Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao bằng

Nấm độc bao gồm nhiều loài, mỗi loài có đặc điểm về hình thái,

độc tố, tác dụng lên cơ thể khác nhau. Ngộ độc nấm thường do người ta

không phân biệt được giữa nấm độc và nấm không độc.

Theo thống kê của Hiệp hội các trung tâm chống độc của Mỹ trong

10 năm (2001-2011) đã ghi nhận 83.140 trường hợp ngộ độc nấm độc

(năm 2013 là 6204 ca). Tại Việt Nam, ngộ độc nấm liên tục xảy ra ở

các tỉnh có nhiều rừng như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tháng 3

năm 2014, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho

15 người bị ngộ độc nấm từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, tử

vong 10 người (66,7%). Các công trình nghiên cứu về nấm độc ở Việt

Nam rất ít, cho đến trước năm 2008, tranh tuyên truyền phòng chống

ngộ độc nấm của Bộ y tế cũng như của các tỉnh chủ yếu dựa vào hình

ảnh các loài nấm độc mọc ở Mỹ, châu Âu, trong đó có nhiều loài nấm

chỉ mọc ở vùng ôn đới nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc, có hệ sinh thái rừng rất đa

dạng và phong phú. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng, Chi

cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở y tế của tỉnh, trong giai đoạn từ

2003-2009, có 29 vụ ngộ độc nấm dẫn đến 81 người bị ngộ độc, 17

người tử vong. Đặc biệt có vụ ngộ độc nấm làm 8 người trong một gia

đình bị tử vong. Hầu hết các vụ ngộ độc này đều chưa xác định được

loài nấm đã gây ngộ độc.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học,

độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng”

