Một số vấn đề văn hóa Islam giáo
Islam giáo là tôn giáo lớn nhất (khoảng 1,6 tỷ người), có
mặt ở hầu khắp các châu lục trên thế giới hiện nay. So với Do Thái
giáo, Bà La Môn giáo, Phật giáo và Công giáo, Islam giáo có tuổi
đời muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, thần học Islam giáo cũng như văn
hóa Islam giáo chịu ảnh hưởng rất nhiều từ một số tôn giáo ra đời
trước đó. Đồng thời, văn hóa Islam giáo chịu ảnh hưởng khá sâu
sắc bởi nền văn hóa những quốc gia và châu lục mà nó vắt ngang,
từ đó sản sinh ra văn hóa Islam giáo đa dạng với nhiều nét đặc thù
mà không một tôn giáo nào có được. Trong lịch sử cũng như hiện
tại, Islam giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của những quốc gia có người dân gia nhập tôn
giáo này. Bài viết này, trên cơ sở tư liệu chủ yếu từ cuốn sách
“Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng” (Phòng Nghiên cứu
Islam giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc, in lần thứ ba, Tề Lỗ thư xã ấn hành năm
1996, bản dịch Việt ngữ của Trần Nghĩa Phương) góp phần làm rõ
một số nội dung văn hóa của Islam giáo
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề văn hóa Islam giáo
106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG* MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ISLAM GIÁO Tóm tắt: Islam giáo là tôn giáo lớn nhất (khoảng 1,6 tỷ người), có mặt ở hầu khắp các châu lục trên thế giới hiện nay. So với Do Thái giáo, Bà La Môn giáo, Phật giáo và Công giáo, Islam giáo có tuổi đời muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, thần học Islam giáo cũng như văn hóa Islam giáo chịu ảnh hưởng rất nhiều từ một số tôn giáo ra đời trước đó. Đồng thời, văn hóa Islam giáo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền văn hóa những quốc gia và châu lục mà nó vắt ngang, từ đó sản sinh ra văn hóa Islam giáo đa dạng với nhiều nét đặc thù mà không một tôn giáo nào có được. Trong lịch sử cũng như hiện tại, Islam giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của những quốc gia có người dân gia nhập tôn giáo này. Bài viết này, trên cơ sở tư liệu chủ yếu từ cuốn sách “Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng” (Phòng Nghiên cứu Islam giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, in lần thứ ba, Tề Lỗ thư xã ấn hành năm 1996, bản dịch Việt ngữ của Trần Nghĩa Phương) góp phần làm rõ một số nội dung văn hóa của Islam giáo Từ khóa: Islam giáo, văn hóa Islam giáo, Muhammad, Kinh Koran. 1. Nguồn gốc của văn hóa Islam giáo 1.1. Tác động của các tôn giáo đến văn hóa Islam giáo 1.1.1. Ảnh hưởng của Do Thái giáo Người Ảrập và người Do Thái giáo đều thuộc tộc người Sêmit, cùng thờ Abraham làm tổ tiên. Do Thái giáo truyền bá vào bán đảo Ảrập trước Công nguyên mấy thế kỷ. Do Thái giáo cùng với lối sống của người Do Thái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của người Ảrập. Khi ra đời, Islam giáo tiếp thu và dung hợp hàng loạt tư tưởng, lễ nghi, giáo pháp của Do Thái giáo. Các tiên tri hoặc sứ giả nói đến trong * PGS.TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 107 107 Kinh Coran hầu hết là nhân vật kinh điển trong Do Thái giáo (Kinh Cựu Ước) như Adam, Noah, Abraham. Những câu chuyện trong Kinh Cựu Ước như Sáng thế, Hồng thủy, Adam và Eva phạm tội nguyên tổ, đều được đề cập đến trong Kinh Coran. Hai tôn giáo đều nhấn mạnh niềm tin độc thần, phản đối sùng bái ngẫu tượng, quan niệm về Thiên Đường và Hỏa Ngục. Vị trí và vai trò của nhà thờ, nghi thức cầu nguyện tập thể của Islam giáo rất giống với nghi thức lễ bái ở hội đường và ngày Sabat của Do Thái giáo. Muhammad, người sáng lập ra Islam giáo thừa nhận, Taurat (ngũ kinh của Do Thái giáo và Kitô giáo) là một kinh điển do Chân Chúa ban xuống; Mose là vị sứ giả Chân Chúa