Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng

Theo các nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong cộng đồng bị vô sinh chiếm từ 12 - 18% tùy từng nước, trung bình là 15%, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng [1], [2], [3]. Trong những cặp vô sinh, trong đó thì vô sinh nam chiếm tới 40% và vô sinh do nam giới bị suy giảm tinh trùng chiếm tới 70-80% [1].

Vô sinh nữ đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ khá phong phú, đã và đang được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện chuyên khoa cũng như các trung tâm. Nhưng vô sinh nam mới được chú ý trong những năm gần đây.

Suy giảm tinh trùng (SGTT) ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá cao. Theo các nghiên cứu của WHO, mật độ tinh trùng tối thiểu đang giảm từ 40 triệu/ml (1980) xuống 20 triệu/ml (1999), và 15 triệu/ml (2010). Tỉ lệ tinh trùng tiến tới giảm từ 50% (1999) xuống 32% (2010) [2], [4], [3].

Việc điều trị SGTT còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do SGTT có nhiều nguyên nhân phức tạp [5], [6]. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị SGTT, nhưng kết quả chưa được theo mong muốn của thầy thuốc và người bệnh nhất là hay có những tác dụng không mong muốn hơn nữa thường phải điều trị kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và kinh tế người bệnh. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị suy giảm sinh sản nam nói chung và suy giảm tinh trùng nói riêng. Vì thuốc YHCT có thể uống kéo dài có tác dụng điều trị và ít tác dụng không mong muốn, dễ kiếm, sẵn có ở trong nước.

 

docx 190 trang dienloan 9640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng

Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 PHAN MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ 
TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG BALANOXI TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM TINH TRÙNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
PHAN MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ 
TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG BALANOXI TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM TINH TRÙNG
Chuyên ngành	: Y học cổ truyền
Mã số	: 62720201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
 Người hướng dẫn khoa học:
 PGS.TS. PHAN ANH TUẤN
 PGS.TS. PHẠM VĂN TRỊNH
 HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp, các cơ quan liên quan và gia đình. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám đốc, Trung tâm huấn luyện- Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc đông y, Khoa nghiên cứu thực nghiệm (C15), Khoa nam học (A14), Khoa xét nghiệm (C2), Khoa thăm dò chức năng (C7)- Viện Y học cổ truyền Quân đội. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Huấn luyện- Đào tạo, Viện Y học cổ truyền Quân Đội; PGS.TS Phạm Văn Trịnh nguyên phó chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Bác sỹ Hoàng Sầm chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo và định hướng hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Y sinh học di truyền trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm tư vấn di truyền bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm của luận án này
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn Liên chuyên khoa- Khoa Y Dược đại học Quốc Gia Hà Nội đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
 Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./.
 PHAN MINH ĐỨC

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phan Minh Đức, nghiên cứu sinh khóa 4, Trung tâm huấn luyện và đào tạo, Viện Y học cổ truyền quân đội, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Phan Anh Tuấn và PGS.TS. Pham Văn Trịnh.
Luận án này không trùng lặp với bất kỳ luận án nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
 Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2019
 Người viết cam đoan
 Phan Minh Đức
CHỮ VIẾT TẮT
AR 	: Androgen receptor
DBCP 	: Dibromochloropropane
DHT 	: Dihydrotestosteron
DNA	: Deoxyribo Nucleic Acid
FSH 	: Follicle stimulating hormone
 GrRH 	: Gonadotropin releasing hormone
GTLN 	: Giá trị lớn nhất
GTMT	: Giãn tĩnh mạch tinh
GTNN 	: Giá trị nhỏ nhất
ICSI 	: Intracytoplasmic sperm injection
IUI 	: Intra- uterine Insemination
IVF 	: Invitro fertilization
LH	 	: Luteinizing hormon
NP 	: Tinh trùng không tiến tới
NST	: Nhiễm sắc thể
PR 	: Tinh trùng tiến tới
SGTT	: Suy giảm tinh trùng
TDĐ	: Tinh dịch đồ
TTBT 	: Tinh trùng bình thường
YHCT	: Y học cổ truyền
YHHĐ	: Y học hiện đại
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Những chỉ số kết quả tinh dịch đồ bình thường theo tiêu chuẩn WHO 1999 và 2010	13
Bảng 1.2. 	Suy giảm tinh trùng được chẩn đoán theo các chỉ tiêu WHO 2010	13
Bảng 1.3. 	Một số kết quả xét nghiệm bình thường trong tinh dịch	14
