Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử và cơ
khí chính xác mà kỹ thuật điều khiển tự động quá trình công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp thế giới đã có những phát triển vượt bậc.
Trong đó, lĩnh vực điều khiển hệ thủy lực ngày càng được nghiên
cứu phát triển và được ứng dụng với chất lượng điều khiển ngày càng
cao. Hiện nay, các thiết bị thủy lực công suất lớn như: hệ thống điều
khiển cánh hướng ở các nhà máy thủy điện; máy ép điều khiển
chương trình số; robot công nghiệp hàn hay gắp các vật nặng trong
môi trường khắc nghiệt; các máy cắt gọt chuyên dùng hoặc máy CNC
(máy mài, máy bào, máy phay, máy tiện,.); các thiết bị quân sự .v.v
đã được ứng dụng tại Việt Nam.
Các đề tài nghiên cứu về truyền động và điều khiển hệ thủy lực
đang được các nhà khoa học quan tâm và thường xuyên có các bài
báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới. Trong đó, tập
trung nghiên cứu về chất lượng của các phần tử thủy lực và chất
lượng của một hệ điều khiển thủy lực. Để có một thiết bị chất lượng
cao thì động lực học là một trong những vấn đề quan trọng, nhưng
nghiên cứu vấn đề này là rất phức tạp. Nghiên cứu động lực học của
một hệ điều khiển thủy lực chuyển động quay cho một trục công tác
(như trục quay của Rada, trục quay của Robot, trục quay bàn dao của
một máy CNC.v.v.) với những giả thiết để có kết quả sát với thực tế
cũng là vấn đề hết sức phức tạp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN NGỌC HẢI NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ CỦA TRỤC QUAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ THỦY LỰC Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Mã số ngành: 9520103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2020 Công trình này được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Cung 2. GS. TS. Ngô Văn Dũng Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Huy Ninh Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Hải Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Minh Diệm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng vào hồi giờ, ngày . tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Học liệu và thƣ viện Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử và cơ khí chính xác mà kỹ thuật điều khiển tự động quá trình công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp thế giới đã có những phát triển vượt bậc. Trong đó, lĩnh vực điều khiển hệ thủy lực ngày càng được nghiên cứu phát triển và được ứng dụng với chất lượng điều khiển ngày càng cao. Hiện nay, các thiết bị thủy lực công suất lớn như: hệ thống điều khiển cánh hướng ở các nhà máy thủy điện; máy ép điều khiển chương trình số; robot công nghiệp hàn hay gắp các vật nặng trong môi trường khắc nghiệt; các máy cắt gọt chuyên dùng hoặc máy CNC (máy mài, máy bào, máy phay, máy tiện,..); các thiết bị quân sự ..v.v đã được ứng dụng tại Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu về truyền động và điều khiển hệ thủy lực đang được các nhà khoa học quan tâm và thường xuyên có các bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới. Trong đó, tập trung nghiên cứu về chất lượng của các phần tử thủy lực và chất lượng của một hệ điều khiển thủy lực. Để có một thiết bị chất lượng cao thì động lực học là một trong những vấn đề quan trọng, nhưng nghiên cứu vấn đề này là rất phức tạp. Nghiên cứu động lực học của một hệ điều khiển thủy lực chuyển động quay cho một trục công tác (như trục quay của Rada, trục quay của Robot, trục quay bàn dao của một máy CNC..v.v.) với những giả thiết để có kết quả sát với thực tế cũng là vấn đề hết sức phức tạp. Nên việc nghiên cứu đáp ứng quá độ về điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng thủy lực là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, kỹ thuật điều khiển thủy lực với sự kết 2 hợp giữa thủy lực - điện tử - tin học - thuật toán điều khiển thông minh là đề tài mới và còn ít các công trình nghiên cứu được công bố. Từ cơ sở phân tích trên, đề tài luận án “Nghiên cứu điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực” có tính khoa học về mặt lý thuyết và thực nghiệm, góp phần phát triển và làm chủ công nghệ về lĩnh vực kỹ thuật điều khiển thủy lực ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý thuyết: Xây dựng mô hình nghiên cứu về điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực, lập mô hình vật lý, mô hình toán và sơ đồ khối mô tả mối quan hệ giữa các tín hiệu vào/ra trong hệ thống. Nghiên cứu mô phỏng đáp ứng quá độ về điều khiển tốc độ của trục quay trên máy vi tính. Về mặt thực nghiệm: Thiết kế và lắp ráp mô hình nghiên cứu thực nghiệm, tìm bộ tham số điều khiển PID tự điều chỉnh mờ, viết chương trình điều khiển tốc độ của cụm trục quay. Khảo sát đáp ứng quá độ thực nghiệm và so sánh với đáp ứng quá độ lý thuyết. Mục đích của đề tài nhằm góp phần phát triển và làm phong phú thêm các nghiên cứu về lĩnh vực điều khiển hệ thủy lực ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đáp ứng quá độ về tốc độ của một trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mô phỏng về lý thuyết trên máy vi tính và nghiên cứu thực nghiệm trên thiết bị được thiết kế, lắp đặt về điều khiển hệ thủy lực chuyển động quay, tải trọng tác động lên trục quay là không đổi trong quá trình vận hành thực nghiệm. Xác định bộ thông số điều khiển nhằm đạt được các chỉ tiêu về đáp ứng quá độ (độ vọt lố, thời 3 gian đáp ứng, sai số xác lập). 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như trình bày ở trên thì đề tài thực hiện các nội dung sau: Nghiên cứu lý thuyết về truyền động và điều khiển thủy lực. Phân tích và xây dựng mô hình vật lý về điều khiển tốc độ của trục quay, thiết lập các phương trình vi phân mô tả hoạt động của hệ thống, thiết lập mối quan hệ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra. Phân tích và chọn thuật toán điều khiển PID tự điều chỉnh mờ để điều khiển hệ thống. Thiết kế và lắp đặt thiết bị thí nghiệm điều khiển tốc độ của một trục quay. Trên đó, truyền động từ động cơ thủy lực đến trục quay thông qua bộ truyền đai và tải trọng tác động lên trục quay là không đổi. Chương trình điều khiển hệ thống có các kết quả về đáp ứng của hệ được vẽ và lưu trữ theo thời gian thực trên máy vi tính. Nghiên cứu thực nghiệm về đáp ứng quá độ của hệ thống, trong đó quan tâm đến ảnh hưởng của tham số điều khiển cũng như ảnh hưởng của nhiệt độ của dầu đến đặc tính của quá trình quá độ (độ vọt lố, thời gian đáp ứng và sai số xác lập). Trên cơ sở đó, xác định bộ tham số thực nghiệm phù hợp, đạt kết quả tốt như tiêu chuẩn ITAE. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu như đã được trình bày ở trên, đề tài có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: Trong thực tế, cơ cấu chấp hành có thể có nhiều khâu đàn hồi và nhiều khối lượng chuyển động nên mô hình nghiên cứu động lực học về điều khiển tốc độ động cơ thủy lực qua khâu mềm (bộ truyền đai thang) với hai giá trị mô men quán tính khối lượng và hai khâu đàn hồi là có ý nghĩa thực tiễn. 4 Góp phần mở rộng phạm vi điều khiển với bộ tham số điều khiển PID tự điều chỉnh mờ ở nhiều tốc độ cài đặt khác nhau. Nghiên cứu này có thể phát triển để ứng dụng cho các thiết bị mà không thể truyền động trực tiếp từ động cơ thủy lực đến cơ cấu chấp hành hoặc qua truyền động bằng các bộ truyền ăn khớp. