Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ ebmt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori (H. pylori) là yếu tố

nguy cơ quan trọng nhất với ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới

xác định điều trị tiệt trừ H. pylori là một trong các biện pháp chủ yếu

ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Trong điều trị tiệt trừ H. pylori, clarithromycin (CLR) là kháng

sinh quan trọng của phác đồ ba thuốc chuẩn theo kinh nghiệm lần

đầu và levofloxacin (LVX) là kháng sinh quan trọng trong phác đồ

lần hai. Phác đồ ba thuốc có CLR chỉ có hiệu quả cao khi tỷ lệ H. pylori

đề kháng CLR <15% và="" phác="" đồ="" ba="" thuốc="" có="" lvx="" chỉ="" có="" hiệu="">

cao khi tỷ lệ H. pylori đề kháng LVX <10% trong="" khu="" vực.="" vì="">

để chọn phác đồ điều trị cần có dữ liệu về H. pylori đề kháng kháng

sinh. Trong các phương pháp làm kháng sinh đồ với H. pylori thì

Epsilometer (Etest) là phương pháp phù hợp với vi khuẩn phát triển

chậm, đáng tin cậy do định lượng được nồng độ ức chế tối thiểu của

kháng sinh và có thể cá nhân hoá việc điều trị

pdf 56 trang dienloan 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ ebmt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ ebmt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ ebmt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC 
ĐẶNG NGỌC QUÝ HUỆ 
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ KHÁNG CLARITHROMYCIN, 
LEVOFLOXACIN CỦA HELICOBACTER PYLORI 
BẰNG EPSILOMETER VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ EBMT 
Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN 
Chuyên ngành: NỘI TIÊU HOÁ 
Mã số: 62 72 01 43 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HUẾ - NĂM 2018 
Công trình nghiên cứu được hoàn thành tại: 
 Trường Đại học Y Dược Huế 
Người hướng dẫn khoa học: 
 PGS. TS. TRẦN VĂN HUY 
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Văn Khiên 
 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thuý Oanh 
 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Xuân Chương 
 Trường Đại học Y Dược Huế 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp 
Đại học Huế, 
họp tại: số 3, Lê Lợi, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế 
vào lúc: .. giờ .. phút, ngày .. tháng .. năm 2018. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Trung tâm học liệu Huế 
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori (H. pylori) là yếu tố 
nguy cơ quan trọng nhất với ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới 
xác định điều trị tiệt trừ H. pylori là một trong các biện pháp chủ yếu 
ngăn ngừa ung thư dạ dày. 
Trong điều trị tiệt trừ H. pylori, clarithromycin (CLR) là kháng 
sinh quan trọng của phác đồ ba thuốc chuẩn theo kinh nghiệm lần 
đầu và levofloxacin (LVX) là kháng sinh quan trọng trong phác đồ 
lần hai. Phác đồ ba thuốc có CLR chỉ có hiệu quả cao khi tỷ lệ H. pylori 
đề kháng CLR <15% và phác đồ ba thuốc có LVX chỉ có hiệu quả 
cao khi tỷ lệ H. pylori đề kháng LVX <10% trong khu vực. Vì vậy, 
để chọn phác đồ điều trị cần có dữ liệu về H. pylori đề kháng kháng 
sinh. Trong các phương pháp làm kháng sinh đồ với H. pylori thì 
Epsilometer (Etest) là phương pháp phù hợp với vi khuẩn phát triển 
chậm, đáng tin cậy do định lượng được nồng độ ức chế tối thiểu của 
kháng sinh và có thể cá nhân hoá việc điều trị. 
Thời gian qua do các nghiên cứu ở nước ta cho thấy tỷ lệ H.pylori 
đề kháng với CLR và LVX khá cao, nên chúng ta cần chọn phác đồ 
bốn thuốc có bismuth (PBMT) để điều trị tiệt trừ H. pylori theo kinh 
nghiệm cho bệnh nhân điều trị lần đầu hoặc sau thất bại lần đầu. Tuy 
nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn đánh giá 
hiệu quả tiệt trừ H. pylori, sự tuân thủ và tác dụng phụ ở bệnh nhân 
viêm dạ dày mạn có H. pylori được điều trị bằng phác đồ này. 
