Tái định vị và tái bố trí mặt bằng kho - Một tình huống nghiên cứu tại Công ty Clipsal VietNam

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, chúng tôi giải quyết bài toán ra quyết định về việc tái định vị nhà

kho, đây là một trong những quyết định khó khăn cho những nhà quản lý và đầu tư. Cấu trúc của

nghiên cứu này được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau: i/ lựa chọn vị trí nhà kho: giai đoạn

này, chúng tôi lựa chọn một vị trí mới trong bốn vị trí tiềm năng được xác định trước, theo đó,

chúng tôi áp dụng kỹ thuật so sánh cặp và giải thuật giá trị trung bình trọng số để sắp hạng các vị

trí tiềm năng; ii/ bài toán thiết kế mặt bằng nhà kho: xây dựng mặt bằng tại vị trí nhà kho được

chọn dựa trên yêu cầu về diện tích và không gian của nguyên phụ liệu, linh kiện, các công cụ và

trang thiết bị trong nhà kho. Chúng tôi sử dụng giải thuật thử và sai để phát triển các mặt bằng để

có thể lựa chọn, và kết quà của dự án nghiên cứu này đó là mặt bằng của nhà kho sẽ được lựa

chọn giữa 2 mặt bằng được xây dựng từ nghiên cứu. Và điểm thành công và quan trọng nhất của

nghiên cứu này là vị trí nhà kho tổng và mặt bằng thiết kế được triển khai áp dụng tại công ty

Clipsal Việt Nam.

Từ khóa: Giải thuật trung bình theo trọng số; Mặt bằng; Nhà kho; So sánh cặp; Tái định vị.

pdf 9 trang Bích Ngọc 06/01/2024 3640
Bạn đang xem tài liệu "Tái định vị và tái bố trí mặt bằng kho - Một tình huống nghiên cứu tại Công ty Clipsal VietNam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái định vị và tái bố trí mặt bằng kho - Một tình huống nghiên cứu tại Công ty Clipsal VietNam

