Tóm tắt Luận án Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi

Phẫu thuật cắt thùy phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa

quan trọng đối với các bệnh lý phổi. Phẫu thuật cắt thùy phổi không

những điều trị thành công các bệnh lý phổi mà còn điều trị sớm, điều

trị triệt để các bệnh lý tại phổi. Tuy nhiên, đa số các phẫu thuật cắt

thùy phổi hiện nay đều thực hiện bằng mổ mở. Tại Hoa Kỳ, hơn 80%

phẫu thuật cắt thùy phổi là mổ mở. Tại Việt Nam, ở Bệnh viện Chợ

Rẫy, từ 1997- 2008, có 722 bệnh nhân được mổ mở cắt thùy phổi

điều trị UTPQPNP không tế bào nhỏ.

Năm 1987, bác sĩ Phillipe Mouret (Pháp) báo cáo ca phẫu thuật nội

soi (PTNS) cắt túi mật đầu tiên thành công. PTNS lồng ngực cũng

bắt đầu phát triển đồng thời cùng thời điểm này. Thập niên 1990-

2000, với sự phát triển của gây mê, hồi sức, các phương tiện kỹ thuật

trong PTNS đã thúc đẩy PTNS lồng ngực ngày càng phát triển mạnh

hơn. Năm 1993, Kirby và cộng sự báo cáo các trường hợp PTNS cắt

thùy phổi đầu tiên.

Mặc dù PTNS đã được chọn thay thế mổ mở trong nhiều bệnh lý

phổi, PTNS cắt thùy phổi vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong phẫu thuật

cắt thùy phổi. Tại Hoa Kỳ, trong 10 năm (2000-2010), PTNS chỉ

chiếm 5- 20% của tổng số phẫu thuật cắt thùy phổi. Các phẫu thuật

viên còn e ngại vì cho rằng:

- PTNS phức tạp, đường mổ nhỏ khó thao tác nên có nguy cơ

biến chứng, tử vong.

- PTNS có đủ an toàn, hiệu quả đối với bệnh nhân UTPQPNP

không tế bào nhỏ hay không?

