Quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm

Tóm tắt

Ngô Thì Nhậm là một trong những nhà tư tưởng

của Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho dân.

Quan điểm của ông về ái dân, giáo hóa dân, con

đường giải thoát cho dân được thể hiện xuyên suốt

trong tư tưởng chính trị của ông. Bài viết bước

đầu phân tích những quan điểm về dân trong tư

tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm nhằm tạo ra

một hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu tư

tưởng chính trị của ông.

Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng chính trị, ái

dân, giáo hóa dân, giải thoát.

pdf 9 trang Bích Ngọc 03/01/2024 2740
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm

Quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm
11
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 20, tháng 12/2015
QUAN ĐIỂM VỀ DÂN
TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NGÔ THÌ NHẬM
NGO THI NHAM’S PEOPLE VIEWPOINT IN HIS POLITICAL IDEOLOGY
Tóm tắt
Ngô Thì Nhậm là một trong những nhà tư tưởng 
của Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho dân. 
Quan điểm của ông về ái dân, giáo hóa dân, con 
đường giải thoát cho dân được thể hiện xuyên suốt 
trong tư tưởng chính trị của ông. Bài viết bước 
đầu phân tích những quan điểm về dân trong tư 
tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm nhằm tạo ra 
một hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu tư 
tưởng chính trị của ông.
Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng chính trị, ái 
dân, giáo hóa dân, giải thoát.
Abstract
Ngo Thi Nham is one of the great Vietnamese 
ideologists, who has much more concerned 
in people. His viewpoint of “loving people”, 
“educating people”, “liberating people” have 
been well- expressed through his line of political 
ideology. This article is to aim at analyzing 
his initial viewpoints of people in his political 
ideology in order to create a new approach for 
studying people viewpoint in his political ideology.
Keywords: Ngo Thi Nham, political ideology, 
affection for people, people education, setting free.
1. Dẫn nhập 1
Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) là một danh 
sĩ, nhà văn thời hậu Lê – Tây Sơn. Ông là một 
trong những nhà tri thức, nhà tư tưởng, nhà 
ngoại giao, nhà chiến lược lớn của Việt Nam 
thế kỷ XVIII. Ngô Thì Nhậm luôn được mọi 
người, mọi thời đại biết đến với tư cách là một 
người học rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực, khi 
nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì ông cũng nghiền 
ngẫm rất kỹ càng (Vũ Khiêu 2010, tr. 79). Tư 
tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm được hình 
thành và phát triển gắn liền với những điều 
kiện lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII; là 
sự kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan 
điểm của Nho giáo Trung Quốc, và các nhà tư 
tưởng Việt Nam trước đó. Xuyên suốt tư tưởng 
chính trị của Ngô Thì Nhậm là quan điểm về 
“dân”, trong đó nổi bật là các quan điểm về “ái 
dân”, “giáo hóa dân”, “con đường giải thoát 
cho dân”.
2. Ái dân
Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng sâu sắc tư 
tưởng “dân bản” của Nho giáo. Vì vậy, trong 
quan điểm về dân, ông luôn nhấn mạnh vai trò 
quan trọng của dân đối với sự ổn định của quốc 
1 Tiến sĩ, Trường Đại học Đà Lạt
gia. Mạnh Tử có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ 
chi, quân vi khinh” (Mạnh Kha, Tận tâm hạ), 
nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng 
nhất, thứ đến mới là quốc gia (xã tắc), vua là 
thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi, dân vốn là gốc 
của nước, có dân mới có nước, có nước mới 
có vua, ý dân là ý trời. Việc“Kiệt và Trụ mất 
thiên hạ tức mất ngôi thiên tử ấy vì mất dân 
chúng... hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được 
thiên hạ... hễ được lòng dân tự nhiên sẽ được 
dân chúng – Kiệt Trụ chi thất thiên hạ dã, thất 
kỳ dân dã đắc kỳ dân, tư đắc thiên hạ hỹ 
đắc kỳ tâm, tư đắc dân hỹ” (Mạnh Kha, Li lâu 
thượng). Kế thừa quan điểm của Mạnh Tử, khi 
bàn về “ái dân”, Ngô Thì Nhậm đòi hỏi người 
làm vua, làm quan phải luôn biết xem trọng 
dân, yêu dân như con, có như thế mới mong 
lòng dân, sức dân quy về một mối, triều đình, 
quốc gia sẽ vững mạnh, yên trị lâu dài: “Ngũ 
đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân 
thời mở vận nước. Đạo có thay đổi thời phải 
biến thông, như đấng thánh nhân theo đạo 
trời để làm vua trong nước, yêu dân như con, 
thì cái nghĩa cũng là một - Ngũ đế di tính nhi 
thụ mệnh, Tam vương thừa thời nhi khải vận, 
đạo hữu thiên thời duy biến thông, thánh nhân 
nhược thiên đạo dĩ quân quốc, tử dân kỳ ứng 
Nguyễn Thị Hồng Phượng1
2 Số 20, tháng 12/2015 2
Khoa học Xã hội & Nhân văn
nghĩa nhất dã” (Mai Quốc Liên 2001, t.1, tr. 
