Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị suy giảm sinh dục đực của viên hoàn cứng td0014 trên thực nghiệm

Tỷ lệ vô sinh đang ngày càng gia tăng và trở thành một thách thức lớn đối với

y tế thế giới. Trong năm 2010, ước tính có khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn

thế giới bị vô sinh [1], và khoảng 40% trong số đó, nam giới được xác định hoặc là

nguyên nhân duy nhất hoặc góp phần gây nên vô sinh [2]. Suy sinh dục là một trong

những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.

Suy giảm chức năng sinh dục nam (male sexual dysfunction) là tình trạng bệnh

lý có sự rối loạn của một trong các giai đoạn của hoạt động tình dục, bao gồm rối

loạn ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn cực khoái, rối loạn xuất tinh và giảm

khả năng xìu dương vật; các tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp

với nhau [3]. Đây là một tình trạng rối loạn bệnh lý thường gặp ở nam giới với tỷ lệ

cao. Kết quả của một nghiên cứu khảo sát cho thấy, có khoảng 31% nam giới gặp ít

nhất một rối loạn chức năng sinh dục trong suốt cuộc đời của họ [4]. Tại Việt Nam,

theo nghiên cứu của Võ Văn Thắng và cộng sự thực hiện năm 2015 tại Thành phố

Huế trên những người đàn ông 20-60 tuổi đã lập gia đình, có tới 2/3 (66,9%) nam

giới tham gia nghiên cứu có dấu hiệu rối loạn cương dương [5]. Bệnh lý tuy không

gây tử vong, không cần xử trí cấp cứu nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và

chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [6]. Vì vậy việc phát triển các phương pháp dự

phòng và điều trị suy sinh dục nam đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của y học

thế giới. Việc áp dụng đúng các biện pháp điều trị sẽ giúp nâng cao sức khỏe sinh

sản và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

pdf 208 trang dienloan 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị suy giảm sinh dục đực của viên hoàn cứng td0014 trên thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị suy giảm sinh dục đực của viên hoàn cứng td0014 trên thực nghiệm

Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị suy giảm sinh dục đực của viên hoàn cứng td0014 trên thực nghiệm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
MAI PHƯƠNG THANH 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG 
ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM SINH DỤC ĐỰC CỦA 
VIÊN HOÀN CỨNG TD0014 
TRÊN THỰC NGHIỆM 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2019 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
MAI PHƯƠNG THANH 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG 
ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM SINH DỤC ĐỰC CỦA 
VIÊN HOÀN CỨNG TD0014 
TRÊN THỰC NGHIỆM 
Chuyên ngành: 
Mã số: 
Dược lý và độc chất 
62720120 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
1. PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh 
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông 
HÀ NỘI – 2019 
 LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất 
nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết 
ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: 
PGS.TS Phạm Thị Vân Anh, Trưởng Bộ môn Dược lý, Giám đốc Trung tâm 
Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Trọng Thông, Nguyên 
Trưởng Bộ môn Dược lý, Nguyên Phụ trách Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học 
Y Hà Nội, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dạy bảo, giúp đỡ và 
truyền những kinh nghiệm quý báu nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận 
án này. Sự nhiệt huyết, quan tâm, động viên của thầy cô là động lực, là hành trang 
giúp tôi bước tiếp trên con đường hiện tại và trong tương lai. 
PGS.TS Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyên Phó Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học 
Y Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Nguyên Trưởng phòng 
Quản lý Đào tạo Đại học, Nguyên Phó Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, 
đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện và hết sức quan tâm đến công việc, 
cuộc sống của tôi ngay từ những ngày đầu tôi về bộ môn. 
TS Trần Thanh Tùng, Phó Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, đã 
rất tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. 
Các thầy cô giáo, các anh chị em cán bộ giảng dạy và kỹ thuật viên ở Bộ môn 
Y sinh học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội; Bộ môn Mô phôi, Đại học Y Hà Nội; 
Bộ môn Sinh lý học, Học viện Quân Y, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình 
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Bộ môn. 
Các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, y công và các anh chị em học viên 
Sau Đại học của Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, đã luôn hỗ trợ, tin tưởng, 
ủng hộ, và nhiệt tình giúp đỡ tôi không chỉ trong thời gian thực hiện luận án mà còn 
trong công việc và cuộc sống hàng ngày. 
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Đại học Y Hà Nội, đã 
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. 
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng kính yêu tới bố mẹ, những người thân 
trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ, khuyến khích, và tiếp thêm nghị lực 
để tôi vững bước trên con đường học vấn của mình. 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Mai Phương Thanh, nghiên cứu sinh khóa 35, Trường Đại học Y Hà 
Nội, chuyên ngành Dược lý và Độc chất, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của 
PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh và PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố 
tại Việt Nam 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và 
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019 
Người viết cam đoan 
Mai Phương Thanh 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
ALT 
AR 
AST 
cAMP 
CASA 
cGMP 
CYP 
DHEA 
DHEA-S 
DHT 
DNA 
eNOS 
FSH 
GABA 
GHS 
GnRH 
hCG 
HDL 
HE 
ICP 
IPSS 
LD50 
LDL 
LH 
MAP 
mRNA 
Alanin aminotransferase 
Androgen receptor 
Aspartat aminotransferase 
Cyclic adenosine monophosphate 
Computer assisted sperm analysis (phân tích tinh trùng bằng máy tính) 
Cyclic guanosine 5'-monophosphate 
Cytochrom P 
Dehydroepiandrosteron 
Dehydroepiandrosteron sulfat 
Dihydrotestosteron 
Deoxyribonucleic acid 
Endothelial nitric oxide synthase (nitric oxide synthase nội mô) 
Follicle-stimulating hormone (Hormon kích thích nang trứng) 
Gamma-aminobutyric 
