Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can thiệp động mạch vành qua da

Can thiệp động mạch vành qua da (Percutaneous Coronary

Intervention: PCI) đã được chứng minh có lợi trên bệnh nhân có hội

chứng mạch vành cấp. PCI trên bệnh nhân bệnh động mạch vành

(ĐMV) ổn định chưa rõ ràng theo một số công trình nghiên cứu. Yếu tố

tiên lượng quan trọng nhất đối với bệnh nhân bệnh ĐMV là có chứng

cứ khách quan của thiếu máu cục bộ cơ tim hay ĐMV bị hẹp có ảnh

hưởng chức năng. Chỉ định cho PCI khi hẹp đường kính lòng mạch ≥

70%. Điều trị nội khoa bệnh ĐMV khi có hẹp đường kính ĐMV <>

Nhiều nghiên cứu báo cáo điều trị nội khoa các ĐMV bị hẹp từ 40% -

69% (trung gian) thì có đến gần phân nửa gây thiếu máu cục bộ cơ tim,

điều này ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của bệnh nhân. Theo nghiên cứu

của Legalery, Hamilos thì có đến 33% - 35,2% các ĐMV bị hẹp trung

gian có gây thiếu máu cục bộ cơ tim, khi điều trị nội khoa các ĐMV

này sẽ làm tăng biến cố tim mạch nặng so với PCI. Phân suất dự trữ lưu

lượng (FFR: Fractional Flow Reserve) cung cấp thông tin bệnh ĐMV

về chức năng, xác định ĐMV thủ phạm gây thiếu máu cục bộ cơ tim. Vì

vậy để hỗ trợ cho hình ảnh chụp động mạch vành cản quang để chẩn

đoán ĐMV bị hẹp mức độ trung gian, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên

cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV để hướng dẫn PCI các

ĐMV bị hẹp từ 40% - 69% đo bằng QCA với các mục tiêu chuyên biệt:

1. Xác định tỷ lệ động mạch vành bị hẹp trung gian có ảnh hưởng

chức năng bằng FFR, tỷ lệ bệnh nhân bệnh nhiều nhánh động mạch

vành về hình thái và về chức năng.

2. Xác định sự tương quan mức độ hẹp động mạch vành bằng

QCA, mức độ hẹp động mạch vành ước lượng bằng mắt, đường kính

động mạch vành hẹp nhất, đường kính động mạch vành tham chiếu, độ

dài đoạn hẹp động mạch vành và FFR

pdf 14 trang dienloan 4480
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can thiệp động mạch vành qua da", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can thiệp động mạch vành qua da

