Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương tây và những bài học xây dựng quyền lực chính trị hiện nay
Khi xã hội loài người phân chia thành hai lực lượng đối kháng nhau: giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị, phạm trù quyền lực chính trị được các nhà tư tưởng và các triết gia phương Tây
quan tâm sâu sắc trên cả phương diện lí luận lẫn thực tiễn nhằm xây dựng một xã hội với các mối
quan hệ cộng đồng tốt đẹp, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, khả năng phát triển của mỗi cá nhân.
Việc tìm hiểu quyền lực chính trị trên quan điểm triết học để rút ra những bài học phù hợp với thực
tiễn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là vấn đề cần thiết trong mọi thời đại
Bạn đang xem tài liệu "Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương tây và những bài học xây dựng quyền lực chính trị hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương tây và những bài học xây dựng quyền lực chính trị hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 16, Số 5 (2019): 94-107 SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Vol. 16, No. 5 (2019): 94-107 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 94 QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ NHỮNG BÀI HỌC XÂY DỰNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY Nguyễn Thị Minh Hương1, Lê Đức Sơn2 Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh Hương – Email: ntmhuong@hcmut.edu.vn Ngày nhận bài: 04-3-2019; ngày nhận bài sửa: 07-4-2019; ngày duyệt đăng: 10-5-2019 TÓM TẮT Khi xã hội loài người phân chia thành hai lực lượng đối kháng nhau: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, phạm trù quyền lực chính trị được các nhà tư tưởng và các triết gia phương Tây quan tâm sâu sắc trên cả phương diện lí luận lẫn thực tiễn nhằm xây dựng một xã hội với các mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, khả năng phát triển của mỗi cá nhân. Việc tìm hiểu quyền lực chính trị trên quan điểm triết học để rút ra những bài học phù hợp với thực tiễn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là vấn đề cần thiết trong mọi thời đại. Từ khóa: quyền lực chính trị, triết học phương Tây, bài học xây dựng quyền lực chính trị. 1. Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương Tây 1.1. Khái niệm quyền lực và quyền lực chính trị Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Quyền lực là một khái niệm có nhiều nghĩa, nếu xem quyền lực trên phương diện nhân cách đạo đức thì giống như tầm quan trọng và ảnh hưởng của một nhân vật hay của một tổ chức nào đó nhờ có những phẩm chất ưu tú, những công lao to lớn, mà được mọi người tự nguyện công nhận và tuân theo. Nếu xem xét trên phương diện mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh giữa các chủ thể, với nghĩa đơn giản nhất, quyền lực là khả năng mà chủ thể này có thể áp đặt ý chí và buộc chủ thể khác phải thực hiện theo ý chí của mình bằng một sức mạnh cưỡng chế nào đó. Hay nói cách khác, quyền lực là cái mà nhờ nó chủ thể này (chủ thể có quyền lực) có thể áp đặt ý chí của mình lên chủ thể khác (chủ thể bị quyền lực chi phối). Nếu xét trên phương diện động cơ lợi ích thì quyền lực giống như động lực thúc đẩy những hoạt động của con người đạt được những mục tiêu đã đề ra. Theo Từ điển bách khoa triết học (tiếng Nga), “Quyền lực hiểu theo nghĩa chung nhất là năng lực và khả năng của người nắm quyền, buộc những người khác thực hiện mục tiêu của mình đề ra với những phương tiện khác nhau như luật lệ, quyền uy, sức mạnh, sự cưỡng bức” (A. M. poxopoв, 1989, tr.92). TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Minh Hương và tgk 95 Chính trị, tiếng Hi Lạp là politika – có nghĩa là nghệ thuật quản lí nhà nước hay là sự tham gia vào các công việc nhà nước, là việc quy định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Từ đó có thể hiểu rằng, quyền lực chính trị là năng lực, khả năng và nghệ thuật khéo léo của chủ thể quyền lực trong việc quản lí sức mạnh nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo ý chí chung đã đề ra trước đó. Nghiên cứu quyền lực chính trị trên phương diện triết học là tìm ra những quy luật khách quan của quyền lực chính trị, bản chất, nguồn gốc