Pháp luật trong quản lý chất lượng xây dựng công trình

- Việc lập QHXD chưa được tiến hành đồng bộ, quản lý chưa chặt chẽ.

- QH chung các đô thị đã có những QH chi tiết chưa theo kịp yêu cầu.

- QHXD điểm dân cư nông thôn chưa được quan tâm.

Thị trường xây dựng hình thành và phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng thiếu cơ chế quản lý phù hợp, nhất là về điều kiện hành nghề, năng lực nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân

Quản lý Nhà nước về xây dựng còn phân tán, chồng chéo. Sự phân cấp, phân công trong quản lý Nhà nước về xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Chưa rõ ràng khi quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Hệ thống văn bản QPPL về xây dựng thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực pháp luật thấp, mới chỉ dừng lại ở Nghị định và văn bản hướng dẫn.

 

doc 32 trang dienloan 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Pháp luật trong quản lý chất lượng xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật trong quản lý chất lượng xây dựng công trình

Pháp luật trong quản lý chất lượng xây dựng công trình
Pháp luật trong quản lý
 chất lượng xây dựng công trìnhCHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC VBQPPL ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
( NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT XÂY DỰNG )
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT XÂY DỰNG
a. SỰ CẦN THIẾT
Việc lập QHXD chưa được tiến hành đồng bộ, quản lý chưa chặt chẽ.
QH chung các đô thị đã có những QH chi tiết chưa theo kịp yêu cầu.
QHXD điểm dân cư nông thôn chưa được quan tâm.
Thị trường xây dựng hình thành và phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng thiếu cơ chế quản lý phù hợp, nhất là về điều kiện hành nghề, năng lực nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân
Quản lý Nhà nước về xây dựng còn phân tán, chồng chéo. Sự phân cấp, phân công trong quản lý Nhà nước về xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Chưa rõ ràng khi quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
Hệ thống văn bản QPPL về xây dựng thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực pháp luật thấp, mới chỉ dừng lại ở Nghị định và văn bản hướng dẫn.
b. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Phải thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực xây dựng.
Điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng.
Thừa kế và phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và là bước pháp điển hóa hệ thống pháp luật về xây dựng.
Bảo đảm nâng cao hiệu lực QLNN, trách nhiệm của cơ quan QLNN về xây dựng, của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, phân định rõ giữa QLNN và QLSXKD trong xây dựng.
I.2. KẾT CẤU CỦA LUẬT XÂY DỰNG (gồm 9 chương và 123 điều)
a. Những quy định chung 10 điều (1:10)
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Giải thích từ ngữ
4. Nguyên tắc cơ bản trong HĐXD
5. Quy định loại, cấp công trình
6. Quy chuẩn xây dựng
7. Tiêu chuẩn xây dựng
8. Năng lực nghề nghiệp
9. Năng lực hoạt động XD
10. Chính sách khuyến khích trong XD
11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong HĐXD
b. Quy hoạch XD 24 điều (11:34)
1. Phân loại QHXD
2. Yêu cầu chung đối với QHXD
3. QHXD vùng
4. QHXD đô thị
5. QH chi tiết XD đô thị
6. QHXD điểm dân cư nông thôn
7. Điều kiện thực hiện thiết kế QHXD
8. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt QHXD
9. Công khai QHXD
10. Cung cấp thông tin về QHXD
11. Điều chỉnh QHXD
c. Dự án ĐTXDCT 11 điều (35:45)
1. Các yêu cầu đối với dự án
2. Nội dung của dự án
3. Điều kiện lập dự án
4. Thẩm định, cho phép, quyết định đầu tư dự án
5. Điều chỉnh dự án
6. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định, quyết định dự án
7. Quản lý chi phí dự án
8. Hình thức QLDA
d. Khảo sát, thiết kế XD 16 điều (46:61)
1. Yêu cầu đối với khảo sát XD
2. Nội dung báo cáo khảo sát XD
3. Điều kiện thực hiện khảo sát XD
4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia khảo sát XD
5. Yêu cầu thiết kế XD
6. Nội dung thiết kế XD
7. Điều kiện thiết kế XD
8. Quyền, nghĩa vụ các chủ thể tham gia thiết kế XD
9. Thẩm định, phê duyệt thiết kế XD
10. Điều chỉnh thiết kế XD
e. Xây dựng công trình 31 điều (62:94)
1. Giấy phép xây dựng
2. Nguyên tắc về giải phóng mặt bằng
3. Thi công XD (điều kiện khởi công, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia XD công trình)
4. Giám sát thi công XD (yêu cầu của việc giám sát thi công XD, quyền và nghĩa vụ của chủ thể)
5. XD các công trình đặc thù (loại công trình đặc thù, XD công trình tạm)
f. Lựa chọn nhà thầu và HĐXD 16 điều (95:110)
1. Yêu cầu lựa chọn
2. Các hình thức lựa chọn
3. Yêu cầu đối với đấu thầu
4. Yêu cầu đối với chỉ định thầu
5. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình XD
6. Lựa chọn tổng thầu
7. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
8. Yêu cầu đối với HĐXD
9. Nội dung chủ yếu của HĐXD
10. Điều chỉnh HĐXD
11. Thưởng phạt HĐ
g. QLNN về XD 8 điều (111:118)
1. Nội dung QLNN về XD
2. Cơ quan QLNN về XD
3. Thanh tra XD
