Tóm tắt Luận án Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt

Nam. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia Việt

Nam thành ba kỳ với các chế độ cai trị khác nhau dẫn đến sự khác

biệt về xã hội, văn hóa và làm thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các vùng

miền. Bối cảnh lịch sử phức tạp này đã tác động mạnh đến sự phát

triển của thư viện Việt Nam. Thư viện trở thành công cụ phục vụ bộ

máy cai trị, khai thác thuộc địa và áp đặt ảnh hưởng văn hóa Pháp

trên toàn Đông Dương.

Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương

mại, văn hóa, xã hội , tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu

nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp

thuộc, trên cơ sở xem xét các phương diện lịch sử và văn hóa. Chính

vì vậy tôi chọn đề tài “Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc” làm

đề tài luận án tiến sĩ.

pdf 27 trang dienloan 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Tóm tắt Luận án Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI 
LÊ THANH HUYỀN 
THƯ VIỆN VIỆT NAM 
THỜI KỲ PHÁP THUỘC 
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện 
Mã số: 62 32 02 03 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN 
HÀ NỘI - 2014 
Công trình được hoàn thành tại: 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt 
 2. TS. Vũ Thị Minh Hương 
Phản biện 1: TS. Chu Ngọc Lâm 
 Thư viện Hà Nội 
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Thị Quý 
 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - 
 Đại học Quốc gia Hà Nội 
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thế Đức 
 Thư viện Quốc gia Việt Nam 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Số 418 Đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội 
Vào hồi giờ  ngày  tháng  năm 2014. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam; 
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt 
Nam. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia Việt 
Nam thành ba kỳ với các chế độ cai trị khác nhau dẫn đến sự khác 
biệt về xã hội, văn hóa và làm thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các vùng 
miền. Bối cảnh lịch sử phức tạp này đã tác động mạnh đến sự phát 
triển của thư viện Việt Nam. Thư viện trở thành công cụ phục vụ bộ 
máy cai trị, khai thác thuộc địa và áp đặt ảnh hưởng văn hóa Pháp 
trên toàn Đông Dương. 
Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương 
mại, văn hóa, xã hội, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu 
nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp 
thuộc, trên cơ sở xem xét các phương diện lịch sử và văn hóa. Chính 
vì vậy tôi chọn đề tài “Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc” làm 
đề tài luận án tiến sĩ. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
- Mục đích 
Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời 
kỳ Pháp thuộc; đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời kỳ này 
trong lịch sử sự nghiệp thư Việt Nam nói riêng và tiến trình phát triển 
văn hoá dân tộc nói chung. 
- Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Xác định những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục 
tác động lên sự hình thành và phát triển của các thư viện thời kỳ 
Pháp thuộc; 
 Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt 
Nam thời kỳ Pháp thuộc; 
 Phân tích, đánh giá thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc trong 
lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam; 
 Đánh giá vai trò của thư viện thời kỳ Pháp thuộc trong tiến trình 
phát triển văn hoá Việt Nam. 
 2 
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 
Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động 
của mạng lưới thư viện Việt Nam do chính quyền thuộc địa Pháp 
thành lập và vận hành trong thời kỳ từ năm 1858 đến 1945. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy 
vật lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và 
Nhà nước về công tác văn hóa và thư viện trong quá trình nghiên cứu. 
Bên cạnh phương pháp chung, luận án sử dụng các phương 
pháp cụ thể như: lịch sử, lôgic, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh 
và hệ thống hóa. 
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 
Về mặt lý luận: luận án hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý 
luận về tổ chức và hoạt động thư viện; góp phần làm sáng tỏ ảnh 
hưởng của những nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội tới sự vận động, 
phát triển của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. 
Về mặt thực tiễn: luận án làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động 
của các thư viện trong thời kỳ Pháp thuộc; làm tài liệu tham khảo cho 
những người nghiên cứu, học tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và 
những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục Việt Nam nói chung. 
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
Để giải quyết các mục tiêu của luận án, tác giả sử dụng các 
nguồn tài liệu: 
 Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh 
tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; các tài liệu liên quan đến tổ chức và 
hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. 
 Khảo sát các thư viện, trung tâm lưu trữ được xây dựng trong 
giai đọan này về tổ chức, cơ cấu vốn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ 
thông tin, công tác phục vụ bạn đọcthông qua các tài liệu lưu giữ 
tại các thư viện và trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước. 
Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập được từ 
những cuộc khảo sát thực địa tại: 
 3 
Việt Nam: Trung tâm lưu trữ quốc gia I (thuộc Cục lưu trữ 
Nhà nước); Thư viện Quốc gia Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học 
Xã hội; Trường Viễn Đông bác cổ. 
Cộng hòa Pháp: Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en 
Provence; Trường Viễn Đông bác cổ và Thư viện Quốc gia ở Paris; 
Phòng thương mại và công nghiệp Lyon; Phòng thương mại và công 
nghiệp Marseille. 
6.1. Tài liệu liên quan đến bối cảnh lịch sử thời kỳ Pháp thuộc 
Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã có khá nhiều 
công trình nghiên cứu quan trọng. Nhìn chung các tác giả đều nhất trí 
cho rằng những nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược của 
thực dân Pháp năm 1858 là triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đi 
vào giai đoạn khủng hoảng và suy vong trầm trọng; cùng với sự du 
nhập thiên chúa giáo, thương mại, tư tưởng và văn hóa phương Tây. 
Nền kinh tế nước ta thời kỳ Pháp thuộc được đánh giá là nền 
kinh tế với mục đích phục vụ kinh tế của chính quốc nên mất cân đối, 
què quặt và phụ thuộc chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Pháp. Xã 
hội Việt Nam vô cùng phức tạp. Địa vị xã hội của người Việt Nam bị 
hạn chế, bất công, mất quyền tự do. Sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ 
nét. Những giai cấp mới ra đời từ một nền kinh tế mang yếu tố tư bản 
như tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh ở các đô thị. 
Xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm giữa thế 
kỷ 17 với các ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo của phương Tây đã 
tác động mạnh mẽ lên văn hóa Việt Nam nói chung và hoạt động của 
thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc nói riêng như sự du nhập của 
Thiên chúa giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ; chính sách văn hóa của 
thực dân Pháp, sự du nhập của văn hóa Pháp, sự ra đời của báo chí, sự 
đổi mới của giáo dục và sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học. 
6.2. Tài liệu về thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mạng lưới thư 
viện Việt Nam Thời kỳ Pháp thuộc có một số công trình nghiên cứu 
tiêu biểu của các tác giả người Việt và người Pháp. Nhìn chung, các 
tác giả đều đánh giá thư viện Việt Nam thời kỳ này có những bước 
phát triển mới về tổ chức và hoạt động so với thư viện Việt Nam thời 
kỳ phong kiến. Tuy nhiên, có thể do thiếu nguồn sử liệu, những đánh 
 4 
giá về hoạt động thư viện thời kỳ này chưa đầy đủ; việc mô tả các 
khâu xử lý nghiệp vụ cũng như hoạt động thư mục còn rất khái quát; 
phân tích chính sách sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực thư viện 
người Việt Nam rất sơ sài. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, 
khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nha Lưu trữ và 
Thư viện Đông Dương là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho 
nghiên cứu về thư viện thời kỳ Pháp thuộc. 
Tuy nhiên, có thể do thiếu tư liệu nên các công trình nghiên 
cứu về thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chưa phân tích, đánh 
giá được những điểm mạnh, yếu của hoạt động của thư viện thời kỳ 
này. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ ảnh hưởng 
của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới tiến trình phát triển thư 
viện trong lịch sử nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, cũng 
như những bài học rút ra từ tổ chức và hoạt động của thư viện thời kỳ 
này đối với sự phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam ngày nay. 
7. Kết cấu của luận án 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, 
phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương: 
Chương 1. Những vấn đề chung về thư viện và bối cảnh lịch 
sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Chương 2. Thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Chương 3. Ảnh hưởng của thư viện thời Pháp thuộc trong sự 
nghiệp thư viện và văn hóa Việt Nam. 
Chương 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ BỐI CẢNH LỊCH 
SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 
1.1. Những vấn đề chung về thư viện 
Để đánh giá về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam 
thời kỳ Pháp thuộc, luận án nghiên cứu một số khái niệm về thư viện 
và thống nhất coi thư viện là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu đáp ứng 
nhu cầu đọc của cộng đồng. Luận án mở rộng nghiên cứu một số khái 
niệm về thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, thư viện đại học, 
 5 
thư viện phổ thông (thư viện đại chúng), thư viện trung ương, thư 
viện trung tâm. Luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc của thư viện với 
các yếu tố cấu thành như vốn tài liệu, người dùng tin, nhân lực thư viện 
và cơ sở vật chất. Qua đó, có thể thấy thư viện thường có bốn vai trò 
cơ bản đối với xã hội: văn hóa, giáo dục, thông tin và giải trí. 
