Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận

Tổn thương thận do đái tháo đường hay còn gọi bệnh thận mạn

tính do đái tháo đường là biến chứng xuất hiện sớm, gặp với tỉ lệ cao,

làm giảm sức khỏe và gây tử vong ở bệnh nhân. Bệnh thận mạn tính

được xác định dựa vào các dấu hiệu tổn thương thận và giảm mức lọc

cầu thận. Microalbumin niệu (MAU) là dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc

hiệu cao chNn đoán tổn thương thận giai đoạn sớm. Mức lọc cầu thận có

giá trị chNn đoán giai đoạn bệnh thận do đái tháo đường. Phương pháp

xác định mức lọc cầu thận (MLCT) áp dụng phổ biến trong lâm sàng là

ước lượng dựa vào nồng độ creatinin huyết thanh. Tuy nhiên, ở giai

đoạn sớm của tổn thương thận MLCT ước lượng dựa vào creatinin

huyết thanh chưa phản ánh được mức độ tổn thương thận. Gần đây, các

nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều chất chỉ điểm sinh học (biomarker) hứa

hẹn có giá trị đánh giá biến đổi chức năng thận ở giai đoạn sớm tổn

thương thận trong đó có cystatin C.

Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ, được sản xuất

từ các tế bào có nhân của cơ thể với tốc độ ổn định, được lọc tự do qua

cầu thận, được tái hấp thu và chuyển hóa tại ống thận. Khi cầu thận bị

tổn thương làm thay đổi khả năng lọc cystatin C ở cầu thận, gây biến

đổi nồng độ cystatin C trong máu. Bên cạnh đó, khi ống thận bị tổn

thương làm giảm khả năng tái hấp thu và chuyển hóa cystatin C tại ống

thận, dẫn tới sự biến đổi nồng độ cystain C trong nước tiểu. Ở Việt

Nam chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về nồng độ cystatin C ở bệnh

nhân đái tháo đường có tổn thương thận, vì vậy chúng tôi tiến hành đề

tài: “Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận” với mục tiêu:

1. Khảo sát nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận.

2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh,

nước tiểu với thể tổn thương thận, creatinin huyết thanh, mức lọc cầu

thận, giai đoạn bệnh thận mạn tính, tổn thương võng mạc, thiếu máu và

tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận

pdf 27 trang dienloan 3701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
PHẠM QUỐC TOẢN 
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ 
CYSTATIN C HUYẾT THANH, NƯỚC TIỂU 
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 
CÓ TỔN THƯƠNG THẬN 
Chuyên ngành: Nội thận – Tiết niệu 
Mã số: 62.72.01.46 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2015 
2 
Công trình được hoàn thành tại Học viện Quân y 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Hoàng Trung Vinh 
2. TS. Nguyễn Văn Tiến 
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thu Hà 
Phản biện 2: PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm 
Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
tại Học viện Quân y vào hồi......giờ.....ngày....tháng...năm 2015 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 1. Thư viện Quốc gia 
 2. Thư viện Học viện Quân y 
3 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Phạm Quốc Toản, Hoàng Trung Vinh (2014) “Khảo sát nồng 
đội cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn 
thương thận.” Tạp Chí Y học Việt Nam, 1, tr. 108-11. 
2. Phạm Quốc Toản, Hoàng Trung Vinh (2014) “Khảo sát nồng 
đội cystatin C nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn 
thương thận”, Tạp chí y dược học lâm sàng 108, 6 (8), tr. 144-8. 
3. Phạm Quốc Toản, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Văn Tiến 
(2015) “Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết 
thanh với creatinin huyết thanh và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân 
đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận”, Tạp chí Y dược học 
quân sự, 40(1), tr. 56-61. 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tổn thương thận do đái tháo đường hay còn gọi bệnh thận mạn 
tính do đái tháo đường là biến chứng xuất hiện sớm, gặp với tỉ lệ cao, 
làm giảm sức khỏe và gây tử vong ở bệnh nhân. Bệnh thận mạn tính 
được xác định dựa vào các dấu hiệu tổn thương thận và giảm mức lọc 
cầu thận. Microalbumin niệu (MAU) là dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc 
hiệu cao chNn đoán tổn thương thận giai đoạn sớm. Mức lọc cầu thận có 
giá trị chNn đoán giai đoạn bệnh thận do đái tháo đường. Phương pháp 
xác định mức lọc cầu thận (MLCT) áp dụng phổ biến trong lâm sàng là 
ước lượng dựa vào nồng độ creatinin huyết thanh. Tuy nhiên, ở giai 
đoạn sớm của tổn thương thận MLCT ước lượng dựa vào creatinin 
huyết thanh chưa phản ánh được mức độ tổn thương thận. Gần đây, các 
nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều chất chỉ điểm sinh học (biomarker) hứa 
hẹn có giá trị đánh giá biến đổi chức năng thận ở giai đoạn sớm tổn 
thương thận trong đó có cystatin C. 
Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ, được sản xuất 
từ các tế bào có nhân của cơ thể với tốc độ ổn định, được lọc tự do qua 
cầu thận, được tái hấp thu và chuyển hóa tại ống thận. Khi cầu thận bị 
tổn thương làm thay đổi khả năng lọc cystatin C ở cầu thận, gây biến 
đổi nồng độ cystatin C trong máu. Bên cạnh đó, khi ống thận bị tổn 
thương làm giảm khả năng tái hấp thu và chuyển hóa cystatin C tại ống 
thận, dẫn tới sự biến đổi nồng độ cystain C trong nước tiểu. Ở Việt 
Nam chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về nồng độ cystatin C ở bệnh 
nhân đái tháo đường có tổn thương thận, vì vậy chúng tôi tiến hành đề 
tài: “Nghiên cứu nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận” với mục tiêu: 
1. Khảo sát nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận. 
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh, 
nước tiểu với thể tổn thương thận, creatinin huyết thanh, mức lọc cầu 
2 
thận, giai đoạn bệnh thận mạn tính, tổn thương võng mạc, thiếu máu và 
tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận. 
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
 + Chứng minh cơ sở khoa học của tăng nồng độ cystatin C 
huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương 
thận. 
 + Cystatin C huyết thanh có thể thay thế creatinin để ước lượng 
mức lọc cầu thận. Cystatin C huyết thanh biến đổi ở BN có tổn thương 