4. Quyền và nghĩa vụ của thanh tra XD
5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra
h. Khen thưởng, xử lý vi phạm, điều khoản thi hành
5 điều (119:123)
1. Khen thưởng, xử lý vi phạm
2. Xử lý công trình XD khi Luật Xây dựng có hiệu lực
I.3. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG (điều 1 và 2)
a. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH GỒM
- Lập quy hoạch XD
- Lập dự án đầu tư XD công trình
- Khảo sát XD, thiết kế XD
- Thi công XD công trình
- Giám sát thi công XD công trình
- Quản lý dự án đầu tư XD công trình
- Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng XD
- Các hoạt động khác có liên quan đến XD công trình
b. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động XD giữa các tổ chức, cá nhân với nhau
Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân (chủ thể) đầu tư XD công trình và hoạt động XD
c. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư XD công trình và hoạt động XD trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư XD công trình và hoạt động XD trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trừ điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật xây dựng thì áp dụng theo điều ước quốc tế.
I.4. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (điều 4)
- Xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan, bảo vệ môi trường, cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa – xã hội; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với an ninh - quốc phòng.
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
- Xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác.
I.5. PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH (điều 3)
Loại công trình theo công năng sử dụng:
- Xây dựng công cộng
 	- Nhà ở
- Công nghiệp
- Giao thông
- Thủy lợi
- Năng lượng
- Các công trình khác
Cấp công trình: 
- Đặc biệt l, ll, lll, Lv
- Quy mô
- Yêu cầu kỹ thuật
- Vật liệu xây dựng
- Tuổi thọ
I.6. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN, NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HĐXD (điều 7)
Năng lực hành nghề XD của các cá nhân
- Xác định theo cấp bậc
- Kinh nghiệm
- Đạo đức nghề nghiệp
- Chứng chỉ hành nghề
- Chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài HĐXD trên lãnh thổ Việt Nam
Năng lực HĐXD của các tổ chức
- Xác định theo cấp bậc trên cở sở năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân trong tổ chức
- Kinh nghiệm hoạt động
- Khả năng tài chính
- Thiết bị và năng lực quản lý
- Phải được cơ quan QLNN về XD có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
I.7. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (điều 10)
- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, di tích văn hóa, lịch sử.
- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng, không có giấy phép (đối với công trình phải có giấy phép).
- Nhà thầu xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề XD, năng lực hoạt động XD.
- Không tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Vi phạm quy định về an toàn cho con người, tài sản, vệ sinh môi trường trong xây dựng.
- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi, các sân bãi khác đã có quy hoạch được duyệt và công bố.
- Đưa và nhận hối lộ, dàn xếp trong đấu thầu, mua bán thầu, thông đồng, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, dung túng, bao che vi phạm pháp luật về xây dựng.
- Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật.
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng.
II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG [CHƯƠNG ll]
PHÂN LOẠI (điều 12)
Quy hoạch xây dựng vùng
Quy hoạch xây dựng đô thị: 
QH chung
QH chi tiết
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
II.1. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
a. YÊU CẦU QHXD VÙNG (điều 13)
Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch chi tiết xây dựng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng.
Tổ chức, sắp xếp không gian hợp lý với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn lực khác.
Tạo lập môi trường sống tiện nghi, an toàn, bền vững.
Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng.
b. NỘI DUNG QHXD VÙNG (điều 16)
Xác định hệ thống đô thị, các điểm dân cư phục vụ các ngành, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên
Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian, biện pháp bảo vệ môi trường.
Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành.
Xác định đất dự trữ.
c. THẨM QUYỀN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QHXD VÙNG (điều 17)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHXD vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh
Bộ Xây dựng lập, thẩm định và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt QHXD vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
Sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định.
II.2. QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
a. NỘI DUNG (điều 20)
Xác định tổng mặt bằng sử dụng đất đô thị, phân khu chức năng đô thị, bố trí tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng khống chế.
