Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng

Ung thư đại tràng là một bệnh thường gặp và chiếm một tỷ lệ

đáng kể trong bệnh ung thư đường tiêu hóa, bệnh có xu hướng mắc

ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cao.

Thiếu máu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư đại

tràng, tỷ lệ thiếu máu trong ung thư đại tràng theo y văn thay đổi từ

5% - 92%. Thiếu máu thường liên quan đến giai đoạn phát hiện bệnh

trễ, khả năng phẫu thuật điều trị triệt căn thấp, thiếu máu cũng là một

yếu tố thuận lợi gây biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, xì

miệng nối, tai biến liên quan truyền máu, làm tăng thời gian nằm viện

và thời gian sống thêm 5 năm sau phẫu thuật thấp.

Nguyên tắc điều trị ung thư đại tràng là sự phối hợp của nhiều

biện pháp trong đó phẫu thuật đóng vai trò quyết định.

Ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu được phẫu thuật triệt

căn, cũng như ảnh hưởng của thiếu máu đến kết quả phẫu thuật triệt

căn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa

ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên

lượng", nhằm hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và tổn thương giải phẫu bệnh ung

thư biểu mô đại tràng được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa

khoa Trung ương Cần Thơ.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô đại tràng

trên bệnh nhân có thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng.

pdf 27 trang dienloan 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
NGUYỄN MINH HIỆP 
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA 
UNG THƢ ĐẠI TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU MÁU 
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG 
Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa 
Mã số: 62 72 01 25 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2016 
 Công trình đƣợc hoàn thành tại Học Viện Quân y 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
- PGS.TS. Nguyễn Văn Xuyên 
- PGS.TS. Trần Văn Phơi 
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Bích 
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Anh Trí 
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu 
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp 
trường tại Học Viện Quân y vào hồi giờ ngày tháng. Năm  
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1. Thư viện quốc gia Việt Nam 
2. Thư viện Học viện quân y 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Xuyên, Trần Văn Phơi 
(2015), “Đặc điểm ung thư đại tràng có thiếu máu được điều trị 
phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, 
Tạp chí Y học Việt Nam, 433(1), tr. 28-31. 
2. Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Xuyên, Trần Văn Phơi 
(2015), “Kết quả điều trị triệt căn ung thư đại tràng trên bệnh nhân 
có thiếu máu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp 
chí Y học Việt Nam, 433(2), tr. 15-18. 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư đại tràng là một bệnh thường gặp và chiếm một tỷ lệ 
đáng kể trong bệnh ung thư đường tiêu hóa, bệnh có xu hướng mắc 
ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cao. 
Thiếu máu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư đại 
tràng, tỷ lệ thiếu máu trong ung thư đại tràng theo y văn thay đổi từ 
5% - 92%. Thiếu máu thường liên quan đến giai đoạn phát hiện bệnh 
trễ, khả năng phẫu thuật điều trị triệt căn thấp, thiếu máu cũng là một 
yếu tố thuận lợi gây biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, xì 
miệng nối, tai biến liên quan truyền máu, làm tăng thời gian nằm viện 
và thời gian sống thêm 5 năm sau phẫu thuật thấp. 
Nguyên tắc điều trị ung thư đại tràng là sự phối hợp của nhiều 
biện pháp trong đó phẫu thuật đóng vai trò quyết định. 
Ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu được phẫu thuật triệt 
căn, cũng như ảnh hưởng của thiếu máu đến kết quả phẫu thuật triệt 
căn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa 
ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên 
lượng", nhằm hai mục tiêu: 
1. Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và tổn thương giải phẫu bệnh ung 
thư biểu mô đại tràng được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa 
khoa Trung ương Cần Thơ. 
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô đại tràng 
trên bệnh nhân có thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng. 
2 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
Ung thư đại tràng là một bệnh thường gặp, khi có thiếu máu 
thường liên quan đến giai đoạn trễ của bệnh, khả năng phẫu thuật 
điều trị triệt căn thấp, yếu tố thuận lợi gây biến chứng, làm tăng thời 
gian nằm viện và thời gian sống thêm 5 năm sau phẫu thuật thấp. 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ thiếu máu nhẹ chiếm 63%, 
thiếu máu vừa đến rất nặng 37%, đặc điểm của thiếu máu là thiếu 
máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Khối u ở đại tràng phải và đại tràng 
xích ma gặp nhiều nhất. Tổn thương đại thể: u dạng sùi chiếm 76,5%, 
loét sùi 11,1%, thâm nhiễm 12,3%. Tổn thương vi thể: ung thư biểu 
mô tuyến 77,8%, ung thư biểu mô tuyến nhầy 22,2%. Xâm lấn 
T4(29,6%), T3(74,4%); Di căn hạch N0(56,7%), N1(12,3%), 
N2(30,8%), giai đoạn II(56,8%), III(42,0%) và IV(1,2%). 
Kết quả phẫu thuật triệt căn cho thấy: số hạch nạo vét trung bình 
là 14 hạch, biến chứng sau phẫu thuật 13,5%, không có tử vong sau 
mổ. Thời gian sống thêm trung bình sau phẫu thuật là 68,7 ± 4,7 
tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau phẫu thuật 47,6%. Tỷ lệ tái phát tại 
chỗ 6,8% và tỷ lệ di căn xa 9,5%. Mức độ nặng của thiếu máu, di 
căn hạch, giai đoạn bệnh là yếu tố tiên lượng đến kết quả sống 5 năm. 
Đề tài đề cập tới một vấn đề có tính chất thời sự, thực tiễn. Vì vậy 
việc nghiên cứu đặc điểm thiếu máu trong ung thư biểu mô đại tràng 
và đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa trên bệnh nhân này là cần 
thiết vì góp phần làm giảm các tai biến và biến chứng của phẫu thuật 
do thiếu máu gây nên, có ý nghĩa khoa học, đóng góp cho khoa học 
chuyên ngành trong điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng có thiếu 
máu để nâng cao chất lượng điều trị. 
3 
CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án dày 132 trang gồm : 
Đặt vấn đề : 2 trang 
Tổng quan tài liệu : 32 trang 
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : 23 trang 
Chương 3: Kết quả nghiên cứu : 36 trang 
Chương 4: Bàn luận : 37 trang 
Kết luận: 2 trang. 
Luận án có : 54 bảng, 16 biểu đồ, 14 hình ảnh minh họa và 130 tài 
liệu tham khảo (27 tài liệu tiếng Việt, 103 tài liệu tiếng Anh). 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Chẩn đoán ung thƣ đại tràng 
1.1.1. Triệu chứng lâm sàng 
- Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng thường gặp nhưng không 
đặc hiệu, bệnh nhân thường đại tiện phân lỏng hoặc xen kẽ táo bón. 
- Chảy máu đường tiêu hóa: Khối u gây loét và chảy máu, bệnh 
nhân đi đại tiện phân có máu, chảy máu có thể đại thể hoặc vi thể. 
- Triệu chứng bán tắc ruột: Do khối u làm chít hẹp lòng đại tràng, 
bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng từng cơn, đôi lúc có khối 
nổi gồ trên bụng, khi trung tiện được thì giảm đau bụng. 
- Triệu chứng toàn thân: Vì vậy bệnh nhân thường có biểu hiện da 
xanh, sụt cân, mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ, phù  
- Khi thăm khám bụng: Có thể sờ thấy khối u, thường gặp ở đại 
tràng phải khi khối u to, khối u đại tràng trái thường khó sờ thấy. 
4 
1.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng 
- Nội soi đại tràng: Qua nội soi có thể xác định vị trí, mức độ xâm 
lấn theo chu vi, tính chất bề mặt. 
- Chụp X quang đại tràng có cản quang: Có thể ghi nhận hình 
ảnh: hình khuyết, thuốc không đều, hình hẹp và cứng một đoạn. 
- Chụp CTscanner và MRI: Cho phép đánh giá tình trạng khối u 
nguyên phát, kích thước, mức độ xâm lấn u ra xung quanh như mức 
độ T chính xác 74%, hạch và tình trạng di căn đến các cơ quan trong 
khoang bụng như di căn gan với độ chính xác 85%. 
- Nồng độ kháng nguyên CEA: Nồng độ CEA giúp theo dõi sự tái 
phát sau phẫu thuật. Thường nồng độ CEA trở về bình thường sau 
