Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt phôi thép 9XC qua tôi sau khi gia nhiệt bằng laser

Tiện có gia nhiệt bằng laser là việc sử dụng chùm tia laser để nung nóng trước bề mặt phôi khi tiện [1]. Để kiểm tra ảnh hưởng của các tham số đến chiều sâu thấm nhiệt chi tiết sau khi gia nhiệt bằng laser thép hợp kim 9XC qua tôi (độ cứng 62 HRC), các tham số như: công suất laser, khoảng cách đầu laser đến bề mặt phôi, vị trí điểm đặt laser, vận tốc cắt và lượng tiến dao đã được lựa chọn theo phương pháp thực nghiệm Taguchi. Kết quả chỉ ra rằng công suất laser có ảnh hưởng lớn đến chiều sâu thấm nhiệt là 91,27 % khi so sánh với các tham số còn lại của nguồn laser. Bên cạnh đó ảnh hưởng của các tham số chế độ cắt đến đặc chiều sâu thấm nhiệt là 95,69 % đối với vận tốc cắt và 4,31 % với lượng tiến dao. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cũng đã tiến hành xây dựng phương trình hồi quy lớp bề mặt là hàm của công suất laser và tốc độ cắt. Kết quả xác nhận rằng ảnh hưởng của vận tốc cắt là không đáng kể so với ảnh hưởng của công suất nguồn laser

pdf 6 trang dienloan 2000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt phôi thép 9XC qua tôi sau khi gia nhiệt bằng laser", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt phôi thép 9XC qua tôi sau khi gia nhiệt bằng laser

Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt phôi thép 9XC qua tôi sau khi gia nhiệt bằng laser
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
35 
Nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ 
đến chiều sâu thấm nhiệt phôi thép 9XC qua tôi sau khi gia nhiệt bằng laser 
Experimental Study to Verify the Effect of Parameters on the Depth of Osmotic Heating with 9XC 
Hardened Steel after Laser Assisted 
Nguyễn Thành Huân1,2, Trần Xuân Thái 2, Nguyễn Đức Toàn2
1 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, Số 353, Trần Hưng Đạo, Nam Định
2 HTrường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Đến Tòa soạn: 23-5-2017; chấp nhận đăng: 29-3-2018 
Abstract 
Laser assisted turning (LAT) is using a laser beam to preheat the workpiece before turning [1]. In order to 
verify the influences of parameters on the depth of osmotic heating after laser heating 9XC hardened alloy 
steel (62 HRC hardness), various parameters such as: laser power, distance of laser tip to the workpiece, 
laser position, cutting speed and feed rate had been sellected using Taguchi experimental method. The 
results shows that the laser power is strongly affect to the depth of osmotic heating of 91,27 % comparing 
with the others of laser source’s pararmeters. Besides that the effect of cutting parameters on depth of 
osmotic heating was 95,69 % of cutting speed and 4,31 % of feed rate, respectively. From experimetal 
results, a formula for the surface layer as a function of laser power and cutting speed had also been 
constructed. Results confirmed that permeability characteristic shows a minor change with increasing of 
cutting speed, whereas laser power demonstrates a significant effect on permeability characteristic. 
Keywords: 9XC hardened alloy steel, laser power, cutting speed, feed rate, Taguchi. 
Tóm tắt 
Tiện có gia nhiệt bằng laser là việc sử dụng chùm tia laser để nung nóng trước bề mặt phôi khi tiện [1]. Để 
kiểm tra ảnh hưởng của các tham số đến chiều sâu thấm nhiệt chi tiết sau khi gia nhiệt bằng laser thép hợp 
kim 9XC qua tôi (độ cứng 62 HRC), các tham số như: công suất laser, khoảng cách đầu laser đến bề mặt 
phôi, vị trí điểm đặt laser, vận tốc cắt và lượng tiến dao đã được lựa chọn theo phương pháp thực nghiệm 
Taguchi. Kết quả chỉ ra rằng công suất laser có ảnh hưởng lớn đến chiều sâu thấm nhiệt là 91,27 % khi so 
sánh với các tham số còn lại của nguồn laser. Bên cạnh đó ảnh hưởng của các tham số chế độ cắt đến đặc 
chiều sâu thấm nhiệt là 95,69 % đối với vận tốc cắt và 4,31 % với lượng tiến dao. Từ kết quả nghiên cứu 
thực nghiệm, nghiên cứu cũng đã tiến hành xây dựng phương trình hồi quy lớp bề mặt là hàm của công suất 
laser và tốc độ cắt. Kết quả xác nhận rằng ảnh hưởng của vận tốc cắt là không đáng kể so với ảnh hưởng 
của công suất nguồn laser. 
