Nghiên cứu ảnh hưởng của chi phí môi trường đến giá thành sản xuất điện của nhà máy thủy điện sông bung 4
Thuỷ điện sông Bung 4 chi phí đền bù và tác động môi trường chiếm hơn 10% tổng mức đầu tư.
Trong những nghiên cứu về môi trường và tài chính của thuỷ điện đã được công bố, thì sự phân
tích tài chính đầu tiên của dự án thủy điện sông Bung 4 đã bỏ qua các loại chi phí môi trường
trong việc xác định những chỉ số quan trọng về tài chính, cụ thể là giá trị hiện tại ròng và giá điện
của nó. Theo kết quả, chi phí đầy đủ của điện bị giảm bớt. Do đó giá tính toán tính cho điện
được phát bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và giá trị hiện tại ròng
được đánh giá của nhà máy không phản ánh giá trị thực của nó.
Trong bài viết này, tác giả phân tích, tính toán, ước lượng định giá trị của chi phí môi trường và
chi phí đền bù tái định cư cho nhà máy thủy điện sông Bung 4. Xác định chi phí đầy đủ của nhà
máy thủy điện sông Bung 4 bằng sự hợp nhất chi phí môi trường vào chi phí trực tiếp sản phẩm
điện năng của nhà máy. Áp dụng nguyên tắc định giá điện với chi phí đầy đủ và người dùng
điện trả phí môi trường cho nhà máy và ước tính hiệu quả tài chính của việc áp dụng những
nguyên tắc này vào giá trị hiện tại ròng và giá điện của nhà máy thủy điện sông Bung 4.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chi phí môi trường đến giá thành sản xuất điện của nhà máy thủy điện sông bung 4
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4 A STUDY ON THE INFLUENCES OF ENVIRONMENTAL COSTS TO ELECTRICITY PRODUCTION UNIT COSTS FOR RIVER BUNG 4 HYDROPOWER PLANT NGÔ THỊ THANH VÂN Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội Nguyễn Duy Khánh, Học viên cao học khoá 2004-2007 TÒM TẮT Thuỷ điện sông Bung 4 chi phí đền bù và tác động môi trường chiếm hơn 10% tổng mức đầu tư. Trong những nghiên cứu về môi trường và tài chính của thuỷ điện đã được công bố, thì sự phân tích tài chính đầu tiên của dự án thủy điện sông Bung 4 đã bỏ qua các loại chi phí môi trường trong việc xác định những chỉ số quan trọng về tài chính, cụ thể là giá trị hiện tại ròng và giá điện của nó. Theo kết quả, chi phí đầy đủ của điện bị giảm bớt. Do đó giá tính toán tính cho điện được phát bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và giá trị hiện tại ròng được đánh giá của nhà máy không phản ánh giá trị thực của nó. Trong bài viết này, tác giả phân tích, tính toán, ước lượng định giá trị của chi phí môi trường và chi phí đền bù tái định cư cho nhà máy thủy điện sông Bung 4. Xác định chi phí đầy đủ của nhà máy thủy điện sông Bung 4 bằng sự hợp nhất chi phí môi trường vào chi phí trực tiếp sản phẩm điện năng của nhà máy. Áp dụng nguyên tắc định giá điện với chi phí đầy đủ và người dùng điện trả phí môi trường cho nhà máy và ước tính hiệu quả tài chính của việc áp dụng những nguyên tắc này vào giá trị hiện tại ròng và giá điện của nhà máy thủy điện sông Bung 4. ABSTRACT Compensation costs and environmental impact of the River Bung 4 Hydropower Plant account for more than 10% total investment. In the published environmental and financial studies of River Bung 4 Hydropower Plant, the original financial analysis ignored a wide range of environmental costs in determining the most important indices of financial viability namely, its present net value and electricity price. As a result, the full cost of hydropower generation scheme is understated. Thus the calculated price charged for electricity generated by the plant did not cover the full cost of electricity production, and the estimated net present value of the plant did not reflect its real value. The purpose of this study is to analyze, calculate, estimate the value of environmental costs and resettlement and compensation for River Bung 4Hydropower Plant. It is aimed to identify the costs at River Bung 4 Hydropower Plant by joining together between the environmental costs and direct costs of electricity products at River Bung 4 Hydropower Plant. It also sets up the criteria to calculate the electricity price together with full costs. The users have to pay for the environmental costs. The study estimates the financial effects when applying these criteria to calculate the net present value and electricity price at River Bung 4. 