Quy trình ứng dụng phần mềm xã hội để tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) & truyền thông mà đặc
biệt là công nghệ phần mềm, công nghệ web đã đem đến cho người dùng những ứng dụng
hữu ích và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thông
tin, thư viện (TTTV). Với các tính năng rất hữu ích của công nghệ Web và đặc biệt là Web
2.0 – Phần mềm xã hội (PMXH) như dễ dàng tạo lập và chia sẻ nội dung; Giao tiếp linh
hoạt theo thời gian thực và hợp tác trực tuyến; Phát triển cộng đồng; Có thể tập hợp và tận
dụng được trí tuệ xã hội; Đảm bảo các thông tin minh bạch; Chi phí thấp PMXH đã và
đang được ứng dụng rất hiệu quả vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó
có hoạt động tổ chức các dịch vụ TTTV. Để việc ứng dụng PMXH vào tổ chức các dịch
vụ TTTV có hiệu quả thì việc nghiên cứu quy trình ứng dụng này là vấn đề quan trọng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình ứng dụng phần mềm xã hội để tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện
QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHẦN MỀM XÃ HỘI ĐỂ TỔ CHỨC DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƯ VIỆN Trần Thị Quý Phạm Tiến Toàn Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số khái niệm công cụ như quy trình, quy trình ứng dụng phần mềm xã hội (PMXH) trong việc tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện. Phân tích nội dung các bước cơ bản của Quy trình ứng dụng phần mềm xã hội trong tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện nhằm kết nối cộng đồng người dùng tin để phát triển và phục vụ thông tin/tài liệu hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và tự học suốt đời cho mỗi cá nhân người dùng tin. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) & truyền thông mà đặc biệt là công nghệ phần mềm, công nghệ web đã đem đến cho người dùng những ứng dụng hữu ích và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thông tin, thư viện (TTTV). Với các tính năng rất hữu ích của công nghệ Web và đặc biệt là Web 2.0 – Phần mềm xã hội (PMXH) như dễ dàng tạo lập và chia sẻ nội dung; Giao tiếp linh hoạt theo thời gian thực và hợp tác trực tuyến; Phát triển cộng đồng; Có thể tập hợp và tận dụng được trí tuệ xã hội; Đảm bảo các thông tin minh bạch; Chi phí thấp PMXH đã và đang được ứng dụng rất hiệu quả vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó có hoạt động tổ chức các dịch vụ TTTV. Để việc ứng dụng PMXH vào tổ chức các dịch vụ TTTV có hiệu quả thì việc nghiên cứu quy trình ứng dụng này là vấn đề quan trọng. 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Khái niệm «Quy trình» và «Quy trình ứng dụng»: Theo Từ điển Tiếng Việt «Quy trình – Procedure» là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc nào đó»1. Theo định nghĩa trong ISO 9000 thì Quy trình được định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc quá trình". Như vậy, quá trình chỉ mang tính mô tả hệ thống hoặc tương tác trong một quy trình. Quá trình có thể ẩn chứa một trình tự nhưng hoàn toàn không có tính bắt buộc phải tuân thủ như Quy trình. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt «ứng dụng là đem lý thuyết dùng vào thực tiễn»2. Như vậy có thể hiểu «quy trình ứng dụng» là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc đem lý thuyết nào đó ứng dụng vào thực tiễn. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.813) 2 Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.1090) - Khái niệm «Phần mềm xã hội - PMXH»: Phần mềm (Software) chính là Phần mềm máy tính (Computer Software) tập hợp những chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định và các dữ liệu/tài liệu nhằm thực hiện một cách tự động một số chức năng hoặc một chức năng cụ thể nào đó. Phần mềm không thể “sờ hay đụng vào" – đây là điểm khác với phần cứng của phần mềm3. Với ưu thế hữu dụng và tiện lợi, cùng tốc độ phát triển nhanh chóng và khả năng thâm nhập mọi lĩnh vực ngành nghề, công nghệ phần mềm, đặc biệt là công nghệ web đang đóng vai trò cốt lõi trên môi trường internet. