Phân tích yếu tố rủi ro trong việc lựa chọn phương án thi công đường hầm ở giai đoạn đấu thầu

Mục đích của đấu thầu xây lắp là nhằm lựa chọn nhà thầu thích hợp, thực hiện gói

thầu xây dựng, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về chi phí, chất lượng và thời gian thực

hiện gói thầu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng.

Để tăng cơ hội giành được thắng lợi trong đấu thầu thi công xây lắp, nhà thầu phải dựa trên các

thông số kỹ thuật và kinh tế của hồ sơ mời thầu, lập ra các bài toán để chọn phương án đấu thầu ít

rủi ro. Đối với công trình hở vấn đề liên quan đến rủi ro đã khó lường trước, thì với công trình

đường hầm việc xác định rủi ro càng phức tạp hơn. Bên cạnh việc lựa chọn phương án đảm bảo

tính khả thi về mặt kỹ thuật, phù hợp với năng lực của đơn vị, nhà thầu còn cần phải đưa ra được

chi phí thi công hợp lý, nhỏ nhất có thể chấp nhận được, và đã xét tới chi phí rủi ro

pdf 5 trang dienloan 17300
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích yếu tố rủi ro trong việc lựa chọn phương án thi công đường hầm ở giai đoạn đấu thầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích yếu tố rủi ro trong việc lựa chọn phương án thi công đường hầm ở giai đoạn đấu thầu

