Nghiên cứu xác định thành phần và đề xuất công nghệ chế tạo một số loại vật liệu trên cơ sở cao su sử dụng trong quả đạn KH - 35E
Thành phần của 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35 đã
được xác định bằng các phương pháp phân tích công cụ và các phương pháp phân
tích hóa học. Kết quả phân tích đã chỉ ra các loại vật liệu này được chế tạo trên cơ sở
cao su siloxan có thành phần và tính năng sử dụng khác nhau. Trên cơ sở kết quả thu
được, đã đề xuất phương án công nghệ chế tạo các loại vật liệu này, góp phần nâng
cao tính chủ động trong việc bảo quản, sửa chữa, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật
(VKTBKT) của quân đội.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định thành phần và đề xuất công nghệ chế tạo một số loại vật liệu trên cơ sở cao su sử dụng trong quả đạn KH - 35E", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định thành phần và đề xuất công nghệ chế tạo một số loại vật liệu trên cơ sở cao su sử dụng trong quả đạn KH - 35E
Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. H. Phương, ..,N. N Sơn,.“Nghiên cứu xác định thành phần ... quả đạn Kh-35E.” 130 NGHIªN CøU X¸C ®Þnh THµNH PHÇN Vµ ®Ò XUÊT C«NG NGHÖ CHÕ T¹O MéT Sè LO¹I VËT LIÖU TRªN C¬ Së CAO SU Sö DôNG TRONG QU¶ ®¹n Kh-35E VÕ HOÀNG PHƢƠNG, NGUYỄN VIỆT BẮC, TRẦN SƠN HẢI, NGUYỄN VIỆT HƢNG, NGUYỄN ĐÌNH DƢƠNG, NGUYỄN NGỌC SƠN Tóm tắt: Thành phần của 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35 đã được xác định bằng các phương pháp phân tích công cụ và các phương pháp phân tích hóa học. Kết quả phân tích đã chỉ ra các loại vật liệu này được chế tạo trên cơ sở cao su siloxan có thành phần và tính năng sử dụng khác nhau. Trên cơ sở kết quả thu được, đã đề xuất phương án công nghệ chế tạo các loại vật liệu này, góp phần nâng cao tính chủ động trong việc bảo quản, sửa chữa, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) của quân đội. Từ khóa: Cao su, Cao siloxan, Quả đạn Kh-35E. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quả đạn Kh-35E là một trong những loại VKTBKT tiên tiến đang đƣợc sử dụng trong quân đội ta. Hiện tại, thành phần và tính năng kỹ thuật của các vật liệu chế tạo trên cơ sở vật liệu hữu cơ chƣa đƣợc nghiên cứu xác định tại. Vì vậy, việc nghiên cứu phân tích xác định thành phần của các loại vật liệu sử dụng trong quả đạn Kh- 35E, làm cơ sở cho nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu này có vai trò quan trọng, cấp thiết cao. Các công trình nghiên cứu cho thấy [3,4,5], cao su polysiloxan, với các tính chất đặc trƣng nhƣ: ổn định, trơ về mặt hóa học, chịu đƣợc môi trƣờng khắc nghiệt và đặc biệt là khả năng làm việc trong dải nhiệt độ rộng (từ -55 – 300oC), nên đƣợc sử dụng khá phổ biến trong chế tạo các loại vật liệu sử dụng trong ngành hàng không. Tuy nhiên, thông tin, tài liệu về thành phần và công nghệ chế tạo các sản phẩm trên cơ sở họ cao su này sử dụng trong VKTBKT quân sự rất hạn chế. Bài báo này đƣa ra kết quả phân tích xác định thành phần và đề xuất công nghệ chế tạo 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E, đáp ứng yêu cầu chủ động trong việc bảo quản, sửa chữa tiến tới góp phần nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo VKTBKT của quân đội. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hoá chất – thiết bị 2.1.1. Hoá chất - Các loại chất chỉ thị mầu (Hãng Merck, Đức) - Dung môi các loại (PA): axeton, butyl axetat, metylclorit. 2.1.2. Thiết bị - Thiết bị phân tích phổ hồng ngoại FTIR Nicolet Impact 410 (Mỹ). - Thiết bị SEM-EDX JED –2300, JEOL – Nhật Bản. - Thiết bị phân tích nhiệt NETZSCH STA 409 PC/ PG. 2.1.3. Mẫu nghiên cứu Ký hiệu 04 mẫu vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E đƣợc ra đƣa trong bảng 2.1. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34 ,12 - 2014 131 Bảng 2.1. Ký hiệu các mẫu vật liệu cao su sử dụng trong trong quả đạn Kh-35E. Số TT Tên mẫu Ký hiệu 01 Vật liệu đúc phủ bản mạch điện tử Mẫu 35 - 1 02 Vật liệu gioăng làm kín, ghép nối các khoang Mẫu 35 - 2 03 Vật liệu gioăng làm kín ốp che Mẫu 35 - 3 04 Vật liệu làm kín (chất trám) các cửa sổ kiểm tra Mẫu 35 - 4 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích xác định bản chất, thành phần mẫu nghiên cứu Bản chất hóa học và thành phần 04 mẫu vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E đƣợc xác định theo quy trình đƣa ra trong hình 2.1. Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phân tích mẫu vật tư tiêu hao trong quả đạn Kh-35E. 2.2.2. Đề xuất phương án công nghệ chế tạo Phƣơng án công nghệ chế tạo 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh- 35E đƣợc đề xuất trên cơ sở kết quả phân tích xác định bản chất, thành phần mẫu nghiên cứu, trạng thái sử dụng thực tế và các thông tin tài liệu thu thập đƣợc. Ký hiệu 04 mẫu vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E đƣợc ra đƣa trong bảng 3.1. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân tích định tính Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. H. Phương, ..,N. N Sơn,.“Nghiên cứu xác định thành phần ... quả đạn Kh-35E.” 132 Kết quả phân tích định tính 04 mẫu nghiên cứu đƣợc chỉ ra trên bảng 3.1, trên cơ sở xác định tỷ trọng, tính chất cháy của vật liệu và hình thái giọt sản phẩm ngƣng tụ khi nhiệt phân. Bảng 3.1. Kết quả phân tích định tính 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E. Nội dung thử nghiệm Mẫu nghiên cứu Mẫu 35-1 Mẫu 35-2 Mẫu 35-3 Mẫu 35-4 Trạng thái mẫu ban đầu Vật liệu ở dạng đổ khối, có mầu trắng, đàn hồi, nhẵn, mịn. Vật liệu ở dạng gioăng, có mầu trắng, đàn hồi, nhẵn, mịn. Vật liệu ở dạng gioăng, có mầu đen, xốp, đàn hồi, nhẵn, mịn. Vật liệu ở dạng chất trám, có mầu hồng, đàn hồi, nhẵn, mịn. Khối lượng riêng, g/cm 3 1,35 1,28 0,72 1,99 Tính chất cháy Ngọn lửa cháy nhẹ, tỏa khói mầu trắng đục. Tro mầu trắng và bị phồng lên, khi tiếp tục đốt, tro chỉ bị nóng đỏ và vẫn giữ nguyên cấu trúc khi nguội. Ngọn lửa