Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung

Vẹo cột sống vô căn là dạng vẹo cột sống thường gặp nhất, chiếm 3%

dân số [25]. Vẹo cột sống vô căn được định nghĩa như là một biến dạng

của cột sống, biểu hiện bởi cột sống nghiêng sang bên và cố định ở tư thế

xoay của cột sống mà không có những nguyên nhân được biết trước đó.

Việc điều trị phẫu thuật vẹo cột sống có thể thực hiện bằng lối vào

trước, lối vào sau hay phối hợp cả hai lối tùy theo chỉ định phẫu thuật cho

từng trường hợp vẹo. Cùng với những tiến bộ về y học, các chuyển biến

về chỉ định điều trị phẫu thuật, sử dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ đã

thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, hiện nay chưa

có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài điều trị phẫu thuật vẹo cột sống.

Do vậy, với sự giúp đỡ của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh Hình-TPHCM,

của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị vẹo cột

sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung”, với mong

muốn góp phần trong việc điều trị tật vẹo cột sống hiện nay tại nước ta.

Đây là yêu cầu của chuyên ngành cột sống và cũng là mục đích chúng

tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau:

1/ Đánh giá kết quả điều trị vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn ốc

chân cung trên các mặt: Hiệu quả nắn chỉnh các biến dạng vẹo cột sống,

sự ổn định của cấu hình dụng cụ sau nắn và mức độ cải thiện về chức

năng hô hấp, chiều cao, thẩm mỹ sau phẫu thuật.

2/ Nhận xét về những lợi điểm và biến chứng của phương pháp này.

 