phái xuống truyền bá, do đó gọi tín đồ Do Thái giáo là “người có kinh sách” để phân biệt với tín đồ đa thần giáo và cũng để tạo sự ủng hộ của tín đồ Do Thái giáo trong cuộc đấu tranh với tín đồ đa thần giáo ở Mecca, một công việc mà khi bành trướng, Islam giáo phải đối đầu. Ngoài ra, trong quá trình truyền bá ra các châu lục Á, Âu, Phi, Islam giáo giữ thái độ khoan dung với các tôn giáo. Những người không phải là tín đồ Islam giáo (Muslim) chỉ cần nộp thuế thân là có quyền thực hành tôn giáo của mình. Thậm chí, một số người Do Thái vẫn được đảm nhận chức vụ quan trọng ở thủ đô hoặc ở tỉnh ngoài. Đồng thời, “từ giữa thế kỷ VIII về sau, đế quốc Islam ở thời kỳ này cực thịnh, xuất hiện cục diện văn hóa phồn vinh chưa từng có trong lịch sử do cộng đồng các dân tộc trong đế quốc sáng tạo nên. Nó đã kế thừa nền văn minh cổ đại của lưu vực sông Lưỡng Hà, lưu vực sông Nil và bờ phía đông Địa Trung Hải. Nó cũng đã hấp thụ dinh dưỡng của văn hóa Hy Lạp, văn hóa La Mã, trong đó tín đồ Do Thái giáo đóng góp một phần rất quan trọng. Trong thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVIII, người Ảrập và người Do Thái đã đem đến văn hóa cổ điển Hy - La kết quả mà họ đã hấp thu, kế thừa, phát triển từ văn hóa Islam giáo, giới thiệu vào Châu Âu, tạo tiền đề về tư tưởng cho phong trào văn hóa phục hưng Châu Âu các thế kỷ XIV và XV. Đặc biệt, ở Tây Ban Nha thời vương triều Umayyad (765 - 1031) đã xuất hiện một loạt học giả Do Thái kiệt xuất, trong số họ có nhà triết học, nhà thiên văn học, nhà toán học, nhà sử học, nhà thơ, nhà ngôn ngữ. Nhiều người viết công trình bằng tiếng Ảrập, thông qua những hoạt động phiên dịch và học thuật của họ, làm cho triết học, khoa học tự nhiên, y 108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 108 học, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật của Hy Lạp và Ảrập được giới thiệu vào Châu Âu, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây”1. 1.1.2. Ảnh hưởng của Kitô giáo Trước khi Islam giáo hiện diện, tư tưởng thần học của Kitô giáo và văn hóa Hy Lạp đã được tín đồ Kitô giáo giới thiệu cho người Ảrập trên bán đảo của họ. Đồng thời, giai đoạn đầu, người Muslim từng bị tầng lớp quý tộc Mecca bức hại phải đi lánh nạn ở một số vương quốc theo Kitô giáo, được các nước này giúp đỡ. Cho nên, tất nhiên họ chịu ảnh hưởng của Kitô giáo. Người Islam giáo cho rằng, Giêsu cũng là một sứ giả của Allah, được Chân Chúa khải thị sau Moses, có được sách Phúc Âm mà sáng lập ra Kitô giáo. Nhưng Islam giáo cũng chỉ trích Kitô giáo và Do Thái giáo là đã làm thay đổi Thánh Kinh, lấy cái giả làm rối loạn cái chính, che lấp cả chân lý, làm lại chính đạo. Ảnh hưởng của Kitô giáo đối với Islam giáo được thể hiện: “Trong Kinh Coran có nhắc tới Isã (Giêsu), Maryan (Maria), Zakarya (Zechariah), Tahya (Gioan Tẩy giả), v.v Đó là một số nhân vật, một số tình tiết và câu chuyện nổi tiếng trong Thánh Kinh Kitô giáo. Trong Kinh Coran, chúng ta cũng tìm thấy cách nói tương tự, ví dụ như “lạc đà và lỗ kim”, “xây nhà trên cát”, “người người đều phải thưởng thức hương vị của cái chết”, v.v Đặc biệt là một số câu chuyện trong Kinh Coran thời ở Mecca có nhiều chỗ giống với Phúc Âm Matthêu của Kitô giáo. Kinh Coran trong Islam giáo là lời của Chân Chúa cũng giống như thuyết Logos của Kitô giáo, những quan niệm về vườn Địa Đàng, Hỏa Ngục, thiên sứ, ma quỷ, về tư tưởng Mahdi, v.v đều rất gần gũi với quan điểm Kitô giáo. Nhưng Islam giáo phản đối thuyết Tam vị nhất thể. Theo họ, Giêsu không phải là Chân Chúa, cũng không phải là con của Thiên Chúa; Giêsu không phải bị giết, cũng không bị đóng đinh trên Thập giá; ngày phán xử cuối cùng, Giêsu sẽ ở bên cạnh Chân Chúa, v.v Theo Islam giáo, Tam vị nhất thể là trái ngược với tín điều cơ bản của tôn giáo độc thần. Về phương diện lễ nghi và thể chế tôn giáo, nghi thức cầu nguyện tập thể, trai giới, sắp đặt bàn thờ, bục giảng trong nhà thờ, v.v đều có cùng một nguồn gốc với Kitô giáo”2. 