Tóm tắt Luận án Quan hệ công chúng của chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Hiện nay, quan hệ công chúng (Public Relation - PR) không còn là một khái

niệm mới mẻ. Mục tiêu của quan hệ công chúng là tạo sự hiểu biết và quan hệ tích

cực giữa tổ chức với các nhóm công chúng của nó. Đó thực chất là một công cụ

mang tính chiến lược trong ứng xử với công chúng của tổ chức. Nói cách khác, nhìn

nhận đúng bản chất và xác định đúng vai trò của hoạt động quan hệ công chúng sẽ

cho phép tận dụng tối đa các điểm mạnh và cơ hội mà hoạt động này đem lại cho tổ chức.

Với ý nghĩa như vậy, đề tài luận án được lựa chọn xuất phát từ những lý do

sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động quan hệ công chúng của

Chính phủ.

Công tác quan hệ công chúng trong hoạt động của Chính phủ có vai trò đặc

biệt quan trọng trong nền một hành chính hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh cải cách

hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cải cách từ nền

hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, coi người dân là khách hàng,

lấy sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả quản lý. Điều đó đòi hỏi Chính

phủ phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, tăng cường hoạt động

QHCC là một trong những giải pháp mang tính tích cực và bền vững.

Thứ hai, xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong hoạt động quan hệ công

chúng của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

QHCC gắn kết chặt chẽ với hoạt động cung cấp thông tin, đối thoại hai chiều

và xây dựng hình ảnh. Trong thời gian qua, tuy đã có những động thái tích cực

trong việc xây dựng và phát triển quan hệ công chúng, nhưng Chính phủ Việt Nam

vẫn còn tồn tại không ít hạn chế trong lĩnh vực này.

Thứ ba, xuất phát từ mối liên hệ giữa quan hệ công chúng và cải cách hành

chính nhà nước.

Những nội dung của cải cách hành chính suy cho cùng đều là hướng tới đích

cuối cùng là xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy lợi ích của người dân làm

trung tâm của mọi cải cách. Điều này tương thích với mục tiêu của hoạt động

QHCC là xây dựng mối quan hệ tích cực giữa Chính phủ với người dân và các

nhóm công chúng khác. Nghiên cứu quan hệ công chúng của Chính phủ đặt trong

bối cảnh cải cách hành chính nhà nước sẽ thấy được mối quan hệ biện chứng, tác

động qua lại giữa hai hoạt động này.

