Nghiên cứu nồng độ protein s100b và nse huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện trung ương Huế

Nhồi máu não đã và đang là một vấn đề thời sự cấp thiết của

y học đối với mỗi quốc gia. Nhồi máu não gây tử vong nhanh chóng

hoặc để lại di chứng là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy có

nhiều tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử

vong do nhồi máu não vẫn còn khá cao ở những nước phát triển và

rất cao ở Việt Nam.

Trong nhồi máu não các tế bào sao bị tổn thương sớm, phù não

xuất hiện sớm và đầu tiên, làm tổn thương tế bào sao, là tế bào làm

nhiệm vụ trung gian chuyển hóa giữa mao mạch và tế bào thần kinh

từ đó gây phóng thích protein S100B và enolase đặc hiệu tế bào thần

kinh (NSE). Như vậy, nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE

trong huyết thanh phải chăng sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán sớm và

tiên lượng nhồi máu não nhất là khi chưa thấy tổn thương não trên

phim chụp cắt lớp vi tính.

Tại Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào về hai chất

này, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ

protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não

giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế”, với các mục tiêu

nghiên cứu:

1. Khảo sát nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở

bệnh nhân nhồi máu não trong giai đoạn cấp và giá trị của các chất

này trong tiên lượng sống còn.

2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa nồng độ protein

S100B và NSE huyết thanh với tuổi, huyết áp, một số kết quả cận

lâm sàng và thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ não của Viện

Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và thang điểm tàn tật Barthel.

pdf 52 trang dienloan 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu nồng độ protein s100b và nse huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nồng độ protein s100b và nse huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện trung ương Huế

