Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ

Khoảng 93% tới 100% bệnh nhân trải qua phẫu thuật bụng đều có dính sau mổ. Tắc ruột chiếm tới 5% tổng số cấp cứu ngoại khoa nói chung và chiếm 20% cấp cứu bụng nói riêng. Trong số bệnh nhân tắc ruột này thì nguyên nhân dính chiếm từ 65% tới 75%.

PTNS đã có cuộc cách mạng ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý ngoại khoa và nâng cao chất lượng điều trị. PTNS điều trị TRSM được tin làm giảm nguy cơ gây dính so với mổ mở trên thực nghiệm và lâm sàng. Thêm vào đó trang thiết bị dùng trong PTNS ngày càng hoàn thiện và kinh nghiệm áp dụng PTNS trong điều kiện phẫu thuật cấp cứu dần được tích lũy đã hướng việc áp dụng PTNS điều trị TRSM có thể thực hiện được ở một số trường hợp.

Các phẫu thuật viên nhận thấy với ưu điểm ít gây thương tổn khi thực hiện PTNS dẫn tới các ưu điểm như: giảm đau sau mổ, tính thẩm mỹ cao, sớm phục hồi chức năng lưu thông tiêu hóa và thời gian nằm viện ngắn nên dần thay thế một số trường hợp trước đây chỉ định phẫu thuật mổ mở kinh điển. Khả năng thực hiện, tính an toàn ứng dụng PTNS trong điều trị tắc ruột do dính đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu nhưng kết quả còn nhiều khác biệt đáng kể. Tình hình đó phản ánh thông qua số lượng nghiên cứu khiêm tốn trong hai mươi năm qua kể từ công bố ca PTNS thành công đầu tiên của Clotteau năm 1990, với số lượng bệnh nhân còn hạn chế trong các mẫu nghiên cứu cũng như phần lớn các tác giả hạn chế trong thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu nên tính thuyết phục chưa cao.

1. Đánh giá kết quả sớm áp dụng PTNS trong điều trị TRSM thông qua: Tỷ lệ thành công, tai biến, biến chứng điều trị TRSM bằng PTNS.

2. Xác định các yếu tố tiên lượng khả năng áp dụng thành công PTNS vào điều trị TRSM

 

docx dienloan 6120
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_trong.docx