pdf 27 trang dienloan 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
_________________________ 
TRẦN QUANG HIỂN 
 NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 
 VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN BẰNG DỤNG CỤ 
 CÓ CẤU HÌNH TOÀN ỐC CHÂN CUNG 
 Chuyên ngành: Chấn Thương Chỉnh Hình 
 Mã số: 62720725 
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 
Cơng trình được hồn thành tại: 
 Đại Học Y-Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS.Võ Văn Thành 
Phản biện 1: PGS.TS.Nguyễn Văn Thạch 
 BV.Việt Đức-Hà Nội 
Phản biện 2: PGS.TS.Phạm Đăng Ninh 
 BV.103 Học Viện Quân Y 
Phản biện 3: TS.Bùi Huy Phụng 
 BV.Triều An-TP.Hồ Chí Minh 
Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm thi luận án cấp 
Trường 
Họp tại: 
Vào hồi.giờ.ngày.tháng.năm.. 
Cĩ thể tìm hiểu luận án tại: 
 - Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 - Thư viện khoa hoc Tổng hợp TP.HCM 
 - Thư viện Đại Học Y-Dược TP.HCM 
 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
 CỦA TÁC GIẢ 
1/ Trần Quang Hiển (2010), “Phẫu thuật nắn chỉnh trong 
không gian ba chiều lối sau với cấu hình toàn ốc chân cung 
cho vẹo cột sống nặng”, Y Học Việt Nam, (374), tr.134-141. 
2/ Trần Quang Hiển (2012), “Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột 
sống nặng bằng cấu hình toàn ốc chân cung”. Y Học 
TP.HCM,(16), tr.77-84. 
3/ Trần Quang Hiển (2013), “Đánh giá chân cung bằng CT 
Scan ứng dụng trong điều trị vẹo cột sống”, Y Học TPHCM, 
(17), tr.184-190. 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề: 
 Vẹo cột sống vô căn là dạng vẹo cột sống thường gặp nhất, chiếm 3% 
dân số [25]. Vẹo cột sống vô căn được định nghĩa như là một biến dạng 
của cột sống, biểu hiện bởi cột sống nghiêng sang bên và cố định ở tư thế 
xoay của cột sống mà không có những nguyên nhân được biết trước đó. 
 Việc điều trị phẫu thuật vẹo cột sống có thể thực hiện bằng lối vào 
trước, lối vào sau hay phối hợp cả hai lối tùy theo chỉ định phẫu thuật cho 
từng trường hợp vẹo. Cùng với những tiến bộ về y học, các chuyển biến 
về chỉ định điều trị phẫu thuật, sử dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ đã 
thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, hiện nay chưa 
có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài điều trị phẫu thuật vẹo cột sống. 
Do vậy, với sự giúp đỡ của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh Hình-TPHCM, 
của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị vẹo cột 
sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung”, với mong 
muốn góp phần trong việc điều trị tật vẹo cột sống hiện nay tại nước ta. 
Đây là yêu cầu của chuyên ngành cột sống và cũng là mục đích chúng 
tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau: 
 1/ Đánh giá kết quả điều trị vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn ốc 
chân cung trên các mặt: Hiệu quả nắn chỉnh các biến dạng vẹo cột sống, 
sự ổn định của cấu hình dụng cụ sau nắn và mức độ cải thiện về chức 
năng hô hấp, chiều cao, thẩm mỹ sau phẫu thuật. 
 2/ Nhận xét về những lợi điểm và biến chứng của phương pháp này. 
2. Tính cấp thiết của đề tài: 
Tật vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, chức năng 
tim mạch, có thể gây đau lưng-thắt lưng hoặc nặng hơn có thể gây liệt 
vận động. Vẹo cột sống còn tạo mặc cảm, ảnh hưởng nhiều đến đời sống 
tâm lý và xã hội cho bệnh nhân. Việc điều trị vẹo cột sống giúp cho 
bệnh nhân cải thiện được chức năng hô hấp, cải thiện về mặt thẩm mỹ 
cũng như cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Ngày nay có nhiều phương 
pháp điều trị phẫu thuật vẹo cột sống trên thế giới. Điều trị phẫu thuật 
vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung được áp 
dụng nhiều nơi trên thế giới. Để đánh giá hiệu quả điều trị, biến chứng 