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ phần mềm được đánh dấu bằng sự ra đời của loại hình phần mềm cho phép tạo ra cộng đồng người dùng mà ở đó, nhiều bên tham gia (cá nhân, tổ chức) có thể phối hợp, chia sẻ, tương tác để đem đến những giá trị có khả năng gia tăng trong cộng đồng người dùng, đó chính là PMXH. PMXH chỉ thực sự được khẳng định khi có sự ra đời của công nghệ web 2.0. Vào năm 2005, Tim O’Reilly đã mô tả web 2.0 như một nhóm gồm 7 nguyên tắc thực thi vận hành: Nguyên tắc 1 - Web là nền tảng công nghệ: các chương trình máy tính được viết để chạy trên nền tảng web Nguyễn tắc 2 - Khai thác trí tuệ tập thể: mỗi thành viên trong cộng đồng đều có những đóng góp, mỗi đóng góp có thể nhỏ nhưng kết quả tập thể của quá trình đóng góp xã hội này sẽ rất lớn về số lượng, đa dạng về chất lượng Nguyễn tắc 3 - Dữ liệu là trung tâm xử lý bên trong: tất cả các ứng dụng trực tuyến đều có các cơ sở dữ liệu riêng, các cơ sở dữ liệu sẽ là nguồn lực đem đến các dịch vụ có giá trị cho người dùng Nguyên tắc 4 - Đằng sau các ứng dụng phần mềm sẽ là dịch vụ: việc duy trì và phát triển phần mềm tùy thuộc vào hiệu quả và sự yêu thích sử dụng của người dùng. Nguyên tắc 5 - Mô hình chương trình đơn giản: Tiêu chuẩn đơn giản cho phép kết các hệ thống đơn giản là chìa khóa thành công trong môi trường xã hội. Nguyên tắc 6 – Phần mềm không chỉ gắn liền với một thiết bị: Phần mềm có khả năng kết nối và đồng bộ dữ liệu với nhiều thiết bị khác nhau. Nguyên tắc 7 – Thu hút và kết nối người dùng: Cần phải thu hút, kết nối và phát triển cộng đồng cả về chất lượng và số lượng4. Một trong những quan điểm về PMXH được đánh giá là cao là nhận định của Farkas vào năm 2007, trong công trình «PMXH tại cho các thư viện», bà cho rằng PMXH phải đáp ứng ít nhất hai trong số các điều kiện sau: 1) Cho phép người dùng giao tiếp, hợp tác, và xây dựng cộng đồng trực tuyến. 2) Có thể cung cấp thông tin, chia sẻ thông tin, tái sử dụng thông tin, hoặc biến đổi thông tin. 3) Cho phép người dùng có thể học tập dễ dàng và tận dụng từ hành vi và kiến thức của người khác.Như vậy, nếu như thế hệ web đầu tiên 3 Shaw, M., & Garlan, D. (1996). Software architecture: perspectives on an emerging discipline (Vol. 1, p. 12). Englewood Cliffs: Prentice Hall. 4 O’reilly, T. (2005). What is web 2.0. được đặc trưng bởi sự tương tác một chiều (người dùng tin tiếp nhận thông tin từ nhà/người cung cấp thông tin) thì thế hệ web thứ hai lại đem đến cho cộng đồng trực tuyến một thế giới thực sự mới mẻ với thế hệ web có sự tương tác qua lại hai chiều (người dùng tin được phép tương tác với thông tin từ người/nhà cung cấp thông tin) trong môi trường trực tuyến»5.Năm 2007, tiếp tục nghiên cứu Web 2.0, McLoughlin và Lee đã đưa ra nhận định: PMXH ra đời không chỉ cho thấy sự phát triển mang tính bước ngoặt về công nghệ web (với sự xuất hiện của thế hệ web 2.0 thay thế cho thế hệ web 1.0), mà còn tạo ra một môi trường mới với văn hóa tương tác mới của cộng đồng người dùng trên môi trường internet. Nó đã thay đổi văn hóa và thói quen sử dụng của cộng đồng người dùng trực tuyến6. Tác giả cho rằng PMXH là các ứng dụng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cho phép người dùng chủ động tương tác với thông tin và với những người dùng khác trong cộng đồng thông qua việc tạo lập, quản lý, khai thác,chia sẻ tài nguyên thông tin. Người sử dụng thông tin dễ dàng giao tiếp, kết nối, chia sẻ, hợp tác với nhau trong môi trường Internet. Hiện nay có khá nhiều các PMXH phổ biến như: Tin nhắn tức thời; Phần mềm hợp tác; Blogs; RSS; Wikis; Mạng xã hộI; Đánh dấu xã hội; Các dịch vụ chia sẻ tài nguyên thông tin - Khái niệm Tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện: Theo Từ điển tiếng Việt “Tổ chức là làm cho thành môt chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định”, “Làm cho thành có