cháy nhẹ, tỏa khói mầu trắng đục. Tro mầu trắng và bị phồng lên, khi tiếp tục đốt, tro chỉ bị nóng đỏ và vẫn giữ nguyên cấu trúc khi nguội. Ngọn lửa cháy nhẹ, tỏa khói mầu trắng đục. Tro mầu đen và bị phồng lên, khi tiếp tục đốt, tro chỉ bị nóng đỏ và vẫn giữ nguyên cấu trúc khi nguội. Ngọn lửa cháy nhẹ, tỏa khói mầu trắng đục. Tro mầu hang và bị phồng lên, khi tiếp tục đốt, tro chỉ bị nóng đỏ và vẫn giữ nguyên cấu trúc khi nguội. Trạng thái giọt sản phẩm nhiệt phân Chất lỏng nhớt, sánh, có mầu vàng sáng. Chất lỏng nhớt, sánh, có mầu vàng sáng. Chất lỏng nhớt, sánh, có mầu vàng sáng. Chất lỏng nhớt, sánh, có mầu vàng sáng. Khối lượng riêng, g/cm3 – Xác định bằng phương pháp cân thủy tĩnh theo TCVN 3976:91 So sánh các kết quả định tính tính chất của các mẫu nghiên cứu (bảng 3.1) với các thông tin, tài liệu về phân tích định tính cao su, có thể thấy rằng cả 04 mẫu vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E, mặc dù có hình thái, tính năng sử dụng khác nhau, nhƣng đều biểu hiện các tính chất đặc trƣng cho loại vật liệu chế tạo trên cơ sở cao su siloxan. 3.2. Kết quả xác định loại, thành phần mẫu bằng các phƣơng pháp phân tích công cụ 3.2.1. Kết quả phân tích hồng ngoại sản phẩm nhiệt phân mẫu Sản phẩm thu đƣợc sau khi nhiệt phân các mẫu nghiên cứu ở 550-600oC, đƣợc ghi phổ IR dƣới dạng ép trên viên KBr và so sánh với phổ IR của sản phẩm nhiệt phân cao su polydimetylsiloxan. Kết quả ghi phổ đã chỉ ra sự suất hiện của các pic đặc trƣng khẳng định sự có mặt của các nhóm chức, liên kết chủ yếu của loại cao su polydimetylsiloxan và tƣơng đồng phổ hồng ngoại của sản phẩm nhiệt phân cao su polydimetylsiloxan, chứng minh đƣợc sự có mặt của polydimetylsiloxan trong thành phần các mẫu nghiên cứu (bảng 3.2). Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34 ,12 - 2014 133 Bảng 3.2. Phổ hồng ngoại sản phẩm nhiệt phân của các mẫu nghiên cứu. Nhóm chức, liên kết Pic hấp thụ hồng ngoại (cm-1) Mẫu 35 - 1 Mẫu 35 – 2 Mẫu 35 - 3 Mẫu 35 - 4 Cao su Polymetyl siloxan [16] ν CH3 2979 2900; 2932,86 2866,54; 2929,51 2900; 2958,53 2900, 2960 δ Si – (CH3)2 1418,49 1408,09 1445,56 1410,50 1410 ν Si – O 1097,66; 1261,99 1080,25; 1265,44 1136,47; 1228,36 1088,83; 1262,04 1100, 1260 ν Si – CH3 - 860 871,94 - 870 δ Si – CH3 797,70 812,47 - 808,40 800 3.2.2. Kết quả phân tích EDX mẫu nghiên cứu Kết quả phân tích EDX 04 mẫu nghiên cứu (bảng 3.3), chỉ ra sự suất hiện của các nguyên tố có mặt trong thành phần các mẫu nghiên cứu. Bảng 3.3. Kết quả phân tích EDX các mẫu nghiên cứu. Nguyên tố Nguyên tố (% khối lƣợng) Mẫu 35-1 Mẫu 35-2 Mẫu 35-3 Mẫu 35-4 C 11,06 23,21 43,25 12,17 O 30,98 28.64 36,71 13,39 Si 32,31 46.53 2,72 19.12 Ti 25,65 0.37 1,79 - Zn - - 3,24 54.39 Fe - - 0.77 0.93 S - 0.48 3.30 - K - - 0.56 - Na - - 0,25 - Ca - 0.76 3.23 - Mg - - 1,13 - Al - - 0,72 - Cl - - 2,32 - Tổng 100 100 100 100 Trên cơ sở các dữ kiện thu đƣợc, có thể đƣa ra một số nhận xét sau: - Đối với mẫu 35-1: Chỉ suất hiện 04 nguyên tố (C, O, Si, Ti), điều này cho thấy ngoài thành phần chính là cao su polydimetylsiloxan, trong mẫu còn chứa chất độn, chủ yếu là TiO2 (chất độn chính), ngoài ra theo tỷ lệ khối lƣợng của các nguyên tố thu đƣợc (tính toán lý thuyết), trong mẫu còn chứa một lƣợng nhỏ SiO2. - Đối với mẫu 35-2: Bên cạnh sự suất hiện của 04 nguyên tố chính (C, O, Si, Ti) còn có thêm Ca, S với hàm lƣợng nhỏ, theo tỷ lệ khối lƣợng các nguyên tố thu đƣợc, có thể thấy rằng, ngoài thành phần chính là cao su polydimetylsiloxan, trong mẫu còn chứa chất độn chủ yếu là SiO2; CaCO3 và TiO2 đƣợc sử dụng làm chất tạo mầu trắng cho mẫu (hàm lƣợng Ca, Ti nhỏ). Sự có mặt của lƣu huỳnh trong mẫu có thể do phụ gia đƣa vào để kiểm soát chế độ lƣu hóa mẫu. Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. H. Phương, ..,N. N Sơn,.“Nghiên cứu xác định thành phần ... quả đạn Kh-35E.” 134 - Đối với mẫu 35-3: có mặt 13 nguyên tố, theo tỷ lệ khối lƣợng các nguyên tố thu đƣợc, có thể chỉ ra đƣợc mẫu chứa thành phần chính là cao su polydimetylsiloxan, các chất độn bao gồm C, CaCO3, ZnO, khoáng chất (alumosilicat, bentonit,...). Sự có mặt của S trong mẫu với hàm lƣợng khá cao (3,3%), có thể do loại cao su siloxan có chứa nhóm vinyl trong mạch phân tử nên S và các chất xúc tiến chứa lƣu huỳnh đƣợc sử dụng để góp phần lƣu hóa sản phẩm. - Đối với mẫu 35-4: suất hiện 05 nguyên tố (C, O, Si, Zn và Fe), , theo tỷ lệ khối lƣợng các nguyên tố, có thể thấy rằng: ngoài thành phần chính là cao su polydimetylsiloxan, chất độn chủ yếu là ZnO; Fe2O3 đƣợc sử dụng với chức năng tạo mầu cho sản phẩm. 3.2.3. Kết quả phân tích TGA mẫu nghiên cứu Giản đồ phân tích nhiệt của 04 mẫu nghiên cứu đƣợc ghi trên thiết bị phân tích nhiệt NETZSCH STA 409 PC/PG trong dải nhiệt độ 25 – 800°C, trong môi trƣờng không khí (hình 3.1- 3.4), cho thấy cả 04 mẫu nghiên cứu đều có pic phân hủy cực đại trong khoảng 450 – 650°C, tƣơng tụ nhƣ kết quả phân tích nhiệt của cao su siloxan. Hình 3.1. Kết quả phân tích nhiệt mẫu 35-1 Hình 3.2. Kết quả phân tích nhiệt mẫu 35-2 Hình 3.3. Kết quả phân tích nhiệt mẫu 35-3 Hình 3.4. Kết quả phân tích nhiệt mẫu 35-4 Trên cơ cơ các kết quả thu đƣợc, đối với mẫu 35.3 (hình 3.3). ngoài pic phân hủy ở 280,3 và 441,7oC, còn suất hiện pic phân hủy ở 745,2oC, chỉ ra sự phân hủy của cacbon đƣợc sử dụng làm chất độn gia cƣờng trong thành phần mẫu vật liệu. Tổn hao khối lƣợng ở nhiệt độ này 8,18%, điều này có thể chỉ ra hàm lƣợng cacbon đen có trong mẫu 35-3 là 8,18%. 3.2.4. Kết quả phân tích tro mẫu nghiên cứu Mẫu tro của 04 mẫu nghiên cứu thu đƣợc bằng cách vô cơ hóa mẫu trong lò nung ở 800 – 900°C trong môi trƣờng không khí. Các mẫu tro đƣợc xác định thành phần hóa học bằng các phƣơng pháp phân tích thể tích theo tiêu chuẩn ngành của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng. Kết quả phân tích tro của 04 mẫu vật liệu nghiên cứu đƣợc chỉ ra trong bảng 3.4. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34 ,12 - 2014 135 Bảng 3.4. Kết quả phân tích tro 04 loại vật liệu cao su trong quả đạn Kh-35E Chỉ tiêu phân tích Mẫu nghiên cứu Mẫu 35-1 Mẫu 35-2 Mẫu 35-3 Mẫu 35-4 Hàm lƣợng tro tổng, % 43,72 41,25 40,06 69,72 Hàm lƣợng oxyt kim loại trong mẫu tro, % Mẫu nghiên cứu Mẫu 35-1 Mẫu 35-2 Mẫu 35-3 Mẫu 35-4 SiO2 4,56 95,86 - 4,02 TiO2 95,40 4,12 2,98 0,08 Fe2O3 - - - 2,58 Zn - - 1,24 74,02 Nhƣ vậy, qua các kết quả phân tích 04 mẫu nghiên cứu, đã xác định đƣợc thành phần của 04 loại vật tƣ tiêu hao sử dụng trong quả đạn Kh-35E đƣa ra trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Kết quả phân tích 04 loại vật liệu cao su trong quả đạn Kh-35E Thành phần, % khối lƣợng Mẫu nghiên cứu Mẫu 35-1 Mẫu 35-2 Mẫu 35-3 Mẫu 35-4 Cao su polydimetylsiloxan 55 – 65 (62,39 * ; 56,28 ** ) 55-60 (59,55 * ; 58,75 ** ) 45-55 (51,08 * ; 51,76 ** ) 30-3 (31,79 * ; 30,28 ** ) SiO2 1-3 (1,99 ** ) 35-40 (39,54 ** ) - 2-5 (2,80 ** ) TiO2 35-45 (41,71 ** ) 1-3 (1,69 ** ) 0-3 (2,98 ** ) 0-1 (0,06 ** ) Fe2O3 - - - 1-3 (1,79 ** ) ZnO - - 3-5 3,06 ** (Zn) ~ 3,81 (ZnO) 55-65 51,6 ** (Zn) ~ 63,22 (ZnO) Than đen - - 5-10 (8,18*) - Khoáng chất - - 20-30 24.09 ** ) - Phụ gia (chất lƣu hóa,) 1-2 (lý thuyết) 1-2 (lý thuyết) 1-2 (lý thuyết) 1-2 (lý thuyết) Ghi chú: * - theo kết quả phân tích TGA, ** - theo kết quả phân tích tro mẫu nghiên cứu 3.3. Đề xuất công nghệ chế tạo 04 loại vật tƣ tiêu hao sử dụng trong quả đạn Kh-35E Căn cứ vào kết quả phân tích thành phần 04 loại vật tƣ tiêu hao sử dụng trong quả đạn Kh-35E (bảng 3.5), trên cơ sở phân tích trạng thái sử dụng thực tế và các thông tin tài liệu thu thập đƣợc, theo tính chất lƣu hóa, 04 loại vật liệu nghiên cứu có thể đƣợc chế tạo theo các phƣơng pháp chỉ ra trong bảng 3.6. Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. H. Phương, ..,N. N Sơn,.“Nghiên cứu xác định thành phần ... quả đạn Kh-35E.” 136 Bảng 3.6. Đề xuất phương án công nghệ chế tạo 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E. Mẫu nghiên cứu Tính chất lƣu hóa Thành phần (% khối lƣợng) Mẫu 35-2 Nhiệt độ cao Cao su polydimetylsiloxan (rắn) 55-60 SiO2 35-40 TiO2 1-3 Điều kiện gia công (phƣơng pháp ép đúc trong khuôn): Sản phẩm sau phối trộn các thành phần, đƣợc lƣu hóa ở 120-150oC, dƣới áp lực 30-50 kg/cm2, trong 10-15 phút. Sau đó tiếp tục xấy trong Mẫu 35-3 Nhiệt độ cao Thành phần (% khối lƣợng) Cao su polydimetylsiloxan lỏng chứa nhóm hydroxyl ở 2 đầu mạch phân tử 25-30 Cao su polydimetylsiloxan chứa nhóm hydrit 20-25 ZnO 3-5 TiO2 0-3 Than đen 5-10 Chất độn khóang 20-30 Chất xúc tác: tin (II) 2-etylhexanoat 1-2 Điều kiện gia công (phƣơng pháp ép đúc trong khuôn): Sản phẩm sau phối trộn, đƣợc đƣa vào khuôn để ở nhiệt độ phòng trong 20 phút, sau đó lƣu hóa ở 120oC, trong 180 phút. Mẫu 35-1 Nhiệt độ thƣờng Thành phần (% khối lƣợng) Phần A Cao su polydimetylsiloxan lỏng chứa nhóm hydroxyl ở 2 đầu mạch phân tử 50-60 SiO2 1-3 TiO2 35-45 Phần B Etylsilicat 3-5 Chất xúc