cũng như chỉ định phẫu thuật đối với tật vẹo cột sống vô căn ở nước ta là 
2 
hết sức cần thiết đối với chuyên ngành Cột sống, giúp các phẫu thuật 
viên có thể chọn lựa phương pháp điều trị tốt cho bệnh nhân. 
3. Những đóng góp mới của luận án: 
Tại Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị phẫu thuật vẹo 
cột sống bằng cách nắn chỉnh vẹo trong không gian ba chiều lối sau với 
các loại cấu hình dụng cụ. Trong luận án này, chúng tôi chí áp dụng cấu 
hình dụng cụ toàn ốc chân cung để nắn chỉnh vẹo. Với nghiên cứu này 
cho thấy việc nắn chỉnh vẹo bằng cấu hình dụng cụ toàn ốc chân cung 
giúp khả năng nắn chỉnh vẹo tốt hơn, cấu hình dụng cụ vững hơn cũng 
như ít biến chứng hơn khi theo dõi lâu dài. Kết quả này giúp cho các 
phẫu thuật viên cột sống có thể áp dụng trong việc điều trị phẫu thuật 
vẹo cột sống vô căn tại Việt Nam. 
4. Bố cục của luận án 
Luận án gồm 121 trang, đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 37 
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang, kết quả 30 trang, 
bàn luận 26 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Có 26 bảng, 24 biểu đồ, 
35 hình và 106 tài liệu tham khảo. 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Nguyên nhân vẹo cột sống: 
Ngày nay, hầu hết bệnh sinh của vẹo cột sống vẫn còn đang được 
nghiên cứu. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân vẹo cột sống đã được 
đưa ra: yếu tố di truyền, sự rối loạn của xương khớp, cơ, đĩa đệm, sự tăng 
trưởng bất thường và hệ thống trung tâm thần kinh gây ra. 
1.2. Aûnh hưởng của biến dạng cột sống trên bệnh nhân: 
 Theo tác giả Devlin [25] những trường hợp vẹo cột sống > 70 độ, cột 
sống bị xoắn, có thể xương sườn chèn ép gây ảnh hưởng phổi như thở bị 
hạn chế, giảm nồng độ oxy trong máu và ảnh hưởng đến tim. Vẹo cột 
sống > 100 độ, phổi và tim đều bị ảnh hưởng, bệnh nhân dễ bị viêm phổi 
và tỉ lệ tử vong cao. 
Tác giả Weinstein [99],[100] nhận thấy: chức năng hô hấp (CNHH) 
giảm khi vẹo cột sống ngực tăng. Nilsonne và Lundgren [70] nhận thấy: 
tỉ lệ tử vong bệnh nhân vẹo cao gấp 2 lần người bình thường. Nguyên 
nhân tử vong do các bệnh lý về tim, phổi (chiếm 60%). Khoảng 90% 
bệnh nhân vẹo đang sống có cảm giác mỏi hoặc đau lưng-thắt lưng. 
Fowles và cộng sự [28] nghiên cứu 117 bệnh nhân vẹo cột sống 
nhận thấy: với đường cong trung bình là 60 độ, có 40% bệnh nhân có 
triệu chứng đau cách hồi thần kinh khi đi. 
3 
1.3. Phân loại vẹo cột sống: 
1.3.1. Phân loại vẹo cột sống (VCS) vô căn theo King (1983): 
 King chia VCS vẹo cột sống vô căn làm 5 loại: 
- Loại I: Gồm 2 đường cong, đường cong TL lớn hơn đường cong ngực. 
- Loại II: Gồm 2 đường cong, đường cong ngực lớn hơn đường cong TL. 
- Loai III: Chỉ một đường cong ngực và đoạn cột sống thắt lưng nằm trên 
đường giữa. 
- Loại IV: Chỉ gồm một đường cong ngực dài, vẹo tới giữa đốt sống TL4, 
TL4 nghiêng vào đường cong. 
- Loại V: Gồm 2 đường cong ngực. 
1.3.2. Phân loại Lenke: 
 - Năm 2001, Lenke và cộng sự đã đưa ra một bảng phân loại vẹo cột 
sống vô căn mới dựa vào 3 yếu tố: 
 a/ Các dạng đường cong: có 6 loại. 
 b/ Đường cong biến đổi thắt lưng: có 3 loại. 
 c/ Độ còng cột sống ngực: có 3 loại. 
1.4. Các phương pháp điều trị vẹo cột sống vô căn: 
Theo tác giả Lonstein nếu: Góc Cobb < 20 độ: theo dõi. 
Góc Cobb từ 20-40 độ: điều trị bảo tồn bằng áo nẹp. 
Góc Cobb > 40 độ: điều trị phẫu thuật. 
1.4.1. Áo nẹp: 
Đối với các đường cong từ 20–30o nếu đường cong tăng 5o sau hai lần 
thăm khám kế nhau thì nên dùng áo nẹp. 
Chống chỉ định mang áo nẹp: Bệnh nhân có xương đã trưởng thành, 
vẹo có góc Cobb > 40 độ, bệnh nhân bị ưỡn cột sống ngực, bệnh nhân 
mặc cảm khi mang nẹp. 
1.4.2. Điều trị phẫu thuật: 
i/ Phẫu thuật nắn chỉnh bằng dụng cụ lối trước: 
 Theo tác giả Newton, chỉ định phẫu thuật dụng cụ nắn chỉnh lối trước 
