Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam / dioxin tại cộng đồng

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, Mỹ đã

rải xuống miền nam Việt Nam trên 72 triệu lít chất độc hoá học, trong

đó có 42 triệu lít chất da cam mang độc tố dioxin. Số lượng nạn nhân

hiện nay ở Việt Nam rất lớn: 1,2% số gia đình trong toàn quốc có người

bị hậu quả của chất độc da cam/dioxin. 93% xã/phường của 64

tỉnh/thành phố trong cả nước đều có người bị nhiễm chất độc da

cam/dioxin.

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin suốt đời phải chịu những đau đớn

về thể xác và tinh thần do những bệnh tật trên cơ thể gây ra. Những đau

đớn về thể xác dẫn tới những thay đổi về tâm lý, nhận thức, tình cảm

thái độ và hành vi theo chiều hướng tiêu cực. Các nạn nhân dioxin

thường mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng tự chăm sóc, họ

luôn cần có người hỗ trợ, giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày. Những

nạn nhân này thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và thời gian chăm sóc

kéo dài. Vì vậy người nhà nạn nhân vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa

phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh như bao người bình thường khác. Họ

phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc, tổn thương tâm lý và suy giảm

sức khỏe.

Trong những năm qua ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công

trình nghiên cứu về nạn nhân dioxin, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu

các tổn thương thực thể, các biến đổi sinh hóa. Chưa có nghiên cứu đánh

giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân, đặc biệt là đánh giá gánh nặng

chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân dioxin.

Đồng Nai là 1 trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất

độc da cam/Dioxin tại Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ (Bộ quốc phòng

Mỹ), trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển đến, lưu giữ tại sân bay

Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hơn 98.000 thùng phuy loại 205 lít chứa chất da

cam. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn thùng chứa chất xanh, trắng và chất

diệt cỏ các loại. Hiện nay lượng dioxin còn tồn dư trong môi trường ở

Biên Hòa đang được xử lý. Các gia đình nạn nhân chất độc da

cam/dioxin đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đình có 3 đến 4 người

mang trong mình hậu quả khốc liệt do chiến tranh2

Do vậy, cần có những nghiên cứu tiên phong cho khu vực này.

Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà

nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại thành phố Biên Hòa (2014-2016 ).

2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc

sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại

cộng đồng

pdf 27 trang dienloan 6700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam / dioxin tại cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam / dioxin tại cộng đồng

Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam / dioxin tại cộng đồng
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, Mỹ đã 
rải xuống miền nam Việt Nam trên 72 triệu lít chất độc hoá học, trong 
đó có 42 triệu lít chất da cam mang độc tố dioxin. Số lượng nạn nhân 
hiện nay ở Việt Nam rất lớn: 1,2% số gia đình trong toàn quốc có người 
bị hậu quả của chất độc da cam/dioxin. 93% xã/phường của 64 
tỉnh/thành phố trong cả nước đều có người bị nhiễm chất độc da 
cam/dioxin. 
Nạn nhân chất độc da cam/dioxin suốt đời phải chịu những đau đớn 
về thể xác và tinh thần do những bệnh tật trên cơ thể gây ra. Những đau 
đớn về thể xác dẫn tới những thay đổi về tâm lý, nhận thức, tình cảm 
thái độ và hành vi theo chiều hướng tiêu cực. Các nạn nhân dioxin 
thường mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng tự chăm sóc, họ 
luôn cần có người hỗ trợ, giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày. Những 
nạn nhân này thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và thời gian chăm sóc 
kéo dài. Vì vậy người nhà nạn nhân vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa 
phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh như bao người bình thường khác. Họ 
phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc, tổn thương tâm lý và suy giảm 
sức khỏe. 
Trong những năm qua ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công 
trình nghiên cứu về nạn nhân dioxin, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu 
các tổn thương thực thể, các biến đổi sinh hóa. Chưa có nghiên cứu đánh 
giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân, đặc biệt là đánh giá gánh nặng 
chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân dioxin. 
Đồng Nai là 1 trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất 
độc da cam/Dioxin tại Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ (Bộ quốc phòng 
Mỹ), trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển đến, lưu giữ tại sân bay 
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hơn 98.000 thùng phuy loại 205 lít chứa chất da 
cam. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn thùng chứa chất xanh, trắng và chất 
diệt cỏ các loại. Hiện nay lượng dioxin còn tồn dư trong môi trường ở 
Biên Hòa đang được xử lý. Các gia đình nạn nhân chất độc da 
cam/dioxin đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đình có 3 đến 4 người 
mang trong mình hậu quả khốc liệt do chiến tranh 
2 
Do vậy, cần có những nghiên cứu tiên phong cho khu vực này. 
 Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu: 
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà 
nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại thành phố Biên Hòa (2014-2016 ). 
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc 
sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại 
cộng đồng. 
 Những đóng góp mới của luận án 
Xác định được tình trạng suy giảm nhận thức và các triệu chứng 
hành vi tâm thần của nạn nhân dioxin. Có 84,8% nạn nhân bị suy giảm 
nhận thức mức độ trung bình và nhẹ; có 57,7% nạn nhân có rối loạn vận 
động; 56,1% có rối loạn cảm xúc; 60,4% có dấu hiệu hoang tưởng; 
78,5% có dấu hiệu trầm cảm; 78% có triệu chứng kích động, hung hãn 
và 80,3% có rối loạn hành vi ban đêm. Xác định được chất lượng cuộc 
sống của nạn nhân dioxin đạt thấp dưới 50% so với mức điểm chất 
lượng cuộc sống tốt nhất. 
Xác định được gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của 
người nhà nạn nhân dioxin. Có 56,1% người nhà nạn nhân dioxin có 
gánh nặng chăm sóc ở mức độ rất nghiêm trọng; 39,9% mức độ 
nghiêm trọng. 
 Đánh giá được chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần 
của người nhà nạn nhân thấp hơn ở những nạn nhân có biểu hiện rối loạn 
triệu chứng hành vi tâm thần nặng (p <0,001). 
Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân 
và người nhà nạn nhân tại cộng đồng có hiệu quả cao. Đối với nạn 
nhân: Tình trạng nhận thức tăng 32,2%; mức độ trầm trọng các triệu 
chứng hành vi, tâm thần giảm 23,6%; chất lượng cuộc sống của nạn 
nhân tăng 14%. Đối với người nhà nạn nhân dioxin: Gánh nặng chăm 
sóc giảm 4 điểm, tăng điểm sức khỏe thể chất 35,3%, tăng điểm sức 
khỏe tâm thần 31,9%. 
Bố cục của luận án: 
 Luận án gồm 145 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục) Đặt 
vấn đề 2 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Luận án được kết cấu 4 
