c b
f x f x f x 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 129
Nhận xét: Vì các đa thức ( )
a
f x và ( )
b
f x là các phần tử trong nhóm cộng các đa 
thức (theo modulo 1nx ) nên luôn tồn tại các đa thức ( )
a
f x và ( )
b
f x [13] và 
như vậy A và B luôn có thể xác định được thông tin cần nhận của chúng. 
* Ví dụ 3: Chọn 5n xét vành đa thức 5
2
[ ] / 1x x  . 
- pha 1: A phát bản tin 3( ) 1
a
f x x x cho C. 
- pha 2: B phát bản tin 3 4( ) 1
b
f x x x cho C. 
- pha 3: C nhận được ( ), ( )
a b
f x f x và tạo ra 
3 3 4 4( ) ( ) ( ) 1 1
c a b
f x f x f x x x x x x x 
 sau đó, C phát quảng bá 4( )
c
f x x x cho A và B. 
+ A nhận được ( )
c
f x và tạo ra bản tin cần nhận là 
4 3 3 4( ) ( ) ( ) (1 ) 1
b c a
f x f x f x x x x x x x 
+ B nhận được ( )
c
f x và tạo ra bản tin cần nhận là: 
4 3 4 3( ) ( ) ( ) (1 ) 1
a c b
f x f x f x x x x x x x 
2.4. Mã mạng sử dụng nhóm nhân 
2.4.1. Mã mạng trên GF(p) 
Với p là số nguyên tố, các thông tin là , ( )a b GF p . Khi đó, ta có thể dùng 
mô hình CR với mã mạng như sau: 
Hình 7. Mã mạng dựa trên GF(p). 
Nhận xét: Vì , ( )a b GF p và * ( ) \ {0}
p
GF p  là một nhóm nhân cyclic cấp 
1p , nên luôn tồn tại các phần tử nghịch đảo 1a và 1b . Như vậy, A và B luôn 
có thể tính được thông tin cần nhận [13], [14]. 
* Ví dụ 4: Xét *
17
17 {1,2,3,...,16}p  
- pha 1: A phát bản tin 6a cho C. 
- pha 2: B phát bản tin 7b cho C. 
- pha 3: C nhận được ,a b và tạo ra: . 6.7mod17 8c a b , sau đó C phát quảng 
bá c cho A và B. 
+ A nhận được 8c và tạo ra bản tin cần nhận là: 
 1. mod 8.3mod17 7b c a p ( 6a 1 3a ) 
+ B nhận được 8c và tạo ra bản tin cần nhận là: 
( )a GF p pha 1 pha 2 ( )b GF p 
pha 3 pha 3 
.c a b 
1.b ca 
A B C 
1.a cb 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
P. L. Âu, , N. L. Cường, “Mã mạng trên một số cấu trúc đại số.” 130 
 1. mod 8.5mod17 6a cb p ( 7b 1 5b ) 
Chú ý: các phép toán trên ( )GF p thực hiện theo modulo của .p 
2.4.2. Mã mạng trên trường đa thức 
2
[ ] / ( )x g x 
Giả sử ( )g x là một đa thức nguyên thủy bậc m trong phân tích của nhị thức 
1nx và khi đó 
2
[ ] / ( )x g x là một trường các đa thức. Trong trường hợp này, ta 
coi thông tin cần truyền từ A tới B là đa thức ( )
a
f x và từ B đến A là ( )
b
f x với 
deg ( ) 1
a
f x m ;deg ( ) 1
b
f x m , vì 
2
( ), ( ) [ ] / ( )
a b
f x f x x g x  nên luôn tồn 
tại và tính được 1( )
a
f x và 1( )
b
f x (có thể tính theo thuật toán Euclide mở rộng). Vì 
vậy, ta có thể xây dựng CR với mã mạng như sau: 
Hình 8. Mã mạng dựa trên trường đa thức. 
Nhận xét: C tạo ra thông tin quảng bá ( ) ( ) ( )
c a b
f x f x f x (sử dụng phương pháp 
che giấu dữ liệu dùng mặt nạ nhân nhưng không dùng để bảo mật). 
* Ví dụ 5: Chọn 5n ta có 5 1x có phân tích như sau: 
5 2 3 4
1 2
1 (1 )(1 ) ( ). ( )x x x x x x g x g x 
Xét trường: 2 3 4
2 2 2
[ ] / ( ) [ ] / (1 )x g x x x x x x 
Với 
2
deg ( ) 4m g x 
Quá trình truyền tin: 
- pha 1: A phát bản tin 2( ) 1
a
f x x x cho C. 
- pha 2: B phát bản tin 2( ) 1
b
f x x cho C. 
- pha 3: C nhận được ( ), ( )
a b
f x f x và tạo ra ( )
c
f x 
2 2 2
2
( ) ( ). ( )mod ( ) (1 )(1 )
c a b
f x f x f x g x x x x x 
 sau đó, C phát quảng bá 2( )
c
f x x cho A và B. 
+ A nhận được ( )
c
f x và tạo ra bản tin cần nhận là: 
1 2 3 2
2 2
( ) ( ) ( )mod ( ) (1 )mod ( ) 1
b c a
f x f x f x g x x x g x x 
+ B nhận được ( )
c
f x và tạo ra bản tin cần nhận là: 
1 2 2 2
2 2
( ) ( ) ( )mod ( ) ( )mod ( ) 1
a c b
f x f x f x g x x x x g x x x 
Chú ý: 
 + 2 1 3( ) 1 ( ) 1
a a
f x x x f x x  
( )
a
f x pha 1 pha 2 ( )
a
f x 
pha 3 pha 3 
 ( ) ( ) ( )
c a b
f x f x f x ( ) ( ) ( )
c a b
f x f x f x 
A B C 
1( ) ( ) ( )
b c a
f x f x f x 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 131
 + 2 1 2( ) 1 ( )
b b
f x x f x x x  
 + Các phép tính khi lấy modulo theo 2 3 4
2
( ) 1g x x x x x ta coi: 
 4 2 31x x x x . 
