Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin

Metformin hydroclorid thuộc nhóm biguanid và sitagliptin thuộc

nhóm ức chế men DPP-4 thường được sử dụng điều trị đái tháo

đường mang hiệu quả kiểm soát tốt không gây hạ đường huyết quá

mức và không gây tăng cân. Tuy nhiên, nhược điểm nhược điểm của

metformin hydroclorid là có thời gian bán thải ngắn 3-4 giờ, sinh khả

dụng thấp (50%) gây bất tiện khi phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Ngược lại, sitagliptin có thời gian bán thải dài 12,6 giờ. Do đó, việc

bào chế kết hợp thuốc metformin hydroclorid phóng thích kéo dài và

sitagliptin phóng thích tức thời là giải pháp giúp kiểm soát đường

huyết ổn định cả ngày, giảm tác dụng phụ không mong muốn.

Về mặt bào chế, metformin hydroclorid là hoạt chất chịu nén

kém, dễ tan trong nước và hàm lượng trong dạng bào chế cao nên

việc lựa chọn polyme và kỹ thuật bào chế thích hợp để kiểm soát sự

phóng thích kéo dài rất khó khăn. Điều này cũng gây bất lợi cho việc

phối hợp 2 hoạt chất metformin hydroclorid phóng thích kéo dài và

sitagliptin phóng thích tức thời trong một dạng bào chế với khối

lượng viên phù hợp cho sử dụng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có

nghiên cứu dangj viên phối hợp 2 thành phần trên, vì vậy đề tài

“Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén

phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin” được thực hiện

nhằm bào chế viên nén 2 lớp bao phim chứa 2 thành phần metformin

hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng

thích tức thời đạt tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và tương đương

sinh học với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg, góp phần phát

triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu2

điều trị cho nhiều đối tượng kể cả bệnh nhân có bảo hiểm y tế, thay

thế thuốc ngoại nhập. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Nghiên cứu bào chế viên nén 2 lớp chứa metformin hydroclorid 500

mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời.

- Nghiên cứu nâng cỡ lô lên quy mô 10.000 viên/lô.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và theo dõi độ ổn định của sản phẩm.