pdf 27 trang dienloan 6621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi

Tóm tắt Luận án Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN HOÀNG BÌNH 
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ 
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THÙY PHỔI 
TRONG BỆNH LÝ PHỔI 
Chuyên ngành: Ngoại lồng ngực 
Mã số: 62 72 01 24 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015 
Công trình được hoàn thành tại: 
 Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa hoc: 
 PGS TS ĐỖ KIM QUẾ 
 TS VŨ HỮU VĨNH 
Phản biện 1: 
Phản biện 1: 
Phản biện 1: 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
Họp tại.. 
Vào hồi..giờ..ngàythángnăm.. 
Có thể tìm hiểu luận án tại 
 Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 Thư viện khoa học Tổng hợp TP HCM 
 Thư viện Đại Học Y Dược TP HCM 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật cắt thùy phổi là một phương pháp điều trị ngoại khoa 
quan trọng đối với các bệnh lý phổi. Phẫu thuật cắt thùy phổi không 
những điều trị thành công các bệnh lý phổi mà còn điều trị sớm, điều 
trị triệt để các bệnh lý tại phổi. Tuy nhiên, đa số các phẫu thuật cắt 
thùy phổi hiện nay đều thực hiện bằng mổ mở. Tại Hoa Kỳ, hơn 80% 
phẫu thuật cắt thùy phổi là mổ mở. Tại Việt Nam, ở Bệnh viện Chợ 
Rẫy, từ 1997- 2008, có 722 bệnh nhân được mổ mở cắt thùy phổi 
điều trị UTPQPNP không tế bào nhỏ. 
Năm 1987, bác sĩ Phillipe Mouret (Pháp) báo cáo ca phẫu thuật nội 
soi (PTNS) cắt túi mật đầu tiên thành công. PTNS lồng ngực cũng 
bắt đầu phát triển đồng thời cùng thời điểm này. Thập niên 1990-
2000, với sự phát triển của gây mê, hồi sức, các phương tiện kỹ thuật 
trong PTNS đã thúc đẩy PTNS lồng ngực ngày càng phát triển mạnh 
hơn. Năm 1993, Kirby và cộng sự báo cáo các trường hợp PTNS cắt 
thùy phổi đầu tiên. 
Mặc dù PTNS đã được chọn thay thế mổ mở trong nhiều bệnh lý 
phổi, PTNS cắt thùy phổi vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong phẫu thuật 
cắt thùy phổi. Tại Hoa Kỳ, trong 10 năm (2000-2010), PTNS chỉ 
chiếm 5- 20% của tổng số phẫu thuật cắt thùy phổi. Các phẫu thuật 
viên còn e ngại vì cho rằng: 
- PTNS phức tạp, đường mổ nhỏ khó thao tác nên có nguy cơ 
biến chứng, tử vong. 
- PTNS có đủ an toàn, hiệu quả đối với bệnh nhân UTPQPNP 
không tế bào nhỏ hay không? 
1 
Tại Việt Nam, PTNS lồng ngực được tiến hành đầu tiên vào năm 
1996, tại Bệnh viện (BV) Bình Dân. Kể từ đó, PTNS lồng ngực đã 
không ngừng phát triển rộng khắp ở nhiều BV lớn trong cả nước ta. 
Năm 2008, Gs Văn Tần tiến hành phẫu thuật cắt thùy phổi với sự trợ 
giúp của màn hình video tại BV Bình Dân. Lê Ngọc Thành báo cáo 
một trường hợp PTNS hoàn toàn cắt thùy phổi tại BV Việt Đức. Năm 
2009, PTNS cắt thùy phổi bắt đầu được tiến hành tại BV Chợ Rẫy. 
Mặc dù đã có những báo cáo về PTNS cắt thùy phổi ở nước ta, nhưng 
chỉ là các báo cáo đơn lẻ, PTNS cắt thùy phổi vẫn chưa được áp dụng 
rộng rãi ở nước ta. 
Vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu PTNS cắt thùy phổi có thể thực hiện an 
toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh lý phổi ở nước ta hay không? 
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 
1. Đánh giá tính khả thi của kỹ thuật (sự an toàn) PTNS cắt 
thùy phổi trong điều trị bệnh lý phổi. 
2. Đánh giá hiệu quả của PTNS cắt thùy phổi trong điều trị 
bệnh lý phổi. 
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Phẫu thuật cắt thùy phổi để điều trị triệt để các bệnh lý phổi là 
một chỉ định quan trọng. Hiện nay, ở nước ta, đa số phẫu thuật cắt 
thùy phổi là mổ mở. PTNS ra đời và phát triển đã giúp cho bệnh nhân 
ít đau hơn, hồi phục chức năng hô hấp tốt hơn, ít biến chứng giúp 
bệnh nhân sớm trở về sinh hoạt bình thường so mổ mở. Tuy còn 
nhiều tranh cãi, PTNS cắt thùy phổi đã được chỉ định điều trị cho một 
số bệnh lý phổi và cho thấy với kết quả rất tốt. 
Tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu về phương pháp PTNS cắt 
thùy phổi còn ít, không đồng nhất, vì vậy đề tài nghiên cứu này có 
tính thời sự, cấp bách và cần thiết. 
2 
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
Công trình nghiên cứu đã cho thấy PTNS cắt thùy phổi để điều trị 
bệnh lý phổi an toàn và hiệu quả trong một số bệnh phổi. So sánh với 
các công trình nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới, cho thấy 
PTNS cắt thùy phổi có tỷ lệ biến chứng chấp nhận được, không có 
biến chứng nặng và tử vong. PTNS cắt thùy phổi cũng có tính hiệu 