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Qua khảo sát các công trình đã công bố trên các tạp chí và sách chuyên khảo, từ lý thuyết đến thực nghiệm, có thể rút ra một số công trình đã thực hiện: Hệ truyền động: Mô hình nghiên cứu được thiết lập từ động cơ thủy lực đến trục quay thường truyền động trực tiếp hoặc qua bộ truyền (bánh răng, bánh răng - thanh răng, vít me - đai ốc) với một khâu đàn hồi. Mô hình hóa mô tả hệ thống qua các phương trình vi phân, ứng dụng lý thuyết điều khiển tự động để nghiên cứu động lực học hệ thống. Nghiên cứu về kết cấu, đặc tính động lực học và những vấn đề liên quan khác đến việc điều khiển van tỷ lệ, van servo và ứng dụng của chúng. Qua đó, có thể khẳng định kỹ thuật điều khiển vô cấp hệ thủy lực bằng van tỷ lệ và van servo đã phát triển với công nghệ cao. Tuy nhiên, với mỗi hãng sản xuất thiết bị khác nhau thì yêu cầu về độ chính xác chế tạo cũng khác nhau, do đó đặc tính động lực học của hệ thống phụ thuộc vào từng bài toán cụ thể cũng như yêu cầu về chỉ tiêu đáp ứng của hệ thống đó. Với bộ điều khiển: Bộ PID cổ điển trong nhiều công bố chỉ điều khiển ở một tín hiệu ra cố định. Nhược điểm, mỗi bộ tham số (KP, KI, 5 KD) cố định chỉ sử dụng trong một dãi điều khiển hẹp. Nếu muốn phạm vi điều chỉnh lớn sẽ có nhiều cặp tham số (KP, KI, KD); Với bộ điều khiển PID mờ đã có một vài công trình nghiên cứu nhưng phạm vi điều khiển bộ PID mờ này chỉ sử dụng trong một giới hạn điều khiển nhất định. Nhược điểm của hệ thủy lực thường là không tuyến tính. Các yếu tố gây nên phi tuyến tính chính là khả năng nén của chất lỏng thủy lực, tính chất dòng chảy phức tạp của van servo, van tỷ lệ và ma sát trong phần tử thủy lực. Các công bố trước năm 2000 cho thấy, do tính chất phức tạp của hệ thủy và hạn chế về kỹ thuật điều khiển nên chỉ điều khiển vận tốc của cơ cấu chấp hành thủy lực thường ở vận tốc thấp. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến hiện nay sự phát triển mạnh của kỹ thuật tin học (phần mềm điều khiển), điện, điện tử và các phần tử thủy lực nên việc điều khiển trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn khi điều khiển ở vận tốc cao. Trên thế giới lĩnh vực này đang phát triển mạnh và được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học cũng như nhà sản xuất thiết bị, ngay cả các nhà xuất bản cũng đã biên tập tổng hợp các công trình và xuất bản thành sách. Trên cơ sở phân tích tổng quan các công trình đã công bố, hướng nghiên cứu của đề tài được đề xuất là: Mô hình nghiên cứu sẽ xây dựng truyền động từ động cơ thủy lực qua khâu mềm đến trục quay; Điều khiển tốc độ động cơ thủy lực bằng van tỷ lệ; Bộ điều khiển được chọn là bộ PID tự điều chỉnh mờ; Tốc độ điều khiển vô cấp ở nhiều giá trị cài đặt khác nhau. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN THỦY LỰC Cơ sở lý thuyết về hệ thống truyền động bằng thủy lực là: Đã phân tích cấu trúc cơ bản về hệ thống thủy lực; Các tính chất vật lý của lưu chất truyền năng lượng; Phân tích đặc điểm và phương pháp xác định lưu lượng dòng chảy qua van tỷ lệ hoặc van servo; Phân tích về động cơ thủy lực truyền chuyển động quay. Lý thuyết trên là cơ sở để xây dựng mô hình động lực học, phương pháp thiết lập các phương trình toán học mô tả mối quan hệ giữa các tín hiệu vào/ra trong hệ thống. Cơ sở lý thuyết về điều khiển hệ thủy lực là: Đã đề cập một cách tổng quan về các phương pháp điều khiển hệ thủy lực thường được sự dụng hiện nay; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng động lực học hệ; Ứng dụng lý thuyết này để xây dựng mối quan hệ của các tín hiệu vào/ra qua các phương trình vi phân; Sơ đồ khối mô tả hệ thống và ứng dụng bộ điều khiển hệ thống; Ngoài ra, nội dung còn đề cập đến phương pháp đánh giá chất lượng của hệ thống điều khiển. CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG QUÁ ĐỘ VỀ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ CỦA TRỤC QUAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ THỦY LỰC Hình 3.1 là ví dụ về một sơ đồ khối thể hiện đặc tính của các bộ phận trong hệ điều khiển và được phân loại theo dạng đặc tính. Qua sơ đồ này chúng ta thấy trong một hệ điều khiển, mỗi bộ phận sẽ có một đặc tính riêng nhưng khi có sự tác động qua lại của các bộ phận đó sẽ cho ta một đặc tính chung cho cả hệ. Có thể hình dung được mục tiêu của bài toán lý thuyết là chọn được bộ điều khiển và bộ thông số điều khiển phù hợp để đặc tính tín hiệu ra đạt yêu cầu (theo tiêu chuẩn ITAE). 