Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô

Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thường gặp.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm và các mặt khớp cột sống cổ thường xảy ra ở

người lớn, đặt biệt từ trên 40 tuổi. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh

đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột

sống thắt lưng. Theo Kokubun (Nhật Bản), có 1,54 bệnh nhân trong

100 nghìn dân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cần can thiệp phẫu thuật. Ở

Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hồng cho thấy hẹp ống

sống cổ do thoái hóa ngày càng thường gặp chiếm 51%. Bệnh hẹp ống

sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy mức

độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột sống cổ, có thể

biểu hiện bằng các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác hoặc dị

cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng Nó làm giảm

một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lượng sống. Việc điều

trị hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh

nhân, làm giảm đau, bớt liệt, đưa bệnh nhân về cuộc sống bình thường

với chất lượng sống cao. Các phương pháp điều trị rất đa dạng từ điều

trị bảo tồn đến điều trị phẫu thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ.

Ở nước ta, trong quá trình hiện đại hóa các phương tiện chẩn đoán

đồng thời với sự nâng cao mức sống và dân trí, bệnh lý hẹp ống sống cổ

ngày càng được phát hiện nhiều hơn, đòi hỏi cần phải có các nghiên

cứu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ sâu hơn. Xuất

phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị

bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết

hợp ghép san hô” với các mục tiêu như sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh lý hẹp

ống sống cổ.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bản sống cổ có ghép san

hô trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ qua các dữ liệu lâm sàng,

hình ảnh học, ưu điểm, nhược điểm và biến chứng của phẫu thuật.

 