pdf 27 trang dienloan 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao bằng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao bằng
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
NGUYỄN TIẾN DŨNG 
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC NẤM, 
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐỘC TÍNH CỦA MỘT SỐ 
LOÀI NẤM ĐỘC THƢỜNG GẶP TẠI TỈNH CAO BẰNG 
Chuyên ngành : Dƣợc lý - Độc chất 
 Mã số : 62 72 01 20 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2015 
Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
- PGS.TS. HOÀNG CÔNG MINH 
- PGS.TS. PHẠM DUỆ 
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Dụ 
Phản biện 2: GS.TS. Trịnh Tam Kiệt 
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp 
tại Học viện Quân y. 
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2016. 1 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1. Thƣ viện Quốc gia 
2. Thƣ viện Y học Trung ƣơng 
Thƣ viện Học viện Quân y
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Nấm độc bao gồm nhiều loài, mỗi loài có đặc điểm về hình thái, 
độc tố, tác dụng lên cơ thể khác nhau. Ngộ độc nấm thường do người ta 
không phân biệt được giữa nấm độc và nấm không độc. 
Theo thống kê của Hiệp hội các trung tâm chống độc của Mỹ trong 
10 năm (2001-2011) đã ghi nhận 83.140 trường hợp ngộ độc nấm độc 
(năm 2013 là 6204 ca). Tại Việt Nam, ngộ độc nấm liên tục xảy ra ở 
các tỉnh có nhiều rừng như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,Tháng 3 
năm 2014, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho 
15 người bị ngộ độc nấm từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, tử 
vong 10 người (66,7%). Các công trình nghiên cứu về nấm độc ở Việt 
Nam rất ít, cho đến trước năm 2008, tranh tuyên truyền phòng chống 
ngộ độc nấm của Bộ y tế cũng như của các tỉnh chủ yếu dựa vào hình 
ảnh các loài nấm độc mọc ở Mỹ, châu Âu, trong đó có nhiều loài nấm 
chỉ mọc ở vùng ôn đới nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. 
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc, có hệ sinh thái rừng rất đa 
dạng và phong phú. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng, Chi 
cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở y tế của tỉnh, trong giai đoạn từ 
2003-2009, có 29 vụ ngộ độc nấm dẫn đến 81 người bị ngộ độc, 17 
người tử vong. Đặc biệt có vụ ngộ độc nấm làm 8 người trong một gia 
đình bị tử vong. Hầu hết các vụ ngộ độc này đều chưa xác định được 
loài nấm đã gây ngộ độc. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, 
độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng” 
2. Mục tiêu 
2.1.Đánh giá thực trạng ngộ độc nấm độc tại tỉnh Cao Bằng từ năm 
2003 đến năm 2009 và kết quả thực trạng ngộ độc nấm sau can thiệp từ 
năm 2010 đến tháng 6 năm 2014. 
2.2. Xác định đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài nấm 
độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng. 
2.3. Xác định độc tính cấp và sự thay đổi một số chỉ tiêu về hoá 
sinh, huyết học, tim mạch, mô bệnh học dưới ảnh hưởng dịch chiết của 
4 loài nấm độc thường gặp trên động vật. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
- Lần đầu tiên một nghiên cứu đánh giá được thực trạng ngộ độc 
nấm tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2003 đến năm 2009 và kết quả tình hình 
ngộ độc nấm sau can thiệp từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014. 
2 
- Xác định, mô tả được đặc điểm hình thái, phân bố của 13 loài 
nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng. 
- Xác định được độc tính cấp và sự thay đổi chỉ tiêu về hoá sinh, 
huyết học, tim mạch, mô bệnh học dưới ảnh hưởng dịch chiết của 4 
loài nấm độc thường gặp trên động vật. Trong đó nấm ô tán trắng phiến 
xanh gây ra nhiều vụ ngộ độc nhất, nấm độc trắng hình nón gây tử 
vong, nấm xốp gây nôn chưa được nghiên cứu và nấm mực chỉ thấy 
mọc ở Cao Bằng chưa thấy mọc ở địa phương khác. 
4. Bố cục luận án 
Luận án có 148 trang, bao gồm các phần: đặt vấn đề (2 trang), tổng 
quan (40 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang), kết 
quả (42 trang), bàn luận (40 trang), kết luận (3 trang), kiến nghị (1 trang). 
Luận án có 35 bảng, 3 biểu đồ, 54 hình ảnh, 138 tài liệu tham khảo 
trong đó có 19 tài liệu tiếng Việt, 119 tài liệu tiếng Anh, 61 tài liệu từ 
năm 2010 trở lại đây. 
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN 
1.1. Khái niệm về nấm độc 