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ 
kháng Clarithromycin, Levofloxacin của H.pylori bằng Epsilometer và 
hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Xác định tỷ lệ H. pylori đề kháng clarithromycin, levofloxacin ở 
bệnh nhân viêm dạ dày mạn bằng phương pháp Epsilometer và một 
số yếu tố liên quan đề kháng kháng sinh 
2 
2.2. Khảo sát tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ EBMT 10 ngày ở 
bệnh nhân viêm dạ dày mạn, tuân thủ dùng thuốc, tác dụng phụ và 
một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của luận án 
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu dùng Epsilometer xác định được 
nồng độ ức chế tối thiểu của từng chủng và đánh giá được tỷ lệ chủng 
H. pylori đề kháng với CLR và LVX đạt mức cao đáng báo động ở 
bệnh nhân viêm dạ dày mạn. 
Nghiên cứu phác đồ EBMT đánh giá được hiệu quả tiệt trừ H. pylori 
đạt mức chấp nhận ở lần điều trị thứ nhất và thứ hai cũng như tiên 
lượng được khả năng thành công của phác đồ thông qua xác định 
mức tuân thủ điều trị của người bệnh. 
- Ý nghĩa thực tiễn: Trong thực tế lâm sàng, việc áp dụng Etest sẽ 
xác định tính đề kháng của chủng H. pylori ở bệnh nhân đã điều trị 
thất bại từ hai lần trở lên giúp bác sĩ chọn kháng sinh phù hợp, nâng 
cao hiệu quả tiệt trừ. Epsilometer cho phép khảo sát tính đề kháng 
của hàng loạt chủng H. pylori trong cộng đồng theo định kỳ, để đánh 
giá xu hướng đề kháng kháng sinh và có chiến lược khuyến cáo chọn 
lựa phác đồ kinh nghiệm đầu tay điều trị phù hợp cho bệnh nhân ở 
từng khu vực cũng như để có chiến lược quản lý sử dụng kháng sinh. 
Áp dụng phác đồ EBMT điều trị tiệt trừ H. pylori cho bệnh nhân lần 
đầu hoặc sau thất bại lần đầu đem lại kết quả cao trong bối cảnh vi 
khuẩn ngày càng gia tăng đề kháng kháng sinh. 
4. Đóng góp mới của luận án 
Trong lĩnh vực H. pylori đề kháng kháng sinh, đây là một trong 
những đề tài đầu tiên áp dụng phương pháp Etest để khảo sát H. pylori 
đề kháng CLR, LVX ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, đã góp phần cung 
cấp dữ liệu đề kháng kháng sinh đáng tin cậy cho ngành tiêu hoá có 
chiến lược điều trị tiệt trừ phù hợp. Về mặt điều trị, đây cũng là một 
trong những đề tài đầu tiên ở Việt Nam đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ 
H. pylori của phác đồ bốn thuốc có bismuth ở bệnh nhân viêm dạ dày 
mạn trong bối cảnh vi khuẩn ngày càng gia tăng đề kháng kháng sinh. 
3 
CẤU TRÚC LUẬN ÁN 
Luận án có 139 trang, với 4 chương, gồm 3 trang đặt vấn đề, 35 
trang tổng quan, 27 trang đối tượng và phương pháp nghiên cứu, 26 
trang kết quả, 45 trang bàn luận, 2 trang kết luận và 1 trang kiến nghị. 
Luận án có 43 bảng, 8 hình, 4 sơ đồ, 8 biểu đồ và 227 tài liệu tham 
khảo gồm 25 tiếng Việt và 202 tiếng Anh. 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. VIÊM DẠ DÀY MẠN VÀ VI KHUẨN H. PYLORI 
1.1.2.1. Định nghĩa, nguyên nhân viêm dạ dày mạn 
Viêm dạ dày mạn (VDDM) được định nghĩa là những thương tổn 
mạn tính của biểu mô phủ ở niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến những 
biến đổi mô bệnh học quan trọng như dị sản ruột, loạn sản, teo tuyến 
niêm mạc, trên cơ sở đó ung thư dạ dày có thể phát triển. 
 Trong các nguyên nhân VDDM do nhiễm trùng, vi khuẩn H. pylori 
đóng vai trò chủ yếu. 
1.1.3. Viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori 
1.1.3.1. Cơ chế gây bệnh của H. pylori trong viêm dạ dày mạn 
Nhiễm H. pylori dẫn đến những bệnh lý tiêu hoá khác nhau trên người 
bệnh là do sự tương tác giữa vi khuẩn, vật chủ và các yếu tố môi trường. 
1.2. HELICOBACTER PYLORI ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH 
1.2.1.2. Phân loại H. pylori đề kháng kháng sinh 
H. pylori có thể đề kháng kháng sinh nguyên phát hoặc thứ phát. 
1.2.3. Dịch tễ H. pylori đề kháng với CLR và LVX 
1.2.3.1. Tình hình H. pylori đề kháng CLR, LVX trên thế giới 
Trên thế giới, giai đoạn 2009-2014, tổng hợp của Ghotaslou R. cho 
thấy tỷ lệ H. pylori đề kháng chung với CLR là 19,74%, với LVX là 
18,94%. 