Phân tích yếu tố rủi ro trong việc lựa chọn phương án thi công đường hầm ở giai đoạn đấu thầu
 87
ph©n tÝch yÕu tè rñi ro trong viÖc lùa chän ph­¬ng ¸n 
thi c«ng ®­êng hÇm ë giai ®o¹n ®Êu thÇu 
Nguyễn Thị Thanh Huyền 
Cao học 15C1 
Tóm tắt: Mục đích của đấu thầu xây lắp là nhằm lựa chọn nhà thầu thích hợp, thực hiện gói 
thầu xây dựng, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về chi phí, chất lượng và thời gian thực 
hiện gói thầu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng. 
Để tăng cơ hội giành được thắng lợi trong đấu thầu thi công xây lắp, nhà thầu phải dựa trên các 
thông số kỹ thuật và kinh tế của hồ sơ mời thầu, lập ra các bài toán để chọn phương án đấu thầu ít 
rủi ro. Đối với công trình hở vấn đề liên quan đến rủi ro đã khó lường trước, thì với công trình 
đường hầm việc xác định rủi ro càng phức tạp hơn. Bên cạnh việc lựa chọn phương án đảm bảo 
tính khả thi về mặt kỹ thuật, phù hợp với năng lực của đơn vị, nhà thầu còn cần phải đưa ra được 
chi phí thi công hợp lý, nhỏ nhất có thể chấp nhận được, và đã xét tới chi phí rủi ro. 
1. NHỮNG YẾU TỐ DẪN ĐẾN PHÁT 
SINH CHI PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH THI 
CÔNG ĐƯỜNG HẦM 
Đặc điểm chung của ngành xây dựng là một 
ngành đầy rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn thi 
công. Giai đoạn thi công là rất nhạy cảm đối với 
tác động của rất nhiều yếu tố so với tất cả các 
giai đoạn khác của một dự án đầu tư xây dựng. 
Chủ đầu tư cũng gặp rủi ro khi không ước lượng 
đúng và phải mua đắt và ngược lại Nhà thầu 
cũng vậy. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà 
thầu trong giai đoạn đấu thầu khi phải lựa chọn 
giá bỏ thầu mà rủi ro quá lớn đang ở trước mặt. 
Những rủi ro này chủ yếu thuộc 2 loại: rủi ro 
do yếu tố kỹ thuật và rủi ro về tài chính. 
Rủi ro về kỹ thuật trong thi công đường hầm 
thường thể hiện trong cơ chế gây ra sự cố khi 
đào đường hầm như cấu trúc địa chất, kích 
thước khối đào, phương pháp đào kết hợp với 
biện pháp chống đỡ gia cố và một số tác động 
khác. 
Những rủi ro về tài chính trong một dự án 
xây dựng có liên quan đến nhiều khâu tạo nên 
dự án công trình. Đó là những thủ tục trong 
nghiệm thu, thanh toán, cấp vốn những biến 
động giá cả thị trường. Riêng đối với thi công 
đường hầm thuộc loại xây dựng đặc thù, rủi ro 
tài chính liên quan nhiều đến các loại thiết bị 
chuyên dùng, những vật liệu đặc chủng. 
Ngoài ra rủi ro về tiến độ thi công do thay 
đổi thiết kế, do yêu cầu chống lũ cho công trình, 
do phục vụ mục đích chính trị cũng chiếm 
phần lớn trong việc tăng chi phí thi công. 
1.1. Yếu tố kỹ thuật: địa chất, thiết bị và vật 
liệu thi công 
Khác với công trình xây dựng trên mặt đất, 
hầm nằm trong lòng đất nên chịu ảnh hưởng lớn 
của điều kiện địa chất của khối địa tầng. 
Việc thi công đường hầm phụ thuộc rất nhiều 
vào tính chất cơ lý của đất đá, cấu trúc của các 
lớp đá, mức độ phong hoá và nước ngầm. 
Đối với đá mềm như mác nơ, đá phấn, phiến 
sét thì khả năng chịu lực kém cần phải tăng 
cường gia cố khối đào, do vậy phải tăng chi phí 
thi công. Với đá cứng nứt nẻ nhiều, nước ngầm 
rửa trôi các chất kết dính giữa các khe nứt, 
khiến cho khối đá mất ổn định. Những đứt gãy 
hở là đường dẫn duy nhất cho dòng nước ngầm 
do đó tạo điều kiện tăng quá trình xói mòn cơ 
học. Còn về xói mòn hoá học thì những đá có 
thành phần cacbônat như đá vôi, đá đôlômit quá 
trình phá hoại diễn ra chậm, ngược lại đá có 
thành phần sunphát như đá anhydrite và thạch 
cao thì xói mòn diễn ra nhanh hơn. Do bất lợi 
nêu trên, người ta thường tránh tuyến hầm thuỷ 
điện qua vùng đá thạch cao hoặc anhydrite. 
Trường hợp phải đi qua loại đá đó thì phải có 
biện pháp ngăn dòng thấm như phụt vữa chống 
 88 
thấm và tăng tiến độ đào hầm. Cả hai giải pháp 
đều phải tăng chi phí thi công so với dự toán 
ban đầu. 
Trường hợp tuyến hầm gặp lớp đất mềm như 
phiến sét, macnơ với hàm lượng monmorilonit 
từ 5-10% dễ gặp đất trương nở. Sự trương nở có 
thể gây ra những vấn đề nghiệm trọng đến ổn 
định khối đào, phải tăng gia cố tạm thời, và tác 