Globally Harmonised System (Hệ thống Hòa hợp Toàn cầu) 
Gonadotropin-releasing hormone (Hormon giải phóng gonadotropin) 
Human chorionic gonadotropin 
High density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao) 
Hematoxyline-eosin 
Intracarvenous pressure (Áp lực thể hang) 
International Prostate Symptom Score (Thang điểm quốc tế về triệu 
chứng tuyến tiền liệt) 
Lethal dose 50% (Liều gây chết 50%) 
Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp) 
Luteinizing hormone (Hormon tạo hoàng thể) 
Mean arterial pressure (Huyết áp động mạch trung bình) 
Messenger RNA (RNA thông tin) 
 NANC 
NO 
NOS 
nNOS 
NVP 
NYHA 
OECD 
PDE 
PLC 
PSA 
SGSS 
SHBG 
SOD 
TG 
TGF-1 
TRT 
WHO 
YHCT 
Non-adrenergic non-cholinergic 
Nitric oxide 
Nitric oxide synthase 
Neuronal nitric oxide synthase (nitric oxide synthase thần kinh) 
Natri valproat 
New York Heart Association (Hiệp hội Tim mạch New York) 
Organization for Economic Co-operation and Development 
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) 
Phosphodiesterase 
Phospholipase C 
Prostate-Specific Antigen (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) 
Suy giảm sinh sản 
Sex hormone-binding globulin (Globulin gắn với hormon sinh dục) 
Superoxide dismutase 
Triglycerid 
Transforming growth factor-1 
Testosterone replacement therapy (Liệu pháp thay thế testosteron) 
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) 
Y học cổ truyền 
 MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3 
1.1.Tổng quan về suy sinh dục nam theo y học hiện đại ............................................ 3 
1.1.1.Định nghĩa và nguyên nhân ............................................................................... 3 
1.1.2.Các thuốc điều trị suy sinh dục nam .................................................................. 9 
1.2.Tổng quan về các dược liệu điều trị suy sinh dục nam ....................................... 23 
1.2.1.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh về suy sinh dục nam theo y học cổ truyền ...... 23 
1.2.2.Các dược liệu điều trị suy sinh dục nam .......................................................... 24 
1.3.Các mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị suy giảm chức 
năng sinh dục nam ..................................................................................................... 28 
1.3.1.Mô hình đánh giá hoạt tính androgen trên thực nghiệm ................................. 28 
1.3.2.Mô hình nghiên cứu chức năng cương dương trên thực nghiệm ..................... 30 
1.3.3.Mô hình nghiên cứu hành vi tình dục trên thực nghiệm .................................. 33 
1.3.4.Mô hình gây suy giảm sinh sản trên thực nghiệm ............................................ 35 
1.4.Tổng quan về viên hoàn cứng TD0014 ............................................................... 38 
1.4.1.Thành phần ....................................................................................................... 38 
1.4.2.Tác dụng ........................................................................................................... 38 
1.4.3.Giới thiệu các dược liệu thành phần trong viên hoàn cứng TD0014 .............. 39 
1.4.4.Một số nghiên cứu về tác dụng trên sinh sản của một số dược liệu thành phần 
trong viên hoàn cứng TD0014 .................................................................................. 39 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 47 
2.1.Nguyên liệu nghiên cứu ...................................................................................... 47 
2.2.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 50 
2.3.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 50 
2.3.1.Nghiên cứu độc tính của TD0014 trên động vật thực nghiệm ......................... 50 
2.3.2.Nghiên cứu hoạt tính androgen của TD0014 trên động vật thực nghiệm ....... 52 
2.3.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của TD0014 trên áp lực thể hang (intracarvenous 
pressure - ICP) của chuột cống đực trắng ................................................................ 54 
 2.3.4.Nghiên cứu ảnh hưởng của TD0014 trên chuột cống trắng bị gây suy giảm 
chức năng sinh sản bằng natri valproat ................................................................... 56 
2.4.Xử lý số liệu ........................................................................................................ 58 