quả cao, bệnh nhân ít đau hơn, ít sử dụng thuốc giảm đau, chức năng 
hô hấp hồi phục nhanh, xuất viện sớm, tỷ lệ còn sống trong 3 năm 
của bệnh nhân UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I tương đối 
cao. Kết quả này giúp cho các phẫu thuật viên Lồng Ngực mạnh dạn 
áp dụng PTNS cắt thùy phổi để điều trị bệnh lý phổi ở nước ta. 
Nghiên cứu cũng góp phần bước đầu để xây dựng phác đồ chỉ định 
PTNS cắt thùy phổi ở bệnh phổi lành tính cũng như UTPQPNP 
không tế bào nhỏ giai đoạn sớm, giai đoạn I, II. 
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 128 trang: Phần đặt vấn đề 2 trang, mục tiêu nghiên cứu 
1 trang, tổng quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu 20 trang, kết quả nghiên cứu 29 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 
2 trang. Có 37 bảng, 14 biểu đồ và 139 tài liệu tham khảo (32 tài liệu 
tham khảo tiếng Việt, 107 tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài). 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.3 GIẢI PHẪU HỌC ỨNG DỤNG PTNS CẮT THÙY PHỔI 
1.4 MỘT SỐ BỆNH LÝ PHỔI 
1.4.1 Bệnh phổi lành tính 
1.4.1.1 U phổi lành tính : Hamartoma, u lao, u nấm 
1.4.1.2 Kén khí 
1.4.1.3 Dãn phế quản 
3 
1.4.1.4 Áp xe phổi 
Chỉ định cắt thùy phổi khi: u lớn hơn 3cm, kén khí lớn nằm 1/3 trong 
của phế trường phổi, gần rốn phổi. Dãn phế quản, áp xe tổn thương 
cả thùy phổi, không mổ cắt phổi không điển hình được. 
 1.4.2 UTPQPNP không tế bào nhỏ 
1.4.2.2 Phân loại tế bào học: Ung thư tế bào gai, tế bào tuyến, tế bào 
lớn không biệt hóa, tế bào nhỏ không biệt hóa. 
1.4.2.4 Phân loại giai đoạn bệnh 
Phân loại TNM (2009): Phân chia theo giai đoạn 
Giai đoạn I: IA: T1N0M0. IB: T2aN0M0 
Giai đoạn II: IIA: T1-2aN1M0, T2bN0M0. IIB: T2bN1M0; T3N0M0 
Giai đoạn III:IIIA: T3N1M0;T1-3N2M0. IIIB:T4N0-2M0;T1-
4N3M0. 
Giai đoạn: IV: bất kỳ T, N, M1 
1.4.2.5 Điều trị ngoại khoa 
Chỉ định phẫu thuật: UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, II, 
IIIA. Phẫu thuật cắt thùy phổi nạo hạch hay lấy hạch, 
1.5 PTNS CẮT THÙY PHỔI 
1.5.1 Định Nghĩa: PTNS cắt thùy phổi là phẫu thuật cắt toàn bộ thùy 
phổi theo giải phẫu, với sự trợ giúp của màn hình và đường rạch nhỏ 
hỗ trợ, không dùng dụng cụ banh lồng ngực. 
1.5.2 Chỉ định 
- Bệnh phổi bẩm sinh cần phải cắt thùy: phổi biệt trí, kén khí 
lớn, dị dạng mạch máu thùy phổi 
- Bệnh phổi lành tính: dãn phế quản, u lành tính, u nấm, u lao. 
- Bệnh UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, II 
- Bệnh ung thư phổi thứ phát. 
1.5.3 Chống chỉ định tƣơng đối 
4 
- Khoang màng phổi dính, xạ vùng rốn trước đó, đã có phẫu 
thuật lồng ngực trước đó, rãnh liên thùy không hoàn toàn. 
- U lớn > 4cm do u lớn gây khó khăn khi lấy u. 
1.5.4 Chống chỉ định 
- Ung thư giai đoạn T3 hay T4. Hạch trung thất: N2 hay N3. 
- Bệnh nhân không thể gây mê một phổi, 
1.6 BIẾN CHỨNG PTNS CẮT THÙY PHỔI 
1.6.1 Tổn thương mạch máu phổi trong mổ 
1.6.2 Chảy máu sau mổ. 
1.6.4 Biến chứng phổi: xẹp phổi, viêm phổi, dò khí kéo dài 
1.6.5 Biến chứng màng phổi: Mủ màng phổi, tràn dịch dưỡng trấp. 
1.6.6 Biến chứng toàn thân: Thuyên tắc phổi, suy thận. 
1.6.7 Chuyển mổ mở 
1.6.8 Tử vong 
Chƣơng 2: 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1.1 Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca kiểu mô tả dọc tiến cứu 
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 
Từ tháng 01/2010 12/2013, tại khoa Ngoại Lồng ngực, BV 
Chợ Rẫy, Thành phố 
2.1.3 
Công thức tính cỡ mẫu: n ≥ Z21-α/2 x P(1-P) 
 β2 
n: Cỡ mẫu, P: Tỉ lệ thành công của PTNS không tử
99,06%, Subroto Paul. (2008). 
β: Sai số cho phép = 0,02; α=0,05. Mẫu tối thiểu là 89. 
5 
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: 
- Bệnh phổi lành tính có chỉ định cắt thùy phổi: dãn phế quản (PQ), 
áp xe phổi, phổi biệt trí, kén khí lớn, dị dạng mạch máu thùy phổi. 
- U phổi lành tính có chỉ định cắt thùy phổi: harmatoma, u lao, u 
nấm. Trên phim CT Scan ngực: 3cm ≤ U ≤ 7cm, u nằm gần rốn phổi. 
- UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, II (cTNM) 
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Bệnh nhân UTPQPNP không tế bào nhỏ: T3, T4, N2 (cTNM). 
- Bệnh nhân ung thư phổi thứ phát. 
- U phổi: nội soi PQ thấy U nằm ngay chỗ chia PQ thùy 
- Bệnh nhân u phổi lành tính hay bệnh nhân bệnh phổi lành tính có 
chỉ định cắt phổi không điển hình, cắt phân thùy phổi, cắt hai thùy. 
- Bệnh nhân không đủ điều kiện PTNS: dày dính màng phổi, không 
gây mê một phổi được, hóa trị hay xạ trị trước đó. 