Tiếp theo, để tìm hiểu, đánh giá sự nghiệp thư viện, luận án 
xem xét hai khía cạnh tổ chức và hoạt động thư viện trong mối quan 
hệ tương tác với nhau như một thiết chế xã hội hoàn chỉnh. Sự nghiệp 
thư viện (tổ chức và hoạt động) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố 
khách quan (chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, xu thế 
chung của thời đại, môi trường sinh thái) và chủ quan (con người, 
quản lý và cơ sở vật chất). 
Để đánh giá sự nghiệp thư viện, luận án căn cứ vào nhiều tiêu 
chí. Về tổ chức thư viện, có thể sử dụng các tiêu chí như tính hợp lý 
trong cơ cấu mạng lưới thư viện, từng thư viện; cơ chế vận hành hiệu 
quả mạng lưới thư viện, từng thư viện; sự tương thích của nguồn 
nhân lực và cơ sở vật chất. Hiệu quả hoạt động thư viện được xem 
xét ở mức độ đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhiệm vụ của thư viện. 
1.2. Bối cảnh lịch sử của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. 
Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự phức tạp của 
xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa 
và giáo dục. 
1.2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Đặc điểm chính trị: Sau khi bị thực dân Pháp chiếm toàn bộ 
lãnh thổ, Việt Nam chuyển từ chế độ quân chủ tập quyền, đứng đầu 
là phong kiến nhà Nguyễn, sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. 
Thực dân Pháp đã thiết lập một thể chế chính trị mang tính chia cắt 
với những chế độ chính trị và thể chế khác nhau ở Việt Nam. 
Đặc điểm kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc là 
nền kinh tế thuộc địa, chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, chính trị 
của Pháp. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ là nền kinh tế 
nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp yếu ớt, mất cân đối. Các cuộc khai 
thác thuộc địa mà Pháp tiến hành ở những giai đoạn khác nhau với 
 6 
cường độ và từng lĩnh vực cũng khác nhau đều phục vụ việc khôi 
phục và phát triển nền kinh tế của chính quốc. 
Đặc điểm xã hội: Chính sách thuộc địa, thể chế chính trị, sự 
thiết lập kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm phân hóa giai cấp sâu sắc: 
giai cấp địa chủ ngày càng giàu có, câu kết chặt chẽ với thực dân; 
giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, giai cấp công nhân ra 
đời và phát triển mạnh mẽ; tầng lớp tiểu tư sản ra đời và tăng nhanh ở 
các đô thị. Địa vị xã hội của người Việt Nam bị hạn chế. Mọi quyền 
tự do của nhân dân ta đều bị phế bỏ. 
Đặc điểm văn hóa: Xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu 
từ những năm giữa thế kỷ 17 với ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo 
của phương Tây như sự du nhập của Thiên chúa giáo, sự ra đời của 
chữ Quốc ngữ, chính sách văn hóa của thực dân Pháp, sự du nhập của 
văn hóa Pháp, sự ra đời của báo chí, sự đổi mới của giáo dục và sự 
hình thành tầng lớp trí thức mới. Đây là giai đoạn chính sách văn hóa 
và giáo dục được mở rộng, mạng lưới thư viện Việt Nam được quan 
tâm mở rộng, tiêu biểu là sự ra đời của Thư viện Trung ương Đông 
Dương. Tuy nhiên Chính sách văn hóa là một phần của chính sách 
thuộc địa nhằm phục vụ mục đích cai trị của thực dân Pháp về văn hóa. 
1.2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của thư viện 
Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
Các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa ở Việt Nam thời kỳ 
Pháp thuộc có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển 
mạng lưới thư viện ở Việt Nam. Giai đoạn 1858-1917, thực dân Pháp 
tập trung vào thiết lập bộ máy cai trị và bộ máy hành chính ở Đông 
Dương. Thời kỳ này hoạt động của thư viện và lưu trữ chưa được 
quan tâm thích đáng. Kinh phí chính quyền thuộc địa dành cho lĩnh 
vực này còn rất hạn hẹp. Những thư viện đầu tiên ra đời phục vụ cho 
bộ máy hành chính nhưng hoạt động chưa hiệu quả. 