pdf 27 trang dienloan 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHAN QUANG SƠN 
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ 
BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ 
BẰNG PHƢƠNG PHÁP TẠO HÌNH BẢN SỐNG 
KẾT HỢP GHÉP SAN HÔ 
Chuyên ngành: Ngoại thần kinh - sọ não 
Mã số: 62720127 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015 
Công trình được hoàn thành tại: 
Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. VÕ TẤN SƠN 
2. PGS.TS. TRẦN CÔNG TOẠI 
Phản biện 1: PGS.TS. KIỀU ĐÌNH HÙNG 
 Trường ĐH Y Hà Nội 
Phản biện 2: PGS.TS. VŨ ANH NHỊ 
 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Phản biện 3: TS. VÕ XUÂN SƠN 
 Phòng khám Exson TP.HCM 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: Đại 
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm .......... 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM 
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề 
Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thường gặp. 
Bệnh thoái hóa đĩa đệm và các mặt khớp cột sống cổ thường xảy ra ở 
người lớn, đặt biệt từ trên 40 tuổi. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh 
đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột 
sống thắt lưng. Theo Kokubun (Nhật Bản), có 1,54 bệnh nhân trong 
100 nghìn dân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cần can thiệp phẫu thuật. Ở 
Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hồng cho thấy hẹp ống 
sống cổ do thoái hóa ngày càng thường gặp chiếm 51%. Bệnh hẹp ống 
sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy mức 
độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột sống cổ, có thể 
biểu hiện bằng các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác hoặc dị 
cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng Nó làm giảm 
một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lượng sống. Việc điều 
trị hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh 
nhân, làm giảm đau, bớt liệt, đưa bệnh nhân về cuộc sống bình thường 
với chất lượng sống cao. Các phương pháp điều trị rất đa dạng từ điều 
trị bảo tồn đến điều trị phẫu thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ. 
Ở nước ta, trong quá trình hiện đại hóa các phương tiện chẩn đoán 
đồng thời với sự nâng cao mức sống và dân trí, bệnh lý hẹp ống sống cổ 
ngày càng được phát hiện nhiều hơn, đòi hỏi cần phải có các nghiên 
cứu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ sâu hơn. Xuất 
phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị 
bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết 
hợp ghép san hô” với các mục tiêu như sau: 
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh lý hẹp 
ống sống cổ. 
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bản sống cổ có ghép san 
hô trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ qua các dữ liệu lâm sàng, 
hình ảnh học, ưu điểm, nhược điểm và biến chứng của phẫu thuật. 
2. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong điều trị phẫu thuật, đối với hẹp ống sống cổ một hoặc hai 
tầng, phương pháp mổ đường trước được ưa chuộng với lấy nhân đệm 
hoặc cắt thân sống và ghép xương như phương pháp Cloward, 
2 
Robinson-Smith, Bailey-Badgley. Đối với hẹp ống sống cổ nhiều tầng 
(ba tầng trở lên), các phương pháp đường sau thường được chấp nhận. 
Giải áp đường sau bằng cắt bản sống cổ được biết có nhiều biến chứng 
hậu phẫu. Gần đây phương pháp tạo hình bản sống cổ đã được các tác 
giả Nhật Bản bước đầu sử dụng thay thế dần phương pháp cắt bản sống 
cổ. Do đó, đánh giá hiệu quả, biến chứng và chỉ định điều trị đúng loại 
bệnh này ở nước ta là hết sức cần thiết đối với chuyên ngành phẫu thuật 
thần kinh, đồng thời mở ra thêm một phương pháp mới để điều trị bệnh 
lý hẹp ống sống cổ đa tầng. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về lâm sàng, hình ảnh học góp phần 
chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả bệnh lý hẹp ống sống cổ. 
Phẫu thuật tạo hình bản sống cổ kết hợp ghép san hô là phương 
pháp điều trị hiệu quả bệnh lý hẹp ống sống cổ, tỷ lệ hồi phục cao, tỷ lệ 
tử vong và biến chứng rất thấp. 
Sử dụng mô ghép san hô vào phẫu thuật giúp rút ngắn thời gian 
mổ, tránh đau và di chứng về sau cho bệnh nhân do cuộc mổ lấy xương 
mào chậu gây ra. 
4. Bố cục của luận án 
Luận án gồm 123 trang, đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 45 