7 Trong các thiết bị cơ khí chủ yếu có 3 dạng tín hiệu ra, tức là có 3 tín hiệu cần điều khiển, đó là điều khiển theo vị trí, theo tải trọng và theo tốc độ cho hệ chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay. E I Q Ω - + p u0 F Bộ điều khiển Cụm động cơ thủy lực và cơ cấu chấp hành Van tỷ lệ Tín hiệu ra Cảm biến n1 t 0 Hình 3.1. Sơ đồ khối thể hiện đặc tính của hệ điều khiển Nội dung của chương 3 là trình bày nghiên cứu mô phỏng về điều khiển tốc độ của một trục chuyển động quay. Từ sơ đồ của mô hình nghiên cứu, xây dựng mô hình tính toán và lập các phương trình mô tả hệ, sử dụng lý thuyết điều khiển tự động để xây dựng sơ đồ khối về mối quan hệ giữa tính hiệu vào (điện áp u0) và tín hiệu ra là tốc độ của trục quay (n1). Nghiên cứu mô phỏng trên máy tính bằng phần mềm Matlab/Simulink để thể hiện quá trình điều khiển và vẽ đồ thị đáp ứng quá trình quá độ của hệ thống. Xác định các chỉ tiêu của đáp ứng quá độ tốc độ, đó là: Thời gian tăng tr; Thời gian xác lập tqđ; Độ vọt lố cmax-cxl và sai số vòng quay ở chế độ xác lập exl. 3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu đáp ứng quá độ của cụm trục quay truyền động bằng thủy lực 3.1.1. Phân tích tổng quan Hình 3.2 là một số mô hình ứng dụng điển hình, trong đó: a) Ứng dụng truyền động bằng động cơ thủy lực trong rada; b) Ứng dụng truyền động bằng động cơ thủy lực trong robot; c) Ứng dụng truyền động bằng động cơ thủy lực trong điều khiển vị trí bàn máy qua bộ 8 truyền bánh răng - thanh răng; d) Ứng dụng truyền động bằng động cơ thủy lực trong điều khiển vị trí bàn máy qua bộ truyền vít me - đai ốc [3]; e, g) Ứng dụng truyền động bằng xilanh thủy lực trong điều khiển vị trí bàn máy [2]. Động cơ thủy lực Van servo Rada Bộ truyền bánh răng Jt Robot Bộ truyền bánh răng Động cơ thủy lực a) Van servo b) Van servo Động cơ thủy lực Bàn máy Bánh răng thanh răng Bộ truyền bánh răng c) d) m Van servo Động cơ thủy lực Bàn máy Bàn máy Xilanh thủy lực Hành trình dịch chuyển e) g) Hình 3.2. Ứng dụng của hệ điều khiển tự động thủy lực Các công trình nghiên cứu được công bố hầu hết mô hình nghiên cứu chỉ tính toán và giả thiết là một khối lượng chuyển động và cơ 9 cấu chấp hành là một khâu đàn hồi. Trong thực tế, cơ cấu chấp hành có thể nhiều khâu đàn hồi và nhiều khối lượng chuyển động. Nghiên cứu mô hình của hai khối lượng quay và hai khâu đàn hồi chống xoắn cũng rất có ý nghĩa. 3.1.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu về điều khiển tốc độ trục quay có hai khâu đàn hồi (một khâu đàn hồi là cụm động cơ thủy lực và một khâu đàn hồi là bộ truyền đai thang truyền động từ trục trung gian của động cơ thủy lực đến trục quay) và hai giá trị mô men quán tính khối lượng (một là trên trục quay và một là trên trục của động cơ thủy lực) được thể hiện trên hình 3.3 và hình 4.1. M Đồng hồ đo áp suất Lọc cao áp Lọc Động cơ điện Ắc quy thủy lực V an t rà n v à v an a n t o àn Bơm dầu Bộ truyền đai thang p0 Bộ nguồn thủy lực Van tỷ lệ n0(Ω0, 0) p, Q Bộ truyền đai thang J0 Động cơ thủy lực Lọc Bộ truyền đai thang Đồng hồ đo áp suất pt V an t rà n v à v an a n t o àn Van tiết lưu Valve Bơm dầu Cụm tạo tải n1(Ω1, 1) Bộ truyền đai thang Bộ truyền đai thang Bộ truyền đai răng J1 Trục quay nt Bộ truyền đai răng Tốc kế Bộ điều khiển Bộ khuếch đại Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thủy lực của từng cụm truyền động cho trục quay 10 Sơ đồ khối của hệ điều khiển thể hiện trên hình 3.4. u0 Bộ điều khiển Van tỷ lệ Động cơ thủy lực Tốc kế F Bộ truyền đai răng Trục quay I Bộ truyền đai thang Ω0 n1 nt Cụm tạo tải E Q Ω1 Hình 3.4. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển Động cơ điện ba pha truyền chuyển động cho bơm dầu thông qua bộ truyền đai thang và trục trung gian. Điều khiển tốc độ của động thủy lực bằng cách điều khiển lưu lượng dầu qua van tỷ lệ. Động cơ thủy lực truyền động cho trục quay qua bộ truyền đai thang. Thiết bị đo tốc độ của trục quay được sử dụng là tốc kế. Tốc kế sẽ nhận tín hiệu tốc độ của trục quay qua bộ truyền đai răng. Để tạo tải trọng (mô men) cho trục quay trong quá trình nghiên cứu, ta sử dụng bơm dầu. Khi thay đổi áp suất p ... 2 11 2 1 r.k2s.fs.J 1 Kn s30 1(s) n1(s) 0(s) i1 ML(s) M0(s) t b D pt(s) Hình 3.9. Sơ đồ khối mô tả hệ thống i1 Gain8 Dbt Gain9 Tai dot ngot Tai ban dau 1.65 1 J1.s +f1.s+2*k*r1^2 2 U(s) Theta1(s) Omega (s) E(s) I(s) p(s) Theta0(s) Vg/ph Q(s) Transfer Fcn2 1 J0.s +f0.s+2*k*r0^2 2 Transfer Fcn1 1 c.s+lambda Transfer Fcn n1_sp To Workspace3 U_out To Workspace2 t_out To Workspace1 n1 To Workspace Step 2*k*r0*r1 Gain7 1/Kn Gain6 Kn/1.2 Gain5 Dm Gain4 30/pi Gain3 2*k*r0*r1 Gain2 Dm0 Gain1 Kv Gain In1 Out1 FUZZY PID Theta0/dt Derivative1 Theta1/dt Derivative Clock F(s) Scope Hình 3.10. Sơ đồ khối mô phỏng trong Matlab/Simulink 3.3. Mô phỏng đáp ứng quá độ về điều khiển tốc độ của trục quay Bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ được thể hiện trên hình 3.11. 15 e + Bộ điều chỉnh mờ KP KI KD Bộ điều khiển PID Bộ khuếch đại Giá trị cài đặt Tín hiệu ra e Cảm biến Động cơ thủy lực + Trục quay - Hình 3.11. Sơ đồ khối bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ Bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ được mô phỏng bằng Matlab/Simulink thể hiện trên hình 3.12. Fuzzy self-tuning PID controller 1 Out1 Product2 Product1 Product 1 s Integrator 0.04 Gain2 0.0001 Gain1 0.12 Gain du/dt Derivative1 du/dt Derivative 0.033 Constant Add 1 In1 Hình 3.12. Mô phỏng bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ Hình 3.13. Đồ thị đáp ứng quá độ của trục quay với 5 tốc độ cài đặt 16 Đồ thị nghiên cứu mô phỏng khi điều khiển tốc độ trục quay bằng bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ được nghiên cứu với tải bằng 0, tải thay đổi ban đầu và tải thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, giới hạn của tóm tắt chúng tôi chỉ thể hiện một trường hợp là cài đặt tải ban đầu ở hình 3.13. Bảng tổng hợp các giá trị khảo sát đáp ứng quá độ của hệ thống được thể hiện trên bảng 3.1. Qua bảng tổng hợp 3.1, chúng tôi thấy rằng ở năm tốc độ cài đặt của hệ thống không có độ vọt lố, thời gian tăng nhỏ, nghĩa là thời gian đáp ứng nhanh phù hợp với cơ sở lý thuyết. Bảng 3.1. Tổng hợp các giá trị khảo sát Tốc độ của trục quay ở giá trị cài đặt (vg/ph) Giá trị Đáp ứng khảo sát (vg/ph) Độ vọt lố (%) Thời gian trễ (s) Thời gian tăng (s) Thời gian xác lập (s) Sai số cận trên (%) Sai số cận dưới (%) 300 300 0 0 1,189 2,318 0,43 0 500 500 0 0 1,189 2,316 0,46 0 700 700 0 0 1,189 2,317 0,46 0 900 900 0 0 1,189 2,317 0,47 0 1100 1100 0 0 1,189 2,316 0,55 0 3.4. Kết luận chƣơng Kết quả nghiên cứu lý thuyết về điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực: 1) Phân tích tổng quan về các phương án truyền động để xây dựng mô hình nghiên cứu về điều khiển tốc độ của trục quay [1, 4]. 2) Mô hình nghiên cứu được thiết lập với các giả thiết đặt ra không trùng lặp với các công trình đã công bố. Đó là mô hình hai khối lượng quay và hai khâu đàn hồi [1]. 