các bệnh nhân VCS vô căn ở thanh niên là: 
 * Đường cong cấu trúc vùng ngực hoặc ngực-thắt lưng. 
 * Đường cong cấu trúc có góc Cobb < 70 độ. 
 * VCS ngực kèm giảm còng nhiều cột sống ngực. 
- Chống chỉ định phẫu thuật dụng cụ lối trước: 
 * BN có các bệnh lý về phổi, BN bị giảm khối lượng xương, BN có sẹo 
trong lòng ngực, BN nhỏ con. 
ii/ Phẫu thuật nắn chỉnh bằng dụng cụ lối sau: 
4 
 Hiện nay, hầu hết các phẫu thuật viên thường áp dụng kỹ thuật nắn 
chỉnh vẹo trong không gian 3 chiều lối sau với cấu hình ốc chân cung, 
nhằm xoay thân đốt sống cũng như căng hoặc ép từng mức đốt sống để 
nắn chỉnh vẹo. 
- Điều trị phẫu thuật loại 1 của Lenke: Loại đường cong ngực chính: 
 - Mức hàn xương ở đốt sống tận trên thường từ ngực 3 (N3) đến ngực 5 
(N5) và đốt sống tận dưới thường ở trên một hoặc hai mức của đốt sống 
vững. 
- Điều trị phẫu thuật loại 2 của Lenke: Loại hai đường cong ngực: 
 - Cả hai loại đường cong này đều phải được hàn xương. Thường đốt 
sống tận trên được bắt đầu từ N2 hoặc N3, đốt sống tận phía dưới thường 
ở phía trên một hoặc hai tầng của đốt sống vững. 
- Điều trị phẫu thuật loại 3 của Lenke: Loại hai đường cong lớn: 
 - Cả hai đều là đường cong cấu trúc, đòi hỏi điều trị phẫu thuật nắn 
chỉnh lối sau và hàn xương cho cả hai đường cong. 
- Điều trị phẫu thuật loại 4 của Lenke: loại ba đường cong lớn: 
 Tất cả các đường cong cấu trúc đều phải được hàn xương và thường 
được phẫu thuật lối sau để nắn chỉnh. 
- Điều trị phẫu thuật loại 5 của Lenke: Loại đường cong ngực–TL / TL: 
 - Hàn xương có tính cách khu trú và thường hoặc phẫu thuật lối trước 
hoặc phẫu thuật lối sau. Nhiều tác giả chọn phẫu thuật lối trước với cấu 
hình hai thanh nối và hàn liên đốt lối trước, nhằm đạt tối đa cấu trúc 
vững cũng như ngăn ngừa tình trạng còng vùng nối ngực thắt lưng. 
- Điều trị phẫu thuật loại 6 của Lenke: Loại đường cong ngực–thắt 
lưng/ thắt lưng với đường cong ngực chính: 
 - Cả 2 đường cong cấu trúc: đường cong lớn ngực-thắt lưng và đường 
cong nhỏ vùng ngực đều được hàn xương với phẫu thuật nắn chỉnh và 
hàn xương lối sau. 
1.5/ Biến chứng trong phẫu thuật vẹo cột sống: 
Theo Hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống [23], tỉ lệ biến chứng chung trong 
phẫu thuật vẹo cột sống lối trước là 5,2%, phẫu thuật lối sau là 5,1% và 
trong phối hợp hai lối là 10,2%. Nhiễm trùng là biến chứng hay gặp nhất 
trong phẫu thuật lối sau. Nhiễm trùng sâu vết mổ có thể xảy ra sớm hoặc 
muộn, có thể xảy ra 2-3 năm sau phẫu thuật. Biến chứng phổi hay xảy ra 
trong phẫu thuật lối trước hoặc trong phối hợp hai lối. Biến chứng phổi 
thường là: Tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi, 
viêm phổi, phù phổi, xuất huyết phổi. Biến chứng liên quan đến dụng cụ 
5 
[49], [85] có thể do gãy dụng cụ, lồi hoặc sút dụng cụ. Các ốc chân cung 
có thể đặt cận kề mạch máu, thần kinh hoặc các cầu trúc nội tạng. Tử 
vong thường hiếm gặp, chiếm 0-0,3% [23], nguyên nhân do mất máu. 
1.6. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật: 
 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị gồm: 
- Tiêu chuẩn đánh giá tỉ lệ nắn chỉnh vẹo [35],[36]. 
- Tiêu chuẩn đánh giá sự hàn xương [50]. 
- Đánh giá các biến chứng sau phẫu thuật [23]. 
- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả của SRS [9]. 
1.6.1/ Đánh giá tỉ lệ nắn chỉnh: 
Đánh giá tỉ lệ nắn chỉnh, ta dựa vào công thức của Harrington [35],[36]: 
 Góc Cobb trước mổ – Góc Cobb sau mổ 
Tỉ lệ nắn chỉnh =----------------------------------------------------- x 100 
 Góc Cobb trước mổ 
1.6.2. Đánh giá hàn xương trên X quang theo tiêu chuẩn của Lee [50]: 
 - A: Hàn xương chắc chắn. Bè xương chắc chắn bắt cầu qua khoảng 
trống đặt xương ghép, không di động (<30) trên X quang động, không 
khoảng trống chổ ghép xương. 