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can thiệp động mạch vành qua da
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
* * * * * * * * * 
HUỲNH TRUNG CANG 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN SUẤT DỰ TRỮ 
LƯU LƯỢNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 
TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA 
Chuyên ngành: NỘI TIM MẠCH 
Mã số: 62.72.20.25 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2014 
 Công trình hoàn thành tại: 
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Võ Thành Nhân 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
Họp tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Vào hồigiờngày thángnăm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện quốc gia Việt Nam 
- Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM 
- Thư viện Đại học YDược TP.HCM 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề 
Can thiệp động mạch vành qua da (Percutaneous Coronary 
Intervention: PCI) đã được chứng minh có lợi trên bệnh nhân có hội 
chứng mạch vành cấp. PCI trên bệnh nhân bệnh động mạch vành 
(ĐMV) ổn định chưa rõ ràng theo một số công trình nghiên cứu. Yếu tố 
tiên lượng quan trọng nhất đối với bệnh nhân bệnh ĐMV là có chứng 
cứ khách quan của thiếu máu cục bộ cơ tim hay ĐMV bị hẹp có ảnh 
hưởng chức năng. Chỉ định cho PCI khi hẹp đường kính lòng mạch ≥ 
70%. Điều trị nội khoa bệnh ĐMV khi có hẹp đường kính ĐMV < 70%. 
Nhiều nghiên cứu báo cáo điều trị nội khoa các ĐMV bị hẹp từ 40% - 
69% (trung gian) thì có đến gần phân nửa gây thiếu máu cục bộ cơ tim, 
điều này ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của bệnh nhân. Theo nghiên cứu 
của Legalery, Hamilos thì có đến 33% - 35,2% các ĐMV bị hẹp trung 
gian có gây thiếu máu cục bộ cơ tim, khi điều trị nội khoa các ĐMV 
này sẽ làm tăng biến cố tim mạch nặng so với PCI. Phân suất dự trữ lưu 
lượng (FFR: Fractional Flow Reserve) cung cấp thông tin bệnh ĐMV 
về chức năng, xác định ĐMV thủ phạm gây thiếu máu cục bộ cơ tim. Vì 
vậy để hỗ trợ cho hình ảnh chụp động mạch vành cản quang để chẩn 
đoán ĐMV bị hẹp mức độ trung gian, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên 
cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV để hướng dẫn PCI các 
ĐMV bị hẹp từ 40% - 69% đo bằng QCA với các mục tiêu chuyên biệt: 
1. Xác định tỷ lệ động mạch vành bị hẹp trung gian có ảnh hưởng 
chức năng bằng FFR, tỷ lệ bệnh nhân bệnh nhiều nhánh động mạch 
vành về hình thái và về chức năng. 
2. Xác định sự tương quan mức độ hẹp động mạch vành bằng 
QCA, mức độ hẹp động mạch vành ước lượng bằng mắt, đường kính 
động mạch vành hẹp nhất, đường kính động mạch vành tham chiếu, độ 
dài đoạn hẹp động mạch vành và FFR. 
2 
3. Xác định tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng, tỷ lệ sống còn, tỷ lệ 
sống còn không biến cố tim mạch nặng, tỷ lệ hết đau thắt ngực của 
nhóm bệnh nhân điều trị nội khoa có FFR > 0,80 và nhóm bệnh nhân 
can thiệp động mạch vành có FR ≤ 0,80 dưới hướng dẫn FFR sau 12 
tháng. 
2. Tính cấp thiết của đề tài 
Chỉ định PCI khi nhánh ĐMV hẹp ≥ 70% trên hình ảnh chụp ĐMV 
cản quang. Tuy nhiên hình ảnh chụp ĐMV cản quang, mức độ nặng của 
ĐMV bị hẹp và mức độ ảnh hưởng chức năng (thiếu máu cục bộ cơ tim) 
không giống nhau trên từng nhánh ĐMV. Có nhiều nhánh ĐMV chỉ hẹp 
trung gian nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim (có ảnh 
hưởng chức năng), có nhiều ĐMV trên chụp ĐMV cản quang là hẹp 
nặng nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu oxy cơ tim (không ảnh hưởng chức 
năng). Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi hẹp ĐMV không gây ảnh hưởng 
chức năng nếu PCI thì làm tăng các biến cố tim mạch nặng so với điều 
trị nội khoa. Ngược lại điều trị nội khoa các ĐMV bị hẹp có ảnh hưởng 
chức năng sẽ làm tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch so với PCI. Do đó 
ĐMV bị hẹp có gây ảnh hưởng đến chức năng hay không là vấn đề 
quan trọng. FFR giúp cho bác sĩ can thiệp có quyết định phương pháp 
điều trị tối ưu bệnh ĐMV ngay trong phòng thông tim. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
(1). FFR giúp chẩn đoán xác định 36,7% bệnh ĐMV bị hẹp từ 40% 
- 69% có gây ảnh hưởng chức năng cần phải PCI. FFR giúp làm giảm 
số lượng bệnh nhân bệnh nhiều nhánh động mạch vành và làm giảm số 
lượng nhánh động mạch vành bị hẹp có ảnh hưởng chức năng. 