Sau khi Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ra đời 
(29/11/1917), thư viện Việt Nam đã có những chuyển biến lớn và căn 
bản. Từ 1917 đến 1945, chính quyền thuộc địa đã áp dụng một loạt 
các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ thư viện tiên tiến thời đó vào các 
thư viện mới được thành lập. Bên cạnh việc phục vụ bộ máy cai trị 
của Pháp ở Đông Dương, thư viện Việt Nam đã có những thay đổi 
 7 
lớn về tổ chức và hoạt động và trở thành trung tâm tri thức và văn 
hóa của Đông Dương. 
Tiểu kết chương 1 
Sự nghiệp thư viện bao gồm tổ chức và hoạt động thư viện trên 
phương diện vĩ mô và vi mô. Tổ chức và hoạt động thư viện có mối 
quan hệ biện chứng tạo nên sự tồn tại và phát triển bền vững của sự 
nghiệp thư viện. Sự nghiệp thư viện được đánh giá thông qua một số 
tiêu chí cơ bản về tổ chức và hoạt động thư viện trên cơ sở nguyên 
tắc tổ chức sự nghiệp thư viện và chức năng của thư viện đối với xã 
hội. Thư viện là một thiết chế văn hóa thể hiện trình độ của dân tộc 
và giai cấp chịu tác động của các yếu tố khách quan (chính trị, kinh 
tế, văn hóa, xã hội) và các yếu tố chủ quan (con người, quản lý và cơ 
sở vật chất). 
Sự nghiệp thư viện chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chính trị, 
kinh tế, xã hội và văn hóa thời kỳ Pháp thuộc. Sự ra đời và phát triển 
của thư viện Việt Việt Nam thời Pháp thuộc có thể được chia thành 
hai giai đoạn: từ 1858 đến tháng 11 năm 1917 (thời điểm đánh dấu sự 
ra đời của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) và từ tháng 11 
năm 1917 đến năm 1945. 
Chương 2 
THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 
2.1. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1858 – 1917 
2.1.1. Tổ chức thư viện 
Mục tiêu của tổ chức thư viện: Mục tiêu của tổ chức thư viện 
thời kỳ này là phục vụ mục đích xâm lược thuộc địa. 
Cơ cấu mạng lưới thư viện: Mạng lưới thư viện thời kỳ này 
tuy chưa rộng khắp về qui mô nhưng cũng đã hình thành 2 loại hình 
chủ yếu: thư viện công cộng (thư viện tỉnh, thư viện đại chúng), thư 
viện chuyên ngành. 
Cơ sở vật chất và ngân sách: Các thư viện hoạt động trong 
kinh phí của cơ quan, tổ chức và địa phương phụ trách. Với nguồn 
kinh phí của các cơ quan tổ chức thành lập thư viện, vấn đề xây dựng 
 8 
trụ sở cũng như trang bị cơ sở vật chất cho thư viện giai đoạn này 
chưa được quan tâm. 
Nhân lực thư viện: Nhân lực thư việ ...  dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện 
Có hai loại mục lục được thiết lập trong các thư viện thời kỳ 
này là: mục lục chữ cái và mục lục chủ đề. Việc xây dựng được hai 
 18 
loại mục lục cơ bản này dựa trên thành tựu về biên mục và phân loại 
tài liệu của Pháp. Mặc dù các mục lục mới ở dạng truyền thống 
nhưng đã góp phần giúp độc giả tiếp cận với tài liệu nhanh chóng, 
làm thay đổi chất lượng phục vụ trong bối cảnh lưu lượng độc giả 
đến đọc sách ngày càng nhiều. 
3.1.1.5. Một số hạn chế 
Bất bình đẳng trong phục vụ bạn đọc: Đối tượng phục vụ 
trong các thư viện phân biệt đối xử giữa người Âu và người Á. Rất 
nhiều tiêu chí để giới hạn người Á sử dụng thư viện. Như vậy, mặc 
dù đã hình thành rất nhiều, nhưng trên thực tế các thư viện vẫn không 
được hoạt động theo chức năng công cộng của mình. 
Mất cân đối trong phát triển vốn tài liệu: Sự mất cân đối trong 
thành phần vốn tài liệu của thư viện thời kỳ này đã làm hạn chế khả 
năng tiếp cận của người đọc tới các lĩnh vực khoa học tiên tiến và 
định hướng người đọc chấp nhận văn hóa và sự nô dịch của Pháp. 