phẫu thuật 1-2 tháng, nếu bệnh tái phát, nồng độ CEA sẽ tăng cao. 
- Một số các xét nghiệm khác: Siêu âm bụng, công thức máu, 
creatinin, ure, đường trong máu, đạm máu , giúp đánh giá và kiểm 
soát các bệnh lý khác đi kèm trước, trong và sau phẫu thuật. 
- Giải phẫu bệnh lý: Là tiêu chuẩn vàng cho việc xác định chẩn 
đoán, bệnh nhân được nội soi đại tràng và sinh thiết mô bệnh học. 
1.2. Chẩn đoán và phân mức độ thiếu máu trong ung thƣ 
 Xác định tình trạng thiếu máu bao gồm nhiều chỉ số như: số 
lượng hồng cầu (HC), hematocrite (Hct), nồng độ hemoglobin (Hb). 
Nồng độ Hb là chỉ số thường được dùng để xác định thiếu máu, phân 
mức độ và được định nghĩa cho cả hai giới khi nồng độ Hb dưới 
12g/dl. Theo phân độ thiếu máu trong bệnh lý ung thư của Tổ chức Y 
tế thế giới dựa trên nồng độ Hemoglbin được chia làm các mức độ 
gồm: thiếu máu nhẹ, thiếu máu vừa, thiếu máu nặng và rất nặng. 
5 
Bảng 1.4. Phân độ thiếu máu trong ung thư theo WHO 
Giai đoạn Mức độ Hemoglobin 
0 Bình thường 12 -16 g/dl 
1 Nhẹ 10 - giới hạn dưới bình thường 
2 Vừa 8 - < 10 g/dl 
3 Nặng 6,5 – 7,9 g/dl 
4 Rất nặng < 6,5 g/dl 
1.3. Phẫu thuật điều trị triệt căn ung thƣ đại tràng 
1.3.1. Nguyên tắc chung trong điều trị ung thư đại tràng 
- Hồi sức toàn thân tốt trước mổ. 
- Chuẩn bị đại tràng thật sạch trước mổ. 
- Thắt tạm thời mạch máu. 
- Không sờ nắn mạnh lên khối u. 
- Bờ cắt an toàn trên và dưới u ít nhất 5 cm. 
1.3.2. Chỉ định phẫu thuật triệt căn ung thư đại tràng 
- Phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải: Khối u ở manh tràng, đại 
tràng lên, đại tràng góc gan, 1/3 phải của đại tràng ngang. Phẫu thuật 
cắt bỏ 20-30 cm của đoạn cuối hồi tràng, manh tràng và đại tràng lên 
và nửa phải của đại tràng ngang. 
- Phẫu thuật cắt nửa đại tràng trái: Khối u ở 1/3 đại tràng ngang 
phía trái, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng xích ma. Phẫu 
thuật lấy bỏ nửa trái của đại tràng ngang đến cuối đại tràng xích ma. 
Một số trường hợp tổn thương còn khu trú, ít di căn hạch có thể chỉ 
định cắt đoạn đại tràng. 
- Phẫu thuật cắt đoạn đại tràng: Là phẫu thuật lấy bỏ 1/2 hoặc 
1/3 trái của đại tràng ngang và phần đại tràng xuống, được chỉ định 
6 
đối với khối u ở đại tràng góc trái và ở đại tràng xuống. Phẫu thuật 
cắt bỏ toàn bộ đại tràng xích ma và có thể một phần đại tràng xuống, 
thường được áp dụng cho khối ung thư ở đại tràng xích ma. 
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng: Cắt bỏ 20 - 30 cm cuối hồi 
tràng, manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại 
tràng xích ma.Được chỉ định ở những bệnh nhân có ung thư nhiều vị 
trí trên đại tràng hoặc ung thư ở 1/3 đại tràng ngang có di căn hạch 
rộng ở mạc treo. 
1.3.3. Các phương pháp phẫu thuật 
* Phẫu thuật mở: Là phương pháp điều trị kinh điển, tùy theo vị 
trí của khối u mà vị trí và độ dài của vết mổ thay đổi, thường thì 
đường trắng giữa được lựa chọn. Phẫu thuật mở cho phép thám sát và 
xử trí hiệu quả đặc biệt trường hợp những khối u to, dính vào các tổ 
chức xung quanh. 
* Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi đã được ứng dụng rất sớm 
trong điều trị ung thư đại tràng và ngày càng tỏ ra có nhiều ưu điểm 
hơn phẫu thuật mở ở những bệnh nhân ung thư còn ở giai đoạn sớm. 
1.3.4. Các phương pháp điều trị bổ trợ 
Điều trị ung thư đại tràng là sự kết hợp đa mô thức, trong đó phẫu 
thuật triệt căn có vai trò chủ đạo. Hóa trị, xạ trị, liệu pháp trúng đích 
, được chỉ định kết hợp trong từng trường hợp cụ thể. 
Xu hướng hiện nay chỉ định hóa chất cho ung thư đại tràng: 
* Giai đoạn II: Ung thư có biến chứng thủng, xâm lấn T4, tuổi 
dưới 40, tế bào biệt hóa thấp, ung thư biểu mô tuyến nhầy. 
* Giai đoạn III: Hóa trị bổ trợ chứng minh có hiệu quả tốt, kéo dài 
thời gian sống thêm sau phẫu thuật, giảm tỷ lệ tái phát. 
* Giai đoạn IV: Tác dụng kéo dài cuộc sống nếu được triệt căn. 
7 
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô 
đại tràng, được điều trị phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa 
Trung ương Cần Thơ từ tháng 04 năm 2005 đến tháng 04 năm 2013. 