1.1.3. Ảnh hưởng của Bái hỏa giáo (Zoroaster) Bái hỏa giáo là tôn giáo của người Ba Tư cổ. Khi bị quân Muslim chinh phục vào giữa thế kỷ VII, người Ba Tư vẫn giữ tôn giáo của mình. Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 109 109 Việc Islam giáo hóa Ba Tư trải qua ba thế kỷ. Giáo lý cơ bản của Bái hỏa giáo thừa nhận trong vũ trụ có hai vị thần là thần Thiện Ahura và thần Ác Angra Maiayu. Thần Thiện được hiểu như thần sáng thế, ngược lại thần Ác là thần phá hoại. Thế giới là cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác. Cuộc đấu tranh có lúc thắng bại, nhưng cuối cùng, thần Thiện thắng thần Ác. Con người dựa vào một trong hai vị thần đó, và do vậy, số phận sẽ khác nhau. Đến ngày tận thế, những việc làm thiện ác của mỗi người sẽ nhận được báo ứng tốt xấu khác nhau. Theo Bái hỏa giáo, thế giới của người chết có ba tầng. Khi chết, con người phải đi qua một cái cầu dài bắc trên Hỏa Ngục. Người nào lúc sống làm việc thiện sẽ được gặp thần Thiện và được đưa đến sống ở Địa Đàng. Người làm việc ác qua cầu run sợ, bị đẩy xuống Hỏa Ngục, sung làm nô lệ cho thần Ác. Người có công tội như nhau, linh hồn ở giữa Thiên Đàng và Hỏa Ngục cho đến ngày phán xét cuối cùng. Giáo lý của Islam giáo cũng nói về cảnh giới trung gian giữa Thiên Quốc và Hỏa Ngục; cũng nói đến mọi người phải qua cầu trước ngày phán xử cuối cùng: “Nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn, chúng ta sẽ phát hiện thấy chế độ thế tập Imam và tính thiêng liêng của nó cùng với tư tưởng chính thể thần quyền mà phái Shiite chủ trương là cực kỳ giống với tư tưởng thần quang về linh hồn của phái Sufi, tư tưởng tự do ý chí của phái Qadr (Kadariyah) và phái Mustazilah, v.v có thể đều là bằng chứng về sự ảnh hưởng của Zoroaster giáo, hoặc có thể nói là ảnh hưởng của tư tưởng Ba Tư cổ trong Islam giáo”3. 1.1.4. Ảnh hưởng của Ngộ đạo giáo (Gnosti) và Xích giáo (Sikhism) Trong Islam giáo, nhất là trong giáo lý của phái Sufi thần bí, tư tưởng về vật chất, thể xác là cái ác; tư tưởng về linh hồn giáng nhập vào trần thế bị vật chất mê hoặc để dẫn đến các loại dục vọng; tư tưởng về linh hồn cần phải được làm trong sạch và giải thoát khỏi thể xác; tư tưởng chuyên cần tu luyện, thanh tâm quả dục được coi là con đường duy nhất thoát khỏi ham muốn vật chất làm trong sạch linh hồn, và cả tư tưởng con người chỉ khi nào nhận thức được chân lý, đạt được thần trí mới có thể thoát ra khỏi những cám dỗ của thế giới vật chất. Tất cả những tư tưởng Islam giáo đó rõ ràng đều ảnh hưởng từ Ngộ đạo giáo4. Xích giáo là sự hỗn dung giữa Islam giáo với Ấn Độ giáo, ra đời ở vùng Punjab phía bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI, người sáng lập là Gru Nanak (1469 - 1539). Tôn giáo này có nguồn gốc từ phong trào giữ 110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 110 vững đức tin thuần chính từ phía nam Ấn Độ phát triển lên phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ XIII. Sau thế kỷ XV, nó phát triển thành phong trào cải cách xã hội tôn giáo quy mô lớn. Phong trào quan niệm Bhagavat (Đức Thế Tôn/ Thích Ca Mâu Ni) và Allah là một thể thống nhất, mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế, chế độ phân biệt đẳng cấp, sùng bái ngẫu tượng, tu hành khổ hạnh, đề cao nhân ái và khoan dung, v.v Là một nhà lãnh đạo phong trào đức tin thuần chính, những quan niệm trên được Guru Nanak coi là nội dung cơ bản của tư tưởng luân lý và giáo lý của Xích giáo. Nhất thần luận của Xích giáo rất gần với nhất thần luận của Islam giáo, tuy nhiên thần của Xích giáo rộng hơn, tạo ra vũ trụ toàn