2.4 PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 
2.4.1. Chẩn đoán, chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu 
- Tuổi, giới. Tình trạng tim mạch, chức năng hô hấp. 
- Triệu chứng lâm sàng: đau ngực, ho, khó thở 
- Hình ảnh CT Scans: U, phổi dính, hạch 
- Đo chức năng hô hấp trước phẫu thuật (VC, FVC, FEV1). 
2.4.2. PTNS cắt thùy phổi 
2.4.2.2 Gây mê, tƣ thế bệnh nhân, phẫu thuật viên 
- Gây mê: Bệnh nhân được gây mê với nội khí quản hai nòng. 
-Tư thế bệnh nhân: kê nghiêng 900 hơi ngửa ít, đầu và hông hạ thấp 
so với ở giữa. Phẫu thuật viên luôn đứng bên phải bệnh nhân. 
2.4.2.3 Vị trí đặt trocar, đƣờng mổ bóc tách: 2 trocar 10mm: một 
trocar 10mm ở liên sườn 4 đường nách trước để đưa ống soi vào, một 
6 
trocar 10mm ở liên sườn 6 đường nách giữa và 1 trocar 5mm ở liên 
sườn 5, đường nách sau để thao tác. 
2 trocar 10mm ở liên sườn 5 đường nách sau hay 7 nách giữa và một 
đường mổ bóc tách dài 2.5cm liên sườn 4 phía trước. 
2.4.2.4 Kỹ thuật PTNS cắt thùy phổi 
Tiến hành bộc lộ động mạch (ĐM), tĩnh mạch (TM), PQ cho thùy 
phổi, cắt từng thành phần riêng biệt, cắt cầu nhu mô phổi. 
Thùy phổi được cho vào bao nylon lấy ra qua đường bóc tách hay 
đường mở rộng từ đường mổ đặt trocar 10mm khoảng 2.5 – 4cm. 
Đối với ung thư phổi nguyên phát, chúng tôi phẫu thuật lấy hạch N1. 
Nếu bệnh nhân được phát hiện có hạch N2 trong mổ, chúng tôi tiến 
hành lấy hạch trung thất, tất cả hạch đều được gởi giải phẫu bệnh lý 
ghi nhận có di căn tế bào ung thư không. 
Khâu lại nhu mô phổi bị cắt từ cầu nhu mô giữa các thùy phổi để 
tránh dò khí sau mổ. Kiểm tra mỏm cụt PQ, cho phổi nở. Kiểm tra 
cầm máu nhu mô phổi, thành ngực. Đặt dẫn lưu phổi. May vết mổ. 
2.5 THU THẬP SỐ LIỆU 
2.5.1 Đánh giá sự thành công, an toàn của PTNS cắt thùy phổi 
Thời gian phẫu thuật, lượng máu mất trong phẫu thuật 
2.5.1.3 Đánh giá kết phẫu thuật (trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật): 
dựa bảng phân loại mức độ biến chứng của Clavien và Yim. 
Kết quả tốt: Mức độ biến chứng độ I 
Kết quả trung bình: Mức độ biến chứng độ II 
Kết quả xấu: Mức độ biến chứng độ III, IV (tử vong) 
2.5.1.4 Ghi nhận tỷ lệ các biến chứng, tử vong 
Chảy máu trong mổ, chảy máu sau mổ, xẹp phổi, dò khí kéo dài, tràn 
khí, máu màng phổi sau khi rút dẫn lưu, viêm phổi... 
7 
2.5.1.6 Phân tích các yếu tố liên quan mức độ biến chứng của phẫu 
thuật: 
Thùy phổi được phẫu thuật, rãnh liên thùy, phổi dính khoang màng 
phổi, hạch cạnh ĐM thùy phổi, kích thước u, bệnh lý phổi. 
2.5.1.7 Tỷ lệ PTNS chuyển mổ mở 
Định nghĩa chuyển mổ mở: được xem là chuyển mổ mở cắt thùy 
phổi khi trong quá trình PTNS đã bóc tách cắt một trong các thành 
phần mạch máu hay PQ thùy phổi, sau đó không PTNS tiếp được 
được phải chuyển mổ mở, có sử dụng dụng cụ banh lồng ngực. 
Phân tích các yếu tố liên quan ảnh hưởng chuyển mổ mở: 
Thùy phổi được phẫu thuật, rãnh liên thùy, phổi dính khoang màng 
phổi, hạch cạnh ĐM vào thùy phổi, kích thước u, bệnh lý phổi. 
2.5.2 Hiệu quả sau PTNS các thùy phổi 
2.5.2.2 Thời gian dẫn lƣu khoang màng phổi sau phẫu thuật 
2.5.2.3 Thời gian nằm viện sau phẫu thuật. 
2.5.2.4 Đánh giá giảm đau sau phẫu thuật 
Đánh giá chủ quan: dựa trên thang điểm đau VAS. 
Đánh giá khách quan: mức độ sử dụng thuốc giảm đau 
2.5.2.5 Đánh giá chức năng hô hấp sau phẫu thuật: , FVC, FEV1. 
2.3.10 Đánh giá kết quả trung hạn: 
Bệnh nhân được hẹn tái khám trong một tháng đầu, mỗi 3 tháng trong 
năm đầu, mỗi 6 tháng trong năm thứ hai, mỗi năm từ năm thứ 3. 
Ung thư phổi nguyên phát: Đánh giá tái phát, tiên lượng sống. 
Bệnh phổi lành tính: Bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh cải thiện, bệnh tái 
phát 
2.4. Quản lý và phân tích số liệu 
 Nhập, xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.1. 
8 
Chƣơng 3: 
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, có 92 
bệnh nhân được PTNS cắt thùy phổi tại khoa Ngoại Lồng ngực, BV 
Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận một số kết quả như sau: 
3.1 ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 
 3.1.1 Tuổi: Tuổi trung bình: 55.6 ± 13.7 tuổi. (23 - 84 tuổi). 
3.1.3 Giới: Nam: 56 bệnh nhân (60.9 %) .Nữ: 36 bệnh nhân (39.1 %) 
3.1.6 Cận Lâm Sàng 
3.1.6.2 CT Scan ngực 
Hạch cạnh ĐM của thùy phổi: 13 bệnh nhân (14.1%). 
Kích thước u: 82 bệnh nhân u phổi (loại trừ 1 bệnh nhân phổi biệt 
trí). Đường kính trung bình: 3.2 ± 0.92 cm (1.5 -6.5 cm) 
3.1.6.3 Chức năng hô hấp trƣớc phẫu thuật 
Bảng 3.11: Chức năng hô hấp trƣớc phẫu thuật 