3) Thiết lập được mô tả toán học về mối quan hệ của các tín hiệu 17 vào/ra trong hệ thống. Từ đó biến đổi Laplace và mô tả hệ thống bằng sơ đồ khối để phục vụ cho việc mô phỏng trên máy tính. 4) Chọn bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ để điều khiển hệ thống ở nhiều tốc độ cài đặt khác nhau. 5) Mô phỏng đáp ứng quá độ tốc độ của trục quay (hình 3.13) và bảng tổng hợp số liệu (bảng 3.1) cho ta thấy rằng hệ thống có thời gian xác lập nhanh, không có độ vọt lố và sai số xác lập nhỏ (sai số cho phép ≤ [5%] theo chỉ tiêu đánh giá chất lượng động lực học hệ thống). Kết quả này chứng tỏ rằng mô hình đề xuất là hoàn toàn phù hợp. CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ CỦA TRỤC QUAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ THỦY LỰC Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý thuyết trong chương 3. Nội dung chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về độ ổn định tốc độ của trục quay. Kết quả nghiên cứu bao gồm, chọn các thiết bị thực nghiệm (nguồn thủy lực, các van điều chỉnh và điều khiển), chế tạo trục quay, chọn thiết bị điều khiển, lắp ráp mô hình thực nghiệm và viết chương trình điều khiển hệ thống. Kết quả là vẽ đồ thị đáp ứng quá độ về tốc độ của trục quay trên máy tính theo thời gian thực và so sánh với các kết quả nghiên cứu lý thuyết. Ngoài ra, để khẳng định với bộ thông số PID tự điều chỉnh mờ ứng dụng trên hệ thống này vẫn hoạt động tốt chúng tôi còn khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ dầu đến đáp ứng của hệ. 4.1. Mô hình thực nghiệm của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực Sơ đồ nguyên lý thủy lực được thể hiện trên hình 4.1, sơ đồ khối hệ thống điều khiển trên hình 4.2 và ảnh chụp mô hình thực nghiệm được thể hiện trên hình 4.3. 18 M Lọc n0(Ω0, 0) n1(Ω1, 1) p0 p, Q n2(Ω2, 2) pt i1 i2 i0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 1- Động cơ điện; 2- Bộ truyền đai thang (i0); 3- Lọc dầu đường hút; 4- Bơm dầu; 5- Đồng hồ đo áp suất; 6- Lọc cao áp; 7- Ắc quy thủy lực; 8- Van tỷ lệ; 9- Cụm bơm tạo tải; 10- Trục quay; 11- Bộ truyền đai thang (i1); 12- Động cơ thủy lực; 13- Van tràn và van an toàn. pS pT QT QS nb nđc J0 J1 12 Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý thủy lực Bo Arduino (Mega 2560) Bộ DAC (4921) Bộ khuếch đại Van tỷ lệ Bộ truyền đai thang Tốc kế USB Máy vi tính Matlab, IDE software Cụm tạo tải (Bơm + van) Trục quay Động cơ thủy lực Nguồn thủy lực (Động cơ điện, bơm dầu, lọc dầu, van tràn và van an toàn, đồng hồ đo áp suất) Lọc cao áp Ắc quy thủy khí n1 Hình 4.2. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển 19 Hình 4.3. Ảnh chụp mô hình thực nghiệm [1, 4] 4.2. Xác định thông số điều khiển và viết chƣơng trình điều khiển hệ thống Qua thực nghiệm thì phạm vi của mỗi tham số là: KP (0.033, 0.153), KI (0, 0.0001) và KD (0, 0.04). Do đó, chúng có thể được hiệu chỉnh trong khoảng (0,1) như sau: ' 'P P min P P P P P max P min ' 'I Imin I I I I Imax Imin ' 'D D min D D D D D max D min K K K 0.033 K , K 0.12K 0.033 K K 0.153 0.033 K K K 0 K ,K 0.0001K K K 0.0001 0 K K K 0 K ,K 0.04K K K 0.04 0 (4.1) Chương trình điều khiển được viết trên phần mềm IDE. Quá trình điều khiển tốc độ của trục quay theo thời gian thực và vẽ đồ thì đáp ứng quá độ của hệ thống [1]. 4.3. Khảo sát thực nghiệm độ ổn định về điều khiển tốc tộ của trục quay Trên hình 4.4 là tổng hợp kết quả khảo sát thực nghiệm về điều khiển tốc độ của trục quay. 20 Hình 4.4. Khảo sát thực nghiệm về điều khiển tốc độ của trục quay Qua bảng các kết quả thực nghiệm được tổng hợp thì ta thấy: Thời gian trễ là rất nhỏ, không có vọt lố, thời gian đáp ứng nhanh và sai số xác lập ≤ 2%. Giá trị này là đảm bảo phạm vi sai số cho phép khi đánh giá chất lượng động lực học của hệ thống (≤ [5%]). Bảng 4.1. Tổng hợp các giá trị khảo sát thực nghiệm Tốc độ của trục quay cài đặt (vg/ph) Giá trị Đáp ứng thực nghiệm (vg/ph) Độ vọt lố (%) Thời gian trễ (s) Thời gian tăng (s) Thời gian xác lập (s) Sai số cận trên (%) Sai số cận dưới (%) 300 300 0 0,285 1,335 2,71 1,66 1,66 500 500 0 0,16 1,16 2,46 0,8 1,00 700 700 0 0,16 1,035 2,71 1,57 0,85 900 900 0 0,135 1,21 2,87 1,00 1,11 1100 1100 0 0,16 1,42 2,535 0,64 1,27 4.4. So sánh các kết quả lý thuyết và thực nghiệm Hình 4.5 là đồ thị đáp ứng quá độ về điều khiển tốc độ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Từ đó, chúng ta thấy được tính phù hợp của 21 kết quả nghiên cứu đã đề xuất. Hình 4.5. So sánh đáp ứng quá độ giữa lý thuyết và thực nghiệm So sánh kết quả (bảng 3.1 và 4.1) đáp ứng giữa lý thuyết và thực nghiệm, ta có một số nhận xét như sau: 1) Đáp ứng quá độ về điều khiển tự động tốc độ của trục quay ở các giá trị cài đặt giữa lý thuyết và thực nghiệm gần giống nhau. Điều đó chứng tỏ rằng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm là phù hợp với kết quả nghiên cứu lý thuyết. 