Từ khóa: Thép hợp kim qua tôi 9XC, công suất laser, tốc độ cắt, lượng tiến dao, Taguchi. 
1. Giới thiệu*
Trong gia công cắt gọt có nhiều chi tiết được 
làm từ các vật liệu khó gia công như thép hợp kim, 
thép chịu nhiệt, thép đã qua tôi, thép không gỉ v.v. 
[4]. Hiện nay, việc gia công chế tạo chi tiết làm bằng 
những vật liệu này có một số phương pháp như: gia 
công bằng tia lửa điện, gia công điện hóa, gia công 
bằng siêu âm, gia công bằng mài, gia công cao tốc, 
v.v. [3]. Tuy nhiên, các phương pháp gia công này
gặp nhiều khó khăn như: năng suất gia công thấp, chi
phí đắt, dụng cụ cắt phải làm từ vật liệu có độ cứng
cao (kim cương, CBN), dụng cụ cắt bị mài mòn
nhiều, giá thành sản phẩm cao.
* Địa chỉ liên hệ: Tel: (+84) 988693047
Email: toan.nguyenduc@hust.edu.vn
Do đó, việc nghiên cứu phương pháp gia công 
nhằm đảm bảo chất lượng bề mặt, mang lại hiệu quả 
kinh tế cao đã và đang được các nhà khoa học nghiên 
cứu. Các giải pháp gia công được đề xuất bao gồm: 
chế tạo dụng cụ cắt mới, phương pháp gia công mới, 
chế tạo thiết bị cắt gọt mới, nghiên cứu nguyên lí gia 
công mới. 
Hầu hết các vật liệu trong công nghiệp cắt gọt 
đều có đặc điểm là độ bền, độ cứng sẽ bị giảm đi khi 
được gia nhiệt đến các giá trị nhất định [5] (hình 1). 
Nghiên cứu này sử dụng chùm tia laser để nung 
nóng phôi trong quá trình tiện. Các công bố trước đã 
cho kết quả khi chùm laser chiếu lên bề mặt phôi đã 
qua tôi, đạt độ cứng 62 HRC với điều kiện chưa thực 
hiện quá trình cắt gọt, sau khi phôi nguội đem đi kiểm 
tra tổ chức tế vi ta thấy xuất hiện lớp bề mặt có chiều 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
36 
sâu thay đổi và độ cứng tế vi thay đổi so với tổ chức, 
độ cứng ban đầu (gọi là chiều sâu thấm nhiệt); giá trị 
thay đổi này phụ thuộc vào các thông số công nghệ. 
Hình 1. Độ cứng vật liệu phụ thuộc vào nhiệt độ [5] 
Các chi tiết nhận được sau khi tiện có sự gia 
nhiệt của laser cũng đã được kiểm tra tổ chức tế vi; 
kết quả khảo sát chỉ ra rằng để nhận được tính chất 
của chi tiết thông qua độ cứng tế vi không thay đổi 
sau khi gia nhiệt cần chọn các thông số công nghệ 
hợp lí. Vậy các thông số công nghệ đó ảnh hưởng đến 
chiều sâu lớp bề mặt theo quy luật nào? Các thông số 
đó được điều khiển như thế nào để nhận được chiều 
sâu thấm nhiệt theo yêu cầu nhằm đảm bảo chọn 
chiều sâu cắt sau khi tiện tính chất vật liệu chi tiết 
không thay đổi? Nghiên cứu này nhằm giải quyết các 
vấn đề đặt ra phía trên bằng phương pháp thực 
nghiệm Taguchi, qua đó đánh giá các thông số công 
nghệ ảnh hưởng đến chiều sâu lớp bề mặt và từ đó sử 
dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để xây 
dựng hàm hồi quy toán học mô tả ảnh hưởng của việc 
gia nhiệt bằng laser đến chiều sâu thấm nhiệt thép 
hợp kim qua tôi. 
