Tin học ứng dụng - Chương 3: Ứng dụng excel trong một số bài toán kinh tế
Giới thiệu
Trong Excel các hàm tài chính được chia làm 3 nhóm cơ bản:
Các hàm khấu hao tài sản cố định
Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
Các hàm tính giá trị đầu tư chứng khoán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tin học ứng dụng - Chương 3: Ứng dụng excel trong một số bài toán kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tin học ứng dụng - Chương 3: Ứng dụng excel trong một số bài toán kinh tế
Chương 3 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN KINH TẾ 1 Trường Đại học Vinh Khoa Công nghệ Thông tin ----------o0o------------ Giới thiệu Trong Excel các hàm tài chính được chia làm 3 nhóm cơ bản: Các hàm khấu hao tài sản cố định Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Các hàm tính giá trị đầu tư chứng khoán 02/09/2015 2 Bài toán: Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là biện pháp nhằm chuyển một phần giá trị của TSCĐ vào giá thành sản phẩm do TSCĐ đó sản xuất ra để sau một thời gian nhất định có đủ tiền mua được một TSCĐ khác tương đương với TSCĐ cũ. Nói cách khác khấu hao TSCĐ chính là tái sản xuất giản đơn TSCĐ. 02/09/2015 3 Các phương pháp khấu hao TSCĐ Có 2 cách tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo thời gian và khấu hao theo sản phẩm. Khấu hao theo thời gian: được áp dụng với các sản phẩm là các máy móc vạn năng. Khấu hao theo sản phẩm: áp dụng cho các máy móc chuyên dùng. Khấu hao TSCĐ theo thời gian bao gồm: Khấu hao đều (tuyến tính): Khấu hao nhanh: Khấu hao theo tổng số năm sử dụng Khấu hao số dư giảm dần Khấu hao nhanh với tỉ lệ khấu hao tùy chọn 02/09/2015 4 Phương pháp khấu hao đều Phương pháp khấu hao đều còn có các tên gọi như: khấu hao theo đường thẳng, khấu hao tuyến tính. Đối với phương pháp này lượng trích khấu hao hàng năm đều nhau trong suốt khoảng thời gian tính khấu hao. Công thức tính khấu hao đều: 02/09/2015 5 Phương pháp khấu hao đều Cú pháp: SLN(cost, salvage, life) Ý nghĩa: Tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoản thời gian xác định. Đối số: Cost: Nguyên giá của TSCĐ Salvage: Giá trị thải hồi của TSCĐ Life: Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ 02/09/2015 6 Phương pháp khấu hao đều Ví dụ 1: Một TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, dự tính khấu hao trong 10 năm. Giá trị đào thải ước tính 10 triệu đồng. Tính lượng trích khấu hao và giá trị còn lại của từng năm theo phương pháp khấu hao đều. 02/09/2015 7 Phương pháp khấu hao nhanh Đặc trưng cơ bản của phương pháp: những năm đầu khi mới đưa TSCĐ vào sử dụng thì lượng trích khấu hao lớn. Sau đó lượng trích khấu hao giảm dần. Ưu điểm: Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình. Hạn chế: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn (gây bất lợi trong cạnh tranh, nên các doanh nghiệp chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng PP này). 02/09/2015 8 Các loại khấu hao nhanh 1. Khấu hao theo tổng số năm sử dụng 2. Khấu hao theo số dư giảm dần 3. Khấu hao nhanh với tỉ lệ khấu hao tùy chọn 02/09/2015 9 1. Khấu hao theo tổng số năm sử dụng • Cú pháp: SYD(Cost, Salvage, Life, Period) • Ý nghĩa: Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCĐ trong một khoản thời gian xác định. • Đối số: • Cost: Nguyên giá của TSCĐ (Chi phí ban đầu) • Salvage: Giá trị thải hồi (Thu hồi) • Life: Tuổi thọ kinh tế • Period: Kỳ tính khấu hao 02/09/2015 10 1. Khấu hao theo tổng số năm sử dụng Ví dụ 2: Với các số liệu tương ứng như ví dụ 1. Hãy tính lượng trích khấu hao và giá trị còn lại cho từng năm theo phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng. 2. Khấu hao theo số dư giảm dần Cú pháp: DB(cost, salvage, life, period, [month]) Ý nghĩa: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một khoản thời gian xác định. Đối số Cost: Nguyên giá