Thiết kế (theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng)
Thể hiện không gian kiến trúc
Cảnh quan từng khu phố và của toàn bộ đô thị
Xác định giới hạn chiều cao công trình từng khu vực và của toàn đô thị
b. THẨM QUYỀN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT (điều 21)
TT Chính phủ phê duyệt
- QHXD các đô thị mới liên thỉnh, khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù
- QH chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2
Bộ Xây dựng tổ chức lập và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương
- UBND cấp tỉnh tổ chức lập
- Thông qua HĐND
- Bộ XD thẩm định
UBND cấp tỉnh phê duyệt
- QH chung xây dựng đô thị loại 3
- QH chung xây dựng đô thị loại 4, 5
- UBND tổ chức lập
- HĐND quyết định
- UBND cấp huyện lập
- HĐND cùng cấp thông qua
II.3. QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
a. NỘI DUNG (điều 24)
Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng.
Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Các giải pháp thiết kế hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Thiết kế đô thị
Cốt xây dựng mặt đường, vỉa hè, nền công trình.
Các tầng của công trình.
Chiều cao công trình.
Kiến trúc mặt đứng.
Hình thức kiến trúc mái.
Màu sắc công trình trên từng tuyến phố.
b. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT (điều 25)
Đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3 do UBND cấp tỉnh
Đô thị loại 4, 5 do UBND cấp huyện
II.4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
a. NỘI DUNG (điều 29)
Xác định các khu chức năng, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Thiết kế mẫu nhà ở phù hợp điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán để hướng dẫn.
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã
Xác định vị trí, diện tích xây dựng các công trình.
Trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức.
Các công trình giáo dục, y tế, thể thao, thương mại
b. THẨM QUYỀN LẬP, PHÊ DUYỆT (điều 30)
UBND cấp huyện phê duyệt
UBND cấp xã lập
HĐND cấp xã thông qua
III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH [CHƯƠNG lll]
III.1. PHÂN LOẠI (điều 35)
Quy mô
Tính chất
Nguồn vốn đầu tư
a. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo
Công trình quy mô nhỏ
Công trình khác do Chính phủ quy định
Sự cần thiết đầu tư
Mục tiêu xây dựng
Địa điểm xây dựng
Quy mô, công suất
Cấp công trình
Nguồn vốn
Thời hạn xây dựng
Hiệu quả
Phòng chống cháy nổ
Thiết kế BVTC và TD
b. Báo cáo đầu tư
Công trình có quy mô lớn
Sự cần thiết đầu tư
Dự kiến quy mô đầu tư
Hình thức đầu tư
Lựa chọn sơ bộ CN
Sơ bộ tổng mức đầu tư
Phương án huy động vốn
Khả năng hoàn vốn, trả nợ
Sơ bộ hiệu quả đầu tư
c. YÊU CẦU (điều 36)
Phù hợp với QH phát triển KT – XH, QH phát triển ngành, QHXD.
Có phương án thiết kế và công nghệ phù hợp.
An toàn trong xây dựng, vận hành, phòng chống cháy nổ.
Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội.
III.2. NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (điều 37)
Phần thuyết minh
- Mục tiêu
- Địa điểm
- Quy mô, công suất
- Công nghệ
- Các giải pháp k.tế - k.thuật
- Nguồn vốn
- Tổng mức đầu tư
- Chủ đầu tư
- Hình thức quản lý dự án
- Hình thức đầu tư
- Thời hạn thực hiện
- Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Phòng chống cháy nổ
- Đánh giá tác động MT
Phần thiết kế cơ sở
Thuyết minh
- Các bản vẽ: giải pháp kiến trúc, hình khối kết cấu chính, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng.
- Các giải pháp kỹ thuật, giải pháp xây dựng
- Giải pháp công nghệ
- Trang thiết bị
- Vật liệu xây dựng chủ yếu
III.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (điều 39, 43, 45)
a. THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
TT Chính phủ thẩm định Dự án quan trọng quốc gia
Chính phủ quy định dự án còn lại
Tổ chức, cá nhân thẩm định Người quyết định đầu tư
Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả, quyết định
Dự án sử dụng vốn Nhà nước: theo định mức kinh tế - kỹ thuật và quy định khác của Nhà nước.
b. ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN
Người quyết định đầu tư cho phép
Phải được thẩm định lại
Do thiên tai, địch họa và các yếu tố bất khả kháng
Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn
Khi quy hoạch xây dựng thay đổi
c. NỘI DUNG QUẢN LÝ
Chất lượng
Khối lượng
Tiến độ
An toàn lao động
Môi trường xây dựng
d. HÌNH THỨC QUẢN LÝ
Thuê tổ chức tư vấn quản lý
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý
Ban quản lý dự án
III.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ (điều 44)
a. Quyền
Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu, hiệu quả
Đình chỉ thực hiện dự án đã phê duyệt khi thấy không cần thiết
Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung dự án
Các quyền khác theo quy định của pháp luật
b. Nghĩa vụ
Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án
Kiểm tra việc thực hiện dự án
Chịu trách nhiệm về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án
Chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ thực hiện dự án
Chịu trách nhiệm về các quyết định khác
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