Nấm độc là loài nấm có chứa độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con 
người và động vật khi ăn phải. Trước đây người ta xếp nấm vào giới 
thực vật nhưng ngày nay tách riêng thành giới nấm. Trên thế giới hiện 
nay có gần 140.000 loài nấm đã được xác định danh tính, trong đó có 
khoảng 2000 loài nấm ăn được, 700 loài có hoạt chất có thể dùng trong 
điều trị bệnh và rất nhiều loài nấm độc. Theo Trịnh Tam Kiệt (1996), 
Việt Nam có 826 loài nấm lớn được ghi nhận, trong đó có 512 loài mới 
được phát hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Một số loài nấm độc có trong 
danh mục các loài nấm này. 
1.2. Phân loại nấm độc 
* Phân loại nấm độc theo độc tố chứa trong nấm: 
Nấm độc bao gồm rất nhiều loài với đặc điểm hình thái, thành 
phần độc tố và đặc điểm tác dụng lên cơ thể cũng rất khác nhau, vì vậy 
có nhiều cách phân loại nấm độc. Các nhà khoa học Mỹ (Fischer D.W., 
Bessette A.E.-1992, Cope R.B.-2007) đã phân loại nấm độc theo độc tố 
có chứa trong nấm. Theo cách phân loại này, nấm độc được chia ra làm 
8 loại: Amatoxin (cyclopolypeptid), gyromitrin (monomethylhydrazin), 
orellanin, muscarin, ibotenic acid và muscimol, coprin, psilocybin và 
psilocin, độc tố gây rối loạn đường tiêu hóa. 
3 
1.3. Những nghiên cứu về nấm độc trên thế giới 
1.3.1. Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố amatoxin 
Các loài nấm độc chứa amatoxin gây nên 90 - 95% trường hợp tử 
vong do ngộ độc nấm trên thế giới , vì vậy đã có nhiều công trình nghiên 
cứu về các loài nấm này. Amatoxin là tên gọi chung của các loại độc tố có 
chứa trong nấm độc thuộc các chi Amanita, Galerina và Lepiota. 
Amatoxin có chứa trong toàn bộ phần thể quả của nấm (mũ, phiến, cuống) 
và thể sợi (rễ nấm). 
Amatoxin bao gồm 8 loại: α-amanitin, β-amanitin, γ-amanitin, ε-
amanitin, amanullin, amanullinic acid, proamanullin, amanin và 7 loại 
phallotoxin: phalloidin, phalloid, prophalloin, phallisin, phallacin, 
phallacidin, phallisacin. Virotoxin cũng được tìm thấy trong các loài 
nấm này. 
1.3.2. Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố muscarin 
Nhóm nấm có chứa muscarin thường gặp ở các loài nấm thuộc chi 
Inocybe, Clitocybe và Omphalotus. Chi Inocybe: Inocybe patouillardi; 
Inocybe fastigiata (Inocybe rimosa),. ..Chi Clitocybe: Clitocybe 
dealbata, Clitocybe cerussata,Chi Omphalotus: Omphalotus 
olearius; Omphalotus illudens 
Tất cả các loài nấm thuộc chi Inocybe đều có độc tố. Trước đây 
người ta cho rằng loài nấm độc đỏ (Amanita muscaria) gây nên các 
triệu chứng ngộ độc muscarin. Tuy nhiên, phân tích định lượng các 
hoạt chất trong nấm Amanita muscaria, hàm lượng muscarin có trong 
nấm Amanita muscaria rất thấp (khoảng 0,0003% trọng lượng tươi) 
không đủ để gây ngộ độc dù ăn với khối lượng lớn. Muscarin có hàm 
lượng cao chủ yếu trong các loài nấm thuộc chi Inocybe và Clitocybe. 
1.3.3. Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố coprin 
Nhóm nấm độc chứa coprin đa số thuộc chi Coprinus. Một vài loài 
nấm có thể gây ngộ độc như: Nấm mực (Coprinus atramentarius), nấm 
mực nhỏ mọc cụm (Coprinus disseminatus), Coprinus micaceus, 
Coprinus fuscescens, Coprinus insignis.... Ngoài ra, loài nấm Clitocybe 
clavipes thuộc chi Clitocybe cũng gây ngộ độc tương tự như loài nấm có 
chứa coprin mặc dù người ta không thấy có coprin trong loài nấm này. 
1.3.4. Những nghiên cứu về nấm ô tán trắng phiến xanh 
(Chlorophyllum molybdites), độc tố gây rối loạn tiêu hóa 
Nấm ô tán trắng phiến xanh, là loài nấm gây ra nhiều vụ ngộ độc 
nhất ở nhiều nước trên thế giới và một số tỉnh tại Việt Nam. Cho tới 
năm 2004 Kobayashi Y. và CS (Nhật Bản) mới tách chiết và tinh chế 
4 
từ nấm này một loại lectin là N-Glycolylneuraminic acid. Năm 2009 – 
2010, Gong Q.F. và CS đã tách được 4 hợp chất từ thể sợi (rễ) của nấm 
này là 5,6,(22E,24R)-5α,6α-epoxyergosta-8, 22-diene-3β,7α-diol, 
(22E,24R)-ergosta-7,22-dien-3β-ol. Yamada M. và CS (2012), đã tách 
chiết được một loại protein độc và đặt tên là molybdophyllysin. 
Yoshikawa K. (2001), đã chiết được 2 dẫn chất steroid là (22E,24R)-
3α-ureido-ergosta-4, 6, 8 (14), 22-tetraene và (22E,24R) -5α, 8α-
epidioxyergosta-6,9,22-triene-3β-ol-3-O-β-D-glucopyra-noside. 
1.4. Những nghiên cứu về nấm độc ở Việt Nam 
1.4.1. Những nghiên cứu về đặc điểm, phân bố, độc tính của nấm độc 
Các công trình nghiên cứu về nấm lớn ở Việt Nam chủ yếu của các 
nhà sinh học, dược học về định danh loài nấm, xác định sự phân bố ở 