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13 trang, kết quả 23 trang, 
bàn luận 37 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Có 38 bảng, 19 biểu 
đồ, 37 hình, 103 tài liệu tham khảo. 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Lịch sử nghiên cứu tạo hình bản sống trong điều trị hẹp ống 
sống cổ 
1.1.1. Ngoài nƣớc 
Tạo hình bản sống được các tác giả Nhật Bản thực hiện đầu tiên 
vào những năm 70 của thế kỷ 20. 
Năm 1971-1972, Hattori đã sử dụng phương pháp tạo hình bản 
sống kiểu Z, trong đó thành sau ống sống được bảo tồn hình chữ Z. 
Năm 1977, Hirabayashi với tạo hình bản sống loại mở cửa 1 bên đã 
mô tả những thuận lợi của phương pháp này. 
3 
1979, Itoh và Tsuji với tạo hình bản sống loại mở một bên nguyên 
khối có ghép xương. 
Sau đó, một số tác giả cải tiến tạo hình bản sống loại mở chính 
giữa. 
1980, Kurokawa tạo hình bản sống loại chẻ đôi gai sau có ghép 
xương hoặc gốm (ceramic). 
1984, Tomita tạo hình bản sống mở cửa kiểu Pháp (French-Door) 
có ghép xương hay gốm (ceramic). 
1.1.2. Trong nƣớc 
Võ Văn Thành báo cáo tổng kết điều trị 100 trường hợp hẹp ống 
sống cổ, trong đó 17 trường hợp được phẫu thuật tạo hình bản sống. 
2003, Phan Quang Sơn báo cáo 27 trường hợp hẹp ống sống cổ 
được phẫu thuật cắt bản sống, trong đó có 2 trường hợp diễn tiến nặng 
và tử vong. 
 Về chẩn đoán hình ảnh, Nguyễn Thị Ánh Hồng nghiên cứu về 
chẩn đoán hình ảnh 300 trường hợp hẹp ống sống cổ, đã đưa ra một số 
nhận xét về bệnh lý. 
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu mới ở giai đoạn bắt đầu. 
1.1.3. Các vật liệu sinh học cấy ghép vào xƣơng 
Các vật liệu sinh học thay xương nguồn gốc từ san hô được phân 
loại thành 4 nhóm căn cứ theo cách thức chế tạo: san hô tự nhiên, san 
hô hydroxyapatit, xi măng chế từ san hô và phối hợp chế phẩm san hô 
với các hoạt chất sinh học. San hô tự nhiên và san hô hydroxyapatit là 
hai loại vật liệu được nghiên cứu nhiều nhất và đã có các thông báo sử 
dụng lâm sàng từ khoảng đầu thập niên 1980. 
1.1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới 
Vật liệu ghép xương có nguồn gốc từ san hô đã được các bác sĩ 
chấn thương chỉnh hình Pháp nghiên cứu và ghép vào mô xương từ 
thập niên 1970. Ngày nay, thương phẩm Biocoral (Inoteb) của họ khá 
nổi tiếng trong giới ngoại khoa ở nhiều nước. 
Tại Hoa Kỳ, mặc dù đã có hệ thống ngân hàng xương đồng loại lớn 
nhất thế giới (khoảng 300.000 mô ghép trong một năm), nhưng trước 
khả năng đặc biệt của san hô, một loại vật liệu sinh học thiên nhiên, giá 
thành rẻ hơn nhiều so với các vật liệu thay thế xương khác, họ cũng có 
4 
những công trình nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa của san hô khi ghép 
vào cơ thể, nghiên cứu phối hợp vật liệu san hô với các hoạt chất sinh 
học kích tạo xương và cả trong thương mại hóa các sản phẩm tạo ra từ 
san hô. 
1.1.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc 
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mô ghép được bắt đầu 
từ thập niên 1970. Gần đây, Việt Nam đã tham gia hiệp hội ngân hàng 
mô phẫu thuật châu Á Thái Bình Dương (thành lập 1989), tổ chức này 
đặt ra mục tiêu tương trợ lẫn nhau, phối hợp các hoạt động và xây dựng 
các tiêu chuẩn kỹ thuật chung giữa các thành viên. 
Năm 2008, tác giả Lê Minh Thông đã thực hiện đề tài cấp nhà 
nước về sản xuất san hô tại Việt Nam và ứng dụng trong y học. Đề tài 
cho thấy hiệu quả về khoa học và kinh tế của mô san hô sản xuất tại 
nước nhà, đã được thông qua hội đồng y đức cấp bộ và được nghiệm 
thu cấp quốc gia vào năm 2008. 
Ngày nay, vật liệu ghép từ san hô được dùng trong các lĩnh vực 
lâm sàng như chấn thương xương khớp, hàn đốt sống, tạo hình sọ mặt, 
sàn ổ mắt .v.v Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm 
hiểu thêm cơ chế, khả năng ứng dụng của san hô để có thể dùng nó như 
một vật liệu ghép xương hiệu quả. 
1.2. Sơ lƣợc giải phẫu cột sống cổ 
Cột sống cổ có 7 đốt sống, được chia thành 2 phần chính: 
 - Cột sống cổ cao từ: C0 (chùy chẩm) - C1 - C2 
 - Cột sống cổ thấp từ: C3 - C4 - C5 - C6 - C7 
Các thành phần xung quanh ống sống gồm có: thân sống, đĩa đệm, 
bản sống. 
Các thành phần trong ống sống gồm có: dây chằng dọc sau, dây 
chằng vàng, màng tủy, tủy, dây chằng răng, rễ thần kinh, mạch máu 
tủy, mỡ ngoài màng tủy. 
1.2.1. Đặc điểm đốt sống cổ 
1.2.2. Tủy sống 
1.2.2.1. Hình thể ngoài 