2.5.Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 58 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 59 
3.1.Nghiên cứu độc tính của TD0014 trên thực nghiệm ........................................... 59 
3.1.1.Độc tính cấp của TD0014 theo đường uống trên chuột nhắt trắng ................. 59 
3.1.2.Độc tính bán trường diễn của TD0014 trên chuột cống trắng ........................ 59 
3.2.Nghiên cứu hoạt tính androgen của TD0014 trên động vật thực nghiệm ........... 68 
3.2.1.Hoạt tính androgen của TD0014 trên chuột cống đực non thiến .................... 68 
3.2.2.Hoạt tính androgen của TD0014 trên chuột cống đực non cai sữa ................ 69 
3.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của TD0014 trên áp lực thể hang ở chuột cống đực 
trưởng thành .............................................................................................................. 71 
3.4.Nghiên cứu ảnh hưởng của TD0014 trên chuột cống trắng bị gây suy giảm sinh 
sản bằng natri valproat .............................................................................................. 74 
3.4.1.Tác dụng bảo vệ của TD0014 trên chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản 
bằng natri valproat ................................................................................................... 74 
3.4.2.Tác dụng phục hồi của TD0014 trên chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản 
bằng natri valproat ................................................................................................... 88 
Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 102 
4.1.Độc tính của TD0014 trên động vật thực nghiệm ............................................. 102 
4.1.1.Độc tính cấp ................................................................................................... 102 
4.1.2.Độc tính bán trường diễn ............................................................................... 104 
4.2.Hoạt tính androgen và tác dụng trên chức năng cương dương của TD0014 trên 
động vật thực nghiệm .............................................................................................. 115 
4.2.1.Hoạt tính androgen của TD0014 trên động vật thực nghiệm ........................ 115 
4.2.2.Ảnh hưởng của TD0014 trên áp lực thể hang trên động vật thực nghiệm .... 126 
4.3.Ảnh hưởng của TD0014 trên chức năng sinh sản của chuột cống đực bị gây suy 
giảm sinh sản bằng natri valproat............................................................................ 134 
4.3.1.Ảnh hưởng của natri valproat đến cơ quan sinh dục đực .............................. 136 
 4.3.2.Tác dụng bảo vệ của TD0014 trên chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản 
bằng natri valproat ................................................................................................. 139 
4.3.3.Tác dụng phục hồi của TD0014 trên chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản 
bằng natri valproat ................................................................................................. 142 
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 151 
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 153 
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Các nguyên nhân thường gặp gây suy giảm chức năng sinh dục nam ....... 4 
Bảng 1.2. So sánh các dạng chế phẩm testosteron .................................................... 12 
Bảng 1.3. Theo dõi điều trị với liệu pháp thay thế testosteron ................................. 16 
Bảng 1.4. Đặc điểm của một số thuốc ức chế PDE5 ................................................ 19 
Bảng 1.5. Tác dụng của một số dược liệu, chiết xuất từ dược liệu hoặc phối hợp một 
số dược liệu trong điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam .................................. 26 
Bảng 2.1. Thành phần viên hoàn cứng TD0014 ....................................................... 47 
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa liều dùng TD0014 và tỷ lệ chuột chết .................... 59 
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TD0014 đến số lượng hồng cầu trong máu chuột cống .. 60 
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của TD0014 đến hemoglobin và hematocrit trong máu chuột cống ..61 
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TD0014 đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu chuột cống . 62 
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của TD0014 đến số lượng bạch cầu trong máu chuột cống .. 62 