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 
- Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô đại tràng. Được 
phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. 
- Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu (kết quả xét nghiệm huyết 
đồ có nồng độ Hemoglobin < 12g/dl trước phẫu thuật). 
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin, hợp lệ. 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nhân bị ung thư không phải là ung thư biểu mô đại tràng. 
- Những bệnh nhân bị ung thư biểu mô đại tràng nhưng không có 
biểu hiện thiếu máu trước mổ với nồng độ Hemoglobin ≥ 12g/dl. 
 - Những bệnh nhân ung thư biểu mô đại tràng có thiếu máu được 
phẫu thuật nhưng không cắt được khối u để điều trị triệt căn. 
- Hồ sơ bệnh án nghiên cứu thiếu thông tin. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không đối 
chứng, hồi cứu và tiến cứu. 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 
Với: 
Z: trị số tới hạn của độ tin cậy, độ tin cậy 95%, Z(1-α/2) = 1,96 
 Z2(1-α/2)P(1-P) 
 N = 
 d
2
8 
P: Tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư đại tràng có thiếu máu (p = 0,74) 
d: độ chính xác tuyệt đối với độ tin cậy 95%, d = 0,1 (10%) 
Thay các giá trị trên vào biểu thức tính cỡ mẫu ta có 
N = 74 bệnh nhân 
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 
* Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, thời gian bị 
bệnh, triệu chứng lâm sàng, loại mô bệnh học. 
*Qui trình kỹ thuật: 
 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, phương pháp phẫu thuật, điều trị 
và chăm sóc trước và sau phẫu thuật... 
* Đánh giá kết quả 
+ Kết quả chung của phẫu thuật: Thời gian gây mê, thời gian 
phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, thời gian điều trị,tai biến trong 
mổ, biến chứng và cách xử trí các biến chứng. 
+ Tử vong sau mổ: Được định nghĩa là chết trong vòng 30 ngày 
sau phẫu thuật, bất kể chết ở đâu. 
+ Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 
- Thời gian sống thêm sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan 
- Đánh giá kết quả ung thư học: Tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn 
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 
* Số liệu được xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. 
* Các test thống kê y học. 
* Đơn phân tích: Tỷ lệ sống còn, thời gian sống thêm sau phẫu 
thuật bằng biểu đồ Kaplan – Meier, kiểm định sự khác nhau giữa các 
giá trị bằng test Log-rank. 
* Phân tích đa biến: Một số yếu tố tiên lượng đến thời gian sống 
thêm sau phẫu thuật bằng test cox Regrrestion. 
9 
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 
*Tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,4 ±13,1 tuổi, thấp nhất là 21 
tuổi và cao nhất là 91 tuổi. Trong đó nữ có 42 bệnh nhân nữ chiếm 
51,8% và 39 bệnh nhân nam chiếm 48,2%, tỷ lệ nam/nữ là 0,93/1. 
3.1.2. Tiền sử và thời gian mắc bệnh 
* Nghề nghiệp: ung thư đại tràng mắc ở tất cả các nghề, trong đó 
nông dân chiếm 44,4%, người hưu trí chiếm 21,0%. 
* Tiền sử viêm đại tràng chiếm 30,9%, phẫu thuật ổ bụng chiếm 
12,3%, thiếu máu chiếm 3,7%, phẫu thuật bệnh trĩ chiếm 3,7%, polyp 
đại tràng chiếm 6,5%. 
* Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,7 ± 2,4 tháng, thời gian mắc 
bệnh ngắn nhất là 2 tháng, dài nhất là 22 tháng. 
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 
* Đặc điểm lâm sàng: Đau bụng thường gặp nhất chiếm 76,5%, 
thiếu máu chiếm 44,4%. Khám bụng sờ chạm khối u chiếm 28,4%. 
* Đặc điểm BMI: Chỉ số BMI trung bình là 19,6 ± 2,6, thấp nhất là 
16,0 và cao nhất là 24,8. 
* Đặc điểm phân bố vị trí khối u đại tràng: khối u ở đại tràng xích 
ma chiếm 30,9%. U ở đại tràng góc gan chiếm 23,5%, manh tràng- 
đại tràng lên chiếm 18,5%, đại tràng xuống chiếm 11,1%. 
* Đặc điểm tổn thương đại thể của khối u: Khối u sùi có 62/81 bệnh 
nhân chiếm 76,5%, khối u sùi kèm tổn thương loét chiếm 11,1% và 
tổn thương dạng thâm nhiễm chiếm 12,3%. 
10 
* Đặc điểm kích thước khối u: Khối u kích thước từ 3 - dưới 5 cm 
chiếm 46,9%,thước khối u < 3 cm chiếm 9,9%, có 28/81 bệnh nhân 
