Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật arfi với apri ở các bệnh nhân viêm gan mạn

Tần suất viêm gan mạn trên thế giới ngày càng tăng không chỉ ở Châu Âu mà cả ở Châu Á do tần suất bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) ngày càng gia tăng. Xơ hóa gan là hậu quả của tổn thương gan mạn tính, biểu hiện bởi sự tích tụ cơ chất gian bào do sự mất cân bằng giữa sản xuất, lắng đọng và phá hủy. Xơ hóa gan sẽ diễn tiến đến xơ gan và ung thư gan. Đánh giá mức độ xơ hóa gan rất cần thiết trong chỉ định điều trị, theo dõi và tiên lượng viêm gan mạn, góp phần quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tiến triển đến xơ gan và ung thư gan.

Sinh thiết gan vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá xơ hóa gan, tuy nhiên, sinh thiết gan là phương pháp xâm nhập, có thể có biến chứng và một số hạn chế. Do đó, các phương pháp đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập trên thế giới ngày càng phát triển nhằm hạn chế sinh thiết gan. Các phương pháp này bao gồm các chỉ điểm sinh học và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trong các chỉ điểm sinh học, chỉ số tỷ số AST trên tiểu cầu (The Aspartate aminotransferase to Platelet Ratio Index: APRI) là chỉ điểm đơn giản, có sẵn, giá thành thấp nhưng chính xác.Trong các phương pháp đo độ đàn hồi, kỹ thuật ARFI (Acoustic Radiation Force Impulse Imaging) là một kỹ thuật mới, đánh giá độ cứng gan một cách nhanh chóng và có giá trị tương đương với kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (transient elastography: TE). APRI, kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua và kỹ thuật ARFI có lẽ là những phương pháp không xâm nhập, nhanh chóng, đơn giản, giúp đánh giá xơ hóa gan phù hợp với nước ta hiện nay.

 Các nghiên cứu về kỹ thuật ARFI và APRI trên thế giới khá nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phối hợp 2 phương pháp này trong đánh giá xơ hóa gan. Tại Việt Nam, có vài nghiên cứu về 2 phương pháp này có đối chiếu với sinh thiết gan với cỡ mẫu khá nhỏ, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về phối hợp 2 phương pháp này, vì vậy chúng tôi tuến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn”, với 2 mục tiêu sau:

1. Khảo sát vận tốc sóng biến dạng đo bằng kỹ thuật ARFI và APRI ở bệnh nhân viêm gan mạn và mối tương quan với giai đoạn xơ hóa gan theo phân loại giải phẫu bệnh Metavir.

2. Xác định giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương, giá trị dự đoán âm và độ chính xác của APRI, kỹ thuật ARFI và sự phối hợp 2 phương pháp này trong chẩn đoán xơ hóa gan ở các bệnh nhân viêm gan mạn.

 

docx dienloan 5700
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật arfi với apri ở các bệnh nhân viêm gan mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_gia_tri_chan_doan_xo_hoa_gan_bang.docx