Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà nội giai đoạn 2009 - 2013

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do các bệnh ung thư (UT), trong đó trên 60% số ca bệnh xảy ra ở các nước đang phát triển [1],[2]. Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá. Theo công bố mới nhất của TCYTTG và Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2015, trên thế giới có 952.000 trường hợp UTDD mới mắc chiếm 6,8% số trường hợp mới mắc ung thư và 723.000 trường hợp tử vong do UTDD và chiếm 8,8% các trường hợp chết do ung thư nói chung [1]. Tỷ suất mới mắc cao nhất ở các quốc gia Đông Á và thấp nhất ở các quốc gia Bắc Mỹ (lần lượt là 9,8-24,8/100.000 dân/năm và 1,5-2,8/100.000 dân/năm). Có đến 70% số mới mắc UTDD xảy ra tại các nước đang phát triển [1]. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư gần đây, tỷ suất mới mắc UTDD năm 2010 là 24,5/100.000 cho nam giới và 12,2/100.000/năm cho nữ giới [3].

Tỷ suất mới mắc và tử vong do UTDD có xu hướng giảm nhanh ở các quốc gia có tỷ suất mắc cao trong khi xu hướng giảm rất ít ở các quốc gia có tỷ suất mắc thấp do những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị H. pylori [1], trong khi tại Việt Nam, tỷ suất này có xu hướng gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2000-2010 (từ 23,7-24,5/100.000/năm đối với nam và 10,8-12,2/100.000/năm đối với nữ) [3].

TCYTTG và IARC đã ban hành chiến lược phòng chống ung thư (PCUT) với 4 nội dung chính bao gồm: sàng lọc phát hiện sớm bệnh UT; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị UT; chăm sóc giảm nhẹ, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân UT [1],[2]. Để đáp ứng được chiến lược trên, công tác ghi nhận ung thư (GNUT) đóng vai trò hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả GNUT giúp đánh giá được gánh nặng của bệnh UT tại cộng đồng, vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và xu hướng mắc UT theo thời gian, qua đó xác định được các ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia, [4],[5],[6],[7]. Đây cũng là phương tiện để giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình PCUT và các can thiệp khác tại cộng đồng, đồng thời giúp ích các nhà ung thư học có định hướng trong việc sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị UTDD.

Tại Việt Nam, công tác GNUT ngày càng được quan tâm trong đó có ghi nhận UTDD, đặc biệt ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Thái Nguyên và Thừa thiên-Huế. Các nghiên cứu ghi nhận UTDD còn rất ít, đặc biệt là Thành phố Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính từ tháng 8/2008 [3]. Số liệu về tỷ suất mới mắc UTDD, các số liệu về hình thái học, vị trí cũng như giai đoạn bệnh vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Đây là những thông tin rất cần thiết cung cấp bằng chứng cho công tác xây dựng chính sách và lập kế hoạch. Công tác GNUT ở Hà Nội cũng như tại các tỉnh còn nhiều hạn chế về chất lượng số liệu do thiếu nguồn nhân lực, vật lực và thời gian. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và tính chính xác của số liệu qua phương pháp ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013.

2. Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô, chuẩn hoá theo tuổi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030.

 

docx 149 trang dienloan 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà nội giai đoạn 2009 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà nội giai đoạn 2009 - 2013

Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà nội giai đoạn 2009 - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===========
PHAN VĂN CƯƠNG
NGHI£N CøU Tû SUÊT MíI M¾C UNG TH¦ 
D¹ DµY TRONG CéNG §åNG D¢N C¦
 Hµ NéI GIAI §O¹N 2009 - 2013
Chuyên ngành	: Ung thư
Mã số	: 62720149
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
 GS.TS. Trần Văn Thuấn
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.
Với tấm lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
	Đảng uỷ, BGH, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Ung Thư, Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu;
Đảng ủy, BGĐ Bệnh viện K Hà Nội, Trung tâm chỉ đạo tuyến đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Đảng uỷ, BGH Trường Đại học Y Dược Thái Bình, BV Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
GS. TS. Trần Văn Thuấn, Phó chủ nhiệm Bộ môn Ung Thư Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này.
	Bộ môn Ngoại, Tổ Bộ môn Ung Thư- Trường Đại học Y Thái Bình, luôn tạo điều kiện, là nguồn động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
	Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình luôn tạo điều kiện giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi trọn lòng biết ơn và tình cảm yêu quí nhất tới gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, chia sẻ và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này.