Nghiên cứu nồng độ protein s100b và nse huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện trung ương Huế
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC 
HOÀNG TRỌNG HANH 
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PROTEIN S100B VÀ 
NSE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN NHỒI 
MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN 
TRUNG ƢƠNG HUẾ 
Chuyên ngành : NỘI TIM MẠCH 
Mã số : 62.72.01.41 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HUẾ - 2015 
Công trình được hoàn thành tại: 
ĐẠI HỌC HUẾ - TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. GS.TS. HOÀNG KHÁNH 
2. TS. NGUYỄN CỬU LỢI 
Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN VĂN CHƢƠNG 
Phản biện 2: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG THỤC 
Phản biện 3: GS.TS. HUỲNH VĂN MINH 
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế 
Vào lúc:...........giờ...........ngày...........tháng...........năm 2015 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 - Thư viện Quốc gia; 
- Trung tâm học liệu - Đại học Huế 
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế 
1 
MỞ ĐẦU 
Nhồi máu não đã và đang là một vấn đề thời sự cấp thiết của 
y học đối với mỗi quốc gia. Nhồi máu não gây tử vong nhanh chóng 
hoặc để lại di chứng là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy có 
nhiều tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử 
vong do nhồi máu não vẫn còn khá cao ở những nước phát triển và 
rất cao ở Việt Nam. 
Trong nhồi máu não các tế bào sao bị tổn thương sớm, phù não 
xuất hiện sớm và đầu tiên, làm tổn thương tế bào sao, là tế bào làm 
nhiệm vụ trung gian chuyển hóa giữa mao mạch và tế bào thần kinh 
từ đó gây phóng thích protein S100B và enolase đặc hiệu tế bào thần 
kinh (NSE). Như vậy, nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE 
trong huyết thanh phải chăng sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán sớm và 
tiên lượng nhồi máu não nhất là khi chưa thấy tổn thương não trên 
phim chụp cắt lớp vi tính. 
Tại Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào về hai chất 
này, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ 
protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não 
giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế”, với các mục tiêu 
nghiên cứu: 
1. Khảo sát nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở 
bệnh nhân nhồi máu não trong giai đoạn cấp và giá trị của các chất 
này trong tiên lượng sống còn. 
2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa nồng độ protein 
S100B và NSE huyết thanh với tuổi, huyết áp, một số kết quả cận 
lâm sàng và thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ não của Viện 
Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và thang điểm tàn tật Barthel. 
2 
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
+ Ý nghĩa khoa học 
Nghiên cứu giúp xác định nồng độ protein S100B và NSE 
trong giai đoạn cấp của nhồi máu não giúp xác định chẩn đoán, tiên 
lượng, diễn tiến bệnh, từ đó đề ra chiến lược điều trị. 
Xét nghiệm định lượng nồng độ protein S100B và NSE huyết 
thanh có độ chính xác cao, giúp định hướng chẩn đoán ngay cả khi 
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não chưa cho thấy tổn thương. 
+ Ý nghĩa thực tiễn 
Đóng góp thêm yếu tố chỉ điểm cho việc chẩn đoán và tiên 
lượng mức độ nặng và tiên lượng sống còn của nhồi máu não. 
- Đóng góp mới của luận án 
Là luận án đầu tiên tại Việt Nam phối hợp nghiên cứu hai 
chất chỉ điểm sinh học này của tổn thương tế bào thần kinh trên bệnh 
nhân nhồi máu não. 
Là luận án giúp có một cái nhìn toàn diện về vai trò của 
protein S100B và NSE trong bệnh nhồi máu não giai đoạn cấp cũng 
như tiên lượng sống còn trong giai đoạn bán cấp. 
Cấu trúc của luận án: Gồm 135 trang: đặt vấn đề 3 trang, tổng 
quan tài liệu 30 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25 trang, 
kết quả nghiên cứu 35 trang, bàn luận 39 trang, kết luận 2 trang, kiến 
nghị 1 trang. Luận án có 43 bảng, 39 biểu đồ, 7 hình, 1 sơ đồ, 147 tài 
liệu tham khảo: 25 tài liệu tiếng Việt, 122 tài liệu tiếng Anh. 
3 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHỒI MÁU NÃO 
1.1.1. Định nghĩa và phân loại nhồi máu não 
Nhồi máu não là một thể của tai biến mạch máu não 
