Tài liệu Sơn sửa chữa ô tô
Sơn Là Gì?
Sơn là loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạo màng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành một lớp chất rắn, rắn trắc và bám dính trên bề mặt vật liệu.
II. Mục Đích Của Sơn
Tuỳ vào mục đích sử dụng màng sơn sẽ có những vai trò đặc biệt sau:
Bảo vệ bề mặt vật liệu
Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiềm, muối ) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bề mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí.
Tạo hình thức trang trí
Màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản, màu sắc đa dạng, hình thức tuyệt đẹp và những nét đặc sắc khác thu hút ánh mắt của chúng ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sơn sửa chữa ô tô
TÀI LIỆU SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ Những kiến thức cần biết về sơn sửa chữa ô tô KHÁI QUÁT NGÀNH SƠN Ô TÔ Sơn Là Gì? Sơn là loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạo màng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành một lớp chất rắn, rắn trắc và bám dính trên bề mặt vật liệu. Mục Đích Của Sơn Tuỳ vào mục đích sử dụng màng sơn sẽ có những vai trò đặc biệt sau: Bảo vệ bề mặt vật liệu Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiềm, muối ) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu như bề mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí. Tạo hình thức trang trí Màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản, màu sắc đa dạng, hình thức tuyệt đẹp và những nét đặc sắc khác thu hút ánh mắt của chúng ta. Tạo được nhiều tính chất đặc biệt Màng sơn có những tính chất đặc biệt như: cách điện, cách nhiệt, phản quang, chống lại sự hoạt động sinh học, và bền với nhiều môi trường... Thành Phần Của Sơn Sơn là một chất lỏng có độ nhớt cao, sơn có các thành phần như: keo nhựa, hạt màu, dung môi hoặc chất pha loãng và các chất phụ gia. Khi chúng được hòa trộn với nhau tạo thành một hợp chất đặc sệt đồng nhất. Sơn thường được pha loãng với chất pha sơn để dễ sử dụng. Ở trường hợp loại sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất đóng rắn (hardener). Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sử dụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn. Keo nhựa (Chất tạo màng) Keo nhựa là thành phần chính của sơn, nhìn chung nó là chất lỏng có độ nhớt và trong suốt tạo ra một lớp sơn sau khi sơn lên vật thể được làm khô. Tính chất của keo nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của sơn như độ cứng, sức cản dung môi và sự thay đổi của thời tiết. Và ảnh hưởng đến chất lượng như độ nhấp nhô bề mặt, độ bóng, dễ sử dụng cũng như thời gian khô sơn. Màng sơn được hình thành sau khi đã phủ lên bề mặt vật liệu chúng sẽ chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn trắc và bám dính dưới tác dụng của tác nhân làm khô. Keo nhựa là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Keo nhựa tự nhiên Chúng được chiết từ thực vật như: Varnish, nhựa cánh kiến, nhựa thông, các loại dầu như dầu chẩu, dầu lanh, dầu đậu tương,hoặc các chất béo có nguồn gốc từ động vật, chúng được phối trộn với bột màu để chế tạo các loại sơn cho trang trí và bảo vệ tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Loại keo nhựa này không được sử dụng trong công nghiệp sản xuất hàng loạt. Keo nhựa tổng hợp Là những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ những phản ứng polyme hoá của phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. So với các chất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên, các chất tạo màng tổng hợp có trọng lượng phân tử lớn hơn, cấu trúc hoá học phức tạp hơn và do vậy chúng có nhiều đặc điểm, tính chất ưu việt hơn. Nhựa tổng hợp được chia ra làm hai loại đó là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo: là những loại nhựa bị nóng chảy hoặc chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái nóng chảy hoặc