IV. KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG
KHẢO SÁT XÂY DỰNG (điều 46, 47, 48)
IV.1. Loại công việc
Khảo sát địa hình
Khảo sát địa chất công trình
Khảo sát địa chất thủy văn
Khảo sát hiện trạng công trình
Công việc khảo sát khác
IV.2. Yêu cầu
Nhiệm vụ KS phù hợp loại công việc, từng bước thiết kế
Bảo đảm trung thực, khách quan, đúng thực tế
Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật phù hợp nhiệm vụ KS, quy chuẩn, tiêu chuẩn
Công trình quy mô lớn, quan trọng: có KS quan trắc tác động của MT tới công trình
Kết quả khảo sát được đánh giá nghiệm thu
IV.3. Nội dung chủ yếu báo cáo kết quả KS
Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát
Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát
Kết luận, kiến nghị
V. THIẾT KẾ XÂY DỰNG (điều 52, 53, 54, 55)
V.1. Yêu cầu
Phù hợp với QHXD, DAĐT xây dựng CT
Phù hợp với thiết kế công nghệ
Nền móng bền vững
Nội dung phù hợp với từng bước thiết kế
An toàn, tiết kiệm, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn
Đồng bộ trong từng công trình
V.2. Các bước thiết kế
3 bước: TKCS – TKKT – TKBVTC
2 bước: TKCS – TKBVTC
1 bước: TKBVTC (CT lập báo cáo KTKT)
V.3. Thi tuyển thiết kế kiến trúc
Trụ sở cơ quan Nhà nước cấp huyện trở lên
Công trình văn hóa, thể thao, công cộng có quy mô lớn
Công trình khác có kiến trúc đặc thù
Khuyến khích tất cả các công trình
Thi tuyển trước khi lập dự án
Tác giả phương án được chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp ...  án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại.
II.7. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án 
1. Năng lực của tổ chức lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:
a) Hạng 1: 
Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại.
b) Hạng 2:
Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. 
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.
II.8. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án 
1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1.
b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: 
- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.
2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với giám đốc tư vấn quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; 
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C.
II.9. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án 
1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; 
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C;
c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý dự án đối với các dự án chỉ yêu cầu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
II.10. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng
1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau :
a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;
b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV;
c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
II.11. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng 
1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; 
- Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV;
c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.
II.12. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. 
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; 
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
II.13. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình quy định tại Điều 28 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.
II.14. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình 
1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; 
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.
II.15. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình 
1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; 
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.
II.16. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1: 
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2: 
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại.
II.17. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình
1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 cùng loại công trình;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;	
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chỉ huy trưởng hạng 2 trở lên cùng loại công trình;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;	
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
 b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.
II.18. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình
1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;
b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 
3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
II.19. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ:
a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng; 
b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện;
d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề. 
II.30. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề.

File đính kèm:

  • docphap_luat_trong_quan_ly_chat_luong_xay_dung_cong_trinh.doc