Nghiên cứu sinh
Phan Văn Cương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phan Văn Cương, Nghiên cứu sinh khóa 33 chuyên nghành Ung Thư, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Văn Thuấn. 
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 09 năm 2018
Nghiên cứu sinh
Phan Văn Cương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng việt
Tiếng Anh
AJCC
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ
The American Joint Committee on Cancer
ASR
Tỷ suất mắc chuẩn hoá theo tuổi
Age-Standardize for Rates
BMI
Chỉ số khối cơ thể
Body Mass Index
CDH1
Sự đột biến di truyền của E-cadherin gene
Cadherin-1 gen
CEA
Kháng nguyên bào thai u
Carcinoembryonic antigen
CI
Khoảng tin cậy
Confident Interval
CR
Tỷ suất mắc thô
Crude rate 
CT
Chụp cắt lớp vi tính
Computerized Tomography
GNUT
Ghi nhận ung thư
HP
Xoắn khuẩn dạ dày
Helicobacter Pylori
IARC
Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế
International Agency for Research on Cancer
ICD
Phân loại Quốc tế các bệnh khối u 
International Classification of Diseases of Oncology
PCUT
Phòng chống ung thư
RR
Nguy cơ tương đối
Ralative Rík
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
WHO (World Health Organization)
UT
Ung thư
UTDD
Ung thư dạ dày
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Vị trí của ung thư dạ dày theo phương pháp ghi nhận ung thư 	22
Bảng 1.2. 	Phân loại TNM của ung thư dạ dày theo AJCC, 2010	26
Bảng 1.3. 	Bảng xếp loại giai đoạn bệnh theo TNM	27
Bảng 1.4. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi và giới năm 2012 ở một số châu lục	29
Bảng 1.5. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo tuổi ở một số quốc gia năm 2012	30
Bảng 1.6. 	Tỷ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi và tỷ suất hiện mắc ung thư dạ dày ở nam giới năm 2008 .	31
Bảng 1.7. 	Tỷ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi và hiện mắc ung thư dạ dày ở nữ giới năm 2008	31
Bảng 1.8. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại Việt Nam 2000-2010	34
Bảng 1.9. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại một số tỉnh thành năm 2004-2010	36
Bảng 2.1. 	Cấu trúc dân số Thành phố Hà Nội từ 2009-2013	44
Bảng 2.2. 	Dân số Thành phố Hà Nội giai đoạn từ 2009-2013	45
Bảng 2.3. 	Các thông tin cần ghi nhận	45
Bảng 2.4. 	Phân bố quần thể dân số tham chiếu thế giới	55
Bảng 3.1. 	Tuổi trung bình mới mắc ung thư dạ dày theo giới và theo từng năm giai đoạn 2009-2013	58
Bảng 3.2.	Phân bố một số đặc trưng của các bệnh nhân ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013	59
Bảng 3.3. 	Phân bố vị trí mắc ung thư dạ dày theo giới tại Hà Nội 2009-2013	61
Bảng 3.4. 	Phân bố hình thái ung thư dạ dày theo giới	63
Bảng 3.5. 	Mối liên quan giữa ung thư biểu mô tuyến và một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến	64
Bảng 3.6. 	Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô tế bào nhẫn	65
Bảng 3.7.	 Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô tuyến nhày	66
Bảng 3.8. 	Mối liên quan giữa ung thư biểu mô và một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến	66
Bảng 3.9. 	Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô kém biệt hoá	67
Bảng 3.10. 	Phân bố độ xâm lấn của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013	68
Bảng 3.11. 	Phân bố mức độ di căn hạch vùng của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013	69
Bảng 3.12. 	Phân bố mức độ di căn xa của ung thư dạ dày, 2009-2013	70
Bảng 3.13. 	Phân bố giai đoạn của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013	71
Bảng 3.14. 	Số mới mắc và tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô cho cả nam và nữ, Hà Nội theo năm, 2009-2013	76
Bảng 3.15. 	Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô theo tuổi tại Hà Nội, 2009-2013	77
Bảng 3.16. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô theo tuổi và giới tại Hà Nội, 2009-2013	78
Bảng 3.17. 	Số mới mắc và tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013	79
Bảng 3.18. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô theo nhóm tuổi và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013	79
Bảng 3.19. 	Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô của nam giới theo nhóm tuổi và theo từng năm	80
Bảng 3.20. 	Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô của nữ giới theo nhóm tuổi và theo từng năm	81
Bảng 3.21. 	Phân bố nhóm tuổi mắc ung thư dạ dày theo giới, 2009-2013	82