1. Mở đầu Dự án thủy điện Sông Bung 4 nằm trên địa bàn xã Tà BHing, xã ZuôiH và một phần thuộc địa bàn xã Cha Val huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng theo đường chim bay khoảng 75km về hướng Tây - Nam. Dự án có nhiệm vụ chính là cung cấp điện lên lưới điện quốc gia với công suất lắp máy Nlm = 156MW, công suất đảm bảo Nđb = 38,68MW và điện lượng bình quân năm Etb = 623,8 triệu kWh; góp phần tăng tính ổn định cho hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội chung cho khu vực miền Trung Việt Nam. - Chủ đầu tư : Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) - Tổng mức đầu tư : 3.736.100.366.000 VNĐ; Các ảnh hưởng chủ yếu của dự án thủy điện Sông Bung gồm: Những tác động tiêu cực đến môi trường có quy mô lớn đáng chú ý như: + Giai đoạn tiền thi công: + Giai đoạn xây dựng dự án và tích nước hồ: + Giai đoạn tích nước hồ : + Giai đoạn vận hành dự án : Những tác động tiêu cực đến đền bù, tái định cư có quy mô lớn đáng chú ý như: - Ảnh hưởng đến nhà cửa, ảnh hưởng đến đất đai - Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu - Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc và các tài sản trên đất. Hình 1. Vị trí của đập, đường ống có áp và nhà máy của DATĐ Sông Bung 4 đề xuất 2. Phương pháp nghiên cứu Thông tin được thu thập đầu tiên từ những nguồn đã được công bố về các tác động vật chất của nhà máy thủy điện Sông Bung 4. Tài liệu này được bổ sung bằng điều tra khảo sát trên một số trường hợp. Đưa tổng chi phí môi trường được qui thành tiền vào chi phí của sản phẩm điện của nhà máy để xác định chi phí đầy đủ của nó. C ft = C dt + C et Trong đó: C ft Chi phí đầy đủ trong năm t của nhà máy C dt Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy bao gồm vốn đầu tư, chi phí trả nợ, chi phí trả dần quản lý - vận hành. C et Chi phí môi trường trong năm t của nhà máy bao gồm chi phí bảo vệ môi trường và chi phí đền bù. Chi phí trực tiếp (Cdt) của nhà máy thủy điện sông Bung 4 được tính toán trong nghiên cứu tài chính ban đầu cho nhà máy, trong khi chi phí môi trường (Cet) được đánh giá bởi nghiên cứu này, nếu xét về 12 yếu tố môi trường như dưới đây: 12 1k ektet CC Trong đó: C ekt Chi phí môi trường của nhân tố môi trường thứ k trong năm thứ t Sau đó xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy bằng cách sử dụng hai giả thiết: Có hợp nhất chi phí môi trường và không có hợp nhất chi phí môi trường trong chi phí trực tiếp của nhà máy với điều kiện là giá P dựa vào chi phí trực tiếp được giữ ở mức ban đầu. Không hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện: N t t dtd iCpQNPV 1 )1)(( - Có hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện: t N t etdtf iCCpQNPV )1)(( 1 Trong đó: p Giá điện dựa vào chi phí trực tiếp Q Sản lượng điện hàng năm được phát ra bởi nhà máy N Tuổi thọ kinh tế của nhà máy i Tỷ lệ chiết khấu tiêu chuẩn cho ngành Điện lực Việt Nam (8%; 10%; 12%). Chúng ta cũng đã tìm hiểu một kịch bản trong đó NPV được giữ ở giá trị ban đầu, trong khi giá điện tăng thêm đến một mức mà nó sẽ cho phép hợp nhất chi phí môi trường. Giá điện dựa vào chi phí đầy đủ P’ được xác định bằng cách giải phương trình dưới đây: t dt N t t dt N t iCetCpQiCpQ )1)(()1)(( 11 Cuối cùng, chúng ta rút ra sự phân tích này một số giới thiệu về định giá điện có chi phí đầy đủ cho nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và cho Việt Nam nói chung. 