1.2.3.2. Tình hình H. pylori đề kháng CLR, LVX ở Việt Nam 
Trong nước, nghiên cứu H.pylori đề kháng kháng sinh bằng Etest 
tại miền Trung của Phan Trung Nam (2013) trên 56 bệnh nhân cho 
thấy tỷ lệ đề kháng chung với CLR là 42,9%, với LVX là 44,6%. 
4 
1.2.4.2. Phương pháp xác định kiểu hình đề kháng kháng sinh của 
H. pylori 
- Phương pháp kháng sinh đồ dựa vào MIC bằng Epsilometer 
Nguyên lý của phương pháp Epsilometer dựa vào sự kết hợp giữa 
phương pháp đĩa giấy kháng sinh khuếch tán và phương pháp pha 
loãng kháng sinh trong thạch. 
Ưu điểm của phương pháp: Etest là chọn lựa thích hợp thay thế cho 
phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch, phù hợp với số lượng 
mẫu thử ít trên thực hành, tiện lợi là xác định được MIC cho vi khuẩn, 
phù hợp với vi khuẩn phát triển chậm và khó nuôi cấy như H. pylori. 
- Phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch 
- Phương pháp đĩa giấy kháng sinh khuếch tán 
1.2.6. Yếu tố liên quan H.pylori đề kháng CLR, LVX 
1.2.6.1. Yếu tố liên quan H. pylori đề kháng CLR 
Các yếu tố nguy cơ liên quan chủng H. pylori đề kháng CLR gồm: 
giới nữ (Megraud), nhóm tuổi ≥40 (Vilaichone) và tiền sử đã từng 
điều trị tiệt trừ H. pylori (Lee JW và Shiota). 
1.2.6.2. Yếu tố liên quan H. pylori đề kháng LVX 
Các yếu tố nguy cơ liên quan chủng H. pylori đề kháng LVX gồm: 
giới nữ (Zhang), tiền sử điều trị tiệt trừ H. pylori (Lee). Trong khi Trần 
Thanh Bình không ghi nhận yếu tố nào liên quan đến H.pylori đề 
kháng CLR và LVX. 
1.3. ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI 
1.3.2.1. Chọn phác đồ theo hướng dẫn đồng thuận Maastricht IV 
Chọn phác đồ đầu tay (lần 1) theo kinh nghiệm cần dựa vào tỷ lệ 
H. pylori đề kháng CLR trong khu vực cao hơn hay thấp hơn 15%. 
Khi chọn phác đồ lần 2 nên cân nhắc tỷ lệ H. pylori đề kháng LVX. 
Với bệnh nhân sau hai lần điều trị thất bại nên chọn phác đồ điều trị lần 
3 dựa vào tính nhạy cảm kháng sinh. 
1.3.3. Điều trị tiệt trừ H. pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth 
Phác đồ bốn thuốc có bismuth nguyên ủy xuất phát từ phác đồ ba 
thuốc có bismuth kinh điển do Borody đề nghị gồm bismuth, 
5 
metronidazole và tetracycline, sau đó được thêm vào một thuốc PPI 
nhằm nâng cao hiệu quả tiệt trừ H. pylori. 
Phác đồ PBMT có thể được chỉ định ở lần 1, lần 2 và cho bệnh 
nhân dị ứng penicilline. Phác đồ PBMT cũng được Gisbert đề nghị 
dùng để chỉ định điều trị tiệt trừ H. pylori lần 3. 
1.3.3.3. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ PBMT 
- Hiệu quả phác đồ ở bệnh nhân điều trị lần đầu 
Nghiên cứu của Laine cho thấy tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ 
PBMT 10 ngày cao hơn phác đồ OAC ở bệnh nhân điều trị lần đầu, theo 
ITT là 87,7% so với 83,2%; theo PP là 92,5% so với 87,1%, tuy chưa có 
ý nghĩa, nhưng phác đồ PBMT vượt qua được đề kháng MTZ. 
- Hiệu quả của phác đồ ở bệnh nhân sau thất bại lần đầu 
Delchier điều trị H. pylori bằng phác đồ PBMT trên nhóm bệnh 
nhân đã thất bại lần đầu bằng phác đồ gồm omeprazole, AMX, CLR 
cho thấy đạt tỷ lệ tiệt trừ H. pylori cao 93,2% (ITT) và 94,7% (PP). 