Bảng 2.1. 	Phân loại chẩn đoán của tinh dịch đồ ở bệnh nhân nghiên cứu	53
Bảng 3.1: 	Kết quả nghiên cứu độc tính cấp.	56
Bảng 3.2. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến thể trọng thỏ (kg)	57
Bảng 3.3. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ	58
Bảng 3.4. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hàm lượng	58
Bảng 3.5. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến Hematocrit trong máu thỏ	59
Bảng 3.6. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ	59
Bảng 3.7. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến công thức bạch cầu trong máu thỏ	60
Bảng 3.8. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ	60
Bảng 3.9. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ AST (GOT) trong máu thỏ	61
Bảng 3.10. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ ALT (GPT) trong máu thỏ	61
Bảng 3.11. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ GGT
	trong máu thỏ	62
Bảng 3.12. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến nồng độ Bilirubin toàn phần trong máu thỏ	62
Bảng 3.13. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến nồng độ Ure	63
Bảng 3.14. 	Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hàm lượng Creatinin trong thỏ	63
Bảng 3.15. 	Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan sinh dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat	67
Bảng 3.16. 	Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong máu ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat	68
Bảng 3.17. 	Tác dụng của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng sống ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat	69
Bảng 3.18. 	Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên mức độ di động của tinh trùng ở chuột cống bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat	70
Bảng 3.19. 	Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh trùng ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat	71
Bảng 3.20. 	Tác dụng bảo vệ của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái được mổ để quan sát	76
Bảng 3.21. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái	76
Bảng 3.22. 	Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan sinh dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat	77
Bảng 3.23. 	Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong máu ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat	78
Bảng 3.24. 	Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng sống ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat	78
Bảng 3.25. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mức độ di động của tinh trùng ở chuột cống bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat	79
Bảng 3.26.	Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh trùng ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat	80
Bảng 3.27. 	Tác dụng phục hồi của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái được mổ để quan sát	84
Bảng 3.28. 	Tác dụng phục hồi của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái	85
Bảng 3.29. 	Nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu	86
Bảng 3.30. 	Tỉ lệ vô sinh I và vô sinh II	87
Bảng 3.31. 	So sánh nồng độ tesstosteron, huyết thanh trước và sau điều trị	88
Bảng 3.32. 	So sánh các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị	88
Bảng 3.33. 	So sánh sự thay đổi các chỉ số tinh dịch đồ ở các nhóm bệnh nhân theo phân loại tinh trùng trước và sau điều trị	89
Bảng 3.34. 	Tỉ lệ các mẫu tinh dịch đồ sau điều trị theo số lượng và chất lượng tinh trùng của các bệnh nhân nghiên cứu sau khi kết thúc điều trị	90
Bảng 3.35. 	Tỉ lệ vợ có mang thai của các bệnh nhân nghiên cứu sau khi kết thúc điều trị	91
Bảng 3.36. 	Tỷ lệ vợ có thai trước và sau khi hết liệu trình điều trị	91
Bảng 3.37. 	Tỷ lệ vợ có thai đã sinh con và vợ có thai chưa sinh con đến thời điểm kết thúc nghiên cứu.	92
Bảng 3.38. 	Nồng độ Testosteron huyết thanh ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu giữa các bệnh nhân sau điều trị có vợ mang thai/chưa mang thai	92
Bảng 3.39. 	Một số chỉ số tinh dịch đồ ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu giữa các bệnh nhân sau điều trị có vợ mang thai và chưa mang thai	93
Bảng 3.40. 	Sự thay đổi các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân có vợ mang thai/chưa mang thai	94
Bảng 3.41. 	Biến đổi mật độ tinh trùng theo tuổi	95
Bảng 3.42. 	Biến đổi tỉ lệ tinh trùng tiến tới theo tuổi	96
Bảng 3.43. 	Mật độ và tỷ lệ tinh trùng tiến tới ở nhóm bệnh nhân vô sinh I và vô sinh II trước và sau điều trị	97
Bảng 3.44. 	Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị	97
Bảng 3.45. 	Sự biến đổi thời gian cương dương và số lần tiểu tiện trước và sau điều trị	98
Bảng 3.46. 	Kết quả một số triệu chứng lâm sàng không mong muốn	99
Bảng 3.47. 	Kết quả xét nghiệm ALT (GOT), AST (GPT), urê, creatinin, trước và sau điều trị	99