các vùng sinh thái khác nhau và nghiên cứu nhân giống nuôi trồng các 
loài nấm làm thực phẩm và dược liệu. Trong “Danh lục nấm lớn của 
Việt Nam” (1996) của Trịnh Tam Kiệt có liệt kê tên, phân bố 826 loài 
nấm lớn, trong đó có tên khoảng 20 loài nấm độc. Trần Công Khánh, 
Phạm Hải (2004) mô tả hình thái một số loài nấm độc thường gặp. Từ 
năm 2007 – 2008, Hoàng Công Minh và CS đã tiến hành điều tra xác 
định các loài nấm thường gây ngộ độc ở tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu đã 
phát hiện được 9 loài nấm độc, trong đó có 2 loài nấm thường gây ra các 
vụ ngộ độc. Tại Hà Giang đã phát hiện thấy loài nấm chứa amatoxin gây 
tử vong là nấm độc tán trắng (Amanita verna). Hoàng Công Minh (2009) 
đã nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết loài nấm này trên thỏ thấy 
AST, ALT, billirubin, urê, creatinin tăng cao, hồng cầu, huyết sắc tố 
giảm, thời gian máu đông, máu chảy kéo dài sau ngộ độc. 
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 
* 93 người bị ngộ độc nấm tại các địa phương thuộc tỉnh Cao 
Bằng, trong đó 81 người từ năm 2003 đến năm 2009 khi chưa có giải 
pháp can thiệp truyền thông và 12 người từ năm 2010 đến tháng 6 năm 
2014 sau khi có giải pháp can thiệp truyền thông. 
* Các mẫu nấm độc mọc tại một số khu vực đại diện thuộc tỉnh 
Cao Bằng. 
* Động vật thí nghiệm: 
+ Chuột nhắt trắng dòng Swiss : 1280 con, khoẻ mạnh, trọng 
lượng trung bình 20 ± 2 gam (không tính số chuột nhắt trắng dùng cho 
thăm dò liều gây ngộ độc). Chuột nhắt trắng dùng để xác định độc tính 
5 
(Liều chết trung bình - LD50) và nghiên cứu mô bệnh học đối với bốn 
loài nấm độc. 
+ Thỏ: 60 con, khoẻ mạnh, trọng lượng 2,0 ± 0,2 kg (không tính số 
thỏ dùng cho xác định định liều chết tối thiểu (LDmin). Thỏ dùng để 
nghiên cứu các chỉ tiêu hoá sinh và huyết học của 4 loài nấm. 
+ Chuột cống trắng dòng Wistar: 60 con, khoẻ mạnh, trọng lượng 
200 ± 20 gam (không tính số chuột cống trắng dùng để xác định liều 
chết tối thiểu (LDmin). Chuột cống trắng dùng để nghiên cứu về mạch, 
huyết áp cho 4 loài nấm. 
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra các trƣờng hợp ngộ độc nấm độc 
Giai đoạn 1 từ năm 2003 đến năm 2009, điều tra ngộ độc nấm độc 
theo phương pháp điều tra cắt ngang, hồi cứu hồ sơ, số liệu, phỏng vấn 
các người ngộ độc nấm và người nhà theo mẫu phiếu thu thập thông tin 
tại các gia đình người bị ngộ độc nấm độc ở các địa phương thuộc tỉnh 
Cao Bằng. Giai đoạn 2 từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014, điều tra 
ngộ độc nấm độc theo báo cáo thống kê ngộ độc nấm rừng, thực vật 
độc của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Sở y tế tỉnh Cao Bằng (sau 
can thiệp bằng giải pháp truyền thông). 
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra nấm độc 
Điều tra nấm độc theo mẫu phiếu điều tra tại thực địa, nơi người 
dân đã hái nấm về ăn và bị ngộ độc. Tại các địa phương không có vụ 
ngộ độc nấm, chúng tôi đến các khu vực có mọc nhiều loài nấm theo 
chỉ dẫn của của chính quyền, cán bộ trạm y tế và người dân trong xã. 
2.2.3. Phƣơng pháp xác định loài nấm 
Loài nấm được xác định theo phương pháp Trịnh Tam Kiệt, Kuo 
M., xác định dựa theo các đặc điểm riêng về hình thái, bào tử, phản 
ứng với hóa chất khi đối chiếu với mẫu nấm chuẩn. Các đặc điểm cần 
mô tả như: mũ nấm. phiến nấm, cuống nấm 
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu độc tính, ảnh hƣởng dịch chiết của 
4 loài nấm độc trên động vật 
2.2.4.1. Phương pháp chiết mẫu nấm độc 
* Phương pháp chiết đối với nấm khô: 
+ Nấm khô, cân trọng lượng, nghiền nhỏ thành bột cho vào bình. 
Tùy từng loại nấm mà có thể cho methanol, nước ngâm trong 24 
giờ. Chiết lấy toàn bộ dung môi. Tiếp tục cho methanol, nước vào 
bình ngâm chiết thêm 2 lần nữa với cách làm như trên để chiết kiệt 
hoạt chất trong mẫu nấm. 
6 
+ Gom tất cả dung môi vào một bình, sục khí đuổi dung môi cho 
bốc hơi nước để thu cặn. Cặn còn lại trong bình là tổng lượng các 
loại hoạt chất có trong mẫu nấm, cân trọng lượng cặn tính toán quy 
ra tương đương với trọng lượng nấm ban đầu. 
+ Pha chế cặn với nước cất để tạo thành dung dịch chiết. Trước khi 
cho động vật uống hoặc tiêm ổ bụng, dịch chiết được đun sôi trong 
ống nghiệm, để nguội đảm bảo vô khuẩn. 
* Phương pháp chiết đối với nấm tươi: 
+ Mẫu nấm tươi được bảo quản trong cồn 700 (cân trọng lượng 
nấm trước khi ngâm trong cồn). Lấy mẫu nấm từ bình ngâm cho 
vào cối sứ, nghiền nát thành hỗn dịch dạng huyền phù. Chắt lọc lấy 