sâu xa, nền tảng của quyền lực chính trị, các yếu tố cấu thành hệ thống quyền lực chính trị, sự tác động biện chứng của các bộ phận trong hệ thống quyền lực chính trị và ảnh hưởng của chúng đối với đời sống con người, đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Trong rất nhiều những vấn đề như vậy, vấn đề quan trọng nhất của quyền lực chính trị vẫn là nghiên cứu sức mạnh năng lực – khả năng, nghệ thuật lãnh đạo, điều hành, quản lí của chủ thể quyền lực với nhiều phương tiện khác nhau nhằm mục đích bắt buộc những hoạt động của các chủ thể khác hướng đến mục tiêu chính trị nhất định đã được đề ra trước đó. Vấn đề quyền lực chính trị được quan tâm rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Trong triết học chính trị Trung Hoa cổ đại, thuyết Chính danh với các quan điểm tam cương, ngũ thường, tư tưởng “tề gia, trị nước, bình thiên hạ”, tư tưởng “thân dân” của Nho giáo; luận thuyết nổi tiếng về thế, thuật và pháp của Hàn Phi Tử; quan điểm “vô vi nhi trị” của Lão Tử là những minh chứng rõ nét. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, về quyền lực chính trị chưa được xây dựng như những học thuyết với đầy đủ khái niệm, phạm trù, quy luật của nó, tuy nhiên, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng và quản lí nhà nước, được phản ánh trong Đại việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí hay trong các bộ luật nổi tiếng như Hình thư (đời Lý), Quốc triều Hình luật (đời Trần), Hồng Đức (đời Lê). Trong bài viết này, chúng tôi chỉ có thể khái quát một số nét chính về quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương Tây. 1.2. Vấn đề quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương Tây Con người là động vật xã hội và có thể nhận thấy quyền lực đã xuất hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội đó. Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những người khác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những người khác. Chính vì vậy, xung đột quyền lực trong xã hội là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Tuy nhiên, không phải mọi xung đột quyền lực trong xã hội đều mang ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển. Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một hiện tượng xung đột quyền lực phổ biến trong xã hội có giai cấp. Sự xung đột quyền lực này lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội và do đó mang ý nghĩa tích cực. Quyền lực chính trị được hình thành và phát triển trong xã hội có phân chia giai TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 94-107 96 cấp đối kháng như thế, do đó các quan điểm, học thuyết về quyền lực chính trị luôn gắn với lập trường giai cấp, địa vị xã hội, lợi ích và hoạt động thực tiễn của các nhà tư tưởng. Ở thời kì Hi Lạp cổ đại đã xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ tìm hiểu quyền lực chính trị với tư cách là những quan điểm về việc thực hiện chức năng cải cách hệ thống chính trị và quản lí đời sống xã hội. Solon (khoảng 638-558 TCN) – nhà lập pháp, chính khách và nhà nhơ của Athena cổ đại – đứng trên quan điểm xem quyền lực chính trị như một phạm trù của hoạt động thực tiễn và đã mở đầu hoạt động này bằng việc xây dựng “Đại hội nhân dân”, mà từ đó cơ cấu chính trị của nhà nước Athêna phát triển theo hướng dân chủ. Ephialtès (không rõ năm sinh và mất) đã cụ thể hơn khi xác lập quyền của các tổ chức dân cử, trong đó quyền lập pháp thuộc về Đại hội nhân dân, quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân và bộ máy hành chính. Sau hoạt động dân chủ của Ephialtès, kế tiếp ông, Périclès (khoảng 495-429 TCN) đòi hỏi mở rộng dân chủ, tạo cơ sở cho công dân tham gia quản lí nhà nước, mọi chức vụ của nhà nước phải theo chế độ bổ nhiệm bằng phương pháp bốc thăm, công chức phục vụ bộ máy nhà nước phải được trả lương, quyền lợi chính trị của công dân phải được phổ cập rộng rãi. Đứng trên quan điểm khác, triết gia Platon (khoảng 427-347 TCN) xây dựng nhà nước lí tưởng với nhiều yếu tố không tưởng trong vấn đề cộng đồng tài sản và huyết thống, tuy nhiên vẫn có thể rút ra một số yếu tố tích cực khi ông cho rằng quyền lực chính trị là nghệ thuật cai trị, không phải cai trị bằng sức mạnh – đó là độc tài, mà phải