trật tự, có nề nếp” và “Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất.”7. Trong hoạt động thông tin, thư viện có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, mỗi loại hình dịch vụ được đặc trưng bởi các đặc điểm nhất định và có chức năng, nhiệm vụ hướng tới những mục tiêu nhất định. Để các dịch vụ hoạt động có nhiệu quả, thống nhất và có tính liên thông cao, công tác tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện đóng vai trò cốt yếu. Như vậy, tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện là hoạt động sắp xếp, bố trí và thiết lập cơ chế vận hành công việc bên trong mỗi dịch vụ và giữa các dịch vụ với nhau làm cho có trật tự, có nề nếp để có hiệu quả phục vụ thông tin cho người dùng một cách tốt nhất. Cơ chế này cần đảm bảo toàn bộ hệ thống dịch vụ vận hành thống nhất, ổn định và liên thông với nhau. Toàn bộ các hoạt động này hướng tới mục tiêu thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin. Tuỳ vào quy mô tổ chức hệ thống dịch vụ tại mỗi cơ quan thông tin, thư viện mà ở đó có các cấp độ tổ chức dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến và bản chất của mô hình hoạt động, có thể thấy quy mô tổ chức hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện thường chia thành ba cấp: cấp tổng thể, cấp nhóm, và cấp các dịch vụ cụ thể. Đặc trưng của mỗi quy mô được thể hiện ở cơ chế và cách thức vận hành. Ở cấp tổng thể, cơ chế vận hành cần đảm bảo tính thống nhất, liên thông, ổn định để đạt được hiệu quả cao nhất. Cơ chế ở cấp vận hành này vừa phải có tính bao quát và 5 Murugesan, S. (2007). Understanding Web 2.0. IT professional, 9(4), 34-41. 6 McLoughlin, C., & Lee, M. J. (2007). Social software and participatory learning: Pedagogical choices with technology affordances in the Web 2.0 era. In ICT: Providing choices for learners and learning. Proceedings ascilite Singapore 2007 (pp. 664-675). 7 Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.1007) thống nhất để kết nối các dịch vụ theo một chỉnh thế thống nhất, mặt khác lại phải đảm bảo cơ chế đặc thù riêng biệt của từng dịch vụ cụ thể. Ở cấp nhóm, các dịch vụ thông tin, thư viện có cùng đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ sẽ được nhóm thành các nhóm chuyên biệt, hướng tới mục tiêu phục vụ người dùng tin ở một lĩnh vực hay nội dung riêng. Mỗi nhóm ngoài việc hướng tới mục tiêu riêng của nhóm còn phải đảm bảo tính liên thông và tương tác qua lại với các nhóm khác trong quá trình vận hành. Trong mỗi nhóm, cơ chế vận hành cần phải đảm bảo thống nhất, bền vững, hiệu quả và liên thông giữa các dịch vụ cụ thể. Cấp độ thấp nhất trong công tác tổ chức dịch vụ là cấp các dịch vụ thông tin, thư viện cụ thể. Tính đặc thù về cơ chế vận hành trong từng dịch vụ được thể hiện khó rõ ở cấp độ này. Mỗi dịch vụ cụ thể sẽ có cơ chế đặc thù phù hợp. Tuy nhiên giữa các dịch vụ này vẫn cần đảm bảo tính liên thông, tương tác qua lại với nhau. Đồng thời đảm bảo sự thống nhất và thống suốt trong toàn hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện. - Khái niệm Ứng dụng phần mềm xã hội trong tổ chức dịch vụ thông tin-thư viện Khi bàn về tính chất xã hội (ứng dụng PMXH) trong hoạt động thông tin, thư viện bởi công nghệ web 2.0, các chuyên gia đã sử dụng khái niệm Thư viện 2.0. Fichter 0đã nhận định tính chất xã hội của thư viện 2.0 bằng công thức: (Tài liệu + Con người + Sự tin tưởng tích cực) x Sự tham gia.8 Có thể diễn giải các yếu tố của công thức trên như sau: -“Tài liệu” dùng để chỉ toàn bộ tài nguyên thông tin mà cơ quan thông tin, thư viện có thể phục vụ người dùng tin; - “Con người” bao gồm các cán bộ quản lý nghiệp vụ và nhân viên thư viện; - “Sự tin tưởng tích cực” chỉ uy tín, hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông tin, thư viện trong việc thu hút và gắn kết cộng đồng người sử dụng; - “Sự tham gia” là sự nêu bật lên tính chất xã hội của cộng đồng thông tin, thư viện. Yếu tố này bao gồm cả cán bộ nghiệp vụ, nhân viên thông tin, thư viện, người dùng tin, và tất cả các các nhân, tổ chức liên quan đến cộng đồng này. Sự tích cực của yếu tố “Sự tham gia” có mối quan hệ hữu cơ và tỷ lệ thuận với “Sự tin tưởng tích cực”. Tức là, nếu sức thu hút của cơ quan thông tin, thư viện càng cao thì cộng đồng của cơ quan thông tin, thư viện sẽ tham gia càng tích cực. Như vậy, Dịch vụ thông tin, thư viện vẫn là tập hợp các hoạt động và các quá trình để đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của đời sống. Tuy nhiên nó không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan thông tin, thư viện mà quá trình đó còn có sự tham gia thực hiện của người dùng tin. Cụ thể hơn, trách nhiệm tổ chức và thiết lập cơ chế vận hành dịch vụ thuộc về cơ quan thông tin, thư viện, nhưng việc thực 8 Fichter, M. M., Quadflieg, N., & Hedlund, S. (2006). Twelve‐year course and outcome predictors of anorexia nervosa. International Journal of Eating Disorders, 39(2), 87-100. hiện dịch vụ thuộc về cộng đồng người điều hành và sử dụng dịch vụ (bao gồm cả cán bộ thông tin, thư viện và người dùng tin trong môi trường sử dụng cụ thể). Ứng dụng phần mềm xã hội để tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện là tập hợp các hoạt động/quá trình đem phần mềm có khả năng cho phép người dùng giao tiếp, kết hợp, xây dựng cộng đồng trực tuyến và có thể phát triển tài nguyên thông tin; Chia sẻ, sử dụng lại để thúc đẩy quá trình thông tin vào thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ hoạt động qjuanr lý, học tập, giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, nâng cao trình độ giúp cộng đồng người sử dụng học tập/nghiên cứu suốt đời, đồng thời, tận dụng được giá trị tri thức của họ tạo ra khi tham gia cộng đồng thông tin qua PMXH. Ý tưởng về ứng dụng PMXH trong hoạt động TTTV nói chung và tổ chức dịch vụ TTTV nói riêng là tiền đề cho sự ra đời của các dịch vụ xã hội, hay còn gọi là dịch vụ ứng dụng PMXH đối với các cơ quan TTTV. Các dịch vụ này không chỉ đem đến cách thức mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của NDT mà nó còn đem đến những thay đổi cho hệ thống lý luận trong lĩnh vực dịch vụ TTTV. Những thay đổi đó thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa cơ quan TTTV và NDT; nguồn tài nguyên thông tin; vai trò của cán bộ TTTV và NDT; cách thức tương tác của cộng đồng sử dụng dịch vụ và nhiều các vấn đề liên quan khác9. Theo Murugesan. S, khi ứng dụng PMXH vào tổ chức dịch vụ TTTV, bản chất của các ứng dụng phần mềm này cho phép người dùng tự do, chủ động sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ được cung cấp để tạo ra các sản phẩm thông tin, thậm chí là các dịch vụ thông tin, thư viện theo ý mình. Về cơ bản, mọi cá nhân hay tổ chức tham gia sử dụng các ứng dụng này quyền hạn như nhau, sự khác nhau ở đây là cách thức sử dụng, năng lực sử dụng (kiến thức và kỹ năng) của người dùng tin Error! Reference source not found.. Cũng có thể hiểu, chất lượng và số lượng sản phẩm thông tin tùy thuộc vào cách thức và năng lực sử dụng các công cụ (PMXH) từ phía người sử dụng. Anderson cho rằng trước đây, khi các dịch vụ thông tin được tổ chức cục bộ tại các cơ quan TTTV, dù chúng được triển khai nội bộ hoặc trên mạng internet thì một trong những yếu tố mà những dịch vụ phụ thuộc là hệ thống phần cứng, phần mềm và hạ tầng mạng. Với sự xuất hiện của các công cụ phần mềm xã hội, sự lệ thuộc này không còn được chú ý đến nhiều bởi những công cụ PMXH hoạt động trong môi trường mạng internet10. Theo Lâm Thị Hương Duyên để bảo đảm cho sự phát triển bền vững cho hệ thống công cụ PMXH của mình, những nhà cung cấp PMXH đều đầu tư công nghệ phần cứng (hệ thống mạng lưới các máy chủ) có cấu hình mạnh mẽ, có khả năng kiểm soát và bảo đảm hệ thống vận hành ổn định trong môi trường mạng internet. Từ đó người dùng dù là cá nhân hay tổ chức, một khi ứng dụng các công cụ PMXH vào việc tổ chức dịch vụ nói chung và dịch vụ 9 