Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy chữ C trên lâm sàng

Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu răng và hệ thống ống tủy

(HTOT) răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới (RHLT2HD) được nhiều tác giả

quan tâm nghiên cứu để đưa ra các chỉ số về kích thước thân răng, độ dài

của chân răng, hình thái của các chân răng và HTOT. Đây là răng có HTOT

phức tạp và đa dạng, HTOT chữ C hay gặp ở những răng này. Và một điều

đặc biệt, khi xuất hiện, thì hơn 70% số người có dạng OT này đối xứng ở

cả hai bên. Những khác biệt mang tính chủng tộc và giới tính cũng được

các nhà nội nha quan tâm, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng

điều trị. Thêm vào đó, RHLT2HD là một trong những răng có lực nhai lớn,

nên có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai. Răng này lại hay sâu mặt

xa do biến chứng của răng hàm lớn thứ ba hàm dưới (RHLT3HD) mọc

lệch, rất dễ bị tổn thương tủy răng. Do vậy, điều trị nội nha ở những răng

có HTOT phức tạp như RHLT2HD là một công việc rất khó khăn và còn

nhiều thất bại. Đây cũng là một thách thức rất lớn với các bác sĩ nha khoa.

Mặc dù, đã có nhiều các nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu HTOT cũng

như hiệu quả điều trị trên lâm sàng, nhưng những nghiên cứu ở RHLT2HD,

đặc biệt là những răng có ống tủy dạng chữ C còn khá ít, do vậy, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai

hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy

hình chữ C trên lâm sàng” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới và

xác định tỉ lệ ống tủy chữ C trên thực nghiệm.

2. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng dạng chữ C ở răng hàm lớn thứ

2 hàm dưới trên lâm sàng.