- B: Có thể hàn xương. Bè xương không chắc chắn bắc cầu qua khoảng 
trống đặt xương ghép, không phát hiện di động, không khoảng trống chỗ 
ghép xương. 
 - C: Có thể khớp giả. Không có bè xương bắt qua, không di động, có 
khoảng trống chổ ghép xương. 
 - D: Khớp giả chắc chắn. Không có bè xương bắt qua, di động >30 và có 
khoảng trống. 
1.6.3. Đánh giá kết quả của SRS [9]: 
 SRS-24 đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá trước và sau phẫu thuật như: đau 
lưng hoặc thắt lưng, vóc dáng bản thân trước và sau phẫu thuật, mức độ 
hoạt động của bệnh nhân và sự hài lòng với kết quả điều trị của bệnh 
nhân. SRS-24 đưa ra 24 câu hỏi để bệnh nhân trả lời trước và sau phẫu 
thuật, với thang điểm tối đa 5 điểm cho trường hợp tốt nhất, 3 trung bình 
và 1 điểm cho trường hợp xấu nhất. Từ đó, chúng tôi có kết quả về sự hài 
lòng của bệnh nhân về vóc dáng sau phẫu thuật, khả năng quay trở lại 
các công việc sinh hoạt hằng ngày cũng như sự hài lòng với kết quả điều 
trị sau phẫu thuật. 
1.7. Tình hình điều trị vẹo cột sống ngày nay: 
1.7.1. Tình hình điều trị vẹo cột sống ở ngoài nước: 
6 
 - Hiện nay, khuynh hướng sử dụng ốc chân cung cho toàn bộ các mức 
đốt sống ngày càng phổ biến với ưu điểm cấu hình vững chắc hơn, dễ 
nắn chỉnh vẹo hơn, ổn định góc vẹo sau nắn chỉnh, tránh được vẹo thêm 
khi theo dõi lâu dài. 
 - Năm 1995, Suk và cộng sự [91] nghiên cứu 78 ca mổ với cấu hình 
khác nhau, ông nhận thấy: độ sửa chữa góc Cobb sau mổ tốt hơn với cấu 
hình toàn ốc (72%) so với móc-ốc (66%) và toàn móc (55%). Ông có 3% 
đặt ốc lệch không ảnh hưởng gì đến thần kinh. 
 - Năm 2002, Liljenqvist và cộng sự [56] nghiên cứu so sánh trên 49 ca 
dùng toàn móc và 50 ca cấu hình móc-ốc hoặc toàn ốc, tác giả kết luận: 
ốc chân cung vùng ngực duy trì độ sửa chữa tốt hơn nhóm dùng móc khi 
theo dõi lâu dài. 
 - Năm 2001, Suk [92] nghiên cứu trên 462 ca vẹo cột sống ngực với cấu 
hình toàn ốc chân cung, ông nhận thấy: có 1.5% ốc đặt ra ngoài chân 
cung, có 0.8% bệnh nhân bị biến chứng liệt nhe ... bb nhỏ, cột 
sống mềm mại nên dễ nắn chỉnh hơn khi so với các trường hợp vẹo có 
góc Cobb ≥ 60 độ. 
 - Các trường hợp góc 60 ≤ Cobb≤ 80 độ và góc Cobb > 80 độ, tỉ lệ nắn 
chỉnh giữa hai nhóm không khác biệt nhiều. 
Kết quả tỉ lệ sửa chữa góc Cobb trung bình giữa phẫu thuật một lối 
và phẫu thuật hai lối: 
 Tỉ lệ nắn chỉnh trong phẫu thuật một lối cao hơn trong phẫu thuật hai 
lối, nhưng hai tỉ lệ nắn chỉnh này không chênh lệch nhiều (chỉ 6%), điều 
này cho thấy hiệu quả của việc cắt đĩa giải phóng lối trước. 
4.2.2. Sự thay đổi của góc Cobb sau phẫu thuật và hiệu quả của cấu 
hình dụng cụ: 
 - Với thời gian theo dõi trung bình của là 32.4 tháng, chúng tôi nhận 
thấy: sự chênh lệch góc Cobb ngay sau mổ và khi theo dõi ở lần tái khám 
cuối là 1.2 độ (với p < 0.001). Sự thay đổi này là không đáng kể và điều 
này cho thấy sự ổn định của góc Cobb theo thời gian. Vì thế, cấu hình 
dụng cụ toàn ốc chân cung là một cấu hình vững. Cấu hình dụng cụ vững 
giúp xương hàn tốt, xương hàn tốt giúp ổn định góc Cobb sau phẫu thuật. 
4.2.3. Thay đổi chiều cao sau phẫu thuật: 
Trong 55 trường hợp nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: chiều cao trung 
bình sau phẫu thuật tăng thêm 5.4 cm, chiều cao này sau 3 tháng mất đi 
1cm, nhưng sau đó ổn định và không thay đổi đến khi theo dõi lâu dài. Sự 
ổn định chiều cao khi theo dõi lâu dài chứng tỏ cấu hình dụng cụ toàn ốc 
20 
chân cung là cấu hình vững chắc, giúp ổn định góc Cobb và ổn định 
chiều cao. 
4.2.4. Thay đổi chức năng hô hấp: 
 - Có sự cải thiện về chức năng hô hấp sau phẫu thuật (FEV1 trung bình 
tăng 13.3%) nhờ thể tích lồng ngực được cải thiện sau phẫu thuật. 
 - Sự cải thiện về CNHH ở nhóm tuổi từ 14-18 và nhóm trên 18 tuổi 
được xem gần giống nhau và cao hơn nhóm dưới 14 tuổi do sự nhận thức 