dụng này đồng thời ảnh hưởng đến kết cấu vỏ 
hầm trong suốt giai đoạn vận hành. Giải pháp 
thiết thực nhất là phải chuyển tuyến hầm sang 
loại đất khác, tránh việc chi phí tăng do gia cố 
hầm rất lớn. 
Hầu hết các tuyến đường hầm đều gặp những 
bất lợi về cấu trúc kiến tạo địa chất và gây tổn 
thất về tài chính và thời gian để xử lý như gặp 
đứt gãy lớn, vùng vỡ vụn và trượt; đá phân lớp 
thẳng đứng song song với tim hầm Như thực 
tế tuyến đường hầm thuỷ điện Buôn Kuôp gặp 
đứt gãy lớn đã phải dừng thi công một tháng và 
chuyển tuyến hầm. 
Về thiết bị và vật liệu thi công có liên quan 
đến phương pháp thi công, thí dụ thi công bằng 
khiên đào (Shield Machine – SM) hoặc máy đào 
(Tunnel Boring Machine – TBM) thì giá thành 
thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành 
công trình. Ngược lại thi công bằng phương 
pháp khoan- nổ thì chi phí thi công bị phụ thuộc 
nhiều vào thiết kế khoan- nổ, cụ thể khối đào 
sau nổ phá nếu không thích hợp với mặt cắt 
thiết kế thì phải tăng chi phí xử lý, tăng khối 
lượng bê tông phải đổ bù. Nếu thi công theo 
phương pháp thi công hầm mới của Áo (New 
Austrian Tunnelling Method – NATM) với địa 
chất đất đá yếu thì giá thành thi công phụ thuộc 
nhiều vào biện pháp đào phân đoạn và những 
kết cấu chống đỡ tạm thời. 
1.2. Yếu tố tài chính 
Trong thi công xây dựng hầm một số yếu tố 
bất lợi về tài chính thường gặp như sau: 
a. Định mức xây dựng cơ bản chưa hoàn 
chỉnh, đặc biệt đối với công việc trong đường 
hầm. Thí dụ việc đào lẹm phải bù bê tông, chủ 
đầu tư chỉ cho phép thanh toán dưới 5% hoặc do 
tài liệu khảo sát không đạt gặp đứt gãy lớn phải 
chuyển tuyến đường hầm, thiết bị, nhân công 
dừng hàng tháng, song không được bù dự toán 
v.v. (thuỷ điện Buôn Kuốp). 
b. Lãi suất ngân hàng cao. Do yếu tố bất ổn 
của giá ngoại tệ, nên lãi suất cho vay của các 
ngân hàng cũng biến động theo, trong lúc nguồn 
tiền tạm ứng cho thi công bị hạn chế theo định 
mức. 
c. Hạn chế việc điều chỉnh giá. Trong nhiều 
hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư thiên về loại hợp 
đồng trọn gói, nên nhà thầu khó xoay sở khi 
phải thay đổi biện pháp thi công để tăng nhanh 
tốc độ thi công theo mục tiêu chính trị của Nhà 
nước. Trình tự thi công trong đường hầm là theo 
phương pháp tuần tự. Muốn đẩy nhanh tốc độ 
đào thường phải mở thêm gương đào, thí dụ tại 
công trường thuỷ điện Hoà Bình, có đoạn hầm 
phải mở tới 9 cửa hầm để tăng tốc độ đào, tăng 
chi phí thi công rất lớn, song việc thanh toán bổ 
sung dự toán chậm, nhà thầu phải chịu thiệt về 
chênh lệch giá ở hai thời điểm khác nhau. 
d. Giá nguyên vật liệu, lao động, máy móc 
thiết bị biến động lớn. Thí dụ khi đào hầm bằng 
TBM (Thuỷ điện Đại Ninh), giá thiết bị rất đắt, 
phần lớn phải nhập ở nước ngoài. Khi gặp địa 
chất không phù hợp với tính năng máy, phải 
thay một số phụ kiện trong điều kiện biến động 
giá thế giới rất lớn, sẽ làm tăng chi phí cho nhà 
thầu mà không được thanh toán. Tại công 
trường thuỷ điện Dakmi do điều kiện địa chất 
phức tạp nên cửa nhận nước phải mất ba lần 
hiệu chỉnh thiết kế, khiến cho tiến độ chậm 3 
tháng. Giai đoạn này giá thuốc nổ dao động rất 
mạnh, nhiều nhà cung cấp không dám nhập 
khiến cho tiến độ càng thêm chậm, ảnh hưởng 
đến chi phí của nhà thầu. 
1.3. Yếu tố quy trình nghiệm thu thanh toán 
Thủ tục thanh toán, giải ngân đối với các 
công đoạn thi công đường hầm nhiều lúc bị 
chậm, do phải giải trình tính đặc biệt của công 
nghệ thi công ở những việc cá biệt mà dự toán 
không có. Nhà thầu phải tham khảo trường hợp 
tương tự ở công trình khác để chứng minh. 
2. RỦI RO TRONG CHI PHÍ THI CÔNG 
ĐƯỜNG HẦM Ở GIAI ĐOẠN ĐẤU THẦU 
Ngoài các thành phần chi phí trực tiếp như 
vật liệu, nhân công, máy thi công và chi phí 
 89
gián tiếp như chi phí quản lý, chi phí giám sát, 
chi phí thi công xây dựng công trình đường hầm 
trong giai đoạn đấu thầu còn có thêm những chi 
phí có khả năng phát sinh nằm trong từng khoản 
mục chi phí hoặc được tính thành phần riêng. 
Chi phí có khả năng phát sinh này còn được gọi 
là những chi tiêu bất ngờ có thể ước bằng kinh 