thận giai đoạn sớm, khi mà biến đổi creatinin chưa ý nghĩa. Dùng 
cystatin C là chất chỉ điểm để ước lượng mức lọc cầu thận giúp phát 
hiện sớm giảm MLCT ở BN đái tháo đường có tổn thương thận. 
 + Cystatin C liên quan có ý nghĩa với một số biểu hiện ở BN 
đái tháo đường: tổn thương đáy mắt, tăng huyết áp và thiếu máu. 
* Cấu trúc của luận án 
 + Luận án có 114 trang, đặt vấn đề 2 trang, kiến nghị 1 trang, 
gồm 4 chương: chương 1 Tổng quan 32 trang, chương 2 Đối tượng và 
Phương pháp nghiên cứu 15 trang, chương 3 Kết quả nghiên cứu 30 
trang, chương 4 Bàn luận 33 trang. 
Luận án có 52 bảng, 7 hình, 19 biểu đồ, 4 sơ đồ và 142 tài liệu tham 
khảo (18 tiếng Việt, 124 tiếng Anh). 
* Chữ viết tắt 
ACR: Albumin:creatinine ratio (Tỉ lệ nồng độ albumin/creatinin niệu) 
ĐTĐ: Đái tháo đường 
GFR: glomerular filtration rate (Mức lọc cầu thận) 
MAU: Microalbumin niệu 
MAC: Macroalbumin niệu 
MLCT: Mức lọc cầu thận 
MLCTcre: Mức lọc cầu thận ước lượng dựa vào creatinin 
MLCTcys: Mức lọc cầu thận ước lượng dựa vào cystatin C 
STMT: Suy thận mạn tính 
3 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Tổn thương thận do đái tháo đường týp 2 
Tổn thương thận do đái tháo đường là biến chứng gặp với tỉ lệ 
cao,từ 20 đến 40% tùy theo từng đối tượng nghiên cứu. 
1.1.1. Sinh lý bệnh học tổn thương thận do đái tháo đường týp 2 
Sinh lý bệnh học tổn thương thận do ĐTĐ vẫn chưa được hiểu 
biết một cách đầy đủ. Tuy vậy, có 3 yếu tố chủ yếu trong cơ chế bệnh 
sinh gây biến chứng thận bao gồm rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết 
động học và yếu tố di truyền ở BN đái tháo đường týp 2. 
1.1.2. Biến đổi mô bệnh học tổn thương thận do đái tháo đường 
+ Tổn thương đại thể: ở giai đoạn sớm kích thước thận tăng 
lên, khi cầu thận xơ hóa tiến triển sẽ làm thận teo nhỏ lại. 
+ Tổn thương vi thể: Tổn thương cầu thận bao gồm nhiều hình 
thái khác nhau: lan tỏa, dạng hạch, hyaline hóa hoặc dạng hạch hoặc kết 
hợp của nhiều dạng tổn thương trên cùng BN. 
1.1.3. Phân chia giai đoạn tổn thương thận do đái tháo đường 
Bảng 1.1: Phân loại tổn thương thận dựa vào mức albumin niệu 
Phân loại ACR (mg/g creatinin) 
Albumin niệu 
(mg/24 giờ) 
Tốc độ thải 
albumin niệu 
(µg/phút) 
Không có tổn thương < 30 < 30 < 20 
Mircoalbumin niệu 30 - 300 30 - 300 20 - 200 
Marcroalbumin niệu > 300 > 300 > 200 
Bảng 1.2: Phân loại bệnh thận mạn tính theo KDIGO -2012 
4 
Trong khuyến cáo của KDIGO – 2012 lần đầu tiên cystatin C 
được đưa vào như một chất chỉ điểm để ước lượng MLCT bên cạnh 
creatinin huyết thanh, ưu tiên ở BN có MLCT ước lượng theo creatinin 
< 60 ml/phút mà không phát hiện được nguyên nhân gây suy thận. 
1.1.4. Điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận 
 Mục tiêu điều trị khi có tổn thương thận mức độ nhẹ là 
nhằmduy trì mức lọc cầu thận, cải thiện hoặc không làm nặng thêm 
mức độ tổn thương thận đã có, khi đã có suy giảm mức lọc cầu thận 
mục tiêu điều trị nhằm kéo dài thời gian điều trị bảo tồn hoặc kéo dài 
thời gian sống của BN đã áp dụng biện pháp điều trị thay thế thận 
1.2. Cystatin C để đánh giá biến chứng thận do đái tháo đường 
1.2.1. Đại cương về cystatin C 
1.2.1.1. Cấu trúc và chức năng của cystatin C 
Cystatin C là một protein gồm 120 acid amin, trọng lượng phân 
tử nhỏ 13 kDa. Cystatin C được sản sinh ở tất cả các tế bào có nhân với 
mức độ tương đối hằng định. 
1.2.1.2. Nguồn gốc tổng hợp,giải phóng và chuyển hóa cystatin C 
Cấu trúc của gen mã hóa cystatin C được xác định nằm trên 
nhiễm sắc thể số 20. Cystatin C đượcgiải phóng từ các tế bào có nhân 
sẽ được lọc tự do qua cầu thận và được tái hấp thu và chuyển hóa tại 
ống thận. Như vậy, cystatin C là một chất nội sinh có đủ điều kiện của 
chất chỉ điểm dùng để ước lượng mức lọc cầu thận. 
1.2.1.3. Nguyên lý định lượng 
Nguyên lý chung là thuốc thử chứa kháng thể đặc hiệu cystatin 
C người tạo phức hợp với cystatin C, chất chỉ thị phát hiện sự có mặt 
của phức hợp KN - KT chứa cystatin C. Các phương pháp: RIA, miễn 
dịch đo độ đục, ELISA, điện hóa phát quang. 
1.2.1.4. Ý nghĩa sinh học và các yếu tố ảnh hưởng 
Cystatin C ít chịu ảnh hưởng bởi tuổi, giới, chủng tộc. Nồng độ 
cystatin C trong máu và nước tiểu ở người khỏe mạnh ổn định. 
5 
1.2.2. Cystatin C với vai trò chất chỉ điểm sinh học trongbệnh thận 
1.2.2.1. Cystatin C để ước lượng mức lọc cầu thận 
Công thức Stevens LA: MLCT = 76,7 x CysC – 1,19 
 = 127,7 x CysC-1,17 x tuổi-0,13 x (0,91nếu là nữ) 
 x (1,06 nếu là người gốc Phi) 