2. Hệ thống thí nghiệm 
2.1. Trang thiết bị, vật liệu thí nghiệm 
 a. b. 
Hình 2. Thiết bị đo a) công suất laser và b) nhiệt độ 
Hệ thống thí nghiệm gồm có: máy tiện vạn năng 
T6M16; hệ thống máy phát laser rắn Nd:YAG công 
suất 350W với phân bố năng lượng của chùm tia laser 
có dạng Top-hat, chế độ phát xung có bước sóng 
1,064m và hệ thống làm mát; máy đo công suất 
laser FieldMaster của hãng Coherent (Mỹ); máy đo 
nhiệt IR–AHS của công ty SINO. 
Phôi tiện là vật liệu thép hợp kim 9XC, được 
gia công tiện thô đạt đường kính 0,432+ , sau đó đem 
nhiệt luyện đạt độ cứng 62HRC. Hệ số hấp thụ của 
vật liệu thép 9XC với nguồn laser có bước sóng 
1,064m này là từ 31 đến 78% (phụ thuộc vào nhiệt 
độ của phôi) [8]. 
2.2. Xác định thông số công nghệ cần nghiên cứu 
Để xác định ảnh hưởng của các thông số khi gia 
nhiệt bằng laser đến chiều sâu thấm nhiệt, ta tiến 
hành xác định ảnh hưởng của thông số laser như: 
công suất laser P(W), khoảng cách từ đầu laser đến bề 
mặt phôi h(mm), vị trí điểm đặt laser (o) (hình 3), 
và ảnh hưởng của thông số chế độ cắt như: tốc độ cắt 
(m/ph), lượng chạy dao (mm/vg). 
Trong đó, điểm đặt laser () là góc tạo bởi giữa 
đầu laser và vị trí điểm đặt mũi dao tiện. Sự phân bố 
năng lượng chùm tia laser này có dạng top-hat. 
Hình 3. Các vị trí đặt điểm laser trên phôi 
Trên cơ sơ sở tính toán, chọn chế độ cắt gọt theo 
lý thuyết [3], kết hợp với điều kiện làm việc của dao 
và điều kiện trang thiết bị của thí nghiệm; các thông 
số thực nghiệm được chọn với 3 mức như sau: 
Bảng 1. Các thông số laser ảnh hưởng đến chiều sâu 
thấm nhiệt 
Thông số 
Các mức 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 
Công suất(W) 270 300 330 
Khoảng cách 
đầu laser tới bề 
mặt phôi(mm) 
15 20 25 
Điểm đặt laser (o) 70 80 90 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
37 
Bảng 2. Các thông số chế độ cắt ảnh hưởng đến chiều 
sâu thấm nhiệt 
Thông số 
Các mức 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 
Tốc độ cắt 
(m/ph) 
25 62,5 100 
Lượng chạy dao 
(mm/vg) 
0,06 0,12 0,18 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Chiều sâu thấm nhiệt 
Các chi tiết thí nghiệm sau gia nhiệt được kiểm 
tra cấu trúc lớp bề mặt thông qua cắt, mài, đánh bóng, 
tẩm thực dung dịch 3%HNO3 (hình 4). Cấu trúc 
chiều sâu thấm nhiệt (hth) điển hình bao gồm: lớp 
trắng (do ảnh hưởng của quá nhiệt) và lớp có độ hạt 
nhỏ hơn so với độ hạt của vật liệu ban đầu. 