Trong nước, Trần Thiện Trung (2009) dùng phác đồ EBMT 14 
ngày điều trị tiệt trừ H. pylori cho 26 bệnh nhân sau điều trị thất bại 
lần đầu đạt tỷ lệ tiệt trừ cao 93,3% (ITT) và 95,7% (PP). 
1.3.4.2.Yếu tố liên quan kết quả điều trị của phác đồ có bismuth 
Graham nghiên cứu hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ ba 
thuốc có bismuth cho thấy chỉ có đặc điểm “tuân thủ kém” là yếu tố 
tiên lượng điều trị thất bại, trong khi tuổi và kiểu bệnh dạ dày tá tràng 
không đủ tiêu chuẩn để đưa vào mô hình phân tích tiên lượng. 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Từ tháng 3/2014 đến tháng 01/2016 tại Bệnh viện đa khoa Thống 
Nhất, Đồng Nai, chúng tôi nghiên cứu 176 bệnh nhân viêm dạ dày mạn 
có H. pylori về tình hình H. pylori đề kháng CLR, LVX bằng Etest và 
hiệu quả điều trị tiệt trừ H. pylori bằng phác đồ EBMT 10 ngày. 
6 
2.1.1. Đối tượng bệnh nhân nghiên cứu 
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân có triệu chứng tiêu hoá trên, ≥16 tuổi, đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
- Chẩn đoán viêm dạ dày mạn dựa vào: 
Lâm sàng: bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên. 
Nội soi: bệnh nhân có tổn thương viêm dạ dày đơn thuần. 
Mô bệnh học: chẩn đoán viêm dạ dày mạn trên mô bệnh học. 
- Chẩn đoán nhiễm H. pylori khi có ít nhất 2 xét nghiệm dương tính: 
CLO test (+) ở tất cả các bệnh nhân, và có thêm 
Ít nhất một trong ba xét nghiệm sau xác định H. pylori (+): mô 
bệnh học ở hang vị (+), mô bệnh học ở thân vị (+) và nuôi cấy (+). 
2.1.2. Mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày 
Mẫu sinh thiết niêm mạc ở hang vị và thân vị của các bệnh nhân 
có CLO test (+) được nuôi cấy H. pylori và xét nghiệm mô bệnh học. 
2.1.3. Vi khuẩn Helicobacter pylori 
Chủng H. pylori nuôi cấy, phân lập được từ mô sinh thiết dạ dày 
sẽ được làm kháng sinh đồ với CLR, LVX bằng phương pháp Etest. 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (Sơ đồ nghiên cứu 2.1) 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát H. pylori đề kháng kháng 
sinh. Nghiên cứu tiến cứu, mở, có can thiệp điều trị, không nhóm chứng 
và theo dõi dọc để đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ EBMT. 
2.2.3. Các biến số nghiên cứu 
2.2.3.1. Lâm sàng 
Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng, hút thuốc lá, 
tiền sử điều trị, số lần điều trị, số liều thuốc đã dùng, tác dụng phụ. 
2.2.3.2. Cận lâm sàng 
Các loại tổn thương mô học, giá trị MIC, kết quả CLO test. 
2.2.4. Phương tiện và sinh phẩm nghiên cứu 
- Máy nội soi Olympus Exera II CV-180, ống soi mềm Olympus 
GIF-Q150, kìm sinh thiết Olympus FB-25K-1, Pylori-test (CLOtest). 
7 
- Đĩa cấy H. pylori Pylori-agar (BioMerieux), đĩa Muller-Hilton 
HBA làm kháng sinh đồ (công ty Nam Khoa), thanh Etest, hộp Jar 
hoặc túi đặc chủng có khoá, túi Genbox hoặc Genbag (BioMerieux). 
- Máy cắt mô Microm HM 340E, máy xử lý mô tự động STP 120, 
kính hiển vi Nikon Eclip E200, hoá chất nhuộm HE và Giemsa. 
- Thuốc điều trị: Esomeprazole (Nexium), viên 40 mg (AstraZeneca, 
Thụy Điển); Bismuth subcitrate (Ducas), viên 120 mg (Kyung dong 
pharm Co, Ltd., Hàn Quốc); Metronidazole (Flagyl), viên 250 mg 
(Sanofi-Aventis), Tetracycline viên 500 mg (Mekophar). 
2.2.6. Can thiệp điều trị 
Phác đồ điều trị EBMT 10 ngày, gồm: Esomeprazole 40 mg, ngày 
uống 2 lần, lần 1 viên; Bismuth subcitrate 120 mg, ngày uống 2 lần, lần 2 
viên; Metronidazole 250 mg, ngày uống 4 lần, lần 1 viên và Tetracycline 
500 mg, ngày uống 4 lần, lần 1 viên sau ba bữa ăn và trước đi ngủ tối. 
2.2.7. Các phương pháp đánh giá 
2.2.7.4. Kết quả kháng sinh đồ với H. pylori bằng Etest 
Đọc MIC tại nơi giao nhau giữa vòng elip vô khuẩn với thanh Etest. 
- Chủng H. pylori kháng CLR khi MIC ≥1 µg/ml (CLSI, Megraud). 
- Chủng H. pylori kháng LVX khi MIC >1 µg/ml (EUCAST, Megraud). 
2.2.7.5. Đánh giá tuân thủ dùng thuốc 
- Tuân thủ dùng thuốc tốt khi bệnh nhân dùng ≥80% lượng thuốc 
được cấp; tuân thủ dùng thuốc kém khi dùng <80% thuốc được cấp. 
- Trong nhóm tuân thủ dùng thuốc tốt chia 2 mức: tuân thủ dùng 
thuốc tốt - mức cao khi đạt từ >90 đến 100%; tuân thủ dùng thuốc tốt 
- mức thấp khi đạt từ ≥80 đến ≤90% thuốc được cấp. 
2.2.7.6. Đánh giá tác dụng phụ 
- Mức độ nhẹ: chỉ gây khó chịu thoáng qua. 
- Vừa: gây khó chịu vừa cho người bệnh, nhưng không ảnh hưởng 
đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. 
- Nặng: gây khó chịu, có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của 
người bệnh, nhưng có thể chịu được và chưa cần ngưng thuốc. 
- Rất nặng: gây ảnh hưởng nặng lên sức khỏe và sinh hoạt của 
người bệnh, buộc phải ngưng dùng thuốc. 
8 
2.2.7.7. Đánh giá tiệt trừ H. pylori 
Khi bệnh nhân có đồng thời cả 3 tiêu chuẩn đều âm tính, gồm: CLO 
test (-), mô bệnh học ở hang vị và thân vị đều có H. pylori (-). 
2.2.8. Cách thức tiến hành nghiên cứu 
2.2.8.1. Sàng lọc chọn lựa bệnh nhân 
Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, sau đó tư vấn 
bệnh nhân đồng ý ký đơn tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
2.2.8.2. Thu thập số liệu bằng phiếu soạn sẵn 
Ghi nhận thông tin hành chính, tiền sử, triệu chứng lâm sàng. 
2.2.8.3. Xét nghiệm máu 
Số lượng tiểu cầu trong máu và định lượng men ALT trong máu. 
2.2.8.4. Tiến hành nội soi 
Ghi nhận tổn thương ống tiêu hóa trên và lấy mẫu mô dạ dày để 
xét nghiệm CLO test, xét nghiệm vi sinh và mô bệnh học. 
2.2.8.5. Chỉ định thuốc điều trị bằng phác đồ EBMT 10 ngày 
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, tự theo dõi tác dụng phụ từ 
ngày 1 đến ngày 10 và hẹn tái khám. 
2.2.8.6. Xét nghiệm vi sinh 
Tiến hành nuôi cấy, phân lập H. pylori từ mẫu mô sin ... pylori to LVX 
The overall rate of H. pylori resistance to LVX in 154 patients was 
40.3% (Table 3.3). Our result is similar to Phan Trung Nam’s 41.3%, 
but is lower than Rajper S’s 62.3% (Pakistan) and Gao’s 50.3% 
(China). Our finding is slightly higher than Almeida’s 33.9%, Shiota’s 
31.3% but much higher than the 5% of resistance rate to LVX that 
noted by Karczewska. Our high overall rate of resistance to LVX is due 
to the already high prevalence of LVX-resistant H. pylori in naïve 
patients and patients with eradication failure. 
4.2.2.2. LVX-resistant H. pylori in naïve patients 
In our study, the LVX resistance rate of H. pylori in naïve patients was 
37.8% (Table 3.4), which was lower than Zhang’s result (Beijing, 2013-
2014) of 54,8%; but concordant with Phan Trung Nam’s 35.6% and Gao’s 
36.9%. Our research result was higher than those of other authors such as 
Megraud’s 14.1% and Tran Thanh Binh’s 18.4%. This difference is due to 
our study (2014-2016) is conducted more recent compared to other studies 
(before 2012). On the other hand, similar trends of increasing 
clarithromycin resistance to H. pylori, the fact that outpatients in our 
country are easy to receive FLQ for genitourinary and respiratory infection 
can lead to cross-resistance to LVX, which has increased H. pylori 
resistance to LVX in naïve patients. 