Công thức Hoek: MLCT = -4,32 + 80,35 x 1/CysC 
1.2.2.2. Cystatin C ở bệnh nhân tổn thương thận cấp 
Tổn thương thận cấp tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác 
nhau dẫn tới suy thận cấp tính, tăng nồng độ cystatin C trong huyết 
thanh, tăng nồng độ cystatin C trong nước tiểu. 
1.2.2.3. Cystatin C ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính 
Các nghiên cứu so sánh cho thấy MLCT ước lượng dựa vào 
cystatin C sai lệch với giá trị MLCT thực ít hơn so với creatinin ở đối 
tượng nghiên cứu khác nhau. 
1.2.2.4. Biến đổi nồng độ cystatin C ở bệnh nhân đái tháo đường 
Ở BN đái tháo đường týp 2 có tổn thương cầu thận giai đoạn 
sớm các protein trọng lượng phân tử lớn hơn 6 kDa như cystatin C bị 
giảm lọc qua cầu thận trong khi creatinin chưa bị ảnh hưởng. Albumin 
niệu phối hợp với tổn thương mạng lưới mao mạch quanh ống thận gây 
tổn thương ống thận. Ở bệnh nhân ĐTĐ tổn thương thận có thể có tăng 
nồng độ cystatin C trong huyết thanh, nước tiểu. 
1.2.3. Cystatin C và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2 
Cystatin C và MLCT ước lượng dựa vào cystatin C tương ứng 
biểu hiện cơ quan khác trên BN đái tháo đường tổn thương thận. 
1.2.4. Một số nghiên cứu về vai trò cystatin C trong bệnh thận 
Stevens L.A (2008) cho thấy MLCT ước lượng theo cystatin C 
có độ chính xác hơn so với MLCT ước lượng theo creatinin. 
Nghiên cứu của Herget S (2004) thấy nồng độ cystatin C tăng 
sớm hơn trung bình 48 giờ so với thời điểm xuất hiện tăng creatinin. 
6 
Koyner JL (2008) thấy rằng cystatin C trong nước tiểu tăng lên 
ở 34 BN sau mổ tim mà sau đó xuất hiện suy thận cấp. 
Lee B.W (2007), Nguyễn Thị Lệ (2006): nồng độ cystatin C ở 
nhóm có albumin niệu cao hơn so với nhóm không có albumin niệu. 
Beilby J (2010) thấy cystatin C huyết thanh tăng làm tăng 1,34 
lần nguy cơ bệnh lý suy tim mạn tính và biến cố tim mạch. 
CHƯƠNG 2: 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
235 đối tượng chia thành 3 nhóm: nhóm chứng thường (NC) 
gồm 30 người khỏe mạnh; nhóm chứng bệnh (N1): 69 BN đái tháo 
đường týp 2 không có tổn thương thận; nhóm nghiên cứu (N2): 136 BN 
đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận. 
Bệnh nhân nghiên cứu điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết 
trung ương từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2012. 
2.1.1. Tiêu chun lựa chọn đối tượng nghiên cứu 
* Tiêu chun chọn bệnh nhân nhóm nghiên cứu: 
+ Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 gồm cả nam và nữ. 
+ Xác định tổn thương thận khi có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu: 
- Microalbumin niệu dương tính. 
- Protein niệu/24 giờ (+) hoặc macroalbumin niệu dương tính 
- Mức lọc cầu thận < 60 ml/phút (ước lượng dựa vào creatinin) 
* Tiêu chun nhóm chứng bệnh: 
+ Bệnh nhân ĐTĐ týp 2, gồm cả nam và nữ. 
+ Không có tổn thương thận: MAU (-) và MLCT ≥ 60 ml/phút 
* Tiêu chun nhóm chứng khỏe mạnh: 
+ Tiền sử và hiện tại khỏe mạnh, tuổi, giới tương đồng với nhóm 
nghiên cứu. 
2.1.2. Tiêu chun loại trừ đối tượng nghiên cứu 
* Tiêu chun loại trừ bệnh nhân nghiên cứu: 
+ Đái tháo đường týp 1, thai kỳ, thứ phát. 
7 
+ Có bệnh lý cấp tính: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, hôn mê,.... 
+ Mắc các bệnh nội tiế: Basedow, u tủy thượng thận, ... 
+ Suy thận đã lọc máu chu kỳ. 
+ Sử dụng corticoid trong 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu. 
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
* Tiêu chun loại trừ của nhóm chứng khỏe mạnh: 
+ Mắc nhiễm khuNn cấp tính: nhiễm virus, viêm đường hô hấp. 
+ Sử dụng corticoid trong 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
+ Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, mô tả, so sánh. 
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 
2.2.2.1. Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thuộc nhóm N1, N2 
* Khai thác bệnh sử: thời gian phát hiện đái tháo đường, thời gian 
phát hiện tăng huyết áp, các triệu chứng khác. 
* Khám lâm sàng: chỉ số nhân trắc, đo huyết áp, soi đáy mắt 
* Xét nghiệm: 
+ Công thức máu: hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, bạch cầu 
+ Xác định các chỉ số sinh hóa máu lúc đói: glucose, ure, creatinin, 
HbA1c, CRP, acid uric, peptid-C, insulin. 
+ Ước lượng MLCT dựa vào creatinin theo công thức MDRD: 
MLCTcre (ml/phút/1,73 m2) = 186 x ([cre]/88,4)–1,154 x (tuổi)–0,203 
Trong đó: cre là nồng độ creatinin huyết thanh tính bằng µmol/l; 