- Đánh giá tương đương sinh học thuốc nghiên cứu chứa metformin

hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg

phóng thích tức thời với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg

pdf 27 trang dienloan 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------- 
NGUYỄN NGỌC NHÃ THẢO 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG 
SINH HỌC VIÊN NÉN PHÓNG THÍCH KÉO DÀI 
CHỨA METFORMIN VÀ SITAGLIPTIN 
Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm & bào chế thuốc 
Mã số: 62720402 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 
 Công trình được hoàn thành tại: 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS. TS. TRỊNH THỊ THU LOAN 
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường 
họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM 
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề 
Metformin hydroclorid thuộc nhóm biguanid và sitagliptin thuộc 
nhóm ức chế men DPP-4 thường được sử dụng điều trị đái tháo 
đường mang hiệu quả kiểm soát tốt không gây hạ đường huyết quá 
mức và không gây tăng cân. Tuy nhiên, nhược điểm nhược điểm của 
metformin hydroclorid là có thời gian bán thải ngắn 3-4 giờ, sinh khả 
dụng thấp (50%) gây bất tiện khi phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày. 
Ngược lại, sitagliptin có thời gian bán thải dài 12,6 giờ. Do đó, việc 
bào chế kết hợp thuốc metformin hydroclorid phóng thích kéo dài và 
sitagliptin phóng thích tức thời là giải pháp giúp kiểm soát đường 
huyết ổn định cả ngày, giảm tác dụng phụ không mong muốn. 
Về mặt bào chế, metformin hydroclorid là hoạt chất chịu nén 
kém, dễ tan trong nước và hàm lượng trong dạng bào chế cao nên 
việc lựa chọn polyme và kỹ thuật bào chế thích hợp để kiểm soát sự 
phóng thích kéo dài rất khó khăn. Điều này cũng gây bất lợi cho việc 
phối hợp 2 hoạt chất metformin hydroclorid phóng thích kéo dài và 
sitagliptin phóng thích tức thời trong một dạng bào chế với khối 
lượng viên phù hợp cho sử dụng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có 
nghiên cứu dangj viên phối hợp 2 thành phần trên, vì vậy đề tài 
“Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén 
phóng thích kéo dài chứa metformin và sitagliptin” được thực hiện 
nhằm bào chế viên nén 2 lớp bao phim chứa 2 thành phần metformin 
hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng 
thích tức thời đạt tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và tương đương 
sinh học với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg, góp phần phát 
triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu 
2 
điều trị cho nhiều đối tượng kể cả bệnh nhân có bảo hiểm y tế, thay 
thế thuốc ngoại nhập. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 
- Nghiên cứu bào chế viên nén 2 lớp chứa metformin hydroclorid 500 
mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời. 
- Nghiên cứu nâng cỡ lô lên quy mô 10.000 viên/lô. 
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và theo dõi độ ổn định của sản phẩm. 
- Đánh giá tương đương sinh học thuốc nghiên cứu chứa metformin 
hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg 
phóng thích tức thời với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg. 
2. Tính cấp thiết của đề tài 
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính đang gia tăng trên toàn 
cầu. Ở Việt Nam, năm 2014 có khoảng hai triệu người bị bệnh đái 
tháo đường. Số người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên với tốc 
độ đáng báo động, với tỷ lệ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. 
Bệnh không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và 
đột quỵ, hoại tử chi, suy thậnlàm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng 
cuộc sống. Theo hiện hội Đái tháo đường Hoa kỳ ADA 2018, có thể 
bắt đầu với đơn trị liệu metformin sau đó kết hợp các nhóm khác 
trong đó sitagliptin là thuốc không bị FDA cảnh báo đóng khung 
hoặc cảnh báo đặc biệt. Việc điều trị bằng cách phối hợp metformin 
và sitagliptin là lựa chọn kiểm soát đường huyết tốt. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
Công thức và quy trình bào chế viên hai lớp chứa hoạt chất 
metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 
mg phóng thích tức thời đã được nghiên cứu thành công bằng phương 
pháp khảo sát thực nghiệm kết hợp tối ưu hóa. Thuốc nghiên cứu đạt 
