Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng tấm biểu mô cuống rốn nuôi cầy điều trị loét giác mạc khó hàn gắn
Loét giác mạc khó hàn gắn (LGMKHG) là tình trạng ổ loét không
biểu mô hoá sau khi đã điều trị tích cực loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Đây là hậu quả của bệnh lý khác nhau của giác mạc (GM), có cơ chế
phức tạp, nên đến nay chưa có phương pháp điều trị nào là đặc hiệu.
Có nhiều biện pháp điều trị LGMKHG đã được ứng dụng như
chống viêm, nước mắt nhân tạo, tăng dinh dưỡng bề mặt nhãn cầu, đặt
kính tiếp xúc mềm, khâu cò mi, ghép GM , tuy nhiên trong nhiều
trường hợp quá trình biểu mô hóa GM vẫn khó khăn và đe dọa đến chức
năng thị giác. Ghép màng ối là phương pháp mới được ứng dụng nhưng
tỷ lệ thành công khá dao động (từ 31,4% đến 91,7%), ngoài ra việc sử
dụng màng ối mặc thường làm giảm tính trong suốt của GM, ảnh hưởng
đến chức năng thị giác. Công nghệ tế bào gốc gần đây đã được nghiên
cứu trong điều trị LGMKHG, mở ra hướng phát triển mới trong điều trị
bệnh lý này. Ghép tấm biểu mô nuôi cấy tự thân (vùng rìa, niêm mạc
miệng) hoặc đồng loại (biểu mô màng ối) đã được sử dụng cho một số
trường hợp cho kết quả đáng khích lệ.
Biểu mô cuống rốn (BMCR) về bản chất là biểu mô màng ối bọc
quanh cuống rốn. Các tế bào này đã được phân lập và chứng minh có
tính chất của tế bào gốc biểu mô, có khả năng biệt hóa thành một số loại
tế bào biểu mô khác nhau trong môi trường thích hợp, đặc biệt là biểu
mô GM. Reza (2011) đã biệt hóa biểu mô cuống rốn giống với biểu mô
GM, và ghép trên thỏ. Kết quả cho thấy GM sau ghép 10 tuần vẫn trong,
không có tân mạch, và có hình ảnh mô học giống với GM thỏ bình
thường. Những nghiên cứu này đã mở ra hướng ứng dụng BMCR nuôi
cấy trong các bệnh lý bề mặt nhãn cầu, đặc biệt là LGMKHG – tình
trạng bệnh lý khó điều điều trị trong nhãn khoa. Xuất phát từ các kết
quả trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phương pháp ghép tấm biểu mô cuống rốn
nuôi cấy điều trị loét giác mạc khó hàn gắn.
2. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_dung_tam_bieu_mo_cuong_ron_nuo.pdf