172). Ông xem dân là trung tâm của mối quan 
hệ trời – người, trời trông, trời nghe đều do ở 
dân, lòng dân có yên định thì ý trời mới xoay 
chuyển, quốc gia yên định được là cũng do bởi 
lòng dân:“Dân hoà cảm ở dưới thì thiên hoà 
ứng ở trên, hiệu nghiệm được mùa không hẹn 
mà đến - dân hòa cảm vu hạ, thiên hòa ưng vu 
thượng, lũ chi hiệu bất kỳ nhi nhiên” (trong 
tờ “Khải” bàn về chính sự đương thời). Triều 
đình muốn quy tụ được lòng dân thì phải có 
những chính sách hợp lòng dân, những chính 
sách gây ra tình trạng tham nhũng, làm cho 
muôn dân điêu tàn sẽ gây nên mối loạn trong 
dân. Từ đó, triều đình sẽ không đứng vững, 
ngôi báu của nhà vua bị lung lay và thậm chí 
sụp đổ.
Là một nhà tư tưởng luôn có tấm lòng nhân 
nghĩa, Ngô Thì Nhậm cũng kế thừa tư tưởng 
nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong việc khẳng 
định vai trò của dân trong việc ổn định quốc 
gia. Trong quan điểm về nhân nghĩa, Nguyễn 
Trãi đã khẳng định:“Mến người có nhân là 
dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân - 
vã vu hữu nhân giả dân, tải châu phú châu giả 
diệc dân dã” (Nguyễn Trãi, tr. 203), sức dân 
mạnh như sức nước, quốc gia là con thuyền 
mà chỉ có thể dựa vào sức nước để vượt qua 
mọi sóng gió trên đường đi của nó, dòng nước 
yên bình, phẳng lặng thì thuyền sẽ thuận lợi 
cập bến, còn ngược lại, khi dòng nước trở nên 
dữ dội thì con thuyền kia sẽ có thể gặp nạn. Vì 
vậy, ta phải hiểu và nắm bắt được sức mạnh 
của dân để có thể chèo lái con thuyền quốc gia 
đi tới bến bờ thái bình thịnh trị. Từ tư tưởng 
này, Ngô Thì Nhậm nói nhiều về “ý dân”, 
“lòng dân” và coi việc “khoan thư sức dân” 
là điều hệ trọng bậc nhất trong các hoạt động 
chính trị. Theo ông, đó là căn cứ, là mục đích 
cho những chủ trương chính trị lớn. Nhân dân 
trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm được xem như 
là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh bảo 
vệ độc lập, theo nghĩa đó, để chiến thắng phải 
“khoan thư sức dân”, tranh thủ và vận động 
được sự đồng lòng của người dân cả nước. 
Chính vì thế, giữa triều đình và dân phải có 
mối liên hệ khăng khít với nhau, “Kinh thư có 
câu: Dân không vua thì nhờ cậy vào đâu, vua 
không dân thì cùng ai giữ nước. Phàm những 
ai có thiên lương nên hiểu cái nghĩa dựa cậy 
lẫn nhau là như vậy – Thư vân: chúng thư hậu 
hà trải, hậu phi chúng vọng thủ bang. Hàm 
hữu thiên lương đương tri tương tu chi nghĩa 
tư” (Mai Quốc Liên 2001, t. 1, tr. 292).
Trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, việc 
được lòng dân là cơ sở của sự hoà hợp và phát 
triển, là điều kiện để có được sự cân bằng cả 
trong xã hội và tự nhiên. Từ đó, ông đề xuất 
những phương pháp, cách thức làm thế nào để 
có được lòng dân. Theo ông, việc triều đình 
bắt sưu cao, thuế nặng là một trong những 
nguyên nhân làm cho đời sống của nhân dân 
khổ cực, ông cho rằng cần giảm bớt sự đóng 
góp của dân, cần làm cho người nông dân được 
hài lòng, người buôn bán được thoả dạ và binh 
sĩ được vừa ý, ông khẳng định: “Muốn được 
lòng dân, cốt là phải làm cho hai xứ (Thanh, 
Nghệ) và bốn tuyên (Bắc Bộ) được thư thả - 
Đắc dân chi đạo, dĩ trí nhị xứ, tứ tuyên vi yếu 
lãnh (Mai Quốc Liên 2001 , t. 1, tr. 107). 
Mục tiêu của Ngô Thì Nhậm đã rất rõ ràng 
là làm gì cũng phải vì quyền lợi thực chất 
của “con dân”. Muôn dân đều là con đỏ của 
triều đình, vì vậy triều đình phải hết lòng, hết 
sức lo lắng cho dân, việc binh đao khói lửa 
chỉ khiến muôn dân phải sống trong lo lắng, 
sợ hãi. Vì vậy, nếu ta tránh được cảnh binh 
đao khói lửa thì nhân dân sẽ có điều kiện 
được sống trong cảnh thái bình, thịnh trị, như 
thế mới là yêu dân, mến dân. Ông viết: “Ôi! 
Lấy dân đen ở góc bể, đâu không là con đỏ 
của triều đình, Đại Hoàng đế đã thương đạo 
hóa thành, đâu phải hiếu đạo hý công, sinh 
sự với nơi xa ở ngoài để cho dân không có 
tội hãm vào chỗ gươm đao - Dĩ hải ngung 
thương sinh, mạc triều đình xích tử, đại hoàng 
đế mến đạo hóa thành, đâu kỳ hiếu đại hỷ 
công, sinh sự viễn ngoại sử vô cô chi dân hãm 
ư giáo (Mai Quốc Liên 2001, t. 1, tr. 308).