2) Thời gian trễ của đáp ứng thực nghiệm là rất nhỏ. Các cặp giá trị thời gian tăng, thời gian đáp ứng và sai số xác lập cũng có sai lệch không đáng kể. 3) Các đáp ứng quá độ về tốc độ là không có độ vọt lố và bám sát giá trị cài đặt. Đặc tính này gần giống với đặc tính của khâu quán tính (hệ bậc nhất). Điều này phù hợp với đáp ứng theo tiêu chuẩn ITAE. Qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi thấy bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ là phù hợp với mô hình điều khiển hệ thống thủy lực như trình bày ở trên [1]. 22 4.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng nhiệt độ của dầu đến độ ổn định tốc độ của trục quay Trên các hình từ 4.6, thể hiện các đáp ứng quá độ của hệ ở nhiệt độ thay đổi từ 450C đến 750C, khi điều khiển tốc độ trục quay 300 vg/ph, 700 vg/ph và 900 vg/ph. Hình 4.6. Đáp ứng tốc độ của trục quay từ 450C đến 750C Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của trục quay, có thể rút ra các nhận xét sau: 1) Ở phạm vi thay đổi nhiệt độ của dầu từ 450C đến 750C hệ thống vẫn cho đáp ứng dạng khâu quán tính, sai số xác lập vẫn đảm bảo trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng dần thì thời gian tăng (tr) và thời gian xác lập (tqđ) cũng sẽ tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết, có thể giải thích hiện tượng này là vì ở nhiệt độ cao thì độ nhớt của dầu giảm nên độ đàn hồi của dầu tăng, ma sát giữa dầu và các bộ phận thủy lực giảm, tổn thất tăng .v.v. làm 23 cho thời gian đáp ứng lâu hơn. 2) Trên tất cả các đáp ứng thực nghiệm chúng ta thấy rằng tốc độ trục quay có sự dao động ở chế độ xác lập. Tuy nhiên phạm vi dao động không quá 5% theo chỉ tiêu đánh giá đáp ứng quá độ của hệ thống. 4.6. Kết luận chƣơng Nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện với kết quả như sau: 1) Thiết kế hệ thống, chế tạo các bộ phận truyền động và lắp ráp các phần tử điều khiển cũng như thực hiện sự ghép nối tương thích giữa thiết bị điều khiển và thiết bị chấp hành. 2) Thiết lập được thuật toán điều khiển PID tự điều chỉnh mờ và xác định được bộ thông số điều khiển là K’P, K’I và K’D. 3) Qua kết quả khảo sát thực nghiệm chứng tỏ bộ tham số điều khiển K’P, K’I và K’D tự động điều chỉnh mờ cho kết quả tốt. 4) So sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm với kết quả nghiên cứu lý thuyết thì các các đồ thị đáp ứng quá độ của hệ là gần như giống nhau, sai lệch về các chỉ tiêu đáp ứng quá độ là không đáng kể. 5) Kết quả trên vẫn đúng với nhiệt độ của dầu thủy lực trong phạm vi thay đổi lớn là từ 450C đến 750C. Tuy nhiên, theo khuyến cáo các nhà sản xuất, để tăng tuổi thọ làm việc của dầu thủy lực thì nhiệt độ dầu làm việc tốt nhất là ≤ 700C. KẾT LUẬN CHUNG Các kết quả đạt được của luận án: Về nghiên cứu lý thuyết: 1) Xây dựng một mô hình nghiên cứu lý thuyết về điều khiển tốc độ cho trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực. Thiết lập được mô tả toán học và sơ đồ khối trên cơ sở biến đổi Laplace và đại số sơ đồ khối của cả hệ thống (hình 3.10, mô hình hệ bậc cao). 