3.1.2. Đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho thư viện Việt 
Nam hiện đại 
3.1.2.1. Về lý luận 
Có thể nói, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã tạo một 
bước biến chuyển mới về tổ chức và hoạt động từ việc áp dụng tổ 
chức mạng lưới đến tạo hành lang pháp lý cho sự nghiệp thư viện, áp 
dụng những tiến bộ về tiêu chuẩn, qui tắc nghiệp vụ tạo ra một chất 
lượng mới trong lĩnh vực thư viện và đặt nền móng cho thư viện Việt 
Nam hiện đại. Điều này đã giúp thư viện Việt Nam tiếp cận dễ dàng 
hơn với xu thế chuẩn hóa và thống nhất của thư viện thế giới ngày nay. 
Những vấn đề lý luận về thư viện hiện đại đã được du nhập 
vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc thông qua vốn các tài liệu trong thư 
viện. Hệ thống văn bản pháp qui quản lý nhà nước trong lĩnh vực thư 
viện thời kỳ Pháp thuộc đã tạo tiền đề cho tổ chức và hoạt động của 
mạng lưới thư viện Việt Nam hiện đại. 
Phương pháp đào tạo nhân lực thư viện hiện đại, chú trọng 
thực hành là kinh nghiệm tham khảo cho công tác đào tạo cán bộ thư 
viện hiện nay. 
 19 
3.1.2.2. Về thực tiễn 
Phương pháp bảo quản mới: Kinh nghiệm bảo quản tài liệu 
của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đóng góp đáng kể cho thư 
viện Việt Nam hiện đại. Xét trên phương diện kỹ thuật, việc bảo quản 
tài liệu được áp dụng theo nhiều phương pháp linh hoạt, hợp lý, phù 
hợp với khí hậu, không áp đặt theo một khuôn mẫu cứng nhắc của 
một thư viện nào. Đây là một thành công trong xây dựng kho tàng 
trong điều kiện vật chất hạn chế. 
Thiết lập chức năng cơ bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam: 
Hoạt động của thư viện thời Pháp thuộc mà điển hình là hoạt động 
của Thư viện Trung ương Đông Dương đã đặt móng cho một số hoạt 
động cơ bản của Thư viện Quốc gia ngày nay. Tiêu biểu là việc thiết 
lập chế độ nhận lưu chiểu ở Đông Dương và biên soạn Thư mục 
thống kê. 
3.2 Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 
tới văn hóa Việt Nam 
3.2.1. Môi trường thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa 
Đông – Tây 
3.2.1.1. Phương tiện tiếp nhận văn hóa phương Tây 
Các ấn phẩm in, báo và tạp chí trở thành phương tiện quan 
trọng cho sự giao lưu văn hóa Pháp - Việt đem đến một luồng tư 
tưởng mới, làm thay đổi lối tư duy từ duy cảm vốn có của người Việt 
Nam sang lối tư duy duy lý của các trí thức, các nhà nghiên cứu Việt 
Nam. Thư viện Việt Nam đã trở thành một trung tâm lưu giữ những 
ấn phẩm về các lĩnh vực khoa học, lịch sử, xã hội và nhân văn. 
Thư viện lưu giữ toàn bộ các ấn phẩm định kỳ, nguồn dữ liệu 
phong phú phục vụ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực chưa từng xuất 
hiện trước đây trong thư viện ở Việt Nam. 
Thư viện cũng là một công cụ quan trọng tác động mạnh đến 
giáo dục ở Việt Nam thời Pháp thuộc biểu hiện ở việc ưu tiên đối 
tượng trong ngàng giáo dục. 
 20 
3.2.1.2. Trung tâm truyền bá các giá trị văn hoá Việt Nam 
trong nước và thế giới 
Các cuộc triển lãm tư liệu trong nước và nước ngoài là một cơ 
hội để giới thiệu văn hóa Pháp, hình ảnh con người và văn hóa Đông 
Dương tới thế giới; xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư và mở 
rộng những hiểu biết về lịch sử và văn hóa của đất nước. 
Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương không chỉ góp phần làm giàu 
kho sách của Thư viện Trung ương Đông Dương mà còn góp phần 
quan trọng trong việc quản lý thống nhất nguồn tài liệu xuất bản, góp 
phần giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam với nhân dân 
Pháp và thế giới thông qua các xuất bản phẩm lưu chiểu tại Thư viện 
Quốc gia Pháp. 