có khối u từ 5 - dưới 10cm chiếm 34,6%. 
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 
 * Đặc điểm nồng độ CEA: Có Có 44/81 bệnh nhân được xét 
nghiệm CEA trước mổ (chiếm 54,3%) trong đó 24/44 bệnh nhân có 
nồng độ CEA ≥ 5ng/ml (chiếm 54,5%). 
 * Đặc điểm thiếu máu: Giá trị trên một hồng cầu gồm: MCV là 
76,9fl, MCH là 25,2pg và MCHC là 31,7g/l. Nồng độ Hb trung bình 
trong mẫu nghiên cứu là 9,9g/l, Hct trung bình 30,3%. Kết quả cho 
thấy bệnh nhân bị thiếu máu dạng nhược sắc, hồng cầu nhỏ. 
Bảng 3.17.Đặc điểm mức độ thiếu máu theo nồng độ Hb 
Mức độ thiếu máu Số BN Tỷ lệ % 
Thiếu máu nhẹ 51 63,0 
Thiếu máu vừa 15 18,5 
Thiếu máu nặng 9 11,1 
Thiếu máu rất nặng 6 7,4 
Tổng cộng 81 100,0 
* Đ ...  độ xâm lấn T: Tỷ lệ tái phát tại chỗ theo 
xâm lấn T4(7,5%), T3(4,8%) không có ý nghĩa thống kê với p = 0,60. 
* Tái phát theo mức độ biệt hóa: Tái phát tại chỗ của biệt hóa cao 
là 7,4%, biệt hóa vừa là 8,1%, không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
* Tỷ lệ tái phát theo mức độ thiếu máu: Tỷ lệ tái phát tại chỗ của 
thiếu máu nhẹ chiếm 4,6%, thiếu máu từ vừa đến rất nặng chiếm 
10,0% với p = 0,33, không có ý nghĩa thống kê. 
p = 0,009 
16 
- Tỷ lệ tái phát tại chỗ theo giai đoạn bệnh: Bệnh nhân giai đoạn II 
chiếm 2,3%, giai đoạn III chiếm 10%, sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). 
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 
4.1.1. Đặc điểm tuổi giới 
 Tuổi trung bình là 57,4 ± 13,1 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 0,93/1. Theo 
Nguyễn Quang Thái, tuổi trung bình là 51,1 tuổi, lứa tuổi từ 40 tuổi 
trở lên chiếm 70,6%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Theo Phạm Văn Duyệt, 
tuổi trung bình là 63,7 tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng ở nam giới 
đều cao hơn nữ ở cả 2 nhóm có thiếu máu và không thiếu máu. Theo 
Eltinay O.F. và cs, tuổi mắc bệnh trung bình là 42,7 tuổi. Theo Basili 
G. và cs, bệnh nhân ung thư đại tràng > 75 tuổi chiếm 54%, tuổi mắc 
bệnh trung bình là 84 tuổi. 
4.1.2. Thời gian tính từ lúc phát hiện triệu chứng bệnh đến lúc 
vào viện để phẫu thuật. 
Bệnh ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng, việc phát 
hiện bệnh sớm rất có ý nghĩa trong điều trị và tiên lượng bệnh. Với 
73,5% trường hợp đến điều trị sau 3 tháng kể từ khi phát hiện triệu 
chứng đầu tiên, trong đó 12% đến sau 7 tháng. Theo Nguyễn Văn Lệ, 
thời gian từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên đến khi được phẫu 
thuật trước 6 tháng là 55,7%, từ 6-12 tháng là 16,55% và có 24% số 
bệnh nhân đến viện sau 12 tháng. Theo Phạm Văn Duyệt, có 42/115 
bệnh nhân đến viện trước 6 tháng (chiếm 36,5%) và 63,5% bệnh 
nhân đến viện điều trị sau 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. 
17 
4.1.3. Các triệu chứng lâm sàng 
Kết quả nghiên cứu có 62/81 bệnh nhân có triệu chứng đau bụng 
chiếm 76,5%, 48/81 bệnh nhân có gầy sút cân chiếm 59,3%, có 36/81 
bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của thiếu máu trên lâm sàng, 
25/81 bệnh nhân có đi ngoài phân nhầy máu chiếm 30,9%. 
Theo Nguyễn Quang Thái, triệu chứng đau bụng chiếm 85,3%, 
đại tiện phân có máu chiếm 66,8%. Theo Dune J.R. và cs, có thiếu 
máu ở da niêm hoặc các biểu hiện liên quan thiếu máu chiếm 52%, 
đại tiện phân có máu chiếm 16%, đau bụng chiếm 10%, táo bón, đại 
tiện lỏng chiếm 1-2%. Nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện thiếu 
máu da và niêm mạc chỉ chiếm 44,4% trong tổng số bệnh nhân 
nghiên cứu có thiếu máu. 
4.1.4. Các đặc điểm cận lâm sàng 
* Đặc điểm phát hiện khối u qua nội soi 
Qua hình ảnh nội soi, chúng tôi nhận thấy thể sùi gặp nhiều nhất 
chiếm 76,5%, thể sùi kết hợp với loét chiếm 11,1%, thể thâm nhiễm 
chiếm 12,3%. Nghiên cứu của Yang Z. và cs, đặc điểm tổn thương 
đại thể dạng chồi sùi là 58,3%, dạng loét chiếm 45,5% và dạng thâm 
nhiễm là 7,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khối u≤ 
1/4 chu vi đại tràng chiếm 7,4% trường hợp, khối u > 1/4 - ≤ 1/2 
chu vi chiếm 28,4 %, khối u >1/2 - ≤ 3/4 chu vi chiếm 40,7%, có 