Salvage: Giá trị thải hồi Life: Tuổi thọ kinh tế Period: Kỳ tính khấu hao. Kỳ khấu hao phải dùng cùng đơn vị với tuổi thọ. Month: Số tháng trong năm đầu tiên. Nếu bỏ qua đối số month, nó được giả định là 12. Lưu ý: Do có tính đến số tháng ở năm đầu tiên, nên nếu năm đầu tiên có số tháng là m (m≠ 12) thì còn cần thêm 12-m tháng ở năm thứ T+1 mới khấu hao hết giá trị dự tính. 02/09/2015 12 2. Khấu hao theo số dư giảm dần Ví dụ 3: Sử dụng các số liệu như ví dụ 1. Tính lượng trích khấu hao và giá trị còn lại cho từng năm theo phương pháp số dư giảm dần, biết năm đầu tiên có 5 tháng. 3. Khấu hao nhanh với tỉ lệ khấu hao tùy chọn Cú pháp: DDB(cost, salvage, life, period, [factor]) Ý nghĩa: Tính khấu hao cho một TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần (số dư giảm gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản lý có thể được lựa chọn). Đối số: Cost: Nguyên giá Salvage: Giá trị thải hồi Life: Tuổi thọ kinh tế Period: Kỳ tính khấu hao. Kỳ khấu hao phải dùng cùng đơn vị với tuổi thọ. Factor (Tùy chọn). Tỷ lệ để giảm dần số dư. Nếu bỏ qua đối số factor, nó được giả định bằng 2 (phương pháp số dư giảm kép). 02/09/2015 14 3. Khấu hao với tỉ lệ khấu hao tùy chọn Ví dụ 4: Sử dụng các giá trị cho như ví dụ 1. Tính lượng trích khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại cho từng năm theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần với tỉ lệ tùy chọn. Bài toán: đánh giá hiệu quả vốn đầu tư Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư là tiền đề quan trọng cho việc quyết định lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư đơn giản, nhanh chóng và chính xác trong Excel cũng sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp. Excel cung cấp cho chúng ta một nhóm các hàm tính toán giá trị dòng tiền như FV, PV, PMT,... 02/09/2015 16 Tính giá trị tương lai Ví dụ 1: Một người gửi 10 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm. Hỏi số tiền thu được sau 2 năm? Hàm FV được dùng để xác định tổng số tiền mà bạn nhận được trong tương lai khi đầu tư một số tiền nhất định (định kỳ) vào một dự án, có lãi suất không đổi. Cú pháp: FV(rate, nper, pmt, pv, type) rate là lãi suất mỗi kỳ nper là tổng số kỳ tính lãi pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0 pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0 type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ, nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định) 02/09/2015 17 Tính giá trị tương lai Ví dụ 2: Một người gửi 10 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm và hàng năm gửi thêm 2 triệu đồng. Hỏi số tiền thu được sau 2 năm? 02/09/2015 18 Chú ý: các tham số mang dấu dương nếu đó là số tiền thu về, mang dấu âm nếu đó là số tiền phải bỏ ra. Tính giá trị hiện tại Ví dụ 1: Một người muốn có số tiền tiết kiệm 100 triệu sau 10 năm. Hỏi bây giờ người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu? Biết rằng lãi suất ngân hàng là 7%/năm. Cú pháp: PV(rate, nper, pmt, fv, type) rate là lãi suất mỗi kỳ nper là tổng số kỳ tính lãi pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0 fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ, nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định) 02/09/2015 19 Tính giá trị hiện tại Ví dụ 2: Để nhận được một khoản tiền 1000$ sau 5 năm nữa ngay bây giờ cần phải gửi vào ngân hàng một khoản tiền là bao nhiêu biết lãi suất ngân hàng là 4.5%/ năm. Ví dụ 3: Bạn muốn có 100 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm vào ngày 1/1/2015 thì vào ngày 1/1/2010 bạn phải gửi vào tài khoản tiết kiệm một khoản tiền bằng bao nhiêu? Biết lãi suất ngân hàng trả cố định là 10%/năm và hàng năm bạn gửi thêm vào 12 triệu. 