(2). Sự tương quan giữa bệnh động mạch vành về hình thái và chức 
năng rất ít. 
3 
(3). Điều trị bệnh động mạch vành ổn định dưới hướng dẫn của 
FFR giúp làm giảm biến cố tim mạch nặng và cải thiện triệu chứng đau 
thắt ngực. 
4. Bố cục luận án 
Luận án gồm 120 trang: Phần đặt vấn đề 3 trang, mục tiêu nghiên 
cứu 1 trang, tổng quan tài liệu 33 trang, đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu 11 trang, kết quả nghiên cứu 31 trang, bàn luận 37 trang, kết 
luận và kiến nghị 3 trang, hạn chế của đề tài 1 trang. Có 48 bảng, 20 
biểu đồ, 3 sơ đồ, 11 hình và 147 tài liệu tham khảo (11 tài liệu tiếng 
Việt, 136 tài liệu tiếng nước ngoài). 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.5. Đánh giá chức năng của hẹp ĐMV 
Phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV (FFR) 
Định nghĩa: FFR là tỷ số giữa lưu lượng máu đạt tối đa qua ĐMV bị 
hẹp với lưu lượng máu tối đa lý thuyết qua ĐMV bình thường. 
Dựa trên định luật Ohm, lưu lượng ĐMV bằng áp lực ĐMV chia 
cho kháng lực ĐMV. Áp lực ĐMV là hiệu số giữa áp lực trong ĐMV 
và áp lực trong tĩnh mạch (Pv), Pv được tính bằng áp lực nhĩ phải. Khi 
không có hẹp ĐMV, áp lực ĐMV bằng hiệu số giữa áp lực động mạch 
chủ (Pa) và áp lực tĩnh mạch (Pv). Do đó, khi không hẹp ĐMV thì áp 
lực tưới máu ĐMV là (Pa – Pv). Lưu lượng máu tưới ĐMV bình thường 
là tỷ số của áp lực tưới máu ĐMV và kháng lực mao mạch (Pa – 
Pv)/R1. Trong trường hợp hẹp ĐMV thì áp lực tưới máu ĐMV bị hẹp là 
hiệu số giữa áp lực đoạn xa ĐMV bị hẹp (Pd) với áp lực tĩnh mạch (Pd 
– Pv). Lưu lượng máu tưới ĐMV bị hẹp là tỷ số của áp lực tưới máu 
ĐMV bị hẹp và kháng lực mao mạch (Pd – Pv)/R2. FFR là tỷ số giữa 
4 
lưu lượng lúc giãn mạch tối đa qua ĐMV bị hẹp với lưu lương đối đa lý 
thuyết (ĐMV bình thường). 
Trong quá trình giãn mạch tối đa, do kháng lực R1, R2 là rất thấp 
và xem là bằng nhau. Áp lực tĩnh mạch vành (Pv) luôn luôn rất thấp, 
ảnh hưởng không có đáng kể và gần bằng 0. Điều này dẫn đến chỉ số 
FFR lâm sàng đơn giản hóa của áp lực ĐMV đoạn xa trung bình chia áp 
lực động mạch chủ trung bình (FFR = Pd/Pa). Giá trị bình thường bằng 
1,0, FFR ≤ 0,80 có ảnh hưởng chức năng, FFR (0,80 – 1) không gây 
thiếu máu cục bộ cơ tim. 
Chương 2 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân có ĐMV bị hẹp từ 40% – 69% đo bằng QCA tại phòng 
thông tim bệnh viện Chợ Rẫy và phòng thông tim bệnh viện đa khoa 
Kiên Giang từ tháng 06/2011 đến tháng 02/2013. 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc 
2.2.2 Cỡ mẫu 2
2
2
2
2/1
05,0
073,0927,096,1)1( 
d
ppZn = 104 bệnh nhân 
Tỷ lệ tử vong hay MI sau 1 năm của cả mẫu điều trị bệnh động 
mạch vành dưới hướng dẫn của FFR (bao gồm PCI và điều trị nội khoa) 
trong nghiên cứu FAME là 7,3%. 
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân có kết quả chụp động mạch vành cản quang ghi nhận 
động mạch vành có hẹp 40% – 69% đo bằng QCA của một hay nhiều 
nhánh động mạch vành. Động mạch vành chính có đường kính lòng 
mạch tham chiếu > 2 mm. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 
5 
Chương 3: KẾT QUẢ 
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Tổng cộng có 115 bệnh nhân, trong đó 92 bệnh nhân được thực 
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, 23 bệnh nhân được thực hiện tại bệnh viện 
đa khoa Kiên Giang từ tháng 06/2011 đến tháng 02/2013. Tổng số có 
139 ĐMV được đo FFR. Có 46 bệnh nhân PCI và có 69 bệnh nhân 
được điều trị nội khoa. Thời gian nghiên cứu trung bình 14,9 ± 5,7 
tháng (3 - 24 tháng). Trong thời gian theo dõi mất liên lạc 1 bệnh nhân 
còn 114 bệnh nhân. Tuổi trung bình 62,8 ± 10,7 (trung bình ± độ lệch 
chuẩn). Tuổi nhỏ nhất 41 tuổi, tuổi lớn nhất 86 tuổi. Nam chiếm 69,6%, 
nữ chiếm 30,4%. Tỷ lệ nam/nữ = 2/1. 
3.2 Đặc điểm bệnh động mạch vành 
3.2.1 Phân bố số lượng bệnh động mạch vành đo bằng QCA 
Bảng 3.6 Phân bố số lượng bệnh động mạch vành 
Bệnh ĐMV N % 
Bệnh 1 nhánh ĐMV 43 37,4 
Bệnh 2 nhánh ĐMV 41 35,7 
Bệnh 3 nhánh ĐMV 25 21,7 
Bệnh thân chung ĐMV trái 6 5,2 
Tổng 115 100 
6 
3.2.3 Đặc điểm của động mạch vành trước đo FFR 
Bảng 3.8 Phân bố các thông số QCA và ước lượng bằng mắt của hẹp 
ĐMV chung 
Biến số Động mạch vành Nhỏ nhất Lớn nhất 
RVD (mm) 3,0 ± 0,5 2,1 4,4 
MLD (mm) 1,4 ± 0,3 0,5 2,2 
LL (mm) 20,1 ± 10,6 4,6 51,7 
QCA-PDS (%) 50,5 ± 6,5 40 66 
VEA-PDS (%) 66,0 ± 10,5 40 90 
3.3 Đo phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành 
3.3.1 Kết quả đo phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV 