23,5% trường hợp khối u vượt quá 3/4 chu vi. Theo Nguyễn Quang 
Thái, có 51/211 bệnh nhân khối u chiếm 3/4 chu vi chiếm 28,0%, 
106/211 bệnh nhân chiếm toàn chu vi chiếm 58,2%. 
* Đặc điểm về nồng độ CEA 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 81 bệnh nhân được làm xét 
nghiệm định lượng CEA trước mổ. Kết quả cho thấy cho thấy có 
18 
45/81 bệnh nhân có nồng độ CEA trước mổ > 5ng/ml chiếm 55,6%, 
có 36/81 bệnh nhân có nồng độ CEA < 5ng/l chiếm 44,4%. Theo 
Nguyễn Thị Hải Anh và cs, nồng độ CEA trước phẫu thuật không 
tăng chiếm 84,4%, có tăng 19,6%. Theo Nguyễn Quang Thái, trong 
nghiên cứu 211 bệnh nhân ung thư đại tràng có 189 bệnh nhân được 
định lượng CEA trước mổ, kết quả nghiên cứu cho thấy có 56,1% số 
bệnh nhân nồng độ CEA < 5ng/ml và tác giả cho rằng CEA trước mổ 
có rất ít giá trị chẩn đoán ung thư đại tràng. Theo Kim C.W. và cs, 
nồng độ CEA tăng chiếm 34,1% số trường hợp, 44,3% bệnh nhân ở 
giai đoạn III/IV. Theo Quadros C.A. và cs, nồng độ trung bình là 
18,9ng/ml. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất rằng CEA không 
phải là chất chỉ điểm của ung thư đại tràng mà chỉ có ý nghĩa trong 
việc phối hợp với các xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của chẩn 
đoán. Như vậy, CEA ít có ý nghĩa trong việc sử dụng làm cơ sở cho 
chỉ định phẫu thuật. 
4.1.5. Đặc điểm của thiếu máu 
Đa số các tác giả đều cho rằng ung thư luôn đi kèm thiếu máu, đặc 
biệt ở giai đoạn muộn của bệnh, thiếu máu thường do mất máu rĩ rả 
qua đường tiêu hóa dưới, một số yếu tố khác góp phần như: ăn uống 
kém, tán huyết miễn dịch, được xem như là các yếu tố kết hợp dễ 
thúc đẩy quá trình thiếu máu ở bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ từ 11-
57% các trường hợp ung thư. Đặc biệt u vùng manh tràng, ung thư 
khi có biểu hiện thiếu máu cho thấy thường ở giai đoạn xấu của bệnh 
và tỷ lệ tử vong cao đối với những bệnh nhân có nồng độ Hb < 6g/dl. 
Nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp đều bị thiếu máu trước 
mổ từ mức độ nhẹ đến thiếu máu rất nặng. Biểu hiện lâm sàng thiếu 
máu chiếm 50,6%. Nồng độ Hb trung bình là 9,9g/dl, phân độ nhẹ 
19 
chiếm 63%, thiếu máu mức vừa 18,5%, thiếu máu mức độ nặng 
11,1% và rất nặng chiếm 7,4%. Truyền máu là 39 trường hợp chiếm 
48,1%. Theo Leichtle S.W. và cs, các mức độ thiếu máu từ nặng đến 
nhẹ với tỷ lệ lần lượt là 1,3%; 7,4%; 38,7% so với các trường hợp 
không thiếu máu trước mổ chiếm 52,6%. Theo Fjortoft I. và cs, bệnh 
nhân bị ung thư đại tràng có nồng độ Hb trung bình ở bệnh nhân 
được phẫu thuật ở nam là 11,3g/dl và 10,2g/dl ở nữ.Số trường hợp 
cần được truyền máu trong quá trình điều trị là 64,5%. 
4.1.6 Đặc điểm giải phẫu bệnh 
Kết quả mô bệnh học chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến chiếm 
79,0%, ung thư biểu mô tuyến nhầy chiếm 21,0%. Theo Nguyễn Thị 
Hải Anh, ung thư biểu mô chiếm 97,5%. Trong đó ung thư biểu mô 
tuyến chiếm 83,5%, ung thư biểu mô tuyến nhầy chiếm 13,3%, ung 
thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa chiếm 36,7%, biệt hóa cao chiếm 
12,7%, biệt hóa thấp chiếm 4,4%. Theo Phạm Văn Duyệt, ung thư 
biểu mô tuyến chiếm đa số 93,9%. Theo nghiên cứu của Yang Z. và 
cs ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số trường hợp 88,7%. Kết quả 
cho thấy số liệu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác. 
Mức độ biệt hóa u đóng vai trò quan trọng đối với tiên lượng 
bệnh. Những bệnh nhân có mức độ biệt hóa tế bào thấp sẽ tiên lượng 
xấu hơn nhiều so với bệnh nhân có mức độ biệt hóa cao và biệt hóa 
vừa. Theo Chang G.J. và cs, giải phẫu mô bệnh học của biệt hóa tế 
bào mức độ vừa chiếm 68%, biệt hóa thấp 23% và biệt hóa cao 9,0%. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có mức độ biệt hóa cao chiếm 
33,3%, mức độ biệt hóa vừa chiếm 51,9% và mức độ biệt hóa thấp 
chiếm 14,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 
các nghiên cứu khác, tỷ lệ ung thư biểu mô biệt hóa vừa chiếm đa số. 
20 
4.1.7 Đặc điểm giai đoạn bệnh 
Kết quả nghiên cứu cho thấy xâm lấn T4 chiếm 29,6%, T3 chiếm 