độ ổn định, đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương hòa tan in vitro với 
thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg. Lần đầu tiên tại Việt Nam, kỹ 
3 
thuật phối hợp polyme giúp kiểm soát tốt sự phóng thích hoạt chất có 
hàm lượng cao và rất dễ tan trong nước như metformin hydroclorid 
500 mg trong chế phẩm chứa đồng thời thành phần sitagliptin 50 mg 
với cơ chế phóng thích tức thời được công bố. 
Quy trình định lượng đồng thời metformin và sitagliptin trong 
huyết tương người bằng phương pháp LC-MS/MS đã được xây dựng 
và thẩm định. Thử nghiệm trên người tình nguyện ghi nhận kết quả 
thuốc nghiên cứu chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo 
dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời tương đương sinh học với 
thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg. Đây là kết quả hoàn toàn mới 
được thực hiện trên người tình nguyện Việt Nam. 
4. Bố cục luận án 
Luận án có 145 trang chính: đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài 
liệu 26 trang; Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 29 trang; Kết 
quả nghiên cứu 65 trang, Bàn luận 20 trang; kết luận 2 trang; kiến 
nghị 1 trang. Luận án có 102 bảng; 26 hình; 17 biểu đồ; 115 tài liệu 
tham khảo gồm 25 tài liệu tiếng Việt và 90 tài liệu tiếng Anh; 137 
trang phụ lục thể hiện các kết quả thực nghiệm. 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Tổng quan về metformin hydroclorid, sitagliptin 
Metformin hydroclorid: Tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, ít 
tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong ether, cloroform, 
aceton và methylen clorid. pKa của metformin là 12,4, log P là - 1,8. 
Sitagliptin: Tinh thể trắng hoặc vàng nhạt, không hút ẩm, tan trong 
nước và N,N-dimethyl formamid, ít tan trong methanol và rất ít tan 
trong ethanol, aceton, và acetonitril. Sitagliptin có pKa là 8,8. Độ tan 
trong nước là 0,034 mg/ml. Log P là 1,95. 
4 
1.2. Thuốc phóng thích kéo dài dạng khung matrix 
Hệ thống khung matrix là hệ thống phân phối thuốc kiểm soát, 
phóng thích thuốc liên tục bởi cơ chế kiểm soát sự hòa tan cũng như 
kiểm soát sự khuếch tán hoặc cả hai. Để kiểm soát việc phóng thích 
của các loại thuốc có độ tan khác nhau, thuốc được phân tán trong tá 
dược thân nước có khả năng trương nở, hoặc trong một khung matrix 
không tan trong nước của các tá dược kỵ nước hoặc tá dược nhựa dẻo 
không trương nở cứng chắc. 
Một số tá dược phóng thích kéo dài có cấu trúc khung xốp thường dùng: 
hydroxylpropyl methyl cellulose (HPMC), Na CMC, gôm xanthan. 
1.3. Đánh giá tương đương sinh học 
Việc đánh giá tương đương sinh học có thể được tiến hành theo hướng 
dẫn của Bộ Y tế, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cơ 
quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) của Mỹ. Cần tham khảo các 
hướng dẫn để có thể chọn mô hình thiết kế nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển 
chọn người tình nguyện, uống thuốc và lấy mẫu, phân tích mẫu trong dịch 
sinh học phù hợp. 
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến 2 thành phần metformin 
hydroclorid và sitagliptin 
Các nghiên cứu bào chế, nghiên cứu định lượng hoạt chất trong 
chế phẩm, định lượng trong huyết tương người, xác định giới hạn tạp 
chất liên quan. 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Sản phẩm thuốc thử (sản phẩm thuốc nghiên cứu): 03 lô sản phẩm 
nghiên cứu được bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô. 
5 
- Sản phẩm thuốc đối chiếu: Viên Janumet XR 50/500 mg (chứa 
metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg 
phóng thích tức thời) do công ty Merck Sharp & Dolme BV-Mỹ sản xuất. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Xây dựng công thức và quy trình bào chế viên chứa metformin 
hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng 
thích tức thời 
Bào chế lớp metformin hydroclorid phóng thích kéo dài bằng phương 
pháp xát hạt ướt. Khảo sát từng loại polyme, phối hợp các polyme và 
khảo sát polyme trộn ngoài để kéo dài sự phóng thích như HPMC K100M, 
HPMC K15M, HPMC K100LV, gôm xanthan, Na CMC 
Bào chế lớp sitagliptin phóng thích tức thời bằng phương pháp 
dập thẳng với tỷ lệ tá dược siêu rã natri starch glycolat là 5%. 
Bảng 2.1. Thành phần công thức viên phóng thích kéo dài Simet XR 
Thành phần Tỷ lệ (%) Khối lượng (mg) 
Metformin HCl 39,4 500 