33
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 20, tháng 12/2015
Ngô Thì Nhậm đã sáng suốt khi xác định 
“mấu chốt” của đạo trị nước, nhưng ông càng 
sáng suốt hơn khi biết phát huy sức mạnh của 
dân trong việc thực hiện “giáo”, “pháp” và 
“chính” (Nguyễn Bá Cường 2006, tr. 47). Ông 
cho rằng, từ kẻ hèn mọn cho đến nhân dân 
trong nước, thường ngày phải được cung cấp, 
nuôi dưỡng. Phải bằng chính sự chăm lo đến 
đời sống nhân dân thì triều đình mới thuyết 
phục được lòng người, huy động được sức 
dân. Làm được như vậy, triều đình mới được 
dân ủng hộ và hưởng ứng. Từ đó, triều đình 
có thể dựa vào đấy mà lập “giáo”, lo gì không 
có người dạy dỗ uốn nắn, dựa vào đấy mà lập 
“pháp”, lo gì không có người trông coi gìn giữ, 
dựa vào đây mà lập “chính”, lo gì không có 
giúp đỡ khích lệ? (Nguyễn Bá Cường 2006, tr. 
47): “Dân không cần phải dắt bảo từng người 
mà vẫn tốt, tục không phải thay đổi hàng loạt 
mà vẫn hay, nhân tài không phải tìm ở nội cỏ 
mà tự nhiên đến, quan không cần phải đặt 
nhiều mà tự nhiên trị, nước không cần phải 
lấy của dân mà vẫn giàu, binh không cần phải 
xua ra trận mà vẫn mạnh - Dân bất tất đề nhĩ 
nhi hóa, tục bất tất phi biến nhi thành, hiền bất 
cầu ư thảo dã nhi tự lai, quan tại bất ư đa nhi 
tự trị, quốc khả dĩ bất thủ dân nhi phú, binh 
khả dĩ bất xua ư chiến nhi cương.” (Mai Quốc 
Liên 2001, t. 1, tr. 15).
Theo Ngô Thì Nhậm, yêu dân, an dân là 
phải có tấm lòng bao dung đối với muôn dân. 
Người làm vua, làm quan nếu có lòng bao dung 
thì sẽ được những người bề tôi yêu mến, một 
lòng tin theo và phục tùng. Ông luôn ca ngợi 
và yêu mến Quang Trung, một vị vua luôn hết 
lòng vì dân vì nước với lòng bao dung cao cả. 
Ông viết: “Kính nghĩ, nay chỉ có hoàng đế bệ 
hạ, trọng đạo xây đắp ngũ luân, thì việc làm 
đâu hết là một chữ hiếu. Đức cao chiếu sáng 
trăm họ, thấu tình mà mở rộng nghĩa, phúc 
trạch tràn đầy như hạt cây tiêu. Khuôn thánh 
nêu cao vạn bang, chuộng người thân mà dấy 
lòng nhân, ân huệ mênh mông như sắn bùn 
che gốc rễ - Hoàng đế bệ hạ, đạo lập ngũ đôn, 
trị đoan nhất hiếu. Tuấn đức chiêu minh bách 
tính, tri kỳ tình nhi tịch kỳ nghĩa, trạch lưu 
thiệt chi tiêu tục, thánh biểu chính vạn bang, vi 
ư thân nhi hưng ư nhân, ý phổ tý căn chi lũy” 
(Mai Quốc Liên 2001, t. 1, tr. 296 – 297). Với 
Ngô Thì Nhậm, việc tha thứ lỗi lầm, ghi nhận 
điều tốt là việc làm cao cả. Một người biết tha 
thứ lỗi lầm và ghi nhận điều tốt sẽ có một cuộc 
sống thoải mái và không thù hận. Đó là mục 
tiêu mà người người đều phải cố gắng và thực 
hiện (Mai Quốc Liên 2001, t.1, tr.289).
Trong các bản chiếu dụ mà Ngô Thì Nhậm 
viết thay Quang Trung cũng thể hiện rất lớn 
tinh thần bao dung của ông đối với muôn dân, 
ông đã sống và hiểu rất rõ những nỗi vất vả, 
khó khăn của người dân nên luôn thể hiện sự 
bao dung với những hạng người vì chưa được 
sử dụng, không nơi nương tựa, chịu cảnh đói 
rét mà phạm phải tội cướp bóc để sinh sống. 
Ngô Thì Nhậm không chỉ nhìn những hành 
động bên ngoài mà ông còn xét đến cả bản tâm 
của những người phạm tội để có thể đưa ra sự 
xử lý phù hợp nhất, mang tính nhân văn. Ông 
viết: “Thịnh ý mến thương người tài của triều 
đình các ngươi đã biết. Chỉ còn lại những kẻ 
chưa được sử dụng, ăn mặc không nơi nương 
tựa, đến nỗi phải lấy cướp bóc để kiếm sống. 
Xét bản tâm họ, chưa hẳn đã vui với việc làm 
sai trái ấy. Nhưng vì sự thế bức bách, không 
kịp tính đến phải trái thiệt hơn mà thôi – Điệp 
ứng tước lộc tài thịnh ý đẳng sở tri. Duy kỳ 
vị dự dụng giả, xuyên cật vô sở tư toại, dĩ chí 
miểu lược vi sinh nguyên. Kỳ sơ tâm, vị tâm 
lương ư vi phi. Giản bách ư sự thế, bất kíp kê 
kỳ thị phi lợi hại nhĩ” (Mai Quốc Liên 2001, t. 