Nguyen, Linh Cuong (2014). A par ... trên thế giới và tại Việt Nam. Retrieved from gii-va-ti-vit-nam như: phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng hỏi, trao đổi qua các cuộc tọa đàm, hội nghị, số liệu thống kê và phân tích số liệu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của người dùng. Mặt khác, để nắm bắt chính xác nhu cầu tin của người dùng tin, cần có sự nghiên cứu và phân tích thêm các thông tin về hồ sơ cá nhân của người dùng như: yêu cầu công việc, sở thích, thói quen sử dụng công nghệ, sử dụng thông tin, giới tính, độ tuổi và cộng đồng yêu thích. Nhu cầu tin của người dùng sẽ là cơ sở cho việc xây dựng, tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện và mục đích tổ chức của dịch vụ. Một trong những yếu tố đầu tiên cần xác định là mục đích hoạt động của hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện nói chung và từng dịch vụ cụ thể là gì. Nói cách khác, cần chỉ rõ hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện được xây dựng hướng tới giải quyết mục tiêu nào và vai trò của từng dịch vụ cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Chính vì thế việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu tin có mối quan hệ mật thiết với việc xác định mục đích tổ chức hoạt động của dịch vụ và là hoạt động đầu tiên trong quy trình ứng dụng PMXH để tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện. Mục đích hoạt động của dịch vụ sẽ là tiền đề cho việc thực hiện các khâu tiếp theo của quá trình tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện. Bước 2. Hình thành nhóm dịch vụ và xây dựng cơ chế, quy trình vận hành Dịch vụ trong hoạt động thông tin, thư viện rất đa dạng và phong phú, trên cơ sở hướng tới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng tin, mỗi dịch vụ cụ thể sẽ có những đặc trưng riêng. Như đã được trình bày, điểm chung của các dịch vụ này là đều hướng tới việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Chính vì thế, dù mỗi dịch vụ có những đặc trưng riêng, nhưng giữa chúng đều có mối quan hệ nhất định và việc xác định cơ chế, quy trình vận hành của các dịch vụ này sao cho chúng hoạt động như một hệ thống bền vững, thống nhất và hiệu quả chính là nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện12. Các dịch vụ thông tin, thư viện vốn đa dạng và việc nhóm chúng thành các nhóm cần dựa trên các tiêu chí sau: - Nhóm các nhóm dịch vụ thuộc cùng cùng loại hình dịch vụ (tham khảo trong phần phân loại dịch vụ). - Tạo tính liên thông và linh hoạt giữa các dịch vụ: Cần có sự liên thông giữa các dịch vụ trong nhóm và giữa các nhóm dịch vụ với nhau. Vừa đảm bảo tính nhất quán của hệ thống, vừa tạo nên sự phát triển bền vững của các dịch vụ. - Tiện dụng, thân thiện và hiệu quả đối với người dùng: Đây vừa được coi là hệ quả, vừa được coi là mục tiêu hướng tới sau cùng của quá trình tổ chức dịch vụ. Với một định danh/tài khoản duy nhất, người dùng được phép khai thác thông suốt các dịch vụ mà họ có quyền sử dụng. Thủ tục trực tiếp và trực tuyến cần phải được tối giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả khai thác dịch vụ của người dùng. 12 Casey, M. E., & Savastinuk, L. C. (2006). Service for the next-Chase, S. E. (2007). Multiple lenses, approaches, voices. Collecting and interpreting qualitative materials, 57(3), 651-679. - Cơ chế và quy trình vận hành dịch vụ thông tin, thư viện được xây dựng nhất quán và có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các nhóm dịch vụ cũng như giữa các dịch vụ cụ thể. - Cơ chế là cách thức hoạt động của tập hợp các yếu tố trong quá trình hoạt động của dịch vụ, nhóm dịch vụ. Cơ chế hình thành dựa trên mối quan hệ tương tác qua lại của các yếu tố cơ bản của dịch vụ. Tính đa dạng của các yếu tố tùy thuộc vào các dịch vụ cụ thể, song, có thể chỉ ra các yếu tố chủ yếu trong dịch vụ thông tin, thư viện nói chung đó là: người dùng tin, cán bộ cơ quan thông tin-thư viện, cơ sở vật chất và nguồn tài