 3. KẾT LUẬN 
Bài báo đưa ra một số ý tưởng xây dựng mã mạng trên năm cấu trúc đại số: 
trên đường cong elliptic; vành số p ; vành đa thức; trường ( )GF p và trên trường 
đa thức. 
Ngoài các cấu trúc trên, có thể mở rộng ý tưởng mã mạng trên cấu trúc đại số 
khác như vành ma trận 
Các nội dung trong bài báo mới chỉ là các đề xuất sử dụng một số cấu trúc đại 
số trong mã mạng hay vô tuyến hợp tác, hiệu quả của các vô tuyến hợp tác này như 
thế nào thì cần phải có các đánh giá và khảo sát trên từng cấu trúc đại số cụ thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. A. Nosratinia, T. Hunter and A. Hedayat, “Cooperative communication in wireless 
networks”, Communication Magazine, IEEE, vol. 42, Oct 2004, pp.74 – 80. 
[2]. X. Tao, X. Xu, and Q. Cui, “An overview of cooperative communications”, 
Communications Magazine, IEEE, vol. 50, June 2012, pp. 65-71. 
[3]. T. Ho, M. Medard, R. Koetter, D. Karger, M. Effros, J. Shi, and B. Leong, “A 
random linear network coding approach to multicast,” IEEE Transactions on 
Information Theory, vol. 52, pp. 4413-4430, Oct, 2006. 
[4]. N. Ratnakar, D. Traskov, and R. Koetter, “Approaches to network coding for 
multiple unicast,” in Communications, 2006 International Zurich Seminar on, 
pp.70-73, Oct 2006. 
[5]. X. Wang, W. Guo, Y. Yang, and B. Wang, “A secure broadcasting scheme with 
network coding,” Communications letters, IEEE, vol. 17, pp.1435-1538, July 2013. 
[6]. Q. Li, J.-S Lui, and D.-M Chiu, “On the security and efficiency of content 
distribution via network coding,” Dependable and secure computing, IEEE 
Transactions on, vol. 9, pp. 211-221, March 2012. 
[7]. X. Yang, E. Dutkiewicz, Q. Cui, X. Tao, Y. Guo, and X. Huang, “Compressed 
network coding for distributed storage in wireless sensor networks,” in 
Communications and Information Technologies (ISCIT), 2012 International 
Symposium on, pp. 816-821, Oct 2012. 
[8]. Cuong Cao Luu, Dung Van Ta, Quy Trong Nguyen, Sy Nguyen Quy, Hung Viet 
Nguyen, (Oct 15-17, 2014), “Network coding for LTE-based cooperative 
communications”, the 2014 International Conference on Advanced Technologies for 
Communications (ATC), Hanoi, Vietnam. 
[9]. F. de Asis Lopez-Fuentes and C. Cabrera Medina, “Network coding for streaming 
video over p2p networks”, in Multimedia (ISM), 2013 IEEE International 
Symposium on, pp. 329-332, Dec. 2013. 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
P. L. Âu, , N. L. Cường, “Mã mạng trên một số cấu trúc đại số.” 132 
[10]. R. Ahlswede, N. Cai, S. Y. Li & R. Young, “Network information flow”. Information 
theory. IEEE. Trans on vol IT- 46, No. 4, pp 1204 - 1216, jul 2000. 
[11]. R. W. Yeung and Z. Zhang, “Distributed source coding for satellite 
communications”, IEEE Trans. Inform. Theory, vol. IT-45, pp. 1111–1120, 1999. 
[12]. Jean-Yves Chouinard - ELG 5373, “Secure Communications and Data Encryption, 
School of Information Technology and Engineering”, University of Ottawa, April 2002. 
[13]. Rudolf Lidl, Harald Niederreiter, “Finite Fields”, (Encylopedia of Mathematics and 
Its Appliaction; Volume 20. Section, Algebra), Addison-Wesley Publishing 
Company, 1983. 
[14]. Nguyễn Chánh Tú, “Lý thuyết trường và Galois”, Đại học Sư phạm Huế. 
ABSTRACT 
NETWORK CODING OVER SOME ALGEBRAIC STRUCTURES 
Network coding is a networking technique in which transmitted data is 
encoded and decoded to increase network throughput, reduce delays and make 
the network more robust. Network coding techniques use some mathematical 
manipulations on the data to minimize the number of transmission sessions 
between the source node and the destination node, but this requires more 
processing at intermediary nodes and terminal nodes. This paper presents some 
ideals constructing network coding based on some common algebraic structures 
such as addition groups on elliptic curve; on number ring; on polynomial ring, 
multiplicative groups on ( )GF p ; polynomial field. 
Keywords: Network coding, Cooperative radio, Number ring, Polynomial ring, Finite field, Elliptic curve. 
Nhận bài ngày 20 tháng 12 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 08 tháng 3 năm 2018 
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2018 
Địa chỉ: 1 Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II, Tổng cục An ninh, Bộ Công an; 
 2 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; 
 3 Đại học Điện lực. 
 * Email: thiennd@ptit.edu.vn. 

File đính kèm:

  • pdfma_mang_tren_mot_so_cau_truc_dai_so.pdf