Bảng 3.48. 	Kết quả xét nghiệm Công thức máu trước và sau điều trị	100
Bảng 4.1. 	So sánh tác dụng phục hồi của Balanoxi về hình ảnh tổ chức học tinh hoàn giữa các lô nghiên cứu	120
Bảng 4.2. 	So sánh tác dụng phục hồi của Balanoxi về hình ảnh mô bệnh học tinh hoàn giữa các lô nghiên cứu	120
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Chiều dày lớp biểu mô ống sinh tinh	73
Biểu đồ 3.2. Mật độ tế bào Sertoli	73
Biểu đồ 3.3. Mật độ tinh trùng	74
Biểu đồ 3.4. Mật độ tế bào Leydig	74
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm mô kẽ	75
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của Balanoxi đến tỉ lệ thụ thai của chuột cái	75
Biểu đồ 3.7. Chiều dày lớp biểu mô tinh	82
Biểu đồ 3.8. Mật độ tế bào Sertoli	82
Biểu đồ 3.9. Mật độ tinh trùng	83
Biểu đồ 3.10. Mật độ tế bào Leydig	83
Biểu đồ 3.11. Tác dụng của Balanoxi đến tỉ lệ thụ thai của chuột cái	84
Biểu đồ 3.12. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi	86
Biểu đồ 3.13. Phân loại tỉ lệ testosteron huyết thanh bình thường và bất thường trước điều trị	87
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Hình ảnh tinh trùng trên kính hiển vi điện tử	10
Hình 1.2. 	Các vùng khác nhau của tinh trùng	11
Hình 1.3: 	Chuỗi hạt đo thể tích tinh hoàn	18
Hình 1.4: 	Mẫu Tỏa dương (Balanophora indica) tươi (Atretron.com) và khô (Viện Dược liệu)	33
Hình 2.1. 	Tỏa dương (Balanophora indica) mẫu thu hái và kiểm nghiệm làm sản phẩm nghiên cứu	39
Hình 2.2. 	Hình ảnh sản phẩm viên nang cứng Balanoxi	39
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. 	Sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nang	40
Sơ đồ 2.2. 	Mô hình nghiên cứu tính an toàn, tác dụng dược lý trên mô hình thực nghiệm và tác dụng trên lâm sàng của viên nang cứng Balanoxi	42
Sơ đồ 2.3. 	Sơ đồ nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thỏ.	45
Sơ đồ 2.4. 	Nghiên cứu tác dụng bảo vệ	47
Sơ đồ 2.5. 	Nghiên cứu tác dụng phục hồi	48
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1. 	Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô đối chứng (Thỏ số 1)	64
Ảnh 3.2: 	Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô thử 1 (số 34 )	64
Ảnh 3.3: 	Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô thử 2 (số 47 )	64
Ảnh 3.4: 	Hình thái vi thể gan thỏ	65
Ảnh 3.5: 	Hình thái vi thể gan thỏ lô thử 1 (thỏ số 34)(HE x 200).	65
Ảnh 3.6:	Hình thái vi thể gan thỏ lô thử 2 (thỏ số47)(HE x 200)	65
Ảnh 3.7: 	Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số 1) lô chứng (HE x 400)	66
Ảnh 3.8: 	Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số 34) lô thử 1 (HE x 400)	66
Ảnh 3.9: 	Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số47) lô thử 2 (HE x 400)	66
Ảnh 3.10. 	Tinh hoàn chuột chứng sinh học (H.E x 200) Ca 10	72
Ảnh 3.11. 	Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Valproic 7 tuần	72
Ảnh 3.12. 	Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Natri Valproic 7 tuần uống viên nang Balanoxi (H.E x 200)Ca 36	72
Ảnh 3.13. 	Tinh hoàn chuột chứng sinh học (H.E x 100) Ca 3	81
Ảnh 3.14. 	Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Natri Valproic 7 tuần	81
Ảnh 3.15. 	Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Valproic 7 tuần uống viên nang Balanoxi (H.E x 100)Ca 44	81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong cộng đồng bị vô sinh chiếm từ 12 - 18% tùy từng nước, trung bình là 15%, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng [1], [2], [3]. Trong những cặp vô sinh, trong đó thì vô sinh nam chiếm tới 40% và vô sinh do nam giới bị suy giảm tinh trùng chiếm tới 70-80% [1].
Vô sinh nữ đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ khá phong phú, đã và đang được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện chuyên khoa cũng như các trung tâm. Nhưng vô sinh nam mới được chú ý trong những năm gần đây.
Suy giảm tinh trùng (SGTT) ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá cao. Theo các nghiên cứu của WHO, mật độ tinh trùng tối thiểu đang giảm từ 40 triệu/ml (1980) xuống 20 triệu/ml (1999), và 15 triệu/ml (2010). Tỉ lệ tinh trùng tiến tới giảm từ 50% (1999) xuống 32% (2010) [2], [4], [3].
Việc điều trị SGTT còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do SGTT có nhiều nguyên nhân phức tạp [5], [6]. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị SGTT, nhưng kết quả chưa được theo mong muốn của thầy thuốc và người bệnh nhất là hay có những tác dụng không mong muốn hơn nữa thường phải điều trị kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và kinh tế người bệnh. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị suy giảm sinh sản nam nói chung và suy giảm tinh trùng nói riêng. Vì thuốc YHCT có thể uống kéo dài có tác dụng điều trị và ít tác dụng không mong muốn, dễ kiếm, sẵn có ở trong nước.