 Tủy sống có dạng cột trụ dẹt màu trắng xám, cân nặng khoảng 26-
28g, dài 45cm ở nam giới và dài 42-43cm ở nữ giới, chiếm hai phần ba 
của ống sống và chia làm bốn phần. 
5 
Riêng về phần tủy cổ cho tám đôi dây thần kinh cổ. Tạo đám rối 
thần kinh cổ và đám rối thần kinh cánh tay. 
1.2.2.2. Hình thể trong 
Cấu tạo của tủy sống gồm ba phần: ống trung tâm, chất xám và 
chất trắng 
1.2.2.3. Mạch máu tủy sống 
1.2.2.4. Rễ thần kinh 
Tủy sống có hai chức năng: 
Chức năng dẫn truyền: 
Chức năng phản xạ: 
Dựa vào chức năng này, chúng ta có thể dùng điện cơ kim hoặc 
điện thế gợi để theo dõi và hạn chế tổn thương thần kinh, tủy sống 
trong phẫu thuật. 
1.2.3. Các cấu trúc liên quan vùng cổ sau 
1.2.3.1. Lớp da: gồm da và mô dưới da 
1.2.3.2. Lớp cơ: gồm 3 lớp. 
Đặc điểm phần lớn các cơ lớp sâu có nguyên ủy hay bám tận tại gai 
sau C2. Vì thế, chúng ta hạn chế can thiệp vào gai sau C2 để bảo tồn độ 
cong sinh lý của cột sống cổ, giảm biến chứng “cổ cò” sau mổ. 
1.3. Bệnh sinh: hẹp ống sống cổ là bệnh lý thoái hóa phối hợp nhiều 
nguyên nhân: 
- Hẹp ống sống cổ bẩm sinh. 
- Thoái hóa thân sống - đĩa đệm cổ tạo thoát vị đĩa đệm mềm hoặc 
thoát vị đĩa đệm cứng. 
- Phì đại bản sống, màng cứng, dây chằng vàng hoặc dây chằng 
dọc sau cốt hóa. 
1.4. Sinh lý bệnh 
1.4.1. Sinh lý bệnh của đau 
Cột sống cổ có nhiều cấu trúc cảm nhận đau khu trú trong một 
vùng tương đối nhỏ. Cloward nhận thấy có mối liên hệ giữa nhân đệm 
thoái hóa và dây chằng dọc sau trong nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân 
có thoát vị đĩa đệm. 
6 
Dây chằng vàng và dây chằng dọc sau là các cấu trúc có nhiều thần 
kinh cảm giác. Sự co thắt còn làm hẹp các mạch máu nuôi cơ, làm tích 
tụ axít lactic gây đau và co thắt, tạo nên một vòng lẩn quẩn. 
1.4.2. Sinh lý bệnh của bệnh lý tủy: McCulloch và Young cho rằng 
cần có 4 yếu tố để gây nên bệnh lý tủy trong thoái hóa cột sống cổ: 
- Sự hiện diện của hẹp ống sống cổ bẩm sinh. 
- Sự chèn ép ống sống tiến triển bởi các chồi xương hoặc các thoát 
vị đĩa đệm mềm. 
- Sự thiếu máu cục bộ của hệ thống nuôi dưỡng rễ thần kinh và tủy 
sống. 
- Các tác động cơ học của các chuyển động cơ – sinh học lặp đi lặp 
lại trên tủy sống, rễ thần kinh và hệ thống mạch nuôi của chúng. 
1.4.3. Sinh lí bệnh của bệnh lý rễ thần kinh: sự chèn ép lỗ liên hợp 
có thể xuất phát từ các chồi xương từ mỏm móc hoặc khớp hoạt dịch, 
hoặc từ các mảnh vỡ của đĩa đệm thoát vị loại đã xuyên qua dây chằng 
dọc sau hoặc trực tiếp từ các thoát vị đĩa đệm xuất phát từ phía bên của 
đĩa đệm Sự phối hợp giữa chèn ép cơ học và quá trình viêm tạo ra hiện 
tượng đau theo rễ điển hình. 
1.5. Lâm sàng 
1.5.1. Các nghiệm pháp gợi ý bệnh lý tủy và bệnh lý rễ thần kinh 
cổ: nghiệm pháp Spurling, dấu Davidson, kéo cổ bằng tay, dấu hiệu 
L’hermitte, dấu hiệu Hoffman, dấu hiệu Babinski 
1.5.2. Các triệu chứng của bệnh lý rễ: 
Phức hợp các triệu chứng điển hình có thể thấy được sẽ tùy thuộc 
vào rễ thần kinh bị chèn ép. 
1.5.3. Các triệu chứng của bệnh lý tủy 
Bệnh lý tủy có thể chỉ biểu hiện đơn lẻ nhưng chúng thường phối 
hợp với bệnh lý rễ tạo nên bệnh lý rễ – tủy. 
Ngoài các triệu chứng rễ và tủy như đã nói ở trên, các tác giả còn 
báo cáo một số triệu chứng biểu hiện hiếm gặp và đôi khi không giải 
thích được về mặt bệnh học như đau ngực, bất tỉnh, bán manh, song thị, 
nôn ói... 
1.6. Cận lâm sàng 
- X quang qui ước cột sống cổ: 
7 
- Chụp cắt lớp vi tính ống sống cho thấy hình ảnh về xương tốt hơn 
cộng hưởng từ. Đường kính trước sau ống sống cổ nhỏ hơn hoặc bằng 
10 mm là tình trạng hẹp ống cổ tuyệt đối. 
- Cộng hưởng từ: bệnh lý của tủy sống như phù nề, dập tủy, nhũn 
tủy, rỗng tủy, tụ máu được chẩn đoán chính xác bởi cộng hưởng từ. 
- Điện cơ: Điện thế gợi cảm giác và vận động có hiệu quả trên 
bệnh lý tủy và rễ, có thể đo trước mổ để tiên lượng hồi phục, cũng như 
theo dõi trong mổ để ngăn ngừa tổn thương tủy có thể xảy ra. 
1.7. Chẩn đoán 
1.7.1. Chẩn đoán xác định 
Chủ yếu dựa vào lâm sàng bệnh lý rễ, bệnh lý tủy và hình ảnh học 
cột sống cổ. Chẩn đoán được loại hẹp ống sống cổ nhiều tầng, có kèm 
tổn thương tủy hay không. 
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt 
Nhiều rối loạn thông thường ảnh hưởng cột sống cổ có triệu chứng 
giống thoái hóa cột sống cổ: tổn thương do căng dây chằng - cơ cột 
sống cổ với những tổn thương do quá ngửa hoặc quá cúi, gãy cột sống 