Xuất phát từ những kiến giải nói trên, Luận án nghiên cứu về “Quan hệ công

chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước ở Việt

Nam” mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động

quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở

Việt Nam hiện nay

pdf 27 trang dienloan 17100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quan hệ công chúng của chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quan hệ công chúng của chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Tóm tắt Luận án Quan hệ công chúng của chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
NGUYỄN QUỲNH NGA 
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ 
TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 
Ở VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Quản lý hành chính công 
Mã số: 62 34 82 01 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG 
Hà Nội, 2018 
Công trình được hoàn thành tại:.................. 
.........................
. 
Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu 2. PGS.TS. Bế Trung Anh 
Phản biện 1: .. 
. 
Phản biện 2: ................................... 
. 
Phản biện 3: .......................... 
......................... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện 
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp.. 
Nhà , Học viện Hành chính Quốc gia. 
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội 
Thời gian: vào hồi  giờ .. ngày  tháng . năm . 
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc 
Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Hiện nay, quan hệ công chúng (Public Relation - PR) không còn là một khái 
niệm mới mẻ. Mục tiêu của quan hệ công chúng là tạo sự hiểu biết và quan hệ tích 
cực giữa tổ chức với các nhóm công chúng của nó. Đó thực chất là một công cụ 
mang tính chiến lược trong ứng xử với công chúng của tổ chức. Nói cách khác, nhìn 
nhận đúng bản chất và xác định đúng vai trò của hoạt động quan hệ công chúng sẽ 
cho phép tận dụng tối đa các điểm mạnh và cơ hội mà hoạt động này đem lại cho tổ chức. 
Với ý nghĩa như vậy, đề tài luận án được lựa chọn xuất phát từ những lý do 
sau đây: 
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động quan hệ công chúng của 
Chính phủ. 
Công tác quan hệ công chúng trong hoạt động của Chính phủ có vai trò đặc 
biệt quan trọng trong nền một hành chính hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh cải cách 
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cải cách từ nền 
hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, coi người dân là khách hàng, 
lấy sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả quản lý. Điều đó đòi hỏi Chính 
phủ phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, tăng cường hoạt động 
QHCC là một trong những giải pháp mang tính tích cực và bền vững. 
Thứ hai, xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong hoạt động quan hệ công 
chúng của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. 
QHCC gắn kết chặt chẽ với hoạt động cung cấp thông tin, đối thoại hai chiều 
và xây dựng hình ảnh. Trong thời gian qua, tuy đã có những động thái tích cực 
trong việc xây dựng và phát triển quan hệ công chúng, nhưng Chính phủ Việt Nam 
vẫn còn tồn tại không ít hạn chế trong lĩnh vực này. 
Thứ ba, xuất phát từ mối liên hệ giữa quan hệ công chúng và cải cách hành 
chính nhà nước. 
Những nội dung của cải cách hành chính suy cho cùng đều là hướng tới đích 
cuối cùng là xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy lợi ích của người dân làm 
trung tâm của mọi cải cách. Điều này tương thích với mục tiêu của hoạt động 
QHCC là xây dựng mối quan hệ tích cực giữa Chính phủ với người dân và các 
nhóm công chúng khác. Nghiên cứu quan hệ công chúng của Chính phủ đặt trong 
bối cảnh cải cách hành chính nhà nước sẽ thấy được mối quan hệ biện chứng, tác 
động qua lại giữa hai hoạt động này. 
Xuất phát từ những kiến giải nói trên, Luận án nghiên cứu về “Quan hệ công 
chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước ở Việt 
Nam” mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động 
quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở 
Việt Nam hiện nay. 
2 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao hiệu 
quả hoạt động QHCC của Chính phủ trong phục vụ quá trình CCHC Nhà nước ở 
Việt Nam hiện nay. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Tổng quan, hệ thống hóa những vấn đề chung về hoạt động QHCC của 
Chính phủ, đặt cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp 
hoàn thiện hoạt động này. 
- Đánh giá hực trạng hoạt động QHCC của Chính phủ trong bối cảnh CCHC 
Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QHCC của Chính phủ, hướng đến phục 
vụ và nâng cao hiệu quả CCHC Nhà nước. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QHCC của Chính phủ đặt trong 
bối cảnh CCHC Nhà nước. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu những hoạt động QHCC 
của Chính phủ phục vụ CCHC trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay. Đây 
cũng là khoảng thời gian chương trình tổng thể CCHC Nhà nước được xây dựng và 
đi vào thực thi. 
- Phạm vi về không gian: Tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu tại 
hai cơ quan trung ương là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động, Thương binh 
và Xã hội; và bốn cơ quan địa phương tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng 
Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái. 
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Phương pháp luận 
- Quan điểm duy vật biện chứng; 
- Quan điểm duy vật lịch sử. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phân tích tài liệu; 
- Khảo sát, điều tra; 
- Phỏng vấn sâu; 
- Lấy ý kiến chuyên gia. 
5. Giả thuyết khoa học 
5.1. Giả thuyết khoa học 
Giả thuyết khoa học của luận án là: Nếu Chính phủ thực hiện tốt hoạt động 
QHCC thì sẽ nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước. 
3 
5.2. Câu hỏi nghiên cứu 
Câu hỏi 1: QHCC là gì? QHCC có điểm gì giống và khác với quảng cáo, 
maketing, dân vận và tuyên truyền? 
Câu hỏi 2: Hoạt động QHCC là gì? Cần có cơ sở lý thuyết nào để nghiên cứu về 
bản chất của hoạt động QHCC? 
Câu hỏi 3: QHCC của Chính phủ là gì? QHCC có vai trò như thế nào trong hoạt 
động của Chính phủ? 
Câu hỏi 4: QHCC của Chính phủ bao gồm những hoạt động cụ thể nào? 
Câu hỏi 5: Thực trạng hoạt động QHCC của Chính phủ với các nhóm công 
chúng hiện nay như thế nào? 
Câu hỏi 6: Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong hoạt động QHCC 
của Chính phủ? 
Câu hỏi 7: Các quốc gia trên thế giới đã có những kinh nghiệm thành công nào 
trong việc ứng dụng QHCC vào hoạt động của Chính phủ? 
Câu hỏi 8: Cần có những giải pháp nào để tăng cường QHCC của Chính phủ 
trong bối cảnh CCHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay? 
6. Những đóng góp mới của đề tài 
6.1. Đóng góp về mặt lý luận 
Luận án đóng góp những luận điểm lý luận khoa học bao gồm: 
- Thống nhất khái niệm QHCC và QHCC của Chính phủ. 
- Xác định nội hàm khái niệm QHCC trên cơ sở phân biệt với một số khái 
niệm liên quan. 
- Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động QHCC. 
- Phân tích vai trò của QHCC trong hoạt động của Chính phủ. 
- Xác định nội dung cụ thể của hoạt động QHCC của Chính phủ. 
- Nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng QHCC vào hoạt động Chính phủ của một 
số quốc gia trên thế giới. 
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn 
 Ngoài yếu tố lý luận, đề tài còn mang lại ý nghĩa, giá trị thực tiễn: 
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng QHCC của Chính phủ với người dân. 
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng QHCC của Chính phủ với đội ngũ CBCC 
(QHCC nội bộ). 
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng QHCC của Chính phủ với báo chí. 
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng QHCC của Chính phủ với các quốc gia 
(QHCC đối ngoại). 
- Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt 
động QHCC của Chính phủ. 
- Đề xuất hệ thống giải pháp mang tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả hoạt 
động QHCC của Chính phủ. 
4 
7. Cấu trúc của luận án 
 Luận án gồm 06 phần: 
 Phần 1. Phần mở đầu 
Phần 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu (Gồm 4 chương) 
Phần 3. Kết luận, kiến nghị và đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo 
Phần 4. Danh mục công trình công bố của tác giả 
Phần 5. Danh mục tài liệu tham khảo 
Phần 6. Phụ lục 
5 
Chương 1 
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng nói chung 
Nguồn tài liệu QHCC của các học giả nước ngoài nhìn chung rất dồi đào, 
phong phú. Trải qua gần 100 năm phát triển, QHCC đã được đào sâu nghiên cứu cả 
trên lĩnh vực lý luận và thực hành, với sự tham gia của những học giả tên tuổi. 
Được biết đến nhiều nhất là cuốn “Quảng cảo thoái vị, QHCC lên ngôi” của hai tác 
giả người Mỹ AI Ries và Laura ; và cuốn “Phá vỡ bí ẩn QHCC” của Frank Jefkins, 