Một số nước trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc cũng như Việt Nam, Ấn Độ sử dụng cây Tỏa dương với rất nhiều phương thuốc từ trước tới nay làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở... đặc biệt là điều trị di tinh, lãnh tinh, bất lực đã cho kết quả rất khả quan, ở Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam người ta thường dùng rượu Tỏa dương như một loại rượu kích thích tình dục [7], [8]. Tỏa dương thuộc chi Balanophora, là một chi có hình thái tương đối đặc biệt trong giới thực vật có hoa. Trên thế giới chi Balanophora có khoảng 20 loài [9] nhưng Ở Việt Nam, chi Balanophora mới thấy ba loài là Balanophora fungosa indica, Balanophora latisepala, Balanophora laxiflora phân bố tại các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái. Nhân dân thường sử dụng Tỏa dương sắc hoặc ngâm rượu uống điều trị yếu sinh lý nam, liệt dương, di tinh, mộng tinh, vô sinh đã cho kết quả rất khả quan.
Hiện nay các loài tỏa dương đã bắt đầu được nghiên cứu tác dụng dược lý trên các mặt bệnh liên quan đến sinh lý nam giới. Viên nang cứng Balanoxi được bào chế từ cao khô toàn phần của loài tỏa dương (Balanophora indica). Để có cơ sở khoa học vững chắc hơn cho việc ứng dụng loài tỏa dương này trong điều trị suy giảm sinh dục nam nói chung và vô sinh do suy giảm tinh trùng ở nam giới nói riêng. chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang Balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng” với 3 mục tiêu:
1. 	Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của viên nang cứng Balanoxi trên động vật thực nghiệm.
2. 	Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình thực nghiệm gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm.
3. 	Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị ở bệnh nhân vô sinh do suy ... Viện y học cổ truyền Quân Đội. Theo nghiên cứu trên động vật thực nghiệm, chưa tìm thấy độc tính cấp và bán trường diễn. Tuy nhiên, điều đó không đảm bảo chắc chắn là bạn sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong nghiên cứu này.
Có thể có một số tác dụng phụ của thuốc mà từ trước tới nay chưa biết. Vì an toàn của bạn, xin vui lòng thông báo cho nhóm nghiên cứu ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào. Bạn không phải tra chi phí cho việc điều trị này. Nếu bạn có câu hỏi gì về các nguy cơ có liên quan tới việc tham gia nghiên cứu, xin vui lòng hỏi nhóm nghiên cứu vào bất cứ thời gian nào.
Những lợi ích có thể có đối với người tham gia nghiên cứu: 
Bạn sẽ hưởng những lợi ích nhất định khi thuốc có tác dụng. Bạn cũng sẽ được bác sĩ tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh và phục hồi chứng suy giảm tinh trùng nói riêng và suy giảm sinh dục nam nói chung.
Những lần bác sĩ đến thăm khám trong thời gian nghiên cứu, bạn sẽ được:
- Xem lại hồ sơ bệnh án
- Khám đánh giá tình trạng các triệu chứng bệnh theo thường quy chuyên môn của ngành y tế
- Hỏi bạn về các tác dụng của thuốc mà bạn gặp phải trong thời gian dùng thuốc
- Hỏi bạn có tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc không
- Tư vấn chung về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, cách thức vận động và sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh bệnh của bạn 
- Lấy mẫu máu làm xét nghiệm để xem tình trạng các cơ quan trong cơ thể như thế nào. Đây là những kỹ thuật xét nghiệm thường quy của bệnh viện dành cho đối tượng bệnh nhân điều trị chứng suy giảm tinh trùng. Nghiên cứu này không yêu cầu bạn phải thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào khác phụ thêm ngoại trừ những xét nghiệm đã nêu.
Chi phí/chi trả cho đối tượng
Bạn sẽ không phải trả chi phí cho việc dùng thuốc nghiên cứu (viên nang Balanoxi) và không phải trả chi phí cho các xét nghiệm đặc thù của nghiên cứu; tuy nhiên, bạn phải trả các chi phí còn lại có liên quan đến việc xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh của bạn theo thường quy của bệnh viện.
Bạn sẽ không được trả cho các chi phí đi lại, bù đắp cho việc mất thu nhập và các chi phí ăn uống, sinh hoạt thường ngày khác.
Bồi thường/điều trị khi có tổn thương liên quan đến nghiên cứu:
Nếu bạn bị thương tích hoặc gặp phải vấn đề y tế do thuốc nghiên cứu gây ra thì sẽ được điều trị và chăm sóc các vấn đề y tế này theo thực hành chăm sóc thường quy tại đơn vị nghiên cứu và bạn không phải trả chi phí cho việc điều trị này.
Trong trường hợp xảy ra tổn hại sức khỏe do bạn không tuân thủ nghiên cứu gây ra, bạn sẽ không được điều trị miễn phí và không được xem xét các hình thức bồi thường khác.
Người liên hệ
Nếu bạn có câu hỏi gì trong suốt quá trình nghiên cứu, bạn có thể liên hệ: Ths. Phan Minh Đức, số điện thoại 0989203509
Sự tự nguyện tham gia
Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia.
Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng gì đến việc điều trị mà họ đáng được hưởng.