Polyme tạo khung - x1 
Polyme trộn ngoài - x2 
PVP K30 4,7 60 
Magnesi stearat 0,8 10 
Aerosil 0,4 5 
Nước (*) - x3 
Ethanol 96o (*) - (0,6 - x3) ml 
Avicel PH101 - 1270,35- (x1 + x2) 
Sitagliptin phosphat 5,1 64,25 
Ludipress 3,9 50,00 
Natri starch glycolat 1,2 15,00 
Povidon K90 2,4 30,00 
Magnesi stearat 0,2 2,50 
Colloid silicon dioxid 0,04 0,50 
Dicalci phosphat 10,8 137,75 
Carmoisin lake 0.03 0,35 
Tổng cộng 100 1270.35 
(*): sẽ được loại trong quá trình điều chế 
6 
Các biến độc lập được khảo sát là 
x1: Lượng tá dược polyme tạo khung (mg) 
x2: Lượng tá dược polyme trộn ngoài (mg) 
x3: Lượng nước (ml) 
Kết quả độ giải phóng hoạt chất viên đối chiếu Janumet XR 
50/500 mg làm cơ sở về độ phóng thích hoạt chất của lớp phóng 
thích kéo dài chứa metformin hydroclorid với các thông số đầu ra 
gồm: Y1: hàm lượng metformin hydroclorid phóng thích ở thời điểm 
1 giờ 24,0-32,0%, Y2: hàm lượng metformin hydroclorid phóng thích 
ở thời điểm 2 giờ 42,0-50,0%, Y3: hàm lượng metformin hydroclorid 
phóng thích ở thời điểm 6 giờ 77,0-85,0% Y4: hàm lượng metformin 
hydroclorid phóng thích ở thời điểm 10 giờ 94,0-102,0%. 
Xác định công thức bào chế tối ưu: sử dụng phần mềm tối ưu hóa 
công thức BCPharsoft OPT. Thực nghiệm kiểm chứng công thức tối ưu. 
2.2.2. Nghiên cứu nâng cỡ lô lên quy mô 10.000 viên/lô 
Bào chế quy mô 10.000 viên/lô trên các thiết bị: máy trộn cao tốc, 
máy trộn lập phương và máy sấy tầng sôi. Xác định thông số và thời 
gian trộn trên các thiết bị trên. Tiến hành dập viên và kiểm soát sự 
phân tán khối lượng trung bình viên và khối lượng trung bình từng lớp. 
Bao phim viên nghiên cứu nhằm mục đích tránh cảm giác đắng 
khi sử dụng với hỗn dịch Opadry II, khảo sát các thông số: tốc độ nồi, 
nhiệt độ khí vào, nhiệt độ viên, tốc độ phun, áp suất khí nén trên 
máy bao phim. 
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm 
Tiêu chuẩn cơ sở viên thành phẩm được xây dựng dựa theo 
DĐVN V, USP 41, và kết quả nghiên cứu gồm: hình thức cảm quan, 
7 
độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, giới hạn tạp chất liên quan, định 
tính, định lượng. 
2.2.4. Đánh giá độ ổn định của thuốc nghiên cứu 
Nghiên cứu độ ổn định được thực hiện trên 3 lô ở điều kiện bảo 
quản dài hạn (nhiệt độ 30 ± 2 oC, độ ẩm tương đối 75 ± 5%) và thời 
gian lấy mẫu là 0, 1, 3, 6, 9, 12, 18, 24. Các chỉ tiêu khảo sát gồm 
hình thức cảm quan, độ hòa tan, giới hạn tạp chất liên quan và hàm 
lượng hoạt chất trong viên. 
2.2.5. Đánh giá tương đương sinh học thuốc nghiên cứu với thuốc 
đối chiếu 
Thẩm định quy trình định lượng đồng thời metformin và 
sitagliptin trong huyết tương bằng phương pháp LC-MS/MS theo 
US-FDA và EMA. 
Đánh giá tương đương độ hòa tan: thử độ hòa tan của viên nghiên 
cứu và viên đối chiếu trong các môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8. 
Xác định phần trăm phóng thích hoạt chất, so sánh tương đương của 
thuốc thử và thuốc đối chiếu thông qua hệ số tương đồng f2 trong mỗi 
môi trường. 
Xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học: thiết 
kế nghiên cứu, tuyển chọn người tình nguyện, uống thuốc, lấy mẫu 
máu, chiết xuất và định lượng đồng thời metformin và sitagliptin 
trong huyết tương, phân tích các thông số dược động học gồm Cmax, 
Tmax, AUC0-t, AUC0-∞. So sánh các thông số dược động học AUC0-t, 
AUC0-∞, Cmax, Tmax của thuốc thử với thuốc đối chiếu theo hướng dẫn 
nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của hiệp 
hội các nước ASEAN. 
8 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Kết quả xây dựng công thức và quy trình bào chế viên 
metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 
50 mg phóng thích tức thời 
Để xây dựng thành phần công thức tối ưu lớp metformin hydroclorid. 
Mô hình thực nghiệm được thiết kế bằng phần mềm Design Expert v7.0. 
Bảng 3.1. Dữ liệu thực nghiệm về bào chế và kiểm nghiệm 
Công thức x1 x2 x3 y1 y2 y3 y4 
16 220 75 0,07 31,83 49,01 83,41 101,72 
17 180 75 0,14 30,19 48,28 86,74 102,54 
18 180 50 0,14 32,23 52,65 87,08 103,66 
19 220 90 0,14 29,38 45,43 84,63 100,14 
20 260 50 0,07 35,00 53,51 82,31 100,55 
21 220 90 0,07 30,49 49,08 82,58 101,67 
22 260 90 0,14 27,46 45,28 80,99 96,89 
23 260 75 0,07 31,10 47,72 82,01 100,05 
24 180 90 0,14 29,55 45,65 84,04 102,01 
25 180 75 0,07 32,57 49,73 87,08 103,81 
26 260 50 0,14 31,61 50,35 83,23 99,81 