3.2.1.3. Tiếp thu hài hòa phong cách kiến trúc thư viện 
phương Tây 
Trong hoàn cảnh hạn hẹp về kinh phí dành cho cơ sở vật chất 
thư viện, Thư viện Đông Dương đã có những cố gắng nhất định trong 
việc cải tạo các tòa nhà theo kiến trúc châu Âu dành cho các thư viện. 
Kiến trúc của thư viện mang phong cách cổ điển và lãng mạn, hiền 
hòa rất phù hợp với con người Việt Nam đem lại sự tĩnh tại, hòa hợp 
với thiên nhiên. Thiết kế không gian kho tàng, phòng tra cứu và 
phòng đọc bên trong tòa nhà thư viện được thiết kế khoa học về ánh 
sáng, cây xanh, bàn ghế, giá tủ bố trí trong phòng đọc. 
3.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc 
Chính quyền thuộc địa đã đầu tu sửa sang thiết kế, bố trí lại 
phòng đọc của thư viện Bảo Đại, Văn thơ viện, xây dựng mục lục và 
các công cụ tra cứu, mở cửa phục vụ công chúng các tài liệu của Vua 
Gia Long, Minh Mạng giúp cho những tài liệu lịch sử quí giá này của 
triều Nguyễn còn lưu giữ được đến ngày nay. 
3.2.3. Công cụ phục vụ mục tiêu khai thác thuộc địa và 
nô dịch 
Bị chi phối bởi chính sách thuộc địa, nên bên cạnh những đóng 
góp tích cực, thư viện Việt Nam trở thành một trong những công cụ 
truyền bá văn hóa Pháp, nô dịch và kìm hãm văn hóa Việt Nam. Báo 
chí, một bộ phận của thành phần của vốn tài liệu trong các thư viện, 
 21 
trở thành một trong những công cụ thực hiện mục tiêu xâm lược văn 
hóa của thực dân Pháp. Thành phần vốn tài liệu mất cân đối rõ nét 
thể hiện chính sách thuộc địa của thực dân Pháp: không phát triển 
khoa học kỹ thuật; dùng văn học, báo chí để tuyên truyền văn hóa 
Pháp; thừa nhận chế độ cai trị của Pháp. Việc phân biệt trong sử dụng 
nguồn nhân lực và đối tượng sử dụng thư viện đã hạn chế việc tiếp 
cận văn hóa và khoa học công nghệ của nhân dân ta. 
Chính quyền thuộc địa còn chủ trương nghiêm cấm các ấn 
phẩm có tư tưởng chống đối, các ấn phẩm tiến bộ phản ánh tiếng nói 
của nhân dân, những tờ báo cách mạng nên, những tài liệu này đã 
không thể có mặt trong các thư viện. Đây chính là nguyên nhân của 
sự hạn chế trong tuyên truyền, sáng tạo văn hóa của nhân dân ta. 
Tiểu kết chương 3 
Chính quyền thuộc địa đã áp dụng phương pháp tổ chức và 
hoạt động thư viện hiện đại phương Tây làm đổi mới hoàn toàn hoạt 
động thư viện ở Việt Nam. Đây là tiền đề về lý luận và thực tiễn cho 
sự nghiệp thư viện Việt Nam sau này. 
Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã có những tác động 
tích cực, làm biến đổi và phát triển văn hóa Việt Nam. Thư viện trở 
thành trung tâm tàng trữ văn hóa phẩm của dân tộc, tạo môi trường 
thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây trên các lĩnh vực 
giáo dục, văn học, nghệ thuật. Đặc biệt, thư viện thời kỳ này đã góp 
phần làm thay đổi tư duy khoa học của tầng lớp trí thức và thói quen 
tiếp nhận thông tin đại chúng của người Việt Nam. 
Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa đã chủ đích sử dụng thư viện 
để nô dịch và kìm hãm việc tiếp cận khoa học công nghệ của nhân 
dân ta. Việc phát triển không đồng đều vốn tài liệu, hạn chế tiếp cận 
thư viện và việc cấm đoán ấn phẩm tiến bộ đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam. 