02/09/2015 20 Tính giá trị thanh toán đều đặn theo định kỳ Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 50 triệu đồng đồng trả góp vào cuối mỗi tháng, trong vòng 48 tháng. Hỏi số tiền mỗi tháng bạn phải trả cho ngân hàng là bao nhiêu? Biết lãi suất ngân hàng cố định là 1,2%/tháng. Cú pháp: PMT(rate, nper, pv, fv, type) rate là lãi suất mỗi kỳ nper là tổng số kỳ tính lãi pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0 fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ, nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định) 02/09/2015 21 Tính giá trị thanh toán đều đặn theo định kỳ 02/09/2015 22 Tính tiền lãi phải trả theo kỳ Ví dụ: Nếu vay ngân hàng một khoản tiền 10 triệu với lãi suất 12%/năm trong vòng 5 năm, trả lãi định kỳ theo năm thì lượng tiền phải trả lãi cuối năm thứ nhất là bao nhiêu? Cú pháp: IPMT(rate, per, nper, pv, [fv], [type]) Per: Số thứ tự của kỳ cần tính lãi. Các tham số khác giống các hàm đã học 02/09/2015 23 Tính lãi suất Ví dụ: Một khoản vay 8000$ ban đầu được đề xuất thanh toán 200$/ tháng liên tục trong 4 năm (48 tháng). Hỏi lãi suất của khoản vay này là bao nhiêu? Cú pháp: RATE (nper, pmt, pv, [fv],[type],[guess]) Trong đó: Guess: là giá trị dự đoán. Nếu bỏ qua giá trị này, Excel sẽ tự động gán cho giá trị guess = 10% Các tham số khác tương tự các hàm khác 02/09/2015 24 Tính lãi suất 02/09/2015 25 Tính số kì thanh toán Ví dụ: Bạn gửi một số tiền 1.000$ vào ngân hàng, lãi suất của ngân hàng là 12%/năm, mỗi tháng bạn gửi thêm 100$. Hỏi sau bao lâu bạn thu được số tiền 10.000$. Sử dụng phương pháp gửi thêm tiền vào đầu kỳ. Cú pháp: NPER(rate, pmt, pv, [fv], [type]) 02/09/2015 26 Tính lãi suất thực tế hàng năm Ví dụ: Một khoản vay ngân hàng với lãi suất danh nghĩa là 5,25%/ năm nhưng được tính trả lãi theo quí. Hỏi lãi suất thực tế của khoản vay là bao nhiêu %/năm. Cú pháp: EFFECT (nominal_rate, npery) Trong đó: Nominal_rate: lãi suất danh nghĩa Npery: số kì tính lãi trong năm 02/09/2015 27 Tính giá trị tương lai khi lãi suất thay đổi Ví dụ: Một khoản tiền vay ban đầu là 1000$, vay trong 3 năm với lãi suất lần lượt là 3.5%/ năm, 4%/ năm và 5%/ năm. Hỏi sau thời gian trên cần thanh toán cả lãi và gốc số tiền bằng bao nhiêu? Cú pháp: FVSCHEDULE (principal, schedule) Trong đó: Principal: giá trị hiện tại Schedule: các lãi suất từng kì Công thức: =FVSCHEDULE(1000, {0.035, 0.04, 0.05}) 02/09/2015 28 Tính giá trị thuần của dự án Dòng tiền thuần là số tiền chêch lệch của toàn bộ các khoản thu vào và chi ra trong suốt vòng đời dự án. NPV là giá trị hiện tại thuần của một khoản đầu tư. Đó chính là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án. Nếu NPV > 0 thì dự án có tính khả thi Nếu NPV < 0 thì dự án không mang tính khả thi (loại bỏ) Nếu NPV = 0 thì tùy thuộc tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà nhà đầu tư có thể quyết định loại bỏ hay chấp nhận dự án. 02/09/2015 29 Tính giá trị thuần của dự án Cú pháp: NPV(rate, value-1, value-2, , value-n) Trong đó: Rate: tỉ suất chiết khấu Value-1, value-2, value-n: các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm 1, 2, , n của kỳ phân tích với các thời điểm bằng nhau 02/09/2015 30 Tính giá trị thuần của dự án Ví dụ: 02/09/2015 31 Bài toán đầu tư chứng khoán Tính lãi gộp cho một trái phiếu trả vào ngày tới hạn Tính lãi gộp của một chứng khoán trả theo định ki ̀ Tính ti ̉ suất chiết khấu của một chứng khoán Tính lãi suất của một chứng khoán được đầu tư hết Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một chứng khoán được đầu tư hết 02/09/2015 32 Tính lãi gộp cho một trái phiếu trả vào ngày tới hạn Ta có công thức tính như sau: Trong đó: ACC: lãi gộp của trái phiếu Par: Mệnh giá của trái phiếu Rate: Lãi suất hàng năm của trái phiếu A: Số ngày tích lũy của trái phiếu D: Số ngày của năm cơ sở 02/09/2015 33 Tính lãi gộp cho một trái phiếu trả vào ngày tới hạn Cú pháp: ACCRINTM (issue, Settlement, rate, par, basis) Trong đó: Issue: ngày phát hành Settlement: ngày tới hạn Rate: tỷ suất của trái phiếu Par: giá trị