Tái định vị và tái bố trí mặt bằng kho - Một tình huống nghiên cứu tại Công ty Clipsal VietNam
Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 47 
TÁI ĐỊNH VỊ VÀ TÁI BỐ TRÍ MẶT BẰNG KHO: 
MỘT TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI 
CÔNG TY CLIPSAL VIETNAM 
NGUYỄN THÙY TRANG1, ĐƯỜNG VÕ HÙNG1,*, HOÀNG LÊ QUỐC TRƯƠNG2 
1Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh 
2Công ty Clipsal Vietnam 
*Email: dvhung@hcmut.edu.vn 
(Ngày nhận: 03/12/2018; Ngày nhận lại: 08/01/2019; Ngày duyệt đăng: 14/01/2019) 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi giải quyết bài toán ra quyết định về việc tái định vị nhà 
kho, đây là một trong những quyết định khó khăn cho những nhà quản lý và đầu tư. Cấu trúc của 
nghiên cứu này được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau: i/ lựa chọn vị trí nhà kho: giai đoạn 
này, chúng tôi lựa chọn một vị trí mới trong bốn vị trí tiềm năng được xác định trước, theo đó, 
chúng tôi áp dụng kỹ thuật so sánh cặp và giải thuật giá trị trung bình trọng số để sắp hạng các vị 
trí tiềm năng; ii/ bài toán thiết kế mặt bằng nhà kho: xây dựng mặt bằng tại vị trí nhà kho được 
chọn dựa trên yêu cầu về diện tích và không gian của nguyên phụ liệu, linh kiện, các công cụ và 
trang thiết bị trong nhà kho. Chúng tôi sử dụng giải thuật thử và sai để phát triển các mặt bằng để 
có thể lựa chọn, và kết quà của dự án nghiên cứu này đó là mặt bằng của nhà kho sẽ được lựa 
chọn giữa 2 mặt bằng được xây dựng từ nghiên cứu. Và điểm thành công và quan trọng nhất của 
nghiên cứu này là vị trí nhà kho tổng và mặt bằng thiết kế được triển khai áp dụng tại công ty 
Clipsal Việt Nam. 
Từ khóa: Giải thuật trung bình theo trọng số; Mặt bằng; Nhà kho; So sánh cặp; Tái định vị. 
The warehouse re-location project: A case study of Clipsal Vietnam 
ABSTRACT 
In this research, we deal with the warehouse re-location decision problem that is very 
difficult for managers and investors. The research is divided into 2 stages as follows: (1) 
warehouse location selection: we select the new location among four predetermined potential 
sites using pairwise comparison and weighted average algorithm for ranking; and (2) new 
warehouse layout design: the layout of selected warehouse is based on space requirements of raw 
material, components, tools and facilities. We used trial and error algorithm to develop 
warehouse layout options for selection and if the project is successful, the final layout will be 
selected between 2 proposed ones. And, this research has successfully provide Clipsal Vietnam 
with the final layout for relocating their master warehouse. 
Keywords: Layout; Pairwise comparison; Re-location; Warehouse; Weighted average algorithm. 
48 Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 
1. Giới thiệu 
Theo Simchi-Levi và cộng sự (2000), 
trong những môi trường kinh doanh cạnh 
tranh như hiện nay, những người quản lý cấp 
cao và những người đầu tư luôn chú ý đến vấn 
đề vận hành ảnh hưởng đến nhiều hoạt động 
kinh doanh, trong đó, vấn đề quản lý hàng hóa 
tồn kho và kiểm soát các hoạt động kho bãi là 
những chìa khóa của thành công và phát triển 
bền vững. Thực tế cho thấy rằng, ngày càng 
có nhiều công ty gặp nhiều khó khăn với hệ 
thống kho bãi hiện hữu, đặc biệt là bài toán tái 
định vị và tái bố trí hàng hóa. Thêm vào đó, 
trong nghiên cứu của Koç và Burhan (2015), 
các tác giả đã khẳng định rằng bản chất bài 
toán định vị có cấu trúc phức tạp bao gồm khả 
năng sinh lợi, tiết giảm chi phí và hiệu quả 
vận hành của hệ thống, Trong khi đó, 
Duong và Bui (2018) thì khẳng định việc 
quyết định đóng mở hệ thống tổng kho (đơn 
vị kinh doanh) trong hệ thống là một quyết 
định chiến lược về vận hành. Việc đóng, mở 
nhà kho, đại lý hay nhà máy là một quyết định 
lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả vận 
hành của doanh nghiệp. Trong môi trường sản 
xuất kinh doanh hiện tại của Việt nam, các 
doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm đến năng 
lực cạnh tranh của mình, đặc biệt là chi phí 
vận hành chung, trong đó chi phí từ hệ thống 
quản lý và vận hành kho đóng góp một phần 
không nhỏ trong tổng chi phí vận hành của 
toàn doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, 
công ty Clipsal Vietnam phải đối mặt với hệ 
thống nhà kho kém hiệu quả, hệ thống hiện tại 
bao gồm 2 kho độc lập, gây khó khăn cho vận 
hành chung của nhà máy; do vậy, phát triển 
một nhà kho tổng thể là một dự án thật sự cần 
thiết và hữu ích đối với công ty. Để có thể giải 
quyết được bài toán này, Clipsal Vietnam phát 
triển dự án chuyển đổi hệ thống nhà kho gồm 
2 pha như sau: a/ pha 1: lựa chọn địa điểm và 
thiết kế mặt bằng; b/ pha 2: dựa trên kết quả 
của pha 1, Clipsal Vietnam sẽ phát triển mặt 
bằng cụ thể để thực hiện việc chuyển đổi. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung 
vào pha 1 của dự án. Hay nói một cách khác, 
chúng tôi phải hoàn thành pha 1 của dự án nhà 
kho tổng thể bao gồm 2 giai đoạn độc lập cụ 
thể như sau: 
1) Giai đoạn 1 cho bài toán tái định vị: 
trong giai đoạn này, bài toán tái định vị nhà 
kho sẽ được xem xét. Ở bài toán này, vấn đề 
của chúng tôi đó là lựa chọn 1 trong 4 địa 
điểm đã được xem xét trước và đưa vào danh 
sách rút gọn, cả 4 lựa chọn này đều thỏa mãn 
yêu cầu về sức chứa và diện tích tương ứng. 
2) Giai đoạn 2 cho bài toán tái bố trí hệ 
thống kho: ở giai đoạn này, một bài toán mặt 
bằng kho mới sẽ được thiết kế đáp ứng theo 
yêu cầu và chức năng vận hành của hệ thống 
kho bãi tương ứng. 
Trong thực tế, bài toán tái định vị, và tái 
bố trí nhà kho là một trong những bài toán ra 
quyết định khá phức tạp, với bài toán quyết 
định đa mục tiêu và nhiều tham số phải xem 
xét (Konak, 2007, Ashrafzadeh và các cộng 
sự, 2012a, & 2012b,). Thêm vào đó, những 
bài toán này lại hoàn toàn phụ thuộc vào một 
số yếu tố cũng như điều kiện cụ thể của mỗi 
công ty (Ramakrisnan và cộng sự, 2008; và 
Koç và Burhan, 2015). Chính vì những lý 
do đó mà dự án này vẫn còn giá trị để nghiên 
cứu, bởi vì những đặc thù riêng của Clipsal 
Việt Nam. 
Ngày nay, có rất nhiều những nghiên cứu 
liên quan đến chủ đề cũng như những bài toán 
mà chúng tôi đang thực hiện như nghiên cứu 
của Zhang và cộng sự, (2009); Reynolds và 
Wood, (2010); Caserta và cộng sự, (2011); 
Ulutas và Saraç, (2012), trong những nhiên 
cứu này, nhiều phương pháp từ phù hợp, đơn 
giản đến phức tạp đã được phát triển và hiệu 
chỉnh cho phù hợp với tình huống thực tế diễn 
ra tại các doanh nghiệp đặc thù ứng với mô 
hình và thông số của từng nhiên cứu. Với các 
quyết định liên quan đến bài toán định vị, 
trong nghiên cứu của mình, Reynolds và 
Wood, (2010) đã thực hiện một cuộc khảo sát 
đến các đại lý để đánh giá về bài toán định vị 
hệ thống nhà kho của đại lý. Một trong những 
Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 49 
kết luận quan trọng trong nghiên cứu của 
Reynolds và Wood, (2010) đó là khi xây dựng 
các lời giải cho bài toán định vị các cửa hàng 
đã làm gia tăng việc sử dụng các kỹ thuật 
đánh giá lựa chọn khách quan, mà những kỹ 
thuật này đã được đơn giản hóa thông qua 
những quyết định lựa chọn tập nhà kho. Thêm 
vào đó, những yếu tố được xem xét trong thực 
tế thì gắn liền với nét đặc thù của môi trường 
kinh doanh và vận hành của từng doanh 
nghiệp. Do vậy, nhiều tình huống nghiên cứu 
về chủ đề này vẫn còn hấp dẫn và thu hút 
những nhà quản lý và nghiên cứu. Ciaramella 
và Dettwiler, (2011) đã nghiên cứu một số 
tình huống ở Ý và Thụy Điển đối với những 
mô hình tái định vị nhà máy sản xuất một khi 
vị trí sản xuất hàng hóa gây ra những khó 