nghiệm đã trải qua và những khó khăn được dự 
kiến cho một công trình xây dựng đặc thù. Chi 
phí có khả năng phát sinh trong thi công như các 
yếu tố chi phí phát sinh từ kỹ thuật, yếu tố chi 
phí phát sinh từ tài chính. Ngoài ra đối với công 
tác thi công đường hầm gặp nhiều yếu tố bất 
thường nên nhà thầu cần tính thêm chi phí khi 
gặp sự cố, đó là chi phí rủi ro. 
Khi xét đến rủi ro trong thi công, lúc này chi 
phí thi công được xác định bằng tổng chi phí thi 
công công trình trong trạng thái bình thường và 
chi phí thi công công trình lúc gặp rủi ro. 
Công thức xác định: 
F3 = F1 x PB + r x Pr (*) 
Trong đó: 
F3 : Chi phí có xét đến rủi ro; 
F1 : Chi phí thi công xây dựng ở giai đoạn 
bình thường; 
PB
 : Tỷ lệ công việc thi công trong điều kiện 
bình thường (%); 
r : Chi phí thi công xây dựng khi có rủi ro; 
Pr
 : Tỷ lệ công việc thi công khi có rủi 
ro (%). 
Ví dụ như để tính giá thành 1m3 bê tông có 
xét đến rủi ro với tỷ lệ công việc gặp rủi ro 
trong quá trình đào là 20%, khi biết: Giá thành 
1m3 bê tông ở điều kiện thi công bình thường là 
1.000.000 đồng/1m3. Khi gặp mực nước ngầm 
đơn vị thi công phải gia cố bằng biện pháp 
khoan phụt với thành phần vữa bê tông cường 
độ cao nên giá thành 1m3 bê tông lúc này là 
2.000.000 đồng/1m3. 
Khi đó giá thành 1m3 bê tông có xét đến rủi 
ro trong trường hợp đào khi gặp mực nước 
ngầm được tính: 
F3 = 1.000.000 x 80% + 2.000.000 x 20% = 
1.200.000 đồng 
Vậy giá thành 1m3 bê tông có xét đến rủi ro 
đã tăng lên: 
1.200.000 – 1.000.000 = 200.000 (đồng) so 
với khi thi công bình thường. 
3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐỂ ĐẤU 
THẦU KHI TÍNH ĐẾN CHI PHÍ RỦI RO 
Nguyên tắc chính để lựa chọn phương án thi 
công đường hầm đưa vào bài toán đấu thầu là 
dựa trên lựa chọn công nghệ thi công, cùng với 
công nghệ đó là chi phí thi công. So sánh giá 
thành của các phương án có công nghệ thi công 
hợp lý. Phương án thi công được chọn sẽ là 
phương án có công nghệ thi công hợp lý cùng 
với chi phí thấp nhất có thể. 
Việc lựa chọn phương án đấu thầu được xác 
định trên cơ sở: 
- Phương án của Chủ đầu tư là bài toán 
chính; 
- Nhà thầu phải xác định giá của bài toán trên 
được coi là giá trần; 
- Xác định giá theo phương án dự kiến của 
nhà thầu sau khi trúng thầu: phương án này có 
xét đến kinh nghiệm về công nghệ tổ chức thi 
công của nhà thầu để đưa ra giá; 
- Xác định giá đấu thầu: trên nguyên tắc nhỏ 
hơn giá trần nhưng lớn hơn giá trên kinh nghiệm 
bản thân nhà thầu. 
Áp dụng phương pháp tính toán cho tuyến 
đường hầm được thiết kế với tổng chiều dài L= 
4.789m; độ dốc i=0,5%. Đường kính 3.2m. 
Trong đó khối lượng phải xử lý đứt gãy theo 
ước đoán có thể lên đến 30%, chiều dài cần xử 
lý đứt gãy là 1.436,7m. Biện pháp xử lý đứt gãy 
là dùng bê tông gia cố. 
Phương án dự kiến của nhà thầu sau khi 
trúng thầu: tuyến đường hầm có điểm đầu tuyến 
đi theo tuyến hầm chọn 200m, sau đó dần lượn 
cong theo góc 300 đến cách điểm cuối tuyến 
chọn 100m nhằm tránh vùng địa chất xấu, độ 
dài đường hầm của phương án này là 5.412m. 
Kết quả tính đối với đoạn đường hầm dài 
3.352,3m không xét thêm chi phí phải xử lý là: 
29.525.930 đồng/m dài; 
Đối với đoạn đường hầm dài 1.436,7m tính 
ra 1m dài có xét thêm chi phí phải xử lý thêm 
(neo, bê tông) là: 45.694.887 đồng/m; 
Do đó: 
Tổng chi phí xây dựng đường hầm dài 
 90 
4.789m trong điều kiện bình thường: 
141.399.679.770 đồng; 
Tổng chi phí xây dựng đường hầm dài 5.412m 
theo phương án dự kiến của nhà thầu trong điều 
kiện bình thường: 159.794.333.160 đồng; 
Tổng chi phí xây dựng đường hầm dài 
4.789m trong đó có 1.436,7m phải xử lý đứt 
gãy: 165.214.118.031 đồng. 
Nếu xét về chi phí rủi ro thì giá thành 1m dài 
đường hầm dùng để so sánh phương án sẽ là: 
Tỷ lệ công việc thi công khi có rủi ro: 
Pr
 = (1.436,7m/4.789m )*100% = 30% 
Tỷ lệ công việc thi công bình thường: PB = 
100% - 30% = 70% 
Vậy giá thành 1m dài đường hầm tính chung 
trong điều kiện thi công bình thường và điều 
điện thi công gặp rủi ro ứng với các tần suất trên 
theo công thức (*) là: 