còn hạn chế nên việc tập thở cũng như tập VLTL sau phẫu thuật không 
tích cực. 
 - Trong 3 nhóm phân theo độ nặng của góc Cobb, nhóm góc Cobb > 80 
độ có CNHH cải thiện nhiều nhất (28.6%) và nhóm góc Cobb từ 60-80 độ 
cải thiện CNHH ít nhất (14.4%). Ở bệnh nhân vẹo cột sống nặng có góc 
Cobb > 80 độ, thường lồng ngực bị biến dạng nặng nên CNHH trước 
phẫu thuật giảm nhiều. Vì thế, sau khi nắn chỉnh thể tích lồng ngực được 
cải thiện, giúp CNHH cải thiện tốt hơn hai nhóm còn lại. 
 - Sự cải thiện về CNHH trong phẫu thuật hai lối là 28.9% cao hơn trong 
phẫu thuật một lối (20.2%) vì trong phẫu thuật hai lối vẹo cột sống 
thường rất nặng, lồng ngực biến dạng nhiều nên sau phẫu thuật thể tích 
lồng ngực cải thiện nhiều, từ đó cải thiện CNHH. 
4.3. Biến chứng: 
Biến chứng chung: Trong tổng số 55 trường hợp phẫu thuật, chúng tôi 
không có trường hợp nào nhiễm trùng, cũng như không có trường hợp liệt 
hạ chi hay tử vong sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng tôi có: 
 - Ba trường hợp bị bung ốc đầu trên là do kích thước chân cung quá nhỏ 
(một vài trường hợp chân cung dẹt, xem như không có chân cung), nên 
khi đặt ốc chân cung bị vỡ, ốc không vững nên bung ra. 
 - Ba trường hợp bị tràn máu màng phổi sau phẫu thuật do dụng cụ banh 
để làm rộng phẫu trường gây thủng màng phổi, nên được mổ dẫn lưu 
màng phổi ngay sau khi phát hiện. 
 - Có 2 trường hợp bị gãy thanh nối doc sau phẫu thuật một năm có thể 
do xương hàn không tốt (chiếm 3,6% các trường hợp biến chứng) hoặc do 
cấu hình dụng cụ không đủ vững do đặt ít ốc. 
 - Có 2 trường hợp bị Hội chứng vùng nối ở vùng ngực do chúng tôi hàn 
xương ở đoạn trên thấp. Một trường hợp chúng tôi phải mổ lại, cốđịnh 
dụng cụ và hàn xương dài thêm 7 tháng sau đó. 
 - Có 2 trường hợp đau lưng (3.6%), một do cố định dụng cụ và hàn 
xương quá dài đến ngang thắt lưng 4, một do bị hội chứng vùng nối. 
21 
 - Chúng tôi có 2 trường hợp Hội chứng Mạc treo tràng trên sau phẫu 
thuật (3.6%) do nắn chỉnh quá nhiều. 
Biến chứng đặt ốc ra ngoài chân cung: 
 - Chúng tôi có hai nhóm nghiên cứu: nhóm 1 không cắt CT qua các 
chân cung trước và sau phẫu thuật, nhóm 2 có cắt CT qua các chân cung 
trước và sau phẫu thuật. Trong nhóm 1, tỉ lệ các trường hợp ốc đặt ngoài 
chân cung là 13,7%, của nhóm 2 là 11,4%. 
- Nhóm 1 ta đánh giá ốc ngoài chân cung dựa trên phim X-quang thường 
quy. Với tổng số ốc là 498 ốc được đặt trong 29 trường hợp phẫu thuật, 
có 7 ốc đặt ra ngoài chân cung cần đặt lại (chiếm 1.4% số ốc đã đặt). 
- Dựa vào phân loại của Rao [81],[82] trong 26 trường hợp phẫu thuật 
của nhóm 2, với tổng số ốc được đặt là 451 ốc, có 369 ốc đặt tốt (độ 0: 
82%); độ 1 là 34 ốc (7.6%); độ 2 là 28 ốc (6.2%); độ 3 là 17 ốc (3.8%). 
 - So sánh với nhóm 1, dựa vào X-quang sau mổ, ta có tổng số ốc đặt ra 
ngoài là 7 ốc (chiếm 1.4% số ốc được đặt) được phẫu thuật sửa lại ốc. 
Trong nhóm 2, nếu ta đánh giá trên phim X-quang thì chỉ có 6 ốc đặt ra 
ngoài chân cung (chiếm 1.3% số ốc đã đặt), nhưng khi đánh giá lại bằng 
CT thì có tới 17 ốc đặt ra ngoài. Điều này cho thấy đánh giá lại bằng CT 
sau mổ sẽ chính xác hơn. 
 - Ốc đặt ngoài chân cung phần lớn do đặt ốc sai, hoặc có thể do vỡ chân 
cung hoặc chân cung rất nhỏ và dẹt lại. Trong trường hợp chân cung dẹt, 
chúng tôi cố gắng đặt ốc ngoài chân cung, trong thân đốt theo phương 
pháp “In – Out – In”. 
4.4. Đánh giá kết quả điều trị: 
4.4.1. Về tỉ lệ nắn chỉnh : 
 - Đa số các trường hợp phẫu thuật chúng tôi đạt kết quả nắn chỉnh tốt, 
với 84% các trường hợp có góc Cobb trung bình là 64.2 độ, kết quả nắn 
chỉnh trung bình là 61.8%, đây là kết quả tốt vì tỉ lệ nắn chỉnh trên 40%. 
Tuy nhiên, chúng tôi có 16% trường hợp tỉ lệ nắn chỉnh trung bình là 
35.2%, kết quả này là kết quả nắn chỉnh trung bình (nắn chỉnh từ 20-