cai trị bằng sự thuyết phục – đó mới đích thực là quyền lực chính trị. Platon xem nguyên tắc tối cao của tổ chức nhà nước phải là sự thông thái, người nắm quyền phải biết hi sinh nhu cầu và lợi ích cá nhân, sẵn sàng bảo vệ lợi ích chung và giá trị chung của toàn xã hội. Sự tổng hợp vấn đề quyền lực chính trị một cách khoa học, hệ thống được thể hiện bằng quan điểm triết học chính trị của Aristotle (384-322 TCN). Khác với quan điểm duy tâm khách quan của Platon, Aristotle đứng trên quan điểm duy vật tiến bộ khi đặt quyền lực vào chính bản thân sự vật hiện tượng. Tác phẩm Chính trị Athena của ông đã xem sự phân chia quyền lực dựa theo số lượng người nắm quyền (cá nhân, một số người và số đông), từ đó đưa ra các loại chính phủ chân chính (quân chủ, quý tộc, cộng hòa) và loại chính phủ biến chất (độc tài, quả đầu, dân chủ trị). Trong việc thực thi quyền lực, Aristotle đề cao nguyên tắc “trung dung”: quyền lực nhà nước phải thể hiện được quyền lợi chung của công dân. Cùng với nó, một bước tiến nữa trong tư tưởng chính trị của Aristotle là nhấn mạnh quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất trên nền tảng pháp luật với những quy tắc khách quan, chính trực, vô tư, phù hợp với lợi ích quốc gia. Mặc dù, hạn chế bởi mục tiêu giai cấp, bởi quan niệm hẹp hòi về công dân, bởi chủ nghĩa trung dung, nhưng với bộ óc thiên tài, với phương pháp quan sát thực tế đời sống chính trị một cách biện chứng, tư tưởng chính trị của Aristotle trên nhiều phương diện là sự tổng kết và khái quát hóa những giá trị cơ bản của tư tưởng triết học chính trị phương Tây cổ đại. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Minh Hương và tgk 97 Bước sang thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến, các tư tưởng triết học tôn giáo ra đời đã ảnh hưởng lớn lên đời sống xã hội nói chung và tư tưởng quyền lực chính trị nói riêng, biểu hiện như học thuyết về mặt trời và mặt trăng với phương châm “mặt trăng tỏa sáng nhờ mặt trời, vương quyền chói lọi nhờ giáo hoàng” hay giáo lí hai gươm “nhà vua có được gươm báu của mình, tức là chính quyền, nhờ có giáo hội và do vậy phải phục tùng giáo hội” (Phạm Hồng Thái, 2001, tr.133). Nối tiếp tư tưởng đề cao quyền lực tối thượng của Chúa, Thomas Aquinas (1225-1274) xây dựng ra bốn loại luật: Luật vĩnh cửu là trí tuệ của Chúa điều hành thế giới; luật tự nhiên là sự phản chiếu luật vĩnh cửu bằng lí trí con người biểu hiện như những quy luật chung sống của con người; nhân luật là luật thành văn và thần luật là Kinh thánh nhằm mục đích hiện thực hóa quyền lực của giáo hội trong đời sống xã hội. Khi nhân luật trái với thần luật, thì vị vua “độc tài” phải xem lại và quay về tuân thủ giáo hội. Luận điểm thống trị của các đạo luật giáo hội, suy đến cùng là ý đồ của nhà thờ Thiên Chúa giáo muốn thu phục giai cấp phong kiến quý tộc, và thể hiện quan điểm “triết học phải là đầy tớ của thần học”. Chống lại sự lộng quyền của thần học trong đời sống chính trị xã hội là tư tưởng triết học chính trị phi tôn giáo của Niccolò Machiavelli (1469-1527) – triết gia chính trị người Italia giai đoạn Phục Hưng. Ông đã dùng phương pháp lịch sử giải thích động lực của đời sống chính trị và nguyên tắc chính trị nhằm xây dựng chính quyền nhà nước tập quyền, thủ tiêu phân lập phong kiến đi đến thống nhất nước Italia, cũng như là cơ sở cho việc thống nhất các quốc gia phong kiến phân quyền ở châu Âu. Trong tác phẩm nổi tiếng Quân vương (The Prince) của mình, ông đã miêu tả các phương pháp thực tế của người cai trị để giành và giữ quyền lực. Khi lập luận cho mục tiêu quan trọng hàng đầu là trạng thái ổn định thống nhất quốc gia, ông tranh luận rằng, theo truyền thống, phẩm chất tốt được xem là khát vọng mang tính đạo đức – như tính độ lượng, nhân ái, khoan dung, đã không được ưa thích đối với người lãnh đạo và có thể dẫn đến việc mất quyền lực chính trị. Vì vậy, theo ông, đạo đức không phải là nền tảng, là tiêu chí cho việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp, mục đích mới là yếu tố quan trọng biện minh cho phương tiện, nhà cai trị có thể dùng mọi phương tiện, kể cả phi đạo đức để giành và giữ vững quyền cai trị. Vì lẽ đó ông thường được xem là người xây dựng hình ảnh Quân Vương thực