1, tr. 289). Với tinh thần đề cao tư tưởng đức 
trị của Nho giáo, Ngô Thì Nhậm xem trọng 
đạo đức của con người, đặc biệt đề cao đức, 
nhân, trí, dũng trong hành động. Theo ông, đã 
là người nhân, người dũng thì phải biết phân 
biệt phải trái, không nên chỉ vì lợi ích của 
riêng bản thân mà làm tổn hại đến người khác. 
Ông cho rằng:“Phàm hại người để ích mình, 
là việc người nhân không nỡ, tránh kẻ mạnh, 
khinh kẻ yếu, người dũng không thèm. Được 
chút lợi nhỏ no bụng, mà quên cái họa lớn bỏ 
4 Số 20, tháng 12/2015 4
Khoa học Xã hội & Nhân văn
mạng, kẻ trí không dung – Vị thương nhân dĩ 
ích kỷ, nhân giả sở bất nhẫn, tị cường, nhi vụ 
nhược, dũng giả sở bất. Tiết sung phục chi tiểu 
đắc, vong sát thân chi đại họa, trí giả sở bất” 
(Mai Quốc Liên 2001, t. 1, tr. 289).
Lo lắng cho cuộc sống của dân, Ngô Thì 
Nhậm luôn tìm biện pháp để giúp dân miễn 
giảm sưu thuế, yên tâm sản xuất. Ông chủ 
trương: “Còn như những tô thuế, ngoài hai vụ 
chính cung ra, thứ nào có thể tạm miễn được 
thì miễn, để cho người nông dân được hài lòng 
– Nhị dụ chi, ngoài tô thuế hữu khả tạm miễn 
giả miễn chi dĩ ” (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, 
tr. 113).
Đặc biệt, trong việc xử lý các loại tội phạm, 
Ngô Thì Nhậm cũng hết lòng chú ý nhằm thể 
hiện được sự bao dung của triều đình, như 
quan niệm: “Người nào bị tội phải nộp tiền 
chuộc, nhưng cùng túng không lo được, cùng 
những người vì thế mà trốn tránh đi nơi khác, 
thì cho phép xã dân cam kết sự cùng túng của 
họ, và đình chỉ không thu tiền chuộc nữa, để 
trừ cái tệ bắt lây đến hương thôn – Mỗ danh 
bị luận chuộc thục tội, kỳ nhân cùng vô sở 
xuất kíp đào vân tha , thông xã dân cam kết 
chỉ vật tái trang, dĩ liên đè hương thôn” (Mai 
Quốc Liên 2001, t. 3, tr. 113). Hay việc xét 
án, tù tội đồ, tội lưu trở lên cũng có sự điều 
chỉnh mềm dẻo, linh hoạt thể hiện tính nhân 
đạo. Ông viết:“Lại ra lệnh cho các quan còn 
việc xét án, tù tội đồ, tội lưu trở lên, những 
kẻ chính phạm mới được bắt giam, còn những 
tội đồ thực, điền binh trở xuống, nặng thì cho 
chuộc, nhẹ thì dù phải đánh roi cũng tha hết, 
để cho thư nỗi ấm ức của những người oan 
uổng – Mệnh phan nghiện chư thần thứ, ngục 
tư đồ, lưu dĩ thượng, chính tội phương đắc ki 
giám, tự đồ hình, điền binh nhất hạ, tội giảo 
trọng giả hứa thục, khinh giả trượng quyết xá 
hành, dĩ thân oan” (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, 
tr. 113). Một khi sự nhân từ được thực hiện thì 
lòng muôn dân sẽ quy về một mối, làng trên 
xóm dưới không một lời giận, oán sầu. Phạt 
không đến con cháu, thưởng đến tận đời sau, 
đó là lòng nhân của thánh nhân. Quý người 
thiện thì lâu (quý đến tận con cháu), ghét kẻ 
ác thì chóng (ghét riêng kẻ đó thôi), đó là đạo 
làm người quân tử (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, 
tr. 674).
Có thể nói, Ngô Thì Nhậm luôn thể hiện 
mình là một con người có tấm lòng vì dân vì 
nước thiết tha. Cả cuộc đời, sự nghiệp của ông 
luôn là một tấm gương sáng về tấm lòng nhân 
hậu, đầy sự bao dung, độ lượng.
3. Giáo hóa dân
Hoạt động dưới lá cờ trọng dân, trọng nghĩa 
của triều đình Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm đã đưa 
ra chủ trương việc “xây nền, dựng nước”, xây 
dựng một quốc gia ổn định, phồn vinh trước 
tiên đòi hỏi phải có “nhân chính tốt”, và muốn 
có “nhân chính tốt” phải thực hiện tốt việc 
giáo hóa dân. 