chương gồm : Chương 1. Tổng quan - 36 trang; Chương 2. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu - 35 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu - 41 
trang; Chương 4 Bàn luận 28 trang. Luận án có 22 bảng, 7 hình, 124 tài 
liệu tham khảo (60 tài liệu tiếng Việt, 64 tiếng Anh). 
3 
Chƣơng 1 
 TỔNG QUAN 
 1.1 . Ảnh hƣởng và hậu quả của chất độc da cam/dioxin đến 
sức khỏe con ngƣời 
Chất độc da cam/dioxin gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề đến sức 
khỏe con người. Hiện nay đã xác định được danh mục 17 bệnh, tật, dị 
dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin 
1.2. Tổn thƣơng tâm lý ở nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân chất 
độc da cam/dioxin 
Các tổn thương tâm lý hay gặp ở nạn nhân dioxin gồm: Hội chứng 
quên thực thể, rối loạn ảo giác, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn khí sắc 
(cảm xúc), các rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Một số kết quả nghiên 
cứu của các tác giả trong nước cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu đều 
có những tổn thương tâm lý ở những mức độ khác nhau. Mức độ tổn 
thương tâm lý của các nạn nhân dioxin không phụ thuộc vào lứa tuổi . 
1.3. Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân, ngƣời nhà nạn nhân 
chất độc da cam/dioxin 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1995) thì chất lượng cuộc sống là 
những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh 
văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các 
mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. 
Có nhiều bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống hiện đang được 
sử dụng phổ biến trên thế giới như. Bộ công cụ SF-36 (MOS Short Form– 
36/SF-36) mô tả về sức khỏe gồm 36 câu hỏi, phiếu WHO QOL-BREF 
(MOS Short Form12/WHO QOL-BREF) gồm 12 câu hỏi rút gọn. Các 
đánh giá chung cho phép so sánh các bệnh khác nhau hoặc so sánh các 
phương pháp điều trị với nhau, song không đi sâu vào ảnh hưởng của 
bệnh nên không thể hiện rõ sự thay đổi theo diễn biến của bệnh . 
Hầu hết việc chăm sóc nạn nhân dioxin đều dựa vào gia đình và 
người than. Việc chăm sóc nạn nhân làm cho người chăm sóc luôn bị 
căng thẳng tâm lý và sa sút chất lượng cuộc sống. Người chăm sóc 
thường thiếu sự giao tiếp, hỗ trợ từ xã hội và có cảm giác bị cách ly xã 
4 
hội, phải hy sinh các đam mê, sở thích, công việc và giải trí, giảm bớt 
thời gian dành cho bạn bè và gia đình, từ bỏ hoặc giảm việc làm. Họ 
phải hy sinh nhiều hơn các mối tương tác xã hội. Vì thế các dấu hiệu tâm 
lý càng trở nên tiêu cực hơn. 
1.4. Giải pháp phục hồi chức năng tâm thần, nâng cao chất 
lƣợng cuộc sống cho nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân dioxin 
1.4.1. Chính sách hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân chất độc da 
cam/dioxin 
Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc để giải quyết hậu quả này; 
nhiều chủ trương, chính sách về xử lý các khu vực còn tồn dư lưu lượng 
dioxin cao; ban hành chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng 
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, thúc đẩy công 
tác chăm sóc các nạn nhân và hỗ trợ cuộc đấu tranh đòi công lý cho họ. 
1.4.2. Biện pháp phục hồi chức năng tâm thần 
Căn cứ vào nhu cầu cần hồi phục có thể áp dụng các phương 
pháp đối với nhóm nạn nhân tâm thần phân liệt và với nhóm nạn 
nhân tâm căn. 
1.4.3. Giải pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại cộng đồng 
 Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, phối hợp nhiều tổ chức trong 
xã hội, phối hợp cùng với gia đình và đặc biệt là sự hợp tác của nạn nhân 
trong suốt quá trình điều trị, mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. 
Giải pháp chăm sóc, phục hồi chức năng tâm thần tại cộng đồng, 
dựa trên các phương diện sau: 
 - Dự phòng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, 
tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những nạn nhân tâm thần, động 
kinh, trầm cảm, rối loạn do stress...các biện pháp này cần huy động tối 
đa sự cộng tác của nạn nhân và gia đình nạn nhân. 
5 
Chƣơng 2 
 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Toàn bộ nạn nhân Dioxin của thành phố Biên Hòa: 750 người. 
Người nhà nạn nhân Dioxin (người chăm sóc chính): 750 người. 
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Biên Hòa. 
- Thời gian nghiên cứu: 24 tháng, từ 1/2014-12/2015. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu : Gồm 2 thiết kế nghiên cứu 
2.2.1. Nghiên cứu mô tả có phân tích 
- Đối với nạn nhân: 