Bảng 3.22. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi cho cả nam và nữ theo tuổi tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013	84
Bảng 3.23. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nam giới tại Thành phố Hà Nội theo nhóm tuổi giai đoạn 2009-2013	86
Bảng 3.24. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nữ giới tại Thành phố Hà Nội theo nhóm tuổi giai đoạn 2009-2013	88
Bảng 3.25.	Dự báo xu hướng của tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2030	90
Bảng 4.1. 	Một số yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày tại tâm vị tại Ardabil	95
Bảng 4.2. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi giai đoạn 2004-2008	109
Bảng 4.3. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi năm 2008-2010 trong toàn quốc	110
Bảng 4.4. 	Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi cho một số khu vực năm 2012.	113
Bảng 4.5. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi tại một số quốc gia Đông Nam Á	115
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày theo giới	60
Biểu đồ 3.2. 	Tỷ lệ ghi nhận được vị trí ung thư dạ dày tại Hà Nội 2009-2013	60
Biểu đồ 3.3. 	Phân bố hình thái học ung thư dạ dày tại Hà Nội, 2009-2013	62
Biểu đồ 3.4. 	Tỷ lệ ghi nhận được độ xâm lấn của khối u dạ dày, Hà Nội, 2009-2013	67
Biểu đồ 3.5. 	Tỷ lệ ghi nhận được di căn hạch vùng (N) của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013	68
Biểu đồ 3.6. 	Tỷ lệ ghi nhận được mức độ di căn xa của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013	69
Biểu đồ 3.7.	Tỷ lệ ghi nhận được giai đoạn của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013	70
Biểu đồ 3.8. 	Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô chung và theo giới, Hà Nội, 2009-2013	75
Biểu đồ 3.9. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi theo quần thể dân số thế giới cho cả nam và nữ tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013	83
Biểu đồ 3.10. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi của nam giới tại Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2013	85
Biểu đồ 3.11. 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi của nữ tại Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2013	87
Biểu đồ 3.12 	Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo tuổi theo năm	89
Biểu đồ 3.13. 	Dự báo xu hướng của tỷ suất mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi (/100.000 dân) đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội, giai đoạn 2009-2030	91
Biểu đồ 4.1. 	Phân bố giai đoạn ung thư dạ dày	101
Biểu đồ 4.2. 	Dự báo tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến 2020 cho một số nhóm dân cư 	118
Biểu đồ 4.3. 	Xu hướng mới mắc ung thư dạ dày tại Hà Lan giai đoạn 1989-2008	119
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. 	Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội	40
Hình 2.2. 	Sơ đồ ghi nhận ca bệnh ung thư dạ dày	48
Hình 2.3. 	Sơ đồ qui trình ghi nhận, nhập và phân tích số liệu	52
40,60,62,67-70,75,83,85,87,89,91,101,118,119
1-39,41-59,61,63-66,71-74,76-82,84,86,88,90,92-100,102-117,120-
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do các bệnh ung thư (UT), trong đó trên 60% số ca bệnh xảy ra ở các nước đang phát triển [1],[2]. Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá. Theo công bố mới nhất của TCYTTG và Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2015, trên thế giới có 952.000 trường hợp UTDD mới mắc chiếm 6,8% số trường hợp mới mắc ung thư và 723.000 trường hợp tử vong do UTDD và chiếm 8,8% các trường hợp chết do ung thư nói chung [1]. Tỷ suất mới mắc cao nhất ở các quốc gia Đông Á và thấp nhất ở các quốc gia Bắc Mỹ (lần lượt là 9,8-24,8/100.000 dân/năm và 1,5-2,8/100.000 dân/năm). Có đến 70% số mới mắc UTDD xảy ra tại các nước đang phát triển [1]. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư gần đây, tỷ suất mới mắc UTDD năm 2010 là 24,5/100.000 cho nam giới và 12,2/100.000/năm cho nữ giới [3].
Tỷ suất mới mắc và tử vong do UTDD có xu hướng giảm nhanh ở các quốc gia có tỷ suất mắc cao trong khi xu hướng giảm rất ít ở các quốc gia có tỷ suất mắc thấp do những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị H. pylori [1], trong khi tại Việt Nam, tỷ suất này có xu hướng gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2000-2010 (từ 23,7-24,5/100.000/năm đối với nam và 10,8-12,2/100.000/năm đối với nữ) [3].