phân huỷ dưới tác dụng của nhiên độ cao. Các loại nhựa này như: Polyetylen, Polyvinyl clorua, Polypropylene, Polystiren, Nhựa nhiệt rắn: là những loại nhựa bị biến đổi trạng thái thông qua phản ứng hoá học khâu mạch, dưới tác dụng của nhiệt độ chúng bị đóng rắn hoặc phân huỷ mạch đại phân tử . Các loại nhựa nhiệt rắn thường được sử dụng làm chất tạo màng cho sơn phổ biến là các loại nhựa như: nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste, Bột màu Bột màu là những hạt rắn mịn, kích thước hạt từ vài micron đến hàng chục micron, phân tán đều trong môi trường sơn và tạo cho màng sơn có những tính chất đặc biệt. Tính chất quan trọng của bột màu là tạo cho màng sơn có màu sắc nhất định, mất độ trong suốt, một số bột màu có thể cho màng sơn có những chức năng và khả năng làm viêc tốt hơn. Bột màu được đánh giá bằng sức phủ, sức phủ lại phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất của bột màu. Tuỳ thuộc vào chức năng, bột màu bao gồm: bột màu vô cơ, bột màu hữu cơ, bột màu kim loại, bột màu phụ trợ. Bột màu vô cơ Đại diện cho nhóm này bao gồm các bột màu mang màu như: ZnO (màu trắng), CdSCdSe (màu nâu sẫm), PbCrO4 (màu vàng), Cr2O4 (màu xanh), bột màu chống gỉ như: Fe2O3 (màu đỏ nâu), PbO2.2PbO (màu da cam), Bột màu hữu cơ Đây là các loại bột màu đươc tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có nhóm định chức như: - N =N - , =CH-N=, Bột màu kim loại Các bột màu kim loại như: bột nhôm(AL), bột kẽm (Zn), bột chì (Pb), Bột màu phụ trợ Bột màu phụ trợ có tác dụng như bột độn hoặc cho vào để cải tiến một số tính chất của màng sơn, một số loại như: Barit (BaSO4, có tác dụng là bột độn), Mica (K2O.2Al2O3.6SiO2.2H2O, cho vào sơn để giảm độ thấm nước, tránh rạn nứt và phấn hoá), cao lanh, bột talc, Dung môi Dung môi là chất lỏng, dễ bay hơi dùng để hoà tan chất tạo màng và thay đổi độ nhớt của sơn. Một dung môi tốt phải đáp ứng được những yêu cầu sau: tạo được một dung dịch có độ nhớt thích hợp cho việc bảo quản và sử dụng, có tốc độ bay hợp lý và tạo nên một màng sơn với tính chất tối ưu, ít ảnh hướng đến sức khỏe và có mùi chấp nhận được. Với các loại sơn khô bằng phương pháp hoá học, dung môi có nhiệm vụ chính là tạo nên một dung dịch sơn để có thể sơn theo phương pháp thích hợp nhất. Với các chất tạo màng khô vật lý, dung môi đóng vai trò phức tạp hơn vì không những nó ảnh hưởng đến cách lựa chọn phương pháp sơn mà còn có vai trò quyết định đối với thời gian khô và tính chất của màng sơn. Trong những trường hợp này thường dùng hỗn hợp nhiều loại dung môi mà mỗi một thành phần đều có những vai trò riêng, ngoài ra một số dung môi cần phải cho vào hợp phần trong quá trình sử dụng nhằm điều chỉnh, làm giảm, kìm hãm hoặc tăng tốc độ bay hơi của dung môi cho phù hợp với điều kiện dây chuyền. Dưới đây là điểm nhiệt độ bay hơi của một số dung môi: Dung môi bay hơi ở nhiệt độ thấp (<100oC) Bao gồm Aceton, Metyl ethyl ketone Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao trung bình (100 – 150oC) Bao gồm Toluen, Xylen, Butyl acetate Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao (> 150oC) Butyl cellosolve, Diacetone alcohol, Solvesso 100 Chất phụ gia Các chất phụ gia là những hợp chất hoá học được cho vào nhằm mục đích xúc tác hoặc cải tiến một số tính chất của sơn. Trong một số trường hợp đặc biệt nó được sử dụng nhằm mục đích cản trở sự hư hại của màng sơn trong quá trình bảo quản, sử dụng cũng như cải tiến một số khả năng chịu được môi trường của màng sơn. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng các chất phụ gia sẽ được thêm vào như: Chất hoá dẻo, chất làm khô hay đóng rắn, chất chống lắng, chất phân tán, chất ổn định màu sắc, chất thay đổi độ nhớt, chất hấp thụ tia cực tím, chất tăng độ bền nước... Các Loại Sơn Sử Dụng Trong Sơn Ô Tô Để tạo độ bền và đẹp, sơn ô tô gồm có 4 lớp sơn khác nhau cấu tạo thành. Đó là sơn lót chống gỉ, sơn lót bề mặt, sơn phủ màu và sơn phủ bóng. Sơn chống gỉ (ED) Mục đích Mục đích của lớp sơn chống gỉ là cung cấp khả năng chống gỉ và giúp cho vật liệu ngăn cản được hiện tượng ăn mòn và tăng cường khả năng bám dính giữa bề mặt nền với các lớp sơn tiếp theo. Sơn chống gỉ thuộc loại sơn nước, khô ở điều kiện 150oC – 180oC tuỳ thuộc vào hệ sơn. Thành phần của sơn chống gỉ Chất tạo màng: Là thành phần chính của hệ sơn này, nó có thể bám được vào bề mặt vật liệu nhờ quá trình tĩnh điện, chất tạo màng chủ yếu cho hệ sơn này là nhựa Epoxy và một số loại nhựa khác như nhựa Melamin. Bột màu: nhằm mục đích tạo được khả năng chống gỉ, độ đục, bền thời tiết và các tính chất khác của màng sơn. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà có tác dụng chống gỉ là các oxit kim loại như: Fe2O3, Fe3O4, .. Dung môi: dung môi chính của sơn ED là nước, có mục đích chính là hoà tan chất tạo màng và phân tán bột màu trong môi trường sơn, giúp cho màng sơn có thể hình thành được trên bề mặt vật liệu và mất đi sau khi màng sơn khô hoàn toàn. Chất phụ gia: Là các xít như axit axetic, axit amin có khả năng hoà tan trong nước và chất tạo màng, chúng có nhiệm vụ tạo được khả năng làm việc và một số tính chất tốt hơn của màng sơn. Nước DI: là loại nước không ion có nhiệm vụ loại bỏ sơn thừa, dung môi và thụ động hoá bề mặt lớp sơn sau giai đoạn sơn. Sơn lót (Primer) Mục đích Sơn lót nhằm mục đích làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền, bảo vệ lớp sơn nền chống gỉ và và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn. Thành phần của sơn lót Chất tạo màng: Chất tạo màng chủ yếu là các loại nhựa như: nhựa Polyeste, nhựa Melanine, nhựa Epoxy và các loại nhựa khác. Bột màu: Bao gồm các loại bột màu vô cơ như: oxit kẽm (ZnO), Titan (TiO2), và các loại bột độn khác như CaCO3, BaSO4... Dung môi: bao gồm các dung môi thơm, dung môi hoạt đông este, ete và rượu. Chất phụ gia: bao gồm các chất điều khiển bề mặt, chất phân tán, chất chống lắng, chất hấp thụ tia cực tím. Sơn phủ (Top coat) Mục đích Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng nhằm mục đích trang trí cũng như tạo được màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng cũng như có một số tính chất đặc biệt và chịu được môi trường, loại sơn này là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140oC trong 18 phút. Các loại sơn phủ Sơn phủ loại Solid Chất tạo màng: là các loại nhựa như: nhựa Polyeste, nhựa Melamine, nhựa Alkyd và các loại nhựa khác Bột màu: là các oxit vô cơ như TiO2 và các bột màu khác. Dung môi: bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung môi hoạt động như este, ete và rượu. Chất phụ gia: bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chống lắng, chất phân tán, chất ổn định màu sắc, chất hấp thụ tia cực tím,... Sơn phủ Metallic. Chất tạo màng: bao gồm các loại nhựa như: nhựa Acrylic, nhựa Melamine, nhựa Polyeste, và các loại nhựa khác. Bột màu: là các bột mang màu, ngoài ra còn có các loại bột màu đặc biệt khác như bột nhôm (Al), vảy Mica và các loại bột màu khác. Dung môi: bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung môi hoạt động như este, ete và rượu. Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chống lắng, chất phân tán, chất ổn định màu sắc, chất hấp thụ tia cực tím,... Sơn phủ bóng Mục đích sơn phủ bóng Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năng tạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường. Thành phần dầu bóng. Dầu bóng sấy khô Chất tạo màng: bao gồm: nhựa Acrylic, nhựa Melanine, nhựa Polyeste, nhựa Epoxy. Bôt màu: Không sử dụng bột màu Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung môi hoạt động như este, ete và rượu. Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất hấp thụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác. Dầu bóng tự khô Chất tạo màng: Chất tạo màng bao gồm: nhựa Acrylic, nhựa Alkyd, nhựa Nitro cellulose và các loại nhựa khác. Bôt màu: không sử dụng bột màu Dung môi: bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung môi hoạt động như este, ete và rượu. Chất phụ gia: bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất hấp thụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác. Quy Trình Sơn Sửa Chữa Ô Tô AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ An Toàn Và Sức Khỏe Thợ sơn là công việc làm việc trong môi trường khá độc hại. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn trong quá trình lao động phải được quan tâm hàng đầu. Mỗi ngày, khi đến xưởng làm việc, bạn cần phải thực hiện tốt những điều sau đây: An toàn cho chính bản thân của bạn. An toàn cho những người làm việc chung quanh bạn. Môi trường khu vực làm việc sạch sẽ. Thực hiện công việc với thao tác thuần thục. An Toàn Nhà Xưởng Dọn dẹp nhà xưởng - Giữ trống lối đi trong xưởng. Chất thải và rác cần được dọn khỏi khu vực làm việc và nhà kho ít nhất mỗi ngày một lần. - Xác định tất cả các đồ đựng, thùng chứa. Đừng bao giờ để dung môi và sơn vào các thùng chứa khác có nhãn không đúng với sản phẩm. - Chỉ dùng dụng cụ và thiết bị phù hợp. Phải chắc chắn được giữ gìn đúng cách và được bảo dưỡng trong tình trạng tốt - Không hút thuốc, ăn uống hoặc trữ thức ăn, nước uống trong xưởng sơn. - Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách. - Rửa tay trước khi ăn, hút thuốc hoặc đi vệ sinh. - Thay đồ trước khi về nhà. - Không cất giữ quần áo lao động chung với quần áo khác. - Chắc chắn tất cả các lối ra đều trống và có đánh dấu. Nguy cơ cháy nổ Làm sao để tránh cháy nổ ? Cấm mọi nguồn lửa . Cấm hút thuốc. Cần gắn đủ bảng “Cấm Hút Thuốc“ trong xưởng sơn. Tránh mọi việc có thể làm phát sinh tia lửa . Không được hàn hoặc mài trong khu vực sơn . Dùng các mô-tơ và công tắt có thiết kế chống nổ (để tránh tia lửa điện phát sinh). Tránh các va chạm làm phát sinh tia lửa . Thùng chứa dung môi và dụng cụ điện phải được nối đất. Không để dung môi bốc hơi. Phải chắc chắn khu vực tồn trữ và làm việc phải được thông báo thật tốt. Để phòng nguy cơ cháy nổ, cần chuẩn bị đủ các loại bình chữa cháy thích hợp: Nên để chúng ở những nơi có thể dể dàng lấy được khi cần. Mỗi khu vực làm việc nên có ít nhất hai bình. Kiểm tra bình chữa cháy hàng năm để chắc chắn chúng còn làm việc. Việc kiểm tra thường xuyên phải do một cơ sở chuyên môn hoặc nhà cung cấp bình tiến hành. Đánh dấu rõ ràng vị trí các bình chữa cháy. Tổ chức huấn luyện chữa cháy ít nhất mỗi năm một lần. Phải chắc chắn mọi nhân viên đều được hướng dẫn đầy đủ về quy trình chống cháy. Thông báo rõ những số điện thoại cần thiết trong trường hợp cháy: PCCC, bệnh viện, xe cứu thương, bác sĩ, chính quyền địa phương, công ty cấp nước. Các thiết bị báo cháy tự động cũng rất hữu dụng, giúp ta phản ứng nhanh hơn khi có cháy. Nên lập kế hoạch hợp tác hành động với PCCC địa phương, có cả việc xác định các sản phẩm đang sử dụng để có biện pháp phù hợp. An Toàn Cá Nhân Dung môi hữu cơ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc qua da, nó có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, sưng tấy, thiếu máu hoặc choáng váng. Nếu dung môi hữu cơ tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây ra tổn thương cho gan và thận. Một lượng nhỏ chất Isocyanate cũng có thể gây ra triệu chứng đau mắt hoặc đau họng, bỏng rát da, khó thở, chóng mặt và hen xuyễn. Nguy hiểm đối với sức khỏe Các khu vực phải được thông gió đúng mức. Sự tập trung của bụi và các khí độc hại dưới mức tiêu chuẩn (OELs). Trong điều kiện làm việc bình thường và giữ gìn vệ sinh tốt, chỉ cần một hệ thống thông gió có thể thay đổi toàn bộ không khí nơi làm việc khoảng 05 lần/giờ là đủ để giữ mức độ ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn OELs. Để tránh hít phải khí độc tập trung ở những nơi không thể giữ dưới mức OELs, cần: Dùng khẩu trang chống bụi trước khi đánh nhám, đặc biệt khi đánh nhám