+ Tình trạng nhận thức: Sử dụng trắc nghiệm đánh giá trạng thái 
tâm trí thu gọn bằng bản Việt hóa 
+ Tình trạng hoạt động hàng ngày. 
+ Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần: Sử 
dụng câu hỏi đánh giá trạng thái tâm thần kinh (NPI). 
+ Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần. 
+ Điểm đánh giá tình trạng tổn thương tâm lý dựa vào các test tâm 
lý: trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp, thang trầm cảm Beck, trí nhớ thao tác, 
thang lo âu. 
+ Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo Bộ câu hỏi đánh giá chất 
lượng cuộc sống SF36. 
- Đối với người nhà nạn nhân 
- Đánh giá gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân: Bộ câu hỏi 
phỏng vấn về gánh nặng chăm sóc. 
- Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe: Câu hỏi 
phỏng vấn rút gọn đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO (WHO 
QOL-BREF). 
6 
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, so sánh trước sau 
Gồm các hoạt động chính: 
 + Tổ chức thực hiện mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần 
cho nạn nhân và người nhà nạn nhân dioxin thành phố Biên Hòa. 
 + Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng. 
 + Quản lý, giảm sát mô hình. 
 + Triển khai các giải pháp can thiệp tại cộng đồng. 
a, Đối tượng nghiên cứu 
* Nạn nhân dioxin: 250 nạn nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần 
được xác định từ nghiên cứu mô tả, đồng ý tham gia vào can thiệp hoặc 
theo dõi. 
* Người nhà nạn nhân: 250 người nhà của những nạn nhân dioxin 
đã được lựa chọn vào nghiên cứu can thiệp. 
* Cộng tác viên: Cán bộ thuộc các chi hội nạn nhân chất độc da 
cam/dioxin tại các phường. 
b, Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu can thiệp không có nhóm 
chứng, so sánh trước và sau can thiệp 
d, Chương trình can thiệp 
* Đối với nạn nhân dioxin 
- Mục đích can thiệp: Giúp nạn nhân cải thiện chức năng sinh hoạt 
hàng ngày, cải thiện trí nhớ, duy trì chức năng nhận thức và cải thiện sự 
giao tiếp, hòa nhập với những người xung quanh, nâng cao sức khỏe thể 
chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân. 
- Thời gian can thiệp: 6 tháng 
- Biện pháp can thiệp: 
Nạn nhân được nghiên cứu viên khám lâm sàng tổng quát, tư vấn 
lựa chọn và hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp, gồm: 
+ Luyện tập thư giãn: Bài “Tâm thần thư thái”, Bài “Giãn mềm cơ 
bắp”, Bài “Sưởi ấm cơ thể”. 
+ Tập thở. 
+ Tập thiền. 
+ Tập dưỡng sinh. 
7 
+ Luyện tập phục hồi chức năng vận động tại nhà thụ động và có trợ 
giúp của cộng tác viên 
* Đối với người nhà nạn nhân 
Bên cạnh việc triển khai biện pháp can thiệp đối với nạn nhân 
dioxin, các biện pháp can thiệp đối với người nhà nạn nhân gồm: 
+ Tập huấn, đào tạo cung cấp kiến thức về những dấu hiệu biểu hiện 
nạn nhân có rối loạn tâm lý nặng. 
+ Tập huấn, đào tạo cung cấp kiến thức về cách chăm sóc nạn nhân. 
+ Hướng dẫn người nhà nạn nhân cùng luyện tập với nạn nhân và 
theo dõi tiến triển của nạn nhân. 
+ Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của người nhà nạn nhân về diễn 
biến của nạn nhân, các vấn đề nảy sinh. 
+ Gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cho người nhà nạn nhân dioxin. 
e, Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp 
* Đối với nạn nhân dioxin 
+ Mức độ tham gia luyện tập, sự hài lòng của nạn nhân. 
+ Các biến cố không mong muốn liên quan việc luyện tập. 
+ Chỉ số hiệu quả can thiệp: Đánh giá sự thay đổi mức độ trầm 
trọng, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần, mức độ 
căng thẳng, hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của nạn nhân. 
* Đối với người nhà nạn nhân 
So sánh trước và sau can thiệp về gánh nặng chăm sóc và chất 
lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân. 
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu: 
- Nghiên cứu được tuân thủ theo đạo đức trong nghiên cứu Y học và 
đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Học viện Quân 
y thông qua 
- Các biện pháp can thiệp không gây tổn hại đến sức khỏe thể chất, 
tinh thần của người được can thiệp đồng thời góp phần nâng cao chất 
lượng cuộc sống cho họ. 
8 
Chƣơng 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân dioxin 
3.1.1. Các thông tin chung của nạn nhân 
Độ tuổi trung bình của nạn nhân là 56,73±17,56. 96% có trình độ từ 
THPT trở xuống. Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông dân 
(57,3%). 
3.1.2. Một số đặc điểm sức khỏe tâm thần của nạn nhân 