TCYTTG và IARC đã ban hành chiến lược phòng chống ung thư (PCUT) với 4 nội dung chính bao gồm: sàng lọc phát hiện sớm bệnh UT; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị UT; chăm sóc giảm nhẹ, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân UT [1],[2]. Để đáp ứng được chiến lược trên, công tác ghi nhận ung thư (GNUT) đóng vai trò hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả GNUT giúp đánh giá được gánh nặng của bệnh UT tại cộng đồng, vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và xu hướng mắc UT theo thời gian, qua đó xác định được các ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia, [4],[5],[6],[7]. Đây cũng là phương tiện để giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình PCUT và các can thiệp khác tại cộng đồng, đồng thời giúp ích các nhà ung thư học có định hướng trong việc sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị UTDD.
Tại Việt Nam, công tác GNUT ngày càng được quan tâm trong đó có ghi nhận UTDD, đặc biệt ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Thái Nguyên và Thừa thiên-Huế. Các nghiên cứu ghi nhận UTDD còn rất ít, đặc biệt là Thành phố Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính từ tháng 8/2008 [3]. Số liệu về tỷ suất mới mắc UTDD, các số liệu về hình thái học, vị trí cũng như giai đoạn bệnh vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Đây là những thông tin rất cần thiết cung cấp bằng chứng cho công tác xây dựng chính sách và lập kế hoạch. Công tác GNUT ở Hà Nội cũng như tại các tỉnh còn nhiều hạn chế về chất lượng số liệu do thiếu nguồn nhân lực, vật lực và thời gian. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013” với các mục tiêu sau:
1.	Mô tả vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và tính chính xác của số liệu qua phương pháp ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013.
2. 	Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô, chuẩn hoá theo tuổi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030.
Chương 1
TỔNG QUAN
Một số khái niệm cơ bản về ung thư dạ dày
Khái niệm chung
Ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hoá, vị trí tổn thương có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và có thể xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác và gây tử vong. 
Triệu chứng lâm sàng
Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau: Các triệu chứng sớm có thể xuất hiện là khó tiêu, hoặc chứng ợ chua, ăn mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt. Các triệu chứng muộn bao gồm đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hay táo bón, đầy bụng khi ăn, giảm cân, yếu và mệt mỏi, xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen và có thể có các triệu chứng ở cơ quan khác khi đã di căn. 
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nhiễm H. Pylory và ung thư dạ dày
Một điều đã được khẳng định là tỷ suất hiện mắc của H. pylori liên quan mật thiết tới tỷ suất mắc UTDD. 
Có sự khác biệt giữa tỷ suất hiện mắc H. pylori giữa các quốc gia khác nhau. Với những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị H. pylori trên thế giới, đã có sự giảm đáng kể tỷ suất nhiễm H. pylori [6]. Trên thế giới có hơn 3,5 tỷ người nhiễm H. pylori và trên 700 triệu người bị bệnh lý đường tiêu hóa liên quan đến nhiễm H. pylori [6]. Cũng như đối với các bệnh ung thư khác, nghiên cứu dịch tễ học nhiễm H. pylori có vai trò quyết định các biện pháp cơ bản trong chiến lược y tế cộng đồng nhằm khống chế sự lây nhiễm của vi khuẩn này [6]. Từ thời điểm được phát hiện, công bố rộng rãi, khẳng định vai trò bệnh lý của vi khuẩn này, hàng loạt các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho phép đi đến một số kết luận về phân bố dịch tễ cũng như các bệnh liên quan đến nhiễm H. pylori. 
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ suất mắc ung thư dạ dày. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người không hút thuốc lá là 1,6 lần [8]. Những người bỏ thuốc lá giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày sau 10 năm cai thuốc. ... 
52. Bùi Tiến Dũng LQH, Phạm Cẩm Phương (2017). Đánh giá kết quả nội soi và xét nghiệm tế bào áp trong chẩn đoán ung thư dạ dày tại Bệnh viện K trung ương. Tạp chí y học Việt nam. 459: 12-19.
53. Lê Văn Thành, Võ Quốc Hoàn , CS PHTv (2017). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sớm phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn do ung thư tại Bệnh viện Ung bưới Hà Nội. Tạp chí y học Việt nam. 459: 141-147.
54. Edge SB , Compton CC (2010). The American Joint Committee on Cancer: the 7th edition of the AJCC cancer staging manual and the future of TNM. Ann Surg Oncol. 17 (6): 1471-1474.
55. Bray F, Ren JS, Masuyer Eet all (2013). Global estimates of cancer prevalence for 27 sites in the adult population in 2008. Int J Cancer. 132 (5): 1133-1145.