F3 = F1 x PB + r x Pr = 29.525.930x70% + 
45.694.887x30%= 34.376.617 đồng 
Vậy giá thành tổng chiều dài đường hầm là: 
F = 4.789 x 34.376.617 = 164.629.619.292 
đồng 
Kiểm tra lại: 
29.525.930 x 3.352.3 + 45.694.887 x 1.436,7 
= 164.629.619.292 đồng 
Như vậy giá đấu thầu có thể dao động từ: 
159.794.333.160 đồng đến 164.629.619.292 
đồng và giá đấu thầu sẽ được quyết định sát thời 
hạn đóng thầu tùy thuộc vào lượng thông tin thu 
nhận được. 
Nhà thầu dựa trên hồ sơ mời thầu đưa ra 
được phương án thi công xử lý sau khi đã trúng 
thầu. Bằng kinh nghiệm về công nghệ và quản 
lý thi công, giá chi phí thi công của phương án 
phải nhỏ hơn chi phí thi công dự kiến theo hồ sơ 
mời thầu. 
Giá dự thầu phải nhỏ hơn giá trần dự kiến và 
lớn hơn chi phí của phương án nhà thầu dự kiến 
phải xử lý. 
Vậy trên cơ sở chỉ tiêu tổng chi phí xây dựng 
cho tuyến hầm, nhà thầu thấy rằng, nếu chấp 
nhận phương án của Chủ đầu tư thì khi tiến 
hành thi công gặp đứt gãy sẽ đề xuất phương án 
trên ra xử lý, khi đó về phía nhà thầu sẽ có lợi. 
4. KẾT LUẬN 
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh 
tranh bình đẳng và nghiệt ngã, các doanh nghiệp 
xây dựng (nhà thầu) muốn tồn tại thì phải thắng 
thầu để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho 
doanh nghiệp. Còn để phát triển, thì đòi hỏi 
doanh nghiệp cần có những chiến lược sản xuất 
kinh doanh phù hợp. Một trong những chiến 
lược đó là vấn đề giá trong đấu thầu, nhà thầu 
không thể thắng thầu bằng mọi giá, mà phải xét 
tới mức thu nhập tối thiểu chấp nhận được từ 
việc nếu thắng thầu và thực hiện gói thầu. 
Thị trường xây dựng vốn tiềm ẩn nhiều rủi 
ro, xây dựng công trình đường hầm lại càng 
hàm chứa trong nó nhiều yếu tố rủi ro hơn, mà 
rủi ro đồng nghĩa với chi phí thi công, với tổn 
thất gia tăng. Các nhà thầu xây dựng công trình 
đường hầm cần có phương pháp tính toán định 
lượng rủi ro để xác định giới hạn giá gói thầu 
mà mình có lợi, để chủ động hơn trong quá trình 
tham gia đấu thầu. 
Tài liệu tham khảo 
1. Luật đấu thầu (2005) và Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về 
Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng; 
2. Thái Bá Cẩn (2008), Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB giáo dục; 
3. Công ty cổ phần Năng lượng dầu khí toán cầu (2005), Dự án thuỷ điện Nậm Pàn 5 thuộc hai 
xã Mường Bú, huyện Mường La và xã Mường Bằng huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; 
4. Vũ Trọng Hồng (2004), Giáo trình thi công đường hầm thủy công, Trường đại học Thủy lợi 
Hà Nội; 
5. Nguyễn Thế Phùng, Nguyễn Ngọc Tuấn (1997), Thi công hầm, NXB khoa học và kỹ thuật; 
Trần Duy Thanh (2007), Kinh tế học, Đại học Bách Khoa Hà Nội; 
6. Nguyễn Xuân Trọng (2004), Thi công hầm và công trình ngầm, NXB Xây dựng; 
 91
7. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Kinh tế thuỷ lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội; 
8. Costestimation (2008),  estimation.html; 
9.  
Abstract 
Analysis of risk factors in the selection of 
tunnel construction in the bidding phase 
The purpose of construction bidding is to select the suitable bidder (contractor) for 
implementing the construction bidding package, who suits the project owner’s requirements on 
bidding package cost, quality and fulfillment duration, in order to well realize the goal of the 
construction investment project. 
In order to win the construction and building bid, the bidder must formulate bidding plans to 
select the less risky one, based on the technical and economics specifications of the invitation to 
tender documents. While the risk is already difficult to anticipate for the open structures, the 
determination of risk is even more complicated for tunnel structures. Beside the selection of 
technically feasible plan, which is suitable with the bidder’s ability, it must also give the 
reasonable, acceptable minimum construction cost, including the spare cost for risks. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_yeu_to_rui_ro_trong_viec_lua_chon_phuong_an_thi_co.pdf