3.1.2.1. Tình trạng suy giảm nhân thức 
Điểm số về tình trạng nhận thức chung 15,16±4,46. Mức độ suy 
giảm nhận thức trung bình là 65,1%; nặng: 15,2% và nhẹ: 19,7%. 
3.1.2.2. Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý 
Trên 50% nạn nhân không đạt giới hạn bình thường ở tất cả các trắc 
nghiệm thần kinh tâm lý. 
3.1.2.3. Các triệu chứng về hành vi tâm thần của nạn nhân theo 
thang đánh giá tình trạng tâm thần kinh 
Có 61,1% nạn nhân có vấn đề về ăn uống; 80,3% có triệu chứng rối 
loạn hành vi ban đêm; 57,7% có rối loạn vận động; 56,1% có rối loạn 
cảm xúc; 59,1% mất ức chế; 53,9% vô cảm; 56,3% lo âu; 78,5% có dấu 
hiệu trầm cảm; 60,4% có dấu hiệu hoang tưởng; 78,0% có kích động 
hoặc hung hãn. 
3.1.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin 
3.1.3.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin 
Bảng 3.3. Điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin (N=750) 
Người đánh giá 
Điểm số CLCS Chỉ số 
Cronbach alpha SD 
Nạn nhân tự đánh giá 21,97 2,62 
0,974 
Người nhà nạn nhân đánh giá 21,88 2,77 
Hệ số tương quan giữa hai đánh giá Rho = 0,944 (p<0,01) 
Người nhà đánh giá CLCS của nạn 
nhân không tự đánh giá được 
21,13 ± 3,13 
9 
Điểm số CLCS trung bình do nạn nhân tự đánh giá là 21,97±2,62; 
người nhà nạn nhân đánh giá là 21,88±2,77; chỉ đạt 42,25% và 42,08% 
so với điểm CLCS mức tốt nhất. Điểm CLCS của nạn nhân không trả lời 
được 21,13 ± 3,13; đạt 40,63% so với mức điểm CLCS tốt nhất. 
3.1.3.2. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin theo một số đặc 
điểm cá nhân 
Không có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân giữa 
các nhóm tuổi và giới tính (p>0,05). 
3.1.3.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin theo các triệu 
chứng hành vi, tâm thần 
Chất lượng cuộc sống theo nạn nhân đánh giá ở những nạn nhân có 
rối loạn vận động thấp hơn so với những nạn nhân không có triệu chứng 
này (p<0,05). Những nạn nhân vô cảm, mất ức chế và hành vi bất 
thường ban đêm có điểm chất lượng cuộc sống theo người nhà nạn nhân 
đánh giá thấp hơn so với những người không có triệu chứng này. Tuy 
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 
3.1.3.4. Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của 
nạn nhân chất độc da cam/dioxin 
Bảng 3.7: Mô hình hồi quy tuyến tính và các yếu tố liên quan tới chất 
lượng cuộc sống của nạn n ... 9,59 3,92 <0,01 
4,77 
(32,2) 
Mức độ trầm 
trọng 
11,72 3,86 8,95 2,91 <0,01 
-2,77 
(-23,6) 
Mức độ ảnh 
hưởng 
14,40 5,47 10,24 3,94 <0,01 
-4,16 
(-28,9) 
CLCS theo nạn 
nhân đánh giá 
22,15 2,54 25,24 2,77 <0,01 
3,09 
(14,0) 
CLCS người nhà 
nạn nhân đánh giá 
22,04 2,77 24,59 2,55 <0,01 
2,55 
(11,6) 
 Tình trạng nhận thức (điểm MMSE), hoạt động hàng ngày (ADL) 
và hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL) đều 
tăng lên. 
 Chất lượng cuộc sống của nạn nhân đã được cải thiện theo 
người nhà nạn nhân hay do chính nạn nhân đánh giá. Các thay đổi này 
đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
17 
Bảng 3.20: Khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân 
trước và sau can thiệp theo mức độ tập (n=250) 
Các đặc điểm 
Trước can thiệp Sau can thiệp 
p 
 SD SD 
Theo nạn nhân đánh giá 
CLCS nạn nhân tập đều 22,39 2,43 25,45 2,77 <0,01 
CLCS nạn nhân tập không đều 21,70 2,70 24,84 2,73 <0,01 
Theo ngƣời nhà nạn nhân đánh giá 
CLCS của nạn nhân tập đều 22,30 2,68 24,84 2,46 <0,01 
CLCS nạn nhân tập không đều 21,53 2,89 24,12 2,68 <0,01 
Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của nạn nhân và 
người nhà nạn nhân ở cả nhóm tập đều và nhóm tập không đều sau can 
thiệp đều có sự cải thiện so với trước khi can thiệp (p<0,001). 
Bảng 3.21: So sánh kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống của 
nạn nhân giai đoạn bệnh và mức độ luyện tập (n=250) 
Chất lƣợng cuộc sống 
của nạn nhân 
Nhóm tập đều Nhóm tập không đều 
p 
 SD SD 
Nạn nhân giai đoạn nhẹ (n=42) 
Nạn nhân đánh giá 24,48 2,89 24,46 2,90 >0,05 
Người nhà nạn nhân đánh giá 24,79 2,26 24,23 2,17 >0,05 
Nạn nhân giai đoạn trung bình (n=162) 
Nạn nhân đánh giá 25,57 2,75 24,71 2,85 >0,05 
Người nhà nạn nhân đánh giá 24,86 2,55 23,75 2,76 <0,05 
Nạn nhân giai đoạn nặng (n=46) 
Nạn nhân đánh giá 25,91 2,61 25,71 1,94 >0,05 
Người nhà nạn nhân đánh giá 24,81 2,40 25,57 2,34 >0,05 
18 
Sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân giai đoạn nhẹ và 
nặng theo đánh giá của nạn nhân và người nhà nạn nhân không có sự 