4.2.2.3. LVX-resistant H. pylori in patients with eradication failure 
The LVX resistance rate of H. pylori in patients with treatment failure 
was 48.6% (Table 3.5). Our result was similar to Almeida’s 44.2%, but 
lower than Gao’s 73.3%, Shiota 71,4% and Phan Trung Nam’s 63.2%. 
20 
Although our rate of LVX-resistant H. pylori in patients after eradication 
failure is higher in the naïve group than in most studies, we did not 
observe differences such as Chang, while other authors note significant 
differences. This was consistent with Shiota’s finding that in multivariate 
analysis, the author did not find any effect of history of treatment H. pylori 
on LVX resistance, however, using FLQ was the risk factor increasing 
the possibility of H. pylori resistance to LVX. 
4.2.3. Characterrization of CLR-LVX dual H. pylori resistance 
The overall rate of dual resistance in H. pylori isolate in 153 patients 
was 30.7% (Table 3.3), in 118 naïve patients was 26.3% (Table 3.4) and in 
35 patients with treatment failure was 45.7% (Table 3.5). The rate of dual-
resistance to CLR-LVX in patients after treatment failure was higher in 
naïve patients, similar to that of Almeida, Chang and Phan Trung Nam. 
4.2.4. Characteristic analysis of patients with CLR-resistant H. pylori 
and some related factors 
4.2.4.1. Age of patients and CLR resistance 
Our results indicated that the age group ≥ 30 was an independent risk 
factor, which was positively correlated with CLR resistance in multivariate 
analysis (Table 3.8), this was similar to Almeida’s results as the author 
noted the risk of infection with CLR-resistant H. pylori in patients > 40 
years old was higher in the age group < 40, with OR= 2.23 (95%CI 1.21-
4.12). However in our study, the age group that was likely to be infected 
with H. pylori resistance to CLR started at a lower age (≥ 30 years old). 
Increasing use of macrolides for the treatment of respiratory and urinary 
infections increasing the exposure of H. pylori infection with this drug. It is 
reason why resistance to CLR is higher in the older adults. 
4.2.4.3. History of treatment H. pylori and CLR resistance 
Our results indicated that a history of treatment H. pylori was an 
independent risk factor to CLR resistance H. pylori (Table 3.8). This 
finding was consistent with the findings that patients with eradication 
therapy failure have a higher risk of resistance to CLR than those 
without treatment by Shiota, Wuppenhorst and Lee. 
21 
4.2.5. Characteristic analysis of patients with LVX-resistant H. pylori 
and some related factors 
4.2.5.3. History of treatment H. pylori and LVX resistance 
We did not find relation between patients with history of treatment 
H. pylori and the rate of LVX resistance H. pylori (Table 3.9), which 
was similar to the results of Shiota’s study showing that historic factor 
of treating with H. pylori is only significant in univariate analysis and is 
no longer significant in multivariate analysis. This was similar with 
Boyanova’s remark when explaining the likely of infected with LVX 
resistance H. pylori in patients after treatment failure with LVX-based 
triple therapy. 
4.3. ANALYSIS OF RESULTS OF H. PYLORI ERADICATION 
BY EBMT REGIMEN IN PATIENTS WITH CHRONIC 
GASTRITIS, MEDICATION ADHERENCE, SIFE EFFECTS 
AND SOME RELATED FACTORS AFFECTING THE EFICACY 
OF ERADICATION THERAPY 
4.3.1. Analysis of treatment results according to patient characteristics 
4.3.1.1. Results of H. pylori eradication by patient object 
- In our study, the overall H. pylori eradication results of all patients 
treated by 10-day EBMT was 80.7% in ITT analysis (Table 3.14) and 
89.3% in PP analysis (Table 3.15). Our results were lower than that of 
Dore (2002), the author achieved 95% of eradication rate (ITT) and 98% 
(PP) with PBMT regimen (total MTZ and bismuth doses were equal, total 
TET and omeprazole doses were lower than our; with twice daily, 14-day 
course), treatment for 76 naïve patients and 42 patients who had failed one 
or more eradication therapies. This can be explained by the fact that Dore’s 
study had fewer daily doses than we did, that helped patients adhere better 
to treatment, resulting in higher eradication efficacy. On the other hand, 
Dore’s treatment adherence threshold was ≥90%, higher than our (≥80%) 
and 14-day course of Dore was also longer than our 10-day course, which 
helps to increase the rate of H. pylori eradication. 