(TBMMN). TBMMN là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm 
sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não, kéo dài trên 24 giờ 
và thường do nguyên nhân mạch máu. 
Nhồi máu não là tình trạng tế bào não bị tổn thương và chết 
do tắc mạch, co mạch, lấp mạch máu đến nuôi một vùng não. Nhồi 
máu não có thể gây nên tổn thương não kéo dài và không hồi phục. 
- Nhồi máu não cấp : Tuần đầu sau khởi bệnh. 
- Nhồi máu não bán cấp : Tuần thứ hai đến tuần thứ tư. 
- Nhồi máu não mạn : Sau tuần thứ tư. 
1.1.2. Sinh lý bệnh học của thiếu máu não cục bộ 
Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây tai biến thiếu 
máu não là cơ chế nghẽn mạch (thường do huyết khối, cục tắc) và cơ chế 
huyết động học. 
1.2. CÁC CHẤT CHỈ ĐIỂM SINH HỌC 
1.2.1. Đặc điểm của protein S100B 
1.2.1.1. Cấu trúc của protein S100B 
Các protein S100 là những protein nhỏ có tính acid được cấu 
thành từ hai tiểu đơn vị α và β có trọng lượng phân tử 10,4 và 10,5 
kDa. Protein S100B hình thành từ hai tiểu đơn vị β. 
1.2.1.2. Chức năng của protein S100B 
Protein S100B tham gia vào rất nhiều các hoạt động của tế bào 
bao gồm dẫn truyền tín hiệu tế bào, quá trình biệt hóa, di chuyển, quá 
trình giải mã và chu trình tế bào. 
4 
1.2.2.3. Ảnh hưởng của S100B lên các tế bào sao và tế bào vi thần 
kinh đệm 
Protein S100B kích thích sự tăng sinh của dòng tế bào sao ở 
nồng độ thấp. Mặc khác, với một nồng độ thấp (từ dưới nanomol đến 
nanomol) của protein S100B đã được chứng minh là có thể làm bất 
hoạt tác dụng của chất độc thần kinh trimethyltin lên những tế bào sao. 
 Nồng độ cao của protein S100B làm tăng NO, từ đó sẽ làm 
diễn ra quá trình chết tế bào của những tế bào sao cũng như quá trình 
chết tế bào thần kinh được nuôi cấy. Thêm vào đó, nồng độ cao của 
protein S100B sẽ làm tăng sự biểu hiện IL-1β ở tế bào sao và làm tăng 
sự hoạt hóa những tế bào thần kinh đệm thông qua β-amyloid, và kích 
thích sự bài tiết của Interleukin– 6 và yếu tố hoại tử u - α từ những tế 
bào sao ở nồng độ trên 25 nM. Do đó, protein S100B có thể hoạt hóa 
những tế bào sao, tham gia vào quá trình chuyển đổi những tế bào sao 
từ những tế bào có chức năng dinh dưỡng thành những tế bào có thể 
tham gia vào những đáp ứng viêm của cơ thể. 
1.2.2. Đặc điểm enolase đặc hiệu của tế bào thần kinh (Neuron-
specific enolase) 
1.2.2.1. Cấu trúc enolase đặc hiệu của tế bào thần kinh 
NSE là enzym enolase phân hủy đường (có trọng lượng phân tử 
khoảng 78 kD) gồm có ba tiểu đơn vị khác nhau α, β và γ. Tiểu đơn vị α 
của enolase có ở trong nhiều loại mô của động vật có vú trong khi đó tiểu 
đơn vị β được tìm thấy ở trong cơ tim và sợi cơ vân. Dạng đồng phân 
enolase α γ và γ γ mà được biết đến như là enolase đặc hiệu thần kinh hoặc 
γ-enolase có thể phát hiện đầu tiên ở tế bào nội tiết thần kinh và tế bào 
thần kinh ở nồng độ cao cũng như những u mà có nguồn gốc từ chúng. 
1.2.2.2. Sự thay đổi của enolase đặc hiệu tế bào thần kinh (NSE) 
Ở người bình thường, nồng độ NSE huyết thanh là: 15,7–17,0 
ng/ml . Vị trí gắn của NSE trong các tế bào thần kinh và thần kinh nội 
5 
tiết cho thấy kháng nguyên này có thể trở thành một công cụ lâm sàng 
hữu ích trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có liên quan đến những 
loại tế bào đó. Cơ sở của những nghiên cứu này là đánh giá liệu một sự 
thoái hóa hoặc tân sinh những dạng tế bào này có thể hiện ra ngoài bằng 
một sự tăng nồng độ NSE trong huyết thanh hoặc dịch não-tủy của 
những bệnh nhân bị ảnh hưởng hay không. Phương pháp tiếp cận như 
thế này đã được chứng minh là hiệu quả ở những bệnh nhân bị đột quỵ 
não và chấn thương sọ não, trong khi những thành công trong các nghiên 
cứu liên quan đến các bệnh lý thoái hóa thần kinh thì khó hơn nhiều do 
không chắc chắn về thời gian của quá trình thoái hóa tế bào thần kinh. 
Sự tăng nồng độ NSE trong dịch não tủy đã được quan sát thấy ở cả 
những bệnh nhân bị đột quỵ não và bệnh nhân bị chấn thương sọ não. 
Trong nhồi máu não, Wu Y.C. và cs kết luận: nồng độ NSE 
huyết thanh là chất chỉ điểm hữu ích để dự đoán thể tích ổ nhồi máu 
và kết quả lâm sàng. Năm 2006, Edward C.Jauch và cộng sự nghiên 
cứu cho thấy có mối tương quan của protein S100B, NSE với đặc 
điểm chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng trong NMN cấp. Protein 
S100B tăng trong vòng 24 giờ đầu sau đột quỵ não mặc dù chúng 