pdf 27 trang dienloan 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy chữ C trên lâm sàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy chữ C trên lâm sàng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy chữ C trên lâm sàng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
VŨ QUANG HƢNG 
nghiªn cøu hÖ thèng èng tñy 
r¨ng hµm lín thø hai hµm d-íi 
trªn thùc nghiÖm vµ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ 
®iÒu trÞ néi nha èng tñy ch÷ c trªn l©m sµng 
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt 
Mã số : 9720501 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2018 
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH 
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 
 Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Lê Thị Thu Hà 
2. PGS.TS. Phạm Thị Thu Hiền 
Phản biện 1: PGS.TS Tạ Anh Tuấn 
Phản biện 2: PGS.TS Ngô Văn Thắng 
Phản biện 3: PGS.TS Phạm Như Hải 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện 
vào hồi: giờ ngày tháng năm 2018 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1. Thư viện Quốc Gia 
2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 
3. Thư viện Trường Đại học Y dược Hải Phòng 
1 
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu răng và hệ thống ống tủy 
(HTOT) răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới (RHLT2HD) được nhiều tác giả 
quan tâm nghiên cứu để đưa ra các chỉ số về kích thước thân răng, độ dài 
của chân răng, hình thái của các chân răng và HTOT. Đây là răng có HTOT 
phức tạp và đa dạng, HTOT chữ C hay gặp ở những răng này. Và một điều 
đặc biệt, khi xuất hiện, thì hơn 70% số người có dạng OT này đối xứng ở 
cả hai bên. Những khác biệt mang tính chủng tộc và giới tính cũng được 
các nhà nội nha quan tâm, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng 
điều trị. Thêm vào đó, RHLT2HD là một trong những răng có lực nhai lớn, 
nên có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai. Răng này lại hay sâu mặt 
xa do biến chứng của răng hàm lớn thứ ba hàm dưới (RHLT3HD) mọc 
lệch, rất dễ bị tổn thương tủy răng. Do vậy, điều trị nội nha ở những răng 
có HTOT phức tạp như RHLT2HD là một công việc rất khó khăn và còn 
nhiều thất bại. Đây cũng là một thách thức rất lớn với các bác sĩ nha khoa. 
Mặc dù, đã có nhiều các nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu HTOT cũng 
như hiệu quả điều trị trên lâm sàng, nhưng những nghiên cứu ở RHLT2HD, 
đặc biệt là những răng có ống tủy dạng chữ C còn khá ít, do vậy, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ hai 
hàm dưới trên thực nghiệm và đánh giá kết quả điều trị nội nha ống tủy 
hình chữ C trên lâm sàng” nhằm mục tiêu: 
1. Mô tả đặc điểm hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới và 
xác định tỉ lệ ống tủy chữ C trên thực nghiệm. 
2. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng dạng chữ C ở răng hàm lớn thứ 
2 hàm dưới trên lâm sàng. 
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
HTOT chữ C ở các răng hàm lớn là dạng OT phức tạp, có nhiều biến 
thể. Hình thái và thiết diện của nó không tương đồng với cấu trúc của các 
dụng cụ sửa soạn OT hiện có. Vì vậy, trong quá trình sửa soạn rất khó làm 
sạch cũng như tạo dạng HTOT một cách lý tưởng, ảnh hưởng không nhỏ 
tới quá trình hàn kín OT theo không gian 3 chiều cũng như quá trình tái 
nhiễm sau này. Do vậy, nghiên cứu hình thái HTOT ở RHLT2HD và đưa 
ra kỹ thuật sửa soạn cũng như hàn kín HTOT dạng chữ C ở RHLT2HD là 
rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn, mang tính thời sự và có giá trị khoa 
học trong ngành RHM. 
2 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 
- Mô tả được đặc điểm hình thái ngoài của 113 RHLT2HD: số lượng 
chân răng, hình dạng chân răng và kích thước của các RHLT2HD. 
- Đưa ra kết quả về số lượng OT và hình thái OT ở 81 RHLT2HD có 
chân đơn thuần dựa trên hình ảnh phim chụp Xquang cận chóp. 
- Xác định được số lượng và hình thái OT ở 32 RHLT2HD có chân 
dạng chữ C bằng phương pháp làm răng trong suốt, nhộm mực Ấn Độ và 
cắt các lát cắt ngang chân răng. 
2. Nghiên cứu trên lâm sàng 
- Mô tả được đặc điểm lâm sàng ở 56 RHLT2HD trên 56 bệnh nhân 
được chẩn đoán viêm tủy răng không hồi phục và điều trị tại Bệnh viện 
Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ 2012 đến 2017. 
- Xác định được tỷ lệ các dạng miệng OT chữ C trên lâm sàng, số 
lượng và chiều dài làm việc OT ở những RHLT2HD có OT dạng chữ C. 