Hình 4. Cấu trúc lớp bề mặt phôi sau gia nhiệt bằng laser 
3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số 
laser đến chiều sâu thấm nhiệt 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến 
hành khảo sát các thông số của laser: 
Công suất laser (P) phụ thuộc vào cường độ, độ 
rộng xung và tần số của laser. Công suất thiết bị laser 
dùng để làm thí nghiệm có thể điều chỉnh được với 
công suất tối đa là 350W và phát ở chế độ xung. 
Chùm tia laser phát ra từ buồng cộng hưởng là chùm 
tia song song. Chùm tia này được định hướng đi qua 
thấu kính hội tụ và hướng chùm hội tụ vào bề mặt 
phôi. Mật độ công suất của chùm laser hội tụ phụ 
thuộc vào tiết diện của chùm tia khi đó tiết diện chùm 
tia laser trên bề mặt phôi phụ thuộc vào khoảng cách 
từ đầu laser đến bề mặt phôi (h). Trước khi làm các 
thí nghiệm này nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các 
thông số để đưa ra các nhận định sơ bộ: trong khi gia 
công sẽ có hiện tượng bắn toé các phoi có nhiệt độ 
cao khi đầu laser tiến lại gần phôi ở khoảng cách 
(h 15mm). Các phoi có nhiệt độ cao này sẽ bắn vào 
đầu laser nên cần được hạn chế khoảng cách tối thiểu; 
Bên canh đó, nếu để đầu laser cách xa bề mặt phôi 
lớn với khoảng cách (h>25mm), nhiệt độ bề mặt phôi 
thấp và tính chất phần vật liệu bề mặt chi tiết gia công 
gần như không bị ảnh hưởng. Do đó nghiên cứu đã 
chọn khoảng giới hạn 15 h 25 để tiến hành các thí 
nghiệm khảo sát. 
Các thông số chế độ cắt v = 62,5 m/ph, s = 0,12 
mm/vg được giữ không đổi. Từ bảng 1, với 3 thông 
số đầu vào thay đổi với 3 mức thí nghiệm, chọn bảng 
trực giao Taguchi L9 [2] như bảng 3. 
 Để xét ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào có 
điều khiển là công suất laser, khoảng cách đầu laser 
đến bề mặt phôi, và vị trí điểm đặt laser; sử dụng hệ 
số tín hiệu SN (signal to noise ratio) với trường hợp 
yêu cầu lớn nhất về chiều sâu thấm nhiệt như công 
thức (1). 
2
1
1 1
10log
iN
i
ii i
SN
N y=
= −  (1) 
Hệ số SN được tính toán cho mỗi chỉ số và cấp 
độ, lập bảng hệ số SN của 3 thông số 3 mức và xếp 
hạng theo tiêu chí lớn hơn tốt hơn như trong bảng 4. 
Qua đó có thể thấy rằng khoảng cách từ đầu laser đến 
bề mặt phôi và vị trí điểm đặt laser trên phôi ảnh 
hưởng rất nhỏ tương ứng là 6,12% và 2,61% so với 
thông số công suất laser (91,27%) đến chiều sâu thấm 
nhiệt. Từ kết quả phân tích cho thấy, bộ thông số 
laser hợp lý để đảm bảo đạt được chiều sâu thấm 
nhiệt lớn nhất là (P3, h2, 1) ứng với công suất laser 
330W, khoảng cách từ đầu laser đến bề mặt phôi là 
20mm và vị trí đặt điểm laser nằm ở góc 70o
Bảng 3. Bảng trực giao Taguchi L9 với các thông số thí nghiệm và hệ số SNL 
TN 
PL 
(W) 
h 
(mm) 
 
(o) 
Lần đo hth1 
(mm) 
Lần đo hth2 
(mm) 
Lần đo hth3 
(mm) 
hthTB 
(mm) 
SNL 
1 270 15 70 0,06 0,05 0,05 0,053 -20,74 
2 270 20 80 0,07 0,06 0,07 0,067 -18,71 