chưa đạt đỉnh cao cho tới vài ngày sau đột quỵ não. 
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi từ 18 tuổi trở lên bao 
gồm hai nhóm: nhóm bệnh nhân nhồi máu não cấp và nhóm chứng. 
Thời gian thu thập mẫu nghiên cứu: 4/2011 - 02/2014. 
Lứa tuổi: 18 – 90. 
2.1.1. Nhóm bệnh 
Gồm 98 bệnh nhân mắc nhồi máu não lần đầu ở giai đoạn 
cấp, điều trị nội trú tại khoa Hồi sức cấp cứu và Nội Tim mạch, bệnh 
6 
viện Trung ương Huế, đồng ý tham gia vào nghiên cứu và không có 
bệnh lý kèm theo ảnh hưởng đến tăng nồng độ protein S100B và NSE 
huyết thanh. 
2.1.2. Nhóm chứng 
Bao gồm 112 người chứng đến khám sức khỏe tại khoa Khám 
Bệnh, bệnh viện Trung ương Huế, không mắc các bệnh lý ảnh hưởng 
đến tăng nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh và tự nguyện 
tham gia vào chương trình nghiên cứu. 
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả có so sánh với nhóm 
chứng và theo dõi. 
2.2.2. Cách thức chọn mẫu 
- Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ, 
pS100B = 0,81 (theo Shaaban Ali, tỷ lệ tăng protein S100B là 81%) và 
pNSE = 0,935 (theo Oryńska M.K., tỷ lệ tăng NSE là 93,5%). Như 
vậy, cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi N > 93. Thực tế, chúng 
tôi đã tiến hành nghiên cứu 98 bệnh nhân. 
2.2.3. Khám lâm sàng 
- Đánh giá tình trạng ý thức bằng thang điểm Glasgow 
Glasgow < 10 điểm : Rối loạn ý thức. 
Glasgow ≥ 10 điểm : Không rối loạn ý thức. 
- Đánh giá lâm sàng qua thang điểm đột quỵ não của Viện y 
tế quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health Stroke Scale 
NIHSS): chia làm hai nhóm: 0 – 13 điểm và ≥ 14 điểm. 
-Nghiên cứu mức độ tàn tật lâm sàng bằng thang điểm Barthel: 
60-100 : Độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hằng ngày 
40-59 : Phụ thuộc một phần trong sinh hoạt hằng ngày 
Dưới 40 : Phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hằng ngày 
7 
2.2.4. Đánh giá tử vong tại bệnh viện 
Chúng tôi đánh giá tử vong bệnh nhân tại bệnh viện ở hai 
thời điểm: 7 ngày đầu và 28 ngày. 
2.2.5. Chụp não cắt lớp vi tính 
Máy chụp CLVT hiệu Hispeed Dual – GE (Anh Quốc), 2 
ảnh/vòng quay, sản xuất 2009. Thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình 
ảnh Bệnh viện Trung ương Huế. 
2.2.6. Xét nghiệm protein S100B và NSE 
- Định lượng protein S100B và NSE huyết thanh theo kỹ 
thuật miễn dịch điện hóa phát quang trên máy hóa sinh miễn dịch tự 
động Cobas 6000 (Hoa Kỳ) tại Bệnh viện Trung ương Huế. 
-Xác định điểm cắt 
+ Điểm cắt tăng protein S100B, tăng NSE: theo kết quả của 
giá trị 2SD X từ nhóm chứng. 
+ Điểm cắt protein S100B, NSE trong chẩn đoán NMN: theo 
kết quả từ đường cong ROC giữa nhóm chứng và nhóm bệnh. 
+ Điểm cắt protein S100B, NSE trong tiên lượng sống còn ở 
hai thời điểm 7 ngày và 28 ngày: theo kết quả từ đường cong ROC 
giữa nhóm tử vong và nhóm sống còn. 
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0. 
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 
Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Khoa học 
và Hội đồng Đạo đức của Bệnh viện Trung Ương Huế phê duyệt. 
Bệnh nhân và/hoặc gia đình được giải thích đầy đủ và 
đồng ý tham gia nghiên cứu, cam kết hợp tác trong quá trình 
nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu trong bất 
kỳ trường hợp nào. 
8 
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm chung 
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ nam, nữ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng 
Nhóm nghiên cứu 
Nhóm bệnh Nhóm chứng 
p 
n % n % 
Giới 
Nam 56 57,1 64 57,1 > 0,05 
Nữ 42 42,9 48 42,9 > 0,05 
Tổng cộng 98 100,0 112 100,0 
Tuổi 
(năm) 
≤ 60 30 30,6 42 37,5 
> 0,05 
> 60 68 69,4 70 62,5 
Không có sự khác biệt về giới giữa nhóm bệnh và nhóm 
chứng (p > 0,05). 
Ở nhóm bệnh, tuổi thấp nhất là 32 tuổi, tuổi cao nhất là 90 tuổi. 
Bảng 3.2. Thể tích ổ tổn thương trên CLVT ở nhóm bệnh 
Thể tích tổn thƣơng (cm3) n % 
≤ 30 49 50,0 
>30 49 50,0 
Tổng cộng 98 100,0 
Trung bình 98,09 ± 138,15 
Trung vị 
(95%CI) 
31,01 
(17,85 – 56,92) 
Trung vị thể tích tổn thương ở bệnh nhân NMN là 31,01 cm3 
(95%CI: 17,85 – 56,92). 
9 
3.2. Đặc điểm của protein S100B và NSE ở bệnh nhân NMN cấp 
và giá trị trong tiên lƣợng sống còn 
3.2.1. Nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh nhóm bệnh và 
