Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kéo dài cẳng chân để nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh nội tủy có chốt
Kéo dài chi bằng khung cố định ngoài (CĐN) theo Ilizarov
đã có những thành công lớn, song cũng có nhiều hạn chế như thời
gian mang khung dài, khung cồng kềnh ảnh hưởng nhiều đến sinh
hoạt, hay gặp nhiễm khuẩn chân đinh, sẹo xấu, lệch trục, gãy ổ can
xương.Năm 1997, Paley D. đã sử dụng kết hợp khung CĐN với
ĐNT có chốt để kéo dài chân. Thời gian mang khung được rút ngắn,
không gặp biến chứng lệch trục, gãy ổ căng dãn xương, tập phục hồi
chức năng thuận lợi. Tuy nhiên, do có ĐNT nên việc xuyên đinh đặt
khung khó khăn hơn, nên các tác giả đã dùng khung Ilizarov khi kéo
dài cẳng chân. Tại Việt nam, kéo dài chi được thực hiện chủ yếu
bằng khung CĐN là khung Ilizarov hoặc cọc ép ren ngược chiều
(CERNC) và đã cho kết quả khả quan, nhưng cũng gặp nhiều biến
chứng như trên. Năm 2009, Huỳnh Bá Lĩnh đã kéo dài 12 cẳng chân
bằng khung Ilizarov kết hợp ĐNT có chốt và cho kết quả khả quan,
tuy nhiên khung Ilizarov còn vận hành và lắp ráp phức tạp, khung
dạng vòng kín gây hạn chế gấp gối khi đeo khung.
Chúng tôi đã thiết kế, chế tạo một khung CĐN dựa trên cơ
sở kết hợp khung Ilizarov và CERNC, và dùng kết hợp với ĐNT có
chốt để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao. Khung này gồm có 2 vòng
cung hở của khung Ilizarov và 3 thanh dọc của CERNC do đó có cả
những ưu điểm của khung Ilizarov để có thể xuyên đinh xa ĐNT,
đồng thời có cả ưu điểm của CERNC là lắp giáp đơn giản, bệnh nhân
(BN) có thể vận hành căng dãn dễ dàng. Do vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu kéo dài cẳng chân để nâng chiều cao bằng khung
cố định ngoài cải biên kết hợp đinh nội tuỷ có chốt” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá khả năng chịu lực uốn, lực nén và lực xoắn theo trục của
khung cố định ngoài cải biên trên mô hình thực nghiệ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kéo dài cẳng chân để nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh nội tủy có chốt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN VĂN LƯỢNG NGHIÊN CỨU KÉO DÀI CẲNG CHÂN ĐỂ NÂNG CHIỀU CAO BẰNG KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI CẢI BIÊN KẾT HỢP ĐINH NỘI TỦY CÓ CHỐT Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62 72 01 29 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Tiến Dũng 2. PGS.TS. Lê Văn Đoàn Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thùy Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kéo dài chi bằng khung cố định ngoài (CĐN) theo Ilizarov đã có những thành công lớn, song cũng có nhiều hạn chế như thời gian mang khung dài, khung cồng kềnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, hay gặp nhiễm khuẩn chân đinh, sẹo xấu, lệch trục, gãy ổ can xương...Năm 1997, Paley D. đã sử dụng kết hợp khung CĐN với ĐNT có chốt để kéo dài chân. Thời gian mang khung được rút ngắn, không gặp biến chứng lệch trục, gãy ổ căng dãn xương, tập phục hồi chức năng thuận lợi. Tuy nhiên, do có ĐNT nên việc xuyên đinh đặt khung khó khăn hơn, nên các tác giả đã dùng khung Ilizarov khi kéo dài cẳng chân. Tại Việt nam, kéo dài chi được thực hiện chủ yếu bằng khung CĐN là khung Ilizarov hoặc cọc ép ren ngược chiều (CERNC) và đã cho kết quả khả quan, nhưng cũng gặp nhiều biến chứng như trên. Năm 2009, Huỳnh Bá Lĩnh đã kéo dài 12 cẳng chân bằng khung Ilizarov kết hợp ĐNT có chốt và cho kết quả khả quan, tuy nhiên khung Ilizarov còn vận hành và lắp ráp phức tạp, khung dạng vòng kín gây hạn chế gấp gối khi đeo khung. Chúng tôi đã thiết kế, chế tạo một khung CĐN dựa trên cơ sở kết hợp khung Ilizarov và CERNC, và dùng kết hợp với ĐNT có chốt để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao. Khung này gồm có 2 vòng cung hở của khung Ilizarov và 3 thanh dọc của CERNC do đó có cả những ưu điểm của khung Ilizarov để có thể xuyên đinh xa ĐNT, đồng thời có cả ưu điểm của CERNC là lắp giáp đơn giản, bệnh nhân (BN) có thể vận hành căng dãn dễ dàng. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kéo dài cẳng chân để nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh nội tuỷ có chốt” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá khả năng chịu lực uốn, lực nén và lực xoắn theo trục của khung cố định ngoài cải biên trên mô hình thực nghiệm. 2. Đánh giá kết quả kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh nội tuỷ có chốt. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đã thiết kế, chế tạo được khung CĐN cải biên và đã ứng dụng thành công để sử dụng kết hợp với ĐNT có chốt để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao. Chứng minh được khung CĐN cải biên kết hợp với ĐNT có chốt đáp ứng được cơ sinh học trong kéo dài cẳng chân. 2. Luận án là một trong số rất ít công trình nghiên cứu về kéo dài chân nâng chiều cao, là tài liệu tham khảo có giá trị về quy trình kỹ thuật kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung CĐN kết hợp ĐNT có chốt. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 123 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), với các phần chính như sau: Đặt vấn đề (2 trang), chương 1: Tổng quan (35 trang), chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (19 trang),chương 3: Kết quả (32 trang), chương 4: Bàn luận (28 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang) - Luận án có 29 bảng, 15 hình, 38 ảnh - Tham khảo 126 tài liệu (9 tiếng Việt, 117 tiếng Anh) - Bốn bài báo có liên quan trực tiếp đề tài đã được công bố. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược lịch sử kéo dài chi 1.2. Kéo dài chi bằng khung CĐN theo nguyên lýIlizarov 1.2.1. Diễn biến của quá trình tạo xương 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong kéo dài chi theo Ilizarov 1.2.2.1. Bảo vệ tối đa các mô sinh xương 1.2.2.2. Tốc độ và nhịp điệu căng dãn phù hợp 1.2.2.3. Cố định ổ căng dãn 1.2.2.4 Tập vận động các khớp và tì nén sớm trên chi mổ 1.3. Kéo dài chân nâng chiều cao ở người có tầm vóc thấp 1.3.1. Một số đặc điểm về hình thái học của người có tầm vóc thấp 1.3.1.1. Định nghĩa người tầm vóc thấp Nwosu B.U., Catagni M.Acho rằng, người có tầm vóc thấp là người có chiều cao nhỏ hơn chiều cao trung bình (theo giới và theo nhóm tuổi) trừ đi 2 lần giá trị lệch chuẩn của chiều cao trung 3 bình. 1.3.1.2. Phân loại người tầm vóc thấp Rozbruch S.R. chia người có tầm vóc thấp thành hai nhóm: +Người tầm vóc thấp do nguyên nhân loạn sản, còn gọi là người lùn. Những người này rất thấp so với người bình thường và có sự mất cân đối giữa các phần của cơ thể, các xương bị biến dạng. +Người có tầm vóc thấp không do nguyên nhân loạn sản. Những người này không quá thấp so với những người bình thường và không mất cân đối giữa các phần của cơ thể. 1.3.1.3. Sự cân đối của cơ thể - Chỉ số Skélie = (Chiều cao đứng - Chiều cao ngồi) x 100/Chiều cao ngồi. Skélie phân loại người thành các nhóm: + Chân ngắn khi chỉ số Skélie nhỏ hơn hoặc bằng 84,9. Trong đó: Chân rất ngắn khi chỉ số Skélie nhỏ hơn 74,9; chân ngắn vừa khi chỉ số Skélie từ 75-79,9; chân ngắn ít khi chỉ số Skélie từ 80 - 84,9. + Chân vừa khi chỉ số Skélie từ 85 - 89,9. + Chân dài khi chỉ số Skélie từ 90 trở lên. Trong đó: Chân dài ít khi chỉ số Skelie từ 90,1 - 94,9; chân dài vừa khi chỉ số Skélie từ 95 - 99,9; chân rất dài nhiều khi chỉ số Skélie từ 100 trở lên. 1.3.2. Đặc điểm của kéo dài chân nâng chiều cao ở người có tầm vóc thấp không do loạn sản Kéo dài chân nâng chiều cao ở người có tầm vóc thấp không do loạn sản được tiến hành khi BN hết tuổi phát triển chiều cao, chưa có tác giả nào đề cập giới hạn trên của tuổi kéo dài chân. Vị trí kéo dài chân có thể ở cẳng chân, ở đùi hoặc ở cả cẳng chân và đùi. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả lựa chọn kéo dài đồng thời ở hai cẳng chân để nâng chiều cao. Nếu BN có nhu cầu nâng chiều cao thêm thì BN sẽ được kéo dài hai đùi. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mức kéo dài chân bao nhiêu là vừa. 1.3.3. Các phương pháp kéo dài chân nâng chiều cao 1.3.3.1. Kéo dài chân bằng khung cố định ngoài 1.3.3.2. Kéo dài chân bằng khung cố định ngoài kết hợp với phương 4 tiện kết xương bên trong Paley D. và cộng sự (năm 1997) là người đầu tiên sử dụng khung CĐN Ilizarov kết hợp ĐNT có chốt để kéo dài cho 20 xương chày và 32 xương đùi. Khi hết giai đoạn căng dãn thì BN được bắt vít chốt ngoại vi của ĐNT và tháo CĐN. Sau đó, nhiều tác giả đã kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng phương pháp này và thấy rằng: Phương pháp này đã giảm thời gian mang khung CĐN, hạn chế nhiễm khuẩn chân đinh, lệch trục, lún hoặc gãy ổ can xương sau khi tháo khung CĐN. BN sinh hoạt thoải mái hơn, tập phục hồi chức năng (PHCN) thuận lợi, sớm quay trở lại với hoạt động thường ngày. Khung CĐN hay dùng để kéo dài cẳng chân là khung dạng vòng, nó cho phép xuyên các đinh Kirschner nằm cách xa ĐNT. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng ở BN có ống tủy của xương được kéo không biến dạng và không nhỏ hơn so với đường kính ĐNT. 1.3.3.3. Kéo dài chân bằng phương tiện kết xương bên trong Nhược điểm của các ĐNT tự dãn là khó kiểm soát tốc độ căng dãn, có thể kẹt đinh, hỏng bộ phận căng dãn, bị gãy nếu tì nén hoàn toàn sớm, mức kéo dài chân không cao, giá thành đắt, không sẵn có, đinh có đường kính lớn. Vì vậy, loại đinh này chỉ mới được sử dụng ở một số nước phát triển với số lượng chưa nhiều. 1.4. Kéo dài chân bằng kết hợp khung CĐN và ĐNT có chốt Kéo dài chân bằng kết hợp khung CĐN và ĐNT có chốt có thể được thực hiện ở xương đùi hoặc xương chày, ở BN hết tuổi phát triển chiều cao, không có tiền sử nhiễm khuẩn và có ống tủy không quá bé, không biến dạng để có thể đóng được ĐNT có chốt. Khi kéo dài chân nâng chiều cao, có thể kéo dài ở cẳng chân, ở đùi hoặc ở cả cẳng chân và đùi. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả cho rằng kéo dài ở cẳng chân tốt hơn là ở đùi. Nếu BN có nhu cầu kéo dài thêm thì tiến hành kéo dài ở hai đùi sau đó. Việc kéo dài cả ở cẳng chân và đùi sẽ mất nhiều thời gian điều trị, tỷ lệ biến chứng tăng, chi phí điều trị cao, đồng thời nếu mức kéo dài quá lớn sẽ gây mất cân đối tỷ lệ chiều dài chi dưới so với thân người. Các BN có tầm vóc thấp không có loạn sản xương thường có chiều cao không 5 quá thấp nên chấp nhận mức kéo dài chân đạt được sau khi kéo dài ở hai cẳng chân. Các nghiên cứu thấy rằng, ĐNT ít ảnh hưởng đến quá trình liền xương trong kéo dài chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. Đây là phương pháp phổ biến hiện nay và được thực hiện chủ yếu ở cẳng chân. Khung CĐN hay dùng là khung dạng vòng, nó cho phép xuyên các đinh Kirschner nằm cách xa ĐNT, tránh nhiễm khuẩn sâu. 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng quá trình liền xương trong kéo dài chi 1.6. Cơ sinh học của khung cố định ngoài trong kéo dài chân 1.7. Tình hình nghiên cứu về kéo dài chân tại Việt nam Tại Việt nam, kéo dài chi được thực hiện chủ yếu bằng khung CĐN là khung Ilizarov hoặc CERNC và đã cho kết quả khả quan, nhưng cũng gặp nhiều biến chứng như trên. Năm 2009, Huỳnh Bá Lĩnh đã kéo dài 12 cẳng chân bằng khung Ilizarov kết hợp ĐNT có chốt và cho kết quả khả quan, tuy nhiên khung Ilizarov còn vận hành và lắp ráp còn phức tạp, khung dạng vòng kín gây hạn chế gấp gối khi đeo khung. Tại Bệnh viện TWQĐ108, CERNC đã được dùng để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao và đã chứng tỏ đây là loại khung có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, căng dãn chính xác, BN tự vận hành khung dễ dàng. Tuy nhiên, CERNC không kết hợp được với đinh SIGN trong kéo dài cẳng chân. Trong khi đó, khung Ilizarov dạng 3,4 vòng kín lắp ráp phức tạp, BN vận hành căng dãn thường không đơn giản, gây hạn chế gấp gối khi đeo khung. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế và chế tạo một khung CĐN cải biên dựa trên sự kết hợp giữa khung Ilizarov và CERNC. Khung có cấu tạo bởi 2 vòng hở của khung Ilizarov, nối hai vòng với nhau bằng 3 thanh dọc của CERNC. Như vậy, khung CĐN này vừa có đặc điểm của khung Ilizarov với cấu hình đơn giản nhất để có thể xuyên các đinh Kirschner vào đầu trên và đầu dưới xương chày ở vị trí nằm xa ĐNT, vòng cung hở không cản trở BN gấp gối, đồng thời vận hành đơn giản như CERNC. Việc sử dụng 3 thanh dọc thay vì 4 thanh như khung Ilizarov tạo khoảng 6 trống thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, chăm sóc sau mổ cũng như thuận lợi cho bắt vít chốt ngoại vi. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Dụng cụ: Khung CĐN cải biên, đinh SIGN của Hoa Kỳ, đinh Kirschner 2.0 mm của hãng Mikromed, Ba Lan. 2.1.2. Bệnh nhân: 39 BN, tuổi 18 - 35 tuổi, chiều cao 137 cm - 164 cm, được phẫu thuật kéo dài cẳng chân nâng chiều cao từ 10/2011 đến 8/2014 bằng khung CĐN cải biên kết hợp đinh SIGN tại Bệnh viện TWQĐ 108. Tiêu chuẩn lựa chọn BN: - Những người khỏe mạnh có tầm vóc thấp hoặc trung bình, có nguyện vọng kéo dài chi nâng chiều cao. - Tuổi từ 18 tuổi, không còn sụn tiếp ở xương chày hoặc xương đùi. - Không mắc các bệnh lý mạn tính: tiểu đường, tim mạch, hen phế quản, lao,...Không có bệnh lý xương khớp: hư khớp, thấp khớp, lao xương khớp, u xương, loãng xương.Tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: - Đang bị nhiễm khuẩn tại chi dưới. - Có ống tuỷ xương chày biến dạng, không đóng được đinh SIGN. - Người bị bệnh tâm thần, người không hợp tác điều trị, không theo dõi để đánh giá kết quả được. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại: Trung tâm Đo lường- Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Đo lường - Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 2.2.1.1. Chuẩn bị mẫu thử nghiệm 35 xương chày tươi, chân sau của 18 con bò từ 1 - 2 tuổi. 35 khung CĐN cải biên để thử nghiệm. 7 Xương bò được khoan ống tủy rồi được đóng 1 đinh SIGN có đường kính 8 mm và ngắn hơn xương chày bò 6 cm, bắt 2 vít chốt trung tâm, sau đó lắp đặt khung CĐN cải biên với 2 cặp đinh Kirschner 2 mm. Một cặp đinh Kirschner chéo nhau một góc 450 (đinh Kirschner phía sau tạo với mặt phẳng ngang 200) ở vị trí đầu trên xương chày và cách khe khớp 4 cm; tương tự như vậy, một cặp đinh Kirschner chéo nhau một góc 450 ở vị trí ở đầu dưới xương chày cách khe khớp 4 cm và nằm ở dưới đầu dưới của đinh SIGN. Các đinh Kirschner được căng tới lực 1300 N. Các ốc liên kết được vặn chặt bằng cờ lê với mô men 10 N.m. Xương chày được cắt tại vị trí dưới lồi củ trước xương chày 4 cm. Thử nghiệm nén theo trục và thử nghiệm uốn 4 điểm được tiến hành trên máy thử kéo nén H10KS-05. Thử nghiệm xoắn được thực hiện bởi thiết bị chuẩn mô men CDI của hãng Snap on, Hoa Kỳ. 2.2.1.2. Tiến hành thử nghiệm Thử nghiệm nén theo trục, uốn 4 điểm trước-sau, uốn 4 điểm trong-ngoài, xoắn theo trục được tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM F1541-02(2011). Mỗi phép thử nén và thử uốn trước – sau, uốn trong – ngoài được tiến hành trên 10 mẫu thử, được chuẩn bị từ 5 cặp chân sau của 5 con bò và chia thành 2 nhóm: Xương chày phải (5 mẫu) và xương chày trái (5 mẫu). Phép thử xoắn được tiến hành trên 5 mẫu thử. Các mẫu thử nghiệm được đánh số từ mẫu số 1 đến mẫu số 35. - Thử nén và thử uốn: Lực gia tải là nén theo trục khi thử nén, hoặc uốn trước-sau hoặc trong-ngoài khi thử uốn. Nhóm 5 xương chày phải được gia tải từ 0 N-300 N khi khoảng cách giữa 2 đầu cắt xương lần lượt là 2 cm, 5 cm, 8 cm. Sau đó, nhóm 5 xương chày phải (dãn cách ban đầu là 2 cm) và nhóm 5 xương chày trái (dãn cách ban đầu là 8 cm) được gia tải tăng dần đến khi mẫu thử nghiệm bị phá hủy. - Thử nghiệm xoắn theo trục: Gia tải lực xoắn từ 0 N.m-18 N.m khi khoảng dãn cách ban đầu giữa 2 đầu xương là 2 cm, 5 cm, 8 cm. 2.2.