tác: dibutyl onovo dilaurat 1-2 Điều kiện gia công: Sản phẩm đƣợc chuẩn bị ở dạng 02 thành phần, trộn đều theo tỷ lệ, phản ứng hóa rắn đƣợc thực hiện trong thời gian từ 0,5-8 giờ. Mẫu 35-4 Nhiệt độ thƣờng Thành phần (% khối lƣợng) Phần A Cao su polydimetylsiloxan lỏng chứa nhóm hydroxyl ở 2 đầu mạch phân tử 30-35 SiO2 2-5 TiO2 0-1 ZnO 55-65 Phần B Etylsilicat 3-5 Chất xúc tác: dibutyl onovo dilaurat hoặc tƣơng đƣơng 1-2 Điều kiện gia công: Sản phẩm đƣợc chuẩn bị ở dạng 02 thành phần, trộn đều theo tỷ lệ, phản ứng hóa rắn đƣợc thực hiện trong thời gian từ 3-8 giờ. KẾT LUẬN Đã phân tích khảo sát xác định đƣợc bản chất, thành phần của 04 mẫu vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E gồm: vật liệu đúc phủ bản mạch điện tử, vật liệu gioăng làm kín, ghép nối các khoang, vật liệu gioăng làm kín ốp che và vật liệu làm kín (chất trám) các cửa sổ kiểm tra. Kết quả cho thấy, các vật liệu liệu này đƣợc Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34 ,12 - 2014 137 chế tạo trên cơ sở cao su polydimetylsiloxan, kết hợp với các chất độn (TiO2, ZnO, SiO2,...), chất phụ gia,... với thành phần và hàm lƣợng khác nhau, do đó trạng thái tính chất và công nghệ gia công khác nhau. Đã đề xuất đƣợc 04 đơn vật liệu và phƣơng án, chế độ công nghệ gia công tƣơng ứng để chế tạo 04 loại vật liệu cao su sử dụng trong quả đạn Kh-35E bằng vật liệu, công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. A A. И. Maлышeв, A. C. Пoмoгaйбo, “Aнализ резин”, Mocквa, издaтелъство (Химия), (1977). [2]. Anthony F. Wilde, “Standard rubbers for chemical defence research, volume I: Formular and properties”, U. S. Army Materials Technology Laboratory, Watertown, Massachusetts 02172-0001, (1989). [3]. М. Шетц, “Силиконовый каучук”, Издательство «Химия» Ленинградское отделение, (1975). [4]. Башкатов Т. В., Жигалин Я. Л, “Технология синтетических каучуков: Учебник для техникумов”, 2-е изд., перераб. Л.: Химия, (1987). [5]. Л. И. Захарченко, Ф. И. Яшунския, В. Ф. Евстратов, П. Н. Орловский, “Справочник резинщика – Материалы резинового производства”, Издательство Химия, Москва, (1971). ABSTRACT RESEARCH TO DETERMINE THE COMPOSITION AND RECOMMEND TO FABRICATE TECHNOLOGIES OF MATERIALS BASED ON RUBBER USED IN MISSILE Kh-35E The compositions of materials used in the missile Kh-35 were determined by the method of instrumental analysis and chemical analysis methods. The results of analyze shown that the materials were made on the basis of siloxane rubber with composition and use features various. Base on the results obtained, recommend to fabricate technologies of materials used in military. Keywords: Butyl siloxane, Missile Kh-35. Nhận bài ngày 24 tháng 06 năm 2014 Hoàn thiện ngày 19 tháng 09 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2014 Địa chỉ: Viện Hóa học – Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
File đính kèm:
- nghien_cuu_xac_dinh_thanh_phan_va_de_xuat_cong_nghe_che_tao.pdf