tuổi tính bằng năm; nữ nhân với 0,742. 
+ Bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút: đưa vào N2. 
Bệnh nhân MLCT ≥ 60 ml/p: xét nghiệm protein niệu/24 giờ. 
+ Xét nghiệm protein niệu/24 giờ: 
- Protein niệu dương tính: đưa vào N2 
- Protein niệu/24 giờ âm tính: xét nghiệm MAU 1 mẫu buổi sáng 
. ACR ≥ 30 mg/g: đưa vào N2 
8 
. ACR < 30 mg/g (MAU (-)): đưa vào N1. 
+ Xét nghiệm nồng độ cystatin C huyết thanh bằng phương pháp 
miễn dịch đo độ đục, đơn vị mg/l. 
+ Ước lượng mức lọc cầu thận theo công thức Stevens LA: 
MLCT (ml/p/1,73m2) = 76,7 x cysC – 1,19 
Trong đó: cysC là nồng độ cystatin C huyết thanh, đơn vị mg/l 
+ Xét nghiệm nồng độ cystatin C nước tiểu bằng phương pháp hấp 
phụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), đơn vị µg/l. 
2.2.2.2. Nhóm chứng khỏe mạnh: 
+ Hỏi tiền sử sức khỏe, bệnh, khám lâm sàng 
+ Xét nghiệm: công thức máu, sinh hóa máu, nước tiểu. 
+ Xét nghiệm nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu tương tự 
như ở BN nghiên cứu. 
2.2.3. Các tiêu chun đánh giá, phân loại sử dụng trong NC 
* Tiêu chun chn đoán đái tháo đường, týp ĐTĐ, đánh giá kiểm 
soát glucose máu: theo liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF-2012) 
* Chn đoán giai đoạn bệnh thận mạn tính: theo phân loại bệnh 
thận mạn tính của Hội thận quốc tế KDIGO - 2012 
* Chn đoán thể tổn thương thận do ĐTĐ: thể MAU (+), thể MAC 
(+), thể suy thận. 
* Phân độ tăng huyết áp theo JNC 7 
* Tiêu chun phân loại BMI theo tổ chức y tế thế giới (WHO) 
* Phân loại thiếu máu theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 
* Chn đoán bệnh lý võng mạc do đái tháo đường dựa vào khám 
lâm sàng soi đáy mắt. 
2.2.4. Xử lý số liệu và đạo đức y học trong nghiên cứu 
+ Số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần 
mềm SPSS 16.0. 
+ Nghiên cứu hoàn toàn không gây hại, không nguy hiểm cho 
người bệnh, không làm gián đoạn điều trị. 
9 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể 
Bảng 3.1+ 3.2: Tỉ lệ giới, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 
 Nhóm 
N1 (1) N2 (2) NC (3) p 
Giới Tuổi TB Giới TuổiTB Giới Tuổi TB 
nam 
31 
(44,9) 
55,8 ± 
10,8 
65 
(47,5) 
61,2 ± 
9,8 
14 
(46,7) 
62,1 ± 
7,2 > 0,05 
nữ 
38 
(55,1) 
59,8 ± 
10,6 
71 
(52,5) 
65,1 ± 
10,1 
16 
(53,3) 
59,8 ... h BN thuộc nhóm tổn thương 
thận, BN có MAC (+) có thiếu máu cao hơn có ý nghĩa so với BN 
không có thiếu máu. 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu ở BN tổn thương thận có thiếu 
máu cao hơn có ý nghĩa so với BN không thiếu máu. 
Bảng 3.39+3.40+3.41: Mô hình hồi quy đa biến logistic xác định ảnh 
hưởng cystatin C, creatinin huyết thanh và tuổi tới sự xuất hiện tổn 
thương đáy mắt, tăng huyết áp, thiếu máu ở BN ĐTĐ tổn thương thận 
Yếu tố OR (p) 
 TT đáy mắt THA Thiếu máu 
Tuổi (năm) 1,002 (>0,05) 1,05 (>0,05) 1,06 (>0,05) 
Creatinin (µmol/l) 1,005 (>0,05) 1,01 (>0,05) 1,02 (>0,05) 
Cystatin C (mg/l) 1,813 (<0,05) 2,11 (<0,05) 7,14 (<0,05) 
Nồng độ cystatin C huyết thanh tăng ảnh hưởng có ý nghĩa tới sự 
xuất hiện tổn thương đáy mắt, tăng huyết áp, thiếu máu ở BN ĐTĐ có 
tổn thương thận, trong khi ảnh hưởng của tăng nồng độ creatinin chưa 
có ý nghĩa. 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 
4.1.1. Tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể, thời gian phát hiện đái tháo đường 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài có tuổi trung bình ở mức cao, 
tuổi trung bình của nhóm tổn thương thận cao hơn nhóm chứng bệnh 
17 
(bảng 3.2). Điều này hoàn toàn phù hợp với tiến triển của biến chứng 
mạn tính nói chung, biến chứng thận nói riêng ở BN đái tháo đường týp 
2, trong 5 năm đầu của bệnh có khoảng 20-40% trường hợp có tổn 
thương thận. Tỉ lệ bệnh nhân của các thể tổn thương thận là khác nhau, 
trong đó cao nhất là những bệnh nhân có microalbumin niệu dương 
tính, rồi đến macroalbumin niệu dương tính và suy thận mạn tính (bảng 
3.8). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân lứa tuổi từ 50 – 70 
chiếm tỉ lệ chủ yếu (bảng 3.3). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ giới là tương 
đương giữa nhóm tổn thương thận so với nhóm chứng bệnh, tương tự, tỉ 
lệ giới giữa các thể lâm sàng tương đương nhau (bảng 3.1). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm tổn thương thận tỉ lệ bệnh 
nhân có thời gian phát hiện đái tháo đường trên 5 năm cao hơn so với 
nhóm chứng bệnh (bảng 3.5). 