2) Mô phỏng được đáp ứng quá độ ở nhiều tốc độ của trục quay. Về nghiên cứu thực nghiệm: 24 Xác định được bộ tham số KP (0.033, 0.153), KI (0, 0.0001), và KD (0, 0.04) của bộ điều khiển PID tự động điều chỉnh mờ. Giữa kết quả khảo sát thực nghiệm và kết quả nghiên cứu lý thuyết là gần như giống nhau, nhờ bộ điều khiển trên mà đáp ứng của mô hình thực nghiệm cũng gần giống khâu quán tính (theo tiêu chuẩn ITAE). Tính mới và đóng góp của luận án: 1) Thiết lập và giải được bài toán về mô hình nghiên cứu điều khiển tốc độ của trục quay, truyền động bằng động cơ thủy lực với 2 khối lượng quay và hai khâu đàn hồi (hình 3.8). 2) Xây dựng được bộ điều khiển PID tự điều chỉnh mờ để điều khiển ở nhiều tốc độ cài đặt khác nhau có kết quả đạt theo tiêu chuẩn (ITAE), kết quả trên cũng phù hợp cả khi nhiệt độ của dầu thay đổi trong một phạm vi nhất định [1]. Khả năng ứng dụng của đề tài: 1) Ứng dụng động cơ thủy lực cho trục công tác chuyển động quay hoặc chuyển động thẳng qua bộ truyền vít me-đai ốc (như hình 3.2). 2) Chủ động nắm vững công nghệ và nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển thủy lực trong máy móc thiết bị ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu tiếp theo: 1) Nghiên cứu, khảo sát đặc tính áp suất của hệ chuyển động quay. 2) Ảnh hưởng của tải thay đổi đột ngột đến đáp ứng quá độ. 3) Nghiên cứu và so sánh với các phương pháp điều khiển khác. 4) Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để thử nghiệm và ứng dụng cho máy chuyên dùng có tải lớn, công suất lớn. Đề tài điều khiển tốc độ của trục quay truyền động bằng động cơ thủy lực theo mô hình trên là đề tài mới và chỉ mới đạt được kết quả ban đầu. Kính mong được sự góp ý của quý Thầy và các Đồng nghiệp để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa và thực tế hơn cho đề tài nghiên cứu này. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. T.N Hai, L. Cung, N.V Dung (2019), An Investigation on Speed Control of a Spindle Cluster Driven by Hydraulic Motor: Application to Metal Cutting Machines, International Journal of Rotating Machinery (ISI-ESCI), volume 2019, Article ID 4359524 (https://doi.org/10.1155/2019/4359524). 2. T.N Hai, T.Q Bang, V.N Thanh, H.T Tien, T.X Tuy (2018), Modeling of Position Control for Hydraulic Cylinder Using Servo Valve, Springer International Publishing AG, part of Springer Nature (Scopus Indexed), ISBN: 978-3-319-75419-3, 696-706. 3. T.N Hai, V.N Thanh, T.X Tuy (2018), The Research On Position Response Of Table Transmission By Hydraulic Motor, Proceedings the first International Conference on Material, Machines and Methods for Sustainable Development (MMMS), ISBN: 978-604-95-0502-7, 481-488. 4. T.N Hai, L. Cung, N.V Dung (2017), Experimental Investigation of Speed Control of Hydraulic Motor Using Proportional Valve, IEEE International Conference on System Science and Engineering (Scopus Indexed), ISBN: 978-1-5386-3421-9 (ISSN Online: 2575-6028). 5. Trần Ngọc Hải (2018), Nghiên cứu thiết kế và chế tạo cụm trục chính truyền động bằng thủy lực cho máy tiện, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ, mã số: B2016-DNA-28-TT. 6. T.N Hải, L. Cung, V.N Thành (2018), Một số kết quả nghiên cứu, chế tạo máy tiện tự động có trục chính truyền động bằng động cơ thủy lực, Hội nghị KH & CN toàn quốc về Cơ khí lần 5, ISBN: 978-604-67-1103-2, 194-202. 7. T.N Hải, N.T Lý, T.X Tùy (2017), Nghiên cứu độ nhám bề mặt chi tiết gia công trên máy tiện khi trục chính truyền động bằng động cơ thủy lực, Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN, số 11, ISSN 1859-1531, 22-25. 8. T.N Hải, L. Cung, N.V Dũng (2016), Nghiên cứu thực nghiệm về ổn định tốc độ của trục chính máy tiện khi truyền động bằng động cơ thủy lực, Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần, số ISBN: 978-604-913-503-3, 494-499. 9. Trần Ngọc Hải (2014), Nghiên cứu độ ổn định tốc độ của trục chính máy tiện khi truyền động bằng động cơ thủy lực, Hội nghị Toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện điện tử, số ISBN: 978-604-913-306-0, 180-185.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dieu_khien_toc_do_cua_truc_quay_t.pdf