Tóm tắt Luận án Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả biện pháp quản lý người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương

Các cơ sở y tế tư nhân đã góp phần không nhỏ trong công

tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần giảm tải cho

các cơ sở y tế công, đa dạng hóa loại hình, tăng sự lựa chọn dịch

vụ khám chữa bệnh cho người bệnh.

Đái tháo đường và tăng huyết áp đang gia tăng với tốc độ

nhanh chóng trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện

từ năm 1976 đến năm 2012 ở Việt Nam, hàng năm, tỷ lệ người

bệnh nhập viện, nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống

còn 22,9%, các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng từ 42,6%

lên 66,3%. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện từ năm 1976

đến năm 2012 ở Việt Nam, hàng năm, tỷ lệ người bệnh nhập viện,

nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9%, các

bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng từ 42,6% lên 66,3% [21].

Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống

nhân dân ngày càng cải thiện. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân

dân ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ các đái tháo đường, tăng

huyết áp, tăng lên nhanh chóng, trong khi đầu tư cho y tế để đáp

ứng với xu thế này còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, thách

thức.

Theo Nguyễn Tấn Hùng, điều tra năm 2013, hoạt động của

các cơ sở hành nghề còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc

phục, đa số thụ động khám chữa bệnh, chưa có đủ bác sĩ thực hiện

đúng chức năng bác sĩ gia đình.Nhằm tìm biện pháp hợp lý để các

phòng khám tư nhân thực hiện được chức năng bác sĩ gia đình,

theo định hướng phát triển y tế của Bộ Y tế về phòng chống bệnh

không lây nhiễm, góp phần quản lý người bệnh, nâng cao kiến

thức và hiệu quả chữa bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp; đề tài

nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:

pdf 16 trang dienloan 8021
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả biện pháp quản lý người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả biện pháp quản lý người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương

Tóm tắt Luận án Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả biện pháp quản lý người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương
 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
------------------------ 
VÕ THỊ KIM ANH 
THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN 
VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, 
TĂNG HUYẾT ÁP 
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 
Chuyên ngành: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ 
Mã số: 62 72 01 64 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI,2016
 2
MỞ ĐẦU 
 Các cơ sở y tế tư nhân đã góp phần không nhỏ trong công 
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần giảm tải cho 
các cơ sở y tế công, đa dạng hóa loại hình, tăng sự lựa chọn dịch 
vụ khám chữa bệnh cho người bệnh. 
Đái tháo đường và tăng huyết áp đang gia tăng với tốc độ 
nhanh chóng trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện 
từ năm 1976 đến năm 2012 ở Việt Nam, hàng năm, tỷ lệ người 
bệnh nhập viện, nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống 
còn 22,9%, các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng từ 42,6% 
lên 66,3%. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện từ năm 1976 
đến năm 2012 ở Việt Nam, hàng năm, tỷ lệ người bệnh nhập viện, 
nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9%, các 
bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng từ 42,6% lên 66,3% [21]. 
 Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống 
nhân dân ngày càng cải thiện. Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân 
dân ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ các đái tháo đường, tăng 
huyết áp, tăng lên nhanh chóng, trong khi đầu tư cho y tế để đáp 
ứng với xu thế này còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, thách 
thức. 
 Theo Nguyễn Tấn Hùng, điều tra năm 2013, hoạt động của 
các cơ sở hành nghề còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc 
phục, đa số thụ động khám chữa bệnh, chưa có đủ bác sĩ thực hiện 
đúng chức năng bác sĩ gia đình.Nhằm tìm biện pháp hợp lý để các 
phòng khám tư nhân thực hiện được chức năng bác sĩ gia đình, 
theo định hướng phát triển y tế của Bộ Y tế về phòng chống bệnh 
không lây nhiễm, góp phần quản lý người bệnh, nâng cao kiến 
thức và hiệu quả chữa bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp; đề tài 
nghiên cứu với 2 mục tiêu sau: 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ 
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Võ Thị Kim Anh: “Kiến thức về bệnh đái tháo đường và một số 
yếu tố liên quan của người bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, tỉnh 
Bình Dương” dự hội nghị khoa học nghiên cứu sinh Viện Vệ sinh 
Dịch tễ Trung ương năm 2015, Tạp chí Y học Dự phòng, tập 
XXV, số 8 (168) 2015, tr. 326 - 331. 
2. Võ Thị Kim Anh: “Kiến thức về bệnh tăng huyết áp và một số yếu 
tố liên quan của người bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, tỉnh Bình 
Dương”, Tạp chí Y học Cộng đồng, số 32. 2016, tr. 67-70. 
3. Võ Thị Kim Anh: “Sự hài lòng của người bệnh mãn tính điều trị 
ngoại trú tại phòng khám bác sĩ gia đình, Phòng khám đa khoa 
Nam Anh, Tỉnh Bình Dương.” dự hội nghị khoa học nghiên cứu 
sinh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 2016, Tạp chí Y học 
Dự phòng tập XXVI số 13 (186) 
4. Võ Thị Kim Anh: “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế 
tư nhân, tỉnh Bình Dương năm 2015” dự hội nghị khoa học 
nghiên cứu sinh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 2016, Tạp 
chí Y học Dự phòng tập XXVI số 13(186) 
 3
1. Mô tả thực trạng hoạt động phòng khám tư nhân quản lý 
người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương 
năm 2013. 
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng khám đa khoa tư nhân 
quản lý phòng chống đái tháo đường, tăng huyết áp tại địa bàn 
nghiên cứu. 
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 
- Thực hiện phòng khám bác sĩ gia đình tại phòng khám đa 
khoa tư nhân, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bệnh đái tháo 
đường, tăng huyết áp; đáp ứng nhu cầu và tăng sự hài lòng người 
bệnh. 
- Thực hiện quản lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp 
bằng phần mềm vi tính. 
- Nghiên cứu có tính ứng dụng cao, có giá trị tác động 
đến hoạt động và sự phát triển toàn diện của mô hình bác sĩ gia 
đình trong giai đoạn tiếp theo; đặc biệt xây dựng và phát triển mô 
hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 – 2020 của Bộ Y 
tế 
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 144 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ 