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của TD0014 đến công thức bạch cầu trong máu chuột cống .. 63 
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của TD0014 đến số lượng tiểu cầu trong máu chuột cống .... 63 
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của TD0014 đến hoạt độ transaminase trong máu chuột cống .. 64 
Bảng 3.9. Ảnh hưởng TD0014 đến nồng độ bilirubin trong máu chuột cống .......... 65 
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của TD0014 đến hàm lượng albumin trong máu chuột cống .. 65 
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của TD0014 đến nồng độ cholesterol trong máu chuột cống .. 66 
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của TD0014 đến hàm lượng creatinin trong máu chuột cống . 66 
Bảng 3.13. Kết quả vi thể gan, thận chuột cống sau 90 ngày uống TD0014 ............ 67 
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TD0014 lên trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ ...... 68 
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TD0014 lên nồng độ testosteron ................................... 69 
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của TD0014 lên trọng lượng các cơ quan sinh dục ............. 69 
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của TD0014 lên nồng độ testosteron ................................... 70 
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của TD0014 đến thời gian đạt đến ICP đỉnh ....................... 71 
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của TD0014 đến thời gian đáp ứng với kích thích .............. 72 
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của TD0014 đến huyết áp động mạch trung bình sau kích 
thích điện lên dây thần kinh hang ............................................................................. 73 
 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của TD0014 đến kích thước ống sinh ti ...  và các acid 
amin), hormon tăng trưởng và yếu tố tăng trưởng (IGF-1, 
EGF), các glycosaminoglycan (chondroitin sulphat, 
glucosamin sulphat erythropoietin, các glycosphingolipid, 
hyaluronic acid, các prostaglandin, phospholipid), các 
chất ức chế monoamine oxidase 
Chống thiếu máu, chống lão hóa, 
chống ung thư, chống viêm, kiểm 
soát huyết áp, tăng cường chức 
năng xương khớp, kích thích 
miễn dịch 
Tài liệu tham khảo 
1. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 
2. WHO (2010). WHO monographs on medicinal plants commonly used in the Newly Independent States (NIS) 
3. WHO (1999). WHO monographs on selected medicinal plants – Vol. 1 
4. WHO (2004). WHO monographs on selected medicinal plants – Vol. 2 
5. WHO (2007). WHO monographs on selected medicinal plants – Vol. 3 
6. WHO (2009). WHO monographs on selected medicinal plants – Vol. 4 
PHỤ LỤC 2 
HÌNH ẢNH VI THỂ GAN, THẬN CHUỘT CỐNG TRONG NGHIÊN CỨU 
ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN HOÀN CỨNG TD0014 
Hình 1. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 3) (HE x 400) 
1 – Tế bào gan thoái hóa nhẹ 2 – Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy 
(HE x 400: Nhuộm Hematoxylin - Eosin, độ phóng đại 400 lần) 
Hình 2. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột số 98) (HE x 400) 
1 – Tế bào gan thoái hóa nhẹ 2 – Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy 
2 
1 
2 
1 
Hình 3. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột số 100) (HE x 400) 
1 – Tế bào gan bình thường 2 – Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy 
Hình 4. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột số 81) (HE x 400) 
1 – Tế bào gan bình thường 2 – Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy 
2 
1 
2 
1 
Hình 5. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột số 3) (HE x 400) 
Thận có thoái hóa nhẹ tế bào ống lượn gần 
Hình 6. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột số 8) (HE x 400) 
Thận bình thường 
Tiểu cầu thận 
Tiểu cầu thận 
Hình 7. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (chuột số 98) (HE x 400) 
Thận bình thường 
Hình 8. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột số 81) (HE x 400) 
Thận bình thường 
Tiểu cầu thận 
Tiểu cầu thận 
PHỤ LỤC 3 
TÓM TẮT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TD0014 
1. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU 
1.1. Chuẩn bị bột hỗn hợp dược liệu 