Tính bảo mật
Nếu bạn đồng ý tham gia nghiên cứu, các bác sĩ điều trị sẽ sử dụng các thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Những thông tin này bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, quá trình bệnh tật trước đây và hiện nay cũng như các thông tin từ các lần thăm khám.
Với nghiên cứu này, các số liệu về bệnh tật của bạn sẽ được chia sẻ với các cơ quan Nhà nước có chức năng và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cũng như với Đơn vị chủ trì và Cơ quan chủ quản đề tài. Tuy nhiên, các thông tin này dưới dạng các số liệu và sẽ không chỉ ra một cách cụ thể tên của bạn. Nếu như bạn gặp những tác dụng không mong muốn do nghiên cứu, nhóm bác sĩ sẽ chia sẻ những thông tin này với Đơn vị chủ trì đề tài để có thể giúp giải quyết các vấn đề này cho bạn.
Các thông tin của bạn trong quá trình nghiên cứu được dùng để: đánh giá hiệu quả/hiệu lực và an toàn của thuốc, cho một số hoạt động khác (như phát triển và đưa ra những quy định) liên quan tới thuốc nghiên cứu.
Công bố rõ việc mô tả các biện pháp để giữ và đảm bảo tính bảo mật của các bản ghi liên quan đến người tham gia.
Số.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
A. Y HỌC HIỆN ĐẠI
I. Hành chính
Họ và tên chồng:	.
Sinh ngày	tháng	năm	..
Họ và tên vợ:	.
Sinh ngày	tháng	năm	..
Địa chỉ:
Thôn (số nhà):	
Xã (phường):	
Huyện (Quận):...
Tỉnh - Thành phố:	
Đơn vị công tác:..
Điện thoạị.. Email.
Nghề nghiệp:
Trình độ văn hoá:	
Dân tộc: Kinh ⃞	Thiểu 	số ⃞
II. Phần thói quen và tiền sử 
2.1. Thói quen
Đã từng có thói quen:
Hút thuốc ⃞	Uống rượu ⃞	Thói quen khác ⃞
Đã có lần nào dùng ma tuý không: Có ⃞	 Chưa bao giờ ⃞
Dùng loại thuốc nào không - bao lâu ?...............................................
2.2. Tiền sử hôn nhân và thai sản
1. Kết hôn khi nào: Tháng ... năm	
Đã bao nhiêu năm .
2. Có nhu cầu sinh con ngay sau khi kết hôn không
 Có ⃞	Chưa ⃞
3. Có sử dụng biện pháp tránh thai nào khi chưa có con: Có ⃞ Không ⃞
Dụng cụ tử cung ⃞	Bao cao su ⃞
Thuốc tránh thai ⃞ Biện pháp khác ⃞
4. Vợ đã mấy lần có thai.
5. Lần có thai đầu tiên sau cưới bao lâu ?
Mấy năm	tháng	.
6. Hiện có con chưa ?
Có mấy con ⃞.	Chưa ⃞
7. Khám điều trị riêng anh hay cả vợ?
Chỉ anh ⃞	Vợ ⃞	Cả 2 ⃞
8. Khám chữa ở cơ sở nào ?
Bệnh viện tỉnh ⃞	Trung ương ⃞
Chẩn đoán: ...........................................................................................
9. Điều trị bằng phương pháp nào ? Đông y ⃞ Tây y ⃞ Cả 2 ⃞
10. Hiện có mong	 muốn được chẩn đoán và điều trị để có con không ?
 Có ⃞	Không ⃞ 
2.3. Tiền sử gia đình
1. Bố mẹ anh sinh được mấy người con ?
 Bên anh .	Bên vợ 
2. Anh chị em ruột của anh có ai chậm con không ? Có ⃞ không ⃞
2.4. Tiền sử bệnh tật
1. Quai bị:	Có ⃞	 Không ⃞
2. Anh có thấy bộ phận sinh dục mình bình thường không ?
 	Có ⃞ Không ⃞
3. Anh và vợ có mắc bệnh kinh niên - mạn tính không ?
 Có ⃞ Không ⃞
Nếu có thì bệnh gì ?	
4. Anh và vợ có khỉ nào tiếp xúc với hoá chất độc không ?
Có ⃞	Không ⃞
Nếu có thì loại gì (ghi rõ tên, thời gian bao lâu)?
5. Anh và vợ có mắc bệnh lây qua đường sinh hoạt tình dục không? 
Có ⃞ 	Không ⃞ 
Nếu có thì bệnh gì ?..........................................................................................
6. Anh có bị dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục không ?
Có ⃞	Không ⃞ 
Nếu có thì loại gì ? Dị tật tiết niệu ⃞ Vú to ⃞
7. Anh sờ thấy có mấy tinh hoàn trong bìu
2 cái ⃞	1 cái ⃞ 	khác ⃞
8. Anh cảm thấy dương vật của mình bình thường hay bé ?
Bình thường ⃞	Bé ⃞	 Cong ⃞
9. Chấn thương, vết thương hay phải mổ về tiết niệu - sinh dục ?
Có ⃞	Không ⃞
Nếu có mổ thì loại nào ?