lục, có 47 bảng, 2 sơ đồ và 7 biểu đồ. Mở đầu 2 trang. Tổng quan 37 
trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24 trang; kết quả 
nghiên cứu 48 trang; bàn luận 29 trang; kết luận 2 trang và kiến 
nghị 1 trang. 
Có 155 tài liệu tham khảo, 120 tài liệu tiếng Việt, 25 tài liệu 
tiếng Anh. 
 4
Chương 1 
TỔNG QUAN 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNH 
 NGHỀ CỦA Y TẾ TƯ NHÂN VÀ BÁC SĨ GIA ĐÌNH 
1.1.1 Khái niệm về y tế tư nhân 
 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003 và Thông tư 
số 07/2007/TT BYT của Bộ Y tế hướng dẫn hành nghề y, y học cổ 
truyền và trang thiết bị y tế tư nhân, quy định các tổ chức hành 
nghề y tư nhân (HNYTN) tại Việt Nam bao gồm: 
Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa.Phòng khám đa khoa 
(PKĐK).Phòng khám chuyên khoa (PKCK). Cơ sở dịch vụ y tế, 
răng giả, tiêm chích thay băng, kính thuốc, dịch vụ vận chuyển 
người bệnh trong nước và ra nước ngoài. 
1.1.2 Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của y 
 tế tư nhân trên thế giới 
Sự hình thành và phát triển của hệ thống y tế tư nhân đã 
đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, 
chữa bệnh cho người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của 
người dân, bớt đi gánh nặng cho hệ thống y tế công và giảm bớt 
áp lực tài chính dành cho y tế của Nhà nước ở nhiều nơi trên thế 
giới như: Tây Âu, Đông Nam Á, châu Phi. 
1.1.3. Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của 
 y tế tư nhân tại Việt Nam 
Các điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y 
tư nhân căn cứ theo Nghị định số 103/2003/NĐ-CP và Thông tư 
số 21/2000/TT-BYT. 
1.1.4 Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của 
 bác sĩ gia đình 
 Bác sĩ gia đình (BSGĐ) là một chuyên ngành y khoa chăm 
sóc sức khỏe liên tục và toàn diện cho cá nhân và gia đình, là 
chuyên khoa tổng hợp sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi. 
Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 
Hướng dẫn khoa học 
PGS.TS. Nguyễn Văn Tập 
 TS. Trần Văn Hưởng 
Phản biện 1 
Phản biện 2.. 
Phản biện 3. 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Nhà 
nước, họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 
Vào hồigiờ ..tháng . năm 20 
Có thể tìm hiểu luận án tại 
1. Thư viện Quốc gia 
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 
Các chữ viết tắt. 
Bác sĩ gia đình BSGĐ 
Đái tháo dường ĐTĐ 
Hành nghề y tư nhân HNYTN 
Tăng hueets áp THA 
Trước can thiệp, sau can thiệp TCT, SCT 
Phòng khám đa khoa, chuyên khoa PKĐK, PKCK 
Chỉ số hiệu quả, Hiệu quả can thiệp CSHQ, HQCT 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
VÕ THỊ KIM ANH 
THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ 
 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, 
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 
CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ 
MÃ SỐ: 62 72 01 64 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI, 2016 
 5
Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám 
bác sĩ gia đình căn cứ theo Thông tư số 16/2014/TT-BYT. 
1.1.5. Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn hành 
 nghề y tư nhân 
Các điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y 
tư nhân căn cứ theo Nghị định số 103/2003/NĐ-CP và Thông tư 
số 21/2000/TT-BYT. 
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ 
TƯ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 
 Hiện nay hệ thống y tế Mỹ phát triển về y học gia đình, các 
bệnh viện có khoa y học gia đình và hệ thống mạng lưới y học gia 
đình tại nhiều cơ sở khám bệnh trên cả nước, thành lập trung tâm 
y học gia đình đào tạo và nhân rộng trên nhiều nước trên thế giới. 
 Việt Nam do bước đầu mới triển khai thực hiện mô hình 
phòng khám thực hành BSGĐ nên chưa có nhiều nghiên cứu xây 
dựng mô hình phòng khám thực hành BSGĐ góp phần nâng cao 
chất lượng trong khám chữa bệnh. 
1.3. THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TĂNG 
 HUYẾT ÁP VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG 
1.3.1 Tình hình bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thế giới 
 Thống kê của Liên đoàn đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới 
năm 2014 cho thấy cứ 12 người thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ và 
cứ 7 giây thì có 1 người chết vì bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ người mắc bệnh 
ĐTĐ tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% năm 2014. 
Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, toàn 
thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp (THA) và con số 
này được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. 
1.3.2Tình hình bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp tại Việt 
 Nam. Theo ước tính của WHO (2012) nước ta có 3,2 
triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, đứng thứ 7 
trong số 39 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương [135]. Dự 
 6
báo mỗi năm tăng sẽ có thêm 88.000 người mới mắc, đưa số 
người bệnh ĐTĐ lên 3,42 triệu người vào năm 2030 [21]. 
 Với dân số năm 2011 Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì 
ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị THA [120]. Có khoảng 
9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị THA, hoặc là THA 
nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được 
số huyết áp về mức bình thường [120]. 
1.3.3 Một số nghiên cứu hoạt động bác sĩ gia đình 
 Theo Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế, thực hiện Đề án “Xây 
dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt 
Nam giai đoạn 2013 – 2020”. Các phòng khám BSGĐ thực hiện 
quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, CSSK ban đầu, 
tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng Đây là 
những kết quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, 
phù hợp xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết búc 
xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường 
CSSK ban đầu, mô hình BSGĐ rất cần thiết được nhân rộng. 
1.3.4 Một số nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh 
Sự hài lòng của người bệnh là “một sự đánh giá tích cực của 
một cá nhân về những tiêu chí đặc trưng cho dịch vụ chăm sóc sức 
khỏe” [2]. 
Nghiên cứu của Montegut (2004), chỉ ra rằng công tác đào 
tạo cho các BSGĐ đã bắt đầu ở Việt Nam, số lượng các BSGĐ ở 
Việt Nam phát triển, công việc của họ sẽ cải thiện hệ thống chăm 
sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe của người dân [138]. 
Nghiên cứu về sự hài lòng người bệnh tại khoa Khám Bệnh 
BSGĐ Victoria ở London năm 2014, có 88% người bệnh hài lòng 
[144]; và theo khảo sát 600 người bệnh ĐTĐ tại trung tâm CSSK 
ban đầu, Abha Ả Rập Saudi năm 2014, có 87% hài lòng [129]. 
Theo Chu Thị Ngọc Thư, điều tra sự hài lòng tại phòng 
khám bác sĩ gia đình, trường Đại học Thăng Long,Hà nội, năm 
 7
2011, tỷ lệ người bệnh hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, 
dụng cụ y tế là 53,1%; hài lòng về chi phí KCB (51,5%) [97]; 
Theo Trần Văn Khanh năm 2015, tại phòng khám bác sĩ gia đình, 
bệnh viện quận 2, TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ người bệnh hài 
lòng về phương tiện hữu hình 62,8%; về chi phí của bệnh viện có 
35,5 % [53]. 
Chương 2 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Người sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế tư nhân là người 
bệnh đến khám, chữa bệnh về đái tháo đường, tăng huyết áp. 
Các cơ sở hành nghê y tư nhân tại tỉnh Bình Dương là các 
phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa 
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu: tại tỉnh Bình Dương từ 
tháng 10/2013 đến 10/2016. 
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu 
2.2.1.1. Nghiên cứu ngang mô tả 
- Tính cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên. 
n = Z2(1- α/2) x 
p (1 – p) 
d² 
Tính n= 384. Theo thống kê toàn thể của Sở Y tế Bình Dương 
đến tháng 12/2013 toàn tỉnh Bình Dương có 484 cơ sở 
- Người cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở hành nghề y tư nhân. 
Tiến hành phỏng vấn toàn thể 484 người cung cấp DVYT đại diện 
các cơ sở 
- Người sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở hành nghề y tư nhân. 
Tính cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên, Tỷ lệ người 
bệnh có kiến thức đúng về bệnh ĐTĐ/THA hoặc sử dụng dịch vụ 
y tế, chưa xác định nên chọn p=0,5. Tính n= 384. Thực tế cỡ mẫu 
 8
là n=402 chọn mẫu toàn thể 201 phòng khám, gồm: 37 phòng 
khám đa khoa và 164 phòng khám chuyên khoa nội tổng hợp có. 
người bệnh bệnh khám về đái tháo đường và tăng huyết áp. Tại 
mỗi phòng khám, phỏng vấn 2 người bệnh đến khám bệnh đái 
tháo đường và tăng huyết áp, n = 402 người. 
2.2.1.2. Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng 
Đối tượng: Người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp 
Mẫu nghiên cứu can thiệp được tính theo công thức sau: 
n = (Z(1- α/2) + Z(1- /2))2 x 
p1q1+ p2q2 
(p1 – p2)² 
Z(1- α/2) = 1,96, hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 0,05. 
Z (1- /2) = 0,84, lực mẫu được lựa chọn là 80%. 