nguyên thông tin. Cơ chế hoạt động cho của các dịch vụ cụ thể có mối quan hệ chặt chẽ với cơ chế hoạt động của nhóm dịch vụ và hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện. Quy trình là trình tự hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu sau cùng của dịch vụ. Quy trình gắn liền và phản ánh đặc trưng của từng dịch vụ cụ thể. Tương tự như cơ chế, quy trình cũng được xây dựng cho từng dịch vụ nói riêng, cho nhóm và hệ thống dịch vụ nói chung của mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Quy trình riêng và quy trình chung có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ cho nhau. Có thể hình dung cơ chế và quy trình hoạt động của hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện theo sơ đồ sau: Hình 1: Cơ chế và quy trình hoạt động dịch vụ thông tin, thư viện Bước 3. Xác định các dịch vụ thông tin, thư viện cụ thể Khi xác định các dịch vụ cụ thể, trên thực tế có rất nhiều các yếu tố khác nhau (trong và ngoài cơ quan thông tin, thư viện) mà mỗi cơ quan thông tin, thư viện cần tính tới trong quá trình phát triển hệ thống dịch vụ. Tuy nhiên, xét trên phạm vi tổng quát, mỗi cơ quan thông tin, thư viện cần tính tới các yếu tố cơ bản sau: nhu cầu tin của người dùng tin; mục đích hoạt động dịch vụ; quy trình và cơ chế hoạt động dịch vụ; công nghệ và tài nguyên thông tin13 . Việc lựa chọn dịch vụ thông tin, thư viện dựa trên cơ sở mục đích hoạt động của dịch vụ nói chung, nhóm dịch vụ và các dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng hướng tới vẫn là đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Chính vì thế, với mỗi dịch vụ cụ thể được xác định, mục tiêu cụ thể trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin cần được định nghĩa rõ ràng. Đây cũng là lúc mà đối tượng người dùng tin mục tiêu được xác định dựa trên các nhu cầu cụ thể. Sau khi đã xác định được mục tiêu hoạt động của dịch vụ, cơ chế và quy trình hoạt động của dịch vụ được hình thành. Như đã được trình bày ở trên, cơ chế hoạt động của mỗi dịch vụ cụ thể cần có tính liên thông phù hợp với các dịch vụ liên quan trong cùng nhóm và giữa các nhóm dịch vụ với nhau. Công nghệ áp dụng cho dịch vụ thông tin, thư viện được xem như yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của dịch vụ. Tuy nhiên, sức mạnh của công nghệ chỉ thực sự được thể hiện khi nó được ứng dụng với cơ chế và quy trình phù hợp cùng với sự vận hành của con người (cán bộ thông tin, thư viện và người dùng tin). Tương ứng với dịch vụ thông tin, thư viện đã được xác định, nguồn lực thông tin phù hợp cũng cần được định nghĩa và hướng tới tập trung phát triển. Nguồn lực thông tin chịu sự chi phối bởi nhu cầu thông tin của người dùng, công nghệ ứng dụng và quy trình, cơ chế vận hành của dịch vụ. Bước 4. Triển khai dịch vụ thông tin, thư viện Dịch vụ thông tin, thư viện có thể đưa ra triển khai với rất nhiều mức độ khác nhau, song có hai loại hình triển khai cơ bản là triển khai thử nghiệm và triển khai chính thức trong lộ trình phát triển một dich vụ mới. Triển khai thử nghiệm: Triển khai thử nghiệm là quá trình triển khai ban đầu của một dịch vụ thông tin, thư viện với mục đích kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động của dịch vụ và khả năng tương thích của dịch vụ với các dịch vụ khác nói riêng cũng như với cơ quan thông tin, thư viện nói chung. Triển khai thử nghiệm cần phải được tổ chức và tiến hành khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện được định nghĩa theo từng dịch vụ, nhóm dịch vụ hay hệ thống dịch vụ. Nói cách khác, các điều kiện đặt ra đối với triển khai thử nghiệm không khác gì triển khai dịch vụ chính thức trong thực tế. Tuy nhiên, mục đích của triển khai thử nghiệm là kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động, tiếp nhận phản hồi của người dùng để có thể khẳng định dịch vụ thông tin, thư viện có thể cải thiện, phát triển thế nào và có triển khai lâu dài được không. Chính 13 