+ Mổ thoát vị ⃞	+ Tinh hoàn ẩn ⃞
+ Xoắn tinh hoàn ⃞	+ Nang thừng tinh ⃞
+ Giãn tĩnh mạch tinh ⃞	+ Tràn dịch tinh hoàn ⃞
+ Bị chấn thương cơ quan sinh dục ⃞
+ Mổ vùng bìu, bẹn vì bệnh khác ⃞
III. Khám hiện tại 
* Đặc điểm sinh lý
Nhu cầu đòi hỏi về sinh lý:
Nhu cầu cao ⃞ Bình thường ⃞ Nhu cầu giảm ⃞	
1. Thời gian giao hợp bình thường là bao nhiêu phút: 
2. Số lần giao hợp trung bình trong tuần ⃞ 
3. Khi giao hợp bạn có xuất tinh hay không ?
Có ⃞	Không ⃞
4. Khi giao hợp xuất tinh có khoái cảm không ?
Có ⃞	Không ⃞
5. Khi giao hợp xuất tinh có đau không ?
Có ⃞	Không ⃞
6. Có xuất tinh nhanh hay không ? Thời gian khoảng bao lâu? ⃞
Có ⃞	Không ⃞
* Thăm khám lâm sàng - các triệu chứng thực thể
Cơ quan sinh dục: Bình thường ⃞ Bất thường ⃞
Dương vật: 	Bình thường ⃞ 	Bất thường ⃞
Hình dạng:	
Độ cương cứng:	
Các dị tật (miệng sáo, bệnh La Peyronie, các dị tật khác) Tinh hoàn:
	.
Dị tật (tinh hoàn ẩn):	
Mào tinh: căng hay không ? Sơ rắn cứng ?	
Tràn dịch màng tinh hoàn ?	
Ống dẫn tinh:
Sờ thấy không ?	
Nghi ngờ tắc ODT ?	
Không ODT bẩm sinh	
Giãn tĩnh mạch tinh	
Khối u bìu- tinh hoàn - loại gì ?......................................................................
Bệnh khác:	
Bệnh lý kèm theo:
Đái đường: 	Có ⃞ Không ⃞
Tuyến yên: 	Có ⃞ Không ⃞
Tuyến thượng thận: 	Có ⃞ Không ⃞
Gan mật. 	Có ⃞ Không ⃞
 Tim - mạch: 	Có ⃞ Không ⃞
Bệnh thận: 	Có ⃞ Không ⃞
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: 	Có ⃞ Không ⃞
Dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu: 	Có ⃞ Không ⃞
Các dị tật khác	
Bệnh di truyền:	
Hiện đang điều trị bệnh gì - bao lâu ?	
Dùng thuốc gì - bao lâu ?	
IV. Kết quả xét nghiệm: 
Xét nghiệm sinh hóa máu:
- ALT:..., 
- AST:
 - Ure:., 
- Creatinin:.
Xét nghiệm huyết học (công thức máu)
 - HC - Hb 
 - BC. - TC
Xét nghiệm nội tiết
- Nồng độ testosteron huyết thanh:..
Xét nghiệm tinh dịch đồ
 - Mật độ tinh trùng: 
 - Số lượng tinh trùng bình thường: 
 - PR , PR+ NP , A
V. Chẩn đoán: 
.
B. Y HỌC CỔ TRUYỀN
I. VỌNG CHẨN
1. Hình thái: 	1. Gầy 	2. Béo 	3. Cân đối 	4. Nằm co 
	5. Ưu tĩnh 	6. Nằm duỗi 	7. Hiếu động 	8. Khác £££
2. Thần:	1. Bình thường	2. Không bình thường 3. Khác	££
3. Sắc: 	1. Bệch (trắng)	2. Đỏ	3. Vàng	4. Xanh
	5. Đen	6. Bình thường	7. Khác	£££
4. Trạch: 	1. Tươi nhuận	2. Khô	3. Khác	££
5. Lưỡi:
- Chất lưỡi: 	1. Bình thường	2. Bệu	3. Gầy mỏng	4. Nứt
	5. Cứng	6. Loét	7. Lệch	8. Rụt 9. Khác£££
- Sắc lưỡi:	1. Hồng	2. Nhợt	3. Đỏ	4. Đỏ sẫm	
	5. Xanh tím	6. Đám ứ huyết	7. Khô	8. Nhuận 9. Khác	£££ 	
- Rêu lưỡi:	1. Có	2. Không	3. Bong	4. Dầy
	5. Mỏng	6. Ướt	7. Khô	8. Dính	
	9. Trắng	10. Vàng	11. Đen	12. Khác££££
Mô tả vọng chẩn:
II. VĂN CHẨN
1. Âm thanh:
- Tiếng nói	1. Bình thường	2. To	3. Nhỏ	4. Đứt quãng
	5. Khàn	6. Vọng	7. Mất	8. Khác ££££
- Hơi thở	1. Bình thường	2. Đứt quãng	3. Ngắn	4. Mạnh
	5. Yếu	6. Thô	7. Rít	8. Khò khè