hay cuốn “Sáng tạo chiến dịch QHCC hiệu quả” của tác giả Abbe Gregory. 
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng của Chính phủ 
Các đầu sách nghiên cứu về QHCC của Chính phủ không nhiều. Có thể kể đến 
một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này của các học giả nước ngoài 
như: Cuốn “Government public relations - A Reader” của Mordecai Lee ; 
“Government Communication: Cases and Challenges” của Karen Sanders và Maria 
Jose Canel; cuốn “Глобализация: сущность, проблемы,перспективы” (Toàn cầu 
hoá, bản chất, các vấn đề và triển vọng) của trường Tổng hợp Nhân văn quốc gia 
Liên bang Nga; cuốn "Государственное и Муниципальное управление" (Quản lý 
nhà nước ở địa phương) của một nhóm tác giả tại Nga. 
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về QHCC của Chính phủ của các học 
giả nước ngoài chưa nhiều, nội dung mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các trường 
hợp cụ thể tại các quốc gia phát triển, chưa mang tính chất lý luận khái quát. Việc 
vận dụng những kiến thức này ở điều kiện Việt Nam còn đòi hỏi có sự nghiên cứu 
và chắt lọc kỹ càng sao cho phù hợp. 
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng dưới góc độ truyền 
thông - báo chí 
Lĩnh vực truyền thông giao tiếp đã bắt đầu được đi sâu nghiên cứu từ những 
năm 30 của thế kỉ 20, với những tên tuổi của 4 nhà tiên phong người Mỹ: Kazarfeld, 
Lewin, Hovland, Lassvvell. 
Vấn đề quản lý truyền thông và kỹ năng quan hệ báo chí – một trong những 
yếu tố quan trọng nhất của QHCC nói chung - cũng được đề cập trong cuốn “The 
Public Relations Handbook” của Tymson và Lazar (Tymson Communication, 
Australia, 2002), “Effective Public Relations” của Scott Cutlip (NXB Prentice Hall, 
2000). Những lý thuyết cơ bản về quản lý truyền thông báo chí là nguồn tài liệu 
tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết, kỹ năng cơ bản 
vào hoạt động QHCC trong khu vực Chính phủ nói chung.Tuy nhiên, khi vận dụng 
cũng cần tính đến những khác biệt về chính trị, văn hóa, xã hội của các nước trên 
thế giới và ở Việt Nam. 
6 
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng dưới góc độ giao tiếp 
Nhìn chung, những công trình khoa học nghiên cứu về lý thuyết giao tiếp khá 
đầy đủ và phong phú, đặc biệt, một số công trình nhấn mạnh đến vai trò và đặc 
điểm của giao tiếp bên trong và bên ngoài tổ chức. 
Andreas P.Muller, Alfred Kieser với cuốn “Communication in Organizations” 
(Giao tiếp trong tổ chức) (2003) xuất bản tại Berlin (Đức), tác giả Stohl, C. với cuốn 
“Organizational Comunication: Connectedness in Action” (Giao tiếp tổ chức: sự 
gắn kết trong hành động) (1995). Một số cuốn sách khác của Nga như “Деловое 
общение” (Giao tiếp công vụ); “Деловое общение -Деловой этикет” (Hành vi 
công vụ); “Основы теории речи” (Lời nói trong thực thi công vụ) đều tập trung 
vào hai vấn đề: (1) coi quan hệ ứng xử, giao tiếp công/công vụ là nền tảng của xây 
dựng hình ảnh, của QHCC đa chiều, là phương thức chuyển tải thông điệp từ chính 
quyền tới người dân; và (2) hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp, QHCC cụ thể, trong 
đó nhấn mạnh kỹ năng và vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ của quá trình giao 
tiếp và QHCC. 
Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu về giao tiếp, chưa đề cập đến 
việc ứng dụng lý thuyết giao tiếp vào quá trình truyền thông nhằm xây dựng mối 
quan hệ tích cực với các nhóm công chúng liên quan. Những công trình này mang 
tính chất đặt nền móng cho việc phát triển thành lý thuyết QHCC. 
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng nói chung 
Mảng nghiên cứu về QHCC ở trong nước còn rất rời rạc, thiếu kiến thức về cơ 
sở lý luận khoa học, kiến thức thiếu tính toàn diện, chưa được tập hợp, tổng kết 
thành tài liệu có tính hệ thống, cơ bản. 
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Lưu Văn Nghiêm với cuốn sách 
“Quản trị quan hệ công chúng”; “PR - Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” 
(2007) và “PR - Lý luận và ứng dụng” (2008) đồng tác giả Đinh Thị Thúy Hằng; “PR - 
Từ chưa biết đến chuyên gia” (2015) của tác giả Hoàng Xuân Phương, “Quan hệ công 
chúng – Lý luận và thực tiễn” (2014) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền... 
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng của Chính phủ 
Một số công trình tiêu biểu như: “Ngành PR tại Việt Nam” của Đinh Thị Thúy 
Hằng, “Tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa” của Nguyễn Văn Hậu, “Giáo 