40%) do bệnh nhân có góc Cobb quá lớn (góc Cobb TB 87 độ) và đường 
cong cứng, nên làm hạn chế khả năng nắn chỉnh. Không có trường hợp 
nào tỉ lệ nắn chỉnh dưới 20% nên không có trường hợp xấu. 
4.4.2. Về hàn xương: 
 - Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá hàn xương của tác giả Lee [50] trên 
phim Xquang, hầu hết các trường hợp phẫu thuật của chúng tôi đều 
không phát hiện di động và không thấy khoảng trống chổ ghép xương, 
22 
chứng tỏ xương hàn tốt (đạt 96.4%). Chúng tôi có 2 trường hợp bị gãy 
thanh nối dọc, có thể do cấu hình dụng cụ không đủ vững (do đặt ít ốc) 
hoặc do xương ghép không đủ, làm hạn chế khả năng liền xương. Chúng 
tôi thường lấy ghép mào chậu để hàn xương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, 
những bệnh nhân nhỏ người, mào chậu nhỏ, xương ghép có thể sẽ không 
đủ nhiều nên ảnh hưởng đến sự hàn xương. Chúng tôi không sử dụng 
xương ghép đồng loại trong nghiên cứu của luận án này. 
4.4.3. Về đánh giá kết quả theo SRS: 
 - Với điểm số đau lưng-thắt lưng trung bình trước phẫu thuật là 3.7, 
nghĩa là có 26% các trường hợp đau lưng-thắt lưng trước phẫu thuật. Sau 
phẫu thuật, điểm số đau trung bình là 4.5, nghĩa là chỉ có 10% trường hợp 
bệnh nhân than đau lưng-thắt lưng, điều này cho thấy tình trạng đau lưng-
thắt lưng cải thiện 16% các trường hợp sau phẫu thuật. 
 - Điểm số trung bình vóc dáng bên ngoài của bệnh nhân trước phẫu 
thuật là: 3.1 ± 0.3, tức có 62% bệnh nhân cảm thấy mình nhìn đẹp. Sau 
phẫu thuật, điểm số trung bình là 4.0 ± 0.4, tức có 80% tự thấy mình đẹp, 
nghĩa là có 18% tăng thêm việc tự nhận thấy vóc dáng mình đẹp. 
 - Điểm số trung bình ảnh hưởng của vẹo đến sinh hoạt hằng ngày trước 
phẫu thuật là 4.4 ± 0.1, chiếm 88% các trường hợp vẹo cột sống và sau 
phẫu thuật là 4.5 ± 0.2, chiếm 90% các trường hợp. Điều này cho thấy 
không có sự khác biệt trước và sau phẫu thuật về những ảnh hưởng của 
vẹo cột sống đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 
 - Với điểm số trung bình vóc dáng bên ngoài của bệnh nhân trước phẫu 
thuật là 3.1, tức có 62% bệnh nhân cảm thấy mình nhìn đẹp, không mặc 
cảm với dáng vóc của mình. Sau phẫu thuật, điểm số trung bình là 4.0, 
tức có 80% tự thấy mình đẹp, nghĩa là có 18% tăng thêm việc tự nhận 
thấy vóc dáng mình đẹp. 
 - Không có sự thay đổi nhiều về những ảnh hưởng của vẹo đến các sinh 
hoạt hằng ngày của bệnh nhân như liệt không thể đi lại được. Với điểm 
số trung bình trước phẫu thuật là 4.4 (chiếm 88% các trường hợp) và sau 
phẫu thuật là 4.5 (chiếm 90% các trường hợp), ta nhận thấy vẹo cột sống 
không ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 
 - Đa số bệnh nhân vẹo cột sống đều mặc cảm về tình trạng bệnh tật 
của mình. Nhìn vào biểu đồ 3.19, sau phẫu thuật có 90% bệnh nhân (với 
điểm số trung bình về tâm lý bệnh nhân là 4.5 điểm) cảm thấy tự tin hơn, 
không cảm thấy mặc cảm về bệnh tật của mình. Điểm số trung bình về 
sinh hoạt vận động hằng ngày là: 4.2 ± 0.4 (5-4), tức có 84% các trường 
23 
hợp sau điều trị phẫu thuật vẹo cột sống không làm thay đổi các hoạt 
động hằng ngày. 
 - Chúng tôi có có 92% bệnh nhân hài lòng về kết quả điều trị (với 
điểm số trung bình về sự hài lòng sau phẫu thuật là 4.6 điểm), đây là kết 
quả thành công cao. Đa số bệnh nhân đều hài lòng với kết quả điều trị, 
thỏa mãn về mặt thẩm mỹ, đều có thể quay lại các công việc sinh hoạt 
hằng ngày. 
KẾT LUẬN 
 Qua nghiên cứu, phân tích kết quả điều trị phẫu thuật cho 55 bệnh 
nhân vẹo cột sống vô căn bằng phương pháp nắn chỉnh vẹo cột sống 
trong không gian ba chiều lối sau với cấu hình toàn ốc chân cung, được 
theo dõi từ tháng 04/2002 đến tháng 04/2011 tại Bệnh viện Chấn thương 
chỉnh hình-TPHCM, chúng tôi rút ra hai kết luận sau: 
1/ Về kết quả điều trị vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn ốc chân 