khăn nhất định cho việc tồn kho và phân phối 
hàng hóa. Trong nghiên cứu đó, nhóm tác giả 
đã xem xét 3 cách thức định vị khác nhau cụ 
thể như sau: hợp lý hóa (đánh giá lại) vị trí 
hiện tại; mở rộng vị trí hiện tại, và tái định vị 
từng phần. Và việc lựa chọn cuối cùng là lời 
giải phối hợp của 3 loại hình trên. Tuy nhiên, 
chúng tôi tin rằng, trong điều kiện vận hành 
thực tế của Việt Nam, bài toán lựa chọn vị trí 
mới cũng dựa trên một trong những cách thức 
phối hợp như vậy. Hơn nữa, để đối phó với 
những bài toán phức tạp trong lựa chọn, 
những giải thuật phức tạp hơn đã được xây 
dựng tương ứng để tìm lời giải phù hợp. 
Ashrafzadeh và cộng sự, (2012a) đã ứng dụng 
giải thuật mờ TOPSIS (fuzzy TOPSIS) để lựa 
chọn và định vị nhà kho. Bước đầu tiên trong 
nghiên cứu này, một bộ gồm 15 tiêu chí để 
lựa chọn nhà kho đã được xác định như chi 
phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí bảo 
quản, chi phí thuê đất, kho,... Bước tiếp theo, 
các tác giả đánh giá các tiêu chí và các vị trí 
tiềm năng để lựa chọn thông qua các chuyên 
gia, và đây là thành công và cũng là đóng góp 
chính của nghiên cứu. Cũng trong năm này, 
Ashrafzadeh và cộng sự, (2012b) cũng đã 
hoàn thành một nghiên cứu khác bằng cách 
ứng dụng phân tích mờ trật tự thứ bậc (fuzzy 
analytic hierarchy process - AHP) để lựa chọn 
định vị nhà kho. Trong nghiên cứu đó, các tác 
giả đã xem xét bộ 7 tiêu chí chính và 20 tiêu 
chí phụ ở bước đầu tiên, trước khi sử dụng 
phân tích mờ trật tự thứ bậc, để đánh giá và 
xếp hạng các vị trí tiềm năng trước khi lựa 
chọn. Ngoài ra, cách tiếp cận theo trật tự thứ 
bậc (AHP) cũng được sử dụng trong nghiên 
cứu của Koç và Burhan, (2015). Trong nghiên 
cứu đó, các tác giả tính toán giá trị mức độ 
quan trọng để xếp hạng, những giá trị này 
được xác định từ ma trận so sánh cặp của 
những tiêu chí chính, và những trọng số tương 
ứng giữa những tiêu chí này. Với những phân 
tích trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề 
quan trọng nhất trong việc lựa chọn các vị trí 
tiềm năng là làm thế nào để xác định các giá 
trị mức độ quan trọng của các vị trí này. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định 
những giá trị này thông qua nhóm chuyên gia 
thông qua quá trình thảo luận, và xây dựng 
các cách tính đơn giản được trình bày trong 
phần 2 của nghiên cứu này. 
Sau khi hoàn thành việc định vị và lựa 
chọn vị trí cho nhà kho, bài toán tiếp theo là 
bố trí hoặc tái bố trí trang thiết bị sẽ được 
triển khai, và đây cũng là một quyết định khó 
khăn cho những nhà quản lý. Trong bài 
nghiên cứu tổng hợp của mình, Terouhid và 
các cộng sự, (2012) đã tổng hợp nhiều công 
trình nghiên cứu liên quan đến việc định vị 
trang thiết bị, và quy trình ra quyết định định 
vị. Chúng ta biết rằng, đặc biệt trong điều kiện 
sản xuất, vấn đề về thiết kế mới hoặc tái thiết 
kế mặt bằng thì rất phức tạp. Cheng và các 
cộng sự (2010) đã xem xét việc phát huy 
những kiến thức và kinh nghiệm trong sản 
xuất vận hành như là một yếu tố chính trong 
việc tái định vị các đơn vị sản xuất. Bên cạnh 
đó, những nghiên cứu khác như Ramakrisnan 
và các cộng sự, (2008) đã xem xét dạng mặt 
bằng, tần suất vận chuyển, thời gian hỏng hóc 
thiết bị, mức độ sử dụng, cách thức vận 
chuyển và xếp hàng như là những yếu tố 
chính để xem xét lựa chọn. Tiếp đó, nghiên 
50 Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 
cứu của Caserta và các cộng sự, (2011) cũng 
đã thành công với giải thuật quy hoạch động 
cho bài toán tái định vị nhóm thiết bị. Hơn 
nữa, Nasab và Emami, (2013) đã phát triển 
thành công một mô hình quy hoạch động cho 
bài toán bố trí trang thiết bị, với mô hình 
này nhóm tác giả đã áp dụng giải thuật tối 
ưu lai ghép nhóm (hybrid particle swarm 
optimization) để xác định lời giải. Từ những 