27 220 75 0,14 29,82 48,18 83,38 101,14 
28 220 50 0,07 35,25 54,85 87,12 102,15 
29 180 50 0,07 35,45 54,93 90,39 104,85 
Bảng 3.2. Công thức tối ưu dự đoán bởi phần mềm BCPharsoft OPT 
Dự đoán x1 x2 x3 
Thông số dự đoán 246 81 0,12 
Bảng 3.3. % metformin hydroclorid phóng thích so với dự đoán 
Dự đoán Phần trăm metformin hydroclorid (%) 
1 giờ 2 giờ 6 giờ 10 giờ 
Công thức dự đoán 
Công thức tối ưu thực nghiệm 
Janumet XR 50/500 mg 
29,3 
31,0 
28,2 
46,2 
47,5 
46,6 
81,5 
80,9 
81,6 
99,1 
97,9 
98,9 
Thuốc nghiên cứu có phần trăm phóng thích hoạt chất gần tương 
tự thuốc đối chiếu và đạt tiêu chuẩn USP 41 test 8 chuyên luận viên 
nén phóng thích kéo dài chứa metformin hydroclorid. 
9 
3.2. Kết quả nghiên cứu nâng cỡ lô lên quy mô 10.000 viên/lô 
Lớp metformin hydroclorid: trộn bột khô bằng máy trộn cao tốc với 
tốc độ vòng 1.400 vòng/phút trong 5 phút, thời gian sấy khô cốm bằng 
máy sấy tầng sôi ở nhiệt độ 60 oC trong 10 phút, trộn hoàn tất bằng máy 
trộn lập phương với tốc độ vòng 45 vòng/phút trong 15 phút. 
Lớp sitagliptin: trộn hỗn hợp bột khô bằng máy trộn lập phương 
với tốc độ vòng 45 vòng/phút trong 10 phút. 
Bảng 3.4. Chỉ tiêu kiểm nghiệm bán thành phẩm 
 Cốm metformin HCL Hỗn hợp bột sitagliptin 
Độ ẩm 
Tỷ trọng biểu kiến 
Tốc độ chảy 
2-5% 
0,52 - 0,58 g/ml 
9,8 – 11,1 g/s 
< 4% 
0,6 - 0,7 g/ml 
3,1 - 3,7 g/s 
Dập viên trên máy dập viên 2 lớp, tốc độ 12 vòng/ phút; chày 
caplet 19 x 11 mm, dập lớp metformin hydroclorid với khối lượng 
trung bình đạt 970 mg/viên ± 3%, độ cứng sơ bộ 70 N. Chỉnh khối 
lượng trung bình viên 2 lớp đạt 1280 mg/viên ± 3%, độ cứng 150 - 
210 N, độ mài mòn < 1%. Khoảng cách giữa 2 lần lấy mẫu kiểm tra 
khối lượng trung bình viên, khối lượng trung bình từng lớp là 15 
phút. Cả 3 lô đều có độ phân tán khối lượng trung bình, độ đồng đều 
khối lượng và độ mài mòn đạt yêu cầu, chứng tỏ quy trình sản xuất ở 
quy mô 10.000 viên/lô ổn định. 
3.3. Kết quả xây dựng tiêu chuẩn cơ sở 
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn cơ sở và kết quả kiểm nghiệm thuốc 
nghiên cứu 
Chỉ tiêu Mức chất lượng Kết quả Lô NC001 
Hình thức 
Viên nén bao phim, hình caplet, 
màu hồng cam nhạt, cạnh và 
thành viên lành lặn 
Đạt 
10  ... iêng x3 trong khoảng khảo sát ít có ảnh hưởng đến 
kết quả độ hòa tan. Giới hạn dưới của khối lượng x1 và x2 để đạt độ 
hòa tan gần với thuốc đối chiếu nhất là 220 mg và 75 mg; khoảng 
khảo sát của x1 và x2 bị nằm lệch qua phần khối lượng dưới khoảng 
khối lượng cho độ hòa tan đạt yêu cầu gần với độ hòa tan thuốc đối 
chiếu nên không xác định được giới hạn trên của khối lượng x1 và x2. 
Kết quả này có thể được giải thích vì giới hạn khối lượng viên. Mục 
đích thiết kế viên 2 lớp có khối lượng viên khoảng 1,3 g để gần giống 
với khối lượng viên đối chiếu đồng thời đảm bảo thể tích viên phù 
hợp để dễ uống đặc biệt là đối tượng bệnh nhân lớn tuổi. Để khảo sát 
cận trên khối lượng x1 và x2 mà vẫn đảm bảo thể tích viên phù hợp thì 
có thể khảo sát tăng thêm khối lượng viên hoặc chuyển kỹ thuật bào 
chế từ viên 2 lớp thành viên bao với lớp bao chứa hoạt chất sitagliptin. 
Tuy nhiên, ở mức khối lượng đã chọn thì vẫn có thể tìm được công 
thức tối ưu cho kết quả các biến phụ thuộc đạt yêu cầu với f2 so với 
thuốc đối chiếu Janumet XR khá cao f2 là 83 trong môi trường pH 6,8. 
Công thức tối ưu cho sự phóng thích hoạt chất đạt yêu cầu theo USP 
41 và gần sát với kết quả độ hòa tan của thuốc đối chiếu nhất. 
Việc phối hợp polyme trộn ngoài và sử dụng nước trong công 
thức để kiểm soát sự phóng thích chưa thấy các đề tài đã công bố áp 
dụng. Các nghiên cứu viên metformin phóng thích kéo dài được công 
bố như Trần Thị Vân Anh và cộng sự (2012), Bùi Tuyết Mai và cộng 
sự (2012) sử dụng HPMC làm khung khuếch tán kiểm soát sự phóng 
thích hoạt chất metformin, không sử dụng thêm kỹ thuật để kiểm soát 
sự phóng thích ở thời điểm đầu. Các nghiên cứu này bào chế được 
viên nén metformin phóng thích kéo dài tương đương với thuốc đối 
chiếu Glucophage XR 500 mg. Tuy nhiên, hệ số tương tự f2 các 
nghiên cứu đạt được nhỏ hơn 75. Nếu chỉ sử dụng HPMC như các 
17 
nghiên cứu này, việc kiểm soát không tốt sự phóng thích hoạt chất ở 
thời điểm đầu sẽ có thể dẫn đến khả năng tương đương độ hòa tan in 
vitro với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg thấp. Lý do là 
thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg được bào chế dạng bao phim 