cung: 
 - Với cấu hình toàn ốc chân cung, tỉ lệ nắn chỉnh trung bình là 57.5%, 
đây là tỉ lệ nắn chỉnh cao. Tỉ lệ nắn chỉnh này cao hơn tỉ lệ nắn chỉnh của 
các cấu hình khác như cấu hình toàn móc hay cấu hình lai móc-ốc. 
 + Tỉ lệ nắn chỉnh vẹo đạt hiệu quả cao hơn nếu bệnh nhân trẻ < 14 tuổi 
và góc Cobb < 60 độ, do cột sống còn mềm dẻo và góc Cobb không quá 
lớn nên dễ nắn chỉnh. 
 + Trong trường hợp góc Cobb > 80 độ và cứng, phẫu thuật cắt đĩa giải 
phóng lối trước giúp phẫu thuật lối sau đạt tỉ lệ nắn chỉnh tương đương 
phẫu thuật một lối. 
 + Góc Cobb trung bình trước mổ là 68 độ, góc Cobb trung bình ngay sau 
mổ là 30.3 độ và góc Cobb trung bình ở lần tái khám cuối là 31.5 độ. Góc 
Cobb trung bình sau phẫu thuật và ở lần tái khám cuối chỉ thay đổi 1.2 
độ, điều này chứng tỏ góc Cobb không thay đổi nhiều theo thời gian. 
Vậy, cấu hình toàn ốc chân cung giúp ổn định cấu hình dụng cụ, từ đó 
giúp xương hàn tốt. 
 - Với FEV1 trung bình trước phẫu thuật: 75.2% và ở lần tái khám cuối 
là 88.5%, cho thấy có sự cải thiện về chức năng hô hấp sau phẫu thuật 
(FEV1 trung bình tăng 13.3%). Nhờ nắn chỉnh vẹo tốt, thể tích lồng ngực 
được cải thiện, giúp cải thiện CNHH sau phẫu thuật. 
 - Với chiều cao TB tăng thêm sau phẫu thuật là 5.4 cm, chiều cao này 
sau 3 tháng mất đi 1cm, nhưng sau đó ổn định và không thay đổi đến khi 
24 
theo dõi lâu dài. Vậy, cấu hình dụng cụ toàn ốc chân cung giúp duy trì và 
ổn định chiều cao bệnh nhân. 
 - Điểm số TB về tâm lý bệnh nhân sau phẫu thuật là 4.5 điểm (thang 
điểm tối đa là 5 điểm), có 90% bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn, không 
mặc cảm về bệnh tật của mình. Điều này chứng tỏ: điều trị phẫu thuật 
vẹo cột sống mang lại hiệu quả về mặt tâm lý, thẩm mỹ cho bệnh nhân. 
2/ Về lợi điểm và biến chứng của phương pháp này: 
 - Với tỉ lệ hàn xương đạt 96% cho thấy cấu hình dụng cụ toàn ốc chân 
cung là cấu hình vững, góp phần giúp tỉ lệ hàn xương đạt kết quả cao, 
đảm bảo góc Cobb được ổn định theo thời gian. 
 - Không có biến chứng quan trọng nào liên quan đến điều trị phẫu 
thuật lối sau với cấu hình ốc chân cung cũng như trong quá trình theo dõi 
lâu dài. Tỉ lệ ốc nằm ngoài chân cung khi đánh giá trên CT cao hơn khi 
đánh giá dựa trên phim Xquang thường quy. 
 - Với kết quả điều trị trên, chúng tôi có 84% bệnh nhân đạt kết quả 
tốt, bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị và 16% bệnh nhân đạt kết 
quả TB, bệnh nhân tương đối hài lòng với kết quả điều trị, không có 
trường hợp nào kết quả xấu. Đây là kết quả tương đối cao trong điều trị. 
 KIẾN NGHỊ 
Qua nghiên cứu các đặc điểm của các loại vẹo cột sống vô căn theo 
phân loại của Lenke và kết quả phẫu thuật nắn chỉnh vẹo lối sau với cấu 
hình toàn ốc chân cung như đã trình bày xin có các kiến nghị sau: 
1/ Về thăm khám và theo dõi bệnh nhân VCS: 
 Khả năng nắn chỉnh vẹo đạt hiệu quả cao khi bệnh nhân trẻ < 14 
tuổi và góc Cobb < 60 độ. Vì thế, nên tiến hành thăm khám và theo dõi 
trẻ < 14 tuổi định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm VCS. Từ đó có 
phương pháp điều trị thích hợp cũng như thời điểm phẫu thuật thích hợp, 
nhằm đạt hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân. 
2/ Về phương pháp đặt ốc chân cung ở bệnh nhân vẹo cột sống: 
 Do bệnh nhân VCS đốt sống bị xoay nên chân cung bị biến đổi, chân 
cung có thể rất nhỏ và dẹt rất khó đặt ốc chân cung cũng như có đốt sống 
chân cung rất lớn nhưng rất xoay. Vì thế nên cắt CT qua toàn bộ các thân 
đốt sống trước phẫu thuật để đánh giá kích thước tương đối của chân 
cung, độ sâu thân đốt sống cũng như độ xoay thân đốt, từ đó có thể đặt 
ốc được tốt hơn cũng như có thể biết được thân đốt nào nên đặt, thân đốt 
nào nên tránh. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dieu_tri_phau_thuat_veo_cot_song.pdf