trí, toàn năng. Chức năng tổ sư của Xích giáo cơ bản giống chức năng của đạo sư phái Sufi và các sứ giả trong Islam giáo. Tư tưởng nghiệp báo, luân hồi và giải thoát là sự pha trộn của giáo lý Ấn Độ giáo. Về tư tưởng luân lý, Xích giáo gần với tư tưởng của Islam giáo khi chủ trương bỏ sùng bái ngẫu tượng, nghi thức tôn giáo quá phiền phức, tu hành khổ hạnh, đề cao bình đẳng và tự lực cánh sinh. 1.2. Vai trò của văn hóa một số tộc người đối với văn hóa Islam giáo 1.2.1. Ảnh hưởng của văn hóa người Đột Quyết Người Đột Quyết từng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Ma Ni giáo và Cảnh giáo. Thế kỷ X, khi từ Trung Á tiến về phía tây gặp người Ả rập theo Islam giáo, nên họ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tôn giáo này. Hầu hết người Đột Quyết gia nhập Islam giáo để rồi dần đóng vai trò chủ yếu trong lịch sử của Islam giáo. Đột Quyết không phải là tộc người bị Muslim chinh phục. Mối quan hệ đan xen văn hóa giữa người Đột Quyết với Islam giáo là hết sức phức tạp và phong phú. Ở đây chỉ xin nêu một vài ví dụ. Một cống hiến vĩnh cửu của người Đột Quyết đối với Islam giáo là mang đến cho tôn giáo này sắc thái thần bí. Phái Sufi đã tìm được mảnh đất màu mỡ ở vùng Trung Á, quê hương của người Đột Quyết. Sau thế kỷ XIV, Trung Á trở thành cái nôi của giáo đoàn Sufi. Các giáo đoàn đều mang trong mình những thành phần dị giáo mãnh liệt và dấu ấn Saman giáo nổi bật. Một số giáo đoàn Sufi có nguồn gốc từ người Đột Quyết, chẳng hạn như giáo đoàn Nakshbandi có ảnh hưởng rất lớn ở Đế quốc Osman và Đế quốc Mogul. Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 111 111 “Cuối thời Phục hưng trung thế kỷ của Islam giáo, người Osman, người Shafawi và người Mogul sáng lập ra ba đế quốc lớn, đều khởi nguồn từ người Đột Quyết. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là tổ tiên của người Osman, bộ lạc Ugus ở Trung Á. Đế quốc của họ vắt ngang qua ba châu Á, Âu, Phi, trở thành người thừa kế chân chính của Đế quốc Caliph Ảrập và người bảo hộ thánh địa Muslim. Sự nỗ lực giữ gìn truyền thống và mở rộng lãnh thổ Islam giáo của họ đã được những người Muslim tôn phong họ là người bảo vệ niềm tin chính thống Islam kiên cường nhất. Vai trò và tác dụng của người Đột Quyết trong Islam giáo đã đạt đến đỉnh cao của người Osman”5. 1.2.2. Ảnh hưởng văn hóa của người Mông Cổ Thế kỷ XIII, đội quân thiết kỵ Mông Cổ từ Phương Đông qua sa mạc đánh chiếm thế giới Islam. Lúc này, Islam giáo đang ở trong tình trạng suy yếu. Địa vị tối cao của người Ảrập trong Islam giáo kết thúc với sự diệt vong của vương triều Abbas. Người Ảrập mất hẳn thế lực, các vương triều địa phương của người Đột Quyết, người Mông Cổ, người Ba Tư, người Buber thay nhau xuất hiện nhưng đều không đủ sức thống nhất toàn bộ thế giới Islam giáo. Hệ quả trực tiếp mà người Mông Cổ đem lại cho Islam giáo gồm hai vấn đề chính. Một là, các nhà giáo luật (Ulama) trong điều kiện hỗn loạn và suy thoái đã lấy việc bảo tồn và duy trì truyền thống tôn giáo làm nhiệm vụ chính. Điều này dẫn đến Islam giáo xa rời chính trị, quyền uy giáo lý tốt đẹp ngày một tăng, góp phần vào ổn định kết cấu xã hội. Hai là, diễn biến của thời cuộc dẫn đến phái Chính thống và phái Sufi thỏa hiệp với nhau. Các nhà giáo luật đi vào giáo đoàn Sufi hạn chế khuynh hướng tiêu cực của nó. Phái Sufi công khai thừa nhận quan niệm của phái Chính thống. Phái này được người Mông Cổ hoặc người Đột Quyết sử dụng khống chế được tư tưởng và sinh hoạt tôn giáo của tầng lớp Muslim lớp dưới. “Bắt đầu từ thế kỷ XIII, phái Sufi xây dựng một lối sống hay một phong cách sinh hoạt tôn giáo thịnh hành trong toàn bộ thế giới Islam giáo. Nó mang lại một luồng sinh khí tự mình phục hưng ngay từ trong lòng Islam giáo. Họ đã có những cống hiến không