hỗn dịch cho vào bình riêng. Cặn còn lại trong bình được tráng 
bằng một lượng nước cất nhất định sau đó cho vào cối sứ. Tiếp tục 
cho nước cất vào cối sứ có bã nấm và nghiền nhuyễn mẫu nấm 
cùng với nước, chắt lọc như trên lần 2, lần 3 để chiết kiệt hoạt chất. 
+ Gộp toàn bộ dịch chiết, lọc qua giấy lọc để thu được dich chiết chứa 
hoạt chất nấm độc. Sục khí cho bốc hơi hết cồn và hơi nước để thu 
lấy cặn hoạt chất của dịch chiết. Cân trọng lượng cặn tính toán quy 
ra tương đương với trọng lượng nấm ban đầu. 
+ Cặn của dịch chiết được pha chế để nghiên cứu trên động vật. 
Đảm bảo dịch chiết vô khuẩn bằng cách đun sôi để nguội trước khi 
tiêm hoặc cho động vật uống. 
2.2.4.2. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của 4 loài nấm độc 
trên chuột nhắt trắng 
* Phương pháp gây ngộ độc trên chuột nhắt trắng 
+ Phương pháp gây ngộ độc cấp qua đường tiêu hóa: dùng dụng cụ 
chuyên dụng bơm dịch chiết của 4 loài nấm độc được nghiên cứu: Nấm 
độc trắng hình nón (Amanita virosa), nấm ô tán trắng phiến xanh 
(Chlorophyllum molybdites), nấm xốp gây nôn (Russula emetica) và 
nấm mực (Coprinus atramentarius) vào dạ dày chuột nhắt trắng. 
+ Phương pháp gây ngộ độc cấp qua đường tiêm ổ bụng chỉ nghiên 
cứu đối với loài nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) do độc tố của 
loài nấm này là amatoxin hấp thu kém qua đường tiêu hóa của chuột 
nhắt trắng, nên ngoài đường tiêu hóa sẽ nghiên cứu thêm độc tính qua 
đường tiêm ổ bụng chuột nhắt trắng: 
* Phương pháp xác định liều chết trung bình (LD50) 
LD50 chuột nhắt trắng được xác định theo phương pháp Karber G 
7 
2.2.4.3. Phương pháp tiến hành các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học 
Các chỉ tiêu hoá sinh, huyết học được nghiên cứu ở thời điểm trước và 
sau ngộ độc vào buổi sáng ở các ngày thứ 1, 5 và 10 sau khi gây ngộ độc. 
Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ, mỗi con 2 ml vào ống nghiệm để xác 
định các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học trước khi gây ngộ độc. Tiến hành 
gây ngộ độc thỏ ở liều bằng 2/3 liều chết tối thiểu (LDmin) ở mỗi loài 
nấm độc (thăm dò liều trước khi thí nghiệm). Ở liều này thỏ bị ngộ độc 
nhưng không bị chết để có thể theo dõi và lấy máu xét nghi ... hời điểm nghiên cứu so 
với trước khi bị ngộ độc nấm. Ngay ở ngày thứ 1 sau ngộ độc, hoạt độ 
AST huyết thanh tăng cao gấp 4 lần và ALT tăng gấp 7 lần so với trước 
ngộ độc. Ở ngày thứ 5 sau ngộ độc, hoạt độ AST huyết thanh tăng gấp 
21 lần và ALT tăng gấp 13 lần so với trước khi ngộ độc và hoạt độ 
18 
AST tăng cao hơn ALT. Điều này chứng tỏ tế bào gan bị tổn thương 
nặng, hoại tử tế bào gan. Khi tế bào gan bị hoại tử, ty lạp thể bị phá huỷ 
làm cho AST từ ty lạp thể thoát ra ngoài máu cộng với AST có trong 
bào tương dẫn tới AST huyết thanh tăng cao hơn ALT. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả nước ngoài, 
rằng những bệnh nhân bị ngộ độc các loài nấm có chứa amatoxin như 
nấm độc tán trắng (Amanita verna), nấm độc trắng hình nón (Amanita 
virosa), nấm độc xanh đen (Amanita phaloides) tổn thương của gan 
thường rất nặng với các biểu hiện hủy hoại tế bào gan, suy chức năng 
gan, suy giảm các yếu tố đông máu đặc biệt là yếu tố đông máu do 
gan tổng hợp và những yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Tổn 
thương do độc tố của nấm có thể gây hậu quả rối loạn đông máu, chảy 
máu, hôn mê gan, suy đa tạng. Trước đây, phần lớn các bệnh nhân bị 
suy gan do nấm độc đều tử vong. 
Về ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc trắng hình nón lên một số chỉ 
tiêu đánh giá chức năng thận, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy 
nồng độ urê và creatinin trong máu thỏ bị ngộ độc cấp nấm độc trắng 
hình nón tăng cao có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với thời điểm trước 
ngộ độc ở tất cả các thời điểm nghiên cứu ngày thứ nhất, thứ 5 và ngày 
thứ 10 sau ngộ độc. Như vậy, độc tố của nấm độc trắng hình nón gây tổn 
thương tới tế bào thận. 
Về ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc trắng hình nón lên nồng độ 
glucose: Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng 
so với thời điểm trước ngộ độc ở ngày thứ nhất và giảm ở ngày thứ 5, 
thứ 10 sau ngộ độc. Nồng độ glucose giảm có thể do gan bị tổn thương 
dẫn đến giảm tổng hợp enzym xúc tác phân giải glycogen ở gan và quá 
trình phân giải glucogen ở gan bị rối loạn, gan bị hoại tử làm cho nồng 