 p1: Tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ/THA trước can thiệp, chọn 
p1 = 0,5; q1 = 1 - 0,5 = 0,5. 
 p2: Tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ/THA sau can thiệp, ước tính 
p2 = 0,34; q2 = 1 - 0,34 = 0,66. Tính được n = 146 người. 
Cách chọn mẫu: Số mẫu được chọn ngẫu nhiên theo số người 
bệnh ĐTĐ, THA tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
Chọn mẫu can thiệp có quản lý người bệnh ĐTĐ, THA tại 
PKBSGĐ thuộc PKĐK Nam Anh: 209 người bệnh ĐTĐ và 545 
người bệnh THA sau từ 4 lần trở lên điều trị chọn được 162 người 
bệnh ĐTĐ; và 349 người bệnh THA. 
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên người bệnh ĐTĐ, THA: ở 
PKBSGĐ can thiệp chọn ngẫu nhiên 200 người bệnh ĐTĐ và 200 
người bệnh THA; ở PKĐK chứng chọn ngẫu nhiên 200 người 
bệnh ĐTĐ và 200 người bệnh THA. 
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên về kiến thức về bệnh ĐTĐ, 
THA tại PKBSGĐ can thiệp chọn 200 người bệnh ĐTĐ và 200 
người bệnh THA; ở PKĐK chứng chọn ngẫu nhiên 200 người 
bệnh ĐTĐ và 200 người bệnh THA. 
 25
người bệnh tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu trước can thiệp là 
2,4%, sau can thiệp 54,7%, hiệu quả can thiệp là 21,8 (p <0,05). 
 Qua điều tra ngẫu nhiên: Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường 
có đường huyết ổn định sau can thiệp tại phòng khám bác sĩ gia 
đình là 37,0%, tại phòng khám chứng là 4,5%, hiệu quả can thiệp 
là 10,5 (p<0,05); Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp đạt huyết áp mục 
tiêu sau can thiệp tại phòng khám bác sĩ gia đình là 48,0%, tại 
phòng khám chứng là 16,5%, hiệu quả can thiệp là 10,4 (p <0,05). 
 Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường có kiến thức đúng sau can 
thiệp tại phòng khám bác sĩ gia đình là 85,2%, chứng là 43,8%, 
hiệu quả can thiệp là 0,77 (p<0,05); Tỷ lệ người bệnh tăng huyết 
áp có kiến thức đúng sau can thiệp tại phòng khám bác sĩ gia đình 
là 77,0%, tại phòng khám chứng là 55,5%, hiệu quả can thiệp là 
0,20 (p <0,05). 
 Tỷ lệ người bệnh hài lòng sau can thiệp tại phòng khám bác 
sĩ gia đình là 88,3%, tại phòng khám chứng là 42,3%, hiệu quả 
can thiệp là 1,0 (p<0,05). 
KIẾN NGHỊ 
1.Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về 
biện pháp phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm bệnh đái tháo 
đường, tăng huyết áp tại cộng đồng. 
2.Tăng cường hoạt động khám phát hiện sớm bệnh, nhằm quản lý, 
điều trị kịp thời, giảm biến chứng bệnh. 
3.Tăng cường đào tạo bác sĩ gia đình cho các bác sĩ tại các phòng 
khám đa khoa, nội tổng hợp và mở rộng thành lập các các phòng 
khám bác sĩ gia đình tư nhân ... thấy kiến thức THA của người bệnh tại 
thị xã Hưng Yên thuộc nhóm can thiệp tăng từ 47% lên 94% so 
sánh với nhóm chứng có HQCT là 84,1%. 
 Sau khi áp dụng mô hình PKBSGĐ có đến 88,3% người 
bệnh đánh giá hài lòng chung về phòng khám, kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cao hơn so với các tác giả khác như: Nghiên cứu về 
sự hài lòng người bệnh tại khoa Khám Bệnh BSGĐ Victoria ở 
London năm 2014, có 88% người bệnh hài lòng; và theo khảo sát 
600 người bệnh ĐTĐ tại trung tâm CSSK ban đầu, Abha Ả Rập 
Saudi năm 2014, có 87% hài lòng. Người bệnh phải chờ đợi lâu 
thì sẽ càng ít hài lòng (p=0,01). Tỷ lệ người bệnh hài lòng về chất 
lượng dịch vụ, tiếp tục sử dụng dịch vụ và giới thiệu cho bạn bè, 
người thân, lần lượt là 93% và 92,5%. Kết quả của chúng tôi cao 
hơn của Chu Thị Ngọc Thư năm 2011, đồng ý quay lại và/hoặc 
giới thiệu người đến KCB (91,1%) [97]; Như vậy, đây là một nhu 
cầu thiết thực và cần có hướng phát triển để đáp ứng. Theo Hồ 
Bạch Nhật chất lượng dịch vụ không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh 
của bệnh viện đối với công chúng, mà còn quyết định đến sự hài 
lòng của người bệnh, chất lượng dịch vụ sẽ trở thành một lợi thế 
cạnh tranh, giúp cho bệnh viện tạo nên sự khác biệt, hình thành 
một thương hiệu chất lượng và đáng tin cậy [72]. 
 22
hiện tại càng cần phải điều chỉnh lại các yếu tố liên quan đến sự 
hài lòng người bệnh trong tương lai là rất cần thiết. 
Nhìn chung, số người dân có kiến thức đúng về bệnh ĐTĐ 
(43%), THA (58,2%) trong cộng đồng còn thấp. Đây là cơ sở yêu 
cầu cho việc tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe 
đến tận người dân trong cộng đồng. 
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP PHÒNG KHÁM 
BÁC SĨ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐÁI 
THÁO ĐƯỜNG, TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM 
ĐA KHOA TƯ NHÂN 
 Qua điều tra ngẫu nhiên, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có đường 