cổ, viêm thấp khớp, viêm cứng cột sống, viêm tủy xương thân sống, 
bệnh thần kinh do chèn ép (chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay, hoặc 
bệnh thần kinh trụ),  
1.8. Điều trị bệnh tủy do hẹp ống sống cổ 
1.8.1. Điều trị bảo tồn 
1.8.2. Điều trị phẫu thuật 
Các tác giả cho rằng chỉ định mổ phải dựa trên cả hai yếu tố lâm 
sàng và hình ảnh, trong đó lâm sàng đóng vai trò quan trọng. 
Kokubun cho rằng chỉ định tuyệt đối cho điều trị phẫu thuật là có 
sự hiện diện hoặc tiến triển các triệu chứng của bệnh lý tủy. 
1.8.3. Chọn lựa các phƣơng pháp phẫu thuật 
Giải áp lối trước: phẫu thuật lấy thoát vị, cắt thân sống kèm hàn 
xương và cố định nẹp vít. 
Giải áp lối sau: cắt bản sống đơn thuần hoặc có hàn xương cố định, 
và tạo hình bản sống. 
8 
1.8.4. Phƣơng pháp tạo hình bản sống cổ 
1.8.4.1. Chỉ định – chống chỉ định 
Chỉ định: Bệnh lý tủy do các loại hẹp ống sống cổ sau đây: 
- Hẹp ống sống cổ tiến triển (đường kính trước sau ống sống cổ 
nhỏ hơn hoặc bằng 12mm). 
- Hẹp ống sống cổ tương đối nhiều tầng (đường kính trước sau ống 
sống cổ từ 12mm đến 14mm). 
- Cốt hóa dây chằng dọc sau loại liên tục hoặc hỗn hợp nhiều đoạn. 
- Hẹp ống sống cổ tiến triển kèm với thoát vị đĩa đệm cổ mềm một 
hoặc hai tầng. 
Chống chỉ định: Hẹp ống sống cổ có biến dạng gù. 
1.8.4.2. Kỹ thuật: Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, đặt tư thế nằm 
sấp, cố định đầu bằng khung Sugita. Đầu được đặt ở tư thế trung gian 
hoặc cúi nhẹ. 
Mở da đường thẳng sau cổ từ gai sau C1 đến N1, bộc lộ gai sau và 
bản sống từ nữa dưới của C2 đến nửa trên của N1. Tạo hai rãnh dọc ở 
hai bên của bản sống bằng khoan cao tốc. Chẻ đôi gai sau và bản sống 
theo đường dọc giữa. Đặt các ghép xương vào hai nửa gai sau và bản 
sống vừa được chẻ đôi. Cột lại bằng chỉ thép hoặc chỉ tơ lớn. Xương 
ghép được lấy từ mào chậu hoặc từ gai sau đã cắt sẵn trước. Nếu có 
ghép gốm sứ hoặc ghép san hô thì khỏi lấy ghép mào chậu, đỡ kéo dài 
cuộc mổ. Cầm máu vùng mổ, đặt ống dẫn lưu, đóng vết mổ từng lớp. 
Điểm mấu chốt của phương pháp là tạo ... u chứng lúc nhập viện chiếm tỉ lệ cao là 
đau cổ, tê và yếu tứ chi. Các triệu chứng này phù hợp với triệu chứng 
của bệnh lý tủy. 
4.2.4. Triệu chứng lâm sàng 
Trong 32 bệnh nhân, 23 trường hợp bị dị cảm và 30 trường hợp có 
yếu vận động. 
Theo tác giả Praharaj và cộng sự, tất cả 24 bệnh nhân trong nghiên 
cứu có yếu vận động tiến triển và tất cả đều có triệu chứng dị cảm và 
yếu vận động. Hai kết quả tương đương (p > 0,05). 
So sánh với Greenberg (37 trường hợp) cho thấy triệu chứng dị 
cảm, đau cổ, rối loạn cơ vòng và hội chứng tháp có sự khác biệt với 
p < 0,01. Triệu chứng yếu vận động, dấu Lhermitte, bệnh tủy và bệnh 
tủy-rễ tương đương với p > 0,05. 
Nghiên cứu của tác giả Hà Kim Trung cho kết quả về hội chứng 
của bệnh lý tủy và rễ cũng tương đương với chúng tôi (p > 0,05). 
4.2.5. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện theo JOA 
Điểm JOA trước mổ trung bình: 10,6 ± 2,9 (từ 3 đến 16 điểm). 
Điểm JOA trước mổ trung bình là 10,6 phù hợp chỉ định phẫu thuật 
theo thang điểm JOA. Điểm JOA nhỏ hơn hoặc bằng 7 cho thấy bệnh lý 
tủy nặng, từ 8 đến 12 là bệnh lý tủy trung bình, và từ 13 trở lên là tình 
trạng nhẹ. Tình trạng bệnh tủy nhẹ thường được điều trị nội khoa, chỉ 
định điều trị phẫu thuật khi điểm JOA nhỏ hơn hoặc bằng 12. 
Nghiên cứu của tác giả Hà Kim Trung có tình trạng bệnh nhân 
trước mổ theo JOA là 9,88 và Yue có kết quả 10,0. Cả 2 kết quả đều 
tương đương nghiên cứu của chúng tôi (p > 0,05). 
4.3. Chẩn đoán hình ảnh học 
4.3.1. Giá trị của các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh 
4.3.2. Hình ảnh chụp X quang quy ƣớc 
Trước mổ: độ cong cột sống cổ ưỡn 26, thẳng 6, không có trường 
hợp nào cột sống cổ gù vì tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu. 
Các phương pháp thường dùng là: đo góc Jackson bờ sau C2-C7, 
đo góc Cobb của C2-C7, đo góc Harrison C2-C7. Trong nghiên cứu, 
chúng tôi dùng phương pháp Cobb để phân loại độ cong cột sống cổ. 
18 
Sau mổ: có 2 trường hợp có biến chứng gù (cổ cò). Đây là biến 
chứng thường gặp trong phẫu thuật cắt bản sống cổ, từ 17% đến 47%. 
Trong phẫu thuật tạo hình bản sống, biến chứng gù ít gặp hơn, theo 
Iwasaki và Ratliff chỉ khoảng 8% đến 10% (sẽ được bàn luận ở phần 
biến chứng sau mổ). 
4.3.3. Hình ảnh chụp cộng hƣởng từ 
4.3.3.1. Số tầng hẹp 