- Nghiên cứu cũng đưa ra tỷ lệ kết quả điều trị thành công ở các thời 
điểm sau hàn OT 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng khá cao. 
Đây là nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm giải phẫu HTOT và kết quả 
ĐTNN các RHLT2HD có OT dạng chữ C tại Việt Nam, làm cơ sở cho các 
nghiên cứu sau này. Có ý nghĩa thực tiễn, khoa học và đóng góp cho sự 
phát triển của ngành Răng Hàm Mặt. 
CẤU TRÚC LUẬN ÁN 
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương: 
Chương 1: Tổng quan, 31 trang. Chương 2: Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu, 17 trang. Chương 3: Kết quả nghiên cứu, 24 trang. Chương 4: Bàn 
luận, 36 trang. Luận án có 26 bảng, 5 biểu đồ, 30 hình ảnh, 140 tài liệu tham 
khảo (29 tài liệu tiếng Việt và 111 tài liệu tiếng Anh). 
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu hình thái OT RHLT2HD 
1.1.2.1. Số lượng và hình dạng chân răng: Nghiên cứu của Lê Thị 
Hường cho thấy, các RHLT2HD có 2 chân (chân gần và chân xa) chiếm tỉ 
lệ 61,4%. Kết quả các nghiên cứu khác cũng cho thấy, RHLT2HD có dạng 
2 chân và 1 chân chập. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các dân tộc 
được nhiều tác giả ghi nhận. Ở người Thái Lan, răng 2 chân riêng biệt 
chiếm 90%. Ở người Miến Điện có 58,2% RHLT2HD có 2 chân riêng biệt. 
Ở người Thổ Nhĩ Kỳ, 77,2 % RHLT2HD có 2 chân và 22,8% có 1 chân. 
3 
RHLT2HD có chân dạng chữ C được nhiều tác giả đặc biệt quan 
tâm nghiên cứu ở khu vực châu Á, tỉ lệ dạng chân này chiếm 14,9% được 
thấy ở người Miến Điện, 10% ở người Thái Lan và 31,5% ở người Trung 
Quốc. Kết quả thu được từ nghiên cứu Lê Thị Hường cho thấy, răng 1 chân 
chiếm tỉ lệ 37,3%, trong đó, 25 răng (33,3%) có chân dạng chữ C. 
RHLT2HD có 3 chân là dạng hình thái hiếm gặp, chiếm 1,3% trong nghiên 
cứu của Lê Thị Hường và trên người Thái Lan là 1,2%, tuy nhiên, lại 
thường găp hơn ở người Eskimo. 
1.1.2.2. Hình dạng ống tủy chân qua các lát cắt 
Trong nghiên cứu của Lê Thị Hường, trên các lát cắt ngang răng 2 
chân thấy, OT dạng ô van chiếm phần lớn (67,4%) ở các chân gần. Chân 
xa, dạng tròn và dạng ô van là tương đương nhau. Kết quả này cho thấy, 
các chân gần có hình thái OT phức tạp hơn chân xa. Về lâm sàng, việc làm 
sạch các OT dạng ô van bằng các dụng cụ nội nha thông thường rất khó 
khăn, vì các dụng cụ này không có độ dẻo và đàn hồi nên khi tiến hành 
nong và làm rộng OT, không uốn cong được theo chiều dẹt của OT. 
1.1.2.3. Hệ thống ống tủy RHLT2HD 
Nghiên cứu của Lê Thị Hường ở RHLT2HD thấy, tỉ lệ có một OT ở 
chân răng xa chiếm 100%, chân gần chiếm 67,4%. Tỉ lệ 2 OT trên một 
chân răng gặp chủ yếu ở chân gần, chiếm 32,6%, không gặp ở chân xa. Một 
số tác giả khi nghiên cứu về HTOT ở RHLT2HD ở người Thái, Miến Điện 
và người Trung Quốc cũng thấy rằng, RHLT2HD có 2 OT chiếm tỉ lệ lớn 
hơn 3 OT. Walker, ghi nhận một tỉ lệ cao (55%) các RHLT2HD có 2 OT và 
các răng 3 OT có tỉ lệ thấp hơn ở những người thuộc miền Nam Trung 
Quốc. Thêm vào đó, ở các dân tộc này còn phát hiện khoảng 3% - 10% 
răng có 1 OT. Ngược lại, những nghiên cứu trước đây về hình thái OT 
RHLT2HD của người da trắng, người tây Bắc Á lại thấy tỉ lệ 3 OT cao 
hơn, với chân xa có 1 OT và chân gần (từ 66% đến 90%) có 2 OT. 
1.1.2.4. Hình thái hệ thống ống tủy dạng chữ C 
Hình thái OT dạng chữ C được thông báo đầu tiên bởi Cooke và Cox 
(1979). Phần lớn các OT dạng chữ C được tìm thấy ở RHLT2HD, ngoài ra 
cũng có các ghi nhận tìm thấy ở răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm lớn thứ 
hai hàm trên và răng hàm nhỏ thứ 2 hàm dưới. Nhiều tác giả cho rằng, OT 
dạng chữ C là một biến dạng giải phẫu quan trọng, việc phát hiện sớm các 
cấu trúc dạng này giúp cho việc làm sạch, tạo hình và lấp đầy hệ OT chân 
các RHLT2HD. 
HTOT chữ C được nhiều tác giả phân thành 2 nhóm chính: 
- Có một OT dạng dải kéo dài từ miệng OT đến chóp, dạng này có 
một lỗ OT, một lỗ chóp. 
4 
- Có 3 hoặc hơn các OT riêng biệt, có trên hai lỗ chóp dạng C . 
Mặc dù nhiều tác giả phân loại OT dạng chữ C thành 2 loại chính, 
nhưng sự phức tạp về cấu trúc cũng như điều trị đối với OT dạng C ngày 
càng được nhiều tác giả đề cập. Fan và Cs, cho rằng dường như không thể 
xác định được tất cả các khác biệt về HTOT dạng chữ C. Gulabivala và Cs, 
đã bổ xung 7 dạng cấu trúc OT mới vào phân loại của Vertucci. Chai và 
Thong, phân thành 12 dạng cấu trúc khác nhau theo chiều dọc OT. Gao và 
Cs, phân thành 3 loại OT dạng chữ C : kiểu hợp nhất (loại I), kiểu đối xứng 