với lớp bao chứa hoạt chất sitagliptin, do đó làm cản trở sự phóng 
thích ở thời điểm đầu. Điều này cũng được chứng minh khi tiến hành 
thực nghiệm đánh giá và so sánh độ hòa tan của thuốc nghiên cứu 
(công thức tối ưu) với thuốc đối chiếu Glucophage XR 500 mg cho 
thấy hệ số f2 đạt được khá cao 92 trong môi trường pH 6,8, trong khi 
so sánh với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg thì hệ số f2 chỉ 
đạt được 83 trong môi trường pH 6,8. 
4.2. Nghiên cứu nâng cỡ lô 
Quá trình nâng cấp cỡ lô được nghiên cứu trên các máy móc phù 
hợp như máy trộn cao tốc, mấy sấy tầng sôi, máy trộn lập phương. Ở 
giai đoạn sấy khô quy mô 10.000 viên/lô thời gian sấy là 10 phút. Nếu 
so với dùng tủ sấy-thời gian tốn ít nhất 6 giờ thì quy mô sản xuất rút 
ngắn được thời gian sấy rất nhiều. 
Như vậy, quy trình sản xuất quy mô 10.000 viên/lô sử dụng các 
máy móc có công suất cao giúp rút ngắn thời gian bào chế, giảm chi 
phí cho sản xuất đồng thời sản phẩm vẫn đạt các yêu cầu kiểm tra 
bán thành phẩm và thành phẩm. 
4.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của thành phẩm 
Chế phẩm viên nén chứa 2 thành phần metformin phóng thích 
kéo dài và sitagliptin phóng thích tức thời chưa có trong chuyện luận 
riêng của DĐVN V cũng như không có trong BP 2018 và USP 41, do 
đó việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm thành phẩm được dựa trên 
chuyên luận riêng từng hoạt chất sẵn có trong các dược điển và kết 
18 
quả kiểm nghiệm thuốc nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu về 
tiêu chuẩn kiểm nghiệm, các tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên nén chứa 
metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 
mg phóng thích tức thời được đề xuất bao gồm các chỉ tiêu: hình 
thức cảm quan, độ đồng đều hàm lượng, định tính, giới hạn tạp chất, 
độ hòa tan và định lượng. 
Ba lô nghiên cứu được bào chế ở quy mô 10.000 viên, được 
đánh giá độ ổn định dài hạn 12 tháng và cấp tốc 6 tháng cho thấy vẫn 
giữ được chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn cơ sở. Kết quả 
này chứng tỏ việc chọn bao bì và cách đóng gói thuốc nghiên cứu 
phù hợp, thuốc nghiên cứu có thể đạt các chỉ tiêu chất lượng theo 
tiêu chuẩn cơ sở nếu được bảo quản tốt trong lọ kín, nhiệt độ bảo 
quản 30 oC ± 2 oC, độ ẩm tương đối 75% ± 5%. 
4.4. Đánh giá tương đương sinh học 
4.4.1. So sánh độ hòa tan của thuốc đối chiếu và thuốc nghiên cứu 
Việc tiến hành đánh giá tương đương in vitro thuốc nghiên cứu 
với thuốc đối chiếu trên cả ba môi trường pH 1,2; 4,5 và 6,8 và định 
lượng hoạt chất bằng phương pháp HPLC đã được thẩm định. Từ kết 
quả thực nghiệm, cho thấy: 
- Đối với metformin hydroclorid: hệ số tương đồng f2 của hai 
chế phẩm trong 3 môi trường pH 1,2; 4,5 và 6,8 lần lượt là 
67,5; 71,95 và 83,19 (tất cả đều lớn hơn 50). Ngoài ra, ở hầu 
hết các thời điểm lấy mẫu, RSD đều không quá 10% theo 
quy định của FDA. 
- Đối với sitagliptin: cũng tương tự như với metformin 
hydroclorid các kết quả f2 ở 3 môi trường đều lớn hơn 50. 
19 
Như vậy, chế phẩm được xem là tương đương in vitro với 
Janumet XR 50/500 mg trong cả ba môi trường hòa tan pH 1,2; 4,5 
và 6,8. 
Ngoài ra, khi sử dụng công cụ f2 để so sánh khả năng phóng 
thích metformin hydroclorid trên 3 cặp môi trường, nhận thấy chế 
phẩm nghiên cứu phóng thích metformin hydroclorid không phụ 
thuộc vào các môi trường hòa tan (f2 của các cặp môi trường đều lớn 
hơn 50 và tương đương), cho phép thuốc được hấp thu suốt theo 
chiều dài ống tiêu hóa. 
Bảng 4.1. Hệ số tương đồng f2 của thuốc nghiên cứu về độ hòa tan 
metformin hydroclorid trong các cặp môi trường 
Cặp môi trường pH 1,2 – pH 4,5 pH 4,5 – pH 6,8 pH 6,8 – pH 1,2 
f2 87,0 89,8 89,4 
Tóm lại, từ kết quả độ hòa tan, có thể dự đoán mô hình phóng 
thích hoạt chất của chế phẩm nghiên cứu và thuốc đối chiếu trong 
ống tiêu hóa là tương tự nhau, làm cơ sở ban đầu cho sự tương đồng 
trong quá trình hấp thu thuốc vào máu để đạt hiệu quả trị liệu của 
thuốc nghiên cứu với thuốc đối chiếu. 
4.4.2. Phương pháp định lượng hoạt chất trong đánh giá tương 
đương sinh học 
Điều kiện khối phổ và sắc ký cho thời gian lưu của metformin 
hydroclorid, chuẩn nội và sitagliptin lần lượt khoảng 1,18; 1,26; 1,40 
phút. Thời gian phân tích cho một mẫu khoảng 4 phút là phù hợp cho 
một phương pháp phân tích thuốc với số mẫu sinh học lớn. 