Bột hỗn hợp dược liệu được chuẩn bị từ các dược liệu: Cúc hoa; Hoa đào; Hoa 
hòe; Hoài sơn; Hà thủ ô đỏ; Trần bì; Đương quy; Trạch tả; Ngưu tất; Ba kích; Tỏi 
khô; Nhân sâm; Xuyên khung; Nhục thung dung; Bạch truật; Đảng sâm. Các 
nguyên liệu được chuẩn bị như sau: 
– Sơ chế Cúc hoa, Hoa đào, Hoa hòe, Trần bì: 
Dược liệu đạt tiêu chuẩn được rửa sạch, để ráo nước sau đó chuyển sang sấy 
khô ở nhiệt độ dưới 700C, sau đó chuyển dược liệu sang sao qua rồi dùng để xay bột 
dược liệu. 
– Sơ chế Hoài sơn, Trạch tả: 
Dược liệu đạt tiêu chuẩn được rửa đến khi sạch, sau đó ủ mềm trong khoảng 
30 phút tiến hành phun nước thấm ẩm bề mặt dược liệu 1 lần, thời gian ủ qua đêm 
cho dược liệu mềm thì tiến hành thái. Dùng máy thái, thái lát dược liệu đã ủ thành 
những lát mỏng dầy 1-5 mm, chuyển sang sấy khô bằng tủ sấy tĩnh điện hoặc máy 
sấy băng tải vi sóng ở nhiệt độ dưới 900C đến khô. Dược liệu sau sấy chuyển sang 
sao vàng và sử dụng để xay bột. 
– Sơ chế Hà thủ ô đỏ: 
Hà thủ ô đỏ được cho vào các thùng nhựa, cho nước sinh hoạt vào đầy các 
thùng, ngâm qua đêm (10-14 giờ), sau đó cho Hà thủ ô đỏ vào máy rửa để rửa đến 
sạch và được chế với Đỗ đen (đã vò rửa bằng rổ tre đến sạch đất cát). Chuyển toàn 
bộ dược liệu vào nồi nấu. Rải dược liệu xen kẽ, cụ thể rải đều một lượt mỏng Hà thủ 
ô sau đó rải đều một lượt mỏng đỗ đen lên trên. Tiến hành rải đều nhiều lần Hà Thủ 
ô và Đỗ đen cho đến hết. Cho nước sinh hoạt vào ngập bề mặt dược liệu và cách 
mặt 30 cm. Duy trì thời gian sôi lăn tăn trong thời gian 18 giờ, bổ sung nước nếu 
dịch cạn xuống mặt dược liệu. Dịch sau khi đủ thời gian hầm tiến hành rút dịch 
chiết, thu hồi Hà thủ ô và loại bỏ đỗ đen. Tiến hành lọc dịch chiết Hà thủ ô qua rây 
0,3 mm, loại bỏ đỗ đen, thu hồi dịch Hà thủ ô chuyển sang công đoạn tiếp theo. 
Chuyển dịch sau lọc vào nồi cô hở, bổ sung 350 g sodium benzoat, tiến hành cô cạn 
dịch đến thể chất sánh thì ngừng lại, chuyển dịch chiết sang công đoạn tẩm dược 
liệu và sấy đến khô. Dược liệu sau chế dùng để xay bột. 
– Sơ chế Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Nhục thung dung: 
Dược liệu đạt tiêu chuẩn được rửa sạch đến khi sạch, sau đó ủ mềm trong 
khoảng 30 phút tiến hành phun nước thấm ẩm bề mặt dược liệu 1 lần, thời gian ủ 
qua đêm cho dược liệu mềm thì tiến hành thái. Dùng máy thái, thái lát dược liệu đã 
ủ thành những lát mỏng dầy 1-5 mm, chuyển sang sấy khô bằng tủ sấy tĩnh điện 
hoặc máy sấy băng tải vi sóng ở nhiệt độ dưới 700C đến khô. Dược liệu sau sấy 
chuyển sang sao qua và sử dụng để xay bột 
– Sơ chế Đảng sâm: 
Dược liệu đạt tiêu chuẩn được rửa sạch đến khi sạch, sau cắt thành từng đoạn 
3-5 cm và chuyển sang sấy khô bằng tủ sấy tĩnh điện hoặc máy sấy băng tải vi sóng 
ở nhiệt độ dưới 900C đến khô. Dược liệu sau sấy chuyển sang sao vàng và sử dụng 
để xay bột. 
– Sơ chế Ngưu tất: 
Dược liệu đạt tiêu chuẩn được rửa sạch đến khi sạch, sau cắt thành từng đoạn 
3-5 cm và chuyển sang sấy khô bằng tủ sấy tĩnh điện hoặc máy sấy băng tải vi sóng 
ở nhiệt độ dưới 900C đến khô. Dược liệu sau sấy chuyển sang sao qua và sử dụng để 
xay bột. 
– Sơ chế Nhung hươu: Nhung hươu được cạo sạch lông, thái lát và phơi khô. 
Các nguyên liệu sau sơ chế được cân theo tỷ lệ công thức, trộn đều rồi chuyển 
sang xay mịn bằng máy xay búa, rây bột qua rây inox kích thước 0,2-0,3 mm. Bột 
mịn được đóng trong 2 lần túi PE kín và thùng carton, có nhãn đầy đủ, đúng qui 
chế. Bột mịn thu được dùng để pha chế viên hoàn cứng. 
1.2. Chuẩn bị hỗn hợp cao dược liệu 
Hỗn hợp cao dược liệu được chiết xuất từ các dược liệu: Bạch tật lê; Đỗ đen; Bá 
bệnh; Tỳ giải; Rễ đinh lăng; Dây đau xương; Mộc qua; Lạc tiên; Đại táo; Thục địa; 
Ngũ vị tử; Kim anh tử; Kỷ tử; Cam thảo; Nhục thung dung; Thỏ ty tử; Phá cố chỉ. 
- Thỏ ty tử và Phá cố chỉ: Rửa sạch dược liệu bằng rá vo gạo. Đóng dược liệu vào 
2 lần bao tải dứa, buộc chặt từng lần túi. Mỗi bao không quá 1/3 thể tích của bao. 
- Thục địa: Để nguyên, không tiến hành rửa 
- Nhục thung dung, cam thảo: Thái dược liệu dài 3-5 cm bằng máy thái dược liệu. 
- Các dược liệu còn lại: Cho toàn bộ dược liệu còn lại vào bể, xả ngập nước. Dùng 
rổ mắt dầy vớt và xóc dược liệu cho đến sạch (nhìn thấy nước bẩn thì thay bằng 
nước khác). 
Chuyển toàn bộ dược liệu đã sơ chế vào nồi chiết dịch có dung tích phù hợp. 
Mỗi nồi chiết xuất 3 nước, nồi cuối chiết xuất 2 nước. Chỉ chuyển cô dịch chiết 
nước 1 của các nồi chiết và dịch chiết nước 2 của nồi cuối cùng. Các dịch chiết 