(loại II), kiểu không đối xứng (loại III). Điều này cho thấy, cấu trúc các OT 
dạng chữ C ở chân RHLT2HD rất phức tạp trên các tộc người khác nhau và 
có mối liên quan đến cấu trúc giải phẫu chân răng. 
Tỉ lệ gặp các OT dạng chữ C khác nhau có ý nghĩa giữa các chủng 
tộc. HTOT này thường gặp nhiều hơn ở người Châu Á so với chủng tộc da 
trắng. Tỉ lệ thường gặp ở người da trắng từ 2,7% đến 7,6%. Tỉ lệ cao hơn 
gặp ở người Saudi Arabians (10,6%). Các điều tra ở người Nhật Bản và 
Trung Quốc cho thấy, có khoảng 31,5% các OT dạng chữ C. Haddad và 
Cs, tìm thấy tỉ lệ 19,1% ở người Li Băng, trong khi Seo và Park gặp 32,7% 
người Hàn Quốc có OT dạng chữ C ở RHLT2HD. Kết quả thu được trong 
nghiên cứu của Lê Thị Hường trên các RHLT2HD người Việt cho thấy 
33,3% OT có dạng chữ C. 
1.1.3. Một số phân loại OT dạng chữ C ở RHLT2HD 
- Phân loại của Menton (1991) gồm 3 loại 
- Phân loại của Fan và Cs (2004) gồm 4 loại 
1.4. Phƣơng pháp điều trị nội nha 
- Vô trùng. 
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy. 
- Hàn kín hệ thống ống tủy. 
Chƣơng 2 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
2.1.1. Nghiên cứu thực nghiệm 
Bao gồm 113 RHLT2HD đã nhổ. Các răng này cố định trong dung 
dịch formol 10% và được làm sạch bằng cách ngâm trong dung dịch 
NaOCl 5,25% trong 24 giờ. 
5 
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn răng nghiên cứu thực nghiệm 
- Răng được nhổ từ các bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đại học 
Y Hải Phòng và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. 
- Các răng được bác sĩ nhận diện là RHLT2HD ngay từ lúc nhổ. 
- Những răng có thân, chân răng còn nguyên vẹn hoặc có thể có lỗ 
sâu nhưng chưa điều trị tuỷ. 
- Những răng đã đóng kín cuống. 
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Răng có chân răng dị dạng. 
- Răng đã điều trị tủy. 
- Răng bị hư hại do quá trình làm sạch. 
2.1.1.3. Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại Khoa Hình thái, Viện 
69, Bộ Tư Lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng 
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở 56 bệnh nhân với 56 
RHLT2HD có ống tủy dạng chữ C được lựa chọn từ 185 RHLT2HD có tổn 
thương tủy đến khám và điều trị. Bệnh nhân gồm cả 2 giới, trong độ tuổi từ 
15 đến 65 tuổi, được khám và điều trị từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2017. 
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 
- Bệnh nhân có RHLT2HD được chẩn đoán viêm tủy không hồi 
phục, có chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật. 
- Các RHLT2HD có miệng ống tủy dạng chữ C. 
- Răng đã đóng kín cuống. 
- Răng có chân răng không dị dạng. 
- Những răng còn khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. 
- Bệnh nhân có đủ sức khỏe và có yêu cầu chữa răng. 
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. 
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nhân mắc một trong các bệnh toàn thân như suy tim, viêm 
thận mạn, đái tháo đường ở giai đoạn nặng, tâm thần, ... 
- Những răng bị nứt dọc, chân răng dị dạng. 
- Răng bị viêm quanh răng ở giai đoạn cuối hoặc vùng quanh răng 
tiêu xương quá một phần hai chiều dài chân răng. 
2.1.2.3. Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Khoa Điều trị nội nha, Bệnh 
viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. 
6 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu thực nghiệm tiền lâm sàng (in vitro) và nghiên cứu can 
thiệp lâm sàng không có nhóm chứng. 
2.2.2. Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu 
2.2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm 
 Cỡ mẫu: Theo Bhattacherjee (2012), để kiểm định sự khác biệt tỉ 
lệ trước và sau can thiệp cũng như tính chấp nhận được theo tiêu chuẩn của 
một mẫu phù hợp, thì cỡ mẫu tối thiểu của một nhóm nghiên cứu là n ≥ 30. 
 Chọn mẫu: Các răng đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được chọn 
cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu. Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu 113 
RHLT2HD, với 32 răng có chân dạng chữ C. 
2.2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng 
 Cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu dựa trên công thức tính cỡ mẫu thử 
nghiệm lâm sàng không có nhóm chứng: 
Trong đó, n = cỡ mẫu nghiên cứu. 
α = Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm 
loại I, α được xác định là 0,05 ứng với độ tin cậy 95%. 
Z
2
1 –α/2 = Hệ số tin cậy, Z
2
1 –α/2= 1,96
2