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu Độ cứng nén, độ cứng uốn trước- sau, trong- ngoài, độ cứng xoắn. Lực nén tới hạn đàn hồi, lực uốn trước-sau, lực uốn trong 8 ngoài tới hạn đàn hồi, lực nén lớn nhất, lực uốn trước-sau, lực uốn trong-ngoài lớn nhất. 2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng Chúng tôi thực hiện phương pháp nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, không đối chứng. Các bước tiến hành: 2.2.2.1. Chuẩn bị trước mổ Tuổi, giới, nghề nghiệp, chiều cao đứng, chiều cao ngồi. Phân loại BN theo Skélie; sải tay/chiều cao đứng, độ dài xương chày, đường kính ống tủy xương chày, độ dài xương đùi; dài xương chày/độ dài xương đùi. Tâm lý, khó khăn của BN. 2.2.2.2. Kỹ thuật kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung CĐN cải biên kết hợp ĐNT Bước 1: Đóng đinh SIGN, bắt 2 vít chốt trung tâm Bước 2: Lắp đặt khung CĐN vào cẳng chân Vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở nửa sau đầu trên xương chày, cách khe khớp gối ít nhất 2 cm, cách đin ... ng kính ống tủy nhỏ hơn 8 mm, tuy nhiên phần ống tủy hẹp hơn 8 mm chỉ dài từ 1 - 2 cm có mật độ cản quang thấp, nên vẫn đóng được ĐNT có đường kính 8 mm. 4.3. Kết quả nghiên cứu lâm sàng 4.3.1. Kết quả về xương 4.3.1.1.Thời gian mang khung CĐN và thời gian liền xương chày trung bình Thời gian mang khung CĐN trong nghiên cứu này chỉ bằng xấp xỉ 1/3 thời gian khi kéo dài chi bằng khung CĐN đơn thuần (Bảng 4.1). Thời gian liền xương trung bình trong nghiên cứu này cũng không thay đổi nhiều so với nghiên cứu khi kéo dài cẳng chân bằng khung CĐN. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả kéo dài cẳng chân bằng kết hợp khung CĐN với ĐNT có chốt (Bảng 4.2). Bảng 4.1. So sánh thời gian liền xương, thời gian mang khung CĐN trung bình với các tác giả kéo dài cẳng chân bằng khung CĐN đơn thuần. Tác giả Độ dài ổ căng dãn (cm) Thời gian liền xương trung bình Thời gian mang khung CĐN trung bình Tháng Ngày/cm Tháng Ngày/cm Park W.H. 5,9±1,6 63 12,4 66 Catagni M.A. 7 9,5 9,5 18 Đỗ Tiến Dũng 8,21 11,66 11,66 Brewster M.B.S 45,9 Chúng tôi 6,37±0,99 10,2 48,44±8,26 3,63 17,27±3,13 Bảng 4.2. Thời gian mang khung và thời gian liền xương chày trung bình khi kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng CĐN kết hợp với ĐNT có chốt. Tác giả Độ dài ổ căng dãn (cm) Thời gian liền xương trung bình (ngày/cm) Thời gian mang khung trung bình (ngày/cm) Park W.H. 6,2 51±12 27±9 Watanabe K. 6,8±1,7 45,1±13,7 18±2,7 Kim H. 4,6 38,46 14,6 Sun X.T. 7,95 45±18 33 Guo Q. 7,4 40,7 17,4 Chúng tôi 6,37±0,99 48,32±8,35 17,27±3,13 Các tác giả cho rằng, mặc dù khi khoan ống tuỷ và đóng ĐNT gây tổn thương tuỷ xương nhưng sau đó hệ thống cấp máu nuôi dưỡng ở cốt mạc tăng và kích thích quá trình liền xương ở vỏ xương. Đồng thời, cốt mạc có vai trò quan trọng nhất trong tạo xương tại ổ căng dãn xương. Vì vậy, đóng ĐNT ít làm ảnh hưởng đến thời gian liền xương khi kéo dài chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. Điều này đã được một loạt nghiên cứu thực nghiệm làm sáng tỏ: Guichet J.M., Kojimoto H.,Stepanov M.A., Lin, C.C. 4.3.1.2. Chất lượng can xương vùng căng dãn Chỉ có 1/39 BN (2 xương chày) liền xương không vững do khuyết xương lớn ở nửa trước xương chày; nguyên nhân có lẽ do tổn thương nhiều cốt mạc cắt xương và không khâu phục hồi lại được. BN này đã liền xương vững sau ghép xương. Nhiều tác giả khi kéo dài chân bằng khung CĐN hoặc bằng khung CĐN kết hợp ĐNT cũng gặp biến chứng này. Các BN đều có ổ căng dãn thẳng trục. Kết quả này cũng phù hợp với Kim H., Watanabe K., Park W.H.Điều này cho thấy ưu điểm của phương pháp kéo dài chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. 19 2 BN với 3 cẳng chân có xương mác không liền, do cốt mạc bị tổn thương nhiều khi cắt xương, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng chi thể. Kim S. cũng gặp tình trạng tương tự. 4.3.2. Kết quả về mặt chức năng chi thể 39/39 BN có biên độ vận động các khớp gối, khớp cổ chân đều trở về bình thường, chỉ có 4 BN có biên độ duỗi cổ chân hai bên hạn chế từ 4-50 so với trước mổ. 38/39 BN đi lại và sinh hoạt bình thường, 1/39 BN chỉ giới hạn ở các hoạt động thể lực cao. Kết quả này cũng phù hợp với Kim H., Watanabe K., Park W.H.Thời gian từ khi mổ đến khi đi lại không dùng nạng là 21,7 tuần (11 - 40 tuần). 