 22 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
1. Thời kỳ Pháp thuộc, toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội và 
văn hóa Việt Nam có những biến đổi lớn và phức tạp. Nền kinh tế 
Việt Nam trở nên què quặt, mất cân đối. Xã hội Việt Nam, dưới tác 
động của nền kinh tế có yếu tố tư bản và chính sách thuộc địa, đã 
hình thành những giai cấp mới. Văn hóa Việt Nam chịu những tác 
động mạnh mẽ của văn minh phương Tây và có những biến đổi căn 
bản. Bên cạnh một nền văn hóa truyền thống, hình thành một nền văn 
hóa mới sản phẩm của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây. 
Trong bối cảnh lịch sử như vậy, thư viện Việt Nam ra đời, 
phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc 
địa. Sự phát triển của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cơ bản 
được chia thành hai giai đoạn 1858 – 1917 và 1917 – 1945 với 
nhiều biến đổi. 
2. Đứng trên quan điểm phát triển, thư viện Việt Nam thời kỳ 
Pháp thuộc đã có những chuyển biến tích cực. 
Thư viện chuyển từ mô hình tổ chức và hoạt động kiểu cũ sáng 
mô hình thư viện kiểu mới với hai loại thư viện công cộng và chuyên 
ngành. Thư viện chuyển từ tự phát, đặt trong các cơ quan hành chính 
sang chuyên nghiệp, có trụ sở riêng. Mạng lưới thư viện dần hình 
thành. Pháp áp dụng những thành tựu khoa học đương thời trong lĩnh 
vực thư viện vào Việt Nam. 
Sự xuất hiện thư viện công cộng bước đầu hướng tới các tầng 
lớp nhân dân, làm thay đổi thói quen tiếp cận thông tin đại chúng của 
người Việt Nam. Thư viện thỏa mãn nhu cầu đọc bằng nhiều phương 
thức khác nhau: tại chỗ, mượn về nhà, phòng đọc dành cho thiếu nhi 
và phục vụ lưu động. 
Vấn đề quản lý nhà nước sự nghiệp thư viện lần đầu tiên được 
đặt ra thông qua các văn bản pháp qui của chính quyền thuộc địa, tạo 
hành lang pháp lý cho tổ chức mạng lưới và hoạt động thư viện trên 
toàn Đông Dương, trong đó có Việt Nam. 
Việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu bằng nhiều phương 
thức khác nhau, đặc biệt là phương thức lưu chiểu, thư viện Việt 
 23 
Nam đã đã trở thành một kho tàng ấn phẩm thành văn lớn nhất ở 
Đông Dương, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình giao lưu và tiếp 
biến văn hóa Đông - Tây. 
Thư viện là phương tiện tiếp nhận văn hóa phương Tây thông 
qua nguồn tài liệu du nhập từ Pháp và nước ngoài. Điều này đã mang 
đến một luồng tư tưởng mới, làm thay đổi tư duy của tầng lớp trí thức 
Việt Nam. 
3. Thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã có những biến đổi 
mang tính tiêu cực. Các thư viện thời Pháp thuộc được thành lập chủ 
yếu nhằm giải quyết việc đào tạo và phục vụ lớp trí thức người Pháp 
và bộ máy của chính quyền thuộc địa. Thư viện được thành lập với 
mục đích trở thành công cụ thực hiện mục tiêu nô dịch và xâm lăng 
văn hóa. Việc hạn chế thành phần vốn tài liệu dẫn đến việc tiếp cận 
tri thức một cách phiến diện, hạn chế sự phát triển khoa học kỹ thuật. 
4. Nhìn chung, hoạt động của thư viện thời Pháp thuộc đã để 
lại những dấu ấn lớn đối với sự nghiệp thư viện và văn hóa Việt 
Nam. Hoạt động của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc là tiền đề 
cho những lý luận và thực tiễn thư viện học hiện đại của Việt Nam 
sau khi đất nước hoàn toàn độc lập và hội nhập với quốc tế. 
Kiến nghị 
Từ việc nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện 
Việt Nam thời kỳ này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: 
1. Nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về thư viện: Để thư 
viện trở thành một phương tiện góp phần đưa Việt Nam xây dựng 
một nền kinh tế tri thức, các cấp quản lý cần quan tâm kịp thời và 
hiệu quả bằng việc nhanh chóng ban hành các văn bản pháp qui. Các 
nhà quản lý ngành, các nhà thư viện học phải là những người tiên 
phong trong công tác soạn thảo, đảm bảo tính pháp lý, khoa học và 
chuyên nghiệp. 