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đái 
tháo đường týp 2 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm tổn 
thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh (bảng 3.6). 
Tăng huyết áp xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 làm tăng 
nguy cơ các biến chứng trong đó có biến chứng thận. Tổn thương thận 
tiến triển sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng sinh lý của thận trong đó có 
điều hòa huyết áp và cân bằng nước điện giải. Biến chứng mắt gặp với 
tỉ lệ cao ở BN đái tháo đường týp 2 với tổn thương đặc trưng là bệnh 
võng mạc đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ BN có tổn 
thương võng mạc ở nhóm có tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với 
nhóm chứng bệnh (bảng 3.6). Tỉ lệ này tăng lên tương ứng với các thể 
tổn thương thận do đái tháo đường (bảng 3.9). 
Thiếu máu là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu ở nhóm tổn 
thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh (bảng 3.6). Tỉ 
18 
lệ bệnh nhân thiếu máu tăng tương ứng mức độ tổn thương và giảm 
mức lọc cầu thận (bảng 3.9). 
Áp dụng phân loại giai đoạn bệnh thận mạn theo KDIGO-2013 
thấy rằng tỉ lệ BN ở mức 2 (G2: 60 - 90 ml/phút) thấy rằng 45 bệnh 
nhân MAU (+) và 32 bệnh nhân MAU (-) có sự tương đồng về tuổi, 
giới, thời gian phát hiện đái tháo đường và tăng huyết áp (bảng 3.11). 
4.2. Biến đổi nồng độ cystatin C ở bệnh nhân nghiên cứu 
4.2.1. Biến đổi nồng độ cystatin C huyết thanh 
+ Nồng độ cystatin C ở đối tượng nghiên cứu 
Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy GTTB, tỉ lệ tăng nồng 
độ cystatin C ở nhóm tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 
chứng bệnh và nhóm chứng khỏe mạnh (bảng 3.12). Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của các nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Lệ, Yang .Y.S và Lee.B.W. 
+ Mối liên quan với tuổi, giới 
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ trung bình cystatin C 
huyết thanh ở bệnh nhân nghiên cứu không khác biệt về giới (bảng 
3.19). Kết quả nghiên cứu tương tự như của Finney H (1999) và một số 
nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ cystatin C tăng 
dần theo nhóm tuổi ở cả nhóm tổn thương thận và nhóm chứng bệnh 
(bảng 3.17). Nếu sử dụng cystatin C để ước lượng mức lọc cầu có thể 
sẽ không đòi hỏi phải hiệu chỉnh theo tuổi. Trong khi đó, mức lọc cầu 
thận ước lượng bằng creatinin phải hiệu chỉnh theo tuổi. 
4.2.2. Biến đổi nồng độ cystatin C trong nước tiểu 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu ở đối tượng nghiên cứu 
Biến đổi nồng độ cystatin C nước tiểu sẽ phản ánh tổn thương 
ống thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ trung bình cystatin C 
nước tiểu ở nhóm tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 
chứng và nhóm chứng bệnh (bảng 3.13). Tỉ lệ bệnh nhân tăng nồng độ 
cystatin C nước tiểu ở nhóm tổn thương thận cao hơn so với nhóm 
19 
chứng bệnh (bảng 3.16). Như vậy, tăng nồng độ cystatin C nước tiểu 
liên quan chặt chẽ với tổn thương thận. 
Biến đổi cystatin C nước tiểu cũng đã chứng minh ở BN tổn 
thương thận cấp. Trong nghiên cứu là những BN tổn thương thận mạn 
tính cũng đưa ra kết quả tương tự. Như vậy, tăng nồng độ cystatin C 
nước tiểu có thể được coi là dấu ấn tổn thương thận, đồng thời có giá trị 
tiên đoán tiến triển bệnh thận mạn tính ở BN đái tháo đường. 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 
2 không có sự khác biệt về tuổi và giới. 
4.3. Mối liên quan giữa cystatin C với một số thông số ở bệnh nhân 
đái tháo đường týp 2 tổn thương thận 
4.3.1. Mối liên quan của cystatin C huyết thanh, nước tiểu với thể tổn 
thương thận 
Phân tích nội nhóm tổn thương thận và so sánh với nhóm 
chứng bệnh cho thấy giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C 
huyết thanh của bệnh nhân ở các thể tổn thương thận đều cao hơn so 
với nhóm chứng bệnh và tăng dần tương ứng với mức độ tổn thương 
thận, cao nhất ở bệnh nhân suy thận mạn tính (bảng 3.23). Kết quả 
nghiên cứu tương tự như của Kim SS (2012), Wang T (2013). Tuy rằng 
có sự khác nhau về số lượng bệnh nhân, địa điểm và thời gian tiến hành 
nghiên cứu nhưng các kết quả cho thấy có sự phù hợp ở mức cao giữa 
các nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu của chúng tôi. 
Kết quả cho thấy giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C 
nước tiểu ở bệnh nhân macroalbumin niệu dương tính và bệnh nhân suy 