56. Engholm GFJ, Christensen N , al. KAe (2015). Cancer Incidence, Mortality, Prevalence and Survival in the Nordic Countries, , 
57. Hu Y, Fang JY , Xiao SD (2013). Can the incidence of gastric cancer be reduced in the new century? J Dig Dis. 14 (1): 11-15.
58. Rahman R, Asombang AW , Ibdah JA (2014). Characteristics of gastric cancer in Asia. World J Gastroenterol. 20 (16): 4483-4490.
59. Ferlay J, Soerjomataram I , all Ee (2015). Cancer Incidence and Mortality Worldwide, International Agency for Research on Cancer; 2013, , 
60. Goh KL (2007). Changing trends in gastrointestinal disease in the Asia-Pacific region. J Dig Dis. 8 (4): 179-185.
61. Guo P, Huang ZL, Yu Pet all (2012). Trends in cancer mortality in China: an update. Ann Oncol. 23 (10): 2755-2762.
62. Matsuzaka M, Fukuda S, Takahashi Iet all (2007). The decreasing burden of gastric cancer in Japan. Tohoku J Exp Med. 212 (3): 207-219.
63. Kato M , Asaka M (2012). Recent development of gastric cancer prevention. Jpn J Clin Oncol. 42 (11): 987-994.
64. Kim YS, Park HA, Kim BSet all (2000). Efficacy of screening for gastric cancer in a Korean adult population: a case-control study. J Korean Med Sci. 15 (5): 510-515.
65. Kim R, Tan A, Choi Met all (2013). Geographic differences in approach to advanced gastric cancer: Is there a standard approach? Crit Rev Oncol Hematol. 88 (2): 416-426.
66. Correa P, Piazuelo MB , Camargo MC (2004). The future of gastric cancer prevention. Gastric Cancer. 7 (1): 9-16.
67. Fock KM, Katelaris P, Sugano Ket all (2009). Second Asia-Pacific Consensus Guidelines for Helicobacter pylori infection. J Gastroenterol Hepatol. 24 (10): 1587-1600.
68. Goh KL, Cheah PL, Md Net all (2007). Ethnicity and H. pylori as risk factors for gastric cancer in Malaysia: A prospective case control study. Am J Gastroenterol. 102 (1): 40-45.
69. Parkin DM, Bray F, Ferlay Jet all (2005). Global cancer statistics, 2002. CA Cancer J Clin. 55 (2): 74-108.
70. Thành NN (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án phòng chống bệnh ung thư giai đoạn 2009-2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 38-42.
71. Malekzadeh R, Derakhshan MH , Malekzadeh Z (2009). Gastric cancer in Iran: epidemiology and risk factors. Arch Iran Med. 12 (6): 576-583.
72. Haidari M, Nikbakht MR, Pasdar Yet all (2012). Trend analysis of gastric cancer incidence in Iran and its six geographical areas during 2000-2005. Asian Pac J Cancer Prev. 13 (7): 3335-3341.
73. CS VHv (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư 2008-2010 tại Thái Nguyên. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 51-54.
74. CS TĐKv (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư 2008-2010 tại Thành phố Hà Nội. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 27-34.
75. Office NS (2015). Cancer Registration Statistics, England: First release: 2014, , 
76. Moller B, Fekjaer H, Hakulinen Tet all (2003). Prediction of cancer incidence in the Nordic countries: empirical comparison of different approaches. Stat Med. 22 (17): 2751-2766.
77. Organization WH (2013). World Standard Population for age standardization of rates (WHO 2000-2025). 
78. Health USDo (2011). How to calculate age-specific rate of diseases and death, , 
79. Poudel KK, Huang Z, Neupane PRet all (2017). Prediction of the Cancer Incidence in Nepal. Asian Pac J Cancer Prev. 18 (1): 165-168.
80. Charvat H, Sasazuki S, Inoue Met all (2016). Prediction of the 10-year probability of gastric cancer occurrence in the Japanese population: the JPHC study cohort II. Int J Cancer. 138 (2): 320-331.
81. Moller B, Fekjaer H, Hakulinen Tet all (2002). Prediction of cancer incidence in the Nordic countries up to the year 2020. Eur J Cancer Prev. 11 Suppl 1: S1-96.
82. Liu Y, Kaneko S , Sobue T (2004). Trends in reported incidences of gastric cancer by tumour location, from 1975 to 1989 in Japan. Int J Epidemiol. 33 (4): 808-815.
83. Zhou Y, Zhang Z, Zhang Zet all (2008). A rising trend of gastric cardia cancer in Gansu Province of China. Cancer Lett. 269 (1): 18-25.