Bảng 3.11 Phân loại ĐMV bị hẹp có ảnh hưởng chức năng bằng FFR 
FFR ĐMV Phần trăm Trung bình ± độ lệch chuẩn 
FFR > 0,80 88 63,3 0,89 ± 0,05 
FFR ≤ 0,80 51 36,7 0,74 ± 0,06 
Bảng 3.12 So sánh các thông số QCA, ước lượng bằng mắt giữa 2 
nhóm FFR 
Biến số 
FFR ≤ 0,80 
n = 51 
FFR > 0,80 
n = 88 
P 
RVD (trung bình ± độ lệch chuẩn) 2,9 ± 0,5 3,0 ± 0,5 0,077 
MLD (trung bình ± độ lệch chuẩn) 1,3 ± 0,3 1,4 ± 0,3 0,039 
QCA-PDS 
(trung bình ± độ lệch chuẩn) 
50,6 ±6,6 50,4 ± 6,6 0,85 
LL (trung bình ± độ lệch chuẩn) 24,5 ± 12,5 17,5 ± 8,5 0,0001 
VEA-PDS 
(trung bình ± độ lệch chuẩn) 
68,8 ± 10,3 64,4 ± 10,3 0,015 
7 
Tỷ lệ ĐMV bị hẹp trung gian ảnh hưởng chức năng 
Bảng 3.17 So sánh tỷ lệ ĐMV bị hẹp trung gian có ảnh hưởng chức 
năng 
ĐMV FFR ≤ 0,80 FFR > 0,80 P 
LMCA, (%) (n) 5 (9,8) 1 (1,1) 0,015 
LAD, (%) (n) 36 (70,6) 36 (40,9) 0,001 
LCx, (%) (n) 3 (5,9) 24 (27,3) 0,002 
RCA, (%) (n) 7 (13,7) 27 (30,7) 0,025 
3.3.4 So sánh đặc tính giữa 2 nhóm bệnh nhân FFR ≤ 0,80 và FFR > 
0,80 
Bảng 3.18 So sánh yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 
0,80 và FFR > 0,80. 
Biến số 
FFR ≤ 0,80 
n = 46 
FFR > 0,80 
n = 68 
P 
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) 61,3 ± 10,9 63,7 ± 10,5 0,24 
Nam ≥ 65 tuổi và nữ ≥ 55 tuổi (%) 52,2 37,0 0,11 
Giới (nam) (%) 71,7 68,1 0,68 
Hút thuốc lá (%) 67,4 52,2 0,11 
Tăng huyết áp (%) 71,7 71,0 0,93 
Đái tháo đường (%) 30,4 21,7 0,29 
Rối loạn lipid máu (%) 80,4 85,5 0,47 
Tiền sử gia đình bệnh ĐMV (%) 19,6 15,9 0,62 
8 
Bảng 3.19 So sánh tiền sử và cận lâm sàng giữa 2 nhóm bệnh nhân có 
FFR ≤ 0,80 và FFR > 0,80 
Biến số 
FFR ≤ 0,80 
n = 46 
FFR > 0,80 
N = 68 
p 
Tiền căn PCI (%) 47,8 36,2 0,22 
Tiền sử bệnh ĐMV (%) 50,7 52,2 0,88 
Phân suất tống máu (%) 
(trung bình ± độ lệch chuẩn) 
63,7 ± 6,7 59,5 ± 10,5 0,03 
Phân suất tống máu < 50% (%) 6,5 17,4 0,09 
Chỉ số khối cơ thể 
(trung bình ± độ lệch chuẩn) 
23,1 ± 3,4 23,3 ± 3,3 0,85 
FFR (trung bình ± độ lệch chuẩn) 0,74 ± 0,05 0,89 ± 0,05 0,001 
3.3.5 Số lượng bệnh ĐMV chức năng đánh giá bằng FFR 
0.0%
5.2%
21.7%
35.7%37.4%
30.4%
40.9%
4.3%
3.5%
20.9%
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
0-ĐMV 1-ĐMV 2-ĐMV 3-ĐMV LMCA
QCA
FFR
Biểu đồ 3.6 Phân bố số lượng bệnh ĐMV đo bằng QCA và FFR 
9 
3.4 Tương quan giữa các thông số hẹp động mạch vành đo bằng 
QCA và FFR 
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ tương quan 
giữa hẹp ĐMV ước lượng bằng 
mắt và FFR 
Biểu đồ 3.11 Biểu đồ tương quan 
giữa hẹp ĐMV đo bằng QCA và 
FFR 
3.4.3 Tương quan giữa đường kính ĐMV bị hẹp nhất với FFR 
Biểu đồ 3.12 Biểu đồ tương quan 
giữa đường kính ĐMV bị hẹp nhất 
và FFR 
Biểu đồ 3.13 Biểu đồ tương quan 
giữa đường kính ĐMV tham chiếu 
và FFR 
10 
3.4.4 Tương quan giữa độ dài đoạn hẹp ĐMV với FFR 
Biểu đồ 3.14 Biểu đồ tương quan giữa độ dài đoạn hẹp ĐMV và FFR 
3.5 Kết quả theo dõi 
3.5.1 Biến cố tim mạch 
Biến chứng của thủ thuật đo FFR 
Biến chứng liên quan đến dây nhân cảm áp lực hay ống thông can 
thiệp: Không có biến chứng thủng tim, không biến chứng bóc tách 
ĐMV. Biến chứng liên quan đến thuốc adenosine: Ghi nhận 5 bệnh 
nhân bị rối loạn nhịp thoáng qua như ngưng xoang 3 giây, block nhĩ 
thất độ II thoáng qua chiếm 4,4%. Những bệnh nhân này tự phục hồi 
không cần tiêm atropin tĩnh mạch. Không có biến cố tim mạch nặng 
trong thời gian nằm viện. 
Theo dõi các biến cố tim mạch nặng 
Bảng 3.26 Phân bố biến cố tim mạch nặng chung 
Biến cố tim mạch N % 
Tử vong 1 0,9 
MI 2 1,8 
TVR 3 2,6 
MACE 4 3,5 
Tử vong hoặc MI 3 2,6 
11 
Biến cố tim mạch nặng theo nhóm bệnh nhân FFR ≤ 0,80 và FFR 
> 0,80 
Bảng 3.27 So sánh biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân có 
FFR ≤ 0,80 và FFR > 0,80 
Biến cố tim mạch nặng 
FFR ≤ 0,80 
N = 46 
FFR > 0,80 
N = 68 
p 
Tử vong (%) (n) 2,2 (1) 0 (0) 0,22 
MI (%) (n) 2,2 (1) 1,5 (1) 0,78 
TVR (%) (n) 2,2 (1) 2,9 (2) 0,80 
MACE (%) (n) 4,4 (2) 2,9 (2) 0,69 
Tử vong hoặc MI (%) (n) 4,4 (2) 1,5 (1) 0,35 
3.5.2 Theo dõi triệu chứng đau thắt ngực 
Bảng 3.28 So sánh triệu chứng đau thắt ngực giữa 2 nhóm bệnh nhân 
FFR ≤ 0,80 và FFR > 0,80 
Triệu chứng đau thắt ngực 
FFR ≤ 0,80 
n = 46 
FFR > 0,80 
n = 68 
p 
Hết đau thắt ngực (%) (n) 82,6 (38) 92,7 (63) 
Còn đau thắt ngực (%) (n) 17,4 (8) 7,3 (5) 
0,098 
3.5.3 Tỷ lệ sống còn 
Tỷ lệ sống còn chung mẫu nghiên cứu 
Bảng 3.29 Tỷ lệ sống còn và tỷ lệ sống còn không biến cố tim mạch 
nặng chung 