phân tích và nhận định trên đây, chúng tôi tin 
rằng, những yếu tố lựa chọn chính này hoàn 
toàn có thể áp dụng cho bài toán mặt bằng kho 
trong nghiên cứu của chúng tôi. Một nghiên 
cứu tương đồng khác có thể kể đến là nghiên 
cứu của Ramakrishnan và Foltz, (2009). 
Trong nghiên cứu đó, các tác giả đã sử dụng 
một tập chỉ số về sản lượng thông thường 
trong vận hành như tỷ lệ truy xuất hàng hóa 
hàng ngày, tần suất lấy hàng, số lượng hàng 
hóa, và mật độ hàng hóa dùng để phân bổ sắp 
xếp hàng hóa và tái bố trí kho bãi. Tập chỉ số 
về sản lượng vận hành này giúp chúng tôi rất 
nhiều trong nghiên cứu của mình để hoàn 
thành bài toán bố trí mặt bằng kho. 
2. Phương pháp thực hiện 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế 
hai nhóm bài toán một cách riêng biệt cụ thể 
như sau: bài toán về tái định vị lại nhà kho, và 
bài toán tái bố trí lại kho bãi. Phương pháp 
nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện được đề 
cập dưới đây: 
1) Bài toán tái định vị nhà kho: như 
chúng tôi đã đề cập ở phần trên, trong bài toán 
này chúng tôi xem xét 4 vị trí trong danh sách 
rút gọn để có thể lựa chọn những vị trí sẵn có 
cho vị trí kho mới (tạm gọi là 4 lựa chọn), cụ 
thể như sau: ICD Long Bình, Đồng Nai, An 
Bình 1, và An Bình 2. Dựa trên những điều 
kiện đặc thù của công ty Clipsal Việt nam, và 
hiệu chỉnh những yếu tố về tiêu chí lựa chọn 
từ những nghiên cứu của Ciaramella và 
Dettwiler (2011); Ashrafzadeh và cộng sự 
(2012a); và Koç và Burhan (2015). Theo đó, 
trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét 
nhóm 6 tiêu chí lựa chọn như sau: chi phí thuê 
nhà kho, tính an toàn và an ninh kho, trang 
thiết bị kho, vị trí kho, khả năng mở rộng kho 
sau lựa chọn, điều kiện vận chuyển. Để xây 
dựng bộ tiêu chí cho dự án, chúng tôi đã hiệu 
chỉnh bộ tiêu chí gồm 15 yếu tố từ nghiên cứu 
của Ashrafzadeh và cộng sự, (2012a). Vì 
trong bộ tiêu chí này có nhiều tiêu chí đặc thù 
không phù hợp với điều kiện của Clipsal cũng 
như điều kiện vận hành tại Việt nam. Trên cơ 
sở cân nhắc thực tế, cùng với việc tham khảo 
ý kiến của các bên chuyên gia sau 3 vòng thảo 
luận, 6 yếu tố chính đã được nhóm dự án 
thống nhất lựa chọn. Bên cạnh đó, để có thể 
đánh giá và xếp hạng 4 lựa chọn trong danh 
sách rút gọn, trong phương pháp này chúng ta 
phải xác định được giá trị của mức độ quan 
trọng dùng để xếp hạng 4 lựa chọn có trong 
danh sách, chúng tôi đã sử dụng ma trận so 
sánh cặp (theo nghiên cứu của Koç và 
Burhan, 2015). Trước tiên, với mỗi tiêu chí, 
chúng tôi dùng so sánh cặp lần lược cho tất cả 
các tiêu chí của 4 lựa chọn trong danh sách, 
và cho điểm đối với từng vị trí tương ứng. 
Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện để hiệu 
chỉnh điểm cho phù hợp với từng vị trí trước 
khi thực hiện phân tích, và chúng tôi dùng 
thang điểm tối đa là 100 điểm cho từng tiêu 
chí. Sau khi có được tập điểm của từng yếu tố 
tương ứng, để có thể áp dụng được giải thuật 
trung bình trọng số, bước tiếp theo chúng tôi 
xác định trọng số của từng yếu tố. Để đạt 
được kết quả, chúng tôi thực hiện việc so sánh 
cặp cho 6 tiêu chí để cân nhắc mức độ quan 
trọng tương đối của từng cặp. Căn cứ trên kết 
quả này, chúng tôi dễ dàng sắp hạng các yếu 
tố, từ đó chúng tôi xác định giá trị của trọng 
số mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, và tất 
nhiên, mức độ quan trọng này sẽ được hiệu 
chỉnh thông qua thảo luận nhóm cùng các 
chuyên gia của dự án. Cuối cùng, chúng tôi áp 
dụng giải thuật trung bình trọng số để xác 
định tổng giá trị tổng số (Langston, 2013) 
dùng để so sánh các vị trí lựa chọn. Kết quả 
chi tiết của nghiên cứu chúng tôi tóm lược 
trong Bảng 1. 
Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 51 
2) Bài toán thiết kế mặt bằng nhà kho: ý 
tưởng chính cho lời giải của chúng tôi trong 