84. Shin HR, Jung KW, Won YJet all (2004). 2002 Annual Report of the Korea Central Cancer Registry: Based on Registered Data from 139 Hospitals. Cancer Res Treat. 36 (2): 103-114.
85. Derakhshan MH, Malekzadeh R, Watabe Het all (2008). Combination of gastric atrophy, reflux symptoms and histological subtype indicates two distinct aetiologies of gastric cardia cancer. Gut. 57 (3): 298-305.
86. Nelen SD, Verhoeven RHA, Lemmens Vet all (2017). Increasing survival gap between young and elderly gastric cancer patients. Gastric Cancer. 20 (6): 919-928.
87. Giang NT (2010). Kết quả khảo sát giai đoạn bệnh của một số loại ung thư thường gặp tại Thành phố Cần Thơ. .Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 145-151.
88. Ramos M, Franch P, Zaforteza Met all (2015). Completeness of T, N, M and stage grouping for all cancers in the Mallorca Cancer Registry. BMC Cancer. 15: 847.
89. Dassen AE, Dikken JL, Bosscha Ket all (2014). Gastric cancer: Decreasing incidence but stable survival in the Netherlands. Acta Oncologica. 53 (1): 138-142.
90. Phan Trọng Khánh , CS NLHv (2010). Công tác phòng chống ung thư tại Hải Phòng: 17 năm xây dựng và phát triển. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 67-72.
91. CS NĐTv (2010). Ghi nhận ung thư Thừa thiên-Huế giai đoạn 2001-2009. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 91-97.
92. Bùi Đức Tùng, Quách Thanh Khánh , CS NHNv (2010). Báo cáo ghi nhận ung thư quần thể tại Thành phố Hồ Chí Minh 2003-2006. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 81-90.
93. Thắng HQ (2010). Kết quả ghi nhận ung thư tại Cần Thơ 2008-2009. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 104-111.
94. Society AC (2017). Key Statistics for Stomach Cancer. Washington DC, USA.: 
95. UK CS (2015). Stomach Cancer Incidence Statistics. London, UK.: 
96. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu , sự TVTvc (2010). Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1: 73-80.
97. Karimi P (2014). Gastric Cancer: Descriptive Epidemiology, Risk Factors, Screening, and Prevention. 23 (5): 700-713.
98. Lindsey A , al RLe (2015). Global cancer statistics, 2012. A cancer Journal for Clinician. 65 (2): 87-108.
99. James KY, Hooi1 WY , KN W (2017). Global Prevalence of Helicobacter pylori Infection: Systematic Review and Meta-Analysis. Gastroenterology. 153 (2): 420-429.
100. Sierra MS, Cueva P, Bravo LEet all (2016). Stomach cancer burden in Central and South America. Cancer Epidemiol. 44 Suppl 1: S62-s73.
101. Facts P (2005). The Burden of Cancer in Asia, Taiwan Cancer Registry Annual Report 2005. Globocan 2002. IARC. 
102. Lagergren F, Xie S-H, Mattsson Fet all (2018). Updated incidence trends in cardia and non-cardia gastric adenocarcinoma in Sweden. Acta Oncologica. 1-6.
103. Edwards BK, Noone AM, Mariotto ABet all (2014). Annual Report to the Nation on the Status of Cancer, 1975-2010, Featuring Prevalence of Comorbidity and Impact on Survival among Persons with Lung, Colorectal, Breast or Prostate Cancer. Cancer. 120 (9): 1290-1314.
104. Prevention CfDCa (2015). Actual and Projected Cancer Incidence Rates, United States, 1975 to 2020. Atlanta, US. 
Phụ lục 1
PHIẾU GHI NHẬN UNG THƯ
GHI NHẬN UNGTHƯ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 	 Số ghi nhận	oooooooo
Họ tên:....................................Giới: Nam 1, Nữ 2 o Tuổi ¨¨
 Địa chỉ:............................................................... oooooo
Cơ sở y tế chẩn đoán ca ung thư:...........................o¨
Nguồn thông tin:	Phòng khám 1	Khoa điều trị 2	o
	Khoa GPBL 3	Khác 4
Ngày chẩn đoán:	oooooooo	
Cơ sở chẩn đoán	o
	Lâm sàng 	1 
	X quang, siêu âm 	2 (vị trí ung thư dạ dày, ghi rõ):
	Nội soi, mổ thăm dò 	3 (vị trí ung thư dạ dày, ghi rõ):
	Sinh hóa, miễn dịch 	4
	Giải phẫu bệnh 	5
	GPB vị trí di căn 	6
	GPB u nguyên phát 	7
	Autopsy có chẩn đoán vi thể 	8
Chẩn đoán: T o 	N o 	M o	Giai đoạn o
Type mô bệnh học	oooo
Phương pháp điều trị.........................................................oo
Tình trạng lúc ra viện:	Sống 1o	Chết 2o	
Ngày chết:	oooooooo
Người viết phiếu	Người mã	Người vào máy
	Ngày	 Ngày	Ngày
Phụ lục 2 
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC 
GHI NHẬN UNG THƯ DẠ DÀY
Tôi xin giới thiệu tôi là ............................................ nghiên cứu sinh của Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội đang thực hiện “Nghiên cứu tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013”, tôi xin phép phỏng vấn anh/chị về chương trình ghi nhận ung thư và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình ghi nhận ung thư. Tôi xin bảo mật những thông tin về cá nhân của anh/chị. 