độ glycogen ở tế bào gan giảm, sau khi bị ngộ độc, động vật bỏ ăn nên 
lượng thức ăn cung cấp từ bên ngoài cho cơ thể giảm và amatoxin gây 
tổn thương đường tiêu hoá từ đó hạn chế hấp thu glucose. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Floersheim G.L. (1987) và Chan A.K. (2007) rằng nồng độ glucose trong 
19 
máu giảm trong các trường hợp ngộ độc các loài nấm có amatoxin và 
trong một số trường hợp glucose trong máu có thể giảm xuống rất thấp. 
* Về ảnh hƣởng của dịch chiết nấm độc trắng hình nón lên một số 
chỉ tiêu huyết học 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy: Số lượng hồng cầu, 
nồng độ huyết sắc tố và tiểu cầu ở thỏ bị ngộ độc nấm độc trắng hình 
nón giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời điểm trước ngộ độc 
ở ngày thứ 5 và 10 sau ngộ độc. Một trong những đặc điểm của ngộ 
độc nấm độc có chứa amatoxin là xuất huyết kéo dài ở nhiều cơ quan, 
hệ thống. Theo Floersheim G.L. (1987) các trường hợp ngộ độc 
amatoxin mức độ nặng hầu hết có xuất huyết các cơ quan nội tạng. 
Những trường hợp giảm mạnh các yếu tố đông máu thường có tiên 
lượng xấu. 
* Về hình ảnh mô bệnh học gan, thận, lách chuột nhắt trắng bị ngộ 
độc dịch chiết nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) 
Trên hình ảnh đại thể gan, thận, lách chuột nhắt bị ngộ độc nấm 
độc trắng hình nón (ảnh 3.32; 3.37; 3.44) thấy rõ các cơ quan này phù 
nề, có màu nâu đen, mềm nhũn và kém đàn hồi. Bằng mắt thường ta có 
thể thấy hình thái của các cơ quan này có những thay đổi khi so sánh 
với nhóm đối chứng. 
Về hình ảnh vi thể: 
+ Đối với gan: hình ảnh vi thể gan chuột nhắt trắng bị ngộ độc 
nấm độc trắng hình nón (ảnh 3.35) thấy rõ vùng hoại tử tế bào gan 
với các nhân tế bào bị vỡ thành nhiều mảnh, phân nhánh, nhân tan. 
Xung quanh bè tế bào gan có các đám xuất huyết. 
Tế bào gan rất nhạy cảm với amatoxin và có thể coi gan là cơ quan 
đích chủ yếu đối với loại độc tố này. Khi vào cơ thể độc tố của nấm sẽ 
thâm nhập vào bên trong tế bào gan và gây rối loạn tổng hợp ARN 
thông tin dẫn tới rối loạn tổng hợp protein-enzym, kết cục làm chết tế 
bào. Ngoài ra, amatoxin khởi động các yếu tố kích hoạt sự chết theo 
chu trình của tế bào (apoptosis) tạo ra các ổ hoại tử, dưới kính hiển vi 
có thể thấy rõ nhân tế bào bị vỡ ra thành các mảnh, tế bào không còn 
20 
nhân (nhân tan). Hậu quả cuối cùng suy gan, rối loạn đông máu, xuất 
huyết nội tạng. Vì vậy, quan sát tổ chức gan dưới kính hiển sẽ thấy các 
đám xuất huyết rải rác. Kết quả nghiên cứu mô bệnh học cũng phù hợp 
với xét nghiệm hóa sinh máu đánh giá chức năng gan (hoạt độ enzym 
AST, ALT, billirubin toàn phần tăng rất cao). 
+ Kết quả nghiên cứu mô bệnh học với thận cho thấy cầu thận ở 
chuột bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón (ảnh 3.39) bị tổn thương với 
hình ảnh xung huyết cầu thận, giãn rộng khoang bao Bowman của cầu 
thận, có chỗ nhân tế bào vón cục, nhân vỡ ra thành các mảnh. Tại vùng tủy 
thận có các đám xuất huyết ở vùng kẽ và trong lòng các ống thận (ảnh 
3.41). Trong lòng các ống thận có các trụ niệu (ảnh 3.42). 
Tổn thương thận thường đồng hành với tổn thương gan trong ngộ độc 
nấm độc có amatoxin. Thận bị tổn thương là do tác động trực tiếp của độc 
tố lên cầu thận, ống thận do biến chứng của suy gan. Amatoxin là loại độc 
tố không bị chuyển hóa trong cơ thể nên chất này được thải ra ngoài ở 
dạng nguyên vẹn. Trên người có 40% lượng amatoxin trong cơ thể được 
thải qua đường nước tiểu. Theo Puschner B. và CS (2007), trên chó có 
khoảng 70 – 80% amanitin được đào thải qua nước tiểu, độc tố có trong 
nước tiểu sẽ làm lớp biểu mô ống thận bị tổn thương bong ra kết hợp 
với các thành phần khác như hồng cầu, protein tạo thành các trụ niệu. 
Đây là nguyên nhân gây hoại tử ống thận cấp, tắc ống thận, trong khi 
đó nếu huyết áp bình thường, thì nước tiểu vẫn được lọc và chảy vào 
bao Bowman. Tuy nhiên, do các ống thận bị tắc nên nước tiểu bị ứ lại 
và trên kính hiển vi ta thấy hình ảnh bao Bowman giãn rộng. Hình ảnh 
mô bệnh học cũng phù hợp về lâm sàng ở những bệnh nhân bị ngộ độc 
các loài nấm có amatoxin với biểu hiện thiểu niệu hoặc vô niệu. 
+ Đối với lách: trên hình ảnh vi thể lách chuột nhắt trắng bình 
thường (ảnh: 3.45) thấy rõ vùng tủy trắng bắt màu xanh thậm, vùng tủy 
đỏ có màu xanh đỏ. Lách ở chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng 
hình nón (ảnh: 3.46) thấy rõ ở vùng tủy đỏ có các vùng xung huyết và 
các đám xuất huyết. Lách bị xung huyết là do hậu quả của tác động của 