Park, J. H. (2010). Differences among university students and faculties in social networking site perception and use: Implications for academic library services.The Electronic Library, 28(3), 417-431. vì thế, sau quá trình triển khai thử nghiệm, để quyết định dịch vụ có được triển khai lâu dài hay không và định hướng phát triển ra sao, thư viện cần nghiên cứu các nội dung sau: 1) Phản hồi của người dùng; 2) Hiệu quả hoạt động dịch vụ dựa trên các tiêu chí đánh giá; 3) Tính liên thông của dịch vụ với các dịch vụ liên quan trong nhóm, giữa các nhóm dịch vụ, và giữa hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện. Triển khai chính thức: Triển khai chính thức dịch vụ thư viện là quá trình triển khai thực tế của dịch vụ. Khác với triển khai thử nghiệm, triển khai thực tế không quy định về thời gian, tuy nhiên, triển khai thực tế lại yêu cầu quá trình phát triển với các giai đoạn điều chỉnh, cập nhật để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ thông tin, thư viện. Để làm tốt việc này, trong quá trình triển khai, cơ quan thông tin, thư viện cần tính tới các nội dung sau: 1) Tiếp nhận, nghiên cứu phản hồi của người dùng tin, coi đây là một trong những yếu tố căn bản cho việc điều chỉnh và phát triển dịch vụ thông tin, thư viện. 2) Đánh giá định kỳ dịch vụ thông tin, thư viện cần dựa trên các tiêu chí xác định với sự tham gia của nhiều bên liên quan. 3) Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển và có lộ trình phát triển ngắn hạn, dài hạn. Bước 5. Đánh giá hiệu quả hoạt động sau khi ứng dụng phần mềm xã hội Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng giai đoạn triển khai ứng dụng PMXH để tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện là cơ sở để khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình tổ chức các dịch vụ. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc cải thiện và phát triển dịch vụ thông tin, thư viện trong các giai đoạn tiếp theo. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ thông tin, thư viện cần tập trung vào hai yếu tố chính, đó là mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng và bộ công cụ được đánh giá. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng: Như đã được đề cập, một trong những cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ thông tin, thư viện Thông qua nhiều biện pháp thu thập và phân tích thông tin khác nhau về cộng đồng người dùng, kết quả cuối cùng của quá trình này sẽ cho thấy mức độ hài lòng của người dùng thế nào. Mức độ hài lòng của người dùng tin có thể biểu hiện dưới nhiều tiêu chí khác nhau như thái độ phục vụ, quy trình đơn giản, thận thiện, tài nguyên thông tin đa dạng, Tuy nhiên, tiêu chí quan trọng cần hướng tới nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của dịch vụ là mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Hay nói cách khác là phản hồi của người dùng về mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của họ, lượt quay vòng/lượt quy cập thông tin của họ, cũng như sự “lôi kéo” người dùng tin khác đến với cơ quan thông tin, thư viện. Đây vốn được coi là mục tiêu xuyên suốt của hệ thống dịch vụ tại mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Bộ công cụ đánh giá: Bộ công cụ đánh giá sẽ giúp cho việc đánh giá thống nhất và tập trung. Hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện bao gồm nhiều nhóm dịch vụ và các dịch vụ khác nhau. Mỗi dịch vụ đều được đặc trưng bởi những đặc điểm riêng. Để kết quả đánh giá không bị chi phối bởi sự đa đạng của dịch vụ, bộ công cụ đánh giá cần bao quá các đặc điểm đặc thù của các dịch vụ này, đồng thời quy chúng về các nhóm phù hợp để có được kết quả đánh giá thống nhất và chính xác. Bộ công cụ cũng giúp cho việc đánh giá không bị dàn trải mà thay vào đó là tập trung vào các chỉ số, thông tin cần thiết, phục vụ trực tiếp cho kết quả cần có trong mỗi đợt đánh giá. Bước 6. Điều chỉnh sau đánh giá Ứng dụng PMXH trong tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện là quá trình lâu dài, luôn luôn vận động và thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. Điều chỉnh sau khi đánh giá kết quả triển khai dịch vụ không phải là công đoạn kết thúc của quá trình này mà thực chất cơ sở cho việc tiếp tục. Điều chỉnh sau đánh giá kết quả triển khai Ứng dụng PMXH trong tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện không phải là công đoạn kết thúc của quá trình này mà chính là cơ sở cho việc tiếp tục tổ chức, phát triển hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện. Đây được coi là công đoạn sau cùng của quy trình ứng dụng PMXH trong tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện tại các trường đại học. Trên cơ sở kết quả đánh giá các giai đoạn triển khai với những kết luận với những ưu điểm, nhược điểm, và giải pháp phát triển. Các cơ qian thông tin, thư viện sẽ đưa ra các điều chỉnh phục vụ cho quá trình phát triển ổn định, lâu dài và bền vững. KẾT LUẬN Việc ứng dụng PMXH vào tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện là hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh công nghệ thông tin số phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng đó cần phải có quy trình khoa học và đảm bảo đúng tiến độ cũng như các yếu tố tác động đến quy trình này. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được các yêu cầu đặt ra đối với việc ứng dụng PMXH trong việc tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện đó là đảm bảo Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để ứng dụng phải thống nhất; Đảm bảo tính liên thông giữa các dịch vụ thông tin-thư viện cao; Thủ tục sử dụng dịch vụ thông tin, thư viện đơn giản, thân thiện; Thời gian phục vụ các dịch vụ thông tin-thư viện không giới hạn; Chi phí tổ chức các dịch vụ thông tin, thư viện thấp nhất có thể; Người dùng tin hài lòng khi sử dụng dịch vụ thông tin, thư viện./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, H., Đà nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1221 tr., tr.813. 2. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt.:H, Đà nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1221 tr., tr.1090. 3. Shaw, M., & Garlan, D. (1996), Software architecture: perspectives on an emerging discipline (Vol. 1, p. 12). Englewood Cliffs: Prentice Hall. 4. O’reilly, T. (2005), What is web 2.0. 5. Murugesan, S. (2007), Understanding Web 2.0, IT professional, 9(4), 34-41. 6. McLoughlin, C., & Lee, M. J. (2007), Social software and participatory learning: Pedagogical choices with technology affordances in the Web 2.0 era. In ICT: Providing choices for learners and learning. Proceedings ascilite Singapore 2007, pp. 664-675 7. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt.:H, Đà nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1221 tr., tr.1007 8. Fichter, M. M., Quadflieg, N., & Hedlund, S. (2006), Twelve‐year course and outcome predictors of anorexia nervosa. International Journal of Eating Disorders, 39(2), 87-100. 9. Nguyen, Linh Cuong (2014), A participatory library model for university libraries. PhD thesis, Queensland University of Technology. 10. Murugesan, S. (2007), Understanding Web 2.0. IT professional, 9(4), 34-41. 11. Anderson, T. (2008), The theory and practice of online learning. Athabasca University Press. 12. Lâm Thị Hương Duyên (2012), Ứng dụng Web 2.0 ở các thư viện Đại học trên thế giới và tại Việt Nam. 13. Casey, M. E., & Savastinuk, L. C. (2006), Service for the next-Chase, S. E. (2007), Multiple lenses, approaches, voices. Collecting and interpreting qualitative materials, 57(3), 651-679. 14. Park, J. H. (2010), Differences among university students and faculties in social networking site perception and use: Implications for academic library services, The Electronic Library, 28(3), 417-431./. Các website tham khảo: 15.
File đính kèm:
- quy_trinh_ung_dung_phan_mem_xa_hoi_de_to_chuc_dich_vu_thong.pdf