thể phủ nhận đối với việc thống nhất và củng cố thế giới Islam”6. Người Mông Cổ còn gián tiếp mang lại cho Islam giáo văn hóa một số tộc người. Dưới tác động cuộc xâm chiếm giữa người Mông Cổ, thế giới Islam giáo chia thành hai khu vực, lấy sông Euphrates làm ranh 112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 112 giới. Khu vực đông bắc lấy Iran làm trung tâm, phía tây kéo từ Tiểu Á đến giáp với Châu Âu, phía đông đến giáp với Ấn Độ. “Cuối thế kỷ XIII, Ba Tư đi theo Islam giáo. Từ đó, chính trị trong nước đi vào thời kỳ ổn định, văn hóa Muslim của Ba Tư được phục hưng. Thi ca, kiến trúc và mỹ thuật, bao gồm nghệ thuật hội họa đều có những tác phẩm kiệt xuất. Văn hóa Ba Tư có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Osman, người Mogul. Trong khu vực này, văn hóa Ba Tư thay thế văn học Ảrập, tiếng Ảrập chủ yếu dùng trong tôn giáo và các hoạt động có liên quan. Dưới sự dẫn dắt của văn hóa Ba Tư, những ngôn ngữ và văn học tiếng địa phương như tiếng Đột Quyết, tiếng Uốc Đu, cũng được phát triển”7. Khu vực tây nam từ Irắc kéo đến Bắc Phi và miền nhiệt đới Châu Phi. Ai Cập kế thừa ngôn ngữ và di sản văn hóa Ảrập, Cairo thay thế Bát Đa ... a, tranh luận giữa các học phái. Sau khi triều đại Mumluk sụp đổ, trung tâm thư pháp Islam giáo lại chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ. Người Thổ Nhĩ Kỳ còn coi trọng thư pháp hơn người Ảrập. Vua Selim I từng mời hàng loạt nhà thư pháp Ai Cập đến Thổ Nhĩ Kỳ giảng dạy, đào tạo chữ viết, hình thành một diễn đàn trao đổi về thư pháp nổi tiếng trong thế giới Islam giáo. “Thư pháp Islam giáo đến từ giá trị tinh thần cao thượng và sự tồn tại khách quan của Islam giáo. Ngược lại, nó cũng phản ánh mãnh liệt cái trụ cột tinh thần này của Islam giáo từ phương diện thời gian và không gian”12. Trải qua thời gian, thư pháp Islam giáo vượt ra khỏi sự sao chép Kinh Qur’an đi vào đời sống dân sinh. Các nhà nghệ thuật Islam giáo đem thư pháp ứng dựng vào các lĩnh vực nghệ thuật tạo hình như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, gốm sứ, dệt may, làm cho các sản phẩm này mang hồn Islam giáo. Nghệ thuật thư pháp Islam giáo tiếp thu văn minh Phương Đông và Phương Tây để phát triển. Khi giao lưu với văn hóa Trung Hoa, họ đưa cái đẹp thiên nhiên (cây, người, chim, thú) hòa trộn vào, tạo cho 118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 118 thư pháp Islam giáo sinh khí mới được người dân hoan nghênh. Thư pháp Islam giáo còn được đưa vào công nghệ khảm trai, khảm bạc, dát vàng, khiến nó dần trở thành nghệ thuật độc đáo, tạo vị thế xứng đáng trong kho tàng nghệ thuật thế giới. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia Islam giáo phục hưng thư pháp, tiêu biểu là Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này mở cuộc thi thư pháp Islam định kỳ. Tín đồ Islam giáo trên thế giới đều có thể tham dự. 2.4. Văn học Sufi Văn học Sufi do người phái Sufi thần bí vận dụng hình thức thơ ca, văn xuôi, truyện kể, v.v để biểu đạt niềm tin tôn giáo, tư tưởng triết học, quá trình tu luyện nội tâm và cả những thể nghiệm của mình. Văn học Sufi được sản sinh ra từ văn học Ảrập, dần phát triển thành một loại hình văn học độc lập. Dòng văn học này đến lượt nó lại là tiền đề cho thi ca thần bí Ba Tư và Đột Quyết phát triển. Vào thế kỷ X, al- Husain ibn Mansur al Hallaj, nhà triết học lớn của phái Sufi tuẫn nạn, ông truyền cho các đệ tử chạy về Hulosan. Văn học Sufi vì vậy đã vượt ra ngoài biên giới Ảrập, trở thành bộ phận quan trọng cấu thành của văn hóa Islam giáo. Dòng văn học này góp phần phát triển văn học Ảrập, cải cách nội dung truyền thống, tạo nên thư pháp nghệ thuật mới. Vì vậy, văn học Sufi được nhìn nhận là tinh túy và đỉnh cao của văn học Ảrập. “Văn học Sufi có những đặc điểm