Chức năng hô hấp 
trƣớc phẫu thuật 
PTNS 
hoàn toàn 
Chuyển mổ mở 
FVC trung bình 
FEV1 trung bình 
3.3 ± 0.7 L 
2.6 ± 0.6 L 
3.2 ± 0.9 L 
2.5 ± 0.7 L 
3.1.7 Bệnh lý đƣợc phẫu thuật 
Bảng 3.12: Bệnh lý đƣợc phẫu thuật 
Bệnh lý Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
 Dãn phế quản 5 5.4 
 Kén khí lớn 2 2.2 
 Phình ĐM thùy phổi 1 1.1 
 U áp xe phổi 1 1.1 
 Phổi biệt trí 
 U phổi: U phổi lành tính 
 UTPQPNP 
1 
20 
62 
1.1 
22.0 
68.1 
9 
3.2 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 
3.2.1 Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật trung bình: 3.6 ± 
0.7 giờ 
3.2.2 Lƣợng máu mất: Lượng máu mất trung bình: 90.1 ± 68.0ml 
3.2.3 Tỷ lệ các biến chứng 
Mức độ I: tràn khí dưới da: 7.8% 
Mức độ II: Chảy máu sau mổ: 1.1%, chảy máu trong mổ: 4.4%, dò 
khí kéo dài: 2.2%, xẹp phổi: 1.1% 
3.2.4 Kết quả phẫu thuật 
Kết quả tốt: (mức độ I) 83 bệnh nhân (90.1%) 
Kết quả trung bình: (mức độ II) 9 bệnh nhân (9.9 %) 
Kết quả xấu: (mức độ III, IV) 0 bệnh nhân (0%) 
3.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng biến chứng phẫu thuật 
3.2.5.1 Phổi dính thành ngực: Phổi không dính: 56 bệnh nhân 
(60.9%). Phổi dính: 36 bệnh nhân (39.1%) 
3.2.5.2 Rãnh liên thùy: Rãnh liên thùy toàn: 33 bệnh nhân (35.9%). 
Rãnh liên thùy không hoàn toàn: 59 bệnh nhân (64.1%) 
3.2.5.3 Vị trí thùy phổi đƣợc phẫu thuật 
Bảng 3.17: Vị trí thùy phổi 
Vị trí thùy phổi Nhóm nghiên cứu: n=92 (%) 
Thùy trên phổi phải 25 (27.2) 
Thùy giữa phổi phải 10 (10.9) 
Thùy dưới phổi phải 30 (32.6) 
Thùy trên phổi trái 9 (9.8) 
Thùy dưới phổi trái 18 (19.6) 
3.2.5.4 Hạch cạnh ĐM thùy phổi: Không có hạch:18 bệnh 
nhân(19.6 %).Hạch có:74 bệnh nhân (80.4%). 
10 
3.2.6 Mối liên quan các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ biến chứng 
Bảng 3.19:Mối liên quan giữa mức độ biến chứng và các yếu tố 
Các yếu tố ảnh hƣởng Mức độ I 
n = 83 (%) 
Mức độ II 
n = 9 (%) 
P 
Lứa tuổi: < 70 tuổi 
 ≥ 70 tuổi 
67 (89.3) 
16 (94.1) 
8 (10.7) 
1 (5.9) 
0.475 
Vị trí thùy phổi PT 
 Thùy trên phải 
 Thùy giữa phải 
 Thùy dưới phải 
 Thùy trên trái 
 Thùy dưới trái 
20 (80) 
10 (100) 
28 (93.3) 
8 (88.9) 
17 (94.4) 
5 (20) 
0 ... enna: PTNS cắt thùy phổi được chỉ định đối với bệnh 
nhân UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, u có kích thước < 
6cm. 
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Thomas, PTTNS cắt thùy phổi được 
chỉ định cả trong bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 62 trường hợp được PTNS cắt 
thùy phổi, tất cả bệnh nhân đều là giai đoạn I, II. 
4.2 PTNS CẮT THÙY PHỔI KHẢ THI AN TOÀN 
4.2.3 PTNS cắt thùy phổi khả thi an toàn 
4.2.3.1 PTNS cắt thùy phổi tỷ lệ biến chứng nặng, tử vong thấp. 
PTNS cắt thùy phổi đã được tiến hành từ thập niên trước với nhiều 
ưu điểm PTNS so với mổ mở như: giảm đau sau mổ, chức năng hô 
hấp sau mổ hồi phục tốt hơn, giảm sản xuất cytokine, cải thiện chức 
năng miễn dịch. Tuy vậy, theo số liệu từ hội Phẫu thuật Lồng ngực 
Hoa Kỳ (ATS), PTNS cắt thùy phổi chỉ chiếm khoảng 5%-20%. 
PTNS cắt thùy phổi chưa được áp dụng rộng rãi hiện nay, vì vẫn còn 
nhiều bàn cãi, lo ngại liên quan sự an toàn cho bệnh nhân, kỹ thuật 
thực hiện không dễ, cần thời gian huấn luyện cho phẫu thuật viên. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả đều cho thấy kết quả PTNS 
cắt thùy phổi đều cho kết quả với tỷ lệ tử vong thấp, thay đổi từ 0-
2.7%, tỷ lệ biến chứng thay đổi từ 7.4 – 18.9%. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến chứng mức độ II chiếm tỷ 
lệ 9.8%, biến chứng nặng mức độ III và tử vong không có. So sánh 
với các tác giả khác, tỷ lệ biến chứng của nghiên cứu chúng tôi cũng 
tương tự (bảng 4.2). Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu chúng tôi không 
có, có thể do chúng tôi mới bắt đầu PTNS nên chúng tôi cẩn thận khi 
16 
chọn lựa bệnh nhân, mặt khác chúng tôi sẵn sàng chuyển mổ mở khi 
có biến chứng chảy máu xảy ra để bảo đảm an toàn cho phẫu thuật. 
Bảng 4.2: Biến chứng, chuyển mổ mở, tử vong trong PTNS 
Tác giả Số bệnh 
nhân 
Biến 
chứng (%) 
Chuyển mổ 
mở (%) 
Tử vong 
(%) 
Rovario (1998) 211 18.9 5.3 0.6 
McKenna (2006) 1100 15 2.5 0.8 
Swanson (2008) 127 7.4 13 2.7 
Kwhanmien Kim (2010) 704 9.1 4.9 1.3 
Gonzalez (2011) 200 18.5 14.5 2.5 
N H Bình (2013) 92 9.9 % 6.7% 0% 
4.2.3.2 Lƣợng máu mất, thời gian phẫu thuật 
Lượng máu mất trong phẫu thuật cũng như thời gian phẫu thuật là 
những yếu tố đánh giá khả năng an toàn, cũng như tính khả thi kỹ 