Phương pháp xử lý mẫu đơn giản, ít tốn thời gian, ít làm mất 
mẫu, nền mẫu sạch là một trong những mục tiêu quan trọng khi phát 
triển phương pháp phân tích, đặc biệt càng quan trọng đối với phân 
tích dịch sinh học. Nhiều phương pháp xử lý mẫu khác nhau đã được 
20 
thực hiện khảo sát: Phương pháp chiết lỏng – lỏng, phương pháp tủa 
protein. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình xử lý mẫu bằng 
MeOH không sử dụng cô quay cho hiệu suất chiết hoạt chất cao nhất, 
cường độ tín hiệu hoạt chất cao và ổn định, hình dạng pic khá cân đối 
và ổn định, thời gian xử lý một mẫu nhanh và đơn giản hơn khi tủa 
protein bằng MeOH có sử dụng cô quay. So sánh với kỹ thuật SPE và 
phương pháp xử lý mẫu bằng hỗn hợp dung môi chiết khó bay, quy 
trình xử lý mẫu trong đề tài đơn giản hơn, không đòi hỏi trang thiết bị 
đặc biệt, dễ thực hiện và kinh tế khi mà tổng số mẫu trong nghiên cứu 
sinh khả dụng/tương đương sinh học là rất nhiều. 
Công trình của Bonde S.L. và cộng sự (2013) sử dụng phương 
pháp xử lý mẫu đơn giản, ít tốn kém, tủa protein bằng ACN. Tuy 
nhiên, phương pháp có hiệu suất chiết đối với metformin hydroclorid 
còn quá thấp (38,06 - 42,57%). Công trình của John G. S. và cộng sự 
(2011) sử dụng bộ kit xử lý mẫu dịch sinh học FTA DKMP–C để 
loại tạp, giá thành đắt và ít phổ biến tại Việt Nam nên không phù hợp 
để triển khai khi đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học. 
Phương pháp phân tích đã được thẩm định đầy đủ đạt yêu cầu 
theo hướng dẫn của US-FDA 2018 về thẩm định phương pháp phân 
tích trong dịch sinh học với các chỉ tiêu: tính phù hợp hệ thống, tính 
đặc hiệu, ảnh hưởng của nền mẫu, độ nhiễm chéo, đường chuẩn và 
khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, độ đúng và độ chính 
xác, độ ổn định của hoạt chất. Kết quả nghiên cứu này đã đảm bảo 
phương pháp phân tích có đủ độ tin cậy, đặc hiệu và chính xác, có 
thể sử dụng trong nghiên cứu tương đương sinh học trên người. 
4.4.3. Đánh giá tương đương sinh học 
Xác định tương đương sinh học nhằm so sánh sinh khả dụng của 
thuốc nghiên cứu so với thuốc đối chiếu. Từ đó, có thể làm cơ sở cho 
21 
việc lựa chọn thay thế thuốc trong nước với thuốc ngoại nhập. Ngoài 
ra, cũng có thể dự đoán trước được có tương đương trị liệu giữa 
thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu hay không. 
Nghiên cứu của đề tài đã thực hiện trên cỡ mẫu 14 người tình 
nguyện so với thuốc đối chiếu là Janumet XR 50/500 mg. Thiết kế 
theo mô hình chéo, ngẫu nhiên, đơn liều, 2 thuốc, 2 giai đoạn, 2 trình 
tự. Toàn bộ quy trình đã được thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo 
các quy trình thao tác chuẩn. Các kết quả đánh giá tương đương sinh 
học trong tình trạng đói cho thấy có sự ảnh hưởng của yếu tố cá thể 
lên các thông số dược động học (Cmax và AUC) của sitagliptin. 
Các kết quả nghiên cứu thống kê các thông số dược động học 
của hai thuốc trong tình trạng đói đã cho thấy phương pháp thử 
nghiệm đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của đề tài 
đã thành công và chế phẩm đã đạt tương đương in vivo so với thuốc 
đối chiếu Janumet XR 50/500 mg trong tình trạng đói. 
Thử nghiệm trong tình trạng no cho thấy thức ăn ảnh hưởng đến 
sinh khả dụng của metformin so với tình trạng đói trên mẫu thuốc 
nghiên cứu. Kết quả đánh giá ảnh hưởng thức ăn trên thuốc nghiên 
cứu có sự tương đồng với ảnh hưởng thức ăn trên thuốc đối chiếu 
trong các nghiên cứu đã được công bố. Như vậy, trong các kết quả 
thông số dược động học đã được công bố ở các hàm lượng 
metformin khác nhau đều có ảnh hưởng của thức ăn. Kết quả đánh 
giá thuốc nghiên cứu cũng ghi nhận được sự ảnh hưởng thức ăn và 
cũng tương đồng với viên phóng thích kéo dài chứa metformin 
hydroclorid ở hàm lượng 500 mg là làm tăng AUC, tăng Tmax. Riêng 
giá trị Cmax giảm ít. Đối với sitagliptin, kết quả đánh giá thuốc nghiên 
cứu cho thấy dùng chung với bữa ăn không ảnh hưởng đến dược 
động học của sitagliptin. Kết quả này cũng tương đồng với các tài 
22 
liệu đã trích dẫn. 
Như vậy, về ý nghĩa thực tiễn kết quả tương đương sinh học của 
thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg cho 
phép thay thế cho sử dụng thuốc generic trong điều trị; về ý nghĩa 
khoa học, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sinh khả dụng và 
tương đương sinh học của thuốc chứa metformin hydroclorid phóng 