- The rate of H. pylori eradication in first-line therapy patients were 
79.5% by ITT (Table 3.14) and 90.7% by PP (Table 3.15), similar to 
Malfertheiner (2011) when using PBMT regimen including omeprazole and 
“3-in-1” pills (containing TET, MTZ and bismuth) for the treatment of 
22 
H. pylori eradication, which resulted in 80% eradication by ITT and 93% by 
PP. However, our results of H. pylori eradication were higher than those of 
Uygun (2007), the author’s results were 70% for ITT and 82.3% for PP. This 
is due to the fact that we were using esomeprazole more effectively than 
other PPIs (Wang X) and high-dose PPIs were more effective than the 
standard dose (Villoria A). Furthermore, the percentage of patients excluded 
from our PP analysis was 9.6% lower than Uygun’s 15% (18/120 patients). 
- In 24 patients of second-line therapy, the rate of H. pylori eradication 
was 91.7% (Table 3.14, 3.15) in both ITT and PP analysis. These results 
were lower than that of Tran Thien Trung with the eradication rate of 
93.3% by ITT and 95.7% by PP, when the author used EBMT regimen 
for H. pylori treatment in 26 patients with treatment failure. Our results 
of H. pylori eradication were lower than that of Tran Thien Trung 
because the author used both higher doses of MTZ (1500 mg/day 
versus our 1000 mg/day), and longer course duration (14 days versus 
our 10 days), which can help that regimen to overcome the impact of 
MTZ resistant strains. 
4.3.4. Analysis of treatment results according to adherence 
4.3.4.2. The rate of H. pylori eradication and level of adherence 
Our results showed that the eradication rate in patients with high level-
good medication adherence was 91.0%, higher than in those with low 
level-good medication adherence, which was only 50.0%, p = 0.017 (Table 
3.28). Analysis from our results indicated that: among the good medication 
adherence patients who taking ≥80% of the prescribed medicine, those 
were adherent >90% of the prescribed medicine will have a higher 
eradication rate, which was statistically significant. 
4.3.5. Analysis of regimen’s side effects and treatment outcomes 
4.3.5.1. Frequency of side effects 
The rate of patients met side effects in our study was 81.9% (Table 
3.30). This rate was insignificantly higher than that of other studies, for 
example, Katelaris’s 78%, De Boer’s 75.5% and O'Morain’s 73.8%. 
4.3.6. Factors affecting H. pylori eradication 
4.3.6.6. Relation between adherence and eradication outcomes 
Our study showed that although having the same good adherence 
level, characteristic of high level-good medication adherence patients 
23 
was independent factor, positively correlated with the eradication result 
in multivariate analysis, with OR= 13.4 (95% CI 2.1-86.7), p = 0.006 
(Table 3.34). So far, through medical literature, we found that our study 
is the first to address this issue: the possibility of H. pylori eradication 
in high level-good medication adherence patients is 13.4 times higher 
than the possibility of H. pylori eradication in low level-good 
medication adherence patients. 
CONCLUSIONS 
Based on the study of 176 patients with Helicobacter pylori- 
associated chronic gastritis to investigate the clarithromycin, 
levofloxacin resistance by Epsilometer, and evaluate the eradication 
efficacy of 10-day EBMT regimen at Thong Nhat-Dong Nai general 
hospital, we draw the following conclusions: 
1. The rate of resistance in H. pylori to clarithromycin and 
levofloxacin investigated by Epsilometer in patients with chronic 
gastritis and some related factors associated with antibiotic resistance 
1.1. The rate of resistance in H. pylori to clarithromycin and levofloxacin 
- Overall rate of resistance in H. pylori to clarithromycin is 72.5%. 
The clarithromycin resistance rate in patients with history of eradication 
failure is 94.3%, higher than in naïve patients, which is 66.1%, p<0.005. 
- Overall rate of resistance in H. pylori to levofloxacin is 40.3%. 
There is a trend of increasing levofloxacin-resistant H. pylori according 
to the rise of age group, p<0.05. The rate of resistance in H. pylori to 
levofloxacin in naïve patients is 37.8% and in patients with history of 
eradication failure is 48.6%. 
- Overall rate of dual resistance in H. pylori to clarithromycin and 
levofloxacin is 30.7%. The rate of dual resistance in H. pylori to 
clarithromycin and levofloxacin in patients with history of eradication 
failure is 45.7%, higher than in naïve patients, which is 26.3%, p<0.05. 
1.2. Factors associated with H. pylori resistance to clarithromycin and 
levofloxacin 
- Patients with the history of eradication failure and age group of 
≥30 are the two independent risk factors, positively correlated with 
24 
clarithromycin resistance, with OR=7.7 (95%CI 1.7-34.7) and OR=3.2 
(95%CI 1.3-7.7), p<0.05, respectively. 