Sống còn n % 
Sống còn 113 99,1 
Sống còn không biến cố tim mạch nặng 110 96,5 
12 
3.5.4 So sánh tỷ lệ sống còn của 2 nhóm bệnh nhân FFR ≤ 0,80 và 
FFR > 0,80 
Bảng 3.30 Phân bố tỷ lệ sống còn của 2 nhóm bệnh nhân FFR ≤ 0,80 và 
FFR > 0,80 
Sống còn FFR ≤ 0,80 FFR > 0,80 p 
Tỷ lệ sống còn (%) (n) 97,8 (45) 100 (68) 0,22 
Tỷ lệ sống còn không có biến 
cố tim mạch nặng (%) (n) 
95,7 (44) 97,1 (66) 0,69 
Chương 4: BÀN LUẬN 
4.1 Đặc điểm bệnh nhân 
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi 
tương tự như các tác giả nghiên cứu tại nhiều trung tâm ở Việt Nam. 
Tỷ lệ giới tính nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên 
cứu trong nước. Tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả Viên Hoàng 
Long năm 2013 tại Viện Tim Mạch Việt Nam trên 200 bệnh nhân bệnh 
động mạch vành ổn định có tỷ lệ nữ giới chiếm đến 44%. 
4.2 Đặc điểm bệnh động mạch vành 
4.2.2 Phân bố số lượng bệnh động mạch vành 
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh ĐMV nhiều nhánh đo bằng 
QCA chiếm tỷ lệ cao, trong đó bệnh 2 nhánh chiếm 35,7%, bệnh 3 
nhánh chiếm 21,7% và bệnh thân chung ĐMV trái chiếm 5,2%. Đây là 
những bệnh ĐMV nặng, thường có chỉ định phẫu thuật bắc cầu động 
mạch vành hoặc can thiệp nhiều nhánh ĐMV bằng nhiều stent. Kết quả 
bệnh ĐMV nhiều nhánh của nghiên cứu chúng tôi chiếm 57,4%. Kết 
quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Sant’Anna tại Brazil 
năm 2007 với tỷ lệ bệnh nhiều nhánh ĐMV 70%. Trong khi nghiên cứu 
13 
tại Pháp của tác giả Legalery thì tỷ lệ bệnh nhiều nhánh ĐMV chỉ có 
14%. Tỷ lệ bệnh nhiều nhánh trong nghiên cứu của chúng tôi cao, cho 
khuynh hướng chọn phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành 
hơn là PCI. 
4.2.3 Đánh giá động mạch vành bị hẹp trung gian bằng FFR 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐMV bị hẹp trung gian đo bằng 
QCA có FFR ≤ 0,80 chiếm 36,7%. Kết quả này tương đương với các 
công trình nghiên cứu nước ngoài. Các công trình nghiên cứu của 
Hamilos, Legalery khi đo FFR các ĐMV bị hẹp tr ...  toàn mức độ hẹp ĐMV có ảnh hưởng 
chức năng. 
4.3.3 Tương quan giữa đường kính ĐMV bị hẹp nhất và FFR 
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự tương quan thuận 
giữa MLD và FFR mức độ yếu với r = 0,1787 (p = 0,035). Trong 
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chỉ có MLD của LAD có tương quan 
mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi cũng tương tự các tác giả Hamilos, Leone. Đường kính ĐMV hẹp 
nhất càng nhỏ thì FFR càng nhỏ. Trong khi đó nghiên cứu của tác giả 
Nunrungroj tại Thái Lan trên 50 ĐMV cho thấy không có tương quan 
giữa MLD và FFR (p = 0,07), có lẽ do mẫu nghiên cứu của tác giả này 
chưa lớn (n = 50 ĐMV). 
4.3.4 Liên quan giữa chiều dài đoạn hẹp ĐMV và FFR 
Độ dài đoạn hẹp ĐMV và FFR có tương quan nghịch mức độ trung 
bình với r = - 0,35, có ý nghĩa thống kê với p = 0,00001. Khi phân tích 
trên từng ĐMV thì chỉ có độ dài đoạn hẹp LAD và FFR có tương quan 
nghịch mức độ trung bình với r = -0,42 (p = 0,0002). Theo nghiên cứu 
của Sun Li-Jie, Iguchi có sự tương quan nghịch trung bình giữa chiều 
dài của đoạn hẹp ĐMV đo bằng QCA < 70% và FFR có ý nghĩa thống 
kê. Nghiên cứu của Leone cho thấy không có sự tương quan giữa chiều 
dài đoạn ĐMV bị hẹp và FFR. 
4.3.5 Liên quan giữa đường kính ĐMV tham chiếu và FFR 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự tương quan giữa 
đường kính ĐMV tham chiếu và FFR với r = 0,15 (p = 0,07). Kết quả 
này cũng tương tự như của các tác giả Nunrungroj và Leone. Tác giả 
Hamilos cho thấy có sự tương quan giữa Đường kính ĐMV tham chiếu 
và FFR, sự khác nhau này do tác giả Hamilos chỉ nghiên cứu tổn 
thương LMCA. 
18 
Khi đánh giá từng ĐMV thì chỉ có hẹp LAD mức độ trung gian là 
có tất cả các thông số của QCA và hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt có 
tương quan với FFR. Mặc dù tương quan với FFR từ yếu đến trung bình 
nhưng các thông số này là thước đo đầu tiên để đánh giá bệnh ĐMV và 
cần có hỗ trợ của FFR để khắc phục những hạn chế của hình ảnh chụp 
ĐMV cản quang. 
4.4 Kết quả theo dõi 
4.4.2 Biến cố tim mạch nặng chung 
Tỷ lệ MACE trong nghiên cứu của chúng tôi 3,5%, trong đó tỷ lệ 
tử vong là 0,9%, tỷ lệ MI là 1,8% và tỷ lệ TVR là 2,6%. Tỷ lệ này thấp 
hơn các nghiên cứu của các tác giả khác theo. Sự khác nhau này do mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi có bệnh 1 nhánh ĐMV chiếm đến 37,4% và 