nhóm chứng 
Bảng 3.3. Nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh nhóm bệnh và nhóm chứng 
Thông số 
Nhóm bệnh 
(n=98) 
Nhóm chứng 
(n=112) 
p 
X + 2SD 
NC 
Protein 
S100B 
(ng/ml) 
SD X 1,450 ± 2,588 0,059 ± 0,026 0,111 
Trung vị 
(95%CI) 
0,404 
(0,263 – 0,689) 
0,058 
(0,049 – 0,066) 
< 0,001 
NSE 
(ng/ml) 
SD X 37,44 ± 33,39 14,93 ± 3,41 21,75 
Trung vị 
(95%CI) 
26,55 
(22,49 – 33,02) 
14,47 
(13,75 – 15,20) 
< 0,001 
Điểm cắt của người bình thường đối với protein S100B là 
0,111 ng/ml, đối với NSE là 21,75 ng/ml. 
Bảng 3.4. Tỷ lệ của protein S100B và NSE nhóm bệnh và nhóm chứng 
Nhóm nghiên cứu 
Thông số 
Nhóm bệnh Nhóm chứng 
n % n % 
Protein 
S100B 
(ng/ml) 
> 0,111 85 86,7 6 5,4 
≤ 0,111 13 13,3 106 94,6 
p <0,001 
NSE 
(ng/ml) 
> 21,75 61 62,2 2 1,8 
≤ 21,75 37 37,8 110 98,2 
p <0,001 
Điểm cắt protein S100B > 0,111 ng/ml, độ nhạy 86,73%, độ 
đặc hiệu 94,64%. Điểm cắt NSE > 21,75 ng/ml, độ nhạy 62,24%, độ 
đặc hiệu 98,21%. 
10 
Bảng 3.5. Chẩn đoán NMN kết hợp protein S100B và NSE huyết thanh 
Nhóm nghiên cứu 
Thông số 
Nhóm bệnh Nhóm chứng 
n % n % 
Tăng protein S100B và NSE 57 58,2 1 0,9 
Không tăng protein S100B và/hoặc NSE 41 41,8 111 99,1 
p <0,001 
Tăng protein S100B và/hoặc NSE 89 90,8 7 6,2 
Không tăng protein S100B và NSE 9 9,2 105 93,8 
p <0,001 
Khi tăng protein S100B và NSE, độ nhạy chẩn đoán NMN là 
58,16%, độ đặc hiệu 99,11%. Khi tăng protein S100B và/hoặc NSE, 
độ nhạy là 90,82%, độ đặc hiệu 93,75%. 
Bảng 3.6. So sánh chẩn đoán NMN bằng protein S100B, NSE 
và CLVT lần đầu 
Kết quả CLVT 
lần đầu 
Thông số 
Dƣơng tính Âm tính 
n % n % 
Protein 
S100B 
(ng/ml) 
Tăng 
(> 0,111) 
77 85,6 8 100,0 
Bình thường 
(≤ 0,111) 
13 14,4 0 0,0 
NSE 
(ng/ml) 
Tăng 
(>21,75) 
55 61,1 6 75,0 
Bình thường 
(≤ 21,75) 
35 38,9 2 25,0 
Trong nhóm CLVT lần đầu âm tính, 100% bệnh nhân có tăng 
protein S100B và 75% có tăng NSE. 
11 
3.2.2. Đặc điểm tử vong tại bệnh viện ở bệnh nhân nhồi máu não 
3.2.2.1. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện ở bệnh nhân nhồi máu não theo giới 
Bảng 3.7. Tỷ lệ tử vong bệnh nhân nhồi máu não theo giới 
Giới 
Tử vong 
Nam Nữ Chung 
n % n % n % 
Tử vong trong 7 ngày 10 17,9 10 23,8 20 20,4 
Tử vong trong 28 ngày 17 30,4 15 35,7 32 32,7 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tử vong 
theo giới (p > 0,05). 
Tỷ lệ tử vong chung trong 7 ngày là 20,4%, trong 28 ngày 
là 32,7%. 
3.2.3.2. Các yếu tố kết hợp với diễn biến tử vong của NMN 
Bảng 3.8. Các yếu tố kết hợp với diễn biến tử vong tại bệnh viện ...  coefficients: r = 0.460, p < 0.001 
Regression model has statistically significant difference, 
however prognosis is poor (r=0.460, p<0.001). Serum S100B protein 
concentration and Glasgow coma scale are significant statistical 
independent factor to predict lesion volume. 
16 
Chapter 4. DICUSSION 
4.1. The common characteristic 
4.1.1. The distribution of age and gender between the patients and 
control group 
Table 3.1 show that there are 56 male (57.1%) and 42 female 
patients (42.9%) 
Study of Foerch C. Et al in 39 patients with acute middle 
cerebral artery infarction in German (2005) showed that the average 
age is 69.1 ± 11.5, female proportion is 35.9%. Sun’s research 
showed the male proportion is 53.7%. 
4.1.2. Lesion volume on Computed tomography in case group 
Table 3.2 present 50% patients has lesion volume ≤30cm3. 
Average of lesion volume is 98.09 ± 138.15 cm3 
Study of Herrmann M. Et al showed the average lesion volume 
is 34.2 ± 72.2 cm3. Study of Zaheer S. Et al in 75 patients in India with 
acute thrombocerobrovascular disease showed the average of lesion 
volume is 53.88 ± 42.92 cm3. In our study, lesion volume is higher than 
others. The reason is that our patients treated in ICU has serious lesions, 
high risk mortality. So, lesion volume is commontly larger. 
4.2. Characteristics of serum S100B protein and NSE in patients 
with acute cerebral infarction and value in survival prognostic 
4.2.1. Concentration of serum S100B protein and NSE in case group 
In table 3.3, median of serum S100B protein which is 0.404 
ng/ml in case group is higher than control group which is 0.058 ng/ml. 
It’s significant with p <0.001. 
Wiesnn M. Et al study with more than 200 healthy volunteer 
showed that the median of serum S100B protein is 0.052ng/ml. This 