Hẹp ống sống cổ 3 tầng: 5, hẹp 4 tầng: 18, và hẹp 5 tầng: 9. Tổng 
số có 132 tầng hẹp trên 32 bệnh nhân. 
So sánh số tầng hẹp của nghiên cứu phẫu thuật cắt bản sống của tác 
giả (2003). 
Khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) do gần đây có nhiều phương pháp 
phẫu thuật điều trị hẹp ống sống cổ nhiều tầng. Nếu hẹp 2-3 tầng, 
phương pháp cắt thân sống lối trước có thể giải áp được cho kết quả tốt. 
Hẹp ống sống cổ từ 4 tầng trở lên, đa số phẫu thuật viên sử dụng 
phương pháp mổ lối sau cho nên số bệnh nhân hẹp 4 và 5 tầng gia tăng. 
4.3.3.2. Kích thƣớc tầng hẹp nhất 
Nghiên cứu cho thấy kích thước tầng hẹp nhất từ 3mm đến 9mm, 
kích thước tầng hẹp nhất từ 6 đến 7 mm chiếm 50%. Kích thước tầng 
hẹp nhất trung bình là 6,3 với độ lệch chuẩn 1,6 mm. 
So sánh với kết quả kích thước tầng hẹp nhất trong nghiên cứu của 
Yue là 7,74 mm. Kết quả của nghiên cứu không có sự khác biệt với 
Yue (p>0,05). 
4.3.3.3. Vị trí tầng hẹp nhất 
Qua nghiên cứu, vị trí tầng hẹp nhất ở C4-C5 chiếm 50%, C5-C6 
15,6%. Số trường hợp hẹp nhất ở C3-C4 và C4-C5 là 26 (81,3%). Yue 
với nghiên cứu 37 trường hợp cho kết quả: có 10 trường hợp hẹp nhất ở 
C4-C5 (27%), 13 trường hợp ở C5-C6 (35,1%). Kết quả khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05). 
4.3.3.4. Thƣơng tổn tủy 
Nghiên cứu cho thấy 15 trường hợp nhũn tủy trong nghiên cứu. 
Konya và cộng sự cho rằng sự thoái hóa và teo của tủy sống (được 
mô tả như là tăng tín hiệu trên T2 của cộng hưởng từ) đi kèm với sự hồi 
19 
phục không hoàn toàn. Nhưng theo Lee và cộng sự, không có mối liên 
hệ giữa sự thay đổi tín hiệu tủy sống trước mổ và kết quả điều trị. 
4.3.4. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 
Có hai loại hẹp ống sống trong nhóm nghiên cứu với 23 trường 
hợp do thoái hóa thân đốt sống cổ và 9 trường hợp vôi hóa dây chằng 
dọc sau. Trong số 9 trường hợp này, có 3 trường hợp loại liên tục, 3 
trường hợp loại hỗn hợp, 2 trường hợp loại khu trú qua 3 tầng, 1 loại 
từng đoạn qua 4 tầng. Kết quả này phù hợp với các tác giả Việt Nam và 
trên thế giới (p > 0,05), nhưng khác của các tác giả người Nhật (p < 
0,001). Sự khác nhau này có thể do tập quán ăn uống của người Nhật. 
4.4. Điều trị phẫu thuật 
4.4.1. Chỉ định mổ: đa số các tác giả đều cho rằng chỉ định mổ phải 
dựa trên cả hai yếu tố lâm sàng và hình ảnh, trong đó lâm sàng đóng vai 
trò quan trọng. Kokubun cho rằng chỉ định tuyệt đối cho điều trị phẫu 
thuật là có sự hiện diện hoặc tiến triển các triệu chứng của bệnh lý tủy. 
Trong nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật 
phù hợp giữa triệu chứng lâm sàng với hình ảnh học theo các tiêu chuẩn 
trên. 
4.4.2. Các phƣơng pháp điều trị phẫu thuật 
4.4.3. Phƣơng pháp phẫu thuật tạo hình bản sống 
Một trong các loại tạo hình bản sống thông dụng nhất là loại mở ra 
2 bên bằng chẻ đôi gai sau được thực hiện năm 1980 bởi Kurokawa T. 
(hiện là giáo sư danh dự của đại học Tokyo). Cả 32 trường hợp được 
phẫu thuật tạo hình bản sống ghép bằng mô san hô. Nếu lấy mô ghép từ 
gai sau hoặc xương mào chậu, trong lúc mổ phải cắt gọt xương cho vừa 
nơi sắp ghép, thời gian mổ có thể kéo dài hơn. Nếu lấy xương mào chậu 
để ghép, một số bệnh nhân bị đau vết mổ dai dẳng, rất khó chịu sau mổ. 
Còn ghép bằng mô san hô, san hô đã được định hình trước ba loại 
lớn, trung và nhỏ. Khi mổ chỉ cần lựa chọn kích thước cho phù hợp để 
ghép. Các tác giả khác cũng đã nghiên cứu nhiều loại mô ghép như 
xương tự thân lấy từ mào chậu, từ gai sau, hoặc bằng gốm với thành 
phần là hợp chất hydroxyapatite, có thể dùng vật liệu nẹp nhỏ bằng ti-
tan để cố định. 
Để so sánh với cắt bản sống, tạo hình bản sống có nhiều ưu điểm 
trong bảo tồn thành sau của ống sống. Mục tiêu của tạo hình bản sống 
là để mở rộng ống sống, ngăn cản sự không vững và dị tật gù cổ, và để 
20 
ngăn cản sự hình thành mô sẹo màng cứng gây xấu thêm tình trạng của 
bệnh lý tủy về sau. 
+ Ƣu điểm của phƣơng pháp: 
Quen thuộc với phẫu thuật, ít tổn thương các cơ quan mạch máu, 
thần kinh (tỉ lệ nói khó hoặc khàn ít hơn), dễ mở rộng vết mổ lên và 
xuống, giải áp đủ rộng. 
Giải áp tủy sống mà không lấy đi các chồi xương thoái hóa tác 
động vào tủy. Lấy đi các chồi xương là giai đoạn nguy hiểm nhất của 
phẫu thuật khi mổ đường trước. 
Mở rộng ống sống mà không làm mất vững cột sống. 
Ít nguy cơ chảy máu hơn mổ lối trước khi điều trị hẹp ống sống do 