	9. Chậm	10. Gấp	11. Khác	££££
Mô tả văn chẩn:
III. VẤN CHẨN
1. Hàn nhiệt:
- Biểu hiện:	1. Bình thường	2. Hàn	3. Nhiệt	4. Khác £
	1. Thích nóng	2. Sợ nóng	3. Thích mát	4. Sợ lạnh
	5. Trong người nóng 	6. Trong người lạnh
	7. Khác	££££
2. Mồ hôi: 	1. Bình thường	2. Không có mồ hôi 3. Tự hãn	4. Đạo hãn
	5. Nhiều	6. Ít	7. Khác	£££
3. Đầu mặt:	
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
- Đầu:	1. Một chỗ	2. Nửa đầu	3. Cả đầu	4. Di chuyển
	5. Ê ẩm như bị buộc lại 6. Nhói	7. Căng	8. Nặng đầu	
- Mắt:	9. Hoa mắt chóng mặt	10. Nhìn không rõ
- Tai:	11. Ù	12. Điếc	13. Nặng	14. Đau
- Mũi:	15.Ngạt	16. Chảy nước	17. Chảy máu cam 18. Đau
- Họng:	19. Đau	20. Khô
4. Lưng: 
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
	1. Đau	2. Khó vận động	3. Co cứng cơ	4. Khác £
5. Bụng và ngực:
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
	1. Tức	2. Đau	3. Sôi	4. Nóng ruột
	5. Đầy trướng	6. Ngột ngạt, khó thở	7. Đau tức cạnh sườn
	8. Bồn chồn không yên 9. Đánh trống ngực 	10. Khác	££££££ 	
6. Chân tay
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
7. Ăn:
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
	1. Thích nóng	2. Thích mát	3. Ăn nhiều	4. Ăn ít
	5. Đắng miệng	6. Nhạt miệng	7. Thèm ăn	8. Chán ăn
	9. Ăn vào bụng chướng	10. Khác	£££
- Thích uống:	1. Mát	2. Ấm nóng	3. Nhiều	4. Ít 5. Khác £
8. Đại tiểu tiện:
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
- Tiểu tiện: 	1. Vàng	2. Đỏ	3. Đục	4. Buốt
	5. Dắt	6. Không tự chủ	7. Bí	8. Khác £££
- Đại tiện:	1. Táo	2. Nhão	3. Sống	4. Toàn nước
	5. Nhầy mũi	6. Bí	7. Khác	£££
9. Ngủ:	
- Biểu hiện bệnh lý	1. Có	2. Không	£
	1. Khó vào giấc ngủ 2. Hay tỉnh	3. Dậy sớm	
	4. Hay mơ 5. Khác	£££
10. sinh dục:	
* Rối loạn khả năng sinh dục:
- Nam: 	1. Yếu khi giao hợp	2. Liệt dương	3. Di tinh
	4. Hoạt tinh	5. Mộng tinh	6. Lãnh tinh	£££
Mô tả vấn chẩn: 	
IV. THIẾT CHẨN
1. Xúc chẩn:
- Da:	1. Bình thương	2. Khô	3. Nóng	4. Lạnh
	5. Ướt	6. Chân tay nóng	7. Chân tay lạnh 8. Ấn lõm
	9. Ấn đau	10. Cục cứng	11. Khác	£££
- Mồ hôi: 	1. Toàn thân	2. Trán	3. Tay chân	4. Khác £££
- Cơ xương khớp: 1. Săn chắc	2. Mềm	3. Căng cứng	4. Co cơ ấn đau
	5. Gân đau	6. Xương khớp đau	7. Khác £££
- Bụng:	1. Mềm	2. Chướng	3. Cổ chướng	4. Có hòn cục
	5. Đau thiện án	6. Đau cự án	7. Khác	£££
2. Mạch chẩn: 1. Phù	2. Trầm	3. Trì	4. Sác
	5. Tế	6. Huyền	7. Hoạt	8. Vô lực
	9. Có lực	10. Khác	£££
Mô tả thiết chẩn:
V. TÓM TẮT TỨ CHẨN:
VI. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
VII. CHẨN ĐOÁN
- Bệnh danh:	
- Bát cương:	
- Tạng phủ - Kinh lạc:	
- Nguyên nhân:..
VIII. ĐIỀU TRỊ
 - Pháp điều trị: 
 - Phương dược: 
C. KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ
1. Một số dấu hiệu lâm sàng do tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Nổi mẩn: 	Có Không 
 Vị trí nổi mẩn: .. 