3 270 25 90 0,02 0,04 0,02 0,027 -26,60 
4 300 15 80 0,1 0,11 0,11 0,107 -14,64 
5 300 20 90 0,14 0,14 0,12 0,133 -12,75 
6 300 25 70 0,12 0,13 0,11 0,12 -13,65 
7 330 15 90 0,2 0,21 0,21 0,207 -8,91 
8 330 20 70 0,23 0,25 0,24 0,24 -7.62 
9 330 25 80 0,2 0,19 0,2 0,197 -9,34 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
38 
Bảng 4. Hệ số SN của 3 thông số 3 mức và xếp hạng 
theo tiêu chí lớn hơn tốt hơn 
Mức P h  
1 -22,0167 -14,7633 -14,0033 
2 -13,6800 -13,0267 -14,2300 
3 -8,6233 -16,5300 -16,0867 
R2tb 274,4539 18,4101 7,8393 
Phân bố 0,9127 0,0612 0,0261 
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số 
chế độ cắt đến chiều sâu thấm nhiệt 
Tiến hành thí nghiệm với bộ thông số hợp lý của 
nguồn laser đã được lựa chọn trước đó và giữ không 
thay đổi công suất laser 330W, khoảng cách từ đầu 
laser đến bề mặt phôi là 20mm, vị trí đặt điểm laser 
nằm ở góc 70o. Theo như bảng 2 với 2 thông số đầu 
vào là tốc độ cắt, lượng tiến dao thay đổi và 3 mức thí 
nghiệm lựa chọn bảng trực giao Taguchi L9 được kết 
quả như bảng 5. 
Bảng 5. Bảng trực giao Taguchi L9 với các thông số thí nghiệm và hệ số SNL 
TN 
V 
(m/ph) 
s 
(mm/vg) 
Lần đo hth1 
(mm) 
Lần đo hth2 
(mm) 
Lần đo hth3 
(mm) 
hthTB 
(mm) 
SNL 
1 25 0,06 0,38 0,36 0,38 0,37 -3,8648 
2 25 0,12 0,37 0,36 0,35 0,36 -4,1027 
3 25 0,18 0,34 0,35 0,36 0,35 -4,3474 
4 62,5 0,06 0,25 0,28 0,27 0,27 -6,6015 
5 62,5 0,12 0,23 0,25 0,24 0,24 -7,6245 
6 62,5 0,18 0,21 0,20 0,21 0,21 -8,7844 
7 100 0,06 0,19 0,20 0,20 0,20 -9,2081 
8 100 0,12 0,20 0,18 0,18 0,19 -9,6537 
9 100 0,18 0,17 0,19 0,18 0,18 -10,1234 
Để xét ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khi 
thay đổi vận tốc cắt, lượng tiến dao; với trường hợp 
yêu cầu lớn nhất về chiều sâu lớp bề mặt công thức 
(1) vẫn được sử dụng. Hệ số SN được tính toán cho 
mỗi chỉ số và cấp độ như trong bảng 6. Kết quả chỉ ra 
rằng thông số tốc độ cắt có ảnh hưởng là 95,69% và 
lớn hơn ảnh hưởng của của lượng tiến dao là 4,31% 
đến chiều sâu lớp bề mặt một cách rõ rệt. Bộ thông số 
chế độ cắt hợp lý để đảm bảo đạt được chiều sâu lớp 
bề mặt lớn nhất là (v1, s1) ứng với vật tốc cắt là 25 
(m/ph) và lượng tiến dang 0,06 (mm/vòng). 
Bảng 6. Hệ số SN của 2 thông số 3 mức và xếp hạng 
theo tiêu chí lớn hơn tốt hơn 
Mức v s 
1 -4,105 -6,558 
2 -7,670 -7,127 
3 -9,662 -7,752 
R2tb 47,5575 2,1400 
Phân bố 0,9569 0,0431 
3.4. Xây dựng mô hình toán học chiều sâu thấm 
nhiệt khi tiện có gia nhiệt bằng laser thép 9XC 
Theo kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của 
các thông số ở trên (bảng 4 và bảng 6), các thông số 
ảnh hưởng chính đến chiều sâu thấm nhiệt là công 
suất laser và tốc độ cắt. Sử dụng phương pháp quy 
hoạch thực nghiệm trực giao [6] để xây dựng mô hình 
toán học mô tả mối quan hệ giữa chiều sâu thấm nhiệt 
với các tham số ảnh hưởng chính. 