đối tượng nghiên cứu là bệnh ĐMV ổn định. Tác giả khác nghiên cứu 
bệnh nhân có bệnh nhiều nhánh ĐMV và mức độ hẹp động mạch vành 
nặng hơn. Nghiên cứu của Legalery sau 1 năm theo dõi 336 bệnh nhân 
PCI dưới hướng dẫn FFR có tỷ lệ MACE là 6%. Dưới hướng dẫn của 
FFR, thì tỷ lệ tử vong chung (0,9%) thấp hơn tỷ lệ tử vong hàng năm 
(1,5%) ở bệnh nhân không có bệnh ĐMV nhưng có nhiều yếu tố nguy 
cơ ≥ 3. Khi so sánh với tỷ lệ MACE trong nghiên cứu COURAGE trên 
bệnh nhân bị bệnh ĐMV ổn định có bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ 
tim. Kết quả nghiên cứu COURAGE có tỷ lệ tử vong và MI trong nhóm 
điều trị nội khoa là 18,5% sau 4,6 năm theo dõi (khoảng 4,0% mỗi 
năm). Tỷ lệ TVR 32,6% sau 4,6 năm theo dõi (khoảng 7,1% mỗi năm). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, can thiệp ĐMV ổn định dưới hướng 
dẫn FFR có tỷ lệ tử vong và MI là 2,6% sau 1 năm theo dõi, thấp hơn so 
với điều trị nội khoa của nghiên cứu COURAGE. Tỷ lệ TVR trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 2,6% sau 1 năm theo dõi cũng thấp hơn tỷ 
lệ TVR khi điều trị nội khoa trong nghiên cứu COURAGE (khoảng 
7,1% mỗi năm). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dưới hướng 
19 
dẫn của FFR, bệnh nhân bệnh ĐMV ổn định dù có PCI hay điều trị nội 
khoa cho tỷ lệ biến cố tim mạch nặng sau 1 năm theo dõi thấp hơn 
nhiều so với điều trị nội khoa đơn thuần (nghiên cứu COURAGE). 
4.4.3 Biến cố tim mạch nặng theo nhóm bệnh nhân có FFR > 0,80 
và nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 
Biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân có FFR > 0,80 và 
nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 khác nhau không có ý nghĩa thống kê. 
Khi đánh giá từng nhóm bệnh nhân thấy rằng nhóm bệnh nhân có FFR 
> 0,80 có tỷ lệ tử vong là 0%, tỷ lệ này tương tự như tác giả Kelly 
nghiên cứu 273 bệnh nhân có FFR > 0,80 theo dõi 17 tháng có tỷ lệ tử 
vong 0,5%. Tỷ lệ tử vong của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ tử vong của tác 
giả Muller (1,6%), và cũng thấp hơn tỷ lệ tử vong hàng năm (1,5%) ở 
bệnh nhân không có bệnh ĐMV nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ ≥ 3, 
Theo tác giả Pereira, tỷ lệ MACE trong nhóm bệnh nhân có FFR > 0,80 
là 6,5% sau 2 năm theo dõi. Theo nghiên cứu FAME sau 2 năm theo dõi 
có 0,2% MI do tắc ĐMV bị hẹp mức độ trung gian (FFR > 0,80) và 
1,6% MI do tắc ĐMV được đặt stent hoặc hẹp ĐMV mới trên nhóm 
bệnh nhân có FFR ≤ 0,80, 3,2% phải can thiệp bằng stent các ĐMV bị 
hẹp được điều trị nội khoa trong nhóm FFR > 0,80 và 7,2% do tái hẹp 
trong stent hay hẹp ĐMV mới trong nhóm FFR ≤ 0,80. Tỷ lệ tử vong 
trong nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 (có can thiệp bằng stent) của 
nghiên cứu chúng tôi là 2,2%, tỷ lệ này tương đương tỷ lệ tử vong (< 
3% mỗi năm) ở bệnh nhân có vùng thiếu máu cục bộ cơ tim thất trái < 
10% (tương đương tổng số điểm của xạ hình tim gắng sức < 9, không 
có thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim nhẹ) được 
điều trị nội khoa trong nghiên cứu của Hachamovitch. Ngược lại nếu 
nhóm bệnh nhân có thiếu máu cục bộ cơ tim < 10% điều trị can thiệp 
bằng stent thì tăng tỷ lệ tử vong 1,8% - 6,3% mỗi năm. Điều này cho 
thấy FFR hướng dẫn bác sĩ tim mạch can thiệp chọn lựa được tổn 
20 
thương ĐMV gây thiếu máu cục bộ cơ tim và can thiệp tái thông làm 
giảm thiếu máu cục bộ cơ tim. Tỷ lệ TVR theo nhóm bệnh nhân trong 
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác được lý giải do thời 
gian theo dõi của chúng tôi ngắn hơn, đối tượng bệnh nhân trong nghiên 
cứu của chúng tôi đều là bệnh ĐMV ổn định, số lượng bệnh ĐMV bị 
bệnh còn ít. 
Tất cả các ĐMV có FFR ≤ 0,80 trong nghiên cứu đều được đặt 
stent, mặc dù tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng trong nhóm bệnh nhân có 
FFR ≤ 0,80 cao hơn các tỷ lệ biến cố tim mạch nặng trong nhóm bệnh 
nhân có FFR > 0,80, nhưng các biến cố tim mạch nặng này vẫn thấp 
hơn các biến cố tim mạch nặng trên bệnh nhân đặt stent phủ thuốc tại 
Hoa Kỳ được báo cáo bởi Williams năm 2006. Williams báo cáo 6509 
bệnh nhân đặt stent phủ thuốc tại Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong là 3,1%, tỷ lệ 
MI là 2,4%, tỷ lệ TVR là 8,4% sau 1 năm theo dõi. 
Tỷ lệ MACE trong nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 của nghiên cứu 
của chúng tôi chiếm 4,4% tương đương với MACE trong nhóm can 