P = Tỉ lệ thành công sau điều trị (p = 90%). 
d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,9. 
Theo công thức trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu của nhóm nghiên 
cứu là n ≥ 43 răng (n = 42,7). 
 Chọn mẫu: Bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được 
chọn cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu. Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu 
ở 56 răng trên 56 bệnh nhân. 
2.4. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu 
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm 
2.4.1.1. Các bước tiến hành 
- Các răng được cố định trong dung dịch Formol 10%. 
- Ngâm các răng vào dung dịch NaOCl 5,25% trong 24 giờ, để loại 
bỏ các chất bám xung quanh chân răng. 
- Làm khô và giữ các răng trong môi trường NaCl 0,9%. 
- Chụp phim X-quang, đánh giá sơ bộ số lượng và tình trạng OT. 
- Ghi nhận số lượng chân răng, hình dạng chân răng (răng có chân 
đơn thuần hay chân răng dạng chữ C). 
d
Z
pp
n
2
2
2
1
1 
7 
- Đo chiều dài thân chân răng bằng thước kẹp GPM của Thụy Sĩ, 
theo phương pháp đo của Major. Chiều dài thân chân răng: Được xác định 
từ điểm cao nhất của đỉnh núm răng đến điểm thấp nhất của chóp chân 
răng. Thước kẹp được đưa song song với trục dài của răng, từ phía ngoài. 
Đầu cố định của thước kẹp được đặt ở một điểm mốc là đỉnh của nhú răng 
cao nhất, di chuyển đầu còn lại từ từ cho tới khi tiếp xúc nhẹ với điểm mốc 
thứ hai chóp chân răng dài nhất, dừng lại ghi chỉ số. 
 Nghiên cứu trên các răng có chân đơn thuần 
- Tiến hành mở tủy, xác định miệng lỗ OT 
- Đưa trâm K số 08 hoặc số 10 vào OT tới khi trâm lộ ra ở phía 
chóp răng thì dừng lại (phát hiện bằng kính loupe). 
- Chụp phim X-quang kỹ thuật số theo chiều gần - xa và trong - 
ngoài để xác định số lượng và hình thái OT. Răng được đặt trên giá đỡ có 
mâm xoay để chụp X-quang theo nguyên lý của Major. 
 Nghiên cứu trên các răng có chân dạng chữ C 
- Trên răng khử khoáng và nhộm mực 
Các răng được ngâm trong dung dịch HNO3 5% để khử khoáng 
trong 7 ngày. Thể tích dung dịch/mẫu là 1/20. 
+ Thay dung dịch khử khoáng sau 24 giờ liên tục. 
+ Dùng kim để kiểm tra mức độ khử khoáng, nếu xuyên kim thấy 
mềm là quá trình khử khoáng đã hoàn thành. 
+ Chạy nước liên tục dưới vòi nước sạch trong 24h để loại bỏ axit dư. 
+ Khử nước trong cồn tuyệt đối 3lọ, mỗi lọ một giờ. 
Bước 1: Nhộm OT: Các mẫu sau khi khử khoáng tiến hành nhuộm 
OT. Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp nhu ... p trường hợp nào có lỗ sâu 
ở mặt gần. 
4.2.2. Đặc điểm HTOT chữ C ở RHLT2HD trên lâm sàng 
4.2.2.1. Hình dạng miệng ống tủy chữ C trên lâm sàng 
Trên lâm sàng, các RHLT2HD sau khi mở tủy, bộc lộ toàn bộ sàn 
buồng tủy, các OT được chúng tôi quan sát bằng trực quan hoặc dưới kính 
hiển vi nội nha. 56 răng có miệng OT chữ C được chúng tôi đưa vào nghiên 
cứu. Kết quả cho thấy, đa số các răng có hình thái miệng OT dạng chữ C 
hoàn toàn, một tỉ lệ ít hơn được thấy có dạng chấm phẩy và ít gặp nhất là 
răng có 2 đến 3 miệng OT có dạng chữ C (miệng OT dạng bán C). Đối 
chiếu với phân loại của Fan và Cs, chúng tôi thấy tỉ lệ miệng OT dạng C1 
chiếm 62,5%, miệng OT dạng C2 chiếm 23,2% và miệng OT dạng C3 
chiếm tỉ lệ 14,3%. Ở nghiên cứu lâm sàng, chúng tôi chỉ quan sát những 
trường hợp RHLT2HD có miệng OT dạng chữ C, mà không ghi nhận được 
các dạng hình thái OT chữ C dọc theo chiều dài OT. Do đó, tỉ lệ gặp 
RHLT2HD có OT dạng chữ C trên lâm sàng có thể chưa đầy đủ. Tuy 
nhiên, chúng tôi không tập chung đánh giá về tỉ lệ cũng như hình thái OT 
dạng chữ C ở RHLT2HD trên lâm sàng, các đánh giá này đã được chúng 
tôi nghiên cứu ở trên thực nghiệm. Mặc dù vậy, qua kết quả nghiên cứu có 
thể thấy, tỉ lệ hình thái miệng OT chữ C trên lâm sàng khá tương đồng với 
kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm của chúng tôi 
4.2.2.2. Số lượng ống tủy 
Kết quả nghiên cứu ở 56 RHLT2HD có OT dạng chữ C thấy, phần 
lớn các răng có 2 OT (chiếm 55,3%), răng có 1 OT chúng tôi gặp ở 15 
trường hợp (chiếm 26,8%), 9 răng có 3 OT (chiếm 16,1%) và chỉ có 1 răng 
có 4 OT (chiếm tỉ lệ 1,8%). Ở các răng nhiều OT, đa số các chân xa có 1 
OT (chiếm tỉ lệ 95,1%) và chỉ có 4,9% các chân này có 2 OT. Trong khi ở 
chân gần, 78% các trường hợp có 1 OT và 22% các trường hợp còn lại có 2 
20 
OT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 31 răng có 2 OT, với mỗi chân có 
1 OT. 9 răng có 3 OT, trong đó, 8 răng có 2 OT ở chân gần, 1 OT ở chân xa 