huyết ổn định sau can thiệp tại PKBSGĐ là 37,0%, tại phòng 
khám đối chứng là 4,5%, HQCT là 10,5 (p<0,05). Tỷ lệ người 
bệnh tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp tại phòng 
khám bác sĩ gia đình là 48,0%, tại phòng khám chứng là 16,5%, 
hiệu quả can thiệp là 10,4 (p <0,05). Theo tác giả Trần Thị Xuân 
Hòa, năm 2012, tại Bệnh viện tỉnh Gia Lai, chỉ có 5,3% người 
bệnh mới phát hiện bệnh khi nhập viện điều trị lần đầu tiên không 
biết mình mắc bệnh ĐTĐ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của 
vai trò truyền thông, giáo dục sức khỏe giúp người bệnh hiểu rõ 
mối nguy hiểm của bệnh, sửa đổi nhận thức và hành vi không 
đúng, tuân thủ điều trị nhằm làm giảm tỷ lên tử vong và ngăn 
ngừa biến chứng của bệnh 
 Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ ở phòng khám bác sĩ gia đình can 
thiệp hiểu biết về chẩn đoán phát hiện bệnh là 98,1%, về biểu hiện 
của bệnh 85,6%, về biến chứng của bệnh 86,6%, về các biện pháp 
phòng bệnh là 94,7%, về kiến thức chung đúng về bệnh ĐTĐ 
trước can thiệp 46,9% và sau can thiệp 85,2%, so sánh với PKĐK 
chứng có HQCT là 0,77. Kết của chúng tôi cao hơn so với Cao 
Mỹ Phượng năm 2012, ở nhóm can thiệp tỷ lệ người hiểu biết về 
bệnh ĐTĐ tương đối thấp: hiểu biết về triệu chứng của bệnh 
 11
Bảng 3.19 Tình hình bệnh tật của các cơ sở khám chữa bệnh tư 
nhân (n=201) 
Tình hình bệnh tật Tần số Tỷ lệ (%) 
Đái tháo đường 973.848 24,2 
Tăng huyết áp 2.280.856 56,6 
Khám thai 327.546 8,1 
Bệnh các chuyên khoa khác 448.475 11,1 
Tổng 4.030.725 100,0 
 Tỷ lệ 24,2% người bệnh ĐTĐ và 56,6% THA đến khám tại 
201 phòng khám 
Bảng 3.20 Tình hình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các 
bác sĩ khám chữa bệnh tại phòng khám có người bệnh đái tháo 
đường, tăng huyết áp, năm 2013 (n=201) 
Nội dung cung cấp 
dịch vụ y tế 
Tổng số lượt 
khám/ năm 
Trung bình 
số lượt 
khám/ năm 
Tỷ lệ % 
Khám bệnh 4.030.725 20.053 100,0 
Xét nghiệm 3.290.364 16.370 81,6 
Chẩn đoán hình ảnh 2.402.275 11.952 59,6 
Điều trị bệnh (kê 
đơn thuốc điều trị) 3.692.189 
18.369 91,6 
Tư vấn về phòng 
bệnh 2.201.336 
10.952 54,6 
Tư vấn về điều trị 
bệnh 2.370.424 
11.793 58,8 
Tư vấn sử dụng 
thuốc 2.370.424 
11.793 58,8 
Chăm sóc tại nhà 1.568 8 39,9 
Sơ cấp cứu tại nhà 307 2 10,0 
Kết quả khám bệnh trung bình 20.053 lượt/phòng khám/ 
năm; Tỷ lệ có tư vấn về điều trị và sử dụng thuốc là 58,8%; 
 12
3.1.3 Đặc điểm của người bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân 
 Qua phỏng vấn 402 người bệnh tại 201 các cơ sở y tế gồm 
37 PKĐK và 164 PKCK nội tổng hợp về thông tin đặc điểm của 
người bệnh sau: tỷ lệ người bệnh có BMI ở tình trạng thừa cân, 
béo phì (41,1%). Về chỉ số đường huyết, đa số (56%) tổng số 
người bệnh có các chỉ số đường huyết ở mức cao. 
3.1.4 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người bệnh 
Trong 402 người bệnh được khảo sát, tỷ lệ đến khám và 
điều trị bảo hiểm y tế 84,6%. Lý do người bệnh đến cơ sở y tế là 
khám lại theo hẹn (42,8%), tỷ lệ thấp là khám thai (0,3%), làm thủ 
thuật (1,7%). Tỷ lệ người bệnh hài lòng về việc khám chữa bệnh 
là 46% và hài lòng về công tác tư vấn là 18,4%. 
3.1.5 Kiến thức về bệnh đái tháo đường của người bệnh 
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về bệnh ĐTĐ 43,0%. 
Bảng 3.30 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về 
đái tháo đường ở người bệnh ( mô hình hồi quy đa biến) 
Tình trạng OR hiệu 
chỉnh 
Giá trị p KTC 95% 
Uống rượu bia 0,53 0,03 0,30-0,93 
Người nguy cơ 1,38 0,33 0,72-2,60 
Người bệnh có 
biến chứng 3,46 0,01 1,77-6,74 
Biểu hiện bệnh 0,69 0,32 0,33-1,42 
Thuốc hạ đường 0,94 0,85 0,52-1,68 
Nguy cơ mắc 1,00 1,00 0,55-1,81 
Kết quả phân tích, uống rượu bia, người bệnh có biến chứng 
có liên quan đến kiến thức về bệnh ĐTĐ (p<0,05). 
 21
Chương 4 
BÀN LUẬN 
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ HÀNH 
NGHỀ Y TƯ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2013 
Trong năm 2014 tỉnh Bình Dương có 484 phòng khám tư 
nhân tăng nhiều so với các năm trước. Các cơ sở YTTN phân bố 
tập trung tại thành phố Thủ Dầu Một (32,9%), thị xã Thuận An 
(22,3%) và thị xã Dĩ An (14,2%). Tương tự kết quả nghiên cứu 
của tác giả Nguyễn Tấn Hùng năm 2013, cho thấy sự phân bố các 
PKĐK, PKCK chủ yếu tập trung tại các địa bàn thành phố Thủ 
Dầu Một là 33,48%. 
Tỷ lệ người bệnh đến khám tại phòng khám đa khoa, phòng 
khám chuyên khoa hệ nội tư nhân, về bệnh ĐTĐ là 7,6%; THA là 
17,8%. Kết quả khám bệnh trung bình 63.750 lượt/phòng 
khám/năm; cung cấp dịch vụ tư vấn về điều trị bệnh tỷ lệ 67 %; 
Tư vấn về sử dụng thuốc 45%; 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lý do người bệnh 