Xin cám ơn anh/chị.
Xin anh/chị làm công việc gì tại trung tâm/bệnh viện? Trình độ chuyên môn của anh/chị là gì?
Xin anh/chị cho biết anh/chị làm công tác ghi nhận ung thư được bao nhiêu năm rồi?
Xin anh/chị cho biết anh/chị có được tập huấn ban đầu và tập huấn lại thường xuyên về công tác ghi nhận ung thư không? nếu có, bao lâu một lần? Nội dung tập huấn những gì? 
Xin anh/chị cho biết những nội dung tập huấn này có giúp nhiều cho anh/chị trong công tác ghi nhận ung thư không?
Xin anh/chị cho biết những khó khăn gì mà người cán bộ ghi nhận ung thư thường gặp phải?
Về thời gian: có bận quá không?
Thiếu thốn kinh phí?
Về phương tiện đi lại?
Về điều kiện làm việc?
Về chuyên môn ghi nhận ung thư: (khó tìm được hồ sơ, thiếu thông tin để điền vào phiếu ghi nhận,..)
Về công tác loại trùng lặp các ca bệnh? sử dụng chương trình CANREC?
Về thông tin liên lạc với chương trình? 
Khó khăn tại bệnh viện, cơ sở y tế nỡi tiến hành ghi nhận ung thư
Xin anh/chị cho biết trong những khó khăn trên, cái gì là khó khăn nhất?
 Xin anh/chị cho biết chương trình đã làm gì để đảm bảo quá trình ghi nhận ung thư được chính xác (giám sát, thông tin liên lạc, đào tạo, hỗ trợ về phương tiện,...)
Xin anh/chị cho biết trong thời gian tới, anh/chị đề xuất những gì để làm tốt công tác ghi nhận ung thư dạ dày cả về chất lượng lẫn số lượng
Xin trân trọng cảm ơn anh/chị đã cung cấp thông tin.
Ngày....../ tháng...../năm 2018
Thời gian phỏng vấn: từ .....giờ ..... phút đến .....giờ ..... phút
Phụ lục 3
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ QUẢN LÝ 
CHƯƠNG TRÌNH GHI NHẬN UNG THƯ DẠ DÀY
Tôi xin giới thiệu tôi là ............................................ nghiên cứu sinh của Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội đang thực hiện “Nghiên cứu tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013”, tôi xin phép phỏng vấn anh/chị về chương trình ghi nhận ung thư và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình ghi nhận ung thư. Tôi xin bảo mật những thông tin về cá nhân của anh/chị. 
Xin cám ơn anh/chị.
Xin anh/chị cho biết chương trình ghi nhận ung thư tại Việt Nam đã bắt đầu tiến ành từ bao giờ?
Xin anh/chị cho biết có bao nhiêu tỉnh/thành phố đã tiến hành ghi nhận ung thư?
Tại Việt Nam, có bao nhiêu cán bộ ghi nhận ung thư? Những cán bộ này thường là ai? làm việc ở đâu? Trình độ chuyên môn là gì?
Xin anh/chị cho biết những cán bộ ghi nhận ung thư có được tập huấn ban đầu và thường xuyên không? Nội dung tập huấn những gì?
Những cán bộ ghi nhận ung thư này có bị thay đổi công tác không? Nếu có những cán bộ mới này có được tập huấn để đảm bảo ghi nhận ung thư đúng hay không?
Xin anh/chị cho biết những cán bộ ghi nhận ung thư có những quyền lợi gì hơn những cán bộ khác không?
Xin anh/chị cho biết những khó khăn gì mà người cán bộ ghi nhận ung thư thường gặp phải?