và 1 răng có 1 OT ở chân gần, 2 OT ở chân xa. Cũng trong nghiên cứu, 1 
răng được thấy có 4 OT, với mỗi chân có 2 OT. 
Số lượng răng có 2 OT và 4 OT trên lâm sàng khá tương đồng với 
kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm của chúng tôi, còn ở những răng có 1 
OT và 3 OT lại có sự khác biệt. Chúng tôi thấy, tỉ lệ răng có 3 OT cao hơn 
và răng có 1 OT thấp hơn so với kết quả trên thực nghiệm, tuy nhiên, sự 
khác biệt là không nhiều. 
4.2.2.3. Chiều dài làm việc của ống tủy 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài làm việc của OT được 
xác định bằng máy định vị chóp Propex II (Densply), sau đó được kiểm tra 
lại bằng phim chụp X-quang cận chóp. Kết quả cho thấy, chiều dài làm 
việc của OT ở răng có 1 OT lớn hơn răng có nhiều OT. Răng 1 OT, chiều 
dài làm việc của OT trung bình là 18,87 ± 1,17 mm. Ở các răng có nhiều 
OT, chiều dài làm việc của OT gần lớn hơn OT xa. Trong số 31 răng có 2 
OT, chiều dài làm việc trung bình của OT gần là 18,57 ± 2,14 mm và OT 
xa là 18,34 ± 1,77 mm. Ở 9 răng có 3 OT, với 8 răng có 2 OT gần và 1 OT 
xa thấy, chiều dài làm việc trung bình của OT gần ngoài là 18,51 ± 2,09 
mm, OT gần trong là 18,46 ± 1,77 mm và OT xa là 18,27 ± 1,13 mm. Còn 
ở răng 3 OT với 1 OT gần, 2 OT xa và răng có 4 OT với 2 OT gần, 2 OT 
xa, chúng tôi chỉ gặp mỗi trường hợp 1 răng, nên kết quả không mang ý 
nghĩa so sánh. 
4.2.3. Kết quả điều trị 
4.2.3.1. Kết quả sửa soạn ống tủy 
- Thời gian sửa soạn ống tủy: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
thấy, thời gian sửa soạn tăng dần theo số lượng OT ở mỗi răng, ngắn nhất 
là ở răng có 1 OT và dài nhất là ở răng có 4 OT. Thời gian sửa soạn OT 
trung bình ở răng 1 OT, 2 OT và 3 OT lần lượt là 8,34 ± 2,27 phút, 15,66 ± 
4,60 phút và 18,52 ± 3,89 phút. Ở 1 răng duy nhất có 4 OT, thời gian chúng 
tôi sửa soạn OT đến khi hoàn tất là 19,74 phút. Trong tổng số 56 răng, với 
108 OT được điều trị, Thời gian sửa soạn trung bình 1 OT là 7,65 ± 2,25 
phút. Chúng tôi cho rằng, RHLT2HD không những ở sâu trong khoang 
miệng, đây là vị trí gây khó khăn trong quá trình điều trị. Thêm vào đó, do 
đặc điểm giải phẫu HTOT phức tạp, đặc biệt là những răng có OT dạng chữ 
C, do vậy, việc sửa soạn OT đạt kết quả tốt đòi hỏi nhiều thời gian và trình 
độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của các nha sĩ. 
- Tai biến trong quá trình sửa soạn ống tủy: Trong quá trình điều trị, 
56 RHLT2HD có ống tủy dạng chữ C được sửa soạn bằng trâm tay và trâm 
xoay Protaper, chúng tôi gặp 5 trường hợp bị tai biến thủng thành OT hoặc 
21 
tạo khấc trong lòng OT. Mặc dù, các răng trong nghiên cứu nằm ở vị trí 
không thuận lợi cho việc sửa soạn và có HTOT phức tạp, tỉ lệ OT cong khá 
nhiều. Chúng tôi đã hạn chế các tai biến bằng cách, sử dụng trâm K số 08 
hoặc số 10 để thăm dò và thông toàn bộ các OT trước khi sửa soạn, mỗi 
răng trong nghiên cứu được sửa soạn bằng 1 bộ trâm xoay Protaper riêng 
biệt, thực hiện kỹ thuật sửa soạn OT theo đúng hướng dẫn của nhà sản 
xuất, vvThêm vào đó, tỉ lệ gặp bệnh nhân ở lứa tuổi trẻ và trung niên 
trong nghiên cứu khá nhiều, các OT chữ C ở những bệnh nhân này thường 
rộng, do vậy, chúng tôi không gặp trường hợp nào bị gãy dụng cụ. Tuy 
nhiên, do đặc điểm các OT chữ C thường có hình cánh cung và hẹp về 
chiều ngang, số lượng và hình thái OT có thể thay đổi dọc theo chiều dài 
của chân răng, hơn nữa, các OT ở RHLT2HD thường cong khá nhiều, do 
đó, dễ bị tạo khấc hay thủng thành OT trong quá trình sửa soạn. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 3 trường hợp bị tạo khấc trong 
lòng OT, chiếm tỉ lệ 5,4%. Vị trí bị tai biến gặp ở 1/3 giữa hoặc 1/3 chóp 
chân răng và ở những OT cong nhiều. Theo Ngô Thị Hương Lan, mặc dù 
trâm Protaper đã có những cải tiến về thiết kế, nhưng độ cứng của file vẫn 
chưa thích hợp với những OT có độ cong nhiều, nên khi sử dụng với tay 
khoan máy dễ xảy ra hiện tượng tạo khấc. Thêm vào đó, có thể do trâm 
Protaper không thể uốn cong được theo ý muốn của nha sĩ, kết hợp với việc 
đưa dụng cụ không chính xác theo hướng cong của OT (OT không chỉ cong 
gần xa đơn thuần mà còn có thể cong theo 3 chiều không gian), dẫn đến tạo 
khấc trong lòng OT. Đi sai đường và thủng về phía bên là hậu quả của việc 
tạo khấc trong lòng OT mà không đi qua được khấc, dẫn đến mất chiều dài 
làm việc và nặng hơn nữa là gây thủng thành OT. 
Tai biến thủng thành OT chúng tôi gặp 2 trường hợp (chiếm tỉ lệ 3,6%), 