nghiên cứu này đó là chúng tôi so sánh tổng 
diện tích hay tổng không gian yêu cầu của nhà 
kho, với tổng diện tích hay tổng không gian 
sẵn có của hệ thống kho bãi (Ramakrisnan 
và các cộng sự, 2008; Caserta và các cộng sự, 
2011; Aghazadeh và các cộng sự, 2011; 
Nasab và Emami, 2013). Để hoàn thành 
việc so sánh này, chúng tôi đã áp dụng và hiệu 
chỉnh tập chỉ số sản lượng sản xuất thông 
thường trong vận hành của Ramakrishnan và 
Foltz, (2009). Thực tế tại nhà kho chính trong 
nghiên cứu của dự án này sử dụng hệ thống 
pa-let, nên chúng tôi đã đổi chỉ số sản lượng 
sản phẩm thành chỉ số về số lượng pa-let yêu 
cầu, và tập chỉ số này tùy thuộc vào nhu cầu 
ước lượng, tần suất sử dụng các pa-let. Do đó, 
chúng tôi có thể tính toán tất cả những diện 
tích yêu cầu cho tất cả những chức năng hoạt 
động để xây dựng mặt bằng cho kho tổng. 
Đây cũng là đặc thù riêng của dự án, chúng 
tôi xác định số lượng pa-let yêu cầu, thông 
qua kết quả thống kê trung bình theo yêu cầu 
sử dụng. Chúng tôi cũng xem xét giá trị chênh 
lệch giữa số lượng pa-let cao nhất và thấp 
nhất của từng khu vực, để quyết định giá trị 
tăng thêm từ 10% đến 20% số lượng pa-let 
trung bình. Kết quả về số lượng pa-let và diện 
tích yêu cầu được tóm lược trong Bảng 2. Và 
bước cuối cùng, nghiên cứu này phải phát 
triển được một mặt bằng hiệu quả cho kho 
tổng; để hoàn thành mục tiêu này, chúng tôi 
sử dụng giải thuật thử và sai, với giải thuật 
này, chúng tôi đã xây dựng được 2 lựa chọn 
mặt bằng cho kho tổng, hai lựa chọn này được 
thể hiện trong sơ đồ Hình 1 và Hình 2 tương 
ứng dưới đây. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả lựa chọn vị trí kho tổng 
Giá trị điểm số của từng yếu tố tiêu chí, 
tổng trọng số và tổng giá trị mức độ quan 
trọng cho từng vị trí của nghiên cứu này được 
tóm lược trong Bảng 1. 
Bảng 1 
Điểm số, trọng số, và giá trị mức độ quan trọng của từng vị trí lựa chọn 
Tiêu chí Trọng số Đồng Nai ICD Long Bình An Bình 1 An Bình 2 
Chi phí thuê mướn 0.25 50 30 80 80 
An toàn và an ninh 0.21 53 92 42 42 
Trang thiết bị 0.18 40 90 42 49 
Vị trí 0.16 21 68 26 38 
Khả năng mở rộng 0.11 40 72 34 41 
Điều kiện vận chuyển 0.09 57 61 48 31 
Tổng giá trị quan trọng 1.00 43.72 67.31 48.60 51.02 
Kết quả tổng giá trị mức độ quan trọng 
trong Bảng 1 là giá trị trung bình có trọng số 
được dùng để so sánh lựa chọn các vị trí (giá 
trị này nằm ở hàng cuối cùng của Bảng 1). 
Theo kết quả tính toán như trong Bảng 1 thì vị 
trí ICD Long Bình đã được lựa chọn trở thành 
kho tổng của Clipsal Việt nam, đây cũng là 
mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này. 
3.2. Kết quả thiết kế mặt bằng cho 
kho tổng 
Số lượng pa-let và diện tích yêu cầu được 
tóm lược trong Bảng 2 như sau: 
52 Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 
Bảng 2 
Số Pa-let và diện tích yêu cầu đối với kho tổng 
Diện tích khu vực chức năng Số Pa-let Diện tích yêu cầu (m2) 
Diện tích thành phẩm 181 355 
Diện tích khu vực cấp/nhận nguyên phụ liệu & linh kiện 66 129 
Diện tích khu vực chứa nguyên phụ liệu 950 1.862 
Tổng diện tích 2.346 
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét 
thêm chính sách của Clipsal Việt nam đó là 
diện tích khu vực dự trữ (dành cho sản phẩm 
Arcato) phải là 600 (m2), và 20% diện tích 
dùng để dự trữ cho việc mở rộng nhà kho 
trong tương lai. Từ đó, chúng tôi đã xác định 
được tổng diện tích cần thiết là 3.415 (m2) (cụ 
thể 3.415 = 600 + 2.346x1,2). Trong khi đó, 
diện tích sẵn có của kho tổng tại ICD Long 
Bình lại có diện tích là 3.600 (m2); do vậy, 
bài toán thiết kế mặt bằng và bố trí trang thiết 
bị trong kho tổng là hoàn toàn khả thi. 
Như chúng tôi đã đề cập trong phần 
phương pháp thực hiện, chúng tôi đã sử dụng 
giải thuật thử và sai, và đồng thời xem xét 
thêm về dòng sản phẩm, nguyên vật liệu, linh 