Số thí nghiệm cần thực hiện N = 22 = 4; các chi 
tiết thí nghiệm sau gia nhiệt được cắt, mài, đánh 
bóng, tẩm thực dung dịch 3%HNO3. Cấu trúc lớp bề 
mặt quan sát trên kính hiển vi, kết quả chiều sâu thấm 
nhiệt cho trong bảng 8. 
Bảng 7. Điều kiện quy hoạch thực nghiệm 
Đặc tính P (w) V (vg/ph) 
Giá trị cơ sở 300 62,5 
Khoảng biến động 30 37,5 
Giá trị trên 330 100 
Giá trị dưới 270 25 
Bảng 8. Ma trận quy hoạch thực nghiệm 
TT X1 X2 
X1 
(w) 
X2 (m/ph) hth (mm) 
1 - - 270 25 0,14 
2 + - 330 25 0,37 
3 - + 270 100 0,02 
4 + + 330 100 0,20 
Phương trình hồi quy được viết dưới dạng công 
thức (2) 
2211 xbxbby o ++= (2) 
x1, x2 có quan hệ với Po, vo, (Giá trị cơ sở tại tâm 
thí nghiệm) như công thức (3) 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
39 
;11 =
−
=
P
PP
x oL ;12 =
−
=
v
vv
x o (3) 
Căn cứ vào số liệu bảng 8 ta có tính được: 
 bo= 0,183; b1 = 0,103; b2 = -0,073 
Để kiểm tra tính có nghĩa của các hệ số này, ta 
cần làm các thí nghiệm tại tâm. 
Bảng 9. Kế hoạch thực nghiệm tại tâm 
TT P V hth 
TN1 300 62,5 0,155 
TN2 300 62,5 0,160 
TN3 300 62,5 0,165 
 hthTB = 0,160 

=
−=
−
=
3
1
622 10.125,3
13
1
i
iy ss 
4
62
10.84,8
4
10.125,3 −
−
===
N
s
s
y
b 
Theo phụ lục 15 [6] chọn t = 9,925 khi f=m-1=2 
với xác suất tin cậy p = 0,99. Như vậy: 
Sb.t=8,84.10-4.9,925 =87.10-4 
So sánh sb.t với các hệ số ta thấy: 
 bo = 0,183 Sb.t; 
 b1 = 0,103 Sb.t; 
 b2 = 0,073 Sb.t. 
Các kết quả này chứng tỏ rằng các hệ số b đều 
có nghĩa và phương trình hồi quy có dạng: 
21 073,0103,0183,0 xxy −+= 
Để xác định xem phương trình hồi quy vừa nhận 
được có nghĩa hay không cần tính các giá trị của hàm 
y : 
;153,01 =y ;3559,02 =y 
 ;007,03 =y ;213,04 =y 
Theo công thức 11.14 [6] ta có: 
( ) 4
8
1
22 10.28,6
1 −
=
=−
−
= 
i
tt
i
tn
idu yy
KN
s 
Chỉ tiêu Fisher Fb theo công thức 11.13 [2]: 
201
10.125,3
10.28,6
6
4
2
2
===
−
−
y
du
b
s
s
F 
Mức có nghĩa 0,001, f2 = m-1= 3-1=2; f1=N-l = 
4-3=1 tra bảng chuẩn số Fisher VII-4 [7]. 
F(2,1,p=99,9%)=998 vậy: Fb < F(2,1,p=99,9%) mô 
hình thống kê tương hợp với hệ thống thực. 