đều xảy ra ở OT gần của răng có 2 OT (1 răng) hoặc 3 OT (1 răng). Vị trí 
thủng đều xảy ra ở phía trong của OT và ở 1/3 chóp chân răng. Ngô Thị Hương 
Lan, cho rằng tai biến thủng chân răng ở vị trí 1/3 chóp có tiên lượng lành 
thương tốt hơn so với tổn thương thủng chân răng mà có liên hệ với vùng chẽ 
hoặc túi nha chu. Tuy nhiên, 1 trường hợp thủng chân răng trong nghiên cứu 
của chúng tôi có kết quả điều trị thất bại sau hàn OT 6 tháng. 
4.2.3.2. Kết quả sau hàn ống tủy trên X-quang 
Trên phim X-quang ngay sau hàn OT, chúng tôi thấy tỉ lệ OT được 
trám bít tốt cao hơn rõ rệt so với OT được trám bít trung bình và kém. 
Trong tổng số 56 răng được điều trị, đa số (91,0%) các răng có hình ảnh 
trám bít tốt trên X-quang, 3 trường hợp có hình ảnh chất hàn trong OT 
không có độ thuôn liên tục. Đây là những trường hợp bị tai biến tạo khấc 
trong lòng OT, mặc dù các OT vẫn được hàn kín đến chóp nhưng theo tiêu 
chí đánh giá trên X-quang, chúng tôi xếp những trường hợp này vào nhóm 
22 
kết quả trung bình. Cũng trong nghiên cứu, 2 trường hợp bị thủng OT trong 
quá trình sửa soạn, chúng tôi đã cố gắng tạo hình lại OT cho đến hết chiều 
dài làm việc, sau hàn OT, các OT đều được hàn đến chóp. Những trường 
hợp này chúng tôi xếp vào nhóm kết quả kém và sẽ theo dõi tiếp các triệu 
chứng trên lâm sàng cho bệnh nhân. 
4.2.3.2. Kết quả điều trị trên lâm sàng 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy, ở thời điểm sau điều trị 1 
tháng, 87,5% các trường hợp có kết quả điều trị thành công và không có 
trường hợp nào có kết quả điều trị thất bại. Cũng ở thời điểm này, 7 trường 
hợp bệnh nhân có các triệu chứng đau nhẹ khi ăn nhai, khám không thấy 
sưng nề vùng niêm mạc tương ứng, hình ảnh chụp phim X-quang không 
thấy tổn thương vùng cuống, chúng tôi xếp những trường hợp này vào 
nhóm kết quả điều trị nghi ngờ. 
Sau 6 tháng, 100% các bệnh nhân được chúng tôi khám lại trên lâm 
sàng và chụp phim X-quang. Kết quả thấy, 1 trường hợp có kết quả nghi 
ngờ ở thời điểm sau điều trị 1 tháng đã hết triệu chứng, bệnh nhân ăn nhai 
bình thường, chúng tôi xếp trường hợp này vào nhóm kết quả điều trị thành 
công. Do vậy, kết quả điều trị thành công ở thời điểm sau điều trị 6 tháng 
cao hơn thời điểm sau điều trị 1 tháng (kết quả điều trị thành công chiếm 
89,3%). Trong số 6 trường hợp còn lại có kết quả nghi ngờ ở thời điểm sau 
điều trị 1 tháng, 5 răng vẫn thấy đau nhẹ khi gõ dọc và ăn nhai, chúng tôi sẽ 
theo dõi tiếp cho những bệnh nhân này ở các thời điểm tiếp theo. Tuy 
nhiên, 1 trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng tổn thương vùng cuống 
trên lâm sàng và X-quang, chúng tôi xếp vào nhóm kết quả điều trị thất bại. 
Bệnh nhân Đinh Văn T. 22 tuổi, được chẩn đoán răng 47 viêm tủy không 
hồi phục. Sau khi tiêm tê, mở tủy, thăm dò và thông toàn bộ OT, chúng tôi 
xác định được miệng OT hình chữ C (C1) với 4 OT, 2 OT xa và 2 OT gần. 
Các OT được sửa soạn bằng trâm xoay ProTaper theo hướng dẫn của nhà 
sản xuất, sau khi đã xác định được chiều dài làm việc. Ở OT gần ngoài, khi 
sửa soạn đến 1/3 vùng chóp (cách chóp khoảng 2mm) bằng file F1 thì xảy 
ra tai biến thủng chân răng. Chúng tôi đã tiến hành thăm dò và tạo hình lại 
OT bằng trâm tay, sau đó sửa soạn bằng trâm F1 đến hết chiều dài làm việc 
của OT. Sau đặt calcium hydroxide trong OT 1 tuần, bệnh nhân không có 
triệu chứng đau, chúng tôi đã hàn OT cho bệnh nhân và kiểm tra trên X-
quang đạt kết quả tốt. Sau 1 tháng khám lại, bệnh nhân có cảm giác đau âm 
ỉ, nhưng không thấy tổn thương trên X-quang, chúng tôi xếp vào nhóm kết 
quả điều trị nghi ngờ. Tuy nhiên, sau 3 tháng, bệnh nhân có cảm giác đau 
nhiều, đau liên tục, khi khám thấy có sưng vùng ngách lợi tương ứng với vị 
23 
trí răng tổn thương, chụp X-quang cận chóp thấy hình ảnh tổn thương vùng 
cuống nhẹ. Chúng tôi cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh toàn thân và tiếp 
tục theo dõi 1 tháng/1 lần. Sau 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng không 
giảm, không những thế hình ảnh tổn thương trên X-quang ngày càng lan 
rộng và có hình ảnh ngoại tiêu chân răng. Chúng tôi đã tiến hành phẫu 
thuật lấy bỏ răng này. 
Ở thời điểm sau hàn ống tủy 12 tháng, 2 trường hợp có kết quả nghi 
ngờ ở thời điểm sau 6 tháng đã hết triệu chứng được xếp vào nhóm kết quả 
thành công, 1 trường hợp có kết quả thất bại như đã trình bầy ở trên. Như 
vậy, kết quả điều trị thành công sau 12 tháng chiếm 92,8%, 3 trường hợp có 