Về thời gian: có bận quá không?
Thiếu thốn kinh phí?
Về phương tiện đi lại?
Về điều kiện làm việc?
Về chuyên môn ghi nhận ung thư: (khó tìm được hồ sơ, thiếu thông tin để điền vào phiếu ghi nhận,..)
Về thông tin liên lạc với chương trình? 
Xin anh/chị cho biết chương trình đã làm gì để đảm bảo quá trình ghi nhận ung thư được chính xác (giám sát, thông tin liên lạc, đào tạo, hỗ trợ về phương tiện,...)
Xin anh/chị cho biết chương trình dự kiến có mở rộng ghi nhận ung thư cho toàn bộ các tỉnh thành không?
 Xin anh/chị cho biết trong thời gian tới chương trình ghi nhận ung thư sẽ làm gì để có thể giải quyết được những khó khăn trên để nâng cao chất lượng ghi nhận ung thư ở Việt Nam?
Xin trân trọng cảm ơn anh/chị đã cung cấp thông tin.
Phụ lục 4
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC 
GHI NHẬN UNG THƯ DẠ DÀY
Công tác tập huấn ban đầu và tập huấn lại thường xuyên về công tác ghi nhận ung thư như thế nào? Nội dung tập huấn những gì? 
Nội dung tập huấn có phù hợp không?
Những khó khăn gì mà người cán bộ ghi nhận ung thư thường gặp phải?
Về thời gian: có bận quá không?
Thiếu thốn kinh phí?
Về phương tiện đi lại?
Về điều kiện làm việc?
Về chuyên môn ghi nhận ung thư
Về sử dụng chương trình CANREC?
Về thông tin liên lạc với chương trình? 
Khó khăn tại bệnh viện, cơ sở y tế nơi tiến hành ghi nhận ung thư
Chương trình đã làm gì để đảm bảo quá trình ghi nhận ung thư được chính xác (giám sát, thông tin liên lạc, đào tạo, hỗ trợ về phương tiện,...)
Có đề xuất những gì để làm tốt công tác ghi nhận ung thư dạ dày cả về chất lượng lẫn số lượng
PHỤ LỤC 5
Mã
bệnh viện
Bệnh viện
được ghi nhận
Mã
bệnh viện
Bệnh viện
được ghi nhận
Bệnh viện K
Bệnh viện Việt đức
Bệnh viện Sản C
Bệnh viện Bạch mai
Bệnh viện Phổi TƯ
Bệnh viện tai mũi họng
Viện răng hàm mặt
Bệnh viện Việt xô
Bệnh viện Xanh pôn
Bệnh viện Việt nam cu ba
Bệnh viện Thanh nhàn
Bệnh viện Mắt TƯ
Bệnh viện Phụ sản Hà nội
Bệnh viện Nhi TƯ
Bệnh viện E
Bệnh viện GTVT
Bệnh viện G1
Bệnh viện BV 198
Bệnh viện 103
Bệnh viện 108
Bệnh viện bỏng
Bệnh viện Đống đa
Bệnh viện Bưu điện
Bệnh viện 354
Bệnh viện phổi hà nội
Bệnh viện Ung bướu hà nội
Bệnh viện huyết học TƯ
Bệnh viện chương mỹ
Bệnh viện Quốc oai
Bệnh viện Thạch thất
Bệnh viện Hà đông
Bệnh viện Đan phượng
Bệnh viện Hoài đức
Bệnh viện 105
Bệnh viện thường tín
Bệnh viện Phúc Yên
Bệnh viện Thanh oai
Bệnh viện mỹ đức
Bệnh viện Mêlinh
Bệnh viện Vân đình
Bệnh viện Phú thọ
Bệnh viện Sơn tây
Bệnh viện Ba vì
Bệnh viện Ứng hòa
Bệnh viện Sóc sơn
Bệnh viện Đông anh
Bệnh viện Gia lâm
Bệnh viện Đức giang
Bệnh viện Thanh trì
Bệnh viện da liễu TƯ
 Bệnh viện nội tiết TƯ
 Bệnh viện mắt hà nội
Bệnh viện Nam thăng long
Bệnh viện Bắc thăng long
Bệnh viện Vinmex
Bệnh viện nông nghiệp I

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_ty_suat_moi_mac_ung_thu_da_day_trong_cong_dong_da.docx
  • docx2. Tom tat Tieng Anh.docx
  • docx3. Thong tin ket luan moi tieng viet va tieng anh.docx
  • docx3. Tom tat tieng viet.docx
  • docx4. Trich yeu luan an.docx