nổi bật là: 1- Biểu đạt niềm tin trung thành của phái Sufi đối với Allah độc nhất, bao gồm tình yêu thần thánh, kiên định khổ luyện tu hành để được hợp nhất với Chân Chúa và những thể nghiệm trong các giai đoạn tu trì khác nhau; ca ngợi sứ giả của Allah là Muhammad, luôn tưởng nhớ về thánh địa; tuyên truyền những phẩm chất tốt đẹp của Islam giáo. 2- Phái Sufi trọng tinh thần, trọng trực giác. Họ xem tâm linh là một thế giới rộng lớn, hiểu được tâm linh là con đường duy nhất của nhận thức. Văn học của họ rất chú trọng về miêu tả và phân tích tâm lý, có thể mỗi vị đạo sư Sufi đều là một nhà tâm lý xuất sắc. 3- Có khuynh hướng nội tâm rất đậm. Văn học Sufi không đặt nhiệm vụ cho mình phải miêu tả thế giới bên ngoài mà nó dành nhiều tâm trí, dụng công khắc họa những ý nghĩa và cảnh giới thể nghiệm nội tâm, những xao động linh hồn, mà cảm quan phi lý tính cảm nhận được. 4- Với nhà thơ Sufi, ngôn ngữ là thủ pháp, là sinh mệnh, là toàn bộ ý nghĩa, nhưng nó tuyệt đối không phải là mục đích. Nhà thơ dùng ngôn ngữ Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 119 119 mông lung hoặc trong suốt, thông tục hoặc quái dị, đau khổ hoặc hy vọng, để diễn đạt hành trình đi tìm kiểu ý nghĩa của sự sống và thời gian, tiền định và số mệnh của con người. Thể nghiệm nội tâm của mỗi vị đại sư đều hết sức độc đáo và phi thường. Bởi thế, những lời lẽ quen dùng, những cách nói bộc trực đối với họ trở nên nhạt nhẽo, không có sức thuyết phục. Thế là họ ngả theo hướng dùng thủ pháp tượng trưng và ẩn dụ, từ đó sáng tạo ra hàng loạt từ ngữ đặc thù của Sufi. Vì vậy, một số nhà phê bình xếp văn học Sufi vào loại văn học chủ nghĩa tượng trưng”13. Nói đến văn học Sufi không thể không nhắc đến văn xuôi, bởi nó cùng với thi ca là hai trụ cột chính của dòng văn học này. Văn xuôi Sufi đa dạng về hình thức như: điếu văn, cách ngôn, thư tín, cầu nguyện, độc thoại, v.v Trong khi đó, thơ ca Sufi lại đi vào những mảng khác như tình yêu của tín đồ đối với Allah, ca ngợi Allah và sứ giả của Người. Thơ cầu nguyện là một loại hình của thơ ca Sufi. Đây là lời kêu gọi khẩn thiết của tín đồ đối với Allah, mong đợi Người cứu giúp trong cơn khốn khổ, gian nan, nguy hiểm, cô đơn. 2.5. Truyền thuyết đăng tiêu Truyền thuyết đăng tiêu (lên Trời) kể về câu truyện Muhammad được thiên sứ Jibra’il đưa lên gặp Allah trong một đêm hết sức thiêng liêng. Nội dung truyền thuyết như sau: Năm con gái Fatima của Muhammad vừa tròn 9 tuổi, vào tối ngày 27 tháng Ramadan, thiên sứ Jibra’il đến truyền đạt ý chỉ của Allah, triệu gọi Muhammad. Muhammad hân hoan tuân lệnh, cưỡi ngựa bằng ngọc bay từ Mecca hướng thẳng đến Jerusalem. Sau khi uống sữa, Muhammad bước lên chiếc thang ngọc dựng đứng trên một khối đá lớn. Tại sứ sở của Allah, các thiên sứ đang đẩy bánh xe Mặt Trời. Họ luôn tay ném những khối tuyết vào Mặt Trời, trên bánh xe có hàng chữ: “Vạn vật không có Chúa, duy chỉ có Thượng đế Allah, Muhammad là sứ giả, Abu Bakr là bạn, Omar anh minh vĩ đại”. Cổng vào bảy tầng Trời đều có thiên sứ canh giữ, mỗi tầng đều có một thiên sứ cai quản. Đến tầng trời thứ bảy, Muhammad gặp Ibrahim và các con trai của Isma’il, Ishaq, Ya’kul đang ngồi vây quanh. Muhammad bái lạy họ, rồi ngồi vào bên phải của thiên sứ Jibra’il bay thẳng lên đỉnh Trời. Thiên sứ mời Tiên tri đi một mình lên phía trước, bởi do địa vị, Thiên sứ không thể đi cùng, nếu không sẽ bị ánh hào quang của Allah thiêu chết. Tiên tri cảm thấy hoảng sợ. Thiên sứ đưa tay đỡ Tiên tri. Theo lệnh truyền từ Allah, Thiên sứ lấy thảm trân châu, đệm mới mời Tiên tri ngồi 120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 120 rồi đặt vào trong biển sáng. Trải qua các biển sáng, Muhammad đến được bờ bên kia. Được sự giúp đỡ của Thiên sứ, Muhammad đi xuyên qua bảy vạn lớp bình