74,4%, M1 chiếm 1,2%, di căn hạch N1 chiếm 12,3% và di căn hạch 
N2 chiếm 30,8%. Theo Huỳnh Quyết Thắng, kết quả điều trị ung thư 
đại tràng cho thấy giai đoạn: IIA (6,6%), IIB (30,3%), IIIA (3,9%), 
IIIB (48,7%) và IIIC (10,5%). Theo Phạm Văn Duyệt, giai đoạn 
Dukes B(19,1%), Dukes C(55,6%) và Dukes D(25,2%). Theo Phạm 
Hùng Cường, số bệnh nhân bị ung thư đại tràng có giai đoạn Dukes 
B chiếm 46,0%, C chiếm 23,0% và giai đoạn Dukes D chiếm 29,1%. 
4.2. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật 
4.2.1. Thời gian phẫu thuật 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phẫu thuật trung bình là 
152,2 ± 52,7 phút, thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 80 phút và thời 
gian phẫu thuật dài nhất là 190 phút. Theo Mai Phan Tường Anh và 
cs, thời gian phẫu thuật trung bình là 172,6 ± 5,9 phút, nhanh nhất là 
90 phút và dài nhất là 285 phút và thời gian phẫu thuật trong nghiên 
cứu cũng khác nhau tùy theo vị trí khối u. Theo Hyman N. và cs, thời 
gian phẫu thuật trung bình là 143,23 ± 42,57 phút. Theo Lee W.S. và 
cs, thời gian phẫu thuật trung bình là 167,3 ± 31,7 phút. 
4.2.2. Biến chứng sau phẫu thuật 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 trường hợp có biến chứng 
sau phẫu thuật chiếm 13,6%, trong đó 11,1% biến chứng nhiễm trùng 
vết mổ, 01 trường hợp có biến chứng xì miệng nối chiếm 1,2% điều 
trị bảo tồn không mổ và 01 trường hợp có biến chứng viêm phổi. Tỷ 
lệ này cũng tương đương một số tác giả trong nước. 
Theo Hoàng Mạnh An, biến chứng nhiễm trùng là 6,4%, rò miệng 
nối 2,3%, tắc ruột 0,8%, tổn thương niệu quản 0,8% và tử vong 0,8%. 
21 
Theo Han K.S. và cs, biến chứng nhiễm trùng ở nhóm mổ nội soi là 
2,8%, nhóm mổ mở là 7,2%, biến chứng rò miệng nối ở nhóm mổ mở 
là 1,8%. 
4.3. Kết quả xa sau phẫu thuật và một số yếu tố tiên lƣợng 
4.3.1. Thời gian sống thêm sau phẫu thuật 
Kết quả về thời gian sống thêm sau mổ, sử dụng phương pháp 
Kaplan Meier tính tỷ lệ sống thêm tại các thời điểm chúng tôi ghi 
nhận kết quả: thời gian sống thêm sau phẫu thuật trung bình tích lũy 
là 57,2 ± 5,2 tháng, tỷ lệ sống còn tích lũy tại các thời điểm 1 năm, 3 
năm và 5 năm sau phẫu thuật 60 lần lượt là 83,8%, 58,1% và 47,6%. 
* Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo giai đoạn bệnh 
Giai đoạn II: thời gian sống thêm sau phẫu thuật ở các thời điểm 
1,3,5 năm lần lượt là 90,0%; 62,8% và 56,3%. Giai đoạn III lần lượt 
là 75,8%; 48,5% và 42,4%. Giai đoạn IV: có 01 trường hợp thời gian 
sống thêm sau phẫu thuật được 24 tháng với p < 0,05, có ý nghĩa 
thống kê. Mức độ thiếu máu trước mổ cũng là yếu tố tiên lượng đến 
giai đoạn nặng cũng như kết quả sống thêm sau phẫu thuật tại thời 
điểm 3 và 5 năm với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và 
ngoài nước, và các tác giả đều thống nhất rằng giai đoạn bệnh càng 
muộn thì thời gian sống sau phẫu thuật càng giảm. 
* Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo mức độ di căn hạch 
Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có sự di căn chiếm 56,7%, di 
căn hạch N1 chiếm 12,3%, di căn hạch N2 chiếm 30,8%. Khảo sát 
mối liên quan của sự di căn hạch N1 và N2 với thời gian sống thêm 
sau phẫu thuật 3 và 5 năm cho thấy di căn hạch là yếu tố tiên lượng 
ảnh hưởng đến thời gian sống thêm sau phẫu thuật với p < 0,05. Kết 
22 
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
một số tác giả trong và ngoài nước. 
* Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo mức độ thiếu máu 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mối liên quan giữa thời gian 
sống thêm sau phẫu thuật với mức độ thiếu máu cho thấy sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 tại thời điểm 3 và 5 năm. 
Theo Penninx B.W. và cs, có thiếu máu trước phẫu thuật, với thời 
gian theo dõi tối thiểu một năm, kết quả tử vong 47%. Theo Peng Y. 
và cs. bệnh nhân ung thư đại tràng được phẫu thuật triệt căn với thời 
gian sống thêm sau phẫu thuật 3 năm có liên quan đến nồng độ Hb 
trước mổ dưới 11g/dl là 80,5% thấp hơn nhóm bệnh nhân có nồng độ 
Hb >11g/dl có thời gian sống còn sau phẫu thuật 3 năm là 92,2%. 