kiện để phát triển 2 mặt bằng để lựa chọn, 
những mặt bằng này được trình bày trong sơ 
đồ Hình 1 và 2. Trong dự án nghiên cứu của 
chúng tôi, mặt bằng lựa chọn là mặt bằng 2. 
4. Bàn luận về kết quả 
Trong nghiên cứu về dự án lựa chọn vị trí 
và thiết kế mặt bằng đối với kho tổng, chúng 
tôi đã thảo luận và xác định điểm số cho tất cả 
các tiêu chí của từng vị trí lựa chọn tương ứng, 
sau đó chúng tôi thực hiện so sánh cặp. Tất cả 
các điểm số này sẽ được hiệu chỉnh dùng cho 
bước phân tích sau cùng trước khi chúng tôi 
hoàn thành tất cả các so sánh cặp. Tương tự 
cho những tiêu chí áp dụng, tất cả những giá 
trị trọng số mức độ quan trọng sẽ được xác 
định và hiệu chỉnh trước khi dùng để phân 
tích. Chúng tôi nghĩ rằng, cách tiếp cận được 
triển khai trong nghiên cứu này rất hữu dụng 
đối với những bài toán lựa chọn vị trí nhà kho 
với quy mô nhỏ, điều này cũng phù hợp với 
những kết luận từ những nghiên cứu trước 
như nghiên cứu của Langston, (2013); Koç và 
Burhan, (2015),... 
Hơn nữa, trong hệ thống nhà kho của 
công ty Clipsal Việt Nam sử dụng bộ pa-let 
tiêu chuẩn để sắp xếp hàng hóa, linh kiện và 
nguyên vật liệu. Do vậy, bài toán về mặt bằng 
có thể được đơn giản hóa bằng cách sử dụng 
giải thuật thử và sai. Trong tình huống nghiên 
cứu được triển khai tại công ty, tổng số lượng 
pa-let yêu cầu cũng như những diện tích 
tương ứng cho từng chức năng vận hành 
trong nhà kho tổng có thể được xác định một 
cách dễ dàng. Từ đó, chúng tôi dễ dàng xây 
dựng được hai mặt bằng khả thi và có thể lựa 
chọn cho công ty. Tất nhiên cả hai mặt bằng 
đề nghị này, không đảm bảo được tính tối ưu 
trong vận hành, nhưng chúng tôi nhận thấy 
rằng những thông số chính trong vận hành 
nhà kho đã được cải thiện đáng kể cụ thể như 
sau: giảm thời gian giao hàng, và số lượng 
nhân viên trong hệ thống nhà kho tại công ty. 
Với tình huống nghiên cứu, chúng tôi đã phát 
triển thành công nhà kho tổng cho công ty 
Clipsal Việt nam trong thời gian cho phép của 
dự án,... 
5. Kết luận 
Nghiên cứu được hoàn thành trong thời 
gian cho phép của dự án, chúng tôi đã thành 
công trong việc phát triển và đưa vào sử dụng 
nhà kho tổng cho công ty Clipsal Việt nam. 
Với việc phân tích cụ thể và những công cụ 
Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 53 
phù hợp, chúng tôi hoàn toàn tin rằng nhà kho 
tổng vừa xây dựng sẽ hiệu quả hơn hệ thống 
nhà kho cũ với nhiều khó khăn và trở ngại 
trong vận hành. Đặc biệt hiệu quả trong việc 
tiết giảm thời gian đáp ứng/phân phối linh kiện 
phục vụ cho sản xuất tại công ty Clipsal Việt 
Nam, đồng thời tiết giảm lượng nhân viên hoạt 
động so với hệ thống nhà kho hiện tại cũng là 
một thành công không nhỏ của nghiên cứu này. 
Ngoài ra, một vài đóng góp rút ra từ nghiên 
cứu cũng được trình bày như sau: 
1. Những yếu tố tiêu chí để tái định vị 
nhà kho phụ thuộc vào những tình 
huống/công ty cụ thể, do vậy cần được hiệu 
chỉnh bộ tiêu chí phù hợp cho công ty trước 
khi triển khai ứng dụng; 
2. Hiệu chỉnh ma trận so sánh cặp để xác 
định điểm cho mỗi vị trí lựa chọn, và giá trị 
trọng số mức độ quan trọng cho mỗi tiêu chí, và 
những giá trị này sẽ được hiệu chỉnh thông qua 
thảo luận nhóm, việc thực hiện này hoàn toàn có 
thể áp dụng và triển khai cho những công ty 
khác. Quy trình thực hiện của nghiên cứu này 
cho công ty Clipsal Việt Nam thì hiệu quả và ít 
chi phí hơn khi chúng ta áp dụng những giải 
thuật phức tạp hơn và thuê những chuyên gia 
tham gia vào quá trình tính toán và tư vấn; 
3. Với trường hợp thực tế đơn giản, khi 
tất cả nguyên vật liệu, linh kiện, và sản phẩm 
được sắp xếp trên những pa-let chuẩn hóa, 
khi đó những bài toán thiết kế mặt bằng sẽ 
được đơn giản hơn bằng cách xác định số 
lượng pa-let và diện tích yêu cầu, và giải 
thuật thử và sai hoàn toàn có thể áp dụng để 