dụng, mưu mô, cứng rắn, tàn bạo, phi đạo đức. Học thuyết của ông đã được các lãnh đạo học tập và thực hành, trong đó có cả những nhà lãnh đạo chuyên chế toàn trị như Benito Mussolini hay Adolf Hitler, họ đã dựa trên tư tưởng Quân Vương để biện hộ cho việc hành động tàn bạo của mình là vì mục đích an toàn quốc gia (Niccolò Machiavelli, 1997, p.17). Đại diện cho giai cấp tư sản tiến bộ, không chỉ chống thần quyền, mà còn chống cả chế độ chuyên chế của các ông vua phong kiến, nhà tư tưởng triết học chính trị lớn, một trong những người tiên phong của phong trào khai sáng – Charles Montesquieu (1689- 1775). Xuất phát từ cơ sở đề cao các quy luật tự nhiên: bình đẳng, hòa bình, khát khao thỏa TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 94-107 98 mãn nhu cầu tồn tại và mong muốn sống trong cộng đồng, ông phản đối hình thức chính trị chuyên chế, vì nó biểu hiện tính chất lộng quyền, chuyên quyền, khủng bố của quyền lực chính trị và thừa nhận hình thức chính trị quân chủ lập hiến hay cộng hòa sẽ tốt hơn. Mặc dù cho rằng các hình thức nhà nước là phạm trù lịch sử, gắn với diện tích lãnh thổ quốc gia, nhưng với tinh thần tự do chính trị, ông đặc biệt ủng hộ hình thức chính trị cộng hòa, vì theo ông, hình thức này bảo đảm tốt nhất quyền tự do và quyền an ninh của công dân dựa trên việc tuân thủ nghiêm minh pháp luật, dựa trên hệ thống quyền lực được phân chia thành lập pháp, hành pháp, tư pháp, chúng hạn chế, cân bằng và tập trung trong các cơ quan khác nhau. Đây là một cống hiến mang tính chất khoa học trong lĩnh vực triết học chính trị của Charles Montesquieu. Những lí luận khoa học về quyền lực chính trị dựa trên các quyền cơ bản của con người như tự do, bình đẳng đã được chuyển thành các chế định pháp luật, được ghi nhận bởi Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 và Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì năm 1776. Đó là một bước tiến lớn trong việc xác định mục tiêu của quyền lực chính trị, phương thức thực hiện và thể hiện có hiệu quả trong thực tiễn bằng những cuộc cách mạng xã hội, những cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị thành công của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. Trong bước chuyển từ cận đại sang hiện đại, tiếp cận với vấn đề quyền lực chính trị trên quan điểm lịch sử cụ thể, Karl Marx (1818-1883) không tuyệt đối hóa bất cứ một hình thức quyền lực nào (quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực văn hóa, quyền lực khoa học, quyền lực quân sự, quyền lực ngoại giao), mà luôn đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo quyết định quyền lực chính trị, giai cấp nào nắm địa vị thống trị kinh tế thì cũng nắm địa vị thống trị chính trị. Thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị có công cụ hiệu quả để bảo vệ lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị của giai cấp mình. Mở rộng hơn, Karl Marx xem quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội (hoặc ... ền lực chính trị cần mở rộng cho mọi công dân trong xã hội, cho nên mô hình thứ ba được nhiều quốc gia quan tâm hướng tới, kể cả khi thực hiện quyền lực chính trị của các nước tư sản thì vẫn rất là khác nhau. So sánh một cách điển hình Tổng thống Nga, V. Putin, đã từng nhận xét: “Ở Mĩ, bạn sẽ phải đi bầu đại cử tri để họ lựa chọn Tổng thống còn ở Nga, Tổng thống được bầu theo mô hình phổ thông đầu phiếu toàn dân. Do đó, bầu cử ở Nga dân chủ hơn ở Mĩ” (https://www.theguardian.com/). Hệ thống chính trị dân chủ không chỉ thể hiện ở vấn đề tranh giành địa vị thống trị của giai cấp, tập đoàn, nhóm người hay cá nhân nào đó, mà quan trọng hơn là nằm ở vấn đề chống lạm quyền, lộng quyền của chủ thể nắm quyền. Xây dựng hệ thống chính trị dân chủ nhằm thực hiện nội dung này, tức là cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực với qui mô và mức độ hiệu quả khác nhau của nó. Hệ thống kiểm soát quyền lực càng được hoàn thiện bao nhiêu, thì nguy cơ chuyển từ quyền lực tập trung sang lộng quyền càng hạn chế bấy nhiêu. Việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát quyền lực là một biện pháp để nâng cao dân chủ trong xã hội. Tính chất và trình độ dân chủ trong xã hội được qui định bởi bản chất giai cấp, tương