Nho giáo quan niệm: “Không giáo hoá 
dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn 
ngược” (Nguyễn Hiến Lê 1995, tr. 26). Vì thế, 
giáo hóa dân luôn là một trong những nhiệm 
vụ hàng đầu của mỗi một quốc gia. Tiếp thu 
triết lý giáo hóa dân của Nho giáo, Ngô Thì 
Nhậm cũng rất chú trọng tới v ... ờng, lễ nhạc để làm 
chuẩn mực dựng nên con người; dùng trung 
tín, hiếu đễ làm quy tắc dạy người. Ông viết: 
“Cương thường, lễ nhạc là cái thánh nhân 
đem ra làm chuẩn mực dựng nên con người; 
trung tín, hiếu đễ là cái thánh nhân lấy đó làm 
quy tắc dạy người – Cương thường lễ nhạc, 
thánh nhân sở dĩ lập nhân chi chuẩn dã; trung 
tín, hiếu đễ, thánh nhân sở dĩ giáo nhân chi tắc 
dã” (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, tr. 37). Từ đây, 
con người mới có thể tiến bộ, hiểu rõ được 
cương thường trong xã hội. Thực hiện tốt vai 
trò và nghĩa vụ của mình đối với bậc trên cũng 
như kẻ dưới mà không vi phạm vào đạo trung 
hiếu, giúp xã hội ngày một văn minh, quan hệ 
trong xã hội ngày càng trật tự, ổn định. Ngô 
Thì Nhậm viết: “Ta lấy đức tính tốt khuyên bảo 
nhau để thường tụ họp; thờ thần minh không 
lỗi đạo thành kính, thờ vua cha không lỗi đạo 
trung hiếu; ở gia đình thì làm người lương 
thiện, ở làng xóm thì làm người nết na; thẳng 
thắn nhưng không tranh giành nhau, hòa nhã 
6 Số 20, tháng 12/2015 6
Khoa học Xã hội & Nhân văn
để cư xử với nhau. Khiến cho văn vật đời đời 
sáng láng, khoa mục ngày càng hưng thịnh – 
Dĩ đức tính tương thân. Phụng thần minh bất 
thất vi tề trang, sự quân phu bất thất vi trung 
hiếu, xứ gia đình bất thất vi thiện lương, tại 
làng bất thất vi hành nghị, khản khản nhi bất 
tranh, ung ung dĩ tương hòa, sử văn vật thế 
xương, khoa mục nhật thịnh” (Mai Quốc Liên 
2001, t. 1, tr. 37 - 38). Trật tự cương thường 
có được giữ vững thì phép nước mới ổn định, 
“vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, tất cả đều 
có thứ tự hẳn hoi thì mới có lòng cung kính. 
Lễ nhạc, kỷ cương, pháp độ, hình chính, tất 
cả đều có quy củ rõ ràng thì mới có sự nghiêm 
minh – quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh 
đệ, mạc bất trật nhiên hữu tự nhi cung hưng 
yên. Lễ nhạc, kỷ cương, pháp độ, hành chính, 
mạc bất sán nhiên hữu chương nhi minh sinh 
yên” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 631). Trong 
giáo hóa dân, Ngô Thì Nhậm còn nhấn mạnh 
vai trò của lễ, khẳng định con người phải biết 
giữ lễ, tuân theo lễ bởi: “Điều đáng quý ở lễ 
là cẩn thận chỗ nhỏ bé mà thôi. Điều đáng 
quý ở con người, là biết giữ lễ mà thôi – Quý 
lễ cẩn vi, nhi dĩ sở quý nhân hữu lễ nhi dĩ” 
(Mai Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 467). Với Ngô 
Thì Nhậm, ngay cả “việc binh, việc lễ, việc 
hình, việc nhạc, thánh nhân đều có phép tắc 
cả. Binh pháp cốt ở chỉnh tề, hình luật cốt ở 
răn cấm, lễ pháp cốt ở uy nghi, nhạc luật cốt ở 
thanh âm. Thánh nhân đã nêu ra để dạy người, 
rất là rõ ràng, dễ hiểu – binh, hình, lễ, nhạc, 
thánh nhân chi pháp luật tại vi. Binh pháp chủ 
chính tề, hình luật chủ giới cấm, lễ pháp chủ 
uy nghi, nhạc luật chủ thanh âm. Thánh nhân 
cử dĩ biểu nhân, tối minh bạch dễ hiểu” (Mai 
Quốc Liên 2001, t. 3, tr. 53). Vì vậy, trong mọi 
hành động phải chú ý đến các quy tắc đã đề ra 
để thực hiện tốt công việc. Những người làm 
vua, làm quan phải thực hiện tốt chức trách 
chăm lo giáo hóa dân. Những gì có lợi cho 
dân phải hết mình thực hiện, không được để 
sơ sót mà làm dân không yên: “Lại nhắc cho 
ba ty và phủ huyện cái chức trách tuyên dương 
đức hóa, vỗ về chăm sóc cho dân. Nếu có điều 
gì tiện đáng làm, điều gì hại đáng bỏ, thì cho 
phép các địa phương trình bày rõ ràng, quan 
sở tại chuyển đạt lên trên sẽ liệu châm trước 
mà thi hành – Nhắc tam ty phủ huyện dĩ phủ 
huyện tuyên ủi vỗ phủ tự chi trách. Hữu sử 
hòa hưng, hữu tệ khả khứ, địa phương trần, 
sĩ quan chuyển đạt vi chi chi chước lượng thi 
hành” (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, tr. 112).
Ngô Thì Nhậm cho rằng, giáo hóa dân là 
việc làm quan trọng, trong giáo hóa trước hết 
chủ yếu thông qua phương pháp giáo dục, 
nếu giáo dục rồi mà vẫn không được thì mới 
dùng đến hình phạt. Có như thế thì dân sẽ 
phục tùng, dần hướng đến việc thiện. Từ đó, 
ta sẽ giữ được trật tự cương thường, trung tín, 
hiếu đễ; giúp cho quốc gia ngày càng trật tự 
và tốt đẹp. Về điều này ông đã viết: “Kẻ nào 
dạy bảo không được thì nạt bằng uy quyền, 
trị bằng hình pháp. Thế là dân điêu cũng trở 
thành thuần, thói bạc cũng trở thành hậu. 