những sản phẩm có chứa cromua kẽm. Kiểm tra độ kín khít của mặt nạ phòng độc. Những người có râu hoặc ria dài có thể không mang được mặt nạ này. Kểm tra thời hạn sử dụng của lọc. Thông thường, lọc cần được thay thế sau 30 giờ sử dụng. Khi phun sơn nên dùng mặt nạ có ống hơi. Những người làm việc xung quanh cũng phải được bảo vệ như vậy. Toàn bộ những sản phẩm có chứa isocyanate phải được phun tro ... Phễu lọc sơn Phễu lọc sơn là một lọc được sử dụng để lọc các tạp chất ra khỏi sơn. Nó có các dạng lưới khác nhau để phù hợp với các loại sơn khác nhau, nhằm tránh lưới lọc khỏi bị tắc. Ví dụ, loại lọc lưới dày dùng cho sơn gốc metallic hay sơn lót bề mặt. Dụng cụ đo độ nhớt Sơn phải được pha loãng với chất pha sơn đến một độ nhớt thích hợp mới phun sơn vì độ nhớt ở trạng thái ban đầu của sơn là quá cao nên không thể sơn bằng súng phun sơn. Đo độ nhớt của sơn bằng dụng cụ đo độ nhớt. Cân sơn Cân dùng để cân trọng lượng chất pha sơn tỷ lệ với trọng lượng của sơn. Cân sử dụng trong kỹ thuật phun sơn là cân điện tử. Vì trong quá trình pha sơn bằng phương pháp cân, chúng ta cần xác định những trượng lượng dưới 1 gram trong quá trình pha. Chuẩn Bị Để Sơn Lớp Trên Cùng Các bước chuẩn bị có thể chia thành 2 nhóm: sơn và chuẩn bị sơn để phun. Làm sạnh buồng sơn Dùng súng làm sạch bụi,thổi bụi và các mảnh vở từ bên trong buồng sơn (bao gồm cả trên trần) trước khi đưa xe vào buồng sơn. Hơn nữa, nước ở sàn ngăn không cho bụi thổi bay lẫn vào trong không khí, vì vậy tránh được các vấn đề như tạo ra “ sạn sơn “ trên bề mặt sơn. Thổi sạch xe bằng khí nén Dùng súng làm sạch bụi thổi khí nén vào bề mặt và vùng lân cận để chắc chắn rằng các vùng đó đã được sạch bụi, bẩn và nước. Làm sạch hoàn toàn bụi ở các khe hở giữa nắp capô, hành lý và các tai xe. Chú ý: Thổi bụi ra khỏicác khe hở giữa các tấm, dùng khí nén có áp suất lớn hơn một chút so với áp suất khi phun sơn, nếu không làm sạch hoàn toàn bụi, bụi hay bẩn sẽ xuất hiệntrên bề mặt khi phun và tạo ra “sạn sơn“. Phải chú ý tránh phun sơn vào những vùng không cần sơn, và chắc chắn rằng băng dính che không bị bong. Khi xe đã được lảm sạch bụi thì cần phải sơn ngay, nếu không bụi sẽ bám lại trên xe. Làm sạch quần áo của thợ sơn Tránh giấy bụi và các mảnh vỡ lên xe, thợ sơn mặc quần áo bảo hộ và phải dùng súng thổi bụi khí nén để làm sạch bụi hay mảnh vở trước khi bắt đầu sơn. Làm sạch mỡ Dùng giẻ sạch được nhúng vào chất làm tan mỡ, lau bề mặt tấm để làm ướt khu vực đó. Dùng giẻ sạch và lau tất cả dầu còn đọng lại, trước khi chúng khô. Lưu ý: Nếu còn dấu đọng lại trên tấm kim loại, chúng sẽ gây nên rộp hay bong sơn. Làm sạch bằng miếng giẻ dính: Trước khi phun sơn màu, lau sạch bụi một cách nhẹ nhàng ở vùng được sơn bằng miếng giẻ dính. Lưu ý: Trước khi dùng miếng giẻ mới, giăng nó ra hoàn toàn và sau đó gấp nó lại một cách đẹp mắt, làm cho nó dễ phù hợp hơn vời các đường viền mép của vật thể. Phơi khô miếng giẻ ở trong bóng râm trong rhời gian một hay hai ngày, nếu nó quá dính. Không để mỡ đọng lại trên bề mặt, nó sẽ gây lên rộp sơn sau này, không được tác dụng lực quá lớn khi lau khu vực được sơn. Pha chất làm đóng rắn Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhằm cân đong chính xác chất đóng rắn trước khi pha sơn. Nếu không tuân thủ đúng bước này sẽ xảy ra các hư hỏng khác nhau: bong sơn, nứt hay tạo ra các vết đọng nước. Quy trình để pha chất đóng rắn được phân ra như bảng dưới đây. Trước khi pha phải đọc các hướng dẫn của nhà sản xuất sơn nhằm xác định xem tỷ lệ pha trộn theo trọng lượng hay theo thể tích. Nếu theo trọng lượng thì dùng cân. Nếu theo thể tích, thì dùng cốc hay thước đo đặc biệt. Pha dung môi (điều chỉnh độ nhớt) Độ nhớt của sơn ở trạng thái ban đầu là quá cao nên không thể áp dụng cho súng phun sơn được. Vì vậy, sơn phải được pha loãng với chất pha sơn để điều chỉnh độ nhớt cho phù hợp với sự phun, pha loãng sơn cùng loại chất pha sơn như được chỉ định của nhà sản xuất sơn. Đổ hỗn hợp sơn sau khi pha vào các súng phun sơn Dùng đũa khuấy, khuấy đều hỗn hợp gồm sơn chất đóng rắn và chất pha sơn. Đặt cốc sơn dưới lọc sơn và đổ sơn qua lọc. Nếu đã đổ hết sơn trong cốc, sơn có thể rò gỉ qua ống thông hơi của cốc. Để tránh điều đó xảy ra, không được đổ nhiều hơn ¾ cốc sơn. Đóng nắp của cốc sơn một cách chắc chắn. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÓNG Làm Khô Sơn Thời gian khô được xác định bởi nhà sản xuất sơn, nó phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, độ dầy lớp sơn, chất pha sơn và chất đông cứng. Ví dụ về thời gian khô của loại sơn 2 thành phần ở 20oC Không bám bụi: 0,5 giờ Không dính: 3 giờ Khô: 12 giờ khô để lắp ráp Khô cứng: 20 giờ khô để đánh bóng Sấy khô cưỡng bức và thời gian khô: Thiết Bị Làm Khô Sơn Trong thực tế, thiết bị làm không sơn rất đa dạng và phong phú. Từ những thiết bị đơn giản như máy sấy, lò vi sóng, lửa, Tuy nhiên, trong sơn sửa chữa ô tô, thiết bị làm khô sơn phổ biến nhất là phòng sơn sấy và đèn sấy hồng ngoại. Đèn Sấy Hồng Ngoại Tác động của năng lượng hồng ngoại lên màng sơn. Đèn hồng ngoại là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất trong ngành sơn sửa chữa ô tô nhờ tính cơ động và dễ sử dụng, chi phí đầu tư thấp hơn phòng sơn sấy. Mục Đích Của Việc Đánh Bóng Đánh bóng để sửa chữa bề mặt sơn khỏi các lỗi như: sạn, chẩy, nhăn vỏ cam, độ bóng thấp, tàn sơn.... Tạo nên bề mặt bóng láng cho xe sau khi sơn. Chú ý: Đánh bóng không nên là liệu pháp chữa cho sự kém cỏi của kỹ năng sơn cơ bản. Dụng Cụ Và Thiết Bị Đánh Bóng Đá mài, giấy nhám. Xi đánh bóng. Phớt đánh bóng. Máy đánh bóng. Giẻ đánh bóng. Dụng cụ giặt phớt. Phương Pháp Đánh Bóng Tiến hành đánh bóng sau khi lớp sơn đã khô hoàn toàn và bề mặt nguội bằng nhiệt độ môi trường. Có thể đánh bóng bằng máy hoặc bằng tay. Mài bề mặt bị sạn, chẩy, nhăn vỏ cam: dùng đá mài hoặc giấy nhám. Mài bằng đá mài: Dùng đá #1500-3000, thoa nước hoặc xi đánh bóng lên bề mặt đá để tránh xước Di chuyển đá theo vòng tròn Mài bằng giấy nhám: Dùng giấy #1500-2000, thoa xà phòng lên giấy nhám để giảm tắc hạt mài. Đánh bóng bằng máy: Đặt phớt nghiêng với bề mặt cần đánh bóng khoảng 10°. Giữ máy đánh bóng một cách chắc chắn bằng hai tay, vắt dây điện/ khí qua vai để tránh bị quấn vào máy. Đặt phớt tỳ lên bề mặt sơn trước khi cho máy chạy. Chú ý trong quá trình đánh bóng Không đánh bóng một chỗ quá lâu để tránh quá nhiệt. Thoa xi đánh bóng trong diện tích nhỏ hơn (50x50) cm. Dùng nước phun lên bề mặt trong quá trình đánh bóng để tránh quá nhiệt. Dùng băng keo che cạnh mép hoặc đường gân trong khi đánh bóng. Sau khi dùng xong phớt đánh bóng, rửa sạch rồi để khô. Làm sạch bề mặt sau khi đánh bóng. Đánh bóng vùng tạt mí: hướng quay của máy luôn hướng ra ngoài từ vùng sơn lại ra vùng sơn zin. Hư Hỏng Do Đánh Bóng Nguyên nhân Lớp sơn ngoài cùng chưa khô hoàn toàn Giấy nhám mài quá thô. Đánh bóng không phù hợp. Đánh bóng bằng cạnh phớt. Phòng tránh Để sơn khô hoàn toàn, nếu cần thì sấy lại. Dùng phương pháp đánh bóng và thiết bị phù hợp. Dùng giấy nhám phù hợp. Khắc phục Để lớp sơn ngoài cùng khô hoàn toàn, mài nhám sơn lại. Chương 9: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SƠN Ô TÔ Lỗi sơn bị rổ/Mắt cá Mô tả khái quát Bề mặt sơn ướt bị điểm những lỗ nhỏ cục bộ. Cac vết rỗ do silicone tạo ra. Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bề mặt chất nền ở đáy của vết rổ. Nguyên nhân: Tẩy dầu mỡ Phun sơn Thiết bị (buồng phun) Biện pháp khắc phục: Tẩy dầu mỡ chỗ bị rỗ sơn thật kỹ Phun 1 lượt sơn mỏng trước, sau đó mới sơn tiếp các lượt tiếp theo. Giữa các lớp sơn, hãy chờ thời gian đủ dài. Nếu sơn tiếp tục bị rỗ, bổ sung phụ gia chống silicone của Nipon. Lỗi dính bụi sơn Mô tả khái quát Các hạt bụi nhỏ rơi vào bề mặt màng sơn ướt và bị kẹt lại khi màng sơn khô. Nguyên nhân: Làm vệ sinh Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Nếu bị bụi nhẹ, có thể mài nhám rồi đánh bóng sau đó. Nếu bụi nằm sâu trong sơn, mài nhám bề mặt và phun sơn lại. Lỗi sần da cam Mô tả khái quát Lớp sơn mới vừa phun có độ nhẵn kém, bề mặt giống như vỏ của 1 quả cam. Nguyên nhân: Chất đóng rắn, xăng, phụ gia. Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Trong hầu hết trường hợp, sử dụng biện pháp đánh bóng là đủ. Trong trường hợp nặng, mài nhám rồi phun sơn lại. Lỗi chảy sơn Mô tả khái quát Trên bề mặt lớp sơn xuất hiện những đường chảy sơn, độ dày của lớp sơn không đồng đều. Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ Xăng pha Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Mài nhám chỗ sơn bị chảy đã khô, sau đó đánh bóng. Nếu sơn chảy nhiều, phải mài nhám thật phẳng, sau đó phun lại sơn. Lỗi biến sắc của sơn Mô tả khái quát Lớp sơn mới được sơn ngã màu đuch.lỗi này có thể xảy ra cả đối với các loại sơn khô vật lý và loiaj sơn 2 thành phần. Nguyên nhân Xăng pha Phun sơn Biện pháp khắc phục Trường hợp nhẹ, có thể đánh bóng chỗ sơn sửa. Trong trường hợp nặng, mài nhám chỗ bị lỗi và sơn lại một lần nữa. Lỗi loang sơn màu cục bộ Mô tả khái quát Chỉ xảy ra với các màu Metalic. Bề mặt sơn xuất hiện các đốm sáng màu và tối màu trong quá trình phun hay sau khi phun sơn. Nguyên nhân CDR, xăng pha, phụ gia Phun sơn Biện pháp khắc phục Mài nhám bề mặt và phun sơn lại. Lỗi chân kim Mô tả khái quát Có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ với đường kính 0,5mm trên bề mặt sơn. Nguyên nhân Bã matit Phun sơn Biện pháp khắc phục Mài nhám lớp sơn đến khi loại bỏ hoàn toàn các lỗ châm kim, sau đó phun sơn lại. Lỗi nổ dung môi Mô tả khái quát Có thể quan sát thấy những chấm nhỏ xuất hiện trên bề mặt sơn mới khô. Nguyên nhân Xăng pha Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Mài nhám để loại bỏ các chấm nổ dung môi và phun sơn lại. Lỗi nhăn sơn loại 1 Mô tả khái quát Trong quá trình phun sơn, lớp nền bị hòa tan 1 phần. Nguyên nhân Lựa chọn loại sơn Phun sơn CDR, xăng pha, phụ gia Biện pháp khắc phục Tẩy bỏ các lớp sơn bị hòa tan, sau đó sơn lại đúng hệ thống Lỗi khác màu Mô tả khái quát Màu của khu vực được sơn không trùng khớp với màu trên xe. Nguyên nhân CĐR, xăng pha, phụ gia Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Mài nhám lại khu vực đã được sơn sửa, pha màu và chỉnh màu lại. Lỗi phấn hóa Mô tả khái quát Một lớp dạng bột xuất hiện trên bề mặt màng sơn. Khí hậu và thời hạn sử dụng lâu thường tác động đến mức độ của lỗi phấn hóa. Nguyên nhân Xăng pha, chất đóng rắn Quy trình Biện pháp khắc phục Nếu lỗi nhẹ, có thể đánh bóng. Nếu nặng thì phải sơn lại. Lỗi hấp thụ màu sơn Mô tả khái quát Lớp sơn phủ vừa được sơn xuất hiện tình trạng mất màu cục bộ. nó hấp thụ bột màu hoặc bụi từ các lớp sơn màu hay sơn lót phía dưới. Chúng ta có thể thấy hiện tượng này khi cho quá nhiều hoạt chất cào Matit Polyester Nguyên nhân Tẩy rửa dầu mỡ Quá trình bã matit Biện pháp khắc phục Loại bỏ sơn bị loang. Phun sơn lại từ đầu. Lỗi do nước gây ra Mô tả khái quát Có thể trông thấy rìa của những giọt nước đã bốc hơi trên bề mặt màng sơn. Nguyên nhân Xăng pha Phun sơn Làm khô Biện pháp khắc phục Trong hầu hết trường hợp, đánh bóng có thể loại bỏ được dầu nước. Lỗi sơn bị rạn chân chim Mô tả khái quát Các vết rạn rất nhỏ bắt đầu xuất hiện trên một diện rộng của bề mặt sơn. Sau đó nó phát triển thành những vết nứt chạy xuyên qua các lớp sơn. Nguyên nhân Vệ sinh bề mặt Xăng pha, chất đóng rắn Phun sơn Biện pháp khắc phục Loại bỏ tất cả các lớp sơn, sau đó sơn lại một lần nữa. Lỗi độ cứng thấp Mô tả khái quát Sau một thời gian khá dài, màng sơn hoặc Matit Polyester vẫn chưa cứng hẳn, bạn có thể dễ dàng sử dụng móng tay để tạo ra các vết hằn. Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ Chất đóng rắn Phun sơn Quy trình Biện pháp khắc phục Loại bỏ những lớp sơn mềm, sau đó sơn lai. Lỗi độ bám dính kém Mô tả khái quát Một lớp sơn bong ra khỏi bề mặt trên một phạm vi nhỏ hoặc trên một phạm vi rộng. Đôi khi điều này ảnh hưởng đến vài lớp sơn. Nguyên nhân Lựa chọn loại sơn Vệ sinh bề mặt Mài nhám Chất đóng rắn, xăng pha Phun sơn Biện pháp khắc phục Tẩy bỏ các lớp sơn bong và phun lại Lỗi rộp sơn Mô tả khái quát Trên bề mặt xuất hiện các nốt nhỏ. Các nốt này hoặc trả ra hoặc tập trung lại thành từng nhóm. Lỗi rộp xuất hiện bên dưới lớp sơn phủ. Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ mài nhám Chất đóng rắn Phun sơn Biện pháp khắc phục Tẩy bỏ các lớp sơn bị phồng rộp và sau đó sơn lại một lần nữa. Lỗi bong sơn do đá dăm Mô tả khái quát Một mảnh nhỏ của màng sơn dường như bị tách ra khỏi bề mặt được sơn. Đôi khi lớp Natc bên dưới cũng bị bong. Nguyên nhân Lựa chọn loại sơn Vệ sinh bề mặt Mài nhám Chất dóng rắn Phun sơn Biện pháp khắc phục Vá những khu vực bong sơn trước khi hiện tượng gỉ có nguy cơ phá hủy bề mặt chất nền. Trong trường hợp xấu nhất, phải mài nhám và sơn lại. Lỗi xuất hiện các đường mép Mô tả khái quát Chúng ta có thể nhìn thấy hoặc mép các lớp sơn bên dưới hoặc mép lớp mài nhám xung quanh chỗ được sửa từ bề mặt lớp sơ phủ. Nguyên nhân Lựa chọn loại sơn Tẩy dầu mỡ Mài nhám Bã matit Biện pháp khắc phục Mài nhám và làm nhẵn khu vực sửa và phun lại một lần nữa. Lỗi độ bóng thấp Mô tả khái quát Lớp sơn vừa phun có độ bóng không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân Tẩy dàu mỡ Mài nhám Chất dóng rắn, xăng pha Phun sơn Đánh bóng Biện pháp khắc phục Đánh bóng để tăng độ bóng. Nếu không có hiệu quả thì mài nhẹ bằng giấy nhám và sơn lại. Lỗi han gỉ Mô tả khái quát Lớp sơn bị phồng lên ở những khu vực nhỏ với những hình thù lạ hoặc như lỗi rộp. Nếu xem xét chúng ta có thể thấy gỉ hoăc hơi nước trên bề mặt. Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ chất đóng rắn Phun sơn Biện pháp khắc phục Loại bỏ cả hệ thống, tẩy dầu mỡ lần nữa và phun lại toàn bộ hệ thống. Lỗi xọc nhám Mô tả khái quát Có thể nhìn thấy những vết xước nhỏ, trên lớp sơn sau khi sơn khô. Nguyên nhân Mài nhám Biện pháp khắc phục Sau khi các lớp sơn đã đủ độ cứng, mài nhám thật nhẵn bằng giấy nhám thích hợp rồi phun lại lớp sơn phủ. Lỗi do bụi sơn gây ra Mô tả khái quát Bụi sơn trên bề mặt màng sơn vừa được phun và không còn được hấ thụ nữa, có cảm giác trên bề mặt sơn có cát do những hạt sơn khô bám vào. Nguyên nhân Chất đóng rắn, xăng pha Phun sơn Biện pháp khắc phục Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng biện pháp đánh bóng là đủ. Lỗi nhăn sơn loại 2 Mô tả khái quát Trên bề mặt sơn xuất hiện một lớp gọn song đều Nguyên nhân Lựa chọn loại sơn Chất đóng rắn, xăng pha Phun sơn Biện phá khắc phục Mài nhám và phun sơn, nếu bể mặt có những nếp nhăn lớn, loại bỏ lớp sơn đó và phun lại một lớp mới. Lỗi lắng sơn Mô tả khái quát Sau môt thời gian bảo quản, một số hạt màu bị chìm xuống đáy thùng sơn do khối lượng hoặc hình dạng của chúng quá to hoặc quá nặng. Khi đó sơn không còn là một thể thống nhất Nguyên nhân Bảo quản Biện pháp khắc phục Nếu chưa quá thời hạn bảo quản và chất lựng sơn không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ thì có thể đặt thùng sơn lên máy lắc sơn. Đối với màu sơn có thể khuấy 15 phút là đủ Lỗi tăng độ nhớt của sơn Mô tả khái quát Nếu sơn tăng độ nhớt thường là do dung môi bay hơi. Hiện tượng này thường xảy ra với sơn 1 thành phần. Nguyên nhân Bảo quản Biên pháp khắc phục Thay thế các lon bị tăng độ nhớt bằng lon mới. Lỗi độ che phủ kém Mô tả khái quát Có thể thấy bề mặt nề qua lớp sơn phủ. Nguyên nhân Phun sơn Thiết bị Biện pháp khắc phục Mài nhám và sơn lại. Lỗi loang sơn Mô tả khái quát Mỗi chất màu đều có trọng lượng riêng của nó. Chất màu nhẹ sẽ nổi lên trên đỉnh màng sơn ướt, gây ra hiện tượng loang sơn. Nguyên nhân CĐR, phụ gia, xăng pha Phun sơn Biện pháp khắc phục Trong hầu hết trường hợp, mài nhám và sơn lại Phụ Lục
File đính kèm:
- tai_lieu_son_sua_chua_o_to.docx