phát triển những lựa chọn về mặt bằng một 
cách hiệu quả. 
Sơ đồ 1. Mặt bằng tổng thể của nhà kho tổng – lựa chọn 1 
54 Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 
Sơ đồ 2. Mặt bằng tổng thể của nhà kho tổng – lựa chọn 2 
Tài liệu tham khảo 
Aghazadeh, S.M. et al. (2011). The influence of work-cells and facility layout on the 
manufacturing efficiency. Journal of facilities management, 9(3), 213–224. 
Ashrafzadeh, M. et al. (2012a). Application of fuzzy TOPSIS method for the selection of 
warehouse location: A case study. Interdisciplinary journal of contemporary research in 
business, 3(9), 655–671. 
Ashrafzadeh, M., Rafiei, F.M. &, Zare, Z. (2012b). The application of fuzzy analytic hierarchy 
process approach for the selection of warehouse selection: A case study. International 
journal of business and social science, 3(4), 112–125. 
Caserta, M., Stefan, V. & Sneidovich, M. (2011). Applying the corridor method to a blocks 
relocation problem. Operations research spectrum: quantitative approaches in 
management, 33(4), 915–929. 
Cheng, Y., Madsen, E. S. & Liangsiri, J. (2010). Transferring knowledge in the relocation of 
manufacturing units. Strategic outsourcing: An international journal, 3(1), 5–19. 
Clipsal Vietnam (2013). Annual report, Clipsal Vietnam company Ltd. 
Ciaramella, A. & Dettwiler, P. (2011). A relocation model of European manufacturing firms: 
cases from Italy and Sweden. Journal of corporate real estate, 13(4), 233–246. 
Duong, V. H. & Bui, N. H. (2018). A mixed-integer linear formulation for a capacitated facility 
location problem in supply chain network design, International Journal of Operational 
Research, 33(1), 32–54. 
Nguyễn Thùy Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 47-55 55 
Koç, E. & Burhan, H. A. (2015). An application of analytic hierarchy process (AHP) in a real 
would problem of store location selection. Advances in management and applied 
economics, 5(1), 41–50. 
Konak, S. K. (2007). Approaches to uncertainties in facility layout problem: perspectives at the 
beginning of the 21st century. Journal of intelligent manufacturing, 18(2), 273–284. 
Langston, C. (2013). The impact of criterion weights in facilities management decision marking: 
an Australian case study. Facilities, 31(7/8), 270–289. 
Nasab, H. H. & Emami, L. (2013). A hybrid particle swarm optimization for dynamic facility 
layout problem. International journal of production research, 51(14), 4325–4335. 
Ramakrisnan, S. et al. (2008). A novel method to re-layout facilities using industrial engineering 
concepts. Proceedings of the 2008 industrial engineering research conference, 655–660. 
Ramakrisnan, S. & Foltz, C. (2009). A novel method to allocate commodities and re-layout a 
warehouse. Proceedings of the 2009 industrial engineering research conference, 1381–1386. 
Reynolds, J. & Wood, S. (2010). Location decision marking in retail firms: evolution and 
challenge. International journal of retail & distribution management, 38(11/12), 828–845. 
Simchi-Levi, D., Kaminsky, P. & Simchi-Levi, E. (2000). Designing and managing the supply 
chain: concepts, strategies, and cases studies. McGraw-Hill. 
Terouhid, T.S., Ries, R. & Fard, M. M. (2012). Towards sustainable facility location – A 
literature review. Journal of sustainable development, 5(7), 18–34. 
Ulutas, B. & Saraç, T. (2012). Determining the parameters of MSG algorithm for multi-period 
layout problem. Journal of manufacturing technology management, 23(7), 922–936. 
Zhang, M., Batta, R. (2009). Modeling of workflow congestion and optimization of flow routing 
in a manufacturing/warehouse facility. Management science, 55(2), 267–280. 

File đính kèm:

  • pdftai_dinh_vi_va_tai_bo_tri_mat_bang_kho_mot_tinh_huong_nghien.pdf