quan lực lượng giữa các giai cấp; bởi trình độ phát triển của sản xuất, của TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Minh Hương và tgk 103 kinh tế, trình độ phát triển của khoa học – công nghệ; bởi trình độ văn hóa của nhân dân, truyền thống của đất nước Nói cách khác, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước không chỉ được quy định bởi bản chất giai cấp của chủ thể quyền lực; bởi mục tiêu của quyền lực; nó còn được quy định bởi trình độ văn minh mà chế độ xã hội đó, thời đại đó đã đạt được; bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước; bởi đặc điểm ra đời và tồn tại của các tổ chức chính trị – xã hội. Các đoàn thể chính trị – xã hội tất yếu cần dân chủ hóa và đa dạng hóa các phương thức tổ chức và hoạt động. Phải xem việc đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng cho những thành viên trong hội là mục đích cơ bản của tổ chức chính trị – xã hội. Tiến hành dân chủ hóa chính trị trên nền tảng của dân chủ hóa kinh tế, làm sao bảo đảm quyền lực của nhân dân với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần có quyền được hưởng thụ các giá trị do mình sáng tạo ra. Khi nói về bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ... Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr.229), do đó “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” (Hồ Chí Minh, 2000, tập 4, tr.56-58). Khi khẳng định tất cả quyền lực là thuộc về nhân dân và nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực, Người nhắc nhở: những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Do đó, kiểm soát quyền lực chính trị là phải thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát; thông qua chế độ thật sự công khai, minh bạch mọi công việc của đất nước, của nhân dân cũng như công việc tranh cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các cá nhân từ người giữ cương vị cao nhất đến cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện. 2.4. Bài học 4: Trí tuệ, đặc biệt trí tuệ nhân tạo, với sức mạnh quyền lực chính trị hiện đại Ngay từ thập kỉ 40 của thế kỉ XX, thuyết thông tin, thuyết hệ thống và thuyết điều khiển đã trở thành những thành tựu khoa học to lớn. Ba thuyết này mang tính chất phương pháp luận vứt bỏ đặc điểm cụ thể và riêng biệt của sự vật. Từ góc độ tổng hợp ngang, nó vạch ra mối liên hệ bên trong và đặc tính bản chất của các loại sự vật trên thế giới, vì vậy nó có tính thích ứng phổ biến. Quyền lực chính trị hiện đại là một hệ thống, là một quá trình thông tin, là một quá trình điều khiển. Quá trình này đồng thời cũng triển khai quá trình thống nhất giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Học tập, nắm chắc tư tưởng và phương pháp của ba thuyết này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng nhận thức thế giới, cải tạo thế giới và tăng cường hiệu quả của chủ thể nắm giữ quyền lực. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 94-107 104 Alvin Toffler – nhà tương lai học nổi tiếng của thời hiện đại đã nhấn mạnh ba phương thức của việc giành, giữ và sử dụng quyền lực là bạo lực, của cải và trí tuệ, trong đó bạo lực là loại có phẩm chất thấp nhất trong việc nắm quyền lực. So với bạo lực, của cải có hệ số lớn hơn, nhưng của cải cũng là cái hữu hạn tiêu mãi cũng hết, đồng thời không phải mọi quyền lực đều có thể mua được bằng tiền. Vì vậy, trí tuệ mới chính là cái có phẩm chất cao nhất trên con đường đi đến quyền lực, nó không bao giờ cạn, mà còn tăng lên khi tiêu dùng. Ngày nay, dùng quyền lực trí tuệ, đặc biệt trí tuệ nhân tạo thể hiện bằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào việc giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị là yêu cầu tất yếu để có thể đi đến thành công của mọi chủ thể quyền lực. Nhìn nhận một cách khách quan, sự thay đổi chóng mặt của các hoạt động xã hội là do ảnh hưởng lớn lao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là cuộc cách mạng được hình thành với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa có sự tác động mạnh mẽ góp phần làm thay đổi tư duy và nhận thức của nhà quản lí trong nền hành chính nhà nước, giúp cho họ đưa ra các định hướng, giải pháp cải cách nền hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối internet, phân tích và điện toán đám mây tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lí của các cơ quan hành chính và hoàn thiện hoạt động của Chính phủ điện tử, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển một nền hành chính dân chủ, minh bạch. Công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và Chính phủ một cách nhanh chóng hiệu quả, khi cần xây dựng thể chế, chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật dựa trên ý kiến góp ý của người dân. Người dân có thể thực hiện các nghĩa vụ công dân và thu nhận các quyền lợi công dân thông qua mạng internet. Trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, người dân có thể tham gia giám sát việc thực hiện thông qua cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. 2.5. Bài học 5: Xây dựng đội ngũ cán bộ nắm giữ quyền lực chính trị phải có phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo Thứ nhất, cán bộ nắm giữ quyền lực chính trị cần nắm vững phương châm xây dựng và thực thi quyền lực chính trị dựa trên những thành tựu khoa học và phù hợp với những tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức, vì hoạt động chính trị là hoạt động chịu trách nhiệm cao nhất trong các hoạt động xã hội. Điều này thể hiện sự thông thái chính trị và đòi hỏi những người nắm giữ quyền lực phân biệt được một cách rõ ràng cái gì có thể và cái gì không thể, cái có thể sẽ được hiện thực hóa trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống của mỗi một công dân trong lĩnh vực phạm vi người nắm quyền quản lí. Cho nên, việc đặt ra được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, tương ứng với từng giai đoạn, từng thời kì TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Minh Hương và tgk 105 phát triển của xã hội, từ đó xác định những nhiệm vụ cơ bản để hoàn thành mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng nhất của chủ thể quyền lực. Thứ hai, trong quá trình thực hiện quyền lực chính trị, người cán bộ nắm giữ quyền lực cần căn cứ vào thực tế khách quan, không được chủ quan, nóng vội, không được xuất phát từ định nghĩa trừu tượng và tìm phương châm, chính sách theo khuôn mẫu định sẵn, đòi hỏi luôn sáng suốt, khiêm tốn học hỏi, học ở các vĩ nhân cũng như lắng nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động.Người cán bộ nắm giữ quyền lực chính trị cần biết dùng thực tiễn để kiểm tra và phát triển chân lí. Thực tiễn luôn luôn biến động, nên phải thường xuyên nghiên cứu tình hình mới, tiến theo quy luật thực tiễn, nhận thức thực tiễn, từng bước nâng cao và hoàn thiện nó. Thứ ba, trong nền chính trị dân chủ, sức mạnh của người cán bộ nắm giữ quyền lực là ở nhân dân, cho nên cần quán triệt và thực hiện quan điểm “lấy dân làm gốc”, xuất phát từ nhân dân và quay về với nhân dân, lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm phương châm cơ bản trong quá trình thực hiện quyền lực chính trị. Đồng thời đòi hỏi hệ thống quyền lực chính trị kết hợp được sức mạnh của mục tiêu chung với chỉ đạo cá biệt, của cán bộ lãnh đạo chủ chốt với đông đảo quần chúng nhân dân. Thứ tư, người cán bộ nắm giữ quyền lực ngoài việc cố gắng làm tốt công tác của mình, còn cần biết giao quyền cho cấp dưới, không can thiệp vào công việc của cấp dưới. Giao quyền là nghệ thuật phân quyền và xử lí quyền theo các hình thức: giao quyền bảo lưu trách nhiệm – người lãnh đạo giao quyền cho cấp dưới, nhưng không giao trách nhiệm; giao quyền thích hợp và hợp lí – không giao toàn bộ quyền lãnh đạo của mình cho cấp dưới, không giao cùng một quyền lực cho hai người, không giao quyền lực không phải của mình cho cấp dưới; giao quyền theo năng lực, chọn người giao việc, giao quyền theo từng cấp. Cùng với giao quyền là tăng cường giám sát khi giao quyền tránh tình trạng giao quyền ngược lại, tức là tình trạng cấp dưới hất ngược việc lên cấp trên. Thứ năm, người cán bộ nắm giữ quyền lực biết tạo động cơ cho cấp dưới, khích lệ tinh thần tích cực của cấp dưới, khích lệ có trọng điểm tinh thần tích cực của những người tiên tiến, uốn nắn kịp thời những hành động ảnh hưởng tiêu cực của cấp dưới và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, dân chủ giữa cấp trên và cấp dưới. Đồng thời, xã hội hoạt động theo xu hướng