trình Quan hệ công chúng Chính phủ trong văn hóa đối ngoại” (2011) của tác giả 
Lê Thanh Bình Ngoài ra còn có một số bài đăng trên tạp chí, đề tài khoa học, 
luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này. 
Nhìn chung, các nghiên cứu về QHCC của Chính phủ trong nước mang tính 
chất khái quát bước đầu, chưa đi vào cụ thể, một số đề tài phân tích chủ yếu trên cơ 
sở phương pháp định tính, chưa có những số liệu cụ thể để đánh giá về thực trạng 
và hiệu quả của hoạt động QHCC của Chính phủ. Trong khi đó, theo tác giả nhận 
thấy, việc Chính phủ tạo dựng và duy trì mối quan hệ hữu ích với công chúng (công 
dân) của mình mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của mỗi quốc gia. Vì thế, 
cần có những nghiên cứu cụ thể mang tính chất là cơ sở lý luận cho hoạt động này. 
7 
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng dưới góc độ truyền 
thông - báo chí 
Mặc dù vấn đề quản lý truyền thông đã được các học giả nước ngoài đề cập, giải 
thích, song vận dụng nó vào điều kiện cụ thể cửa nước ta thì hiện vẫn còn là vấn đề 
mới. Các chuyên gia phương Tây nghiên cứu về truyền thông cũng đã phân tích mối 
quan hệ giữa truyền thông và Chính phủ, nhưng đó là phân tích dựa trên bối cảnh các 
nước tư bản tự do phuơng Tây, còn nghiên cứu khoa học vê quan hệ truyền thông - 
Chính phủ ở Việt Nam thi hầu như chưa được thực hiện, phần lớn chỉ tập trung vào góc 
độ quản lý nhà nước về báo chí, chứ chưa đi vào việc các cơ quan quản lý nhà nước tự 
quản lý thông tin báo chí của chính bản thân cơ quan mình như thế nào. 
 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng dưới góc độ giao tiếp 
 Những công trình khoa học về lý thuyết giao tiếp nói chung và giao tiếp hành 
chính nói riêng ở Việt Nam khá phong phú, mang tính chất đặt nền móng cho việc 
nghiên cứu và ứng dụng QHCC trong hoạt động của Chính phủ. Vì xét cho cùng, 
QHCC chính là xây dựng mối quan hệ tương tác hai chiều, muốn đạt hiệu quả thì phải 
dựa trên cơ sở là các học thuyết về giao tiếp. Đặc biệt, những nghiên cứu này tạo cơ sở 
lý luận, mang tính chất gợi ý cho việc xây dựng những giải pháp nâng cao hiệu quả 
hoạt động QHC ... g nói riêng là 
một trong những hoạt động và nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược QHCC của Chính 
phủ cũng như mọi tổ chức khác trong xã hội. Luận án trên cơ sở phân tích một số vụ 
việc nổi cộm trong thời gian gần đây (hiện tượng cá chết ở Vũng Áng liên quan đến 
hoạt động xả thải của công ty Formosa (Hà Tĩnh) năm 2014; vụ việc thay thế 6700 cây 
xanh ở Hà Nội năm 2015; vụ việc cấp biển số xanh cho xe cá nhân năm 2016) để đưa 
ra một số đánh giá về những bất cập trong quản lý khủng hoảng truyền thông trong hệ 
thống các cơ quan Chính phủ: 
Thứ nhất, sự thiếu thông tin đến với công chúng là nguyên nhân trực tiếp dẫn 
đến khủng hoảng. 
Thứ hai, phản ứng trong khủng hoảng chậm trễ. 
Thứ ba, trong khủng hoảng phát ngôn không thống nhất. 
Thứ tư, sự bất ngờ trong khủng hoảng dẫn đến phản ứng vội vã, thiếu cẩn trọng. 
3.4. Quan hệ công chúng của Chính phủ với các quốc gia (QHCC đối ngoại) 
3.4.1. Thiết lập mạng lưới ngoại giao 
Ngay từ khi mới ra đời, Chính phủ đã rất chú trọng đến các hoạt động QHCC 
đối ngoại nhằm thiết lập mạng lưới quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam với 
cộng đồng quốc tế. Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày nay, vai trò của của 
QHCC đối ngoại càng trở nên quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh 
một đất nước Việt Nam tươi đẹp, phát triển năng động, một nền văn hóa giàu bản 
sắc, mở ra cơ hội hợp tác đầu tư và phát triển du lịch. 
3.4.2. Hoạt động truyền thông giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam 
Bên cạnh hoạt động ngoại giao chính thức, công tác truyền thông giới thiệu và 
quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng là hoạt động cơ bản trong QHCC đối ngoại của 
Chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và vị thế của Việt 
Nam, đưa Việt Nam đến gần hơn với Chính phủ và người dân các quốc gia trên toàn 
thế giới, từ đó, tạo cơ sở thiết lập mối quan hệ hữu ích giữa nước ta với các nước. 
20 
3.4.3. Tổ chức và tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế 
Việt Nam đã tổ chức và tham gia nhiều hội nghị, hội thảo mang tính chất khu 
vực và thế giới. Trong các sự kiện này, những vấn đề trọng tâm được đưa ra luận 
bàn và giải quyết, nhiều văn bản, thỏa thuận được ký kết, nhưng thông qua đó, 