4.3.3. Kết quả về mặt thẩm mỹ 4.3.3.1. Mức kéo dài chân và sự cân đối của cơ thể Sau mổ, chiều cao trung bình của nhóm nghiên cứu đối với nam và nữ lớn hơn chiều cao trung bình của người Việt nam. 37 BN có chân dài ít và 2 BN (đều là BN nam) có chân dài vừa, không có BN có chân dài nhiều. Chỉ số sải tay/chiều cao trung bình, chiều dài xương chày/xương đùi trước mổ và sau mổ đổi này không nhiều. Trên lâm sàng, các BN đều không có biểu hiện mất cân đối cơ thể. Trong nghiên cứu này, mức kéo dài xương chày từ 3,3 - 8,5 cm, (trung bình là 6,37 ± 0,96 cm) hay từ 10,15 - 27,4 % (trung bình 20,44 ± 3,26 %) chiều dài xương chày. Mức kéo dài này cũng xấp xỉ mức kéo dài cẳng chân của Park W.K., Watanabe K., Catagni G.A 4.4.3.2. Sẹo mổ Sẹo mổ khi kéo dài chân có dùng ĐNT thẩm mỹ hơn so với kéo dài chân bằng khung CĐN đơn thuần do số lượng các đinh Kirschner ít hơn và được xuyên ở 2 đầu xương chày nên không gây xé rách da khi căng dãn, viêm chân đinh ít xảy ra 4.3.4. Kết quả về mặt tâm lý Các BN sau khi hoàn thành kéo dài chân đều có tâm lý tự tin hơn về chiều cao của mình. 31 BN rất hài lòng về kết quả điều trị, 8 BN hài lòng với kết quả điều trị. 36/39 BN vẫn quyết định kéo dài chi nếu được lựa chọn lại. 36/39 BN nói sẽ khuyên người khác có 20 tình trạng tương tự kéo dài chân nếu được hỏi. Kết quả này cũng phù hợp với Novikov K.I., Catagni G.A. 4.3.5. Các biến chứng, cách khắc phục và biện pháp đề phòng 4.3.5.1. Biến chứng liên quan phần mềm Khi kéo dài cẳng chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT, co ngắn gân gót vẫn hay gặp do sức co khỏe hơn của các cơ khu sau cẳng chân. Tỷ lệ co ngắn gân gót và mức độ trầm trọng của nó liên quan đến mức kéo dài chân, tập PHCN và đeo giá kéo bàn chân. Kim S. cũng có nhận xét tương tự. Các BN trong nghiên cứu này đều được tập căng dãn gân gót tích cực, tì nén một phần trọng lượng cơ thể, đeo giá kéo bàn chân. Chỉ có 17 cẳng chân bị co ngắn gân gót mức độ nặng phải nới dài gân gót, đều có chức năng cổ chân hồi phục tốt. 8 chân đinh bị nhiễm khuẩn ở 8/39 BN, và đều đáp ứng tốt khi được điều trị bằng kháng sinh uống. Tỷ lệ viêm chân đinh thấp có lẽ là do thời gian mang khung ngắn, đinh được xuyên ở đầu xương nên ít xé rách da khi căng dãn. Kết quả này cũng phù hợp Park W.H. (23% BN), Sun X.T. (22,4% BN), Guo Q. (15,68% BN). 3 cẳng chân (của 3 BN) có tổn thương thần kinh mác với biểu hiện tê bì vùng mặt mu ngón I và kẽ ngón I - II bàn chân khi mức kéo dài đạt 3 - 4 cm. Điều này cũng phù hợp với Nogueira M.P.. Các BN này đều tự hồi phục sau khi ngừng căng dãn. Không gặp biến chứng co gấp gối, chèn ép khoang 4.3.5.2. Biến chứng liên quan đến xương 1 xương chày không căng dãn được do khi đục cắt thành sau xương chày bị vỡ toác nhưng chưa được bị cắt đứt hoàn toàn, còn dính cốt mạc và bị liền xương sớm tại thời điểm căng dãn. Lê Văn Thọ, Huỳnh Bá Lĩnh, Guo Q., Park W.H. cũng gặp biến chứng này. Khi kéo dài cẳng chân bằng khung CĐN đơn thuần, một số tác giả Catagni M.A.,Novikov K.I., Kitoh H., Park W.H. cũng gặp biến chứng này, do tổn thương cốt mạc nhiều khi cắt xương, tốc độ căng dãn không phù hợp, cố định không vững,...Nghiên cứu này gặp 1/39 BN có khuyết xương lớn ở nửa trước xương chày ở 2 cẳng 21 chân, có lẽ là do tổn thương cốt mạc nhiều khi cắt xương chày, 1 xương chày phải cắt lại ổ căng dãn xương. Kết quả này cũng tương đương Guo Q., Kim S.,..khi kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. Để điều trị khuyết xương lớn, các tác giả đều chủ trương ghép xương hoặc ghép tủy xương tự thân. Không gặp lệch trục tại ổ căng dãn. Đây là một ưu điểm của phương pháp kéo dài chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. Tụt thấp chỏm xương mác ở 5 cẳng chân của 4 BN, nhưng chức năng