- Having yet to find any factor which related to H. pylori strains 
resistance to levofloxacin. 
2. The rate of H. pylori eradication in patients with chronic gastritis 
by 10-day EBMT regimen, medication adherence, side effects, and 
some related factors affecting the efficacy of eradication therapy 
2.1. The rate of H. pylori eradication 
- The rate of H. pylori eradication by per protocol analysis in overall 
patient group is 89.3%, in first-line therapy patient group is 90.7% and in 
patient with history of eradication failure is 86.1%. 
- The rate of H. pylori eradication by intention to treat analysis in 
overall patient group is 80.7%, in first-line therapy patient group is 79.5% 
and in patient with history of eradication failure is 84.1%. 
2.2. The rate of adherence on medicine taking of patients 
The rate of patient’s good medication adherence is 97.0%, in which 
96.0% of them has good medication adherence with high level. 
2.3. Side effects of 10-day EBMT regimen 
Side effects occurred in 81.9% of the patients, including 60.2% of 
transient, mild; 19.3% of moderate; 0.6% of severe and 1.8% of very severe. 
2.4. Factors affecting the efficacy of H. pylori eradication using 10-day 
EBMT regimen 
Good medication adherence with high level is the independent factor, 
positively correlated with the eradication results of H. pylori, with 
OR=13.4 (95%CI 2.1-86.7), p<0.01. 
RECOMMENDATIONS 
Because of the high rate of resistant H. pylori to clarithromycin and 
levofloxacin, the selection of clarithromycin-based standard triple therapy as 
the empirical first-line therapy and the levofloxacin-based triple therapy for 
the empirical second-line therapy in Dong Nai may not be suitable. 
The 10-day EBMT regimen should be indicated for H. pylori 
eradication treatment in first-line therapy and after initial failure. 
Encouraging the patient to gaine good medication adherence with high 
level would increase eradication efficacy of EBMT regimen. 
LIST OF PUBLICATIONS RELATED 
TO THE DISSERTATION 
1. Dang Ngoc Quy Hue, Tran Van Huy (2014). Update on 
Helicobacter pylori: antibiotic resistance, diagnosis and 
treatment in 2012. Vietnamese Journal of Gastroenterology, Vol. 
IX, No. 34, pp 2179-2190. 
2. Dang Ngoc Quy Hue, Tran Van Huy, Nguyen Si Tuan, Le 
Nguyen Dang Khoa, Nguyen Thi Minh Thi, Pham Thi Thu Hang, 
Pham Thi Hien, Bui Nam Tran (2014). Evaluation of 
Helicobacter pylori resistance to clarithromycin and levofloxacin 
by epsilometer test in Dong Nai province, 2013. Journal of 
Practical Medicine, 1(903), pp 89-93. 
3. Dang Ngoc Quy Hue, Tran Van Huy, Tran Duc Anh (2015). 
Antibiotic resistance and results in antibiogram-based 
Helicobacter pylori therapy in gastritis patients after two or more 
eradication failures. Journal of Medicine and Pharmacy, No. 
28+29, pp 20-28. 
4. Dang Ngoc Quy Hue, Tran Van Huy, Nguyen Thanh Hai (2016). 
Chronic Helicobacter pylori gastritis: the eradication efficacy of the 
bismuth-containing quadruple regimen (EBMT). Journal of Medicine 
and Pharmacy, No. 32, pp 149-158. 
5. Dang Ngoc Quy Hue, Tran Van Huy (2017). Update on 
Helicobacter pylori treatment in 2017. Internal Medicine Journal 
of Vietnam, No. April, 2017, pp 7-14. 
LIST OF SYMBOLS AND ABBREVIATIONS 
AMX amoxicillin 
CG chronic gastritis 
CI confidence interval 
CLO test campylobacter-like organism test 
CLR clarithromycin 
CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute 
EBMT bismuth containing quadruple regimen, including: 
esomeprazole, bismuth, metronidazole and tetracycline 
Etest epsilometer test 
EUCAST European Committee on Antimicrobial Susceptibility 
Testing 
FLQ fluoroquinolone 
H. pylori Helicobacter pylori 
ITT intention to treat (analysis) 
LVX levofloxacin 
MIC minimum inhibitory concentration 
MTZ metronidazole 
OAC omeprazole, amoxicillin, clarithromycin 
OR odds ratio 
PBMT PPI, bismuth, metronidazole and tetracycline 
PCR polymerase chain reaction 
PP per protocol (analysis) 
PPI proton pump inhibitors 
TET tetracycline 
(+) positive (test result) 
(-) negative 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ty_le_khang_clarithromycin_levofl.pdf