3. Xác định chi phí môi trường và chi phí đền bù của DATĐ Sông Bung 4 Trên cơ sở đi thực tế, thu thập tài liệu và tham khảo các ý kiến chuyên gia tác giả đã ước lượng chi phí của môi trương dự án thủy điện Sông Bung 4 được tổng kết qua các chỉ tiêu cho toàn bộ tuổi thọ của nhà máy tư khi đưa vào vận hành đến năm cuối cùng của tuổi thọ kinh tế của nhà máy gồm thành phần như sau: BẢNG 1: BẢNG TÍNH TỔNG HỢP CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM CỦA NMTĐ SÔNG BUNG 4 Năm Khí tương học Thuỷ văn học Cung cấp nước Sử dụng đất Lâm nghiệp Quản lý lưu vực sông Động vật Tác động địa chấn Sức khoẻ con người Đền bù & TĐC Bồi lắng & Xói mòn Chất lượng nước & TSV Tổng chi phí (Tỷ đồng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 2007 40.0 366.8 0.0 30.940 431.3 107.0 134.1 65.2 439.2 76,710.4 0.0 240.3 78,565.3 2008 366.8 0.0 30.940 431.3 107.0 134.1 65.2 439.2 76,710.4 0.0 240.3 78,525.3 2009 366.8 0.0 30.940 431.3 107.0 134.1 65.2 439.2 76,710.4 0.0 240.3 78,525.3 2010 0.0 30.940 431.3 107.0 134.1 439.2 76,710.4 0.0 240.3 78,093.3 2011 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 1,521.7 56.4 4,859.9 2012 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 1,521.7 56.4 4,859.9 2013 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 1,521.7 56.4 4,859.9 2014 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 1,521.7 56.4 4,859.9 2015 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 1,521.7 56.4 4,859.9 2016 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 56.4 3,338.2 2017 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 56.4 3,338.2 2018 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 56.4 3,338.2 2019 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 56.4 3,338.2 2020 1,075.0 399.915 1,739.7 67.2 56.4 3,338.2 2021 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2022 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2023 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2024 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2025 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2026 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2027 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2028 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2029 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2030 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2031 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2032 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2033 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2034 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2035 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2036 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2037 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2038 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2039 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2040 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2041 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2042 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2043 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2044 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2045 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2046 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2047 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2048 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2049 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 2050 1,075.0 399.915 56.4 1,531.3 Tổng 40.0 1,100.5 43,000.0 16,120.4 19,122.0 1,100.5 536.4 195.6 9,365.2 306,841.7 2,256.0 961.3 400,639.5 4. Giá trị hiện tại ròng và giá điện khi có và không có chi phí môi trường 4.1.Trường hợp ban đầu Không có sự hợp nhất chi phí môi trường của nàh máy thủy điện sông Bung 4 vào chi phí của nhà máy, giá điện được giữ ở mức ban đầu 4.2 Uscents/kWh. Đây là trường hợp được tư vấn đề xuất thẩm định tài chính ban đầu của nhà máy với chi phí trực tiếp dựa trên cơ sở giá trị hiện tại ròng (NPV) và giá điện (p). 4.2. Trường hợp 1 Hợp nhất chi phí môi trường của Nhà máy thủy điện sông Bung 4 vào chi phí trực tiếp của nhà máy nhưng duy trì giá điện ở mức ban đầu là 4.2 Uscents/kWh. Trong trường hợp này, giá trị hiện tại ròng NPV và khả năng tài chính của nhà máy thủy điện sông Bung 4 giảm xuống . 