mỗi cuốn phiếu. Nếu bỏ qua, giá trị ngầm định sẽ là 1000$ Basis: kiểu ngày đếm cơ sở Bảng liệt kê một số kiểu ngày đếm cơ sở: 02/09/2015 34 Tính lãi gộp cho một trái phiếu trả vào ngày tới hạn Ví dụ: Tính lãi gộp cho một trái phiếu kho bạc mệnh giá 500$, phát hành ngày 15/5/2006 có hạn thanh toán vào ngày 25/10/2009 với lãi suất 4%/năm. Sử dụng mã cơ sở 1. Ta có công thức tính như sau: =Accrintm(date(2006,5,15),date(2009,10,25),4%,500,1) Kết quả: 68.94 02/09/2015 35 Tính lãi gộp của một chứng khoán trả theo định ki ̀ Cú pháp: Accrint(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis) Trong đó: Issue: ngày phát hành chứng khoán First_interest: ngày trả lãi suất đầu kì Settlement: ngày thanh toán chứng khoán Rate: tỉ suất (lãi suất) hàng năm của cuốn phiếu Par: mệnh giá của cổ phiếu. Nếu bỏ qua tham số này thì Excel tự động gán giá trị cho nó là 1000$ Frequency: là số lần trả của trái phiếu trong 1 năm. Nếu bằng 1: thanh toán theo hàng năm, bằng 2: thanh toán theo nửa năm, nếu bằng 4: thanh toán theo quí Basis: kiểu ngày đếm cơ sở được sử dụng 02/09/2015 36 Tính lãi gộp của một chứng khoán trả theo định kì Ví dụ: Một trái phiếu kho bạc có ngày phát hành 10/3/2003, ngày trả lãi kỳ đầu là 1/8/2003, ngày thanh toán trái phiếu là 31-5-2008. Lãi suất của trái phiếu là 10%, mệnh giá là 1000 USD. Dùng cơ sở 30/360 tính lãi suất gộp cho trái phiếu, thanh toán theo nửa năm. Công thức: =ACCRINT(date(2003,3,10),date(2003,8,1),date(2008,5,31),1 0%,1000,2,0) = 522.5($) 02/09/2015 37 Tính tỉ suất chiết khấu của một chứng khoán Cú pháp: DISC(settlement, maturity, Pr, redemtion, [basis]) Trong đó: Settlement: ngày thanh toán chứng khoán Maturity: ngày tới hạn của chứng khoán Pr: Giá trị của mỗi 100$ mệnh giá của chứng khoán Redemtion: Giá trị phải trả cho mỗi mệnh giá 100$ Basis: kiểu ngày đếm cơ sở được sử dụng 02/09/2015 38 Tính tỉ suất chiết khấu của một chứng khoán Ví dụ: Một trái phiếu chiết khấu giá trị 100$ có hạn thanh toán ngày 15/7/2009 được mua lại vào ngày 23/3/2008 với giá 96.5$. Tính tỉ suất chiết khấu của trái phiếu đó sử dụng cơ sở 1. =DISC(date(2008,3,23),date(2009,7,15),96.5, 100,1) =0.027 02/09/2015 39 Tính lãi suất của một chứng khoán được đầu tư hết Cú pháp: INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basis) Trong đó: Settlement: ngày thanh toán chứng khoán (là ngày sau ngày phát hành khi chứng khoán được bán cho người mua) Maturity: ngày tới hạn của chứng khoán Basis: kiểu ngày đếm cơ sở được sử dụng Redemtion: số tiền phải trả khi đến ngày tới hạn Investment: khoản tiền đã đầu tư vào chứng khoán 02/09/2015 40 Tính lãi suất của một chứng khoán được đầu tư hết Ví dụ: Tính lãi suất cho một chứng khoán có ngày thanh toán (ngày mua chứng khoán) là 1/2/2008, ngày tới hạn là 15/6/2010, tiền đầu tư là 5000$, tiền thu được là 6500$, cơ sở 1 =INTRATE(date(2008,1,2), date(2010, 6,15), 5000,6500,1) = 0.1267 02/09/2015 41 Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một chứng khoán được đầu tư hết Cú pháp: Received(settlement, maturity, investment, discount, basis) Trong đó: Discount: ti ̉ suất chiết khấu Settlement: ngày thanh toán chứng khoán (là ngày sau ngày phát hành khi chứng khoán được bán cho người mua) Maturity: ngày tới hạn của chứng khoán Basis: kiểu ngày đếm cơ sở được sử dụng Investment: khoản tiền đã đầu tư vào chứng khoán 02/09/2015 42 Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một chứng khoán được đầu tư hết Ví dụ: Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một trái phiếu kho bạc được đầu tư hết có ngày thanh toán là 18/5/2007, ngày tới hạn là 18/10/2008, tiền đầu tư là 500$, tỉ suất chiết khấu là 5.85%, cơ sở 1 Ta có công thức tính như sau: =Received(date(2007,5,18),date(2008, 10,18),500, 5.85%, 1) Kết quả: =545.3$ 02/09/2015 43
File đính kèm:
- tin_hoc_ung_dung_chuong_3_ung_dung_excel_trong_mot_so_bai_to.pdf