Chuyển phương trình hồi quy với các biến mã 
hóa về phương trình với các biến thực, ta nhận được 
mô hình toán học của chiều sâu thấm nhiệt là: 
vPh Lth 00195,000341,0725,0 −+−= 
Trong đó: hth là chiều sâu thấm nhiệt (mm); PL 
là công suất laser (W); v là vận tốc cắt (m/ph). 
Sử dụng phần mềm MATLAB ta vẽ được đồ thị 
quan hệ giữa kích thước chiều sâu thấm nhiệt phụ 
thuộc vào các thông số công suất laser và vận tốc cắt 
(hình 5). 
4. Kết luận 
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thực 
nghiệm Taguchi để chọn và đánh giá các thông số 
ảnh hưởng đến chiều sâu thấm nhiệt khi có gia nhiệt 
bằng laser. Kết quả cho thấy; các thông số khoảng 
cách từ đầu laser đến bề mặt phôi, vị trí điểm đặt của 
laser trên phôi và lượng tiến dao trong điều kiện thí 
nghiệm này ảnh hưởng không đáng kể đến chiều sâu 
thấm nhiệt. Thông số công suất laser và vận tốc cắt có 
ảnh hưởng đáng kể đến chiều sâu lớp bề mặt. 
Hình 5. Mặt hồi qui và đồ thị đường mức của kích 
thước chiều sâu thấm nhiệt phụ thuộc thông số công suất 
laser và tốc độ cắt 
Từ các đánh giá mức độ ảnh hưởng của các 
thông số trên và áp dụng phương pháp quy hoạch 
thực nghiệm trực giao, đã xây dựng thành công mô 
hình toán học chiều sâu lớp bề mặt phôi. Căn cứ vào 
mô hình này ta thấy rằng: 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 035-040 
40 
- Khi tăng công suất laser, mà các thông số khác 
không đổi, dẫn đến mật độ công suất cao làm vật liệu 
gần bề mặt phôi tương tác mạnh với laser, nhiệt độ bề 
mặt tăng, do vật liệu phôi có tính dẫn nhiệt làm cho 
kích thước chiều sâu thấm nhiệt tăng. 
- Tốc độ cắt tăng, tương ứng với thời gian tương 
tác giữa vật liệu phôi và laser giảm, làm nhiệt độ bề 
mặt phôi giảm, do đó kích thước chiều sâu thấm nhiệt 
giảm; khi giảm tốc độ cắt thì kích thước chiều sâu 
thấm nhiệt tăng. 
Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu, 
điều chỉnh chiều sâu cắt khi tiện có gia nhiệt bằng 
laser. 
Lời cám ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển 
khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong 
đề tài mã số “107.02-2016.01”. 
Tài liệu tham khảo 
[1] William M. Steen and Jyotirmoy Mazumder “Laser 
Material Processing” Springer London Dordrecht 
Heidelberg New York, (2010). 
[2] Design of Experiments (DOE) Using the Taguchi 
Approach, 
www.nutekus.com/DOE_topicOverviews35Pg.pdf 
[3] GS.TSKH. Bành Tiến Long, PGS.TS. Trần Thế Lục, 
PGS.TS. Trần Sỹ Túy “Nguyên lý gia công vật liệu” 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2001). 
[4] GS.TS. Trần Văn Địch chủ biên và các tác giả “Công 
nghệ chế tạo máy” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật (2006). 
[5] Tool Materials, ASM 2005 (2007). 
[6] GS.TS. Trần Văn Địch “Các phương pháp xác định 
độ chính xác gia công” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật (2011). 
[7] TS. Nguyễn Doãn Ý “Giáo trình quy hoạch thực 
nghiệm” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (20012). 
[8] C. Sainte-Catherine, M. Jeandin, D. Kechemair, J. P. 
Ricaud and L. Sabatier “Study of Dynamic 
Absorptivity at 10.6 m (CO2) and 1.06 m 
(Nd:YAG) Wavelengths as a Function of 
Temperature” Journal de Phique IV Colloque, 1991 
01 (C7), pp.C7-151-C7-157. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_de_danh_gia_anh_huong_cua_cac_thong_s.pdf