4.3.2. Tái phát tại chỗ và di căn sau phẫu thuật 
Kết quả theo dõi cho thấy, tái phát tại chỗ chiếm 6,8%, di căn xa 
đến gan, phổi, phúc mạc chiếm 9,5%. Trong đó tỷ lệ tái phát tại chỗ 
của giai đoạn T4 là chiếm 7,5%, giai đoạn T3 chiếm 4,8%. Điều đó 
cho thấy u càng xâm lấn sâu tỷ lệ tái phát tại chỗ càng cao. Theo 
Nguyễn Văn Lệ, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là 7,9%. Di căn sau 
phẫu thuật giai đoạn 12 tháng là 6,25%, sau 24 tháng là 15,43%, sau 
36 tháng là 14,3%, trong đó di căn gan là chủ yếu chiếm 60%. Theo 
Bulut O. và cs, ung thư đại tràng được phẫu thuật phần lớn ở giai 
đoạn II, III, tái phát sau phẫu thuật chung là 13%. Theo Han K.S. và 
cs, ung thư giai đoạn II và III chiếm đa số các trường hợp, thời gian 
theo dõi trung bình 21 tháng không có trường hợp nào di căn lổ 
trocar, có 8,5% phát hiện có di căn xa. 
23 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 81 bệnh nhân bị ung thư đại tràng có thiếu máu 
được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần 
Thơ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
1. Đặc điểm thiếu máu và tổn thƣơng ung thƣ đại tràng 
Đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân ung thư biểu mô đại tràng được 
phẫu thuật triệt căn là thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc. 
Đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh trễ với thời gian trung bình 
là 6,7 ± 2,4 tháng, bị thiếu máu mức độ nhẹ chiếm đa số là 63,0%, 
nồng độ Hb trung bình là 9,9g/dl. Đại tràng phải và đại tràng xích ma 
là 2 nơi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất. 
Tuổi, giới và vị trí khối u chưa ghi nhận có mối liên quan đến mức 
độ thiếu máu. Mức độ thiếu máu có liên quan đến kích thước khối u 
≥ 5cm và giai đoạn muộn hơn có mức độ thiếu máu nặng hơn. 
Tình trạng và mức độ thiếu máu được cải thiện sau phẫu thuật 
triệt căn. Sau phẫu thuật 6 tháng cho thấy không còn thiếu máu 
79,0%, thiếu máu nhẹ 21,0%. 
Ung thư biểu mô tuyến chiếm 77,8%, tuyến nhầy chiếm 22,2%. 
biệt hóa cao và vừa chiếm 85,2%, biệt hóa thấp chiếm 14,8%. Xâm 
lấn T3 chiếm 74,4%; T4 chiếm 29,6%. Có di căn hạch chiếm 43,3%, 
chưa di căn hạch chiếm 56,7%. Giai đoạn II (56,8%), giai đoạn III 
(42,0%), giai đoạn IV (1,2%). Chưa ghi nhận có mối liên quan giữa 
mức độ biệt hóa tế bào, mức độ xâm lấn và di căn hạch với mức độ 
nặng của thiếu máu của bệnh nhân ung thư đại tràng. 
24 
2. Kết quả phẫu thuật điều trị ung thƣ đại tràng 
 Phẫu thuật mở chiếm đa số 80,2%, phẫu thuật nội soi chiếm 
19,8%. Số bệnh nhân được chuẩn bị phẫu thuật có biến chứng tắc 
ruột phải chuyển phẫu thuật cấp cứu chiếm 38,3%. 
 Biến chứng sớm sau phẫu thuật chiếm 13,5%, chủ yếu biến chứng 
nhiễm trùng vết mổ là 11,1%, rò miệng nối chiếm 1,35%. Không có 
tử vong sau mổ, thời gian nằm viện toàn bộ là 11,6 ± 2,3 ngày, thời 
gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 8,7 ± 3,1 ngày, kết quả ra 
viện sau phẫu thuật: tốt 80,2%. 
 Thời gian sống thêm trung bình sau phẫu thuật là 68,7 ± 4,7 
tháng. Tỷ lệ sống thêm sau phẫu thuật 3 năm chiếm 58,1% và 5 năm 
chiếm 47,6%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau phẫu thuật đối với giai 
đoạn II là 56,3%, giai đoạn III là 42,4%, phẫu thuật ở giai đoạn muộn 
cho kết quả sống sau phẫu thuật thấp với p < 0,05. Tỷ lệ tái phát tại 
chỗ chiếm 6,8%. Tỷ lệ di căn xa chiếm 9,5%. 
Thiếu máu mức độ càng nặng là yếu tố có liên quan đến giai đoạn 
trễ của bệnh. Các yếu tố như chỉ số BMI thấp, tuổi ≥ 70, kích thước 
khối u ≥ 5cm, phẫu thuật cấp cứu, có ý nghĩa tiên lượng đến thời gian 
sống thêm sau phẫu thuật 5 năm. Nồng độ CEA tăng trước phẫu thuật 
chưa có ý nghĩa tiên lượng thời gian sống sau phẫu thuật 3 và 5 năm. 
Bệnh nhân có thiếu máu mức độ từ vừa đến nặng, có di căn hạch 
và giai đoạn muộn có ý nghĩa tiên lượng thời gian sống sau phẫu 
thuật 3 và 5 năm. Mức độ xâm lấn của khối u cũng như mức độ biệt 
hóa tế bào chưa ghi nhận có liên quan thời gian sống sau phẫu thuật. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ket_qua_dieu_tri_ngoai_khoa_ung_t.pdf