Ngày tháng thấm nhuần, ai cũng có lòng thờ 
trên kính vua, đâu cũng thành nếp vào hiếu 
ra đễ, giáo hóa tràn khắp, phong tục tốt đẹp. 
Đời thịnh trị của Đường, Ngu, Tam Đại, ngõ 
hầu lại có thể thấy được ở ngày nay – Kỳ hữu 
bất nhập giáo giả, nhiên hậu đổng chi dĩ uy, 
tề chi dĩ hình. Tự nhiên kiêu giả thuần, bạc 
giả hậu. Nhật thấm nguyệt tứ, tư vi tôn quân 
thân thượng chi phong, xuất hiếu nhập đễ chi 
tục. Giáo hóa đại hành, tập tục thói túy mỹ. 
Đường Ngu tam đại chi tích, phục kiến ư nhật 
hỹ” (Mai Quốc Liên 2001, t. 3, tr. 24 - 25).
4. Con đường giải thoát cho dân
Ngô Thì Nhậm luôn trăn trở trước thực tại 
và mong muốn tìm ra con đường giải thoát 
người dân ra khỏi khổ ải. Nói về nỗi khổ của 
muôn dân, ông không chỉ dừng lại ở những 
ngôn từ mang nặng tính triết lý mà ông đã 
đặt cả sự trải nghiệm của bản thân vào trong 
những phân tích của mình. Ông luôn tỏ ra xót 
xa trước thực cảnh quê hương, con người luôn 
phải sống trong sự nghèo nàn, bất hạnh. Trong 
bài Tiêu Tương tình phiếm (Trời tạnh, thả 
thuyền trên sông Tiêu Tương), Ngô Thì Nhậm 
77
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 20, tháng 12/2015
đã tỏ rõ tâm trạng của mình:
Cảnh vật bao đẹp tươi
Xóm làng sao xơ xác?
Cá nấp sạp nhà buôn
Én đậu cửa chòi gác
Bóng trâu cày lưa thưa.
(Cao Xuân Huy, Thạch Can 1978, t. 2, tr. 390)
Đi tìm con đường giải thoát cho dân, Ngô 
Thì Nhậm đặc biệt quan tâm tới quan điểm về 
lễ của Nho giáo. Ở Nho giáo, lễ cần thiết để 
duy trì trật tự xã hội và có trật tự xã hội thì 
vua mới được tôn, nước mới được trị. Lễ Ký 
có đoạn viết: “Sự giáo hóa của lễ rất cơ màu, 
ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra 
khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện 
tránh xa điều tội mà tự mình không biết – Cố 
lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã vu vị hình, 
sử nhân nhật si thiện viễn tội nhi bất tự tri dã” 
(Tài Thánh 2013, tr. 103). Phát triển lễ trong tư 
tưởng giáo hóa của Nho giáo, Ngô Thì Nhậm 
coi trọng lễ trong việc giúp dân bỏ được danh 
lợi, xa lìa tham, sân, si (Doãn Chính – Nguyễn 
Thị Hồng Phương 2010, tr. 80). Với ông, việc 
người dân tuân theo lễ chính là con đường 
ngăn ngừa những thói hư, tật xấu, giữ được 
lẽ phải. Ông viết: “Lễ là sự phóng nhàn lớn 
cho thiên hạ. Chữ nhàn có nghĩa là ngăn ngừa 
vậy. Rượu để khô, người khát vẫn không dám 
uống; thịt để khô, người đói - vẫn không dám 
ăn vì không dám vượt ra ngoài khuôn phép để 
theo lòng dục của mình, cho nên trên dưới có 
phân biệt, lòng dân được vững chắc. Thánh 
nhân dùng lễ để ngăn ngừa thói đời, khiến 
cho không đến nỗi như loài cầm thú – Lễ giả 
thiên hạ chi đại nhàn. Nhàn chi vi ngôn hạn 
dã. Rượu khô, nhân khát nhi bất ẩm cản; thịt 
khô, nhân ngạ nhi bất dám thực cái bất cản 
du nhàn dĩ đồ dục, cố thượng hạ biện, dân chí 
định. Thánh nhân dĩ thị đề phòng thế biến, sử 
bất bát ư cầm” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 
19). Nhờ có lễ, người dân sẽ kìm chế được dục 
vọng, không bất chấp quy tắc mà vượt đạo 3. 
Có lễ sẽ giữ đúng đạo, nhất là đạo trung hiếu. 
Trong Xuân thu quản kiến, Ngô Thì Nhậm 
cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tuân 
theo đạo, ông đã đưa hành động của Khổng Tử 
vào trong những kiến giải của mình để nhấn 
mạnh thêm vai trò của đạo. Ông viết: “Khổng 
Tử lấy đạo làm thể, lấy sáu Kinh làm thuyền, 
cho nên dù có một trăm nhà nổi dậy như sóng 
gió, nhưng thuyền của Khổng tử ở giữa dòng 
vẫn vững vàng không lay chuyển” (Cao Xuân 
Huy, Thạch Can 1978, tr.188).