result is similar to our control group. Average concentation of serum 
S100B protein in our control group is 0.059 ± 0.026 ng/ml, the above 
limitation ( 2SD X+ ) is 0.111ng/ml. 
17 
4.2.2. Serum NSE concentration in case group 
Table 3.3 show that median of NSE in case group which is 
26.55 (95%CI: 22.49 – 33.02) is higher than control group which 
is 14.47 (95%CI: 13.75 – 15.20). It is statistically significant with 
p < 0.001 
Martens’s research showed that median of NSE in case group 
which is 21.2 ng/ml is higher than control group which is 15.2ng/ml 
(p<0.001) [90]. In Orynska’s study, NSE in thrombocerebrovascular 
case group (36.9 ± 24.0) is higher than control group (14.3 ± 9.7 
ng/ml). It’s statistically significant with p <0.001. This result is 
similar to our results. 
Average concentration of NSE in control study is 14.93 ± 
3.41 ng/ml, the above limitation ( 2SD X+ ) which is 21.75 ng/ml. 
4.2.3. Proportion of increasing serum S100B protein and NSE in 
this study 
4.2.3.1. Proportion of increasing serum S100B protein in study group 
In Table 3.4, with the cut off level of serum S100B protein > 
0.111ng/ml, the proportion of increasing serum S100B protein in 
case group is 86.7%, control group is 5.4% with sesitivity is 86.73%, 
specificivity is 94.64%. 
In Orynska’s research, with the cut off level of serum S100B 
protein > 0.15ng/ml, S100B protein in cerebral infartion case group 
increase 61.8%. 
4.2.3.2. Proportion of increasing NSE in study group 
With cut off level of NSE is 21.75ng/ml, proportion of 
increasing NSE in case group is 62.2%, in control study is 1.8%, 
sensitivity is 62.24%, specificity is 98.21%. 
In the study of Orynska M. K. et al, proportion of increasing 
NSE in Cerebral infartion group is 93.5%. in this study, NSE’s cut 
off is >12.5ng/ml. 
Hill’s study (2000) showed that in hospitalizational time, the 
proportion of increasing NSE in acute cerebral infartion patients is 
89%. This result is similar to Orynska M.K. study. 
18 
Table 3.6 show that in the negative group in the first time of 
CT Scanner, 100% patients show an increase in S100B protein and 
75% increase NSE. So, the patients who have cerebral infartion in 
early stage with normal CT Scanner, concentration of S100B protein 
and NSE have been increasing. 
4.2.4. Value of serum S100B protein and NSE in prognosing the 
mortality in hospital 
4.2.4.1. Mortal proportion of study group in hospital 
In table 3.7, mortal proportion of cerebral infartion patients 
in hospital after 7 days is 20.4%, 28 days is 32.7%. 
In Weimar’s study with more than 1307 patients admitted 
with acute cerebral infartion after 100 days, mortality proportion is 
10.7%. Ogawa’s study in 2 case groups, English and Japan groups, 
the mortality proportion in English patients is 5.3%, Japanese is 3.5% 
after 90 days. 
4.2.4.2. Value of serum S100B protein and NSE in pronogsis of 
mortal risks 
After 7 days, the concentration of NSE > 25.23 ng/ml, 
NIHSS greater than 22 points, lesion volume > 110 cm
3
 are 
independent factors prognosing the mortality in patients with 
cerebral infartion. S100B protein is not significant in mortal 
pronogsis at this time. 
After 28 days, NSE > 24.22 ng/ml and age > 74 is 
independent factors in prognosing the mortality. S100B protein is not 
significant in mortal pronogsis at this time. 
4.3. Relationship and correlation between serum S100B protein, 
NSE with age, blood pressure, paraclinical, Glasgow, NIHSS and 
Barthel scale 
4.3.1. Relationship and correlation between serum S100B protein, 
NSE with Glasgow scale 
Table 3.10 show that there is a relationship between S100B 
protein and Glassgow score: OR=5.81, p<0.05. there is a relationship 
between NSE and Glasgow score: OR = 2.69, p<0.01. S100B protein 
19 
has a poor negative correlation with Glasgow score (r = -0.202, 
p < 0.05). NSE has a poor negative correlation with Glasgow score 
(r = -0.276, p < 0.01) 
According to Zaheer (2013), NSE in the first day is negatively 
correlated with the Glasgow scores (r = - 0.806, p < 0.001). 
In patients with cerebral infartion, cerebral edema appears 3 
hours after the thrombotic event and reach maximal level after 24 
hours, exists and diffuse over 72 hours. It will damage the astrocytes, 