độc tố lên thành các mạch máu trong lách và do hậu quả của suy gan, 
suy thận. 
21 
4.3.2. Độc tính và ảnh hƣởng của nấm ô tán trắng phiến xanh 
(Chlorophyllum molybdites) trên động vật thực nghiệm 
* Về độc tính của nấm ô tán trắng phiến xanh 
Nấm ô tán trắng phiến xanh là một trong hai loài nấm thường gây 
ngộ độc nhất ở tỉnh Cao Bằng. Nấm ô tán trắng phiến xanh mọc ở xã 
Cách Linh huyện Phục Hòa được chọn để nghiên cứu độc tính. 
Kết quả nghiên cứu độc tính của nấm ô tán trắng phiến xanh ở 
bảng 3.16 cho thấy: LD50 của nấm ô tán trắng phiến xanh đối với chuột 
nhắt trắng qua đường tiêu hoá là 3,718 g/kg thể trọng đối với nấm khô 
và 35,253 g/kg thể trọng đối với nấm tươi. Như vậy, nấm ô tán trắng 
phiến xanh có độc tính thấp. 
Theo các tài liệu nước ngoài, nấm ô tán trắng phiến xanh là loài 
nấm có độc tố gây tác dụng nhanh. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện 
chỉ sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ với các biểu hiện rối loạn 
đường tiêu hoá (nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy) nhưng thường không gây 
chết người. Một số tài liệu có trích dẫn hình ảnh lâm sàng các trường 
hợp ngộ độc nấm ô tán trắng phiến xanh. Tất cả các bệnh nhân ngộ đôc 
loài nấm này đều có nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mất nước và mất điện 
giải ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân thường khỏi bệnh sau 2 - 3 
ngày sau khi được bù dịch đầy đủ. 
4.3.3. Độc tính và ảnh hƣởng của nấm xốp gây nôn (Russula 
emetica) trên động vật thực nghiệm 
* Về độc tính của nấm xốp gây nôn 
Nấm xốp gây nôn là loài nấm có mọc ở một số huyện của Cao 
Bằng. Loài nấm này có đặc điểm bên ngoài: Mũ nấm màu đỏ nên nhân 
dân ta vẫn coi loài nấm này rất độc, nguy hiểm và gây chết người. Tuy 
nhiên kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 cho thấy: LD50 qua đường tiêu 
hoá đối với chuột nhắt trắng của nấm xốp gây nôn ở dạng khô là 4,838 
g/kg trọng lượng và đối với dạng nấm tươi là 41,326 g/kg trọng lượng. 
Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ rằng nấm xốp gây nôn có độc 
tính thấp. Các tài liệu ở nước ngoài cũng khẳng định loài nấm này chỉ 
gây rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy,....), đặc biệt là 
22 
triệu chứng nôn dữ dội sau ăn nấm vì vậy loài này có tên là nấm xốp 
gây nôn. Hiện nay độc tố của loài nấm này vẫn chưa rõ. 
4.3.4. Độc tính và ảnh hƣởng của nấm mực (Coprinus 
atramentarius) trên động vật thực nghiệm 
* Về độc tính của nấm mực 
Nấm mực là một loài nấm độc có điều kiện, tức là nấm chỉ có tác 
dụng gây độc khi ăn nấm kèm theo uống rượu hoặc bệnh nhân uống 
rượu sau khi ăn nấm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.26 cho thấy LD50 
của nấm mực (dạng khô) qua đường tiêu hoá đối với chuột nhắt trắng 
là: 2,976 g /kg trọng lượng khi cho uống kèm với 5 ml rượu nồng độ 
40
0/kg trọng lượng (tương ứng với 0,1 ml rượu nồng độ 400/con). Nấm 
mực là loài nấm có chứa coprin. Độc tính của loài nấm này được giải 
thích theo cơ chế sau: coprin trong cơ thể được chuyển hoá thành 1-
aminocyclopropanol. Chất này ức chế enzym aldehyd dehydrogenase 
(ALDH) làm cho acetaldehyd không chuyển hoá thành acetic acid và 
acetic acid không đi vào chu trình Krebs không phân hủy thành CO2 và 
nước, dẫn đến tích tụ acetaldehyd trong cơ thể gây ra ngộ độc. Như 
vậy, bản chất của ngộ độc coprin là ngộ độc acetaldehyd, một sản 
phẩm trung gian trong quá trình chuyển hoá rượu. Vì vậy, chỉ những 
người uống rượu kèm ăn nấm mực có chứa coprin mới bị ngộ độc. 
Thông thường enzym ALDH bị ức chế trong vòng 5 - 7 ngày sau ăn 
nấm. Trong thời gian này nếu như bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu thì 
triệu chứng ngộ độc sẽ lại xuất hiện. 
KẾT LUẬN 
1. Thực trạng ngộ độc nấm độc tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 
2003 đến năm 2009 và từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014 
 + Giai đoạn chưa có giải pháp can thiệp truyền thông (2003 – 2009), 
tại Cao Bằng đã xảy ra 29 vụ ngộ độc nấm độc, 81 người mắc và 17 
người tử vong (21,0%). Sau triển khai giải pháp can thiệp truyền thông 
23 
(từ 2010 đến tháng 6 năm 2014) các vụ ngộ độc nấm đã giảm còn 6 vụ với 
12 người ngộ độc và 01 người tử vong (2,4%). 
 + Nấm gây ngộ độc nhiều nhất là nấm ô tán trắng phiến xanh: 18 vụ, 
39 người mắc, không gây tử vong. Nấm gây tử vong là nấm độc tán 
trắng (16 người) và nấm độc trắng hình nón (01 người). 