vôi hóa dây chằng dọc sau. 
Có thể dễ dàng làm thêm một số thủ thuật khác kèm theo như giải 
áp rễ thần kinh hoặc làm vững cột sống. Chẳng hạn như cắt mặt khớp 
để giải áp rễ thần kinh, hoặc ghép xương để làm vững cột sống. 
+ Nhƣợc điểm của phẫu thuật: 
Hạn chế vận động của cột sống cổ, đặc biệt trong động tác ngửa cổ, 
nghiêng sang bên, và xoay cổ. Hạn chế vận động của cột sống cổ sẽ 
nhiều hơn nếu có can thiệp vào mặt khớp lúc mổ. 
Đau vết mổ nhiều hơn do mở rộng hơn, khó bảo tồn được độ ưỡn 
của cột sống cổ, biến chứng nhiễm trùng cao hơn phẫu thuật lối trước. 
Bất tiện khó chịu ở vùng cổ như đau hoặc tê. Không đặt những 
mảnh ghép trực tiếp lên mặt khớp, tránh tách cơ quá nhiều trong khi 
mổ, và khuyến khích người bệnh tập vận động cổ sớm có thể làm giảm 
những khó chịu đó. 
4.4.4. Thời gian phẫu thuật: Thời gian mổ phụ thuộc vào số tầng phẫu 
thuật, trung bình là 135 phút (từ 110 đến 160 phút). So sánh với 
Matsunaga, cùng sử dụng phương pháp tạo hình bản sống, thời gian mổ 
trung bình 179 phút, không có sự khác biệt. 
4.5. Biến chứng phẫu thuật và tử vong 
4.5.1. Biến chứng phẫu thuật 
+ Rách màng cứng trong mổ: trong nghiên cứu, có 2 trường hợp bị 
rách màng cứng trong khi chẻ đôi gai sau bằng khoan cao tốc. Cả 2 
trường hợp rách màng cứng ngay dưới gai sau C5, ống sống tại vị trí 
21 
này hẹp chỉ 4 và 5 mm. Tác giả Michael có 3 trường hợp rách màng 
cứng (n = 302), tỉ lệ gần 1%. Kết quả khác biệt có ý nghĩa p < 0,05. 
+ Yếu liệt sau mổ: trong nghiên cứu, có 1 trường hợp bị yếu nửa 
người sau mổ, sức cơ 3/5. Nguyên nhân có thể do thao tác trong phẫu 
thuật gây đụng dập, chấn thương tủy cổ. Sau 5 tháng, bệnh nhân hồi 
phục sức cơ hoàn toàn. 
+ Liệt rễ C5 sau mổ: có 4 trường hợp bị liệt rễ C5 sau mổ trong 
nghiên cứu. So với các tác giả Yue W.M. và N.V. Thạch đều chỉ có 1 
trường hợp (n=37). Matsunaga có 3 trường hợp trên tổng số 64. 
Koyanagi có 6 trên tổng số 63 trường hợp. Sự khác biệt không có ý 
nghĩa (p > 0,05). Liệt rễ thần kinh C5 thường từ 3% đến 29% trong các 
nghiên cứu (trung bình 5-10%), không phụ thuộc độ hẹp cột sống cổ, 
mức độ bệnh lý tủy, độ ưỡn của cột sống cổ. 
+ Cột sống cổ bị gù sau mổ: trong nghiên cứu, có 2 trường hợp bị 
gù sau mổ. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân vẫn không 
xấu đi. Tác giả Iwasaki M và Ratliff JK cho rằng: độ gù cột sống cổ sau 
mổ từ 8-10%. 
4.5.2. Tử vong: 
Tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi (tất cả 32 
trường hợp tạo hình bản sống) là 0%. Trong khi đó với nhóm phẫu 
thuật cắt bản sống cổ của chúng tôi năm 2003, có 2 trường hợp tử vong 
sau mổ. Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01). 
4.6. Kết quả phẫu thuật 
4.6.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật 
4.6.1.1. Kết quả ngay sau mổ 
Điểm JOA ngay sau mổ trung bình: 12,2 ± 2,9. So sánh với Wai 
Mun Yue, mức độ hồi phục ngay sau mổ tương đương (p > 0,05). 
4.6.1.2. Kết quả tại các thời điểm theo dõi 
Nghiên cứu cho thấy điểm JOA ở thời điểm 6 tháng: 12,8 ± 2,7, và 
tăng dần 13,6 ± 2,6 ở 12 tháng, và 14,0 ± 2,4 ở 24 tháng. 
4.6.1.3. Kết quả phẫu thuật tính chung 
Kết quả phẫu thuật tính chung cho kết quả: 
- Thời gian theo dõi trung bình: 38,2 tháng (từ 6 đến 70 tháng). 
- Điểm JOA trung bình là 12,97 với độ lệch chuẩn là 2,46. 
22 
- Tỉ lệ hồi phục là 58,49% với độ lệch chuẩn là 12,77%. 
Bảng 4.9: So sánh kết quả theo JOA. 
Kết quả Điểm JOA Số bệnh nhân Thời gian theo dõi 
Itoh và Tsuji 12,4 ± 2,5 30 24 tháng 
Seichi 13,8 ± 2,7 35 17 tháng 
BVCR 12,97 ± 2,46 32 38 tháng 
Kết quả cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
4.6.2. Kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan 
4.6.2.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả phẫu thuật: tuổi không ảnh 
hưởng đến kết quả phẫu thuật. 
4.6.2.2. Liên quan giữa giới và kết quả phẫu thuật: chúng tôi nhận 
thấy giới không liên quan đến kết quả phẫu thuật. 
4.6.2.3. Liên quan giữa kích thƣớc hẹp ống sống và kết quả phẫu 
thuật: kích thước hẹp ống sống không có mối liên quan với kết quả 
phẫu thuật. 
4.6.2.4. Liên quan giữa tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện và kết 
quả phẫu thuật: kết quả phẫu thuật và tình trạng bệnh nhân lúc nhập 
viện cũng không có mối liên quan. 
4.7. Theo dõi sau mổ 
4.7.1. Giai đoạn trƣớc khi ra viện 
+ Hồi phục vận động và dáng đi nhanh hơn cải thiện về cảm giác 