- Đầy bụng 	Có Không 
- Buồn nôn	 	Có Không 
- Mất ngủ 	Có Không 
- Nhức đầu 	Có Không 
- Chóng mặt: 	Có Không 
2. Dấu hiệu lâm sàng thận dương hư sau điều trị
- Sắc mặt xanh sạm: Có Không 
- Chất lưỡi nhạt rêu trắng: Có Không 
- Khó cương dương: 	 Có Không 
- Thời gian cương dương: 
- Hoạt tinh: 	 Có Không 
- Tinh thần mệt mỏi: 	 Có Không 
- Lưng gối đau mỏi:	 Có Không 
- Số lần tiểu tiện/ngày: 
3. Xét nghiệm sinh hóa máu sau điều trị
- ALT:..., 
- AST:..
- Ure:., 
- Creatinin:..
4. Xét nghiệm huyết học
- HC. 
- Hb.. 
- BC. 
- TC
5. Xét nghiệm nội tiết sau điều trị:
- Nồng độ testosteron huyết thanh: 
6. Xét nghiệm tinh dịch đồ sau điều trị:
- Mật độ tinh trùng: 
- Số lượng tinh trùng bình thường: 
- PR , PR+ NP , A.
7. Bệnh nhân vợ mang thai và sinh con sau điều trị.
- Vợ mang thai sau điều trị: 	Có Không 
- Sinh con sau điều trị:	Có Không 
- Thời gian sau điều trị tới khi vợ mang thai: 
Ngày tháng . năm.
 BÁC SỸ LÀM BỆNH ÁN
 Phan Minh Đức
PHIẾU NGHIÊN CỨU
Mã số nghiên cứu:.. 
Họ và tên: 
Tuổi:  
Nghề nghiệp: ..
Địa chỉ: .....
Ngày lập phiếu: 	
I. Lâm sàng: 
1. Tiền sử: 
- Vô sinh nguyên phát: Có Không 
- Vô sinh thứ phát: Có Không 
2. Thời gian bị suy giảm tinh dịch: 
3. Dấu hiệu lâm sàng do thận dương hư:
- Sắc mặt xanh sạm: Có Không 
- Chất lưỡi nhạt, rêu trắng: Có Không 
- Khó cương dương: Có Không 
- Thời gian cương dương: 
- Hoạt tinh: 	 Có Không 
- Tinh thần mệt mỏi: 	 Có Không 
- Lưng gối đau mỏi:	 Có Không 
- Số Lần tiểu tiện/ngày. ..
II. Cận lâm sàng:
1. Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu:
- CTM: HC.., Hb.. , BC, TC
- ALT: . AST: 
- Ure: .., Creatinin: .
2. Xét nghiệm nội tiết
- Nồng độ testosteron huyết thanh: 
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ
- Mật độ tinh trùng: 
- Số lượng tinh trùng bình thường: 
- PR ., PR+ NP ., A
4. Chẩn đoán: . 
III. Kết quả sau điều trị
 1. Một số dấu hiệu lâm sàng do tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Nổi mẩn: 	 Có Không 
 Vị trí nổi mẩn:  
- Đầy bụng: 	Có Không 
- Buồn nôn: 	 	Có Không 
- Mất Ngủ:	Có Không 
- Nhức đầu: 	Có Không 
- Chóng mặt: 	Có Không 
2. Dấu hiệu lâm sàng thận dương hư sau điều trị
- Sắc mặt xanh sạm: Có Không 
- Chất lưỡi nhạt, rêu trắng: Có Không 
- Khó cương dương: Có Không 
- Thời gian cương dương: 
- Hoạt tinh: 	 Có Không 
- Tinh thần mệt mỏi: 	 Có Không 
- Lưng gối đau mỏi:	 Có Không 
- Số Lần tiểu tiện/ngày. ..
3. Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu sau điều trị
- CTM: HC.., Hb, BC, TC.
- ALT: , AST: 
- Ure: ., Creatinin: .
4. Xét nghiệm nội tiết sau điều trị:
- Nồng độ Testosteron huyết thanh: ..
5. Xét nghiệm tinh dịch đồ sau điều trị:
- Mật độ tinh trùng: 
- Số lượng tinh trùng bình thường: 
- PR ., PR+ NP ., A
6. Tỷ lệ các bệnh nhân vợ mang thai và sinh con sau điều trị.
- Vợ mang thai sau điều trị: 	Có Không 
- Sinh con sau điều trị:	Có Không 
- Thời gian sau điều trị tới khi vợ mang thai: .. 
Người lập phiếu
Phan Minh Đức

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_tinh_an_toan_va_tac_dung_cua_vien_nang_balanoxi_t.docx
  • docx2. TV bìa tóm tắt.docx
  • docx3.TV Tóm tắt TV 24 trang.docx
  • doc4 TA Bìa tóm tắt.doc
  • doc5.TA Tóm tắt.doc
  • docx6. THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
  • docx7. SUMMARIZED INFORMATION.docx
  • docx8. Trích yếu luận án.docx
  • pdfCV NCS Phan Minh Đức.pdf