nước 2 (trừ nước 2 nồi cuối) và nước 3 sử dụng làm dung môi chiết xuất cho các nồi 
tiếp theo. 
Dịch chiết được cô sơ bộ tại hệ thống cô kép được chuyển sang nồi cô chân 
không, cho natri benzoat vào nồi cô đã có sẵn dịch cô, đóng chặt nắp nồi, bật cánh 
khuấy, tiến hành cô đặc cho đến khi hết dịch cô và cao đạt hàm ẩm thì dừng lại. Lấy 
mẫu bán thành phẩm, nếu đạt độ ẩm yêu cầu 20-30% thì tiến hành ra cao. Đóng cao 
vào 2 lần túi PE, đựng trong thùng nhựa đã được vệ sinh sạch, dùng để pha chế viên 
hoàn cứng. 
1.3. Chuẩn bị tá dược dính 
- Nấu hồ Amidon 16% theo tỷ lệ công thức. 
- Cân các nguyên liệu gồm cao hỗn hợp dược liệu, nước tinh khiết, natri benzoat 
cho vào nồi nấu, cấp nhiệt và bật khuấy để cao tan hoàn toàn và thành hỗn hợp 
đồng nhất. Thêm tiếp hồ Amidon 16% đã chuẩn bị và khuấy đồng nhất sẽ thu 
được tá dược dính dùng để pha chế. 
1.4. Chuẩn bị dịch bao màu Black 952 
Cho lần lượt vào thùng inox theo công thức: nước RO đun sôi để nguội, đường 
kính trắng khuấy tan, thêm cồn cao độ, natri benzoat, màu Black 952 khuấy đồng 
nhất thu được hỗn hợp dịch bao màu. 
1.5. Pha dịch bao bóng HPMC 
Cho lần lượt vào thùng nhựa theo công thức: cồn cao độ, nước RO đun sôi để 
nguôi, khuấy đều. Thêm HPMC, bóp kỹ rây lại qua rây inox 2,0 mm, thêm natri 
benzoat và khuấy cho tan hết thu được dịch bao bóng viên hoàn. 
2. PHA CHẾ 
- Cân hỗn hợp bột mịn thảo mộc vừa chuẩn bị ở mục 1.1 và Avicel 101 theo tỷ lệ 
công thức trong máy nhào trộn 2 cánh, bật máy. 
- Thêm hỗn hợp tá dược dính từ từ, vừa thêm vừa nhào trộn khoảng 20 phút thành 
hỗn hợp dẻo dính và đồng nhất. 
- Chuyển khối dính đồng nhất đã chuẩn bị sang hệ thống tạo viên hoàn tự động, 
viên ướt thu được được chuyển sấy khô bằng máy sấy khô vi sóng ở nhiệt độ 
80˚C đến khô. 
- Viên khô thu được được sàng phân loại viên bằng máy sàng, viên đạt kích thước 
chuyển sang công đoạn bao màu bằng hỗn hợp dịch màu thực phẩm đã chuẩn bị 
ở mục 1.4 và đánh bóng bằng hỗn hợp HPMC vừa đủ đã chuẩn bị ở mục 1.5. 
- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng, nếu đạt chuyển sang công đoạn đóng gói. 
3. ĐÓNG GÓI CẤP 1 
- Viên hoàn cứng đạt tiêu chuẩn được chuyển sang đóng túi bằng máy đóng gói 
bán tự động với khối lượng gói không kể vỏ từ 7,125-7,875 gam 
- Lấy mẫu kiểm tra BTP, nếu đạt chuyển sang đóng gói cấp 2. 
4. ĐÓNG GÓI CẤP 2 
- Hộp 10 gói/20 gói/30 gói 
- Đóng các hộp trong thùng carton, ghi đầy đủ các nội dung theo qui định. 
- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm, nếu đạt chuyển công đoạn nhập kho 
bảo quản. 
5. NHẬP KHO, BẢO QUẢN 
- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm. 
- Nếu đạt chất lượng thì chuyển sang nhập kho bảo quản. 
Sơ đồ các giai đoạn sản xuất sản phẩm TD0014 
Cao mềm 
Các nguyên liệu 
sơ chế bột 
Xay, rây 
Rửa sạch, sấy khô 
Bột mịn hỗn hợp 
Viên hoàn 
Đóng gói 
Nhập kho 
Bao bì 
Tá dược dính 
Các nguyên liệu 
chiết xuất 
Chiết 3 lần x 3 giờ 
Avicel 101 
KTCL 
KTCL 
PHỤ LỤC 4 
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ 
Áp dụng cho sản phẩm Thực phẩm chức năng Viên uống TD0014 
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT 
1.1. Cảm quan: Viên hoàn cứng hình cầu, màu nâu đen đến đen, mùi thơm đặc 
trưng của dược liệu. 
1.2. Độ ẩm: ≤ 12%. 
1.3. Đồng đều khối lượng: 6,7 gam – 8,3 gam 
1.4. Định tính: Chế phẩm phải thể hiện phép thử định tính của kỳ tử, đỗ đen. 
1.5. Hàm lượng kim loại gây độc: 
- Chì: Không quá 3,0 ppm 
- Thuỷ ngân: Không quá 0,1 ppm 
- Cadimi: Không quá 1,0 ppm 
1.6. Độ nhiễm khuẩn: 
- Tổng VKHK: không quá 10.000 CFU/g 
- Tổng số bào tử nấm mốc, nấm men: Không lớn hơn 100CFU/1g 
- Coliforms: Không quá 10 CFU/g 
- E. coli: Không được có trong 1 g sản phẩm 
- Staphylococus aureus: Không lớn hơn 3 CFU/g 
- Cl. perfringens: Không lớn hơn 10 CFU/g 
- Salmonella: Không được có trong 25g sản phẩm. 
- B. cereus: Không lớn hơn 10 CFU/g 
1.7. Các chất không mong muốn: 
- Aflatoxin B1: Không quá 5 ppm 
- Aflatoxin B1, B2, G1, G2: Không quá 15 ppm 
- Dư lượng chất bảo vệ thực vật: Phù hợp với quyết định số 46/2007/QĐ-BYT 
ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế. 
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ 
3.1. Cảm quan: Kiểm tra bằng cảm quan chế phẩm phải đạt yêu cầu đã nêu. 
3.2. Độ ẩm: (1g; 1050C) 
3.3. Độ đồng đều khối lượng: Thử theo DĐVN IV 
3.4. Định tính: 
2.4.1. Kỷ tử 
- Dụng cụ, thuốc thử: 
+ Bản mỏng silicagel G chấm sắc ký của Merk được hoạt hóa 1100C trong 30 