phong bằng sắt, đến gần ngôi báu. Chỉ còn bình phong ngăn cách giữa Tiên tri và Allah. Allah ra lệnh kéo tấm bình phong lên, Muhammad bị chìm ngập trong ánh sáng vĩ đại của Allah, không thể ngắm nhìn Chân Chúa bằng con mắt trần tục, mà phải chiêm ngưỡng bằng con mắt của trái tim. Theo lệnh của Allah, Tiên tri đến gần, đặt tay lên cánh tay của Người, lập tức nhận biết được toàn bộ tri thức kiếp trước và kiếp sau, trong lòng vui sướng không nói lên lời. Allah giải thích cho Tiên tri việc sáng tạo ra con người, vai trò và vị trí của Tiên tri, ban cho ông dòng sông Kausar (nhiều phúc), ban cho dân tộc ông tính khoan dung, khảng khái và nhân từ, quy định thời gian cầu nguyện năm lần trong một ngày. Tiên tri cảm tạ vạn lần rồi theo con đường cũ trở lại Thiên Đường, cáo biệt các huynh đệ trên bảy tầng Thiên Đình. Thiên sứ Jibra’il đưa Tiên tri trở lại trần gian. Đến ấy, Tiên tri kể lại cho vợ con những điều mình chứng kiến14. Cùng với sự phổ cập và phát triển của Islam giáo, truyền thuyết đăng tiêu của Muhammad không ngừng được hoàn thiện với 40 truyền bản. Bản sớm nhất là của Ibn Abbas và Ibn Malik thế kỷ VII. Buhari và Muslim cũng đề cập đến vấn đề này trong thánh huấn. Ibn Ishage là người miêu tả truyền thuyết này dưới hình thức một câu chuyện, hình thành nên hình hài cơ bản về hai thế giới Thiên Đường và Địa Ngục. Sự thể hiện tường tận, chi tiết và sinh động thuộc về bản của Abbas. Phái Sufi tiếp cận và mang lại cho truyền thuyết đăng tiêu những sắc thái mới. Họ lấy truyền thuyết để miêu tả một cách hình tượng quá trình tu luyện nội tâm của phái Sufi, biểu đạt tư tưởng triết học, tồn tại đơn nhất, kiến chứng đơn nhất. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu: Giấc mộng đăng tiêu của Abu Yaqid của Bistami, Đêm Thiên đình của Ibn Arabi, Logic của chú chim của Atan. Truyền thuyết đăng tiêu còn dẫn ra một số bộ sử thi của Sana’i, Sách khoan dung của Maiali và Địa Ngục nổi loạn của Zaihawi. Truyền thuyết đăng tiêu sau này được dịch ra tiếng Ba Tư, tiếng Đột Quyết; giữa thế kỷ XIII được dịch ra tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh, tiếng Pháp và truyền vào Châu Âu. Một số học giả cho rằng, truyền Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 121 121 thuyết đăng tiêu có liên quan nhất định đến kiệt tác Thần khúc của thi hào Italia Đantê. 2.6. “Nghìn lẻ một đêm” với Islam giáo Văn hóa Islam giáo với nhiều nét đặc thù của văn hóa ba châu lục Á, Phi và Âu. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bộ Nghìn lẻ một đêm, viên ngọc lấp lánh của văn học dân gian Ảrập nhưng không hoàn toàn là những câu chuyện của Ảrập. Tác phẩm này được hình thành với ba nguồn gốc: Một là những câu chuyện của Ấn Độ và Ba Tư nhuốm đậm tính huyền thoại. Hai là những câu chuyện của Irắc (chủ yếu lấy đề tài từ con người, sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong cung đình vương triều Abbas của Ảrập, viết vào các thế kỷ X - XI). Ba là những câu chuyện Ai Cập (các truyền thuyết thần thoại và mạo hiểm, viết vào các thế kỷ XIII - XIV). Đồng thời, Nghìn lẻ một đêm còn chịu ảnh hưởng bởi Bái hỏa giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo, Islam giáo đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, Islam giáo chiếm vị trí chủ đạo và xuyên suốt trong Nghìn lẻ một đêm. Nội dung tác phẩm này thấm đượm tình cảm Islam giáo trong từng con chữ, từng câu văn. Bất kỳ lúc nào và ở đâu, người đọc đều cảm nhận sự ca tụng Islam giáo và tinh thần của nó. Với ba tôn giáo còn lại, mỗi tôn giáo cũng đều có những ảnh hưởng khác nhau. Nghìn lẻ một đêm do chịu ảnh hưởng sâu sắc và chủ đạo từ Islam giáo, nên nhiều nhân vật chính được dựng lên với niềm tin tưởng Allah, phục tùng Chân Chúa, từ đó có được sức mạnh và dũng khí. Chỉ cần