thiệp của FAME 2 (4,3%), nhưng thấp hơn nhiều tỷ lệ MACE (12,7%) 
trong nhóm điều trị nội khoa (FFR ≤ 0,80) của FAME 2. Trong nghiên 
cứu của Legalery năm 2005 trên 407 bệnh nhân tại Pháp những bệnh 
nhân có ĐMV bị hẹp với FFR ≤ 0,80 nếu điều trị nội khoa sẽ có tỷ lệ 
biến cố tim mạch nặng cao hơn so với PCI (21% so với 6%). Trong 
nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân có ĐMV bị hẹp với FFR ≤ 
0,80 được PCI có MACE là 4,4%. Điều này cho thấy bằng phương pháp 
đo FFR, nghiên cứu của chúng tôi phân loại được các ĐMV bị hẹp gây 
thiếu máu cục bộ cơ tim. 
4.4.4 Tỷ lệ sống còn chung của nhóm nghiên cứu 
Tỷ lệ sống còn chung của mẫu nghiên cứu sau 1 năm theo dõi là 
99,1%. Tỷ lệ sống còn không biến cố tim mạch nặng trong nhóm nghiên 
cứu của chúng tôi là 96,5%. Kết quả của chúng tôi tương tự như nghiên 
21 
cứu của Muller và cộng sự, sau 2 năm theo dõi có tỷ lệ sống còn không 
biến cố tim mạch nặng là 97%. Tỷ lệ sống còn trong nghiên cứu của 
chúng tôi cao hơn so với tác giả khác do đối tượng nghiên cứu của 
chúng tôi là những bệnh nhân có bệnh ĐMV ổn định và ĐMV bị hẹp từ 
40% - 69%. Khi phân tích bệnh ĐMV ổn định trong một nhánh nghiên 
cứu COURAGE, tác giả Shaw định lượng thiếu máu cục bộ cơ tim bằng 
chụp cắt lớp điện toán xạ đơn photon. Kết quả theo dõi sau 6 – 18 
tháng, dù có điều trị bằng PCI hay điều trị nội khoa đơn thuần làm giảm 
thiếu máu cục bộ cơ tim ≥ 5% thì có tỷ lệ sống còn không biến cố tim 
mạch nặng là 86,6%. Ngược lại, điều trị không làm giảm thiếu máu cục 
bộ cơ tim thì tỷ lệ sống còn không có biến cố tim mạch nặng thấp 
75,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều trị bệnh ĐMV ổn định 
dưới hướng dẫn của FFR, tỷ lệ sống sòn không biến cố tim mạch nặng 
sau 1 năm là 96,5%. Điều này cho thấy FFR xác định được ĐMV bị hẹp 
gây thiếu máu cục bộ cơ tim và điều trị tái thông gần như không còn 
thiếu máu cục bộ cơ tim tồn lưu. 
4.4.6 Sống còn không biến cố tim mạch nặng của 2 nhóm bệnh nhân 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống còn trong nhóm bệnh 
nhân có FFR > 0,80 cao hơn nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 nhưng sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,69). Kết quả này cũng tương 
tự như tác giả Hamilos theo dõi 5 năm cho thấy nhóm bệnh nhân có 
FFR > 0,80 có tỷ lệ sống còn cao hơn nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 
không có ý nghĩa thống kê. Nhưng theo tác giả Muler theo dõi bệnh 
nhân có FFR > 0,80 trong 5 năm có tỷ lệ sống còn 89,7% cao hơn tỷ lệ 
sống còn nhóm bệnh nhân có FFR ≤ 0,80 có ý nghĩa thống kê p = 
0,0019. Tỷ lệ sống còn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác 
giả khác vì chúng tôi theo dõi bệnh nhân sau 1 năm. Hơn nữa, mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi có cả bệnh ĐMV từ 1 nhánh đến nhiều nhánh, 
rất ít LMCA và tất cả bệnh nhân có bệnh ĐMV ổn định. Trong khi đó 
22 
tác giả Hamilos nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh thân chung ĐMV trái, 
Muller chỉ nghiên cứu trên đoạn gần LAD, đây là những bệnh ĐMV 
nặng. Sự khác biệt do kết quả can thiệp ĐMV phụ thuộc vào kỹ thuật 
can thiệp, loại stent, chế độ điều trị nội khoa sau can thiệp. 
4.4.7 Triệu chứng đau thắt ngực sau theo dõi 
Tỷ lệ hết đau thắt ngực sau 1 năm theo dõi trong nghiên cứu của 
chúng tôi 88,6%, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Tonino 
(FAME 1) có 81,3% bệnh nhân hết đau thắt ngực sau 1 năm theo dõi, 
80% bệnh nhân hết đau thắt ngực sau 2 năm theo dõi theo tác giả Pijls 
(FAME 1). Khi so sánh với một nhánh của nghiên cứu COURAGE cho 
bệnh nhân bệnh ĐMV ổn định có bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ tim 
bằng phương pháp không xâm lấn. Tác giả Shaw báo cáo có 63% bệnh 
nhân hết đau thắt ngực bằng điều trị nội khoa tối ưu và 70% hết đau thắt 
ngực bằng PCI kết hợp điều trị nội khoa sau 6 – 18 tháng theo dõi. Tỷ lệ 
này thấp hơn so với điều trị bệnh ĐMV ổn định dưới hướng dẫn FFR 
trong nghiên cứu của chúng tôi (88,6%). Tỷ lệ này cũng thấp hơn tỷ lệ 
hết đau thắt ngực của bệnh nhân có thiếu máu cục bộ cơ tim (FFR ≤ 
0,80) trong nghiên cứu của chúng tôi là 82,6%. Điều này cho thấy FFR 
giúp xác định hẹp ĐMV đích gây triệu chứng, điều trị bệnh ĐMV ổn 
định dưới hướng dẫn của FFR cải thiện triệu chứng hơn so với điều trị 
nội khoa đơn thuần. Kết quả này phù hợp với hướng dẫn điều trị của hội 
Tim mạch can thiệp Hoa Kỳ năm 2011. 