thích kéo dài và sitagliptin phóng thích tức thời với Janumet XR 
50/500 mg được thực hiện trên người tình nguyện Việt Nam. 
KẾT LUẬN 
Viên nén chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài 
và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời đã được nghiên cứu và hoàn 
thành được các nội dung, mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra như sau: 
1. Xây dựng được công thức bào chế, quy trình bào chế viên chứa 
metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 
mg phóng thích tức thời: Đã chọn được thành phần tá dược tạo khung 
kiểm soát sự phóng thích hoạt chất lớp metformin gồm polyme HPMC 
K100M và carbopol trộn ngoài và lượng nước xát hạt ướt với tỷ lệ tối 
ưu cho sự kiểm soát phóng thích hoạt chất trong viên lần lượt là 245 
mg, 81 mg và 0,12 ml; thành phần tá dược giúp hình thành viên và 
phóng thích tức thời cho lớp sitagliptin gồm 15 mg natri starch 
glycolat và 30 mg PVP K90. Ngoài ra, các thành phần tá dược khác (tá 
dược độn, trơn, bóng) trong công thức cũng đã được xác định. 
2. Nâng cỡ lô lên quy mô 10.000 viên/lô. Cụ thể đã bào chế 3 lô 
ở quy mô 10.000 viên/lô kết hợp đánh giá các thông số quy trình 
bằng thực nghiệm. Các kết quả cho thấy quy trình đạt được sự ổn 
định cần thiết. Sản phẩm của 03 lô bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô 
có chất lượng tương đồng nhau và đều đạt tiêu chuẩn quy định, có độ 
23 
hòa tan đạt yêu cầu đặt ra. Điều này cho thấy quá trình nâng cỡ lô lên 
quy mô 10.000 viên/lô đã thành công. 
3. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với các chỉ 
tiêu cơ bản (hình thức cảm quan, độ đồng đều hàm lượng, định tính, 
định lượng, giới hạn tạp chất, và độ hòa tan) và phương pháp kiểm 
nghiệm đã được thẩm định đầy đủ theo hướng dẫn của ICH. Tiêu 
chuẩn này cũng đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thẩm 
định, được đưa vào áp dụng để phân tích, kiểm nghiệm mẫu thuốc 
nghiên cứu và thuốc đối chiếu trước khi tiến hành nghiên cứu tương 
đương sinh học in vivo. 
Đã theo dõi độ ổn định của sản phẩm trong điều kiện dài hạn và 
điều kiện cấp tốc trên 3 lô 10.000 viên/lô. Kết quả sản phẩm đạt độ 
ổn định sau 12 tháng trong điều kiện dài hạn và 6 tháng trong điều 
kiện cấp tốc. 
4. Đánh giá tương đương sinh học thuốc nghiên cứu so với 
thuốc đối chiếu. Các kết quả đã đạt được: 
- Quy trình định lượng hoạt chất trong huyết tương người bằng 
phương pháp LC-MS/MS đạt yêu cầu theo các hướng dẫn 
của FDA 2018, đã được áp dụng để định lượng hoạt chất 
trong huyết tương người tình nguyện trong đánh giá tương 
đương sinh học thuốc. 
- Đánh giá tương đương sinh học sản phẩm trên 14 người tình 
nguyện Việt Nam khỏe mạnh trong tình trạng đói xác nhận 
sản phẩm đề tài đạt tương đương sinh học với thuốc đối 
chiếu là Janumet XR 50/500 mg. 
- Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh khả dụng của thuốc nghiên 
cứu cho thấy thức ăn làm kéo dài Tmax và tăng AUC của 
24 
metformin; Cmax của metformin, Cmax của sitagliptin, Tmax và 
AUC của sitagliptin không bị ảnh hưởng bới thức ăn. 
KIẾN NGHỊ 
Để hoàn thiện đề tài, các nội dung sau được đề nghị: 
1. Tiếp tục theo dõi độ ổn định của thuốc trong điều kiện dài 
hạn để xác định tuổi thọ của sản phẩm. 
2. Nâng cỡ lô lên quy mô pilot. 
3. Hợp tác, triển khai sản xuất. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Lâm Thị Kim Cương, Nguyễn Thị Ngọc 
Vân, Trịnh Thị Thu Loan, Nguyễn Đức Tuấn (2016), “Định 
lượng đồng thời metformin và sitagliptin trong viên nén hai lớp 
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Tạp chí dược 
học, 484, tr. 56-58. 
2. Nguyen Ngoc Nha Thao, Nguyen Ngoc Hieu, Do Chau Minh Vinh 
Tho, Nguyen Duc Tuan (2017), “Development and validation of 
LC-MS/MS method for simultaneous determination of 
metformin hydrocloride and sitagliptin in human plasma”, 
Proceedings of The 2nd International Conference on Pharmacy 
Education and Research Network of ASEAN (ASEAN 
PharmNET II), pp. 323-332. 
3. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Đức Tuấn, Trịnh Thị Thu Loan 
(2019), “Nghiên cứu công thức viên chứa metformin 
hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg 
phóng thích tức thời”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 
phụ bản tập 23, số 2-2019, tr. 150-160. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_bao_che_va_danh_gia_tuong_duong_s.pdf