nhân vật chính phó thác thân tâm vào Chân Chúa, tín tưởng ở Chân Chúa, kêu to đại danh Allah hoặc thầm niệm “không có cách nào, không có sức mạnh nào, duy chỉ dựa vào Allah” khi gặp nguy hiểm hay đối diện với cái ác, thì kỳ tích sẽ xuất hiện, nguy sẽ hóa an. Các chủ đề vĩnh hằng của văn học dân gian như công bằng, chính thực, khuyến thiện, trừng ác được Nghìn lẻ một đêm tiếp thu, nhào nặn càng thể hiện rõ nét hơn, nổi bật hơn, trở thành cơ sở cho cái thiện thắng cái ác. Tinh thần Islam giáo tăng thêm sắc thái tình cảm hữu ái khoan dung, khiến cho các nhân vật chính trong tác phẩm này dù rơi vào tình huống bi thảm như thế nào cuối cùng cũng viên mãn. Nghìn lẻ một đêm từ chỗ là những câu chuyện truyền miệng trong dân gian đến chỗ hình thành sách (thế kỷ XVI) phải mất tám thế kỷ. Đây là 122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 122 giai đoạn Islam giáo từ thịnh vượng đến suy vi. Điều này được phản ánh khá rõ trong Nghìn lẻ một đêm. 3. Kết luận Văn hóa Islam giáo là một vấn đề rộng lớn bởi lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo này. Trong khuôn khổ một bài viết, chúng tôi chỉ chọn một số loại hình văn hóa Islam giáo tiêu biểu. Do vậy, nhiều thành tựu văn hóa mà Islam giáo đã tạo nên trong tiến trình lịch sử như triết học, Kinh Qur’an, giáo luật, thiên văn học, vật lý học, y học, xây dựng thủy lợi để phát triển nông nghiệp, hy vọng sẽ được đề cập vào các dịp khác./. CHÚ THÍCH: 1 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, in lần thứ ba, bản dịch Việt ngữ của Trần Nghĩa Phương, Tề Lỗ thư xã: 133 - 134. 2 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 131. 3 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 136. 4 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 138. 5 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 127. 6 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 128. 7 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 128. 8 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 129. 9 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 188. 10 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 190 11 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 189. 12 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 192. 13 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 141. 14 Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, Phòng Nghiên cứu Islam giáo (1996), Văn hóa Islam giáo nhìn từ mọi hướng, sđd: 143. Nguyễn Hồng Dương. Một số vấn đề văn hóa 123 123 Abstract SOME ISSUES ON ISLAMIC CULTURE Islam is the largest religion (approximately 1.6 billion people), available in almost all the continents in the world today. Islam was born so much later than Judaism, Brahmanism, Buddhism and Catholicism. Therefore, Islamic theology as well as the culture of Islam influenced a lot from some religion came into existence earlier. At the same time, the culture of Islam was influenced deeply by the culture of the countries and continents where it crossed over, from which produced diverse culture with many specific characteristics without a religion would have been. In history as well as current, Islam influenced quite deeply into politics, economy, culture, society of the country that people join this religion. This article, on the basis of data mostly from the book “Culture of Islam Viewed in All Respects” (Islamic Studies Department, Institute of World Religions Studies in Chinese Academy of Social Sciences, third edition, Qi Lu publication in 1996, translated into Vietnamese by Trần Nghĩa Phương) contributes to the clarification of Islamic culture. Key words: Islam, Islamic culture, Muhammad, Qur’an.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_van_hoa_islam_giao.pdf