2. Vận dụng thành tựu khoa học công nghệ một cách hợp lý: 
Mặc dù đã tiếp thu những thành quả tiến bộ từ thư viện Việt Nam 
thời Pháp thuộc, nhưng một số thành tựu của sự nghiệp thư viện thời 
kỳ này chưa được đánh giá và kế thừa đầy đủ. Tiêu biểu như trong 
thiết kế kho tàng và bảo quản tài liệu. Các cơ quan lưu trữ và thư viện 
ngày nay đã bỏ hệ thống thông gió tự nhiên trong thiết kế kho tàng cũ 
 24 
và thay vào là hệ thống máy móc hiện đại nhưng chi phí năng lượng 
cao và không thực sự hiệu quả. 
3. Chú trọng kỹ năng thực hành của nguồn nhân lực: Vấn đề 
thực hành kỹ năng rất được quan tâm trong tất cả các nội dung 
chương trình đào tạo nhân lực thư viện thời kỳ Pháp thuộc. Hiện nay, 
vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong các chương 
trình đào tạo nhân lực thư viện hiện nay nên các học phần thuộc 
ngành thông tin - thư viện cần chú trọng nội dung thực hành. 
4. Thực hiện chuẩn hóa trong các khâu hoạt động thư viện: 
Vấn đề chuẩn hóa các khâu hoạt động thư viện cần được thể chế bằng 
văn bản và được tập huấn đầy đủ cũng như thanh tra, kiểm tra quá 
trình thực hiện. Công việc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong 
việc tạo sự thống nhất các khâu hoạt động thư viện mà còn trong việc 
đồng bộ dữ liệu và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện, tiết 
kiệm kinh phí, phục vụ người đọc với hiệu quả và chất lượng cao nhất. 
5. Tổ chức kho mở trong các thư viện công cộng lớn: Tổ chức 
kho mở trong các thư viện lớn, đặc biệt là thư viện các trường đại học 
nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin chủ động và hiệu quả nhất cho 
người đọc. Công việc này đã được thực hiện tốt trong các thư viện 
thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, không phải tất cả các thư viện Việt 
Nam hiện nay đều thực hiện điều này vì những lý do khác nhau như 
thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm soát người đọc, tài liệu 
và ý thức kém của người đọc. Để kho mở được tổ chức thành công và 
phổ biến, nhà nước cần quan tâm đầu tư về ngân sách, chú trọng công 
tác thanh tra, kiểm tra và đào tạo người dùng tin. 
6. Tổ chức hình thức phục vụ lưu động đến vùng sâu, vùng xa: 
Hình thức phục vụ này đã được áp dụng khá hiệu quả ở Việt Nam 
thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, hình thức phục vụ này đã không được 
tiếp tục duy trì thường xuyên và rộng khắp ở Việt Nam từ sau năm 
1945 đến nay. Để duy trì và phát triển hình thức phục vụ lưu động, 
nhà nước và các cấp quản lý cần thể chế hóa bằng văn bản nhằm đưa 
hình thức phục vụ này vào hoạt động của mạng lưới thư viện; cung 
cấp ngân sách trang bị phương tiện cũng như bổ sung vốn tài liệu đều 
đặn. Việc triển khai tốt hình thức phục vụ vày sẽ góp phần nâng cao 
dân trí, văn hóa đọc và làm giàu đời sống văn hóa tinh thần của nhân 
dân vùng sâu, vùng xa. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH 
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Lê Thanh Huyền (2009), “Về sự ra đời của Thư viện ở Đông 
Dương”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 300 (tháng 6), 
tr.77-79. 
2. Lê Thanh Huyền (2012), “Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương thời kỳ 
Pháp thuộc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 6 (tháng 11), 
tr.15-19, 43. 
3. Lê Thanh Huyền (2012), “Hoạt động của thư viện Quốc gia Việt 
Nam thời Pháp thuộc”, Tạp chí Xưa và Nay, số 114 (tháng 10), 
tr.13 -17. 
4. Lê Thanh Huyền (2013), “Hoạt động của thư viện lưu động ở Việt 
Nam thời Pháp thuộc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 345 
(tháng 3), tr.63 -65. 
5. Lê Thanh Huyền (2013), “Hoạt động của thư viện Sài Gòn thời 
Pháp thuộc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 343 (tháng 1), 
tr.69-73./. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_thu_vien_viet_nam_thoi_ky_phap_thuoc.pdf