Chính phủ Việt Nam cũng có cơ hội để giới thiệu và quảng bá về đất nước mình 
trên mọi lĩnh vực văn hóa - chính trị - kinh tế - du lịch, đặc biệt là trong những hội 
nghị, hội thảo do Việt Nam chủ trì. 
3.4.4. Xúc tiến thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch 
Hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến là hội chợ quốc tế. Bên cạnh đó, 
Chính phủ giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với người dân các 
nước thông qua các hoạt động xúc tiến văn hoá, thể thao, du lịch dưới nhiều hình 
thức như: tổ chức các Tuần/ Ngày Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài; tham gia hoạt 
động thể dục thể thao khu vực và quốc tế; tổ chức triển lãm, lễ hội; sản xuất ấn 
phẩm quảng bá du lịch Việt Nam... 
3.5. Đánh giá hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối 
cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam 
3.5.1. Những kết quả đạt được 
Trên cơ sở thực trạng với số liệu minh chứng cụ thể, Luận án tổng kết, phân 
tích những kết quả đạt được của hoạt động QHCC trên bốn nhóm công chúng: 
QHCC với người dân, QHCC nội bộ, QHCC với báo chí và QHCC đối ngoại. 
3.5.2. Một số hạn chế 
Luận án tổng kết, phân tích những hạn chế của hoạt động QHCC trên bốn 
nhóm công chúng: QHCC với người dân, QHCC nội bộ, QHCC với báo chí và 
QHCC đối ngoại. 
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 
Các nguyên nhân của thực trạng trên được nhìn nhận và phân tích trên năm 
phương diện cũng tương ứng với các nội dung của quản lý hành chính, bao gồm: 
Nguyên nhân về nhận thức; Nguyên nhân về thể chế; Nguyên nhân về tổ chức bộ 
máy; Nguyên nhân về nhân lực; Nguyên nhân về nguồn lực tài chính. 
21 
Chương 4 
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ 
TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 
4.1. Phương hướng tăng cường quan hệ công chúng của Chính phủ trong 
bối cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam 
- Thứ nhất, hoạt động QHCC của Chính phủ phải xuất phát từ chủ trương, 
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 
- Thứ hai, QHCC của Chính phủ phải bám sát yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. 
- Thứ ba, QHCC của Chính phủ phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 
- Thứ tư, hoạt động QHCC phải phù hợp với đặc điểm, lợi ích, trình độ và khả 
năng của mỗi nhóm công chúng. 
- Thứ năm, hoạt động QHCC phải phù hợp với khả năng và nguồn lực của 
tổ chức. 
- Thứ sáu, QHCC của Chính phủ phải có kế hoạch chiến lược dài hạn. 
- Thứ bảy, QHCC của Chính phủ hướng đến quản lý cho tương lai và phát 
triển bền vững. 
4.2. Giải pháp tăng cường quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối 
cảnh cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam 
Xuất phát từ việc nhận định nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động 
QHCC của Chính phủ ở Chương 3, tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tác 
động trực tiếp đến các nguyên nhân này. 
4.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ 
Để tăng cường thực hành QHCC trong hoạt động của Chính phủ, về nhận 
thức, phải xác định QHCC là một phương thức giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với 
xã hội công dân, là một công cụ hỗ trợ cho quá trình quản lý. Việc thực hành QHCC 
là công việc mà Chính phủ làm cho chính mình, vì lợi ích của mình và cũng vì lợi 
ích của người dân cũng như các nhóm công chúng khác. Do đó, cần nhận thức rằng, 
trách nhiệm thực hành QHCC không phải của ai khác mà chính là trách nhiệm của 
các cơ quan HCNN, của chính mỗi người CBCC, không tách rời khỏi sự lãnh đạo 
của Đảng và mối liên hệ với cả hệ thống chính trị. 
4.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động quan hệ công chúng 
của Chính phủ 
- Rà soát lại các quy định về cung cấp thông tin trong các văn bản quy phạm 
pháp luật đã có 
- Từng bước sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm tính công khai, minh bạch 
trong hoạt động quản lý nhà nước phù hợp Luật Tiếp cận thông tin và với quy 
chuẩn chung của quốc tế 
22 
- Chi tiết hóa những quy định về quy trình, cách thức cung cấp thông tin và 
thực hiện các hoạt động QHCC khác. 
- Bổ sung các quy phạm chế tài xử phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật 
về công khai, minh bạch thông tin nói riêng và hoạt động QHCC nói chung. 
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật bổ trợ cho việc công khai minh 
bạch thông tin. 