4.3. Trường hợp 2 Hợp nhất chi phí môi trường của Nhà máy thủy điện sông Bung 4 vào chi phí trực tiếp của nhà máy trong đó tăng giá điện ở mức ban đầu là 4.2 Uscents/kWh lên 4.61 Uscents/kWh. Trong trường hợp này, giá trị hiện tại ròng NPV và khả năng tài chính của nhà máy thủy điện sông Bung 4 được giữ như ở mức ban đầu . Bảng 2. Bảng tổng hợp phân tích tài chính của các kịch bản Trường hợp Ban đầu Trường hợp 1 Trường hợp 2 Giả thiết tính toán - Không hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy. - Chi phí trực tiếp trên cơ sở giá điện 4.2 Uscents/kWh - Giá trị hiện tại ròng ban đầu NPVd - Hợp nhất các chi phí môi trường của nhà máy. - Chi phí trực tiếp trên cơ sở giá điện 4.2 Uscents/kWh - Giá trị hiện tại ròng đã bị giảm xuống (NPVf) - Hợp nhất các chi phí môi trường của nhà máy. - Chi phí đầy đủ trên cơ sở giá điện (tăng lên) 4.6 Uscents/kWh - Giá trị hiện tại ròng ban đầu NPVd NPV (tỷ VNĐ) NPVd = 850.3 NPVd = 518.4 NPVd =850.5 P (Uscents/kwh) P = 4.2 P= 4.2 P ’ = 4,6 Chú ý: Sử dụng tỷ lệ chiết khấu 10% 5. Kết luận và Kiến nghị 5.1. Kết luận 1. Theo kết quả về phân tích ban đầu của tư vấn thiết kế : + Về phân tích kinh tế cho thấy với vốn kinh tế dự án trước thuế không kể vốn đường dây, chỉ tiêu kinh tế của dự án theo phương pháp trực tiếp với giá bán điện trung bình tại thanh cái là 0,042USD/kWh: B/C = 1,13, EIRR = 11.35,%; NPV = 358,8 tỷ VNĐ. + Về phân tích tài chính trước thuế VAT cho thấy với trường hợp phương án vốn cơ sở gồm vay ADB 85% vốn với lãi suất vay 7,0%/năm, vốn tự có 15%, với giá bán điện trung bình tại thanh cái là 0,042USD/kWh, công trình có các chỉ tiêu tài chính là B/C = 1,227, FIRR = 13,56 và NPV = 850,30 tỷ VNĐ. 2. Kết quả phân tích tài chính đầu tiên đã không tính hết chi phí môi trường trong việc xác định những chỉ số quan trọng về tài chính, cụ thể là giá trị hiện tại ròng và giá điện của nó. Theo kết quả, chi phí đầy đủ của điện bị giảm bớt. Do đó giá tính toán tính cho điện được phát bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và giá trị hiện tại ròng được đánh giá của nhà máy không phản ánh giá trị thực của nó. Trong quá trình lập dự án đầu tư, quá trình đánh giá đầu tư và tác động môi trường, những tác động tích cực thì thường là nhìn thấy được, trong khi những tác động tiêu cực đặc biệt là thiệt hại cho xã hội và môi truờng thì thường là vô hình và khó xác định. Đối với việc phân tích chi phí lợi ích để phản ánh giá trị thực của dự án tất cả các tác động hữu hình và vô hình đều phải đưa vào phân tích. Bỏ qua bất cứ tác động nào cũng có thể gây ra việc xác định sai hiệu quả của dự án. Do vậy việc nghiên cứu các chi phí này để đánh giá toàn diện hơn là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa khoa học thực tiễn. Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả đã tiến hành ước lượng chi phí môi trường và đền bù tái định cư, trên cơ sở đó phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cho trường hợp có sự hợp nhất chi phí môi trường vào chi phí dự án nhà máy và tăng giá điện 0,046USD/kWh cho dự án thủy điện sông Bung 4 như sau: a. Kết quả phân tích kinh tế của luận văn cho thấy với vốn kinh tế dự án trước thuế không kể vốn đường dây, chỉ tiêu kinh tế của dự án theo phương pháp trực tiếp với giá bán điện trung bình tại thanh cái là 0,046USD/kWh : B/C = 1,2; EIRR = 11,21%; NPV = 358,7 tỷ VNĐ. b. Kết quả phân tích tài chính trước thuế VAT cho thấy với trường hợp phương án vốn cơ sở gồm vay ADB 85% với lãi suất vay 7,0%/năm, vốn tự có 15%, với giá bán điện trung bình tại thanh cái là 0,046USD/kWh, công trình có các chỉ tiêu tài chính là B/C = 1,203, FIRR = 11,87 và NPV = 850,5 tỷ VNĐ. c. Về cân bằng dòng tiền mặt, trong trường hợp thời gian trả nợ là 13 năm với 1 năm ân hạn với vốn vay ADB, giá bán điện trung bình tại thanh cái là 0,046USD/kWh, kết quả phân tích cho thấy khi công trình bắt đầu đưa vào khai thác hoàn toàn có khả năng chi trả vốn vay và lãi