khác biệt giữa nhóm tham gia luyện tập đều và không đều (p>0,05). 
Nhưng ở nhóm nạn nhân giai đoạn trung bình, chất lượng cuộc sống của 
nạn nhân theo đánh giá của người nhà nạn nhân nhóm tham gia tập đều 
được cải thiện nhiều hơn so với nhóm tập không đều (p<0,05). 
Hầu hết nạn nhân nhóm can thiệp đều có cảm nhận hài lòng với việc 
luyện tập, nhưng nhóm nạn nhân tham gia tập đều có sự hài lòng cao 
hơn. Tuy nhiên kết quả chỉ đạt được ở mức độ trung bình (so với điểm 
hài lòng tối đa trung bình là 4 điểm). 
 3.3.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với người nhà nạn nhân 
 Bảng 3.23: Kết quả can thiệp của người nhà nạn nhân nhóm can thiệp 
 ( n=250 ) 
Đặc điểm 
Trƣớc can 
thiệp 
Sau can thiệp 
p 
CSHQ 
(%) 
 SD SD 
Gánh nặng 
chăm sóc 
62,87 11,59 58,67 10,81 <0,01 
-4,20 
(-6,7) 
Điểm SK 
thể chất 
42,88 26,14 58,03 20,96 <0,01 
15,15 
(35,3) 
Điểm SK 
tâm thần 
45,52 17,55 60,05 10,73 <0,01 
14,53 
(31,9) 
Sau can thiệp, gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân nhóm 
can thiệp giảm còn 58,67±10,81 điểm. Chất lượng cuộc sống liên quan 
sức khỏe thể chất tăng lên 58,03±20,96; sức khỏe tâm thần tăng lên 
60,05±10,73. Sự cải thiện rõ rệt và có ý nghĩa thống kê so với trước can 
thiệp (p<0,01). 
19 
Chƣơng 4 
BÀN LUẬN 
4.1.Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân, ngƣời nhà nạn nhân 
dioxin 
4.1.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng cuộc sống theo nạn nhân 
đánh giá (21,97 ±2,62) cao hơn so với đánh giá của người nhà nạn nhân 
(21,88± 2,77). Tuy có sự chênh lệch nhưng điểm chất lượng cuộc sống 
của nạn nhân theo nạn nhân và người nhà nạn nhân đánh giá có tương 
quan đồng biến chặt chẽ (rho = 0,944; p <0,01). Kết quả này cũng tương 
tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc; Hoe; Conde - Sala và cộng 
sự. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chất lượng cuộc sống của nạn nhân là 
thấp, chỉ đạt 42,08% (theo đánh giá của người nhà nạn nhân) và 42,25% 
(theo đánh giá của nạn nhân) so với chất lượng cuộc sống ở mức tốt nhất. 
So sánh với các nghiên cứu của Inouye và cộng sự về đánh giá chất lượng 
cuộc sống của người cao tuổi cho thấy, chất lượng cuộc sống của nạn 
nhân dioxin thấp hơn so với người cao tuổi khác. Kết quả nghiên cứu của 
Hoe và Cs điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là 40,18 điểm, 
cao hơn điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin 36,9±5,6 điểm. 
Theo Bruvik và cộng sự, chất lượng cuộc sống của người trưởng thành 
bình thường là 41,2±5,3. Điều này cho thấy, ở nạn nhân dioxin có các yếu 
tố đã ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. 
4.1.2 Chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân dioxin 
Kết quả nghiên cứu của cho thấy, điểm trung bình về sức khỏe thể 
chất của người nhà nạn nhân là 47,44 ± 27,56; về sức khỏe tâm thần là 
47,56 ± 16,95. Những người nhà nạn nhân không đi làm có điểm số chất 
lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất thấp hơn so với những 
người nhà nạn nhân đang đi làm.Người nhà nạn nhân từ 65 tuổi trở lên 
có điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất thấp hơn so 
với những người ở độ tuổi trẻ hơn. Người nhà nạn nhân bị suy giảm 
20 
nhận thức nặng có chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần 
(23,75±13,04) thấp hơn đáng kể so với những người nhà nạn nhân suy 
giảm nhận thức nhẹ (71,05±7,05) và trung bình (46,00 ± 9,19) (p< 0,01). 
Kết quả này cho thấy, công việc chăm sóc nạn nhân dioxin ảnh hưởng 
nặng nề tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của người nhà 
nạn nhân, đặc biệt là người nhà của những nạn nhân bị suy giảm 
nhận thức nặng. 
4.1.3 Gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân dioxin 
Đánh giá gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân theo thang 
điểm ZBI, điểm trung bình là 63,04 ±11,48. Trong đó có 4% có gánh 
nặng chăm sóc ở mức độ trung bình; 39,9% ở mức độ nghiêm trọng và 
56,1% ở mức độ rất nghiêm trọng. Gánh nặng chăm sóc của người nhà 
nạn nhân dioxin trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ở mức độ cao hơn 
so với nghiên cứu của Chan và cộng sự tại Trung Quốc (điểm số ZBI là 
24,6); của Moraes ở Brazil (37,3±13,08); của Saeed (42,0 điểm). 
Kết quả nghiên cứu của Logsdon cho thấy, gánh nặng chăm sóc của 
người nhà nạn nhân liên quan có ý nghĩa với điểm chất lượng cuộc sống 
(hệ số r = -0,52 và -0,53; p<0,01). Nghiên cứu của Conde-Sala và cộng 