which responsible for the metabolism between capillaries and neuron, 
resulting in release of S100B protein. Subsequently, high 
concentration of S100B protein will lead to an increase in NO level, 
causing the death of astrocytes and apoptosis of cultured neurons. In 
addition, S100B protein can activate these cells into cells which may 
participate in the inflammatory response of the body. Since then, 
forming a vicious circle of widespread cell necrosis and cause severe 
clinical condition. 
4.3.2. The relationship, correlation between serum S100B protein, 
NSE and NIHSS scale 
The results from table 3.11 showed that there is a relationship 
between serum S100B protein and NIHSS (OR = 5.56, p<0.01), and 
a relationship between NSE and NIHSS scale (OR= 5.47, p<0.01). 
S100B protein correlate at low level with NIHSS (r= 0.236, 
p<0.001). NSE correlate lowly with NIHSS (r= 0.236, p< 0.01). 
Jauch E.C et al (2006) showed that there is a positive 
correlation between S100B protein and NIHSS (r= 0.263, p< 0.0001). 
The study of Oh S.H. showed a positive correlation between NSE 
and NIHSS at the time of hospitalization (r= 0.589, p< 0.05) 
4.3.3. The relationship between serum S100B protein, NSE and 
Barthel scale 
Table 3.12 shows that there is no relationship between S100B 
protein and the Barthel scale (OR= 3.06, 95%CI: 0.87 – 10.73, p > 
0.05). There is a relationship between NSE and Barthel scale (OR= 
3.52, p < 0.01). Table 3.13 shows that S100B protein is negatively 
20 
correlatd at low level with the Barthel scale (r = -0.227, p < 0.05). 
Table 3.14 shows that NSE is negatively correlated at moderate level 
with the Barthel scale (r = -0.346, p < 0.001). 
According to Herrmann M. et al (2000), S100B protein 
level is negatively correlated with the Barthel scale at discharge 
(r = - 0.612, p < 0.001). According to M. Wunderlich et al (1999) 
S100B protein in acute phase is negatively correlated with the 
Barthel scale (r = - 0.557, p <0.001). 
4.3.4. The relationship, correlation between serum S100B protein, NSE 
and the lesion volume of cerebral infarction in CT scan. 
Table 3.13 show that S100B protein is positively correlated at 
moderate level with the lesion volume (r = 0.395, p < 0.001). 
Foerch C. et al shows that S100B protein is closely 
positively correlated with the lesion volume at 24 hour (r = 0.84, p 
< 0.001), at 96 hour (r = 0.93, p < 0.001), at 144 hour (r = 0.95, p 
< 0.001). According to Jauch E.C. et al (2006), S100B protein is 
correlated with the lesion volume on CTscan after 24 hours (r = 
0.238, p <0.0001) 
Table 3.14 shows that the NSE concentrations correlate 
moderately with the lesion volume (r = 0.344, p <0.01). 
Zaheer S. et al (2013) showed that NSE on the first day of 
the disease correlate positively with the lesion volume (r = 0.955, p 
<0.001). According to Oh S.H. et al, NSE concentrations correlate 
with the lesion volume (r = 0.62, p <0.001). 
The results in Table 3.15 show that the concentration of S100B 
protein and Glasgow scale is independent factors for predicting the 
lesion volume (p <0.05). NSE has no significance in predicting the 
lesion volume. 
4.3.5. Relatonship, correlation between serum S100B protein and NSE 
with some subclinical results. 
Serum S100B protein concetration correlate at low level with 
the blood urea concentration (r = 0.320, p < 0.01), blood glucose (r = 
0.247, p< 0.05). NSE correlate at low level with the blood urea 
21 
concentration (r = 0.274, p <0.01), LDL cholesterol (r = 0.251, p < 0.05) 
and correlate at moderate level with blood creatinine (r = 0.383, 
p <0.001), white blood cell (r= 0.351, p<0.0001). 
Chuang C.T. et al (2015) said when blood glucose levels rise, 
after 12-24 hours, there will be an increase in S100B protein -mRNA. 
Consequently, there will be an increase in the S100B protein 
concentration about 48-72 hours later. Pandey A. et al (2011) showed 
that there is a correlation between blood glucose levels and NSE 
(r = 0.734, p <0.001). Blood urea and creatinine concentrations correlate 
closely with the renal function. Although renal function is an 
independent risk factor for stroke in general and cerebral infarction in 
particular, patients with cerebral infarction have renal dysfunction in 