và cơ vòng. Tác giả Hirabayashi và Praharaj cũng đã nhận định trong 
nghiên cứu. Bệnh nhân có thể đi lại không cần hổ trợ ngay sau mổ do 
tủy được giải áp tốt. 
+ Cảm giác: tác giả Hirabayashi nhận định về cảm giác hồi phục 
dần nhưng chậm. 
+ Cơ vòng: trong thời gian hậu phẫu, các rối loạn cơ vòng chưa hồi 
phục. Thường phải sau 3 tuần là thời gian sớm nhất. 
+ Đau cổ: ngay sau mổ, triệu chứng đau cổ giảm dần nhưng chưa 
hết. Phải sau 3-6 tháng, đau cổ mới cải thiện tốt. 
23 
4.7.2. Giai đoạn sau khi ra viện 
+ Hồi phục vận động, cảm giác và cơ vòng tăng dần. Theo tác giả 
Yue, sau thời gian theo dõi lâu dài khoảng 5-10 năm, sự hồi phục sẽ 
ngưng lại và có thể không hồi phục thêm nữa tùy vào tình trạng bệnh lý 
tủy trước mổ nặng và kèm tổn thương nhũn tủy. 
+ Liệt rễ C5: sau mổ 3-6 tháng, các trường hợp liệt rễ C5 đã hồi 
phục tốt. 
+ Hồi phục cơ vòng: 2 trên 3 trường hợp rối loạn cơ vòng có cải 
thiện tốt, 1 trường hợp không hồi phục ở bệnh nhân nặng (JOA=3). 
+ Không phát hiện yếu liệt thêm hay tử vong ở giai đoạn này. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 32 trường hợp hẹp ống sống cổ nhiều tầng được 
phẫu thuật tạo hình bản sống với ghép san hô, chúng tôi rút ra một số 
kết luận sau: 
1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học: 
- Tuổi trung bình là 57,3 tuổi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 41-60 
(68,8%). Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỉ lệ nam/nữ là 5,4/1). 
- Triệu chứng khởi phát sớm hay gặp là đau cổ (56,3%), nên được 
khám, đánh giá cẩn thận, kết hợp với hình ảnh học để phát hiện bệnh 
sớm. Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi nhập viện là đau cổ 
(56,3%), yếu tứ chi (50%) và dị cảm (71,9%). Hội chứng tháp chiếm 
21,9%, dấu Lhermitte chiếm 15,6%. Các triệu chứng khác như rối loạn 
cơ vòng (9,4%), rối loạn hô hấp (3,1%). 
- Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước mổ đánh giá theo thang 
điểm JOA trung bình là 10,6 với độ lệch chuẩn 2,9. 
- Với 32 bệnh nhân, có 132 tầng hẹp ống sống, trong đó có 5 
trường hợp hẹp 3 tầng, 18 trường hợp hẹp 4 tầng và 9 trường hợp hẹp 5 
tầng. Kích thước tầng hẹp nhất 6-7 mm chiếm 50% (từ 3-9 mm). Vị trí 
tầng hẹp nhất thường gặp là C4-C5 chiếm 50%. Có 9 trường hợp cốt 
hóa dây chằng dọc sau (28,1%). 
24 
2. Kết quả điều trị phẫu thuật và các yếu tố liên quan: 
- Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật tạo hình bản sống theo 
phương pháp Kurokawa với mở bản sống ra hai bên và ghép mô san hô 
được thực hiện trên 132 tầng hẹp ống sống cổ. 
- Điểm JOA sau mổ trung bình toàn bộ 12,97 ± 2,46. 
- Tỉ lệ hồi phục 58,5 ± 12,8%. 
- Kết quả phẫu thuật: tốt và rất tốt (81,2%), vừa (12,5%), xấu 
(6,3%). 
- Tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật: 6,3%, biến chứng yếu nửa 
người sau mổ: 3,1%, cột sống cổ bị gù sau mổ: 6,3%, liệt rễ C5: 12,5%. 
Tất cả các biến chứng đều hồi phục hoàn toàn từ 5-6 tháng sau mổ. 
Không có trường hợp nào bị thải mô ghép san hô cũng như không có 
trường hợp nào tử vong sau mổ. 
- Không ghi nhận có sự liên quan giữa kết quả phẫu thuật với các 
yếu tố tuổi, giới và độ hẹp ống sống cổ. 
- Phương pháp tạo hình bản sống với ghép san hô có thể mở rộng 
ống sống mà không làm mất vững cột sống, đặc biệt với những trường 
hợp hẹp ống sống do vôi hóa dây chằng dọc sau, nguy cơ chảy máu ít 
hơn so với giải ép tủy sống lối trước. 
KIẾN NGHỊ 
Sau nghiên cứu, chúng tôi còn các vấn đề tồn tại cần giải quyết: 
- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng phương pháp và theo dõi dài hạn để 
xác định thêm các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp, cũng như 
xác định được các yếu tố liên quan. 
- Tiến hành các nghiên cứu khác sử dụng mô ghép san hô để từng 
bước đưa mô ghép san hô ra thị trường, giúp người dân được hưởng giá 
thành phù hợp hơn so với các vật liệu ghép của nước ngoài. 
25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
1. Phan Quang Sơn (2013), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hẹp 
ống sống cổ”, Tạp chí Y học thực hành, (891+892), tr. 74-77. 
2. Phan Quang Sơn (2013), “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình 
bản sống trong điều trị bệnh lý tủy do hẹp ống sống cổ”, Tạp chí Y 
học thực hành, (895), tr. 60-63. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dieu_tri_benh_ly_hep_ong_song_co.pdf