Chính nhờ biết lấy đạo là nền tảng cho hoạt 
động của mình mà con người có thể vượt qua 
sóng gió, không bị khuất phục trước những mê 
lầm của cuộc sống. Ngô Thì Nhậm nói đến vai 
trò của đạo để nhấn mạnh tầm quan trọng của 
lễ. Bởi, lễ như là khuôn phép và cũng là phép 
tắc để muôn dân nhìn vào đó mà không dám 
làm điều xằng bậy, nhìn vào đó để không làm 
trái đạo. Điều đáng quý nhất ở mỗi con người 
là phải biết giữ lễ, có giữ được lễ thì mới mong 
thoát ra khỏi dục vọng của cuộc sống: “Lễ là 
để ngăn ngừa tình dục, giữ gìn lẽ phải, chuộng 
lòng từ nhượng, bỏ mối tranh giành – Lễ dĩ 
hành tị tư, phu lễ dĩ trị tình, tu nghĩa chuộng, 
khứ tranh” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 50). 
Ông coi lễ là tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức, 
với ông, không có lễ thì nhân tâm dù ở bất cứ 
dạng thức nào cũng không phù hợp với tiêu 
chuẩn đạo đức. Bề tôi trước mặt vua phải thể 
hiện được quy tắc lễ đã quy định, như “việc 
trước mặt vua thì bầy tôi phải xưng tên – quân 
tiền thần danh chư” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, 
tr. 46) hay theo lễ, chồng phải thân hành đi đón 
vợ là trọng về đạo vợ chồng: “Lễ. Vợ chồng là 
đầu mối nhân luân, là nền tảng phong hóa, bắt 
đầu có cẩn thận thì kết quả mới tốt đẹp, dựng 
được nền tảng thì gốc cội mới bền chặt. Vợ thì 
phải theo chồng, lúc vu quy mà đi với người 
khác thì sao cho hợp lễ - Lễ. Phu thê nhân 
luân chi thủy, phong hóa chi cơ, cẩn kín ư sử 
nãi khả thành, ư chung lập kỳ cơ phương năng 
3 Đạo: trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, đạo chính là: đạo làm 
người, đạo trung hiếu, đạo lý sống, đạo lý của trời.
8 Số 20, tháng 12/2015 8
Khoa học Xã hội & Nhân văn
cố kỳ bản. Phụ đồ phu giả dã. Quy di người 
bất hợp lễ” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 23).
Theo Ngô Thì Nhậm, bên cạnh dùng lễ 
để hướng người dân đến cuộc sống tốt đẹp 
hơn thì đạo trung hiếu cũng là yếu tố cơ bản, 
không thể thiếu, lễ giúp con người không quá 
độ, biết yên phận, không bị khuất phục trước 
uy quyền. Triều đình chỉ có thể có kỷ cương 
khi tôi biết trung với vua, gia đình chỉ có trật 
tự khi con biết hiếu với cha. Đó là nền tảng 
trong việc thiết lập sự ổn định quốc gia. Ngô 
Thì Nhậm khẳng định: “Xuân Thu dạy người 
ta làm tôi phải trung với vua, làm con phải 
hiếu với cha làm căn bản, mà sở dĩ dựng được 
căn bản ấy là cốt ở nuôi khí hạo nhiên. Một 
khi đã nuôi khí hạo nhiên thì ở vào cảnh giàu 
sang cũng không quá độ, ở vào cảnh nghèo 
hèn cũng biết yên phận, bị uy quyền lấn át 
cũng không chịu khuất phục; có như thế thì 
lòng trung hiếu mới bền chặt được – Xuân Thu 
chi giáo dĩ thần trung ư quân, tử hiếu ư phụ 
vi đại căn đại bản, nhi sở dĩ lập kỳ căn bản 
giả tại ư dưỡng hại nhiên chi khí tắc phú quý 
bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất 
năng khuất; nhi kỳ trung hiếu dã cố cố” (Mai 
Quốc Liên 2001, t. 4, tr. 12). Hiếu thuận là một 
đức tính không thể thiếu của những người làm 
con. Đối đãi với cha mẹ tử tế, hiếu thảo thì ắt 
cha mẹ sẽ vui lòng. Những bậc làm vua cũng 
không thể không có đức hiếu, vua còn là con 
của trời, vì vậy phải thể hiện sự hiếu thảo của 
mình thông qua những việc làm lợi dân, lợi 
nước. Có như thế trời mới vui, mới thuận lòng 
nhược bằng không sẽ bị trời giáng họa. Ngô 
Thì Nhậm viết: “Vua chúa coi trời là cha mà 
làm con của trời, cũng như con đối với cha mẹ 
vậy. Cha mẹ vui vẻ ắt là do lòng hiếu thảo của 
kẻ làm con có những điều làm vừa lòng cha 
mẹ. Nếu như lúc nào đó trong lời nói, trên vẻ 
mặt (cha mẹ) tỏ ý bực bội phật lòng, thì (kẻ 
làm con) nên ăn năn hối lỗi, mong sao (cha 
mẹ) được vui lòng thì mới thôi. Vua chúa thờ 
trời cũng như vậy. Đức đủ để trời chứng giám 
thì mặt trời, mặt trăng cùng các vì sao được 
sáng rọi và ngũ hành sẽ thuận theo thứ tự của 
nó. Nếu đạo đức có tỳ vết, chính sự có khiếm 
khuyết thì trời sẽ cho xuất hiện những tai dị để 
quở trách, răn bảo; thấy những (thiên) tượng 
khác thường hiện ra rõ rệt thì nên sợ hãi mà tu 
tỉnh (lại), mong sao dẹp được (tai) biến mà trở 
lại bình thường, (như vậy mới) là đúng – Nhi 
biến nhân quân phụ thiên nhi chư tử, nhân tử 
chi ư phụ mẫu dã. Phụ mẫu hạnh tất kỳ vi tử 
chi hiếu hữu. Dĩ cửu đương thân tất cẩu hoặc 
quay vi kiến ư từ sắc nhiên. Đức túc cách thiên 
tắc tam quang đắc kỳ minh Ngũ hành thuận kỳ 
tự. Nhược hữu tì đức khuyết, chính thiên nải 
xuất tai dị dĩ khiển cáo chi khiến. Kỳ tượng 
chiêu trứ tắc đương khủng cụ tu tỉnh, kỳ vu nhĩ 
biến, nhi phục kỳ thường khả dã” (Mai Quốc 
Liên 2001, t. 4, tr. 640 - 641). Ngô Thì Nhậm 
đã đề cao việc giữ lễ, đạo trung hiếu theo tư 
tưởng đức trị của Nho giáo để giúp nhân dân 
thoát khỏi sự trái quấy. Trong Xuân Thu quản 
kiến đã nhiều lần ông nhấn mạnh vai trò của 
lễ, hướng con người đến cuộc sống tích cực. 