phút 
+ Dung môi triển khai sắc ký: chloroform – ethyl acetat – acid formic (2:3:1) 
+ Thuốc thử hiện màu: soi đèn tử ngoại bước sóng 365 nm 
- Cách thử: 
+ Dung dịch thử: Lấy 5 gam chế phẩm, nghiền mịn, thêm nước, đun sôi nhẹ 60 
phút. Để nguội, lọc. Lấy dịch lọc thêm 20 mL ethyl acetat, lắc, gạn lớp ethyl. 
Cô cách thủy đến cạn được cắn. Hòa tan cắn với 1 mL ethanol được dung dịch 
chấm sắc ký. 
+ Dung dịch chuẩn: lấy 2 g dược liệu chuẩn, cắt nhỏ, làm tương tự dung dịch thử 
được dung dịch chuẩn. 
+ Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µL dung dịch chuẩn và dung dịch thử . Triển 
khai sắc ký cho đến khi dung môi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, 
để khô ở nhiệt độ phòng, soi đèn tử ngoại bước sóng 365 nm. 
- Yêu cầu: trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với 
các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn 
2.4.2. Đỗ đen 
- Dụng cụ, thuốc thử: 
+ Bản mỏng silicagel G chấm sắc ký của Merk được hoạt hóa 1100C trong 30 
phút 
+ Dung môi triển khai sắc ký: 1-propanol – ethanol – acid acetic – nước 
(4:4:4:2) 
+ Thuốc thử hiện màu: dung dịch Ninhydrin 0,5% trong ethanol 96%. 
- Cách thử: 
+ Dung dịch thử: Lấy 5 gam chế phẩm nghiền mịn, thêm 30 mL ethanol 70%, 
lắc siêu âm 10 phút, lọc được dung dịch chấm sắc ký. 
+ Dung dịch đối chiếu: lấy 1 gam đỗ đen xay nhỏ, thêm 30 mL ethanol 70%, lắc 
siêu âm trong 10 phút, lọc được dung dịch chấm sắc ký. 
+ Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µL dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Triển 
khai sắc ký cho đến khi dung môi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, 
để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử hiện màu và sấy bản mỏng ở 1050C 
đến khi hiện vết. 
- Yêu cầu: trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với 
các vết trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn 
3.5. Hàm lượng các kim loại gây độc: 
Chì (Pb) 
- Thuốc thử: Theo DĐVNIV 
+ Dung dịch chì chuẩn: 3g/mL 
+ Dung dịch đệm acetat (pH = 3,5): 
+ Dung dịch thioacetamid 4% (khối lượng/thể tích) 
+ Amoniac đậm đặc (TT) 
+ Acid acetic băng (TT) 
+ Dung dịch phenolphtalein (CT) 
+ Thuốc thử thioacetamid: hòa tan hỗn hợp gồm 3 mL dung dịch natri hydroxyd 
1M, 1 mL nước cất và 4 mL glycerin (85%) và 1,6 mL dung dịch thioacetamid 
4%, dùng ngay sau khi pha. 
- Thiết bị: Chén sứ, ống Nesler 50 mL 
- Tiến hành: 
Mẫu thử: Cân chính xác khoảng 1 g mẫu thử vào chén sứ, đun trên bếp đến 
khô, tiếp tục đun nóng trên bếp đến khi hết khói, chuyển chén sứ vào lò nung và 
nung ở nhiệt độ 4000C cho đến khi thu được cắn màu trắng hoặc nhạt màu. Lấy mẫu 
thử ra khỏi lò nung, để nguội rồi hòa cắn với 8ml dung dịch acid hydrocloric 2M 
(TT), đem lọc. 
Mẫu chuẩn: Hút chính xác 1 mL dung dịch chì chuẩn và làm song song với 
mẫu thử. 
Mẫu chuẩn không vô cơ hóa: Hút chính xác 1ml dung dịch chì chuẩn thêm 
8ml dung dịch acid hydrocloric 2M (TT). 
Thêm vào mỗi mẫu 0,1 mL dung dịch phenolphtalein (CT) rồi thêm từng giọt 
dung dịch amoniac đậm đặc đến khi có màu hồng. Sau đó thêm acid acetic băng đến 
khi mất màu dung dịch, thêm dư 0,5ml nữa và 2ml đệm acetat pH 3,5. Thêm 1,2 mL 
thuốc thử thioacetamid mới pha. 
So sánh mẫu thử với mẫu chuẩn: Mầu thu được của dung dịch thử không được 
đậm hơn màu của dung dịch chuẩn 
Thuỷ ngân, cadimi 
Sử dụng phương pháp AAS. 
3.6. Độ nhiễm khuẩn: 
Cân chính xác khoảng 10 g chế phẩm vào bình nón nút mài dung tích 200 mL 
đã được tiệt trùng và đã cân bì. Thêm vào đó một lượng dung dịch natri clorid 0,9% 
vô trùng vừa đủ để pha loãng chế phẩm thành các nồng độ đem thử nghiệm thích 
hợp như: 10-1, 10-2, 10-3... hoặc 1/2, 1/5, 1/20, 1/40... sao cho khi đếm khuẩn lạc 
trên đĩa Petri có đường kính 90 – 100 mm số lượng khuẩn lạc không vượt quá 300 
trong một đĩa. Tiến hành thử theo DĐVN IV. 
4. ĐÓNG GÓI - GHI NHÃN - BẢO QUẨN: 
4.1. Đóng gói: Viên hoàn cứng được đóng trong gói màng nhôm, 1 hộp x 10 gói 
hoặc 1 hộp x 30 gói. 
4.2. Ghi nhãn: Đúng qui chế 
4.3. Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng trực tiếp. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_doc_tinh_va_tac_dung_dieu_tri_suy_giam_sinh_duc_d.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Anh_NCS Mai Phương Thanh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt_NCS Mai Phương Thanh.pdf
  • docxTrang thông tin về những đóng góp mới của luận án.docx
  • docxTrích yếu luận án TS_NCS Mai Phương Thanh.docx