đến cơ sở YTTN để khám chữa bệnh (14,9%), khám thai (0,3%), 
làm thủ thuật (1,7%), khám lần đầu (28,1%), khám lại theo hẹn 
(42,8%) và khám lại không theo hẹn (10,7%). Tỷ lệ người bệnh 
có làm xét nghiệm cận lâm sàng (94,3%). 
Qua các số liệu trên cho thấy YTTN cũng đã phát huy được 
vai trò khám chữa bệnh và đưa các DVYT đến với người dân, 
thực hiện được “quyền KCB” của người dân được quy định theo 
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 
Kết quả 46% người bệnh hài lòng về dịch vụ khám chữa 
bệnh và có 18,4% hài lòng về tư vấn ở các cơ sở YTTN . Kết quả 
này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh tại bệnh viện Hữu 
Nghị Việt Đức cho biết tỷ lệ hài lòng là 93,5% và tỷ lệ hài lòng 
của người bệnh đến khám tại bệnh viện Việt Đức là 99%. Điều 
này cho thấy các cơ sở YTTN tại Bình Dương trong giai đoạn 
 20
3.2.4 Đánh giá sự hài lòng của người bệnh 
Bảng 3.45 So sánh tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau can 
thiệp tại phòng khám bác sĩ gia đình can thiệp và phòng 
khám đa khoa chứng 
Nội dung hài 
lòng 
PKBSGĐ can 
thiệp (n=400) 
PKĐK chứng 
(n=400) p* HQCT 
TCT (%) SCT* (%) TCT (%) SCT* (%) 
Phương tiện 
hữu hình 72,5 90,0 67,3 67,8 0,01 0,2 
Đáp ứng của 
bệnh viện 65,8 90,5 62,3 64,5 0,01 0,3 
Sự đồng cảm 47,5 89,0 46,5 47,0 0,01 0,9 
Tin cậy 48,5 88,8 47,0 54,8 0,01 0,7 
Năng lực phục 
vụ 
49,5 88,3 49,0 57,0 0,01 0,6 
Danh tiếng, uy 
tín 
47,8 89,5 46,5 54,3 0,01 0,7 
Chi phí 47,8 89,5 47,0 63,3 0,01 0,5 
Chất lượng 54,8 88,8 54,3 66,5 0,01 0,4 
Hài lòng chung 44,3 88,3 40,5 42,3 0,01 1,0 
 Tỷ lệ người bệnh hài lòng sau can thiệp tại PKBSGĐ 
88,3%, tại phòng khám chứng 42,3%, hiệu quả can thiệp là 1,0 
(p<0,05). Điểm trung bình hài lòng của người bệnh về 8 yếu tố 
sau can thiệp tại PKBSGĐ can thiệp tăng từ 24,1 ± 4,5 lên 28,5 ± 
2,9. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về 8 yếu tố sau can thiệp tại 
PKĐK chứng tăng từ 23,8 ± 4,6 lên 24,2 ± 4,3. 
 Tình trạng hôn nhân, sử dụng thẻ BHYT và biến chứng có 
liên quan đến sự hài lòng của người bệnh sau khi triển khai 
PKBSGĐ (p<0,05). 
 13
3.1.6 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người bệnh 
Tỷ lệ người bệnh THA có kiến thức chung đúng về điều trị 
THA với 58,2%. 
Bảng 3.33 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung đúng về 
tăng huyết áp ở người bệnh bằng mô hình hồi quy đa biến 
Tình trạng OR hiệu chỉnh Giá trị p KTC 95% 
BMI 1,58 0,01 1,18 - 2,12 
Uống rượu bia 1,71 0,09 0,90 - 3,25 
Hút thuốc lá 1,25 0,43 0,71 - 2,21 
Tham gia các 
hội, đoàn thể, 
tham quan,  
0,60 0,03 0,38 - 0,95 
Thời gian đo 1,24 0,42 0,72 - 2,14 
Triệu chứng 2,01 0,06 0,96 - 4,21 
Người mắc 
bệnh 1,00 0,98 0,39 - 2,54 
Biến chứng 1,10 0,82 0,46 - 2,64 
Thời gian uống 1,35 0,42 0,64 - 2,82 
Sau điều trị 1,05 0,85 0,62 - 1,76 
Kết quả phân tích mô hình đa biến, BMI, tham gia các hội, 
đoàn thể, tham quancó liên quan đến kiến thức về THA của 
người bệnh (p<0,05). 
 14
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP PHÒNG KHÁM 
BÁC SĨ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG BỆNH 
TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI PHÒNG 
KHÁM ĐA KHOA TƯ NHÂN NAM ANH 
3.2.1 Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý hoạt động phòng 
khám bác sĩ gia đình 
Tổ chức, phòng khám BSGĐ thuộc PKĐK tư nhân Nam 
Anh được sở Y tế thẩm định và bảo đảm đủ điều kiện; Có sự hỗ 
trợ chuyên môn của Trung tâm đào tạo BSGĐ Đại học Y Dược 
TP.HCM; Đội bác sĩ được đào tạo có chứng chỉ và có giấy phép 
hành nghề BSGĐ; Phòng khám BSGĐ khám chữa bệnh BHYT 
thực hiện đúng quy định và điều lệ phòng khám BSGĐ. 
Tại PKBSGĐ can thiệp có100% số bác sĩ, điều dưỡng tham 
gia tập huấn về phòng chống bệnh không lây ĐTĐ, THA. 100% 
số bác sĩ, điều dưỡng tham gia tư vấn, theo dõi bệnh tại nhà người 
bệnh. 
Hàng tháng, người bệnh được tư vấn về phòng chống bệnh 
ĐTĐ, THA. 100% số người bệnh được tư vấn về phòng chống 
bệnh ĐTĐ, THA 2 lần/năm; 500 tờ rơi, tờ gấp về phòng chống 
bệnh ĐTĐ, THA phát cho người bệnh; Có 36% người bệnh ĐTĐ, 
THA được theo dõi, lấy máu xét nghiệm và trả kết quả tại nhà; Có 
8% số người bệnh ĐTĐ, THA được sơ cứu, cấp cứu tại nhà bởi 
đội sơ cấp cứu của PKBSGĐ; Có 15 người bệnh ĐTĐ, THA được 
PKBSGĐ sơ cứu và chuyển viện kịp thời trong năm. 
3.2.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp về bệnh đái tháo đường và 
tăng huyết áp ở người bệnh được quản lý tại phòng 
khám BSGĐ 
 19
Bảng 3.43 Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức người bệnh 
về phòng chống bệnh tăng huyết áp trước và sau 
can thiệp 