4.4.9 Biến chứng liên quan đến kỹ thuật đo FFR 
Đo FFR 139 ĐMV bằng dây dẫn áp lực chưa ghi nhận biến chứng 
liên quan đến ống thông can thiệp và dây dẫn nhận cảm áp lực như 
thủng tim, bóc tách ĐMV. Ghi nhận 5 bệnh nhân (chiếm 4,4%) bị rối 
loạn nhịp thoáng qua như ngưng xoang 3 giây, block nhĩ thất độ II 
thoáng qua do dùng Adenosin tiêm ĐMV. Hiện nay chưa có tài liệu nào 
báo cáo biến chứng nguy hiểm của kỹ thuật đo FFR. 
23 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu được thực hiện trên 115 bệnh nhân, tuổi trung bình 
62,8 ± 10,7, với tổng số 139 ĐMV bị hẹp từ 40% - 69% đo bằng QCA. 
Thời gian nghiên cứu trung bình là 14,9 ± 5,7 tháng (3 – 24 tháng) từ 
tháng 06/2011 đến tháng 02/2013. Có 68 bệnh nhân nội khoa có FFR > 
0,80, và 46 bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80. 
Tỷ lệ ĐMV bị hẹp trung gian có ảnh hưởng chức năng (FFR ≤ 
0,80) chiếm 36,7%. 
Phân loại bệnh nhân dựa trên chức năng (FFR) làm tăng tỷ lệ bệnh 
nhân không bệnh ĐMV lên 30,4%, tăng tỷ lệ bệnh nhân bệnh 1 nhánh 
ĐMV từ 37,4% lên 40,9%, giảm tỷ lệ bệnh nhân bệnh 2 nhánh ĐMV từ 
35,7% xuống 20,9%, giảm tỷ lệ bệnh nhân bệnh 3 nhánh ĐMV từ 
21,7% xuống 3,5% và giảm bệnh nhân bệnh LMCA từ 5,2% còn 4,3%. 
Không có sự đồng nhất giữa hình thái và chức năng của ĐMV bị hẹp. 
Có sự tương quan nghịch trung bình giữa hẹp ĐMV ước lượng 
bằng mắt và FFR. Tương quan nghịch trung bình giữa chiều dài đoạn 
hẹp ĐMV và FFR. Các thông số hình thái tổn thương ĐMV khác không 
có tương quan với FFR. 
Tỷ lệ nhánh LMCA và LAD bị hẹp trung gian có ảnh hưởng chức 
năng cao có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, tỷ lệ RCA và LCx bị hẹp 
trung gian không có ảnh hưởng chức năng cao có ý nghĩa thống kê. 
Điều trị ĐMV bị hẹp trung gian dưới hướng dẫn FFR, tỷ lệ MACE 
chung là 3,5% bao gồm tỷ lệ tử vong 0,9%, tỷ lệ MI 1,8%, tỷ lệ TVR 
2,6%. Tỷ lệ sống còn là 99,1% và tỷ lệ sống còn không biến cố tim 
mạch nặng là 96,5%. 
Tỷ lệ MACE, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ MI, tỷ lệ TVR, tỷ lệ hết đau thắt 
ngực, tỷ lệ sống còn, sống còn không biến cố tim mạch nặng của nhóm 
24 
bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 
0,80 khác nhau không có ý nghĩa thống kê. 
FFR giúp bác sĩ can thiệp tim mạch xác định hay loại trừ chính xác 
những ĐMV bị hẹp trung gian khi đo bằng QCA có hay không có ảnh 
hưởng đến chức năng ĐMV, qua đó đề ra một chiến lược điều trị can 
thiệp hay điều trị nội khoa thích hợp cho bệnh nhân. 
KIẾN NGHỊ 
Trong lúc thực hiện thủ thuật chụp động mạch vành cản quang, 
trước khi quyết định chiến lược điều trị cho các tổn thương hẹp LMCA, 
LAD, bệnh nhân có bệnh nhiều nhánh ĐMV mức độ trung gian và 
những tổn thương ĐMV bị hẹp trung gian dài lan tỏa (dựa trên QCA 
hay ước lượng bằng mắt) thì cần phải xác định tổn thương này có ảnh 
hưởng tới dòng chảy (ảnh hưởng chức năng) hay không bằng FFR. 
Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả của can 
thiệp đặt stent ĐMV bằng FFR, đánh giá tổn thương lổ nhánh bên sau 
đặt stent nhánh ĐMV chính, đánh giá tái hẹp trong stent bằng FFR. 
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Thiết kế mô tả nên có những hạn chế cơ hữu sẵn có của loại thiết 
kế này. 
2. Chia nhóm bệnh nhân theo dõi sau phân loại bằng FFR, trong cả 
2 nhóm bệnh nhân nội khoa (FFR > 0,80) và PCI (FFR ≤ 0,80) đều có 
ĐMV được can thiệp trước đó. 
3. Mẫu nghiên cứu không thuần nhất về số lượng bệnh ĐMV, trong 
nghiên cứu có cả bệnh 1 nhánh ĐMV đến bệnh nhiều nhánh ĐMV. 
4. Mẫu nghiên cứu không thuần nhất về bệnh cảnh lâm sàng bao 
gồm: bệnh nhân có tiền sử can thiệp ĐMV trước đó, nhồi máu cơ tim 
cũ, bệnh ĐMV không triệu chứng và có triệu chứng khó thở. 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Huỳnh Trung Cang, Ngô Minh Hùng, Lý Ích Trung, Trần 
Nguyễn Phương Hải, Võ Thành Nhân (2013). “Đánh giá tổn 
thương chức năng động mạch vành bằng phân suất dự trữ 
lưu lượng động mạch vành (FFR)”, Y học thành phố Hồ Chí 
Minh, Tập 17, Phụ bản số 3, trang 397 – 401. 
2. Huỳnh Trung Cang, Hoàng Văn Sỹ, Nguyễn Thượng Nghĩa, 
Võ Thành Nhân (2013). “Kết quả 1 năm can thiệp tổn 
thương động mạch vành trung gian dưới hướng dẫn phân 
suất dự trữ lưu lượng động mạch vành”, Y học thành phố 
Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản số 3, trang 402 - 407. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phan_suat_du_tru_luu_luo.pdf