thuật có thể thực hiện được PTNS. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
lượng máu mất trong mổ trung bình là 90.1ml, tương tự các tác giả 
khác; thời gian phẫu thuật trung bình 3.6 giờ, thời gian phẫu thuật dài 
hơn có thể do chúng tôi mới bắt đầu PTNS cắt thùy phổi (Bảng 4.4). 
Bảng 4.4: Lượng máu mất, thời gian phẫu thuật 
Tác giả Lƣợng máu mất 
trung bình (ml) 
Thời gian phẫu thuật 
trung bình (giờ) 
Mc Kenna (2006) 150ml Không ghi nhận 
Walker (2007) 60ml 2.2 
Sandra C Tomazek (2008) 150ml 2.9 
Khalid Amed (2010) 100 ml 3.4 
N H Bình (2013) 90.17 ml 3.6 giờ 
4.2.3.3 Biến chứng sau phẫu thuật 
Chảy máu sau phẫu thuật; Trong nghiên cứu của Robert J McKenna 
(n=1100), có 10 bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật, chỉ có 1 bệnh 
17 
nhân được mổ lại cầm máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi có một 
bệnh nhân bị chảy máu hậu phẫu ngày thứ nhất. Bệnh nhân được 
PTNS lại, phát hiện chảy máu từ đường rạch da đặt trocar. 
 Dò khí: Trong nghiên cứu của McKenna, dò khí kéo dài chiếm tỷ lệ 
2.8%, bệnh nhân được theo dõi, điều trị với hệ thống dẫn lưu van 1 
chiều Heimlich, kết quả tốt, xuất viện. Kwhamien Kim có 33/704 
bệnh nhân bị dò khí kéo dài, 30 bệnh nhân được làm xơ dính màng 
phổi sau đó. Trong nghiên cứu chúng tôi, có 2 trường hợp dò khí, 
bệnh nhân được điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu, sau đó hậu phẫu 
ngày thứ 7 bệnh nhân rút dẫn lưu màng phổi được, xuất viện. 
4.2.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ biến chứng PTNS 
Phổi dính: Phổi dính là một trong những chống chỉ định cho phẫu 
thuật lúc khởi đầu PTNS. Phổi dính dễ gây chảy máu khi bóc tách, 
cũng như làm biến dạng, che mờ cấu trúc giải phẫu thông thường gây 
khó khăn cho phẫu thuật viên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ 
biến chứng ở nhóm bệnh nhân phổi không dính thấp hơn so với nhóm 
bệnh nhân có phổi dính 10.7% so với 8.3% (P>0.05) (Bảng 3.19). 
Rãnh liên thùy không hoàn toàn: Khi PTNS cắt thùy phổi, một 
trong những lo ngại cho các phẫu thuật viên là rãnh liên thùy không 
hoàn toàn, vì nguy cơ chảy máu, không nhìn rõ ĐM phổi để bóc tách. 
Thậm chí theo Rovario, rãnh liên thùy không hoàn toàn là một trong 
những chống chỉ định. Kirby báo cáo trong nghiên cứu của mình, 3 
trường hợp phải chuyển mổ mở do rãnh liên thùy hoàn toàn, không 
bóc tách ĐM được. Rãnh liên thùy không hoàn toàn là một thách 
thức kỹ thuật cho PTNS nhưng không phải là một chống chỉ định. 
Trong những trường hợp khó, phẫu thuật viên có thể thay đổi, cắt phế 
quản hay mạch máu trước khi cắt rãnh liên thùy tùy trường hợp. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân có rãnh liên thùy 
18 
không hoàn toàn có tỷ lệ biến chứng cao hơn so nhóm bệnh nhân có 
rãnh liên thùy hoàn toàn (11.9% so với 6.1%), (P>0.05). (Bảng 3.19) 
Thùy phổi được phẫu thuật: Trong số các thùy phổi được phẫu 
thuật, đa số thùy dưới phổi hai bên được PTNS nhiều nhất vì an toàn 
hơn, dễ thực hiện hơn và ít biến chứng xảy ra hơn. PTNS cắt thùy 
trên phổi trái, khó khăn hơn vì thùy này có nhiều nhánh ĐM. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến chứng của PTNS cắt thùy dưới 
hai bên thấp hơn so với thùy trên. (P>0.05) (Bảng 3.19). 
Hạch cạnh ĐM thùy phổi: Hạch nằm cạnh ĐM thùy phổi là một khó 
khăn cho phẫu thuật viên khi bóc tách, đặc biệt là các hạch dính hay 
xâm lấn vào mạch máu, vì vậy nguy cơ chảy máu rất cao. Một số 
phẫu thuật viên đề nghị mổ mở khi có hạch dính sát ĐM phổi. Tuy 
nhiên theo thời gian, kinh nghiệm phẫu thuật của phẫu thuật viên 
tăng lên, cộng với sự phát triển của các dụng cụ PTNS nên khó khăn 
này chỉ còn là chống chỉ định tương đối. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, tất cả các bệnh nhân biến chứng đều có hạch cạnh ĐM thùy phổi, 
chiếm tỷ lệ 12.2% (Bảng 3.19). 
4.2.3.5 Nguyên nhân chuyển mổ mở 
Một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự an toàn của PTNS cắt thùy 
chính là tỷ lệ chuyển mổ mở. Tỷ lệ chuyển mổ mở trong PTNS cắt 
thùy phổi thay đổi tùy theo nghiên cứu từ 2-6%. Với kỹ năng, kỹ 
thuật kinh nghiệm phẫu thuật viên ngày càng được cải thiện, tỷ lệ 
chuyển mổ mở đã giảm dần từ 8% còn 5% sau 5 năm. Nguyên nhân 
của PTNS chuyển mổ mở là do: Kỹ thuật PTNS như: chảy máu khi 
bóc tách, chảy máu do staplers bị lỗi khi cắt mạch máu, hạch dính, 
rãnh liên thùy không hoàn toàn, phổi dính. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 trường hợp chuyển mổ mở. 
19 