thận mạn tính cao hơn có ý nghĩa so với microalbumin niệu dương tính, 
nhưng giữa 2 nhóm bệnh nhân này khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(bảng 3.24). Kết quả tương tự kết quả nghiên cứu của Nauta F.L 
(2011), Kim S.S (2012). Như vậy, cystatin C nước tiểu tăng lên tương 
ứng với mức thoát albumin niệu. 
20 
4.3.2. Mối liên quan cystatin C huyết thanh, nước tiểu với albumin niệu 
Ước lượng dựa vào creatinin (MLCTcre) thấy ở khoảng MLCT 
từ 60 – 90 ml/p có 45 BN microalbumin niệu dương tính và 32 bệnh 
nhân microalbumin niệu âm tính tương đồng về tuổi, giới, thời gian 
ĐTĐ, THA (bảng 3.11), giá trị trung bình nồng độ creatinin, giá trị 
trung bình MLCT ước lượng dựa vào creatinin giữa 2 phân nhóm khác 
biệt chưa có ý nghĩa. Tuy nhiên, GTTB nồng độ cystatin C của BN 
MAU (+) cao hơn có ý nghĩa so với MAU (-); ngược lại, giá trị trung 
bình MLCT ước tính dựa vào cystatin C của BN MAU (+) thấp hơn có 
ý nghĩa so MAU (-) (bảng 3.27). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Lee B.W (2007). Như vậy, ở 
BN đái tháo đường với MLCT giảm nhẹ, nồng độ cystatin C huyết 
thanh có thể đánh giá biến đổi sớm chức năng thận. 
Phân tích logistic đa biến ở BN nghiên cứu thấy cystatin C liên 
quan chặt chẽ và có ý nghĩa với sự xuất hiện tổn thương thận trong khi 
creatinin liên quan chưa có ý nghĩa (bảng 3.28). 
Phân tích độ chính xác chNn đoán tổn thương thận bằng mô 
hình đường cong ROC với quần thể gộp các BN nghiên cứu cho thấy 
cystatin C có giá trị chNn đoán tổn thương thận (mức tốt) cao hơn so với 
creatinin (mức khá) (hình 3.1). 
* Mối tương quan giữa cystatin C nước tiểu với albumin niệu 
Nồng độ cystatin C nước tiểu ở bệnh nhân MAU (+) tương 
quan thuận mức độ chặt với với MAU (r = 0,61; biểu đồ 3.1). Nghiên 
cứu của Nejat M (2011) trên chuột có kết quả tương tự. 
Tương quan giữa nồng độ cystatin C nước tiểu với albumin 
niệu không ở mức chặt chẽ, có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự 
biến đổi nồng độ cystatin C nước tiểu. Tổn thương ống thận với biểu 
hiện là tăng nồng độ cystatin C nước tiểu có thể là dấu ấn đi kèm dấu 
ấn albumin niệu hoặc có thể đứng độc lập phản ánh tổn thương thận ở 
BN đái tháo đường týp 2. Trong khuyến cáo mới cập nhật của Hội thận 
21 
quốc tế KDIGO năm 2013 coi dấu hiệu tổn thương ống thận là tiêu 
chuNn xác định có tổn thương thận. Do vậy, cystatin C nước tiểu cùng 
với một số dấu ấn tổn thương ống thận hứa hẹn có thể là yếu tố phát 
hiện sớm tổn thương thận. 
4.3.3. Mối liên quan giữa cystatin C với creatinin huyết thanh và 
mức lọc cầu thận ước lượng dựa vào creatinin 
Phân tích ở nhóm tổn thương thận (n=136) thấy giữa cystatin C 
và creatinin, MLCTcre; giữa MLCTcys và MLCTcre có tương quan mức 
chặt chẽ (r = 0,84; r = - 0,77; r =0,882; bảng 3.29). Cystatin C có thể 
thay thế creatinin để ước lượng mức lọc cầu thận. 
Khảo sát mối tương quan giữa cystatin C và creatinin ở những 
bệnh nhân ở các mức độ tổn thương thận khác nhau lại cho kết quả 
khác biệt. Ở bệnh nhân suy thận mạn tính, tìm thấy mối tương quan 
tương tự ở trên (bảng 3.30). Ở bệnh nhân MAU (+) và MAC (+) với 
(MLCTcre ≥ 60 ml/p) thấy giá trị tương quan thay đổi từ mức chưa có ý 
nghĩa tới mức ít và trung bình mà không có tương quan chặt (bảng 
3.31; bảng 3.32). Như vậy, ở những đối tượng này nồng độ cystatin C 
huyết thanh có xu hướng “phân ly” với creatinin huyết thanh. 
+ Mối liên quan cystatin C với creatinin trong phân chia giai 
đoạn bệnh thận mạn tính theo KDIGO-2013 
Tỉ lệ bệnh nhân ở từng giai đoạn khi mức lọc cầu thận ước 
lượng dựa vào cystatin C khác nhau có ý nghĩa so với creatinin huyết 
thanh (bảng 3.33). Sự khác biệt có thể thấy rõ nhất ở nhóm G2 và G3a 
khi mức lọc cầu thận dao động trong khoảng từ 45–90 ml/p, là “khoảng 
mù creatinin”. Tỉ lệ bệnh nhân suy thận (MLCT < 60 ml/p) tăng thêm 
29,4% khi MLCT ước lượng dựa vào cystatin C so với creatinin huyết 
thanh. Nói cách khác, cystatin C có thể phát hiện thêm những BN suy 
thận mà không phát hiện được khi MLCT ước lượng dựa vào creatinin. 
22 
4.3.4. Mối liên quan giữa cystatin C với tổn thương đáy mắt, thiếu 
máu, tăng huyết áp 
Kết quả phân tích bằng so sánh giá trị trung bình cũng như hồi 
quy đa biến cho thấy nồng độ creatinin ở bệnh nhân đái tháo đường tổn 
thương thận liên quan không có ý nghĩa tới sự xuất hiện tổn thương 
võng mạc khi soi đáy mắt, tăng huyết áp, thiếu máu. Trong khi tăng 