certain. Findings of Kavalci C. et al (2010) showed that patients with 
cerebral infarction had significantly increased levels of urea and 
creatinine, there is a correlation between the severity of cerebral 
infarction and urea and creatinine concentrations. 
22 
CONCLUSION 
1. The concentration of serum S100B protein and NSE in acute 
stage of cerebral infarction and value for survival prognosis 
Median of S100B protein concentration in case group is 
0.404 ng/ml, control group is 0.058 ng/ml. Median of NSE in case 
group is 26.55 ng/ml, control group is 14.47 ng/ml. Median of S100B 
protein in male is 0.381 ng/ml and female 0.433 ng/ml. Median of 
NSE are 25.04 ng/ml in male and 29.91 ng/ml in female. 
With the cutoff point of > 0.115 ng/ml for S100B protein 
> 22.3 ng/ml for NSE, they have value in diagnosis of cerebral 
infarction, with the sensitivity of 85.7% and 61.2%; specificity 100% 
and 100%, respectively. When both S100B protein and NSE are 
increased, the sensitivity in the diagnosis of cerebral infarction is 
58.16%, the specificity is 99.11%. With the increase in S100B 
protein and/or NSE, the sensitivity in the diagnosis of cerebral 
infarction is 90.82%, the specificity is 93.75%. 
NSE > 25.23 ng/ml and > 24.22 ng/ml are independent fators 
in predicting the motality during 7 days and 28 days in cerebral 
infarction. S100B protein is not an independent factor that can 
significantly predict the mortality in hospital during 7 days and 28 
days. Increasing in both S100B protein and NSE has a significant 
value in predicting the mortality at hospitals in 7 days and 28 days. 
2. The relationship and correlation between serum S100B protein, 
NSE and age, blood pressure, subclinical test, Glassgow coma 
scale, NIHSS and Barthel scale 
Serum S100B protein concentration is related to Glasgow score 
<10 (OR= 5.81, p < 0.05), NIHSS score ≥ 14 (OR= 5.56, p < 0.01). 
There is no relationship between S100B protein and Barthel score 
 0.05). 
Serum NSE concentration is related to Glasgow score <10 
(OR= 2.69, p < 0.05), NIHSS score ≥ 14 (OR= 5.47, p < 0.01) and 
Barthel score < 60 (OR= 3.52, p < 0.01). 
23 
There is a negative correlation between the S100B protein 
concentration and Glasgow score (r = -0.202, p < 0.05), Barthel score 
(r = -0.227, p < 0.05), a positive correlation between S100B protein and 
NIHSS (r = 0.236, p < 0.05), lesion volume (r = 0.395, p < 0.001), blood 
urea (r = 0.320, p < 0.01) blood glucose (r = 0.247, p< 0.05). S100B 
protein is not correlated with systolic blood pressure (r = 0.004, p> 0.05), 
diastolic blood pressure (r = -0.012, p> 0.05). 
NSE is negatively correlated with the Glasgow score 
(r = -0.276, p < 0.01), Barthel score (r = -0.346, p < 0.001), positively 
correlated with NIHSS (r = 0.263, p < 0.01), lesion volume 
(r = 0.344, p < 0.01), blood urea (r = 0.274, p < 0.01), blood creatinin 
(r = 0.383, p < 0.001), LDL cholesterol (r = 0.251, p < 0.05), white 
blood cell (r = 0.351, p < 0.001). Serum NSE is not correlated with 
systolic blood pressure (r = - 0.026, p > 0.05), diastolic blood 
pressure (r = - 0.026, p > 0.05). 
SUGGESTIONS 
1. Quantitating the serum S100B protein and NSE for early 
diagnosis, predict the severity and mortality in cerebral infarction 
2. Combining the serum S100B protein and NSE in early 
diagnosis, predict the severity and mortality. 
24 
THE PUBLISHED ARTICLES RELATED TO THE STUDY 
1. Hoang Trong Hanh, Nguyen Han, Nguyen Cuu Loi, Hoang Khanh 
(2012), “Concentration of S100B protein in patients with acute 
cerebral infarction at Hue central hospital”, Clinical Journal of 
medicine, vol 811+ 812, 3
rd
 National stroke conference at Hue, 
pp.218-224 
2. Hoang Trong Hanh, Tran Duy Hoa, Nguyen Cuu Loi, Hoang 
Khanh (2012), “Survey of concentration NSE in patients with 
acute cerebral infarction at Hue central hospital”, Journal of 
national endocrine and diabetes, vol 6, pp 664-669. 
3. Hoang Trong Hanh, Nguyen Cuu Loi, Le Thi Phuong Anh, Hoang 
Khanh (2014), “Survey of concentration S100B protein and NSE 
in patients with acute cerebral infarction at Hue central hospital”, 
Journal of Medicine and Pharmacology, vol 22+23, pp 71-76 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nong_do_protein_s100b_va_nse_huyet_thanh_o_benh_n.pdf