4.2.3. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện quan hệ công 
chúng của Chính phủ 
Thành lập cơ quan chuyên trách về QHCC cấp trung ương và hệ thống các bộ 
phận chuyên trách cấp Bộ/Ngành, địa phương. Bộ phận này phải được hình thành 
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, tinh gọn, hiệu quả, không làm cồng kềnh 
thêm bộ máy và gia tăng đáng kể số lượng biên chế hành chính, đi ngược lại chủ 
trương CCHC nhà nước của Chính phủ. 
Xuất phát từ quan điểm xem QHCC là một công cụ hỗ trợ cho quá trình quản 
lý, do đó, cơ quan chuyên trách về QHCC và bộ phận chuyên trách về QHCC trong 
Chính phủ phải là một bộ phận có chức năng quản lý, có vị trí quan trọng. Bộ phận 
này phải có khả năng tác động, có khả năng và trách nhiệm vạch chiến lược thông 
tin, tư vấn cho nhà lãnh đạo trên cơ sở theo dõi và nắm bắt tình hình, thay vì chỉ là 
bộ phận tuyên truyền, truyền thông thụ động và giải quyết những hoạt động sự vụ, 
nhất thời. 
Luận án đề xuất bốn mô hình thành lập cơ quan/bộ phận QHCC chuyên trách 
đối với: Văn phòng Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 
UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Các mô hình này đều dựa trên cơ sở điều 
chỉnh và tích hợp với những cơ quan/bộ phận đã có, nhằm đảm bảo chủ trương 
không tăng các đầu mối trong tổ chức bộ máy của các cơ quan HCNN trong bối 
cảnh CCHC nhà nước hiện nay. 
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động quan hệ công 
chúng của Chính phủ 
Luận án đề xuất hệ thống 29 tiêu chí đánh giá năng lực của chuyên viên làm 
công tác QHCC của Chính phủ, từ đó có cơ sở tuyển chọn được nguồn nhân lực 
đảm bảo trình độ, kỹ năng cho hoạt động QHCC của Chính phủ. 
Sử dụng lao động hợp lý sau khi tuyển dụng và chế độ đãi ngộ tương xứng với 
vị trí công việc và năng lực cũng như hiệu quả công việc của nhân sự. 
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực 
QHCC nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. 
4.2.5. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động quan hệ công chúng của 
Chính phủ 
Trên cơ sở các nội dung của hoạt động QHCC, Luận án đề xuất hệ thống 12 
tiêu chí đánh giá hoạt động QHCC của Chính phủ. Những tiêu chí này chỉ mang 
tính chất khái quát và chung nhất cho các hoạt động QHCC. Các tiêu chí này là cơ 
sở cho việc tính toán hệ số đánh giá tổng hợp đối với hoạt động QHCC. 
23 
Tiến hành khảo sát và đo lường ở hai thời điểm: trước và sau khi triển khai 
chương trình, hoạt động QHCC cụ thể. 
Phương pháp đánh giá: Kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng sao cho 
phù hợp với đối tượng đánh giá và đặc điểm của hoạt động QHCC. 
Tiêu chí đánh giá phải hướng đến sự thực chất, chính xác và khách quan. Kết 
quả đánh giá cần được công khai, minh bạch. 
4.2.6. Đảm bảo nguồn lực về tài chính và hạ tầng kỹ thuật 
Thực hiện xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ 
thuật phát thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự 
quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. 
Tổ chức các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại, văn hóa, du lịch, thể thao 
để tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho hoạt động QHCC 
của Chính phủ. 
Có kế hoạch thu - chi cụ thể theo định hướng tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng 
phí đối với mỗi hoạt động QHCC cụ thể cũng như toàn bộ chiến lược phát triển 
QHCC nói chung. 
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển kỹ thuật các phương tiện 
truyền thông đại chúng. 
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Chính phủ 
24 
KẾT LUẬN 
1. Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền khẳng định cội nguồn 
quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Bên cạnh đó, thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cấp thiết 
về cải cách hành chính nhà nước để xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy sự 
hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh đó, quan hệ 
công chúng trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý và điều 
hành của Chính phủ, nhằm gia tăng sự hiểu biết và mối quan hệ tích cực đối với 
người dân nói riêng và các nhóm công chúng nói chung. 
2. Thông qua những số liệu khảo sát, thông tin phỏng vấn sâu cụ thể, Luận án 
đã chứng minh được giả thuyết được đặt ra ban đầu về mối quan hệ thuận chiều 
giữa quan hệ công chúng của Chính phủ với hiệu quả của quá trình cải cách hành 
chính nhà nước. Quan hệ công chúng như là một cách thức để tăng cường hiệu quả 