Bốn trường hợp do chảy máu trong mổ: hai bệnh nhân bị tổn thương 
ĐM phổi khi bóc tách, một bệnh nhân chảy máu do lỗi kỹ thuật dùng 
staplers, một bệnh nhân bị chảy máu do tổn thương TM bất thường. 
Hai trường hợp chuyển mổ mở do hạch dính sát, xâm lấn ĐM thùy 
phổi không bóc tách được. 
4.3 HIỆU QUẢ CỦA PTNS CẮT THÙY PHỔI 
4.3.1 Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn, xuất viện sớm 
Ưu điểm lớn nhất của PTNS là cải thiện chất lượng sống cho bệnh 
nhân sau mổ. Thời gian nằm viện ngắn hơn giúp giảm chi phí đồng 
thời bệnh nhân hồi phục, quay lại công việc sớm. Trong nghiên cứu 
của Todd Demmy, Subroto Paul, thời gian dẫn lưu màng phổi, thời 
gian nằm viện sau phẫu thuật của PTNS đều thấp hơn so với mổ mở. 
Bảng 4.6: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật, dẫn lưu 
Tác giả Thời gian nẳm viện (ngày) Thời gian dẫn lưu (ngày) 
PTNS Mổ mở PTNS Mổ mở 
Todd Demmy 5.3 11.2 4 8.9 
Whitson 6.4 7 5 6.1 
Subroto 4 6 3 4 
Nestor 4 5 3 4 
N H Bình 4.9 2.1 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, trong nhóm PTNS: bệnh 
nhân nằm viện sau phẫu thuật dài nhất là 8 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, 
thời gian nằm viện trung bình là 4.9 ngày, tương tự các tác giả khác; 
trong khi đó chúng tôi ghi nhận nhóm bệnh nhân chuyển mổ mở có 
thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật tương đối dài là 6.6 
ngày. 
Thời gian dẫn lưu màng phổi của hai nhóm PTNS và chuyển mổ mở 
là gần tương đương nhau. 
20 
4.3.2 Đau sau mổ giảm 
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, bệnh nhân PTNS ít đau hơn, ít 
sử dụng thuốc giảm đau so với mổ mở. Theo nghiên cứu của Daniel 
G Nicastri: 47% bệnh nhân PTNS không sử dụng thuốc giàm đau 2 
tuần sau mổ, 26% bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau NSAID khi 
cần, 22% dùng thuốc giảm đau gây nghiện khi cần và 27% dùng 
thuốc giảm đau gây nghiện. Fran Dyterberk nhận thấy bệnh nhân 
PTNS có điểm đau VAS ít hơn, sử dụng thuốc giảm đau ít hơn. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân PTNS có điểm đau 
trung bình là 3.6, trong khi bệnh nhân được chuyển mổ mở là 6.8. 
Nhóm bệnh nhân PTNS được sử dụng thuốc giảm đau với mức độ I 
chiếm đa số là 65.2 %, chỉ có 6.9% bệnh nhân sử dụng thuốc giảm 
đau mức độ 3, trong khi ở nhóm chuyển mổ mở không có bệnh nhân 
sử dụng thuốc giảm đau mức độ 1, đa số bệnh nhân được sử dụng 
thuốc giảm đau mức độ 2 (50%) hay mức độ 3 (50%) (Bảng 3.25). 
4.3.3 Chức năng hô hấp sau phẫu thuật hồi phục nhanh 
Theo báo cáo của Krost và cộng sự, bệnh nhân sau sáu tháng phẫu 
thuật mở cắt thùy phổi, chức năng hô hấp mới trở lại bình thường. 
Nagahiro và cs nhận thấy có sự hồi phục nhanh của VC, FEV1, FVC 
trong hai tuần đầu sau mổ ở những bệnh nhân PTNS. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chức năng hô hấp ở nhóm PTNS sau 
phẫu thuật một tháng có sự cải thiện hồi phục nhanh hơn: FVC: 
3.01L sau phẫu thuật trong khi FVC trước phẫu thuật là 3.3L; FEV1: 
2.3L sau phẫu thuật trong khi FEV1 trước phẫu thuật là 2.6L. 
4.3.4 Kết quả trung hạn 
4.3.4.1 UTPQPNP không tế bào nhỏ 
PTNS cắt thùy phổi được ứng dụng đầu tiên trên những bệnh nhân 
bệnh phổi lành tính, sau đó các phẫu thuật viên bắt đầu ứng dụng cho 
21 
ung thư phổi. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các tác giả đều chỉ định 
cho những trường hợp UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. 
Nghiên cứu của Mc Kenna cho thấy tỷ lệ bệnh nhân còn sống 4 năm 
của ung thư phổi giai đoạn I, II tương đối cao (75%, 60%) tuy nhiên 
giai đoạn III còn thấp 20%. Tác giả Yamamoto cũng có kết quả tỷ lệ 
bệnh nhân còn sống 5 năm của ung thư phổi giai đoạn III thấp 29%. 
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh nhân còn sống 
Tác giả Số BN Tỷ lệ bệnh nhân còn sống 
Mc Kenna 1998 298 4 năm: GĐ I: 75%; GĐ II: 60%; GĐ III: 20% 
Iwasaki 2004 100 5 năm: GĐ I: 80.9%; GĐ II: 70.3% 
Yamamoto 2010 
325 5 năm: GĐ Ia: 85%, GĐ Ib: 69%, GĐ II: 48%, 
GĐ III: 29% 
N H Bình 2013 62 3 năm: GĐ I: 85.3%, 
2 năm: GĐ II: 64.7%; GĐ IIIa : 25% 
Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chúng tôi là giai đoạn sớm: 
giai đoạn I, chiểm tỷ lệ 62.9% (Bảng 3.27). Do PTNS cắt thùy phổi 
mới bắt đầu triển khai, nên chúng tôi chỉ tiến hành cắt thùy phổi, lấy 
hạch chứ chưa tiến hành nạo hạch thường quy được, có 5 trường hợp 
được xác định ung thư phổi ở giai đoạn IIIa sau phẫu thuật. 
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn I, thời gian theo dõi dài nhất 41 