tiến bộ, phát triển đi lên hay thụt lùi suy cho cùng là phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người với người, cho nên là người cán bộ nắm giữ quyền lực điều quan trọng nhất là phải biết dùng người, sử dụng, khuyến khích và khen thưởng đúng mức những người hiền tài để họ nỗ lực phát huy hết khả năng cống hiến cho đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến phẩm chất người cán bộ khi được trao quyền lực, Người cho rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc và “đức” là cái gốc của cán bộ. Sau khi có đường lối đúng thì khâu TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 94-107 106 quyết định là lựa chọn đúng cán bộ. Người căn dặn: cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân và để chống lại tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân, Người đòi hỏi các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và cán bộ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân và sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng. 3. Kết luận Xét đến cùng, bản chất sâu xa của vấn đề quyền lực chính trị là trao quyền lực hợp pháp của xã hội cho con người càng nhiều càng tốt và con người dùng quyền lực đó để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Với lí luận – thực tiễn vận động, phát triển của đời sống chính trị phương Tây, việc học tập những tinh hoa tốt đẹp của họ để vận dụng vào nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, quyền lực chính trị phải phát huy tác dụng ổn định trật tự, kỉ cương trong xã hội và hướng tới mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX trên cơ sở kế thừa những tư tưởng triết học chính trị một cách khoa học đã khẳng định tầm quan trọng đóng vai trò quyết định của chủ thể quyền lực trong của sự nghiệp tiếp tục đổi mới và cải cách chính trị như “xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002, tr.49-51), kết hợp hài hòa và có hiệu lực phương châm Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ, thực hiện cho được ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội.” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr.698). Nhân dân chính là chủ thể quyền lực, mà trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, họ phải thực sự là chủ thể của mọi quyền lực trong xã hội, thì mục tiêu chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam mới có cơ sở tồn tại và được hiện thực hóa. Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO K. Marx và F. Engels. (1995). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2002). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Hồ Chí Minh. (1995). Toàn tập, tập 5. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Minh Hương và tgk 107 Phạm Hồng Thái, Lưu Kiếm Thanh (dịch từ tiếng Nga). (2001). Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. Hà Nội: NXB Văn hóa – Thông tin. Niccolò Machiavelli. (1997). The Prince. Editor's Introduction by Angelo Codevilla. Mĩ: NXB Yale University Press. A. M. poxopoв (пpeдceдaтeль). (1989). илocoфcкийэнциклoпeлдичecкий cлoвapь. Mocквa: изд. Coвeтcкaяэнциклoпeдия. https://www.theguardian.com/world/2005/may/09/usa.russia POLITICAL POWER IN THE HISTORY OF WESTERN PHILOSOPHY AND LESSONS IN BUILDING POLITICAL POWER IN MODERN TIME Nguyen Thi Minh Huong1, Le Duc Son2 1 Hochiminh City University of Technology – VNUHCM 2Ho Chi Minh City University of Education * Corresponding author: Nguyen Thi Minh Huong – Email: ntmhuong@hcmut.edu.vn Received: 04/3/2019; Revised: 07/4/2019; Accepted: 10/5/2019 ABSTRACT When human society is divided into two antagonistic forces: the ruling class and the ruled class, the concept of political power is deeply cared by Western thinkers and philosophers. In both theoretical and pratical aspects in order to build a society with good community relations and to ensure individual rights, obligations and development capabilities. Understanding political power from a philosophical viewpoint so as to draw lessons appropriate to the reality of each nation, is a critical issue at all time. Keywords: political power, Western philosophy, lessons in building political power.
File đính kèm:
- quyen_luc_chinh_tri_trong_lich_su_triet_hoc_phuong_tay_va_nh.pdf