cải cách hành chính, và ngược lại, cải cách hành chính tốt sẽ góp phần củng cố niềm 
tin, tạo tiền đề để phát triển hoạt động quan hệ công chúng. 
3. Luận án nghiên cứu quan hệ công chúng của Chính phủ trên cơ sở hướng 
tiếp cận bốn nhóm công chúng: người dân, cán bộ - công chức, báo chí và các quốc 
gia khác. Thông qua nghiên cứu thực tiễn với sự kết hợp định tính và định lượng, 
Luận án cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có những động thái quan trọng trong việc 
thực hiện quá trình trao đổi thông tin hai chiều với các nhóm công chúng để đạt đến 
thống nhất trong hành động, tăng cường đối thoại hai bên nhằm tạo điều kiện cho 
công chúng tham gia vào quá trình quản lý nhà nước. Tuy nhiên, xét một cách tổng 
thể, thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay 
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trên cả bốn nhóm công chúng. 
4. Thực tế cho thấy hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ cần có một 
chiến lược thống nhất và kế hoạch cụ thể trên cả bốn phương diện của nền hành 
chính, đó là: thể chế, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Trên mỗi phương diện, 
Luận án đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động 
này. Sự áp dụng đồng bộ các giải pháp, cùng với quyết tâm chính trị của Đảng và 
lãnh đạo các cấp sẽ là cơ sở làm cho hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ 
trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn trong tương lai không xa; góp phần thiết lập 
và duy trì mối quan hệ tích cực với công chúng, tăng cường dân chủ và ổn định 
chính trị - xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
I. Bài đăng trên Tạp chí khoa học 
1. Vai trò của PR trong hoạt động của Chính phủ một số nước, Tạp chí Quản lý 
Nhà nước, số 186, năm 2011. 
2. Triển khai mô hình Chính phủ điện tử tại UBND cấp quận - Từ thực tiễn tại 
UBND quận Tây Hồ, Hà Nội, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 187, năm 2011. 
3. Quản trị khủng hoảng trong tổ chức Nhà nước, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 173, 
năm 2011. 
4. Về hoàn thiện quy trình tổ chức họp báo, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 233, 
năm 2015. 
5. Về quản trị khủng hoảng truyền thông trong hoạt động của Chính phủ, Tạp chí 
Quản lý Nhà nước số 251, năm 2016. 
6. Cơ sở lý thuyết của hoạt động quan hệ công chúng, Tạp chí Tổ chức Nhà nước 
số tháng 12/2016. 
II. Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế 
7. Quan hệ công chúng của Chính phủ phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, Kỷ 
yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quản lý chiến lược mục tiêu phát triển bền vững, 
cách tiếp cận tư duy khoa học hệ thống và điều khiển học – Bài học kinh nghiệm 
đối với Việt Nam”, NXB Hải Phòng, năm 2016. 
8. Tham vấn công chúng – Một hình thức huy động sự tham gia của người dân vào 
quá trình hoạch định chính sách công, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Các 
sáng kiến dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định 
chính sách công tại Khu vực miền Trung”, NXB Đại học Huế, năm 2017. 
9. Quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh cuộc cách mạng công ngiệp 
lần thứ tư – Cơ hội và thách thức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà nước”, năm 2017. 
III. Đề tài khoa học 
10. Chủ nhiệm Chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp nâng cao thái 
độ tích cực của sinh viên Học viện Hành chính đối với phong trào tình nguyện”, 
Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2009. 
11. Thành viên Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Quản lý thực thi đối với công chức 
hành chính nhà nước trong bối cảnh quản lý công ở Việt Nam”, Học viện Hành 
chính Quốc gia, năm 2011. 
12. Thành viên Đề tài khoa học cấp cơ sở : “Đánh giá một năm thực hiện Luật cán 
bộ, công chức ở Việt Nam”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2012. 
13. Thành viên Đề tài khoa học cấp cơ sở : “Tổ chức sự kiện tại các cơ quan nhà 
nước theo chuẩn mực văn hóa hành chính”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 
2013. 
14. Thành viên Đề tài khoa học cấp Khoa: “Kiểm soát thủ tục hành chính ở một số 
cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà 
nước giai đoạn 2011 - 2020”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2014. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_he_cong_chung_cua_chinh_phu_trong_boi_c.pdf
  • pdfTóm tắt_tiếng Anh.pdf