khớp gối bình thường. Kết quả này phù hợp với Hatzokos I., có lẽ do dây chằng bên ngoài khớp gối được dãn ra từ từ. Chúng tôi tuân thủ nguyên tắc không để đinh Kirschner chạm ĐNT, đồng thời tích cực phòng và điều trị viêm chân đinh nên không gặp nhiễm khuẩn sâu. 4.3.5.3. Các biến chứng liên quan phương tiện 1 đinh SIGN bị cong nhẹ tại vị trí lỗ vít ngoại vi ngay sau khi đóng ĐNT, nguyên nhân có thể do khuyết tật của ĐNT. 4.4. Kỹ thuật mổ 4.4.1. Lựa chọn vị trí kéo dài chi trong kéo dài chân nâng chiều cao Các BN được kéo dài cẳng chân từ 3,3 - 8,5 cm, đây đều là những BN có chiều cao trước mổ không quá thấp nên với mức kéo này họ chấp nhận mà không kéo dài tiếp ở đùi. Hầu hết các tác giả đều cho rằng kéo dài nâng chiều cao ở cẳng chân tốt hơn là ở đùi vì làm cho đôi chân trông dài hơn so với kéo dài ở xương đùi, có thể được thực hiện trong cùng một cuộc mổ, trong một thời gian hợp lý, kỹ thuật dễ hơn, BN chấp nhận và thích nghi tốt hơn, sinh lý hơn. 4.4.2. Về kỹ thuật 4.4.2.1. Lựa chọn phương tiện Khung CĐN cải biên được chế tạo trên cơ sở kết hợp khung Ilizarov và CERNC. Khung này cho phép xuyên đinh Kirschner vào đầu trên và đầu dưới xương chày ở vị trí cách xa ĐNT, khung không cản trở gấp khớp gối. Trong nghiên cứu này, tất cả các BN đều gấp gối tối đa khi mang khung CĐN. Khung có cấu tạo đơn giản, lắp giáp dễ dàng, nhanh chóng; đặc biệt thao tác căng dãn đơn giản nên 22 BN có thể dễ dàng thực hiện. Khung được sản xuất trong nước, giá rẻ, chủ động. Khung CĐN cải biên đáp ứng được các lực tác động khi kéo dài cẳng chân bằng khung CĐN kết hợp ĐNT. Tuy nhiên, khung còn cản quang và trọng lượng còn chưa nhẹ. 4.4.2.2. Kỹ thuật đóng ĐNT, đặt khung CĐN Chúng tôi chọn đinh SIGN có độ dài ngắn hơn xương chày 5 - 6 cm và đường kính nhỏ hơn đường kính ống tủy xương chày nơi hẹp nhất. Ống tủy xương chày được khoan lớn hơn đường kính ĐNT khoảng 2 mm khi đóng đinh, đoạn ĐNT nằm ở ngoại vi ổ căng dãn sau khi ngừng căng dãn dài ít nhất 8 cm. 4.4.2.3. Kỹ thuật cắt xương chày và xương mác Cắt xương chày sau khi đã đóng ĐNT và đặt khung CĐN sẽ chủ động chọn vị trí cắt xương thích hợp, tránh lệch trục ổ cắt xương. Cắt xương mác ở 1/3 giữa-1/3 dưới trước khi cắt xương chày để có thể đánh giá việc cắt đứt xương chày hoàn toàn thuận lợi chưa. 4.4.2.4. Bắt vít chốt và tháo khung CĐN Các tác giả đều thống nhất bắt 2 vít chốt ngoại vi khi ngừng căng dãn rồi mới tháo khung CĐN để tránh co ngắn ổ căng dãn. Chúng tôi thường tháo khung CĐN sau khi ngừng căng dãn 2 tuần. 4.4.2.5. Tì nén chi thể 4.4.2.6. Mức kéo dài chân nâng chiều cao Độ dài xương chày được kéo nên ở mức sao cho vừa có chức năng chi thể tốt và không làm mất sự cân đối cơ thể. Về mặt chức năng, mức kéo dài cẳng chân nâng chiều cao không nên vượt quá 25% chiều dài xương chày ban đầu. Để bảo tồn sự cân đối cơ thể, các BN sau kéo dài chi nên ở mức chân chân dài ít hoặc cùng lắm là chân dài vừa. Tuy nhiên, BN phải ngừng kéo khi có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. 4.4.2.7. Tháo ĐNT: Khi xương chày đã liền vững. KẾT LUẬN 1. Khả năng chịu lực nén, uốn, xoắn của khung CĐN cải biên 23 Kết quả thử nghiệm khả năng chịu lực của khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh SIGN trên mô hình thực nghiệm xương chày bò khi dãn cách giữa hai mặt cắt xương 2 cm cho thấy: Độ cứng nén, lực nén tới hạn đàn hồi, lực nén lớn nhất theo trục lần lượt là: 98 ± 1,31 N/mm, 915 ± 23,89 N và 1032 ± 29,86 N. Độ cứng uốn trước - sau và uốn trong - ngoài lần lượt là: 122,48 ± 2,92 N/mm; 116,34 ± 3,95 N/mm. Lực uốn tới hạn đàn hồi, lực uốn lớn nhất khi uốn trước - sau lần lượt là 616,4 ± 3,64 N và 753,2 ± 3,49 N. Lực uốn tới hạn đàn hồi, lực uốn lớn nhất khi uốn trong - ngoài lần lượt là 624,6 ± 4,04 N và 759,0 ± 3,39 N. Độ cứng xoắn theo trục là 1,73 ± 0,05 N.m/0 . 