kết quả điều trị nghi ngờ chúng tôi sẽ theo dõi tiếp cho bệnh nhân. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 113 RHLT2HD với 32 răng có chân dạng chữ C 
trên thực nghiệm và 56 RHLT2HD có OT dạng chữ C trên lâm sàng, chúng 
tôi rút ra 1 số kết luận sau: 
1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 
1.1. Đặc điểm hình thái RHLT2HD 
- RHLT2HD có 2 chân gặp nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 67,3%; 
- RHLT2HD có chân đơn thuần (chiếm tỉ lệ 71,7%) cao hơn chân 
dạng chữ C (chiếm tỉ lệ 28,3%). 
1.2. Đặc điểm HTOT RHLT2HD 
RHLT2HD có chân đơn thuần 
- Tỉ lệ răng có 2 OT gặp nhiều nhất, chiếm 50,6%. 
- Hình thái OT hay gặp nhất là loại I, Răng 1 chân, chiếm tỉ lệ 40%. 
Răng 2 chân: chân gần, chiếm 35,6%; Chân xa, chiếm 86,3%. 
Răng có chân dạng chữ C 
- Trên răng nhuộm mầu và làm trong suốt: 59,4% các chân 
RHLT2HD dạng chữ C có 2 OT. Hình thái OT loại I gặp nhiều nhất, chiếm 
31,2%. 
- Hình dạng OT trên các lát cắt: Tỉ lệ răng có OT dạng chữ C (chiếm 
tỉ lệ 93,7%) cao hơn OT dạng tròn hoặc ô van. 
- Hình thái OT hay gặp nhất là dạng C1, chiếm 68,7%. 
2. Đặc điểm lâm sàng và Kết quả điều trị 
2.1. Đặc điểm lâm sàng 
- Tỉ lệ gặp bệnh nhân nhiều hơn nam, nữ chiếm tỉ lệ 55,4%. 
24 
- Lứa tuổi hay gặp là từ 31 đến 45, chiếm tỉ lệ 50,0%. 
- Nguyên nhân gây viêm tủy không hồi phục chủ yếu là do sâu răng, 
chiếm tỉ lệ 83,9%. 
2.2. Đặc điểm hệ thống ống tủy chữ C ở RHLT2HD trên lâm sàng 
- Hình dạng miệng OT hay gặp nhất là dạng C1, chiếm tỉ lệ 62,5%. 
- Răng có 2 OT gặp với tỉ lệ cao nhất, chiếm 55,3%. 
- Chiều dài làm việc của OT ở răng có 1 OT (18,87 ± 1,17mm) lớn 
hơn răng có nhiều OT. Ở các răng có nhiều OT, chiều dài làm việc của OT 
gần (18,57 ± 2,14mm) lớn hơn OT xa (18,34 ± 1,77mm). 
2.3. Kết quả điều trị 
- Thời gian sửa soạn ngắn nhất ở răng có 1 OT và dài nhất là ở răng 
có 4 OT. Thời gian sửa soạn trung bình ở răng 1 OT là 8,34 ± 2,27 phút, 
răng 2 OT là 15,66 ± 4,60 phút, răng 3 OT là 18,52 ± 3,89 phút và ở răng 4 
OT là 19,74 phút. Thời gian sửa soạn 1 OT trung bình là 7,65 ± 2,25 phút. 
- Trên phim X-quang ngay sau hàn OT, kết quả tốt chiếm 91,0%. 
- Kết quả sau hàn ống tủy trên lâm sàng 
Sau điều trị 1 tháng, kết quả thành công chiếm tỉ lệ 87,5%. 
Sau điều trị 6 tháng, tỉ lệ điều trị thành công chiếm 89,3% 
Sau hàn ống tủy 12 tháng, kết quả điều trị thành công chiếm 92,8%. 
KHUYẾN NGHỊ 
Kích thước răng người Việt nhỏ hơn so với răng của người châu Âu, 
châu Mỹ và châu Phi, song khá tương đồng với răng nhóm người châu Á, 
do vậy, khi sử dụng vật liệu, dụng cụ cần chú ý lựa chọn phù hợp. 
Hệ thống ống tủy dạng chữ C ở RHLT2HD người Việt chiếm tỉ lệ 
cao. Do vậy, trên lâm sàng, khi chụp phim X quang thấy dạng chân chập 
nghi ngờ hệ thống ống tủy dạng C, khi tiến hành mở buồng tủy cần kiểm 
tra phát hiện hình thái miệng ống tủy dạng chữ C. Từ đó, cần thận trọng khi 
lựa chọn dụng cụ và phương pháp sửa soạn ống tủy phù hợp. 
Cần tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ hơn nữa đặc điểm hình 
thái, hệ thống ống tuỷ răng người Việt Nam để xác định đặc điểm chung và 
riêng mang tính chủng tộc. Đây là cơ sở khoa học để ứng dụng trong chẩn 
đoán và điều trị. 
Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về hệ thống ống tủy dạng chữ C và 
ứng dụng điều trị trên lâm sàng, nhằm đưa ra phương pháp và những kỹ 
thuật tối ưu trong điều trị bảo tồn các RHLT2HD. 
25 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Vũ Quang Hƣng, Lê Thị Thu Hà, Phạm Xuân Thắng và cs 
(2016), “Ứng dụng phương pháp làm sạch và nhuộm cải tiến kết 
hợp cắt lát trong nghiên cứu giải phẫu ống tủy răng hàm lớn thứ 
hai hàm dưới”, Tạp chí Y-Dược học Quân sự, tập 11 - Số đặc biệt 
5/2016, tr.134-138. 
2. Vũ Quang Hƣng, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Thị Thu Hà 
(2017), “Nghiên cứu hiệu quả sửa soạn ống tủy bằng hệ thống 
trâm xoay Protaper Next”, Tạp chí Y-Dược lâm sàng 108, tập 
12 - Số đặc biệt 11/2017, tr.364-369. 
3. Vũ Quang Hƣng, Nguyễn Thế Hạnh (2018), “Nhận xét đặc 
điểm hình thái chân răng hàm lớn thứ hai hàm dưới”, Tạp chí Y 
học Việt Nam tập 463, tháng 2, số 2-2/2018, tr. 11-15. 
4. Vũ Quang Hƣng, Tạ Anh Tuấn, Nguyễn Thế Hạnh (2018), 
“Đặc điểm hình thái ống tủy rằng hàm lớn thứ hai hàm dưới có 
chân dạng chữ C”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 464, tháng 3, số 1-
2018, tr. 11-14. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_he_thong_ong_tuy_rang_ham_lon_thu.pdf
  • pdfLuan an tom tat Anh.pdf