vốn vay. Thời gian hoàn vốn là 14 năm. d. Kết quả tính toán trong trường hợp này nhà máy thủy điện sông Bung 4, giá điện sẽ tăng từ 4.2 Uscents/KWh đến 4.61 Uscents/KWh, có nghĩa là tăng 10%. Đây là con số có ý nghĩa quan trọng đối với dự án thủy điện sông Bung 4 cũng như ngành điện nói chung. Hơn nữa nó cần phải làm nổi bật những chi phí môi trường đang được trả thông qua sự thiệt hại về lợi ích rừng, thiệt hại về môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng, sự phá vỡ cuộc sống của con người bị di dời do xây dựng công trình thủy điện sông Bung 4. Sản phẩm điện với chi phí đầy đủ phân phối lại những chi phí này theo nguyên tắc gây ô nhiễm phải trả và tạo ra sự khuyến khích làm giảm chúng.Trong trường hợp này nhà máy thủy điện sông Bung 4 theo tính toán của luận văn giá điện phải tăng từ 4.2 Uscents/KWh. đến 4.61 Uscents/KWh. 5.2. Kiến nghị 1. Việc hợp nhất chi phí môi trường vào giá trị hiện tại ròng và giá điện để tính toán là việc làm cần thiết để hạn chế thiệt hại môi trường, những chi phí này phải được người sử dụng điện chi trả nhằm bù đắp vào chi phí ảnh hưởng thiệt hại do sự hình thành bởi dự án. 2. Dự án có hiệu quả tài chính cao, do đó việc đầu tư dự án là một cơ hội khả thi mà đòi hỏi nhà đầu tư cần quan tâm và triển khai sớm nhằm phát triển kinh tế khu vực.Vấn đề hiện nay Chủ đầu tư và ngành điện cần có chính sách thu hút nhà đầu tư góp vốn để triển khai dự án. Bên cạnh đó song song với việc góp vốn một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là chúng ta phải chứng minh cho các nhà đầu tư thấy rằng việc góp vốn đầu tư dự án thủy điện sông Bung 4 đã đem lại lợi nhuận cho họ và cũng không quên trách nhiệm họ phải thấy những thiệt hại ảnh hưởng của sự hình thành dự án. Nhằm giảm thiểu rủi ro của dự án do những tác nhân này gây ra. 3. Nước ta đã tham gia Nghị định thư Kyoto và có hiệu lực chính thức vào ngày 16/02/2005. Tuy rằng chúng ta thuộc nước đang phát triển không bắt buộc cắt giảm khí thải song đây cũng là cơ hội lớn để nước ta cải tiến công nghệ, giảm ô nhiễm và đem lại phát triển kinh tế. Nghị định thư Kyoto cũng đã thành lập 3 cơ chế để các bên tham gia có thể mua, bán quyền phát thải, trong đó có Cơ chế phát triển sạch Clean Development Mechanism (CDM) được ưu tiên bắt đầu ngay. Theo cơ chế CDM, đối với Dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 4 cần hợp tác với một nước phát triển để cải tiến công nghệ và đánh giá tổng lượng giảm phát thải ước tính của dự án và được các Tổ chức đánh giá cấp Chứng chỉ giảm phát thải (viết tắt là CERs). Thông qua Nghị định thư Kyoto, giảm phát thải xuống sẽ được tính cho nước đã đầu tư công nghệ, còn nhà máy sẽ cải thiện được môi trường và tăng sức sản xuất nâng cao công suất. Chứng chỉ giảm phát thải này cũng có thể được bán cho các nước phát triển khác (đã phát thải quá ngưỡng quy định) để những nước đó đạt được cam kết trong Công ước khí hậu (Nghị định thư Kyoto). 4. Hiện nay ở nước ta phần lớn do áp lực việc thiếu điện rất cấp thiết các dự án thủy điện được các nhà đầu tư quan tâm góp vốn với ngành điện để triển khai một cách nhanh chóng, làm cho cảnh quan môi trường tự nhiên bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Do đó cần có cái nhìn đầy đủ để có biện pháp giảm thiểu thiệt hại tạo ra môi trường ổn định và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Công ty Tư vấn Xây dựng điện 3 (2006), Lập dự án đầu tư Thủy điện Sông Bung 4. [2] Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế Thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội. [3] Bộ Công nghiệp (2004), Quyết định 709/QĐ-NLDK của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá bán điện các dự án nguồn điện. [4] Nguyễn Thống (2005), Thiết lập và quản trị dự án đầu tư, Giáo trình cao học ngành xây dựng. [5] Ngô Thị Thanh Vân (2005), Giáo trình Kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1(2002), Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_chi_phi_moi_truong_den_gia_thanh_sa.pdf