2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài nấm độc thƣờng 
gặp tại tỉnh Cao Bằng 
 + Nghiên cứu đã phát hiện, mô tả đặc điểm hình thái của 13 loài nấm độc 
của 11 trong số 12 huyện của tỉnh Cao Bằng, trong đó đã ghiên cứu đã xác 
định được 4 loài nấm độc thường gây ra ngộ độc tại tỉnh Cao Bằng: 
Nấm độc tán trắng (Amanita verna). Nấm độc trắng hình nón (Amanita 
virosa). Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites). Nấm 
mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata). 
3. Độc tính cấp, sự thay đổi một số chỉ tiêu hoá sinh, huyết học, tim 
mạch, mô bệnh học của dịch chiết 4 loài nấm độc thƣờng gặp trên 
động vật 
* Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa): 
+ LD50 chuột nhắt trắng: 
- Đường tiêm ổ bụng: 0,322 g/kg (nấm khô), 3,270 g/kg (nấm tươi). 
- Đường tiêu hoá: 3,896 g/kg (nấm khô), 28,632 g/kg (nấm tươi). 
 + AST, ALT, GGT, bilirubin, urê, creatinin huyết thanh thỏ tăng 
cao trong toàn bộ thời gian theo dõi. Glucose tăng ở ngày thứ 1 và 
giảm ở ngày thứ 5, 10 sau ngộ độc (p<0,001). Hồng cầu, tiểu cầu, 
huyết sắc tố giảm ở ngày thứ 5 và 10, số lượng bạch cầu tăng ở ngày 
thứ 1, thứ 5 sau ngộ độc (p<0,05). 
+ Mạch tăng, huyết áp giảm ở 24 giờ sau ngộ độc (p<0,01). 
+ Hình ảnh mô bệnh học gan, thận, lách chuột nhắt trắng: 
- Đại thể: Gan, thận, lách có màu nâu đen, mềm nhẽo, độ đàn hồi giảm. 
- Vi thể: Gan chảy máu, ổ hoại tử tế bào. Thận xung huyết, khoang 
bao Bowman giãn rộng. Lách xung huyết vùng tủy đỏ. 
24 
* Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites): 
 + LD50 chuột nhắt trắng qua đường tiêu hoá: 3,718 g/kg (nấm khô), 
35,253 g/kg (nấm tươi). 
+ ALT tăng ở ngày thứ 1 sau ngộ độc (p<0,001). 
 + Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung 
tính tăng ở ngày thứ 1 (p<0,05). 
* Nấm xốp gây nôn (Rusulla emetica): 
 + LD50 chuột nhắt trắng qua đường tiêu hoá: 4,838 g/kg (nấm khô), 
41,326 g/kg (nấm tươi). 
 + ALT, GGT tăng. glucose giảm ở ngày thứ 1 sau ngộ độc (p<0,05). 
 + Hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung 
tính tăng ở ngày thứ 1 (p<0,05). 
* Nấm mực (Coprinus atramentarius): 
 LD50 chuột nhắt trắng qua đường tiêu hoá: 2,976 g/kg (nấm khô), 
34,248 g/kg (nấm tươi) cho uống kèm 5 ml rượu 400/kg. 
 AST, ALT tăng cao ở ngày thứ 1, thứ 5, riêng ALT tăng đến 
ngày thứ 10 ở nhóm thỏ uống dịch chiết nấm mực + rượu (p<0,05). 
 GGT tăng cao, glucose giảm ở ngày thứ 1 sau ngộ độc (p<0,05). 
KIẾN NGHỊ 
 Tập huấn cho cán bộ y tế về nhận dạng các loài nấm độc, chẩn 
đoán, xử trí cấp cứu ngộ độc nấm độc. 
 Xây dựng mẫu tranh tuyên truyền, tờ rơi, băng hình về hình ảnh 
các loài nấm độc thường gây ngộ độc tại tỉnh Cao Bằng. 
 Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư, trường học về sự 
nguy hiểm của ăn nấm độc hái ở rừng. Sử dụng phương tiện truyền 
thông đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương, 
internet, tranh tuyên truyền, tờ rơi.... để tuyên truyền phòng chống 
ngộ độc nấm độc. 
25 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Duệ, Hoàng Công Minh (2011), “Nghiên 
cứu tình hình ngộ độc nấm tại Cao Bằng trong 7 năm (2003 - 2009)”, 
Tạp chí Y Dược học Quân sự , 36 (9), tr .115-119. 
2. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Duệ, Hoàng Công Minh (2013), 
“Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc trắng hình nón 
(Amanita virosa) lên một số chỉ tiêu huyết học và tim mạch trên động 
vật thực nghiệm”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 38(2), tr. 15-19. 
3. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Duệ, Hoàng Công Minh (2014), 
“Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng và sự phân bố các loài nấm độc 
tại tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 39(1), tr.17-22. 
4. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Kim Sơn, Hoàng Công Minh 
(2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm mực (Coprinus 
atramentarius) lên một số chỉ tiêu hóa sinh trên thỏ”, Tạp chí Y học 
thực hành, 919(5), tr. 92-95. 
5. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Kim Sơn, Hoàng Công Minh (2014). 
“Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm xốp gây nôn (Russula 
emetica) lên một số chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và tim mạch trên động 
vật”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 39(6), tr. 72-77. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_ngo_doc_nam_dac_diem_s.pdf