Đồng thời, ông còn đề cao cương thường lễ 
nghĩa trong việc giúp con người giữ mình. 
Ông coi: “Cương thường lễ nghĩa, đó là gốc 
lớn của nước. Nếu để cho những thứ đó bị 
tuyệt diệt thì vận mệnh sẽ bị người khác định 
đoạt – Cương thường lễ nghĩa, quốc chi đại 
bản. Điển vực chi tắc mệnh chế nhân quyền 
cương uy phúc quân chi sở tháo lăng thế chi 
tắc tháo dời ư hạ” (Mai Quốc Liên 2001, t. 4, 
tr. 813). Giữ được cương thường lễ nghĩa cũng 
là một yếu tố trong việc giữ yên chính sự. 
Ngô Thì Nhậm làm quan nổi tiếng liêm 
khiết. Trong quan điểm về dân, ông luôn đề 
cao đạo Nho, lấy nhân, lễ, nghĩa, đức trung 
hiếu làm đầu. Theo ông, yêu dân, an dân thì 
người đứng đầu phải biết giáo hóa dân, tìm 
được con đường hạnh phúc hướng dân theo. 
Có như vậy thì những người bề tôi mới yêu 
mến, một lòng tin theo và phục tùng. 
5. Kết luận 
Những quan điểm về dân trong tư tưởng 
Ngô Thì Nhậm là một trong những quan điểm 
đặc sắc, là sự tiếp nối truyền thống trọng dân và 
99
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 20, tháng 12/2015
Tài liệu tham khảo
Cao, Xuân Huy và Thạch, Can. 1978. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập 2. Hà Nội: Nhà Xuất bản 
Khoa học Xã hội.
Doãn, Chính và Nguyễn, Thị Hồng Phương. 2010. “Ngô Thì Nhậm – Hải lượng đại thiền sư”. Triết 
học, số 1.
Đoàn, Trung Còn (dịch giả). 1950. Tứ Thơ, Thượng Mạnh Tử. Sài Gòn: Nhà in Trí Đức Tòng Thơ.
Mai, Quốc Liên (chủ biên và khảo luận). 2001. Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập 1, 2, 3, 4. Hà Nội: Nhà 
Xuất bản Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
Nguyễn, Bá Cường. 2006. « Tư tưởng Ngô Thì Nhậm về con người và giáo dục con người ». Triết 
học, số 4.
Nguyễn, Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu). 1995. Luận ngữ. Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn học.
Nguyễn, Trãi. Quân trung từ mệnh tập. Hậu tự huấn để răn đe thái tử. Tài liệu Viện Hán Nôm.
Vũ, Khiêu (chủ biên). 2010. Danh nhân Thăng Long. Nhà Xuất bản Hà Nội.
张,燕贝(译注)。2009。论语。北京:中华经典戴出版。
孟,轲。2012。上海大学出版社
才,圣(经解)。2013。论语,礼记。北京:北方文化出版社。
thân dân của dân tộc Việt Nam. Quan điểm về 
dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm 
thể hiện tinh thần nhân văn cao cả với đức tính 
khoan dung, độ lượng của ông. Tư tưởng này 
đã mang đến một làn gió mới trong cái thời 
đại có nhiều biến động. Những quan điểm về 
ái dân; giáo hóa dân cũng như việc tìm ra con 
đường giải thoát cho muôn dân khỏi nỗi khổ 
đã thể hiện ở Ngô Thì Nhậm một trái tim chân 
thành, nhân hậu và là sự thể hiện sinh động, 
sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc” của ông. Là 
một người chứng kiến và tham gia vào những 
sự kiện lớn lao của lịch sử, thông qua quan 
điểm về dân, Ngô Thì Nhậm đã thể hiện khát 
vọng của thời đại, xứng đáng làm kim chỉ nam 
cho hoạt động của các nhà tư tưởng sau này.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_quan_diem_ve_dan_trong_tu_tuong_chinh_tri_cua_ngo_th.pdf