nồng độ cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ tổn thương thận liên 
quan có ý nghĩa với sự xuất hiện tổn thương võng mạc, tăng huyết áp 
và thiếu máu. Kết quả phân tích về cystatin C nước tiểu cũng cho thấy 
nồng độ cystatin C nước tiểu ở bệnh nhân tổn thương thận có thiếu máu 
tăng cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không thiếu máu (bảng 3.39). 
Tổn thương ống thận sẽ đồng thời ảnh hưởng đến tiết erythropoietin 
cũng như quá trình tái hấp thu và chuyển hóa cystatin C tại ống thận. 
KẾT LUẬN 
 Nghiên cứu biến đổi nồng độ cystatin C trong huyết thanh, 
nước tiểu ở 136 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tổn thương thận so sánh với 69 
BN nhóm chứng bệnh và 30 người khỏe mạnh đưa ra kết luận sau: 
1. Biến đổi nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu ở bệnh nhân 
đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận 
+ Giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C huyết thanh ở 
bệnh nhân tổn thương thận cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh 
và nhóm chứng khỏe mạnh. 
+ Nồng độ cystatin C huyết thanh tăng theo lứa tuổi nhưng 
không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 
+ Giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C nước tiểu ở 
bệnh nhân tổn thương thận cao hơn so với nhóm chứng bệnh và nhóm 
chứng khỏe mạnh (195,2 ± 132,0; 62,9 so với 116,8 ± 76,4; 20,4). 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu liên quan không ý nghĩa với 
tuổi, giới. 
23 
+ Giá trị trung bình nồng độ cystatin C huyết thanh, nước tiểu 
với thời gian phát hiện đái tháo đường trên 5 năm cao hơn có ý nghĩa so 
với bệnh nhân phát hiện dưới 5 năm. 
2. Mối liên quan cystatin C trong huyết thanh, nước tiểu với một số 
thông số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận 
 + Giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C huyết thanh 
tăng dần tương ứng với thể tổn thương thận, cao nhất ở bệnh nhân suy 
thận mạn tính. 
+ Giá trị trung bình, tỉ lệ tăng nồng độ cystatin C nước tiểu tăng 
dần tương ứng với các thể tổn thương thận, cao nhất ở bệnh nhân suy 
thận mạn tính song sự khác biệt giữa bệnh nhân macroalbumin niệu 
dương tính so với suy thận mạn tính chưa có ý nghĩa thống kê. 
+ Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân có mức lọc cầu thận 
giảm nhẹ (60 – 90 ml/phút) với albumin niệu dương tính cao hơn so với 
albumin niệu âm tính, trong khi creatinin biến đổi chưa có ý nghĩa. 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu ở bệnh nhân microalbumin niệu 
dương tính tương quan thuận mức độ chặt với nồng độ albumin niệu. 
+ Tương quan giữa cystatin C với creatinin, cystatin C và mức 
lọc cầu thận ước lượng dựa vào cystatin C với mức lọc cầu thận ước 
lượng dựa vào creatinin là tương quan mức chặt chẽ. 
+ Ở bệnh nhân có albumin niệu chưa có suy thận 
(microalbumin niệu và macroalbumin niệu dương tính), giữa cystatin C 
với creatinin, cystatin C và mức lọc cầu thận ước lượng bằng cystatin C 
với mức lọc cầu thận ước lượng bằng creatinin tương quan từ mức ít tới 
mức vừa. 
+ Tỉ lệ bệnh nhân phân loại giai đoạn bệnh thận mạn tính dựa 
vào cystatin C khác biệt so với creatinin. Tỉ lệ bệnh nhân suy thận tăng 
thêm 29,4% khi mức lọc cầu thận ước lượng dựa vào cystatin C so với 
creatinin. 
24 
+ Nồng độ cystatin C huyết thanh gia tăng có ý nghĩa khi có 
tổn thương võng mạc, thiếu máu và tăng huyết áp. 
+ Nồng độ cystatin C nước tiểu tăng ở bệnh nhân thiếu máu. 
KIẾN NGHN 
 Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có kiến nghị sau: 
+ Nên xét nghiệm nồng độ cystatin C huyết thanh và nước tiểu 
để bổ sung chỉ số đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường 
týp 2. 
+ Cần mở rộng nghiên cứu có sử dụng phương pháp đo mức lọc 
cầu thận chuNn để đánh giá trực tiếp sự khác biệt, độ chính xác của mức 
lọc cầu thận ước lượng dựa vào cystatin C so với creatinin. Từ đó, xây 
dựng công thức thực nghiệm ước lượng mức lọc cầu thận dựa vào 
cystatin C huyết thanh cho đối tượng người Việt Nam nói chung, bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2 tổn thương thận nói riêng. 
+ Nên tiến hành ước lượng mức lọc cầu thận bằng cystatin C ở 
những bệnh nhân tổn thương thận có mức lọc cầu thận ước lượng bằng 
creatinin huyết thanh giảm nhẹ trong khoảng 60 – 90 ml/phút để tránh 
bỏ sót bệnh nhân có suy thận. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_nong_do_cystatin_c_huyet_thanh_nu.pdf