Kiến thức 
PKBSGĐ can thiệp 
(n=200) 
PKĐK chứng 
(n=200) 
HQCT 
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
CSHQ 
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
CSHQ 
Chẩn đoán 89,5 93,5 0,04 62,0 65,0 0,05 0,01 
Triệu chứng 
THA 
79,5 88,0 0,11 64,5 65,5 0,02 0,09 
Cách điều trị 78,0 93,5 0,20 53,5 55,5 0,04 0,16 
Biến chứng 
THA 
78,0 88,5 0,13 65,5 64,5 0,02 0,11 
Thời gian cần 
đoHA 
78,0 88,0 0,13 57,5 60,5 0,05 0,08 
Thời gian 
dùng thuốc 
hạ áp 
71,5 92,5 0,29 61,0 58,5 0,04 0,25 
Phòng bệnh 
THA 73,0 88,0 0,21 56,0 56,0 0 0,21 
Tiếp tục 
uống thuốc 
điều trị 
68,0 77,0 0,13 62,5 65,5 0,05 0,08 
Kiến thức 
chung 
62,0 77,0 0,24 53,5 55,5 0,04 0,20 
 Tỷ lệ người bệnh THA có kiến thức đúng sau can thiệp tại 
PKBSGĐ là 77,0%, tại phòng khám chứng là 55,5%, hiệu quả can 
thiệp là 0,20 (p <0,05). 
 18
Bảng 3.42 Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức người bệnh 
về phòng chống bệnh đái tháo đường trước và 
sau can thiệp 
Kiến thức 
PKBSGĐ can thiệp 
(n=200) 
PKĐK chứng 
(n=200) 
HQCT 
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
CSHQ 
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
CSHQ 
Chẩn đoán 88,0 98,1 0,11 84,1 87,5 0,04 0,07 
Yếu tố nguy 
cơ 
71,3 85,2 0,19 59,6 62,0 0,04 0,15 
Biểu hiện 
bệnh 
75,6 85,6 0,13 60,1 64,4 0,07 0,06 
Biến chứng 73,7 86,6 0,18 54,8 58,7 0,07 0,11 
Phòng bệnh 85,2 94,7 0,11 74,0 78,4 0,06 0,05 
Điều trị 82,8 96,2 0,16 61,5 60,6 0,01 0,15 
Ăn kiêng 85,6 97,1 0,13 68,8 65,4 0,05 0,08 
Thuốc hạ 
đường huyết 
61,7 86,6 0,40 42,8 44,2 0,03 0,37 
Kiến thức 
chung 
46,9 85,2 0,82 41,8 43,8 0,05 0,77 
 Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có kiến thức đúng sau can thiệp tại 
PKBSGĐ là 85,2%, tại phòng khám chứng là 43,8%, hiệu quả can 
thiệp là 0,77 (p<0,05). 
 15
Bảng 3.37 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh 
đái tháo đường trước và sau can thiệp 
Mức độ 
bệnh 
Trước can 
thiệp (n=209) 
Sau can thiệp 
(n=162) p 
CSHQ 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số 
Tỷ lệ 
(%) 
Ổn định 6 2,9 66 40,7 0,01 13,0 
Tiền ĐTĐ 5 2,4 39 24,1 0,01 9,0 
Bệnh 198 94,7 57 35,2 0,01 0,63 
Nhẹ 55 26,3 32 19,8 0,03 0,2 
Trung bình 38 18,2 7 4,3 0,06 0,8 
Nặng 105 50,2 18 11,1 0,01 0,8 
Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ kiểm soát được đường huyết trước 
can thiệp là 2,9%, sau can thiệp là 40,7%, HQCT là 13,0. 
Bảng 3.38 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý người bệnh 
tăng huyết áp trước và sau can thiệp 
Mức độ 
bệnh 
Trước can 
thiệp (n=545) 
Sau can thiệp 
(n=349) p CSHQ 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số 
Tỷ lệ 
(%) 
Ổn định 13 2,4 191 54,7 0,01 21,8 
Tiền THA 151 27,7 45 12,9 0,03 0,5 
Độ I 227 41,6 88 25,2 0,03 0,4 
Độ II 154 28,3 25 7,2 0,01 0,8 
Tỷ lệ người bệnh THA đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp 
tại phòng khám bác sĩ gia đình là 48,0%, tại phòng khám chứng là 
16,5%, HQCT là 10,4 (p <0,05). 
 16
3.2.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý điều trị về bệnh đái 
tháo đường và tăng huyết áp trước và sau can thiệp 
(điều tra ngẫu nhiên) 
Bảng 3.40 Đánh giá hiệu quả can thiệp người bệnh đái tháo 
đường trước và sau can thiệp 
Phân 
loại 
PKBSGĐ can thiệp 
(n=200) 
PKĐK chứng 
 (n=200) 
HQCT TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
p CSHQ
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
p CSHQ 
Ổn 
định 
3,0 37,0 0,01 11,3 2,5 4,5 0,29 0,8 10,5 
Tiền 
ĐTĐ 
2,5 7,5 0,04 2,0 2,0 4,5 0,23 1,3 0,7 
Bệnh 94,5 55,5 0,01 0,41 95,5 91,1 0,01 0,05 0,36 
Nhẹ 26,0 31,0 0,40 0,2 25,5 29,0 0,11 0,1 0,1 
Trung 
bình 
19,0 15,5 0,47 0,2 19,5 21,0 0,41 0,1 0,1 
Nặng 49,5 9,0 0,01 0,8 50,5 41,0 0,01 0,2 0,6 
 Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có đường huyết ổn định sau can 
thiệp tại PKBSGĐ là 37,0%, tại phòng khám chứng là 4,5%, 
HQCT là 10,5 (p<0,05). 
 17
Bảng 3.41 Đánh giá hiệu quả can thiệp người bệnh tăng huyết 
áp trước và sau can thiệp 
Phân 
loại 
PKBSGĐ can thiệp 
(n=200) 
PKĐK chứng 
 (n=200) 
HQCT TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
p CSHQ 
TCT 
(%) 
SCT 
(%) 
p CSHQ 
Ổn 
định 
3,5 48,0 0,01 12,7 5,0 16,5 0,01 2,3 10,4 
Tiền 
THA 
28,0 15,5 0,01 0,4 26,0 25,0 0,50 0,0 0,4 
Độ I 45,0 32,5 0,01 0,3 40,5 34,5 0,02 0,1 0,2 
Độ 
II 
23,5 4,0 0,01 0,8 28,5 24,0 0,01 0,2 0,6 
 Tỷ lệ người bệnh THA đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp 
tại PKBSGĐ là 48,0%, tại phòng khám chứng là 16,5%, hiệu quả 
can thiệp là 10,4 (p <0,05). 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_trang_hanh_nghe_y_tu_nhan_va_hieu_qua_b.pdf