sự cũng thấy có sự tương quan giữa đánh giá chất lượng cuộc sống và 
gánh nặng chăm sóc (rho = -0,56, p<0,05). 
Từ kết quả này nhận thấy, người nhà nạn nhân (những người chăm 
sóc chính) phải chịu một áp lực lớn từ gánh nặng chăm sóc hàng ngày 
cho nạn nhân. Do vậy, cần có các giải pháp hỗ trợ cho người nhà nạn 
nhân dioxin để giúp giảm bớt gánh nặng chăm sóc và nâng cao chất 
lượng cuộc sống cho không chỉ nạn nhân mà cho cả những người hàng 
ngày phải chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin. 
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp 
Hiệu quả can thiệp đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin 
Giải pháp can thiệp và chương trình thực hiện phục hồi chức năng 
tâm thần cho nạn nhân , dựa trên các phương diện: Dự phòng, chăm sóc 
toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và 
21 
cộng đồng cho nạn nhân dioxin. Mô hình huy động tối đa sự cộng tác 
của nạn nhân và gia đình nạn nhân. Dựa trên việc tham khảo, rút kinh 
nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi đã phối hợp 
một số biện pháp can thiệp phục hồi chức năng tâm lý tại cộng đồng. 
Lựa chọn các bài tập tương đối đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị đắt 
tiền hoặc các kỹ thuật phức tạp nên có tính khả thi cao, có thể ứng dụng 
trong chương trình quản lý, chăm sóc nạn nhân dioxin tại cộng đồng. 
Hiệu quả can thiệp cho thấy, có sự thay đổi đáng kể một số chỉ số về tình 
trạng lâm sàng của nhóm can thiệp. Điểm số MMSE tăng lên 4,77 điểm; 
từ 14,82±4,72 điểm trước can thiệp lên 19,59±3,92 sau can thiệp. Chất 
lượng cuộc sống của nạn nhân có sự cải thiện hơn so với trước khi can 
thiệp (p <0,01). Hầu hết nạn nhân can thiệp đều có cảm nhận hài lòng 
với việc luyện tập. 
Hiệu quả can thiệp đối với người nhà nạn nhân chất độc da 
cam/dioxin 
Các biện pháp can thiệp đã giúp cải thiện tình trạng nhận thức, chất 
lượng cuộc sống và làm giảm mức độ trầm trọng, ảnh hưởng của các 
triệu chứng hành vi, tâm thần của nạn nhân, góp phần làm giảm gánh 
nặng của người nhà nạn nhân. Người nhà nạn nhân khi được hỗ trợ về 
mặt tinh thần cảm thấy gánh nặng chăm sóc nhẹ bớt đi, nâng cao chất 
lượng cuộc sống. Sau can thiệp, gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn 
nhân giảm 4 điểm, chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất 
tăng lên 15 điểm, sức khỏe tâm thần tăng lên 14 điểm. Sự cải thiện này 
là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,01). Như 
vậy, khi thực hiện các biện pháp can thiệp không dùng thuốc, gánh nặng 
chăm sóc của người nhà nạn nhân giảm đi 4,2%; tình trạng sức khỏe thể 
chất của người nhà nạn nhân tăng được 15,15% và sức khỏe tâm thần 
tăng thêm 14,53%. 
22 
KẾT LUẬN 
1. Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân, ngƣời nhà nạn nhân 
chất độc da cam/dioxin 
- Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân : 
Hầu hết nạn nhân đều có tình trạng suy giảm nhận thức, có 84,8% 
nạn nhân bị suy giảm nhận thức mức độ trung bình và nhẹ. 
Phần lớn nạn nhân đều không đạt giới hạn bình thường trong các 
trắc nghiệm thần kinh tâm lý, có trên 50% nạn nhân dioxin không đạt 
giới hạn bình thường ở tất cả các phần trắc nghiệm thần kinh tâm lý, 
trong đó nhiều trắc nghiệm tỷ lệ nạn nhân không đạt giới hạn bình 
thường lên tới trên 80%. 
Triệu chứng về hành vi tâm thần của nạn nhân: hầu hết nạn nhân có 
ít nhất một triệu chứng về hành vi, tâm thần theo trắc nghiệm đánh giá 
trạng thái tâm thần kinh. Tuy nhiên, biểu hiện rối loạn hành vi tâm thần 
và số lượng các triệu chứng ở từng nạn nhân lại khác nhau. Có 57,7% 
nạn nhân có rối loạn hành vi vận động, 56,1% có rối loạn cảm xúc, 
60,4% có dấu hiệu hoang tưởng, 78,5% có dấu hiệu trầm cảm, 78% có 
kích động hoặc hung hãn và 80,3% có rối loạn hành vi ban đêm. 
Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin thấp dù theo đánh giá 
của nạn nhân hay của người nhà nạn nhân chỉ đạt 42,25% và 42,08% so 
với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất. 
Mức độ suy giảm nhận thức, sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của 
các triệu chứng hành vi, tâm thần đặc biệt là trầm cảm, rối loạn hành vi 
ban đêm, hành vi ăn uống, suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày càng 
nặng thì chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin càng bị suy giảm. 
- Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nhà nạn nhân : 
 Có 56,1% người nhà nạn nhân có gánh nặng chăm sóc ở mức độ rất 
nghiêm trọng (theo thang điểm ZBI phỏng vấn gánh nặng chăm sóc của 