tháng, tỷ lệ bệnh nhân còn sống trong 3 năm là 85.3%, tương tự 
nghiên cứu của tác giả Sugi tỷ lệ bệnh nhân còn sống 3 năm là 90% 3 
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II, thời gian theo dõi dài nhất là 31 
tháng (2 năm 7 tháng), tỷ lệ bệnh nhân còn sống là 64.7%, thời gian 
theo dõi chưa đủ lâu nên chúng tôi chỉ thống kê, chưa kết luận, so 
sánh với các tác giả khác. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIa: thời 
gian theo dõi sau 17 tháng (1 năm 5 tháng), tỷ lệ bệnh nhân còn sống 
là 25%. Các bệnh nhân ở giai đoạn này được đánh giá, phát hiện sau 
22 
phẫu thuật, việc xử lý còn bị động, chúng tôi chưa đủ thời gian đánh 
giá. Việc đánh giá tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn 
II, III trong nghiên cứu chúng tôi còn chưa hoàn chỉnh, cần có thời 
gian theo dõi lâu hơn, số lượng bệnh nhân nhiều hơn. 
4.3.4.2 Bệnh phổi lành tính 
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy phẫu thuật cắt thùy trong điều trị 
bệnh lý phổi cho kết quả tốt, bệnh nhân hết bệnh, tỷ lệ tái phát thấp. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 26/30 bệnh nhân bệnh phổi lành 
tính được PTNS cắt thùy phổi được theo dõi, thời gian theo dõi trung 
bình khoảng 19.3 tháng. Chúng tôi ghi nhận 92.3% bệnh nhân có kết 
quả tốt,khỏi bệnh hoàn toàn, 7.3% cải thiện triệu chứng, còn đau nhẹ 
hay ho khan cần điều trị thuốc, không có bệnh nhân tái phát. 
N 
Qua nghiên cứu 92 trường hợp được PTNS cắt thùy tại khoa Ngoại 
Lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời gian từ 2010 – 2013, 
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau 
1. PTNS cắt thùy phổi an toàn trong điều trị chọn lọc một số bệnh lý 
phổi lành tính cũng như UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, II. 
- PTNS cắt thùy phổi có thể tiến hành an toàn (với tỷ lệ biến 
chứng 9.9%), không có biến chứng mức độ nặng cũng như tử 
vong, thời gian phẫu thuật không dài (thời gian phẫu thuật 
trung bình 3.6 giờ), lượng máu mất trong PTNS không nhiều 
(lượng máu mất trung bình 90.1ml). 
- Tỷ lệ chuyển mổ mở không cao (6.7%), nguy cơ biến chứng 
và chuyển mổ mở tăng lên khi có các yếu tố sau: Rãnh liên 
thùy không hoàn toàn, hạch cạnh ĐM thùy phổi 
23 
- Các yếu tố ít ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng và chuyển 
mổ mở: Thùy phổi được phẫu thuật, bệnh lý ác tính hay lành 
tính, kích thước u, phổi dính 
2. PTNS cắt thùy phổi hiệu quả trong điều trị chọn lọc một số bệnh lý 
phổi lành tính cũng như UTPQPNP không tế bào nhỏ. 
- PTNS cắt thùy cho thấy có nhiều hiệu quả: bệnh nhân hồi 
phục nhanh, thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn hơn, ít 
đau hơn, ít sử dụng thuốc giảm đau, chức năng hô hấp FVC, 
FEV1 hồi phục nhanh sau phẫu thuật. 
- PTNS cắt thùy có thể tiến hành an toàn, thành công với bệnh 
nhân UTPQPNP không tế bào nhỏ giai đoạn I, với tỷ lệ bệnh 
nhân còn sống 3 năm là 84.4%. 
- PTNS cắt thùy phổi trong bệnh phổi lành tính cho kết quả lâu 
dài tốt, tỷ lệ bệnh nhân hết bệnh cao (92.3%), không có bệnh 
nhân nào tái phát triệu chứng bệnh. 
Kiến nghị 
PTNS cắt thùy phổi cho thấy là phương pháp phẫu thuật có 
tính an toàn, hiệu quả không kém mổ mở trong một số bệnh 
lý phổi chọn lọc, thậm chí PTNS còn giúp cho bệnh nhân ít 
đau sau phẫu thuật, ít sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân 
nằm viện sau phẫu thuật ngắn hơn. Vì vậy PTNS cắt thùy 
phổi có thể đưa vào áp dụng chỉ định chọn lọc để điều trị cho 
một số bệnh lý phổi lành tính cũng như ung thư phổi nguyên 
phát giai đoạn sớm (giai đoạn I, II) thay thế cho mổ mở trong 
các bệnh viện, trung tâm về phẫu thuật Lồng Ngực ở nước ta. 
24 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Nguyễn Hoàng Bình, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Hữu Vĩnh (2010), 
“Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi: chỉ định, kỹ thuật, 
kết quả”. Y học Tp Hồ Chí Minh, 14(2),. tr 37-40 
2. Nguyễn Hoàng Bình, Đỗ Kim Quế, Vũ Hữu Vĩnh (2012), “Phẫu 
thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi: Kết quả ban đầu tại Bệnh 
viện Chợ Rẫy”. Y dược học lâm sàng 108, 7 (số đặc biệt), tr 4-10 
3. Nguyễn Hoàng Bình, Nguyễn Đức Khuê, Vũ Hữu Vĩnh, Trương 
Văn Lê Phong (2013), “Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong 
điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm”. Y học Tp Hồ Chí Minh, 17 
(1), tr 258- 262 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_tinh_kha_thi_va_hieu_qua_phau_thuat.pdf