2. Kết quả ứng dụng lâm sàng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh nội tủy có chốt để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao Qua sử dụng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh SIGN để kéo dài cẳng chân nâng chiều cao cho 39 BN, tuổi 18 - 35 tuổi, chiều cao từ 137 - 164 cm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Kết quả gần: 100% bệnh nhân liền vết mổ kỳ đầu. Mức kéo dài chân từ 3,5 - 8,5cm, (trung bình 6,37 ± 0,96 cm); hay từ 10,15 - 27,4% (trung bình 20,44 ± 3,25%) độ dài xương chày ban đầu. Thời gian mang khung cố định ngoài trung bình 17,27 ± 3,14 ngày/cm. Kết quả xa: Kết quả về xương: - 39/39 bệnh nhân (100%) đã liền xương vững, 14 bệnh nhân đã được tháo đinh nội tủy. - Thời gian liền xương trung bình 48,32 ± 8,34 ngày/cm. - 39/39 bệnh nhân (100%) có xương chày thẳng trục, 1 bệnh nhân có 2 xương chày có khuyết xương lớn nên phải ghép xương. Kết quả về chức năng: 35/39 bệnh nhân có biên độ vận động các khớp bình thường, 4/39 bệnh nhân có hạn chế biên độ khớp cổ chân 40 - 50 nhưng không ảnh hưởng chức năng chi thể. 38/39 bệnh 24 nhân đi lại và sinh hoạt bình thường. 1/39 bệnh nhân đi lại gần bình thường, chưa tham gia được các hoạt động thể lực cao. Kết quả về thẩm mỹ: 37/39 bệnh nhân có chân dài ít, 2/39 bệnh nhân có chân dài vừa. Sự biến đổi các tỷ lệ chiều dài xương chày/chiều dài xương đùi, chiều dài sải tay/chiều cao đứng giữa trước mổ và sau mổ không nhiều. Các sẹo mổ tương đối thẩm mỹ. Kết quả về tâm lý: 39/39 bệnh nhân (100%) hài lòng với kết quả điều trị và cải thiện sự tự tin. 36/39 bệnh nhân (92,3%) vẫn quyết định kéo dài chân nếu được lựa chọn lại hoặc sẽ khuyên người khác có tình trạng tương tự kéo dài chân. Các biến chứng: - Nhiễm khuẩn chân đinh chiếm 1,28%; không gặp nhiễm khuẩn sâu. - 56/78 cẳng chân bị co ngắn gân gót tại thời điểm tháo khung cố định ngoài, 17/78 cẳng chân phải nới dài gân gót. - 3 cẳng chân bị tổn thương thần kinh mác chung, đều khỏi khi ngừng căng dãn. - 1 ổ căng dãn xương chày không căng dãn được. - 5 cẳng chân có đầu trên xương mác tụt xuống dưới từ 0,5 - 1,5 cm, 3 cẳng chân có xương mác không liền, nhưng không ảnh hưởng chức năng chi thể. - Không có bệnh nhân nào bị hạn chế biên độ vận động khớp gối, lỏng khớp gối và khớp cổ chân, lệch trục, gãy ổ can xương, không liền xương, đầu dưới xương mác di lệch lên trên, chênh lệch chiều dài xương chày hai bên. - Không gặp gãy đinh Kirschner, gãy vít, gãy đinh SIGN, biến dạng khung cố định ngoài. 1 đinh SIGN bị cong nhẹ tại lỗ vít ngoại vi ngay sau đóng đinh. Kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp đinh SIGN là một phương pháp có hiệu quả tốt, tương đối an toàn, không sử dụng phương tiện đắt tiền. Khung cố định ngoài cải biên được sản xuất chủ động trong nước, dễ lắp ráp và vận hành, đáp ứng được cơ sinh học khi kéo dài cẳng chân bằng khung cố định ngoài kết hợp đinh nội tủy. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Tiến Dũng, Lê Văn Đoàn (2013), “ Kết quả bước đầu sử dụng khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh nội tủy có chốt để kéo dài hai cẳng chân nâng chiều cao”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 8, tr. 304 - 310. 2. Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Tiến Dũng, Lê Văn Đoàn (2014), “ Kết quả kéo dài hai cẳng chân nâng chiều cao sử dụng khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh nội tủy có chốt”, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt nam, số đặc biệt, tr. 149 - 155. 3. Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Tiến Dũng, Lê Văn Đoàn (2015), “Cơ sinh học của khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh nội tủy có chốt trên mô hình thực nghiệm”, Tạp chí Y học Việt nam, 430, tr. 30 – 34. 4. Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Tiến Dũng, Lê Văn Đoàn (2015), “Kết quả kéo dài hai cẳng chân nâng chiều cao bằng khung cố định ngoài cải biên kết hợp với đinh nội tủy có chốt”, Tạp chí Y học Việt nam, 431, tr. 27 - 31.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_keo_dai_cang_chan_de_nang_chieu_c.pdf