23 
Zarit); có 39,9% người nhà nạn nhân ở mức độ nghiêm trọng; còn 4% có 
gánh nặng chăm sóc ở mức độ trung bình. 
Người nhà nạn nhân của những nạn nhân có biểu hiện rối loạn triệu 
chứng hành vi tâm thần nặng có chất lượng cuộc sống liên quan sức 
khỏe tâm thần thấp hơn so với người nhà nạn nhân nạn nhân nhóm nhẹ 
và trung bình (p <0,01). 
2. Hiệu quả giải pháp can thiệp 
2.1. Hiệu quả xây dựng giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần 
Nghiên cứu đã xây dựng thành công “ Giải pháp chăm sóc sức khỏe 
tâm thần cho nạn nhân, người nhà nạn nhân/dioxin tại cộng đồng”. 
Nghiên cứu đã xây dựng được cơ cấu tổ chức phân cấp tại cộng đồng, 
xây dựng thành công chương trình đào tạo nhân lực chăm sóc sức khỏe 
tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân dioxin. Nghiên cứu cũng 
đã xây dựng được phương thức quản lý, giám sát phân cấp hiệu quả các 
hoạt động can thiệp tại cộng đồng. 
2.2. Hiệu quả thực hiện “Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần 
cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin”: 
Hiệu quả với nạn nhân: 
Phối hợp các biện thư giãn, tập dưỡng sinh, phục hồi chức năng tâm 
lý, phục hồi chức năng vận động cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, 
kết quả đạt được: 
- Tình trạng nhận thức chung của nạn nhân tăng lên 32,2%; 
- Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần của nạn 
nhân giảm đi 23,6%; 
- Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần của nạn 
nhân giảm đi 28,9%; 
- Chất lượng cuộc sống của nạn nhân tăng 14% theo đánh giá của 
nạn nhân và 11,6% theo đánh giá của người nhà nạn nhân. 
Hiệu quả can thiệp đối với ngƣời nhà nạn nhân dioxin 
- Gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân nhóm can thiệp giảm 
xuống 4 điểm. 
- Tình trạng sức khỏe thể chất của người nhà nạn nhân tăng 35,3%. 
- Tình trạng sức khỏe tâm thần của người nhà nạn nhân được cải 
thiện rõ rệt, tăng 31,9%. 
24 
KIẾN NGHỊ 
1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin thấp, 
bị suy giảm theo mức độ nặng của các triệu chứng hành vi tâm thần vì 
vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân, cần có những giải 
pháp phục hồi chức năng tâm lý cho nạn nhân. Ngoài ra, cũng cần quan 
tâm đến gánh nặng, tình trạng sức khỏe cả về sức khỏe thể chất lẫn sức 
khỏe tâm thần của người chăm sóc của nạn nhân. 
2. Các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý đơn giản, dễ thực hiện, 
hiệu quả, không có tác dụng không mong muốn vì vậy có thể sử dụng 
các biện pháp này để nâng cao chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất 
độc da cam/dioxin, giảm gánh nặng cho người chăm sóc. 
25 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
-----------------*----------------- 
TRẦN QUỐC THẮNG 
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NẠN NHÂN, 
NGƢỜI NHÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN 
VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP 
Chuyên ngành: Y học Dự phòng 
Mã số: 9 72 01 63 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI 2018 
26 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƢỢC HOÀN THÀNH 
TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 
1. GS. TS Lê Bách Quang 
2. PGS. TS Dương Thị Hồng 
Phản biện 1: GS.TS. Đào Văn Dũng - Ban Tuyên giáo Trung ương 
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Phong Túc -Trường Đại học Y Dược Thái Bình 
Phản biện 3 : TS. Đỗ Hòa Bình - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại 
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018. 
Có thể tìm hiểu luận án tại 
1. Thư viện Quốc gia 
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 
27 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Trần Quốc Thắng, Lê Bách Quang, Dương Thị Hồng, Nguyễn Văn Chuyên, 
Tống Đức Minh (2017), " Đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhà nạn 
nhân chất độc Dacam/Dioxin tại thành phố Biên hòa tỉnh Đồng Nai năm 
2014 Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 3 Phụ bản, tr. 176-184. 
2. Trần Quốc Thắng, Lê Bách Quang, Dương Thị Hồng, Nguyễn Minh Phương 
Nguyễn Văn Chuyên (2017)" Hiệu quả mô hình can thiệp cộng đồng nâng cao 
chất lượng cuộc sống cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Biên Hòa Đồng 
Nai Tạp chí Y học dự phòng, tập 27 số 9 Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh 
năm 2017. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_hieu_qua_giai_phap_can_thiep_nang_c.pdf